Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.22 KB, 7 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VPBANK
2.1. Tổng quan về VPBank
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1990, Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng
Thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành đã tạo dựng
một khung pháp lý cho hoạt động Ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối
cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt
Nam, tên quốc tế là Việt Nam Joint-Stock Commercial Bank for Private
Enterprises, viết tắt là VPBank được thành lập theo giấy phép số 0042/NH-GP do
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt
động 99 năm. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 09 năm 1993 với lĩnh
vực hoạt động như sau:
_Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức và cá nhân;
_Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước;
_Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác;
_Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân;
_Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
_Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành;
_Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
_Thực hiện kinh doanh ngoại tệ;
_Huy động nguồn vốn từ nước ngoài;
_Thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán
quốc tế;
_Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình
thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
Trong giai đoạn đầu mới thành lập (1994-1996), mặc dù nhận thức từ phía
nhà nước cũng như từ phía người dân về các doanh nghiệp cổ phần còn hạn chế,
ban lãnh đạo ngân hàng cũng rất lúng túng khi đưa ra đường lối phát triển chung
song không vì thế mà cán bộ nhân viên ngân hàng chịu lùi bước. Với tinh thần
nhiệt tình và khả năng vốn có của cán bộ nhân viên ngân hàng, VPBank đã thu


được những kết quả khả quan: tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần đạt 35% /năm,
trong hai năm 1995, 1996; chất lượng tín dụng đảm bảo và các hoạt động dịch vụ
phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, bước sang năm 1997, cùng với cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ của khu vực châu Á và sự khó khăn của nền kinh tế trong
nước, VPBank cũng rơi vào khủng hoảng do những sai lầm trong quản lý. Điều đó
đã đẩy VPBank rơi vào tình trạng không đủ năng lực tài chính để thực hiện nghĩa
vụ thanh toán của mình. Ngân hàng gần như không tìm được lối thoát, đứng bên bờ
vực của sự phá sản khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ, nợ quá hạn trên 300
tỷ đồng, giá trị L/C trả chậm của khách hàng còn tồn đọng với nước ngoài lên đến
40 triệu USD, mất uy tín trong thanh toán với khách hàng trong nước và đặc biệt là
các đối tác nước ngoài. Vì vậy, trong thời gian từ năm 1997-2000 là giai đoạn
củng cố, cải tổ và tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn mới. Để lành mạnh hoá tình
hình tài chính, Ngân hàng đã tập trung vào công tác thu hồi nợ để giải quyết các
khoản nợ còn tồn đọng từ giai đoạn trước đồng thời tăng cường hoạt động với
những khoản vay đảm bảo nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Ngoài ra, Ngân hàng cũng
đã nỗ lực giải quyết các khoản L/C trả chậm để cải thiện tình hình tài chính và khôi
phục lại uy tín của mình ở nước ngoài. Thời gian này, VPBank chịu sự kiểm soát
chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, các hoạt động đều bị hạn chế. Trong điều kiện
khó khăn như vậy, Hội đồng quản trị và Ban điều hành VPBank đã nỗ lực, linh
hoạt đưa ra các giải pháp hữu hiệu cải tổ VPBank. Một trong những quyết định táo
bạo, mang tính đột phá đã được đưa ra tại cuộc họp Hội đồng quản trị ngày
16/9/2000 là chiến lược "xây dựng VPBank trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
của Việt Nam và khu vực". Khách hàng tiềm năng quan trọng nhất của VPBank sẽ
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể và phục vụ tiêu dùng của nhân
dân. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Hội đồng quản trị, tinh thần làm việc tích cực,
sáng tạo của Ban điều hành cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, VPBank đã lấy lại
được hình ảnh và uy tín của mình. Đến tháng 6 năm 2004, VPBank chính thức thoát
khỏi kiểm soát đặc biệt, chấm dứt 7 năm khủng hoảng của mình.
Trải qua bao thăng trầm, dù khó khăn hay thuận lợi, VPBank vẫn luôn cố
gắng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, một trong những biện pháp quan

trọng nhất đó là tăng vốn điều lệ. Nếu như ban đầu mới thành lập vốn điều lệ của
VPBank chỉ là 20 tỷ VND, thì đến ngày 12/09/1994 vốn điều lệ của VPBank đã lên
tới 70 tỷ VND. Sau đó do nhu cầu phát triển, theo thời gian, VPBank tiếp tục tăng
vốn điều lệ, tính đến tháng 11/2006 số vốn điều lệ của VPBank đã đạt 750 tỷ VND.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việc
mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Cuối năm
1993, Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank mở chi nhánh tại thành phố Hồ
Chí Minh. Tháng 11/1994, VPBank được phép mở thêm chi nhánh Hải Phòng và
tháng 7/1995, được mở thêm chi nhánh Đà Nẵng. Trong năm 2004, VPBank được
phép mở thêm 3 chi nhánh mới đó là chi nhánh Hà Nội; chi nhánh Huế; chi nhánh
Sài Gòn. Trong năm 2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
cho mở thêm 8 chi nhánh cấp 1 và nâng cấp 5 phòng giao dịch thành chi nhánh cấp
2. Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm 10 phòng giao
dịch. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006,
VPBank cũng đã mở thêm hai công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ & khai
thác tài sản và Công ty Chứng khoán. Tính đến tháng 8 năm 2006, hệ thống
VPBank có tổng cộng 37 điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 chi
nhánh và 16 phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quảng
Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc.
Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay có trên 1.000
người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình độ đại học và trên đại
học (chiếm 87%). Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh
của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là
trong giai đoạn đầy thử thách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc
tế. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượng
công tác quản trị nhân sự.
Trong năm 2006 và những năm tới, với phương châm “Hoàn thiện trên từng
bước tiến”, VPBank luôn không ngừng hoàn thiện mình, không chỉ trong công tác
chuyên môn mà còn không ngừng hoàn thiện nhân cách, tác phong của từng nhân

viên để ngày càng nâng cao được chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao được
sức cạnh tranh của Ngân hàng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của đất nước.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức năm 2006



×