Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề & đáp án THPT 2010-2011 (tham khảo)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.44 KB, 3 trang )

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Tham khảo)
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I. Phần chung cho tất cả thí sinh:
Câu 1 (2 điểm): Những hiểu biết của anh chị về hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu.
Câu 2 (3 điểm) Anh (chị) hãy viết một đoạn văn với độ dài khoảng 1 trang giấy thi bàn
về “Lời ăn tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch”.
II. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a: ( 5 điểm )
( Dành cho thí sinh học chương trình chuẩn )
Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Theo Ngữ văn 12, tập một, sách giáo khoa chương trình chuẩn, NXB Giáo dục, trang 111)
Câu 3b :( 5điểm)
( Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao) :
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ dưới đây:
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy


không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
( Sách Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một- NXB Giáo dục,
năm 2008)
Gîi ý lµm bµi.
Câu 1 (2 điểm)
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng và bắt tay
vào xây dựng cuộc sống mới.(1 điểm)
- Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt
Bắc về lại thủ đô, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi về lại miền xuôi. Cuộc chia tay
lịch sử ấy đem lại cảm hứng cho Tố Hữu viết bài Việt Bắc.(1 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
Yêu cầu
+ Đoạn văn phải đảm bảo về hình thức: Viết hoa chữ cái đầu, thụt đầu dòng và chấm câu
khi kết thúc đoạn.
+ Đoạn văn sử dụng chủ yếu thao tác lập luận bình luận và phối hợp một số thao tác khác
để giải quyết vấn đề,
+ Đoạn văn có thể viết tất cả các mặt của vấn đề như: lời nói, hành vi, quan hệ, ứng xử, …
Hoặc cũng có thể chỉ viết về một khía cạnh là cách nói năng
+ Đoạn văn phải nêu bật hai nội dung cơ bản sau:
- Thực trạng về cách nói năng của học sinh hiện nay.
- Đề xuất cách nói năng văn minh, thanh lịch (có thể nêu ý nghĩa và hướng tu dưỡng, rèn
luyện.)
Biểu điểm
- Điểm 3: Đáp ứng hầu hết các yêu cầu trên. Luận điểm rõ ràng, luận cứ thích hợp;vận
dụng tốt các thao tác lập luận: hành văn trong sáng, hiếm lổi hình thức.Chỉ cho tồi đa 2,5
điểm nếu học sinh viết nhiều hơn một đoạn văn.
- Điểm 2: Tỏ ra biết bình luận, bám sát luận đề dù các luận điển luận, luận cứ chưa thật

phong phú. Hành văn có chỗ chưa suôn nhưng không nhìn chung diễn đạt được ý kiến. Lỗi
hình thức khộng nhiều.
- Điểm 1: Bài lan man, bình luận chưa rõ nét hoặc ý còn sơ sài. Khá nhiều lỗi hình thức.
II. Phần riêng cho thí sinh học theo từng chương trình:
Câu 3a: (Dành cho thí sinh học theo chương trình chuẩn)
* Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận và vận dụng khả năng đọc hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn
thơ trữ tình. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ
pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, thí sinh trình bày những cảm
nhận của mình về đoạn thơ mà đề ra
- Về nội dung:
+ Cảnh sắc thiên nhiên Việt Bắc với vẻ đẹp đa dạng trong thời gian, không gian khác nhau.
+ Con người Việt Bắc gắn bó hài hòa với thiên nhiên thơ mộng.
- Về nghệ thuật:
+ Hình ảnh đối xứng, đan cài, hòa hợp.
+ Giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha,…
Câu 3b.( Dành cho thí sinh học chương trình Nâng cao): (5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học và vận dụng khả năng đọc –hiểu để phát
biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca: những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra
đời, giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, vị trí đoạn trích… làm rõ sự cảm nhận (tức là sự
hiểu biết và tình cảm, xúc cảm của bản thân) về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Có
thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần nêu được:
 Về nội dung:
- Đoạn thơ diễn tả cái chết bi tráng, đột ngột của người nghệ sĩ Lor-ca đấu tranh cho tự do và

cách tân nghệ thuật: (6 dòng thơ đầu)
+ Mỗi tiếng ghi ta là một hình dung về cái chết thảm khốc của Lor-ca.
+ Mỗi tiếng ghi ta còn là một cảm nhận, một nỗi niềm của con người trước cái chết ấy.
- Đoạn thơ thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi
và sự nghiệp Lor-ca( 4 dòng thơ cuối):
+ Niềm tiếc thương đối với Lor-ca, người nghệ sĩ với khát vọng tự do và cách tân nghệ
thuật.
+ Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca.
 Về nghệ thuật: Phát hiện và phân tích hiệu quả của các thủ pháp nghệ thuật:
- Điệp từ: tiếng ghi ta.
- Thủ pháp chuyển đổi cảm giác(rất đặc trưng của trường phái thơ tượng trưng)
- Hình ảnh tượng trưng,siêu thực: bầu trời ,cô gái, nâu,lá xanh, tròn bọt nước vỡ tan, ròng
ròng máu chảy,chôn cất tiếng đàn, giọt nước mắt vầng trăng, đáy giếng…
- Kết hợp giữa thi ảnh và âm thanh.
- Câu thơ không vần, không dấu chấm, dấu phẩy; không viết hoa; phân câu theo một trật tự
khác thường: tiếng ghi ta ròng ròng - máu chảy

×