Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lịch tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THÚY VÂN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN
TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ THÚY VÂN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN
TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản lý Kinh Tế

Mã ngành:

8340410

Mã học viên:



60CH055

Quyết định giao đề tài:

712/QĐ-ĐHNT ngày 27/6/2019

Quyết định thành lập hội đồng:

664/QĐ-ĐHNT ngày 30/6/2020

Ngày bảo vệ:

11/7/2020

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRẦN THỊ ÁI CẨM
Chủ tịch Hội Đồng:
PGS.TS. LÊ CHÍ CƠNG
Phịng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng
dẫn viên trong ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời
điểm này.

Khánh Hòa, tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Vân

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân cịn có sự hướng dẫn tận tình của quý Thầy/Cô, cũng như sự ủng hộ của
anh/chị đồng nghiệp, gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực
hiện luận văn thạc sĩ.
Xin bày tỏ lịng biết ơn đến cơ TS. Trần Thị Ái Cẩm đã hết lòng và tạo mọi điều
kiện giúp đỡ để tơi hồn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân nhất của tôi đối với
những điều mà Cô đã dành cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn tới quý Thầy/Cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức
trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài.
Và cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, những người đã luôn bên tôi
hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tơi hồn thành luận văn này.
Khánh Hịa, tháng 07 năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thúy Vân

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................iii

LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ........................................................................................ ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH .................................................................................9
1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của HDVDL ......................................9
1.1.1. Khái niệm về hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) ...............................................9
1.1.2. Vai trò của hướng dẫn viên du lịch ...................................................................15
1.1.3. Đặc điểm của hướng dẫn viên du lịch ...............................................................16
1.1.4. Nhiệm vụ của HDVDL ......................................................................................17
1.2. Nội dung đánh giá chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ...........................18
1.2.1. Chất lượng đội ngũ HDVDL .............................................................................18
1.2.2. Đánh giá chất lượng đội ngũ HDVDL ..............................................................19
1.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL .........................................22
1.3.1. Về công tác đánh giá HDVDL ..........................................................................22
1.3.2. Cách thức đánh giá và xếp hạng về hướng dẫn viên du lịch .............................25
1.3.3. Về công tác tuyển dụng .....................................................................................26
1.3.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ..............................................................................26
1.3.5. Công tác sử dụng, phân công nhiệm vụ của HDVDL .......................................27
1.3.6. Chế độ đãi ngộ ...................................................................................................27
1.3.7. Kiểm tra, giám sát trong việc của HDVDL .......................................................28
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ HDVDL .....................................29
1.4.1. Nhân tố bên trong ..............................................................................................29
1.4.2. Nhân tố bên ngoài ..............................................................................................29
1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở một số nước và bài
học kinh nghiệm cho du lịch Ninh Thuận ...................................................................30

1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở một số nước .......30
1.5.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng HDVDL ở một số địa phương trong nước .32
v


1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch
tỉnh Ninh Thuận ........................................................................................................... 35
Tóm tắt chương 1 ......................................................................................................... 38
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN
TRONG NGÀNH DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN .............................................. 39
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế tỉnh Ninh Thuận.............................. 39
2.2. Tình hình về ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận ....................................................... 41
2.3. Tình hình lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận ............................ 44
2.4. Đánh giá chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại tỉnh Ninh Thuận .......... 47
2.4.1. Đánh giá của các nhà quản lý về chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành
du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ........................................................................... 48
2.4.2. Các ý kiến đánh giá của các du khách về chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên
trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ...................................................... 60
2.5. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tỉnh Ninh Thuận . 74
2.5.1. Ưu điểm ............................................................................................................. 75
2.5.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ............................................................ 76
Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 78
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TỈNH NINH THUẬN ......................................... 79
3.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tỉnh Ninh Thuận .. 79
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ HDV du lịch tỉnh Ninh Thuận ........ 79
3.2.1. Nâng cao chất lượng thuyết minh trong công tác phục vụ du khách đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch tỉnh Ninh Thuận .................................................................... 79
3.2.2. Giải pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tỉnh Ninh Thuận .. 80
3.3. Các kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận .....................................82

3.3.1. Cải thiện môi trường kinh doanh .......................................................................82
3.3.2. Tập trung phát triển cụm ngành du lịch trong tổng thể cơ cấu kinh tế của tỉnh
nhiều hơn ......................................................................................................................83
3.4. Hạn chế của đề tài ................................................................................................ 84
Tóm tắt Chương 3 ........................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 86
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DL

Du lịch

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HDV

Hướng dẫn viên

KT – XH

Kinh tế - Xã hội

QLNN


Quản lý Nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

UNWTO

Tổ chức du lịch thế giới

VHTT&DL

Văn hóa, thể thao và du lịch

VNAT

Tổng cục Du lịch Việt Nam

WTTC

Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Ninh Thuận (2014 – 2018) .... 42
Bảng 2.2: Tình hình tổ chức và lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận
(2014 – 2018) ...............................................................................................................45
Bảng 2.3: Tỷ lệ cơ cấu theo giới tính lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Ninh
Thuận (2014 – 2018) ....................................................................................................45
Bảng 2.4: Tỷ lệ cơ cấu theo trình độ lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận
(2014 – 2018) ...............................................................................................................46
Bảng 2.5: Thông tin cá nhân các nhà quản lý tham gia khảo sát .................................49
Bảng 2.6: Đánh giá của nhà quản lý về các tiêu chí Cơng tác chuẩn bị tổ chức thực
hiện chương trình du lịch .............................................................................................51
Bảng 2.7: Đánh giá của nhà quản lý về các tiêu chí về Tạo lập, duy trì và phát triển các
mối quan hệ trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch ...........................54
Bảng 2.8: Đánh giá của nhà quản lý về các tiêu chí về Giải quyết các cơng việc sau
chuyến đi ......................................................................................................................57
Bảng 2.9: Đánh giá của nhà quản lý về các tiêu chí về Cơng tác học tập, rèn luyện
nâng cao trình độ ..........................................................................................................58
Bảng 2.10: Thống kê các du khách khảo sát ................................................................61
Bảng 2.11: Các tiêu chí đánh giá của các du khách về Tổ chức thực hiện chương trình
du lịch, cơng tác đón khách ..........................................................................................63
Bảng 2.12: Các tiêu chí đánh giá của các du khách về Cơng tác thuyết minh .............66
Bảng 2.13: Các tiêu chí đánh giá của các du khách về Quản lý đoàn khách ...............68
Bảng 2.14: Các tiêu chí đánh giá của các du khách về Chăm sóc du khách ................70
Bảng 2.15: Các tiêu chí đánh giá của các du khách về Đảm bảo vệ sinh, an toàn và an ninh ...72
Bảng 2.16: Tổng hợp đánh giá của các nhà quản lý và du khách về chất lượng đội ngũ
hướng dẫn viên du lịch tỉnh Ninh Thuận ..................................................................... 74

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận ............................................................39
Hình 2.2: Tình hình lượt khách đến tỉnh Ninh Thuận (2014 – 2018, người) ...............43
Hình 2.3: Tỷ lệ lượt khách đến tỉnh Ninh Thuận (2014 – 2018, %) ............................43
Hình 2.4: Cơng suất sử dụng phịng của ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận (2014 – 2018, %) ..... 44
Hình 2.5: Doanh thu của ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận (2014 – 2018, tỷ VND) ......44
Hình 2.6: Tình hình tổ chức và lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Ninh Thuận
(2014 – 2018, tổ chức & người) ...................................................................................45
Hình 2.7: Tỷ lệ cơ cấu theo giới tính lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Ninh
Thuận (2014 – 2018, %) ...............................................................................................46
Hình 2.8: Tỷ lệ Giới tính (%) .......................................................................................49
Hình 2.9: Tỷ lệ Chức vụ (%) ........................................................................................50
Hình 2.10: Tỷ lệ Thâm niên cơng tác (%) ....................................................................50
Hình 2.11: Đánh giá của nhà quản lý về Công tác chuẩn bị tổ chức thực hiện chương
trình du lịch ...................................................................................................................53
Hình 2.12: Đánh giá của nhà quản lý về Cơng tác tạo lập, duy trì và phát triển các mối
quan hệ trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch ..................................56
Hình 2.13: Đánh giá của nhà quản lý về Công tác giải quyết các cơng việc sau chuyến đi ..... 58
Hình 2.14: Đánh giá của nhà quản lý về Công tác học tập, rèn luyện nâng cao trình độ ...... 60
Hình 2.15: Tỷ lệ Giới tính du khách (%) ......................................................................61
Hình 2.16: Tỷ lệ Độ tuổi du khách (%) ........................................................................62
Hình 2.17: Tỷ lệ Nghề nghiệp du khách (%) ...............................................................62
Hình 2.18: Đánh giá của du khách về Cơng tác tổ chức thực hiện chương trình du lịch,
cơng tác đón khách .......................................................................................................66
Hình 2.19: Đánh giá của du khách về Cơng tác thuyết minh .......................................68
Hình 2.20: Đánh giá của du khách về Cơng tác quản lý đồn khách ...........................70
Hình 2.21: Đánh giá của du khách về Cơng tác chăm sóc du khách ............................72
Hình 2.22: Đánh giá của du khách về Cơng tác đảm bảo vệ sinh, an tồn và an ninh
trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch ................................................74
ix



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lich tại
Ninh Thuận” với mục tiêu đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên
trong ngành du lịch tại Ninh Thuận và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lịch tại Ninh Thuận.
Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp thống kê: Phòng Nghiệp vụ du lịch Sở VHTT&DL, TP. Phan
Rang - Tháp Chàm và các xã địa bàn tỉnh mà có du lịch.
- Phương pháp phân tích: Phân tích các báo cáo liên quan đến thực trạng, chất
lượng của đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lịch tại Ninh Thuận.
- Phương pháp so sánh, đánh giá: So sách qua các năm để thấy rõ nét sự thay đổi,
tính hiệu quả của các cơ chế, chính sách của địa phương và những nổ lực của các cấp
chính quyền trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du
lịch tại Ninh Thuận.
- Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn một số chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý
nhân lực, quản lý đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lịch.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về chất lượng
đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lịch; đánh giá được thực trạng, tìm ra những
tồn tại, hạn chế về chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lịch. Qua đó đã
đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên
trong ngành du lịch. Với tiềm năng con người và tài nguyên thiên nhiên hiện có, tỉnh
Ninh Thuận nếu có đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lịch được đào tạo, bố trí sử
dụng, đánh giá và đãi ngộ tốt sẽ đem lại hiệu quả KT-XH cao, góp phần thúc đẩy q
trình CNH, HĐH tỉnh phát triển hơn nữa.
Từ khóa: Hướng dẫn viên, chất lượng hướng dẫn viên, du lịch.

x



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, du lịch Việt Nam thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn, có sức cạnh tranh cao đó là chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2030. Cùng với đó, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm
quốc gia phát triển ngành du lịch tại Đông Nam Á thuộc Top đầu. Hơn hết, đến năm
2030, du lịch Việt Nam trở thành điểm đến có giá trị nổi bật tồn cầu, thuộc nhóm có
ngành nghề du lịch phát triển hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương; đó là mục
tiêu, yêu cầu cũng như chiến lược chung của cả nước và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng
trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.
Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm
trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang, Ninh
Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh đẹp như: bãi biển Ninh Chữ,
bãi biển Cà Ná cùng với nhiều hệ động thực vật quý hiếm, đèo Ngoạn Mục và di tích
lịch sử quý giá là các tháp Chàm: Pơklơng Garai, Pơrơmê, Hồ Lai,... hầu như cịn
ngun vẹn là điều kiện phát triển các khu du lịch có tầm cỡ trong nước và quốc tế.
Ninh Thuận là tỉnh nằm ở vùng Duyên hải Nam trung bộ, có diện tích khoảng 3.358
km2. Theo báo cáo về việc phát triển mang tính tổng thể ngành du lịch tỉnh Ninh
Thuận vào năm 2020 cho đến năm 2030 được lập nhằm mục tiêu các chủ trương được
cụ thể hóa nhất để phát triển kinh tế xã hội và du lịch của tỉnh Ninh Thuận theo hướng
bền vững, hiệu quả, tạo cơ sở thống nhất trong việc quản lý khai thác tiềm năng và
kinh doanh du lịch của tỉnh Ninh Thuận.
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, ngành du lịch có cơ hội tiếp cận với
những tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ từ bên ngồi. Mặt
khác, q trình hội nhập tạo cơ hội việc làm nhiều hơn. Thừa nhận một cách chính
thức về trình độ chun mơn nghề nghiệp, có thể di chuyển và tìm được việc làm trong
khu vực. Ngành du lịch có nguồn nhân lực rất đa dạng, trong đó đội ngũ hướng dẫn
viên (HDV) du lịch là những người trực tiếp được tiếp xúc với du khách, góp phần tạo
nên hình ảnh, thương hiệu quốc gia, cũng như chất lượng dịch vụ. Điều này cho thấy
vai trò và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) có tầm quan trọng trong xã hội.

Ninh Thuận, du lịch đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm, góp phần vào tăng
trưởng GDP của tỉnh. Cùng với sự phát triển nhanh đòi hỏi nguồn nhân lực du lịch
1


phải đáp ứng về số lượng đạt yêu cầu đề ra và chất lượng. Tuy nhiên hiện nay, tỉnh
Ninh thuận cũng đang gặp phải những khó khăn, rào cản trong việc phát triển số
lượng, chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch như: HDVDL còn thiếu kiến thức,
yếu kỹ năng; đội ngũ HDV hiện nay chưa được đào tạo bài bản, nhiều HDV không chỉ
yếu về kiến thức chuyên mơn, lịch sử - văn hóa mà cịn yếu kỹ năng truyền đạt kiến
thức; HDVDL ln trong tình trạng cung không đủ cầu; Đào tạo không đáp ứng được
yêu cầu cả về số lượng lẫn chất lượng, khiến các công ty du lịch lao đao trong việc tìm
kiếm HDV du lịch. Khơng ít các cơng ty du lịch lớn thường xuyên rơi vào tình trạng
khan hiếm HDV. Do vậy, vào mùa cao điểm của du lịch, các dịp lễ, các sự kiện du lịch
lớn của Ninh Thuận, các công ty thường đối phó bằng biện pháp tuyển dụng thêm
cộng tác viên bên ngồi. Mặt khác, q trình đào tạo chưa gắn với thực tiễn, HDV chỉ
được học trên lý thuyết sng, ít được va chạm thực tế qua những chuyến đi. Thế nên,
tìm một HDV có năng lực là rất khó đối với các cơng ty du lịch, lữ hành. Theo số liệu
của Sở Văn hóa Thể thao và du lịch Ninh thuận, hàng năm có khoảng 30 HDVDL tốt
nghiệp xin về tỉnh làm việc, song số lượng HDVDL đủ điều kiện làm việc chính thức
chỉ là 2 đến 3 người, số cịn lại được các cơng ty du lịch, lữ hành tuyển dụng. điều đó
cho thấy, cơ hội việc làm là rất cao, nhưng số lượng người học và cả quy mơ đào tạo
nguồn nhân lực này cịn rất thấp so với nhu cầu.
Một điều thực tế tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy, tỷ lệ lực lượng lao động nam ngày
càng gia tăng về tỷ lệ từ mức 45,5% lên mức 65,5%; trong khi đó tỷ lệ lao động nữ từ
mức 54,5% giảm xuống còn 34,5% trong giai đoạn 2014 – 2018 (Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, 2018). Cùng với đó, theo kết quả đánh giá chất lượng
du lịch của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cho thấy, lao động ngành du lịch tỉnh
trung bình mỗi năm tăng khoảng 49,71%/năm; tuy nhiên, tốc độc tăng về lực lượng lao
động chuyên ngành du lịch trong giai đoạn 2014 – 2018 chỉ đạt mức 25,13% (Sở Văn

hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận, 2018).
Do đó, để du lịch Ninh Thuận phát triển theo hướng “đón đầu”, thì cần thiết phải
có nhiều nội dung, định hướng phát triển chiến lược, trong đó hệ thống giải pháp để
phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL tại Ninh thuận là rất cần thiết và
cấp bách. Với những nội dung nêu trên, tác giả lựa chọn chủ đề “Nâng cao chất lượng
đội ngũ hướng dẫn viên trong ngành du lịch Ninh Thuận” là cấp thiết để làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2


2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu của đề tài là nhằm hướng đến việc đề xuất được các giải pháp để nâng
cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch ở tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở lý luận về việc nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL.
- Phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ HDVDL của tỉnh Ninh Thuận, từ đó
rút ra những mặt tích cực cũng như tồn tại, hạn chế về việc nâng cao chất lượng đội
ngũ HDVDL tỉnh Ninh Thuận và nguyên nhân của hạn chế đó.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL
của tỉnh Ninh Thuận trong tình hình hiện nay.
3. Đối tượng được nghiên cứu và phạm vi để nghiên cứu
3.1. Đối tượng được nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL của tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng khảo sát: Các nhà lãnh đạo của các tổ chức/công ty hoạt động trong
ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận và các du khách đến du lịch tại tỉnh Ninh Thuận
trong năm 2019. Một điều lưu ý đó là, tác giả khơng tiến hành khảo sát các HDVDL
vì đề tài thực hiện việc phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ HDVDL
nên khơng thể để chính các HDVDL đánh giá mình.
3.2. Phạm vi để nghiên cứu

Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu chất lượng HDVDL tại Tỉnh Ninh Thuận.
Về thời gian: Nguồn số liệu để phân tích thực trạng được lấy từ năm 2014 2018. Các giải pháp sẽ được đề xuất và kiến nghị phục vụ cho giai đoạn 2020 - 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Phương pháp nghiên cứu định tính được
sử dụng trong đề tài cụ thể như sau:
4.1. Khung phân tích
Để thực hiện việc đánh giá và phân tích về thực trạng chất lượng đội ngũ HDVDL
tại tỉnh Ninh Thuận, tác giả tiến hành trình tự các bước như sau:
Nghiên cứu và tổng hợp các lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của tác giả.
Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành tổng hợp các tiêu chí đánh giá về chất lượng đội
ngũ HDVDL tại tỉnh Ninh Thuận và thảo luận với các chuyên gia để thống nhất về
các tiêu chí này.
Tiếp theo, tác giả tiến hành thu thập các ý kiến đánh giá từ phía các du khách và
các lãnh đạo của các tổ chức/công ty hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh Ninh
3


Thuận về chất lượng đội ngũ HDVDL tại tỉnh Ninh Thuận; song song với đó là việc
thu thập các dữ liệu thứ cấp về thực trạng hoạt động du lịch trên đại bản tỉnh Ninh
Thuận cũng như chất lượng đội ngũ HDVDL tại tỉnh Ninh Thuận.
Cuối cùng, tác giả tiến hành tổng hợp các kết quả từ việc phân tích thực trạng
chất lượng đội ngũ HDVDL tại tỉnh Ninh Thuận và đề xuất các giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL của tỉnh Ninh Thuận.
4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích số liệu
Đây là phương pháp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu các
đối tượng có mối quan hệ đa chiều và nhiều biến động trong không gian như ngành du
lịch. Phương pháp này được tác giả sử dụng để nghiên cứu các tài liệu đã thu thập
được nhằm tìm ra bản chất và thực trạng của đối tượng nghiên cứu.
4.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
Phương pháp này hết sức cần thiết cho việc thực hiện các đề tài nghiên cứu về
du lịch. Để có được một lượng thông tin đầy đủ cần tiến hành thu thập thông tin, dữ

liệu từ các nguồn khác nhau, tác giả đã tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, các
kết quả đã nghiên cứu và công bố rộng rãi, tạp chí, sách, mạng internet, báo cáo của
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận từ năm 2014 - 2018, số liệu cập nhật về
hướng dẫn viên du lịch.
Nguồn số liệu sơ cấp: Điều tra bằng bảng hỏi từ các nhà lãnh đạo của các tổ
chức/công ty hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận và các du khách
đến du lịch tại tỉnh Ninh Thuận bằng cách phát trực tiếp cho các đối tượng trên; vì họ
tiếp xúc trực tiếp với cơng việc của các HDV hàng ngày, do đó, họ có thể đánh giá
đúng chất lượng mà các HDV có được.
Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để
thực hiện việc khảo sát ý kiến các du khách và các lãnh đạo của các tổ chức/công ty
hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận nhằm thu thập ý kiến đánh giá
của họ về chất lượng đội ngũ HDVDL tại tỉnh Ninh Thuận.
Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh
Ninh Thuận, các bài báo và những luận văn của các nghiên cứu trước.
4.4. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, thu thập thông tin
Tác giả sử dụng phương pháp này có mục đích cơ bản là điều tra nhằm bổ
sung hoặc kiểm tra tình hình thực tế những thông tin cần thiết về hướng dẫn viên du
lịch cho q trình phân tích, xử lý số liệu, cập nhật thông tin mới nhất khi thực hiện
4


đề tài. Các thông tin thu thập trên thực tế giúp tác giả có sự đánh giá khách quan thực
trạng về chất lượng của đội ngũ HDVDL, qua đó sẽ tổng hợp được các ý kiến, quan
điểm đa dạng nhằm đề ra các giải pháp phát triển đội ngũ hướng dẫn viên có hiệu
quả nhất.
Q trình thu thập các ý kiến đánh giá được thực hiện như sau:
Đối với du khách:
Tác giả liên hệ và gửi phiếu khảo sát trực tiếp cho 11 hướng dẫn viên du lịch mà
tác giả đã liên hệ, trao đổi từ trước trong việc hỗ trợ tác giả phát phiếu khảo sát; mỗi

hướng dẫn viên được tác giả gửi 25 phiếu, tổng cộng có 275 phiếu khảo sát gửi đi.
Tác giả thường liên lạc qua điện thoại, zalo để nhắc nhở các hướng dẫn viên giúp
đỡ mình trong việc thu thập ý kiến đánh giá từ du khách.
Cuối cùng tác giả nhận lại phiếu khảo sát từ các hướng dẫn viên, tiến hành rà soát
và tổng hợp các phiếu khảo sát hợp lệ, cho thấy có 227 phiếu khảo sát hợp lệ đối với
du khách.
Đối với các nhà quản lý:
Tác giả gửi phiếu khảo sát trực tiếp cho các thư ký văn phòng tại các tổ
chức/công ty hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận và giải thích nội
dung, lý do thực hiện việc khảo sát.
Tác giả xin số điện thoại của các thư ký để liên lạc và hỏi việc hoàn thành các
phiếu khảo sát.
Cuối cùng tác giả nhận lại phiếu khảo sát từ các thư ký văn phịng của các tổ
chức/cơng ty hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh Ninh Thuận, tiến hành rà soát và
tổng hợp các phiếu khảo sát hợp lệ, cho thấy có 103 phiếu khảo sát hợp lệ đối với nhà
quản lý.
4.5. Phương pháp thực hiện so sánh và đối chiếu
Sử dụng phương pháp này sẽ giúp tác giả có sự nhìn nhận tổng quan về sự
phát triển chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại một số quốc gia cũng như
các địa phương khác của Việt Nam, bài học hữu ích cho Ninh Thuận sẽ được rút ra.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành phỏng vấn các
nhà quản lý và các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch ở trung ương và địa phương để
hoàn thiện kết quả nghiên cứu.
5


5. Những đóng góp của Đề tài
- Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ HDVDL tỉnh Ninh Thuận sẽ được làm rõ
thêm; đánh giá được thực trạng, tìm ra những tồn tại, hạn chế về chất lượng đội ngũ
HDVDL tỉnh Ninh Thuận;

- Qua đó đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ HDVDL tỉnh Ninh Thuận.
- Luận văn là tài liệu tham khảo để thực hiện công tác nâng cao chất lượng của
đội ngũ HDVDL tỉnh Ninh Thuận trong tình hình hiện nay.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Lê Anh Tuấn (2014) với “Giới thiệu Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với
nghề hướng dẫn du lịch và việc áp dụng TCKNN quốc gia vào xây dựng chương trình,
đánh giá kỹ năng nhân lực du lịch”, cho thấy để đánh giá chất lượng đội ngũ của
hướng dẫn viên du lịch cần thơng qua 9 tiêu chí bao gồm:
Đánh giá từ phía nhà quản lý bao gồm 4 tiêu chí: Chuẩn bị tổ chức thực hiện
chương trình du lịch, tạo lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ trong quá trình tổ
chức thực hiện chương trình du lịch, giải quyết các công việc sau chuyến đi, học tập,
rèn luyện nâng cao trình độ:
Đánh giá từ phía du khách bao gồm 5 tiêu chí: Tổ chức thực hiện chương trình
du lịch, cơng tác đón khách, cơng tác thuyết minh, quản lý đồn khách, chăm sóc du
khách, đảm bảo vệ sinh, an toàn và an ninh.
Nguyễn Trọng Nhân, Huỳnh Tương Ái và Nguyễn Cẩm Phi (2016) với
nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng tiêu chuẩn nghề du lịch của
hướng dẫn viên”. Nghiên cứu nhằm góp phần cải thiện chất lượng đội ngũ hướng dẫn
viên du lịch, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch của Việt Nam trong tương lai.
Mẫu nghiên cứu gồm 107 hướng dẫn viên làm việc ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh
Long. Dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi. Thang đo 6 điểm dạng Likert
được sử dụng để đo lường quan điểm của đáp viên. Đối tượng nghiên cứu được chọn
bằng kỹ thuật lấy mẫu kiểu thuận tiện. Dữ liệu được phân tích bằng các phương pháp
thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích
hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sáu nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ đáp ứng tiêu chuẩn nghề du lịch của hướng dẫn viên gồm: “hoạt động thuyết
minh”, “tạo lập, duy trì, phát triển các mối quan hệ trong quá trình tổ chức thực hiện
chương trình du lịch và xử lý tình huống phát sinh trong hoạt động hướng dẫn”, “học
6



tập, rèn luyện nâng cao trình độ ngoại ngữ và bán sản phẩm du lịch”, “công tác chuẩn
bịthực hiện chương trình du lịch, học tập và rèn luyện nâng cao trình độ, chăm sóc
khách hàng”, “cơng tác tổ chức thực hiện chương trình du lịch” và “hỗ trợ quảng cáo
và tiếp thị sản phẩm du lịch”.
Võ Minh Tín (2016) với nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến du
lịch tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2015 - 2020”. Nghiên cứu tiến hành tổng hợp, phân
tích, đánh giá thực trạng cơng tác xúc tiến du lịch do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
và Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Ninh Thuận thực hiện trong giai đoạn 2009 –
2014 từ việc khai thác nguồn thông tin sơ cấp, thứ cấp tại Ninh Thuận. Trên cơ sở đó,
đánh giá chung về công tác xúc tiến du lịch của tỉnh Ninh Thuận trong thời gian qua,
và đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động
xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn mới. Các giải pháp mà nghiên cứu đề
xuất đó là việc: Phát triển hình ảnh Ninh Thuận, phát triển thương hiệu du lịch Ninh
Thuận, xây dựng môi trường du lịch, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
đa dạng hóa và nâng cao dịch vụ du lịch, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm
công tác xúc tiến du lịch, thành lập quỹ xúc tiến du lịch, sử dụng hiệu quả các hình
thức, phương tiện và cơng cụ xúc tiến.
Huang và cộng sự (2010) đã thực hiện nghiên cứu “Hiệu suất hướng dẫn viên du
lịch và sự hài lòng của khách du lịch: Một nghiên cứu về các tour du lịch trọn gói ở
Thượng Hải”. Nghiên cứu này xem xét hiệu suất hướng dẫn viên du lịch và mối quan
hệ của nó với sự hài lịng của khách du lịch trong bối cảnh các tour du lịch trọn gói ở
Thượng Hải. Hiệu suất hướng dẫn viên du lịch đã được tìm thấy có ảnh hưởng trực
tiếp đáng kể đến sự hài lòng của khách du lịch với và ảnh hưởng gián tiếp đến sự hài
lòng với dịch vụ du lịch và với kinh nghiệm du lịch. Sự hài lòng với hướng dẫn viên
du lịch ảnh hưởng tích cực đến sự hài lịng với dịch vụ du lịch nói chung. Cụ thể, kết
quả nghiên cứu cho thấy kiến thức của hướng dẫn viên, sự chuẩn bị chu đáo trong hoạt
động tổ chức tour là nền tảng để đánh giá chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch
và chúng có tác động đáng kể đến sự hài lòng của du khách.

Ababneh (2016) đã thực hiện nghiên cứu “Hướng dẫn du lịch và các vấn đề,
phân tích và bằng chứng liên quan đến từ Jordan”. Nghiên cứu này điều tra các thách
thức mà nghề hướng dẫn viên gặp phải và đề xuất các giải pháp để khắc phục các
thách thức đó. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để thu thập dữ liệu và
7


cho thấy các hướng dẫn viên đang phải đối mặt với các thách thức lớn trong nghề đó là
sự hiểu biết về địa điểm tham quan, sự thấu cảm tâm lý du khách và sự cẩn thận trong
việc chuẩn bị các thủ tục trước khi bắt đầu công việc hướng dẫn. Và điều quan trong
hơn hết đó là nghiên cứu nhấn mạnh việc các hướng dẫn viên phải tự mình ý thức
trong việc nâng cao trình độ để đáp ứng các nhu cầu của du khách ngày một tốt hơn.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn này bao gồm 3 chương chính bên cạnh các phần như mục lục, phụ lục,
tài liệu tham khảo, đó là:
Chương 1: Cở sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL.
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL tỉnh Ninh Thuận.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ HDVDL tỉnh Ninh Thuận.

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI
NGŨ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của HDVDL
1.1.1. Khái niệm về hướng dẫn viên du lịch (HDVDL)
1.1.1.1. Hướng dẫn du lịch
* Khái niệm
Luật du lịch (2017) có nêu rõ: “Hướng dẫn du lịch là hoạt động cung cấp thông
tin, kết nối dịch vụ, dẫn khách du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo

chương trình du lịch”. Theo Đinh Trung Kiên (2008), những hoạt động của các tổ
chức tham gia kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, với sự tham gia của hướng dẫn viên
và các bên liên quan để phục vụ, đón tiếp và chỉ dẫn các du khách nhằm thực hiện các
dịch vụ theo kế hoạch của chương trình đã được thỏa thuận và giải quyết các vấn đề
phát sinh khi đi du lịch được gọi là hoạt động du lịch. Khái niệm trên đây đã cho thấy
được vai trị chính yếu của hướng dẫn viên du lịch, họ chính là những người đại diện
cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để thực hiện các hợp đồng giữa
đơn vị với du khách (Đinh Trung Kiên, 2008).
Hay, hướng dẫn du lịch là hoạt động của các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực
du lịch được thực hiện thông qua hướng dẫn viên để hướng dẫn phục vụ, tổ chức, đón
tiếp và giúp đỡ du khách để họ thực hiện được các dịch vụ theo nhu cầu khi đi du lịch,
nhằm đáp ứng những mong muốn và nhu cầu của du khách dựa trên những thỏa thuận
đã được ký kết trong hợp đồng, chương trình tour để giải quyết các vấn đề phát sinh
trong quá trình đi du lịch (Bùi Thanh Thủy, 2009).
Các hoạt động cần thiết của hướng dẫn viên du lịch cần phải nắm được trình bày
cụ thể dưới đây:
* Đặc điểm của hướng dẫn du lịch
Dựa vào các khái niệm liên quan đến hoạt động hướng dẫn du lịch đã được trích
dẫn ở trên, hướng dẫn du lịch bao gồm những hoạt động cơ bản là:
Hoạt động thông tin: Luồng thông tin trao đổi giữa hướng dẫn viên du lịch và
khách là luồng thơng tin chính và được kết hợp giữa các bên liên quan đó là cơng ty lữ
hành, khách du lịch, các cơ sở phục vụ và hướng dẫn viên. Việc nắm bắt các thông tin
liên quan đến tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, kể cả văn hóa xã hội là điều
rất cần thiết ngoài các hiểu biết về các giá trị văn hóa cảnh đẹp tham quan của các đối
9


tượng tham quan thông qua các kỹ năng thuyết minh, trình bày và giới thiệu (Sahin &
Balta, 2007).
Điều này góp phần cho việc các du khách sẽ mở mang thêm các hiểu biết về văn

hóa, các phong tục tập quán tại các nơi họ đi du lịch sau khi kết thúc chương trình tour
là trách nhiệm hàng đầu của một người hành nghề hướng dẫn viên du lịch (Bùi Thanh
Thủy, 2009; Trần Thị Mai & cộng sự, 2013; Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh
Kiều, 2014).
Hoạt động tổ chức: Hoạt động tổ chức là hoạt động quan trọng, qua đó, các tổ
chức du lịch cần thiết phải thực hiện các công việc cần thiết liên quan cho du khách
khi họ tham gia các chương trình du lịch do cơng ty tổ chức, đó là tất cả các hoạt động
từ cá nhân đến hoạt động tập thể, kể các hoạt động vui chơi, các điểm tham quan hấp
dẫn cũng cần phải lên kế hoạch sẵn và tìm hiểu trước (Heung, 2008).
Những hoạt động này sẽ giúp cho du khách cảm nhận được sự thích thú khi tham
gia chương trình tour, ghi nhớ và ấn tượng mạnh về chuyến đi hơn, hơn hết đó là việc
tiếp tục sử dụng các chương trình tour sau này.
Một điều cần lưu ý đó là HDVDL và thuyết trình viên có sự khác biệt đó là hoạt
động tổ chức và là hoạt động cơ bản của HDVDL. Hướng dẫn viên phải có kế hoạch,
mục tiêu cơng việc và chiến lược cho việc hồn thiện bản thân cũng như cơng việc
hướng dẫn viên của mình. Hướng dẫn viên du lịch có một vai trị quan trọng trong việc
thực hiện và ký kết trực tiếp các chương trình du lịch với du khách (Bùi Thanh Thủy,
2009; Trần Thị Mai & cộng sự, 2013; Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014).
Hoạt động kiểm tra, giám sát: Đây là hoạt động cần thiết, qua đó, các đơn vị kinh
doanh du lịch nên thực thi các vấn đề như nắm vững tâm lý của du khách để đề xuất
các biện pháp xử lý kịp thời nếu phát sinh, điều này góp phần tránh các tình huống bất
ngờ gây thiệt hại và không may trong hoạt động du lịch để phụ vụ du khách một cách
tốt nhất (Bùi Thanh Thủy, 2009).
Các hoạt động khác: Bên cạnh các hoạt động chính, các hướng dẫn viên du lịch
cịn đóng vai trò người trung gian cho mọi kết nối, các nhu cầu thiết yếu mang tính cá
nhân lẫn tập thể cho du khách. Ví dụ: Đồn khách muốn tổ chức một chương trình hay
một buổi tiệc nhỏ nào đó nằm ngồi kế hoạch của đồn. Khi đó hướng dẫn viên sẽ
giúp khách thực hiện những thủ tục cần thiết và là người trung gian cho các hoạt động.
Các hoạt động liên quan đến việc tiền tệ cũng rất quan trọng, hay có thể là tư vấn các
10



địa điểm shopping, thơng tin thêm các chương trình tour của cơng ty, các khu vui chơi,
giải trí của điểm đến. Tất cả những điều này đã vơ hình dung tạo nên sức hấp dẫn của
chương trình tour hiện hữu, thu hút và tạo điểm nhấn trong mắt của du khách về người
hướng dẫn viên, từ đó tạo sự thuận lợi cho các chương trình khác sau này (Bùi Thanh
Thủy, 2009).
Tóm lại, nghề hướng dẫn viên du lịch là một cơng việc quan trọng trong xã hội,
đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành nghề du lịch nói riêng và phát triển kinh
tế nói chung. Tuy nhiên, để trở thành một hướng dẫn viên du lịch tốt, cần phải trao dồi
trình độ, các năng lực, phẩm chất về nghề và hơn hết đó là các kỹ năng xử lý cơng
việc. Do đó, các cơng việc của hướng dẫn viên vơ cùng phức tạp, cần có sự kết hợp
nhuần nhuyễn các vấn đề nêu trên và tự mình trau dồi kinh nghiệm qua năm tháng thì
mới có thể thành cơng và phát triển trong ngành du lịch (Bùi Thanh Thủy, 2009; Trần
Thị Mai & cộng sự, 2013; Ngô Thị Diệu An & Nguyễn Thị Oanh Kiều, 2014).
1.1.1.2. Khái niệm hướng dẫn viên du lịch
* Khái niệm
Trong xã hội hiện nay chúng ta cũng khơng thể tính hết có bao nhiêu ngành nghề,
mỗi nghề có đặc điểm riêng của nó. Tuỳ thuộc vào mỗi chế độ xã hội, tầng lớp, giai
cấp người ta có quan niệm khác nhau về một nghề. Ví dụ nói đến nghề giáo là nói đến
nghề mơ phạm, tác phong đĩnh đạc chuẩn mực của người thầy, nói đến các nghệ sỹ là
hình dung đến những người có tâm hồn bay bổng, lãng mạn.
Đối với ngành du lịch, hướng dẫn viên du lịch được quan niệm chung là một
người nào đó, hướng dẫn một người hay một nhóm người thực hiện chuyến tham quan
du lịch và nghề hướng dẫn viên du lịch trở thành nghề như nhiều nghành nghề khác
trong xã hội đôi khi lại xuất phát từ hoạt động nghiệp dư, kiêm nhiệm. Đã có một số
quan niệm về nghề hướng dẫn viên là chỉ cần có ngoại ngữ để làm nhiệm vụ phiên
dịch cho nước ngồi hay người hướng dẫn viên phải có tài nói năng, lém lỉnh mới có
thể trình bày sn sẻ trước khách, hoặc đã là hướng dẫn viên muốn thu hút được khách
du lịch phải có hình thức ưa nhìn, dun dáng (Bùi Thanh Thủy, 2009).

Thực tế cho thấy hướng dẫn viên du lịch là ngành nghề “hot” ngày càng có sức
hấp dẫn nhất định. Trong quá trình hướng dẫn cho khách, hướng dẫn viên được trả tiền
cao, ngồi ra cịn nhận được khoản thù lao khác như tiền “tip” của khách (Ap &
Wong, 2001).
11


Hướng dẫn viên là người được đi đến nhiều nơi, thu hút sự quan tâm, chú ý của
nhiều người, trở thành trung tâm của chuyến đi, được trang bị nhiều kiến thức... Tuy
vậy, hướng dẫn viên là nghành nghề tương đối vất vả bởi do yêu cầu và đặc điểm cơng
việc địi hỏi nên họ phải đi nhiều có khi là đột xuất, đồng thời với đó là các ràng buộc
khác cũng khiến nghề hướng dẫn viên mang theo nhiều áp lực. Dưới góc độ từ những
quan niệm nghề nghiệp trên, theo mỗi cách tiếp cận sẽ có những quan niệm khác nhau
về hướng dẫn viên du lịch. Phải thừa nhận đã có rất nhiều khái niệm về hướng dẫn
viên du lịch, tuy nhiên, tất cả các khái niệm đều xoay quay những bản chất công việc
cốt lõi của một người làm nghề du lịch và đòi hỏi sự phấn đấu, nỗ lực của từng cá nhân
khi tham gia vào nghề (Trần Đức Thanh, 2000).
Năm 1994, theo Điều 1 Quy chế Hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Du lịch
Việt Nam ban hành theo Quyết định số 235/ DL-HTĐT ngày 4/10/1994 thì “Hướng
dẫn viên du lịch được hiểu là những cán bộ chuyên môn làm việc cho các doanh
nghiệp lữ hành (bao gồm các doanh nghiệp khác có chức năng kinh doanh lữ hành)
thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan theo chương trình du lịch đã được
ký kết.”.
Đến nay, tại Việt Nam khái niệm Hướng dẫn viên du lịch được đưa ra bởi các
giáo sư của trường Đại học British Columbia, một trường Đại học lớn của Canada
chuyên đào tạo về quản trị kinh doanh du lịch khách sạn và hướng dẫn viên du lịch đã
được nhiều người đồng tình và chấp nhận. Khái niệm hướng dẫn viên được định nghĩa
dưới góc độ đào tạo như sau: “Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên
các tuyến du lịch trực tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đồn
khách theo một chương trình du lịch nhằm đảm bảo việc thực hiện lịch trình theo đúng

kế hoạch, thuyết minh cho khách về các điểm du lịch đồng thời tạo ra những ấn tượng
tích cực cho khách du lịch” (Bùi Thanh Thủy, 2009).
Những khái niệm trên phần nào đã phản ánh nội dung thế nào là hướng dẫn viên
và công việc của họ là gì. Dưới cách nhìn khác, khái niệm sau phản ánh tương đối đầy
đủ về bản chất nghề hướng viên du lịch: “Hướng dẫn viên du lịch (thuật ngữ tiếng Anh
quen dùng là Tour Guide, Tour Manager, Tour Leader) là người thực hiện hướng dẫn
khách du lịch trong chuyến tham quan du lịch hay tại các điểm du lịch nhằm đáp ứng
những nhu cầu được thỏa mãn của khách trong thời gian nhất định và thay mặt tổ
chức kinh doanh du lịch giải quyết những phát sinh trong chuyến du lịch với phạm vi
12


và khả năng của mình”. Từ khái niệm này, Hướng dẫn viên du lịch được hiểu là người
sử dụng ngôn ngữ đã lựa chọn để giới thiệu và giải thích cho du khách về các cảnh
điểm du lịch tại điểm đến (điểm tham quan), đồng thời giúp du khách thoả mãn các
nhu cầu có thể đã định sẵn hoặc phát sinh trong qúa trình tham quan du lịch. Hướng
dẫn viên du lịch chính là người thực hiện các điều khoản được ký kết trong hợp đồng
cung ứng dịch vụ lữ hành, giúp doanh nghiệp lữ hành thu được lợi nhuận kinh tế (Bùi
Thanh Thủy, 2009).
Ngoài ra, theo tác giả khái niệm hướng dẫn viên du lịch tương đối xúc tích, mang
tính khái quát cao bao hàm được hai khía cạnh cơ bản về hướng dẫn và hướng dẫn
viên du lịch đó là khái niệm được định nghĩa tại Luật Du lịch (2017): “Hướng dẫn viên
du lịch là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch”.
Theo sự phát triển của nhân loại theo thời gian, các khái niệm về HDVDL cũng
bắt đầu có nhiều thau đổi, tương ứng với mỗi nước, mỗi vùng là những quan điểm,
khái niệm riêng biệt, tuy nhiên nó đều phản ánh đúng bản chất của nghề HDVDL.
Theo Liên đoàn Thế giới về Hiệp hội Hướng dẫn viên du lịch: “Hướng dẫn viên du
lịch là người hướng dẫn các du khách bằng ngôn ngữ của du khách và thông dịch sang
ngôn ngữ của họ nhằm giới thiệu các di sản thế giới về văn hóa và tự nhiên. Hướng
dẫn viên du lịch là người có kiến thức, phẩm chất tốt, được chứng nhận bởi cơ quan

chủ quản” (Trần Đức Thanh, 2000).
Người thực hiện chương trình hướng dẫn gọi là hướng dẫn viên và được thanh
toán cho hoạt động hướng dẫn du lịch”. Định nghĩa này xuất phát từ góc độ quản lý
Nhà nước nên xác định rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người hướng dẫn viên (Trần Đức
Thanh, 2000).
Theo sự nghiên cứu của các giáo sư thuộc Đại học British Columbia, họ đã đưa ra
khái niệm về hướng dẫn viên du lịch và cũng phản ánh đúng bản chất của nghề, cụ thể
như sau: “Hướng dẫn viên du lịch là các cá nhân làm việc trên các tuyến du lịch, trực
tiếp đi kèm hoặc di chuyển cùng với các cá nhân hoặc các đồn khách theo một
chương trình du lịch nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình theo đúng kế hoạch,
cung cấp những lời thuyết minh về các điểm du lịch tạo ra sự ấn tượng với khách du
lịch” (Trần Đức Thanh, 2000).
Theo quan điểm thực tế và quan điểm đào tạo, PGS.TS Đinh Trung Kiên (2008)
đã đưa ra một quan niệm riêng: “Hướng dẫn viên du lịch là người thực hiện hướng dẫn
13


×