Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Ứng dụng công nghệ gis của esri xây dựng dữ liệu và công cụ hỗ trợ quản lý, khai thác mạng lưới cấp nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.47 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN BÍCH DUNG

“ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ GIS CỦA ESRI XÂY DỰNG
DỮ LIỆU VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ QUẢN LÝ,
KHAI THÁC MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC”

CHUYÊN NGÀNH: BẢN ĐỒ, VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
MÃ SỐ: 604476

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS.TS.Trần Trọng Đức.
Cán bộ chấm nhận xét 1:

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
Ngày………tháng……..năm………..
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.
2.
3.


4.
5.

………………………………………….....
………………………………………….....
………………………………………….....
………………………………………….....
………………………………………….....

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Trần Bích Dung

MSHV: 12100435

Ngày, tháng, năm sinh: 08/06/1988

Nơi sinh: tỉnh Bình Dương


Chuyên ngành: Bản đồ, Viễn thám và Hệ thông tin địa lý

Mã số: 604476

I.

TÊN ĐỀ TÀI: “Ứng dụng công nghệ GIS của ESRI xây dựng dữ liệu và công
cụ hỗ trợ quản lý và khai thác mạng lưới cấp nước”.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………

II.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:
…………….………………………………………

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:
…………………………………………………….
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS.TRẦN TRỌNG ĐỨC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Tp. HCM, ngày…….tháng…….năm……..

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỊA TIN HỌC
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được nhiều sự ủng hộ và
giúp đỡ. Nay luận văn đã được hồn thành tơi xin bày tỏ lịng biết ơn của tơi đối
với gia đình tôi – đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi; tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy
PGS.TS.Trần Trọng Đức – người trực tiếp hướng dẫn tôi, thầy đã rất tận tình
hướng dẫn, chỉ dạy và dành nhiều sự động viên cho tôi; tôi cũng xin cảm ơn
những thầy cô và cán bộ trong bộ môn Địa tin học và những thầy cô trong trường
đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình, sẵn lịng hướng dẫn để tơi
thuận lợi trong q trình làm luận văn; tơi xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ
phần Cấp nước Tân Hịa đã tạo điều kiện cho tơi xin dữ liệu và cung cấp nhiều dữ
liệu có giá trị quan trọng cho luận văn của tôi; tôi cũng xin cảm ơn những anh chị
khóa trên và tất cả những bạn bè đã chia sẽ nhiều kinh nghiệm và thơng tin có giá
trị trong q trình tơi thực hiện luận văn.
Tơi xin chúc tất cả mọi người luôn luôn nhiều sức khỏe và gặt hái thật nhiều
thành công trong cuộc sống!
Trân trọng.


TĨM TẮT
Hệ thống thơng tin địa lý ngày càng thể hiện khả năng ứng dụng hiệu quả trong nhiều
lĩnh vực, nó đã thay đổi cách thức lưu trữ và xử lý dữ liệu và mang lại hiệu quả công
việc tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Để khai thác khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý trong lĩnh vực khai
thác và quản lý mạng lưới cấp nước. Tôi thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng GIS vào
xây dựng sơ sở dữ liệu và công cụ hỗ trợ quản lý mạng lưới cấp nước. Cụ thể, xây dựng
cơ sở dữ liệu mạng lưới cấp nước dựa trên cơng nghệ GIS của ESRI và tìm hiểu để tạo
công cụ add thêm vào phần mềm Arcmap nhằm nâng cao tốc độ và hiệu quả sử dụng dữ
liệu. Những nghiên cứu này có tác dụng cải tiến cách thức quản lý mạng lưới hiện tại đã
cũ và có thể là tiền đề cho những nghiên cứu mở rộng nhằm phát triển thêm các ứng
dụng của hệ thống thơng tin địa lý trong lĩnh vực cấp nước nói riêng để mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn trong tương lai.
Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên nội dung nghiên cứu và thực hiện còn hạn hẹp,
chưa phát huy hết tìm năng của các ứng dụng. Trên cơ sở những nghiên cứu đã thực hiện
được. trong tương lai, mong sẽ có nhiều nghiên cứu khác mở rộng và phát triển thêm.

ABSTRACT
Geographic information system increasingly shown effective application capabilities
in many areas, it has changed the way to store and process data and provide better work
efficiency, thereby improving the efficiency economy.
To explore the possibilities of applications of geographic information systems in the
field of water supply network. I carried out research projects on building GIS databases
and tools to support management of the water supply network. Specifically, creating
database construction of water supply network based on ESRI GIS technology and
creating tools that add to ArcMap application to improve the speed and efficiency of
data in use. These studies have the effect of improving the way to manage the water
supply network and to be a prerequisite for extensive research to develop additional
applications of geographic information systems in the field of water supply in particular
to bring greater economic benefits in the future.
Due to the limited time to study the contents of research and implementation are
limited, not promote the application's potential. On the basis of these studies were
performed. in the future, hope to have more studies to expand and develop them further.



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan tồn bộ luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu của
tơi, do tơi tự tìm hiểu và thực hiện.

Chữ ký:

TRẦN BÍCH DUNG



i

MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ..................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề: ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: ........................................................................ 6
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................ 6
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................... 6
1.3. Nội dung nghiên cứu: .......................................................................................... 6
1.4. Các bước thực hiện: ............................................................................................. 7
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: ............................................................... 8
1.5.1. Ý nghĩa khoa học: ............................................................................................. 8
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn: ............................................................................................. 8
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................ 9
2.1. Mạng lưới cấp nước và công tác quản lý và khai thác mạng lưới cấp nước của công
ty cổ phần cấp nước Tân Hòa: .................................................................................... 9
2.1.1. Mạng lưới cấp nước và các yếu tố của mạng lưới:........................................... 9

2.1.2. Quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước: ..................................................... 11
2.1.3. Hiện trạng quản lý dữ liệu không gian và thuộc tính tại cơng ty cổ phần cấp nước
Tân Hịa: ................................................................................................................... 15
2.2. Hệ thống thông tin địa lý – GIS, ứng dụng GIS và công nghệ GIS của Esri: ... 17
2.2.1. Hệ thống thông tin địa lý – GIS và khả năng ứng dụng: ................................ 17
2.2.2. Các nghiên cứu và ứng dụng của GIS trong lĩnh vực cấp nước:.................... 22
2.2.2.1 Sử dụng mạng lưới thần kinh nhân tạo dựa trên GIS để thay thế đường ống trong
một mạng lưới cấp nước [5]: .................................................................................... 22
2.2.2.2 Mơ hình ưu tiên phục hồi chức năng mạng lưới cấp nước sử dụng GIS [6]:23
2.2.2.3 Lập bản đồ nhu cầu sử dung nước đô thị sử dụng phân tích đa tiêu chí và GIS [7]:
.................................................................................................................................. 24
2.2.2.4 Giải pháp tích hợp cơng nghệ GIS – SCADA – WaterGEMS:.................... 25
2.2.2.5 Ứng dụng quản lý mạng lưới cấp nước B-Gis: ............................................ 26
HV: TRẦN BÍCH DUNG


ii

2.2.2.6 Ứng dụng công nghệ GIS của ESRI và mô hình dữ liệu DAN-VAND trong lĩnh
vực cấp nước sạch: ................................................................................................... 26
2.2.2.7 Hệ thống quản lý tài sản mạng lưới cấp nước WARM: ............................... 26
2.2.3. Công nghệ GIS của Esri: ................................................................................ 27
2.2.4. Lý thuyết về Geodatabase: ............................................................................. 32
2.2.5. Chuyển đổi dữ liệu từ CAD sang GIS: ........................................................... 36
2.2.6. Xây dựng Geometric Network: ...................................................................... 36
2.3. Lý thuyết xây dựng phần mềm: ......................................................................... 38
2.3.1. Lập trình GIS với ArcObject: ......................................................................... 38
2.3.2. “Add-ins” trong ArcGIS Desktop: ................................................................. 38
2.3.3. Quản lý “Add-ins”: ......................................................................................... 39
2.3.4. Microsoft Visual Studio: ................................................................................ 41

2.3.5. Ngơn ngữ lập trình C#: ................................................................................... 42
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC45
3.1. Mạng lưới cấp nước và tình hình nghiệp vụ mạng lưới cấp nước: ................... 45
3.2. Tình hình dữ liệu mạng lưới cấp nước của Công ty Cổ phần Cấp nước Tân Hòa:
.................................................................................................................................. 46
3.2.1. Dữ liệu nền: .................................................................................................... 48
3.2.2. Dữ liệu chuyên đề: .......................................................................................... 49
3.3. Nguyên nhân và yêu cầu phát triển dữ liệu GIS mạng lưới cấp nước: ............. 52
3.4. Thiết kế cơ sở dữ liệu GIS mạng lưới cấp nước Tân Hòa:................................ 53
3.4.1. Thu thập và phân tích dữ liệu: ........................................................................ 53
3.4.2. Mơ hình hóa dữ liệu ý niệm: .......................................................................... 54
3.4.2.1 Thiết kế khái niệm: ....................................................................................... 54
3.4.2.2 Thiết kế Logic:.............................................................................................. 68
3.4.2.3 Thiết kế vật lý: .............................................................................................. 69
3.4.3. Xây dựng dữ liệu GIS mạng lưới cấp nước Tân Hòa (geodatabase
Data_LuanVan.gdb): ................................................................................................ 76
3.4.3.1 Tạo Geodatabase Data_LuanVan: ................................................................ 76
3.4.3.2 Tạo dữ liệu khơng gian: ................................................................................ 79
HV: TRẦN BÍCH DUNG


iii

3.4.3.3 Tạo dữ liệu thuộc tính:.................................................................................. 87
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG PHẦN MỀM .................................. 88
4.1. Một số quy trình có thể ứng dụng GIS để cải tiến năng suất: ........................... 88
4.1.1.Phân tích ứng dụng GIS vào “Quy trình gắn mới đồng hồ nước” (phụ lục chương 2,
phần 2.2 – Quy trình gắn mới đồng hồ nước): ......................................................... 88
4.1.2.Cơng tác cắt tạm và cắt hủy ống ngánh - ống cái mạng lưới cấp nước TP. Hồ Chí
Minh: ........................................................................................................................ 89

4.1.3.Quy định kỹ thuật về công tác thay, nâng, dời đồng hồ nước (ĐHN), thiết kế lại ống
ngánh, bồi thường ĐHN: .......................................................................................... 89
4.1.4.Cải thiện dịch vụ khách hàng: ......................................................................... 91
4.1.5.Hỗ trợ xác định van Đóng mở khi có sự cố:.................................................... 91
Thiết kế và xây dựng công cụ hỗ trợ trên ArcGIS: .................................................. 92
4.1.6.Cơng cụ “Thêm lớp”: ...................................................................................... 93
4.1.7.Cơng cụ “Tìm kiếm”: ...................................................................................... 95
4.1.8.Cơng cụ “Sửa thuộc tính”: ............................................................................... 98
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………100
5.1. Kết luận: ……………………………………………………………………...100
5.2. Kiến nghị: …………………………………………………………………….100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

HV: TRẦN BÍCH DUNG


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Đặt vấn đề:
Nước sạch là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của mỗi người ở bất cứ nơi đâu.
Con người không thể sống mà khơng có nước sạch. Ngồi ra, nước sạch cũng đóng
vai trị rất quan trọng trong lao động sản xuất. Vì vậy, nguồn cung cấp nước sạch ổn
định và đảm bảo chất lượng luôn được quan tâm xây dựng và hướng đến hoàn thiện.
Sự phát triển kinh tế, các yếu tố tự nhiên và con người đang làm ảnh hưởng ngày
càng nhiều lên môi trường sống, và môi trường nước cũng khơng nằm ngồi sự ảnh
hưởng này. Nguồn nước tự nhiên cũng bị ơ nhiễm ít nhiều tùy khu vực bao gồm
nước ngầm và các nguồn nước mặt như sông, suối, hồ…, vì vậy việc sử dụng nước
giếng, nước sơng, nước suối hay nước mưa trong sinh hoạt và đời sống của những

người dân khơng cịn an tồn nữa. Bên cạnh đó dân cư ngày càng đơng đúc với mật
độ dân số cao ở các đô thị làm cho việc khoan giếng hút nước ngầm lên sử dụng
làm sụt lún và những hậu quả nguy hại khó xử lý ở những nơi này, đặc biệt như
thành phố Hồ Chí Minh vì vậy người dân được khuyến khích khơng xài nước giếng
và có nhiều nơi đã cấm khoan giếng; thay vào đó người dân và các đơn vị sản xuất
sử dụng nước sạch được lấy từ mạng lưới cấp nước sạch do các công ty cấp nước
của nhà nước xây dựng, quản lý và khai thác.
Mạng lưới cấp nước sạch là một trong những hạ tầng quan trọng ở cả khu vực đô
thị lẫn nông thôn của đất nước. Mạng lưới cấp nước cũng phát triển theo tốc độ phát
triển của đô thị, dân số và kinh tế. Ở thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2014, thực
hiện Nghị quyết 38/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2013 về nhiệm vụ kinh
tế - văn hóa – xã hội có điều khoản quy định tỷ lệ hộ dân đô thị và nông thôn được
cấp nước sạch là 100%, do vậy sự phát triển của mạng lưới cấp nước càng biến
động mạnh và nhanh. Ngồi ra, với tuổi thọ lâu đời thì mạng lưới cấp nước hiện tại
ở thành phố Hồ Chí Minh cũng cần được thay thế, sửa chữa và nâng cấp nhiều nên
cũng sẽ gây ra nhiều thay đổi về không gian và thuộc tính của mạng lưới cấp nước.
Thêm vào đó, mạng lưới cấp nước lại có tính chất đặc biệt ở chỗ, đó là khối tài sản
lớn, tồn tại ngầm, ngồi mơi trường khắc nghiệt, khó quản lý, dễ hư hao, thay đổi và

HV: Trần Bích Dung


2

cần nhiều sự sửa chữa, gắn mới, thay thế….Nước được cấp từ mạng lưới cấp nước
sạch được lấy từ các nhà máy nước xử lý nước sông và nước ngầm, nguồn nước xử
lý phải trải qua các quy trình nghiêm ngặt, các bước kiểm tra đạt tiêu chuẩn để đảm
bảo chất lượng, đảm bảo an toàn sức khỏe người sử dụng nước nên nếu quản lý
khơng tốt, gây thất thốt nhiều nước của mạng lưới sẽ đẩy giá nước tăng cao ảnh
hưởng rất lớn đến kinh tế của người sử dụng nước và ngân sách nhà nước. Việc

quản lý và khai thác mạng lưới cấp nước sạch yêu cầu phải hợp lý và hiệu quả nhất
có thể. Từ đó đặt ra yêu cầu cho người quản lý mạng lưới là phải làm sao để việc
quản lý và vận hành mạng lưới được chính xác, hiệu quả và thuận tiện hơn.
Theo báo cáo của Tổng cơng ty cấp nước Sài Gịn (Sawaco) tại Hội nghị chuyên
đề về phương án điều chỉnh giá nước sạch giai đoạn 2015-2019 thì tỷ lệ thất thoát
nước của năm 2014 là 33,5% tương ứng 500.000m3/ngày (dự kiến đến 2025 giảm
cịn 25%). Tỷ lệ thất thốt này là rất lớn, gây lãng phí lớn trong khi trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh cịn hơn 300.000 hộ dân chưa có nước sạch. Tại buổi thảo
luận về lộ trình tăng giá nước sạch giai đoạn 2015-2019 Tổng cơng ty cấp nước Sài
Gòn đề xuất tăng giá nước 10,5% mỗi năm (hiện nay là 5.300 đồng/m3 chưa thuế),
như vậy người dân sử dụng nước sẽ phải chịu giá đắt vì gánh phần nước bị thất
thốt (theo Tỷ lệ thất
thốt nước sạch này có nhiều ngun nhân khác nhau như đường ống bị mục, bể do
không được thay thế nâng cấp kịp thời; các cơng trình đường xá, cầu cống, các cơng
trình xây dựng cơng cộng, hạ tầng khác gây bể đường ống của mạng lưới; mạng
lưới quá lớn, cồng kềnh trong khi công tác quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm,
các phần mềm ứng dụng không đáp ứng được yêu cầu quản lý sát sao, tạo điều kiện
cho các cá nhân không tốt ăn cắp nước của mạng lưới bằng nhiều phương thức khó
kiểm sốt;… Nếu có hệ thống quản lý tốt cho mạng lưới cấp nước sạch thì có thể
kiểm sốt lượng nước thất thốt, nhằm giảm thiểu đáng kể lượng nước thất thoát
này.
Mục tiêu hướng đến của ngành là xây dựng được một mơ hình quản lý cấp nước
sạch hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết tốt việc cập nhật thông tin khơng
gian và thuộc tính của mạng lưới cấp nước, quản lý chính xác về thời gian thực các
HV: Trần Bích Dung


3

thông tin về áp lực, lưu lượng, những thiết bị cần thay mới hoặc kiểm tra có thời

hạn, mối tương quan không gian các yếu tố trên mạng lưới phục vụ cho dịch vụ
khách hàng, thực hiện các báo cáo theo mẫu….
Quan tâm tới vấn đề này, học viên đã tìm hiểu về tình hình quản lý mạng lưới
cấp nước hiện tại và các cơng tác trong quy trình hoạt động của Cơng ty Cổ phần
Cấp nước Tân Hịa, đây cũng là đại diện cho hầu hết các công ty cấp nước khác
đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và rút ra được một số nhận xét
thực tế như sau:
 Công ty Cổ phần Cấp nước Tân Hòa hiện tại thực hiện quản lý và vận hành
mạng lưới cấp nước cho hai quận là quận Tân Bình, quận Tân Phú và 1 phần
đường Đặng Văn Ngữ thuộc quận Phú Nhuận. Mạng lưới rất lớn, phức tạp,
nhiều nơi cần được thay thế, sửa chữa, cải tạo và đang phát triển thêm để hoàn
chỉnh mạng lưới.
 Toàn bộ mạng lưới cấp nước của Công ty Cổ phần Cấp nước Tân Hòa được vẽ
thành họa đồ mạng lưới trên nền họa đồ địa chính trên phần mềm Cad. Hiện
tại việc quản lý mạng lưới cấp nước, đặc biệt các cơng việc có liên quan họa
đồ mạng lưới sẽ được thực hiện trên Cad là chủ yếu, Công ty cũng đã đầu tư
tìm hiểu và ứng dụng GIS nhưng kết quả cụ thể là một phần mạng lưới đã
được xây dựng thành cơ sở dữ liệu GIS nhưng rất sơ xài, chưa ứng dụng được
gì đáng kể vào cơng việc ngồi việc cung cấp cái nhìn trực quan và tồn cảnh
hơn và GIS chỉ đang được sử dụng như là phần phụ hỗ trợ chứ chưa có chức
năng nào được khai thác mang lại lợi ích kinh tế. Quản lý trên Cad tuy cũng
trực quan, thuận tiện cho việc thiết kế nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như:
 Quản lý khơng đồng nhất do có nhiều thơng tin khác nhau của cùng đối
tượng được nhiều phòng, ban, đội khác nhau cập nhật lên nhiều file khác
nhau. Vì mỗi phịng, ban, đội sử dụng file riêng của mình, dẫn đến cùng
một đối tượng có thể được ký hiệu dưới nhiều ký hiệu khác nhau, những
đối tượng vẽ với vị trí tương đối thì trên các file khác nhau sẽ lệch vị trí với

HV: Trần Bích Dung



4

nhau. Kết quả của việc không đồng nhất này làm cho việc tìm kiếm, tra
cứu, lưu trữ, thống kê dữ liệu gặp nhiều khó khăn.
 Khơng có mối liên kết giữa đối tượng khơng gian và thơng tin thuộc tính
nên rất hạn chế trong việc truy xuất những thông tin liên kết với nhau và
nâng cao dịch vụ khách hàng. Những thống kê về thuộc tính khơng được
gắn liền với yếu tố không gian, dẫn đến việc xử lý công việc u cầu nhiều
trí nhớ, kinh nghiệm, khó bàn giao và chỉ dẫn.
 Mất nhiều thời gian khi thực hiện các thống kê về mặt không gian,
không thực hiện được các phân tích khơng gian.
Việc quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước theo phương pháp và nguồn dữ
liệu hiện tại cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu đang sử dụng nhờ vào những họa
đồ rất tốn công cập nhật và xây dựng nhưng không đáp ứng được các u cầu phát
triển, khắc phục tình trạng thất thốt nước và nâng cao dịch vụ, chất lượng phục vụ
khách hàng cũng như tiết kiệm thời gian, hiệu quả hơn trong công việc và hướng
đến tạo mối liên hệ hỗ trợ qua lại với các ngành nghề có liên quan nhằm mang lại
lợi ích khơng chỉ riêng cho phía Cơng ty mà còn chung cho cả phát triển hạ tầng của
thành phố Hồ Chí Minh. Mà nếu ứng dụng GIS vào kết hợp hoặc thay thế Cad trong
công việc của Cơng ty thì các hạn chế này sẽ dễ dàng khắc phục. Ngoài ra, nếu xây
dựng được hệ thống GIS quản lý và vận hành mạng lưới cấp nước hoàn chỉnh sẽ là
nền tảng phát triển thêm nhiều chức năng hỗ trợ khác trong công việc của Công ty
cũng như hướng đến mục tiêu chung của xã hội là kết hợp các dữ liệu lại với nhau
nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển hạ tầng, phát triển đất nước nói chung. Vì là một
phần trong hạ tầng kỹ thuật của đất nước nên mạng lưới cấp nước không thể phát
triển độc lập hồn tồn mà khơng liên quan gì đến các hạ tầng và lĩnh vực khác, thế
nên yêu cầu về một hệ thống để quản lý nó cũng phải đáp ứng được sự liên quan
này. Vậy việc nghiên cứu tìm hiểu ứng dụng GIS vào quản lý cấp nước là cần thiết
và nên làm càng nhanh càng tốt.

GIS là một cơng cụ máy tính để lập bản đồ và thực hiện các phân tích trên cơ sở
dữ liệu đã được xây dựng. GIS đã được ứng dụng và đạt hiệu quả quản lý và truy
HV: Trần Bích Dung


5

xuất trong nhiều lĩnh vực và chuyên ngành khác nhau như quản lý môi trường, y tế,
điện lực, nông nghiệp, lâm nghiệp và đặc biệt trong quản lý mạng lưới cấp nước
sạch.... Riêng trong ngành nước, trên nhiều quốc gia trên thế giới GIS đã được ứng
dụng nhiều và chuyên sâu trong lĩnh vực cấp nước với các chức năng cụ thể như:
quản lý thông tin mạng lưới cấp nước, cập nhật dữ liệu mạng lưới, tra cứu thơng tin,
tìm kiếm thống kê, dự báo, kiểm tra, kiểm soát mạng lưới, giảm thất thoát nước,
quản lý nhà kho, xuất dữ liệu Cad, nhập dữ liệu Cad; tiến tới liên kết dữ liệu và hoạt
động của các phòng ban đội nhầm nâng cao hiệu suất công việc và tiết kiệm thời
gian và nhân lực….
Ở Việt Nam việc ứng dụng GIS vào quản lý cơ sở dữ liệu đã và đang được chú ý
ứng dụng và phát triển nhưng vẫn còn non trẻ và nhiều hạn chế, cụ thể:
 Cơ sở dữ liệu về hạ tầng hay một lĩnh vực nào đó vẫn chưa được đồng bộ trên
diện rộng, chưa có sự thống nhất chung.
 Xu hướng sử dụng phần mềm GIS như một phần nhỏ để hỗ trợ các nghiệp vụ
khác chứ chưa phải là cơng cụ chính nên GIS chưa có chỗ đứng và chưa phục
vụ đắc lực cho cơng tác quản lý của nhà sử dụng.
 Trong cấp nước hiện đã có nhiều cơng ty ứng dụng GIS và quản lý nhưng khả
năng chia sẽ thông tin và dữ liệu vẫn còn nhiều hạn chế, cần nhiều cải tiến,
giảm thiểu rò rỉ và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
 Việc pha trộn nhiều quá trình nghiệp vụ hiện nay vẫn chưa thể thực hiện do
yêu cầu về quy trình chuẩn hóa cơng việc, năng lực, cơng nghệ.
Nếu ứng dụng GIS vào quản lý và khai thác mạng lưới cấp nước có thể khắc
phục được các hạn chế trên đồng thời nâng cao được hiệu quả khai thác mạng lưới

cấp nước.
Nhằm xây dựng một hệ thống GIS thật sự phù hợp, có ích và đáp ứng được u
cầu hiện tại của cơng ty, cải thiện các tình trạng bất cập nêu trên, có kế thừa các ưu
điểm của các hệ thống quản lý mạng lưới cấp nước hiện tại và khắc phục các hạn
chế, nhằm hướng đến hoàn thiện hệ thống GIS của công ty cổ phần cấp nước Tân
Hòa trong tương lai và xây dựng được một mơ hình quản lý mạng lưới cấp nước có
HV: Trần Bích Dung


6

thể nhân rộng; học viên quyết định chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ GIS của Esri
xây dựng dữ liệu và công cụ hỗ trợ quản lý và khai thác mạng lưới cấp nước”.
1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của nghiên cứu là:
 Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu nói chung và cơ sở dữ liệu GIS nói riêng.
 Tìm hiểu và phân tích mạng lưới cấp nước làm căn cứ xây dựng Cơ sở dữ liệu
GIS mạng lưới cấp nước.
 Thu thập thông tin và dữ liệu cần thiết để xây dựng cơ sở dữ liệu GIS mạng
lưới cấp nước.
 Thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu Gis mạng lưới cấp nước theo cơng nghệ
GIS ESRI.
 Lập trình một số công cụ ứng dụng chạy trên ArcGIS hỗ trợ một số bước cơ
bản trong quản lý mạng lưới cấp nước.
1.2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu bao gồm:
 Mạng lưới cấp nước phường 15 quận Tân Bình được chia làm 4DMA (do
công ty Cổ phần cấp nước Tân Hòa quản lý).
 Thời gian thực hiện: 6 tháng.

1.3. Nội dung nghiên cứu:
Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề:
 Những ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin địa lý trong quản
lý mạng lưới cấp nước sạch đang được sử dụng trong nước và trên thế giới
như: Giải pháp tích hợp cơng nghệ GIS – SCADA – WaterGEMS, ứng dụng
quản lý mạng lưới cấp nước B-GIS, hệ thống MIKE-URBAN – mô phỏng
mạng lưới cấp nước trong đô thị, hệ thống WAGIS – quản lý mạng cấp nước,

HV: Trần Bích Dung


7

Hệ thống WATSYS, hệ thống quản lý phân phối nước sạch WDMS, hệ thống
quản lý tài sản mạng lưới cấp nước WARM.
 Mạng lưới cấp nước sạch của công ty Cổ phần cấp nước Tân Hòa và một số
nghiệp vụ cấp nước liên quan mạng lưới cấp nước bao gồm: khái niệm, các
yếu tố cấu thành mạng lưới cấp nước sạch và yêu cầu về quản lý thuộc tính
các yếu tố thuộc mạng lưới, công tác quản lý các thiết bị trên mạng lưới và
vận hành mạng lưới…
 Lý thuyết về hệ thống thông tin địa lý, cơ sở dữ liệu và cơng nghệ GIS của
ESRI.
Thực hiện và trình bày các bước thực hiện và sản phẩm bao gồm:
 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS mạng lưới cấp nước phường 15, quận Tân Bình.
 Xây dựng cơng hỗ trợ một số bước cơ bản trong quản lý mạng lưới cấp nước.
1.4. Các bước thực hiện:

Thu thập và phân tích dữ liệu

Bước 1


Thiết kế dữ liệu

Bước 2

Tạo dữ liệu không gian

Bước 3

Tạo dữ liệu thuộc tính

Bước 4

Biên tập dữ liệu

Bước 5

Kiểm tra chất lượng dữ liệu và sửa chữa

Bước 6

Đóng gói, giao nộp

Bước 7

HV: Trần Bích Dung


8


1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
1.5.1. Ý nghĩa khoa học:
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý vào xây dựng cơ sở dữ liệu và vào quản lý hệ
thống ngày càng được triển khai nhiều hơn trong nhiều ngành và lĩnh vực trong đó
có ngành cấp nước sạch. Mức độ ứng dụng và khía cạnh khai thác của các hệ thống
quản lý mạng lưới cấp nước dạng GIS ở nhiều quốc gia cũng như nhiều đơn vị kinh
tế ở Việt Nam khác nhau, mỗi ứng dụng có thế mạnh và thế yếu riêng. Thực hiện
luận văn thành cơng sẽ góp phần bổ sung thêm một khía cạnh khác của ứng dụng
GIS trong quản lý và khai thác mạng lưới cấp nước sạch, hoàn thiện thêm cho việc
ứng dụng GIS và quản lý mạng lưới cấp nước sạch. Từ đó có thể nhân rộng nghiên
cứu cho các lĩnh vực có yêu cầu quản lý tương tự hoặc mở rộng chuyên sâu và nâng
cao hơn cách ứng dụng GIS trong lĩnh vực cấp nước sạch.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả thực hiện của luận văn là một sơ sở dữ liệu GIS của mạng lưới cấp nước
sạch và phần mềm hỗ trợ quản lý và khai thác mạng lưới cấp nước sạch, cả 2 kết
quả này sẽ được sử dụng trong hệ thống quản lý và khai thác cấp nước sạch theo
công nghệ GIS của Esri mô phỏng theo cách hoạt động tại công ty cổ phần cấp
nước Tân Hịa. Đó là một sự lựa chọn thay đổi và ứng dụng mới cho các công ty
cấp nước sạch hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và trên cả
nước nói chung nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả công việc mang lại lợi ích
kinh tế cụ thể, tức thời; đồng thời là cơ sở tiềm năng cho phát triển các phương thức
quản lý khai thác nâng cao và hiệu quả hơn.

HV: Trần Bích Dung


9

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Mạng lƣới cấp nƣớc và công tác quản lý và khai thác mạng lƣới cấp nƣớc

của cơng ty cổ phần cấp nƣớc Tân Hịa:
2.1.1. Mạng lƣới cấp nƣớc và các yếu tố của mạng lƣới:
Hiểu đúng và đầy đủ về mạng lƣới cấp nƣớc và các yếu tố trên mạng lƣới là cơ
sở cho việc thiết kế và xây dựng cơ sở dữ liệu mạng lƣới cấp nƣớc.

Hình 2.1: Họa đồ mạng lƣới cấp nƣớc Tân Hịa - DMA 01-04.
HV: Trần Bích Dung


10

Mạng lƣới cấp nƣớc là hệ thống đƣờng ống dẫn nƣớc và các thiết bị trên đƣờng
ống để đƣa nƣớc đến nơi sử dụng.
Giải thích các yếu tố trên mạng lƣới cấp nƣớc và một số từ ngữ thông dụng:
 Hệ thống cấp nước: tồn bộ các cơng trình bao gồm cơng trình thu, trạm bơm,
trạm làm sạch, trạm xử lý nƣớc, mạng lƣới đƣờng ống, bể chứa để cung cấp
nƣớc có chất lƣợng đảm bảo tới các đối tƣợng sử dụng nƣớc.
 Ống nước thô: là đƣờng ống chuyển tải nƣớc chƣa qua xử lý từ trạm bơm về
đến nhà máy xử lý nƣớc.
 Ống chuyển tải: đƣợc thiết kế nhằm chuyển tải một lƣợng lớn nƣớc với
khoảng cách dài, thơng thƣờng là giữa các cơng trình chính trong hệ thống cấp
nƣớc.
 Ống phân phối: là đƣờng ống trung gian với mục đích chuyển nƣớc tới khách
hàng. Đƣờng kính ống phân phối nhỏ hơn đƣờng kính ống chuyển tải và
thƣờng bố trí theo địa hình và theo đƣờng giao thơng trong thành phố.
 Đường ống dịch vụ (hay cịn gọi là ống ngánh hay ống nhánh): là đƣờng ống
đƣợc đấu nối từ ống phân phối vào đồng hồ nƣớc để trực tiếp cung cấp nƣớc
cho khách hàng sử dụng.
 Đồng hồ nước: là phƣơng tiện đo dùng để xác định lƣu lƣợng nƣớc chảy qua
đƣờng ống.

 Thủy đài, hồ chứa nước: là nơi chứa nƣớc sạch để điều hòa, phân phối cho
mạng lƣới cấp nƣớc.
 Tháp cắt áp: là nơi khống chế áp lực nƣớc tối đa đầu mạng lƣới để bảo vệ an
tồn mạng lƣới cấp nƣớc, phịng chống trƣờng hợp áp lực nƣớc trên mạng lƣới
tăng đột ngột.
 Cải tạo thay thế tuyến ống cấp nước: là công tác thay thế các tuyến ống cũ, sử
dụng lâu năm, hƣ mục hoặc có vật liệu ống khơng phù hợp bằng một tuyến
ống mới có cùng đƣờng kính nhằm chống thất thoát nƣớc và nâng cao khả
năng cung cấp nƣớc.

HV: Trần Bích Dung


11

 Cải tạo phát triển tuyến ống cấp nước: là công tác thay thế các tuyến ống cũ,
sử dụng lâu năm, hƣ mục hoặc có vật liệu ống khơng phù hợp bằng tuyến ống
có đƣờng kính lớn hơn hoặc bổ sung thêm tuyến ống mới, điều chỉnh đấu nối
mạng lƣới phù hợp với mơ hình thủy lực, phát triển mạng lƣới cấp nƣớc.
 Phát triển tuyến ống cấp nước: là công tác lắp đặt mới các tuyến ống cấp nƣớc
để phục vụ cung cấp nƣớc cho những khu vực, vị trí trƣớc đây chƣa có tuyến
ống cấp nƣớc.
 Hầm kỹ thuật: là cơng trình trên mạng lƣới cấp nƣớc – nơi kiểm tra, thăm dò,
lắp đặt các thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý, vận hành mạng lƣới
cấp nƣớc.
 Van: là các loại van đƣợc sử dụng trong hệ thống cấp nƣớc để đóng và mở
nƣớc, điều chỉnh hoặc kiểm soát khối lƣợng nƣớc, để điều chỉnh áp lực bên
trong hệ thống hoặc ngăn sự chảy ngƣợc của dòng nƣớc trong hệ thống cấp
nƣớc. Các van có thể đƣợc vận hành bằng tay, bằng các thiết bị điện, thủy lực
hoặc khí nén.

 Trụ nước chữa cháy: còn gọi là trụ cứu hỏa, là các trụ nổi đƣợc sơn màu đỏ
hoặc các họng chìm đƣợc đặt ngầm dƣới mặt đất, có hệ thống van, khóa, nắp;
đƣợc lắp đặt nối với đƣờng ống nƣớc và chủ yếu dùng cho mục đích hoạt động
chữa cháy.
 Trạm tăng áp: là nơi vận hành nhằm tăng áp lực nƣớc sạch cung cấp cho
những khu vực có áp lực nƣớc yếu.
2.1.2. Quản lý và vận hành mạng lƣới cấp nƣớc:
Yêu cầu cơ bản: đảm bảo cấp nƣớc ổn định, liên tục, đạt chất lƣợng.
 Lƣu lƣợng: đáp ứng đƣợc nhu cầu dùng nƣớc của khách hàng.
 Áp lực: đảm bảo áp lực nƣớc cung cấp qua đồng hồ nƣớc khách hàng đo đƣợc
tại đồng hồ vào giờ cao điểm với mức tối thiểu là 0,1 bar.
 Áp lực và lƣu lƣợng đƣợc đảm bảo duy trì ổn định, hợp lý trên tồn mạng lƣới
cấp nƣớc.

HV: Trần Bích Dung


12

 Chất lƣợng nƣớc trên mạng lƣới phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định
hiện hành của Nhà nƣớc và của Tổng cơng ty Cấp nƣớc Sài Gịn.
 Có biện pháp kìm hãm, kiểm sốt và giảm thiểu lƣợng nƣớc không doanh thu.
 Quản lý chặt chẽ và đầy đủ số liệu, thông tin mạng lƣới đƣờng ống.
 Đƣờng ống và các thiết bị kỹ thuật trên mạng lƣới hoạt động theo đúng công
năng, khai thác đúng yêu cầu kỹ thuật.
Phân loại đƣờng ống cấp nƣớc:
 Đƣờng ống cấp nƣớc đƣợc phân loại theo công năng bao gồm: ống chuyển tải,
ống phân phối, ống dịch vụ.
 Ống chuyển tải:
 Ống cấp 1: các tuyến ống có đƣờng kính Ø ≥ 600mm

 Ống cấp 2: các tuyến ống có đƣờng kính 350mm < Ø < 600mm.
 Ống phân phối:
 Ống cấp 3: các tuyến ống có đƣờng kính Ø ≤ 350mm
 Ống dịch vụ: đƣợc đấu nối từ ống phân phối vào đồng hồ nƣớc để cung cấp
nƣớc cho khách hàng sử dụng (thƣờng có cỡ đƣờng kính Ø ≤ 50mm).
 Ngồi ra vẫn có những trƣờng hợp ngoại lệ.
Quản lý cơ sở dữ liệu:
 Các đối tƣợng cần quản lý:
 Đƣờng ống chuyển tải.

 Tháp nƣớc.

 Đƣờng ống phân phối.

 Van.

 Đƣờng ống dịch vụ.

 Thiết bị kỹ thuật.

 Đồng hồ nƣớc khách hàng.

 Hầm kỹ thuật, hầm đồng hồ

 Đồng hồ tổng.
 Bể chứa, đài nƣớc.

tổng.
 Trạm tăng áp.
 Trụ nƣớc chữa cháy.


HV: Trần Bích Dung


13

 Các thông tin cần quản lý:
 Thông tin tổng quan: tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng ống (phân loại
theo cấp, cỡ đƣờng kính ống, theo vật liệu, theo năm lắp đặt), tổng số các
thiết bị kỹ thuật trên mạng (tổng số van, tổng số đồng hồ tổng, tổng số
trụ nƣớc chữa cháy), tổng số đồng hồ nƣớc khách hàng (phân loại theo
cỡ đồng hồ), số sự cố xảy ra trên mạng (rị rỉ, xì bể), áp lực trên mạng
(khu vực áp lực cao nhất, trung bình, thấp nhất).
 Thơng tin về đƣờng ống và các thiết bị trên mạng (các thông tin này
phải đƣợc thể hiện và cập nhật vào trong hệ thống họa đồ mạng lƣới cấp
nƣớc của đơn vị): đƣờng kính, cơng năng (chuyển tải hoặc phân phối),
chiều dài, vật liệu, tiêu chuẩn, hiệu sản xuất, năm lắp đặt, vị trí, độ sâu,
tình trạng hoạt động.
 Thơng tin về tình trạng chuyển tải nƣớc trong ống: lƣu lƣợng, áp lực,
vận tốc, hệ số nhám, chất lƣợng nƣớc.
 Thông tin về các sự cố trên mạng: nguyên nhân sự cố, nơi phát sinh sự
cố, thời gian xảy ra sự cố, phƣơng pháp xử lý, khắc phục sự cố, số lần
xảy ra sự cố trên một tuyến ống.
 Thông tin về điều kiện và môi trƣờng thi công lắp đặt: lƣu lƣợng giao
thơng, mực nƣớc ngầm, tính ăn mịn của thổ nhƣỡng.
 Thơng tin có tính chất xã hội: quy hoạch đô thị, quy hoạch cấp nƣớc,
tiêu chuẩn dùng nƣớc, số hộ khách hàng cần cấp nƣớc, nhu cầu dùng
nƣớc, hệ số điều hòa (hệ số thay đổi lƣu lƣợng/ ngày đêm).
 Thiết lập và quản lý hệ thống họa đồ mạng lƣới cấp nƣớc của đơn vị theo đúng
quy định của Tổng Cơng ty Cấp nƣớc Sài Gịn.

Cập nhật thông tin:
 Tất cả các số liệu, thông tin phải đƣợc cập nhật kịp thời và thƣờng xuyên theo
định kỳ, lƣu trữ có hệ thống.

HV: Trần Bích Dung


14

 Việc thiết lập và cập nhật họa đồ mạng lƣới cấp nƣớc phải đƣợc thực hiện theo
quy định hiện hành của Tổng cơng ty Cấp nƣớc Sài Gịn về công tác cập nhật
bản đồ mạng lƣới cấp nƣớc.
 Phải ghi nhận lại tất cả các thông tin hiện trạng trƣớc và sau khi thực hiện
công tác vận hành, bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa… mạng lƣới cấp nƣớc ngồi
hiện trƣờng (theo các biểu mẫu do đơn vị quản lý ban hành).
 Định kỳ mỗi 06 tháng đơn vị quản lý phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu
việc cập nhật số liệu, thông tin trên họa đồ và hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn
vị.
Công tác thi công lắp đặt đƣờng ống và các thiết bị kỹ thuật trên mạng lƣới cấp
nƣớc:
 Việc thiết kế và bố trí lắp đặt đƣờng ống và các thiết bị kỹ thuật trên mạng
lƣới bắt buộc phải tuân theo quy chuẩn hiện hành của nhà nƣớc, khuyến khích
áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành của Nhà nƣớc, riêng vật tƣ, thiết bị đƣợc
sử dụng trên mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc phải phù hợp với các tiêu chuẩn
kỹ thuật đƣợc Tổng Công ty Cấp nƣớc Sài Gòn áp dụng (nhằm đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật và tính đồng bộ, thống nhất trên tồn hệ thống cấp nƣớc).
 Tuyệt đối khơng đƣợc sử dụng những loại vật liệu ống và vật tƣ, phụ kiện có
các chất có khả năng ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời sử dụng nƣớc để lắp
đặt vào hệ thống nƣớc.
 Trên mạng lƣới cấp nƣớc các thiết bị kỹ thuật (van, hầm xả cặn…) phải đƣợc

bố trí lắp đặt đồng bộ và hoạt động theo đúng công năng, u cầu kỹ thuật.
 Trong q trình thi cơng, đơn vị thi công phải thi công đúng kỹ thuật, đúng
quy trình, chấp hành nghiêm chỉnh theo đúng các quy định hiện hành của Nhà
nƣớc về phòng chống cháy nổ, đảm bảo an tồn giao thơng, an tồn lao động
và vệ sinh mơi trƣờng.
 Trƣờng hợp, trong q trình thi cơng, cần phải thao tác, vận hành các thiết bị
kỹ thuật trên mạng hiện hữu (đóng, mở van…) để phục vụ thi cơng thì đơn vị

HV: Trần Bích Dung


15

quản lý dự án và đơn vị thi công phải có thơng báo trƣớc cho đơn vị quản lý
mạng lƣới cấp nƣớc để đơn vị quản lý mạng lƣới tổ chức thực hiện.
 Nghiêm cấm đơn vị thi công tự ý thao tác, vận hành làm thay đổi hiện trạng
hoạt động của mạng lƣới và các thiết bị kỹ thuật trên mạng (đóng, mở van…)
khi chƣa có sự đồng ý chấp thuận của đơn vị quản lý mạng lƣới.
2.1.3. Hiện trạng quản lý dữ liệu khơng gian và thuộc tính tại cơng ty cổ phần
cấp nƣớc Tân Hịa:
Dữ liệu khơng gian: dữ liệu không gian bao gồm các đối tƣợng hiện hữu và xác
định đƣợc vị trí trong mạng lƣới cấp nƣớc và các ranh giới phân chia khu vực cấp
nƣớc nhƣ là đƣờng ống phân phối, ống ngánh (ống nhánh), đồng hồ tổng, đồng hồ
khách hàng, van, trụ cứu hỏa, mối nối, hầm xả cặn, khu vực cấp nƣớc, thửa đất, con
đƣờng… Các đối tƣợng không gian này đƣợc thể hiện trên Họa đồ mạng lƣới của
công ty trên phần mềm AutoCad cùng với nền địa chính. Tồn bộ khu vực mà công
ty cung cấp đều đƣợc vẽ lên file Cad dƣới dạng file tổng cho quận và file từng
phƣờng (quận Tân Bình 15 phƣờng, quận Tân Phú 10 phƣờng).
Các nhƣợc điểm của file Cad hiện tại bao gồm: Chiều dài đƣờng ống khơng
chính xác theo tỷ lệ mà chỉ có tính tƣợng trƣng ƣớc lệ, khơng có hệ quy chiếu nên

việc xác định vị trí của 1 đối tƣợng chỉ có tính tƣơng đối và sai lệch nhiều, khơng
thực hiện đƣợc các phân tích khơng gian nhƣ là trả lời câu hỏi có bao nhiêu đồng hồ
khách hàng trên 1 tuyến ống hay chọn những trụ cứu hỏa thuộc một phƣờng…, chỉ
thể hiện đƣợc một vài thông tin thuộc tính, khơng xuất file hay xuất báo cáo đƣợc,
khó kiểm sốt việc cập nhật vì mỗi ngƣời làm việc trên một dữ liệu riêng, bất tiện
trong việc chia sẽ dữ liệu và có nhiều trƣờng hợp các file lệch nhau khi thể hiện
cùng đối tƣợng hoặc chồng chéo lên nhau khi tổng hợp.

HV: Trần Bích Dung


×