Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Cảm xúc bóng đá và suất sinh lợi cổ phiếu tại các quốc gia đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.99 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG THẾ QUÂN

CẢM XÚC BÓNG ĐÁ VÀ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU
TẠI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á
FOOTBALL EMOTIONS AND STOCK RETURNS IN THE
COUNTRIES OF SOUTHEAST ASIA

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2016


i

CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG - HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THU HIỀN

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. ĐẶNG HÙNG VŨ
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Ðại học Bách Khoa, ÐHQG Tp. HCM
ngày 10 tháng 08 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận vãn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)


1. CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: PGS.TS. PHẠM NGỌC THÚY
2. THƢ KÝ: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG
3. ỦY VIÊN: TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ
4. ỦY VIÊN: TS. ĐẶNG HÙNG VŨ
5. ỦY VIÊN: TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HOÀNG THẾ QUÂN MSHV: 13170719
Ngày, tháng, năm sinh: 31/01/1990

Nơi sinh: Hà Tĩnh

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
I. TÊN ĐỀ TÀI:

Cảm xúc bóng đá và suất sinh lợi cổ phiếu tại các quốc gia Đông Nam Á.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá sự tác động của kết quả bóng đá lên suất sinh lợi cổ phiếu thông qua tác
động lên tâm lý của thị trƣờng.
- Phân tích sự thay đổi trong tâm lý thị trƣờng, tâm lý nhà đầu tƣ do tác động của
kết quả bóng đá ảnh hƣởng tới thị trƣờng chứng khoán.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 29/02/2016
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/07/2016
IV. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THU HIỀN
Lâm Đồng, ngày 31 tháng 08 năm 2016
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TRƢỞNG KHOA


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Nội dung trong luận văn này là kết quả q trình nghiên cứu của tơi.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình.

Học viên

HỒNG THẾ QN


iv


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô đã giảng dạy
trong chƣơng trình Cao học Quản trị Kinh doanh Khóa 2013 tại Đà Lạt, Lâm Đồng,
những ngƣời đã truyền đạt cho tơi những kiến thức hữu ích làm cơ sở cho tôi thực
hiện tốt luận văn này.
Tôi xin cám ơn quý Thầy Cơ tại Văn phịng Đại diện Trƣờng Đại học Bách
Khoa tại Đà Lạt đã tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi trong suốt quá trình học
tập.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thu Hiền, ngƣời Cơ đáng
kính và có tâm đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Sau cùng tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan, đồng nghiệp
và bạn bè đã ln tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng
nhƣ thực hiện luận văn.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chƣa nhiều nên
luận văn cịn nhiều thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến góp ý của Thầy Cơ và các
Anh Chị học viên.
Lâm Đồng, ngày 31 tháng 08 năm 2016
Học Viên

HOÀNG THẾ QUÂN


v

TĨM TẮT
Thị trƣờng chứng khốn đóng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế của
một quốc gia. Một sự đi xuống của thị trƣờng chứng khoán cũng ảnh hƣởng tiêu cực
đến nền kinh tế. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khốn trong đó
yếu tố tâm lý nhà đầu tƣ đóng một vai trị quan trọng, đặc biệt là sự ảnh hƣởng của

kết quả thể thao tới tâm lý nhà đầu tƣ.
Thể thao và những gia vị của nó trong đời sống con ngƣời đƣợc cho là một
trong những yếu tố quan trọng tác động lên hành vi của con ngƣời trong cuộc sống.
Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu về cảm xúc thể thao lên thị trƣờng chứng
khoán, các nghiên cứu cũng đã tìm ra những mối liên hệ giữa cảm xúc thể thao và
suất sinh lợi cổ phiếu của thị trƣờng chứng khốn. Bóng đá là mơn thể thao vua tại
Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á, các trận đấu tại giải vô
địch các quốc gia Đơng Nam Á và mơn bóng đá nam tại Seagame luôn thu hút đƣợc
lƣợng lớn khán giả theo dỏi. Kết quả của trận đấu thƣờng có nhiều ảnh hƣởng lên
tâm lý của khán giả. Do vậy nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu các tác động
có thể có lên thị trƣờng chứng khoán nhƣ một hệ quả của quá trình tác động lên các
cá nhân trong quốc gia.
Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết đƣợc xây dựng dựa trên mơ hình
nghiên cứu của Edmans, García and Norli (2007). Nghiên cứu sử dụng phƣơng
pháp nghiên cứu định lƣợng dựa trên bộ dữ liệu thứ cấp chỉ số chứng khoán của các
thị trƣờng và dựa trên thống kê kết quả các trận đấu của sáu nƣớc Đông Nam Á. Dữ
liệu của nghiên cứu là kết quả thi đấu bóng đá của 06 quốc gia Đông Nam Á tại hai
giải đấu lớn trong khu vực là giải vô địch các quốc gia Đơng Nam Á và mơn bóng
đá nam tại Seagame.
Kết quả phân tích hồi quy đã chứng minh có sự ảnh hƣởng của cảm xúc bóng
đá lên suất sinh lợi cổ phiếu đặc biệt là trong các ngày diễn ra các trận thắng suất
sinh lợi cổ phiếu ngày hơm đó tăng lên, trong các ngày diễn ra các trận thua cảm


vi

xúc bóng đá khơng có ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khốn. Phân tích hồi quy
cũng cho kết quả là các trận đấu ở vịng bảng với tính chất quan trọng thấp hơn các
trận đấu loại trực tiếp thì sự ảnh hƣởng của cảm xúc bóng đá lên suất sinh lợi cổ
phiếu là lớn hơn.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, với thời gian và nguồn lực hạn chế, đề
tài nghiên cứu còn những hạn chế nhất định, nhƣng tác giả cũng hy vọng rằng kết
quả nghiên cứu của đề tài cũng giúp chúng ta có thêm căn cứ để đánh giá các yếu tố
tác động lên tâm lý của nhà đầu tƣ từ đó đánh giá về chỉ số chứng khốn của các
quốc gia Đơng Nam Á.


vii

ABSTRACT

The stock market is a very important role for a country's economy. A drop of
the stock market was also negatively affected the economy. There are many factors
that affect the stock market in which investors 'psychological factors play an
important role, especially the influence of sports results to investor psychology.
Sport and its spice in human life is said to be one of the important factors
that impact on human behavior in life. The world has many research about sports
emotions onto the stock market, the study also found the relationship between sport
and emotional capacity of profitable shares of the stock market. Football is the king
of sports in Vietnam and other countries in Southeast Asia, the championship match
at the Southeast Asian nations and men's football at Seagame always attracted large
audience team. Results of the matches usually have much affect the psychology of
the audience. So the research is done in order to find out the impact can have up the
stock market as a consequence of the process of acting on the individual in the
country.
Research models and hypotheses are based on model research Edmans,
García and Norli (2007 ). The study used quantitative research methods based on
secondary data sets stock index of the market and based on statistical results of the
matches of the six Southeast Asian countries. The data of the study is the result of
06 football playing nations in Southeast Asia in two major tournaments in the

region is the national championship of South East Asia and in Seagame football.
Results of regression analysis demonstrated the emotional impact of football
on stock returns especially in the day has win match, stock returns on that day rise,
in the day defeats the football emotions not affect the stock market. Regression
analysis also results in the matches in the group stage with a lower critical nature of
knockout matches, then the emotional impact of football on stock returns is greater.


viii

In the process of doing research, with time and resource limitations, the
research subject to certain restrictions, but the authors also hope that the results of
the research subject also help us have more bases to assess the factors acting on the
psychology of investors from it reviews about the stock of the South East Asian
countries.


ix

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................iv
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
ABSTRACT ............................................................................................................ vii
MỤC LỤC .................................................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................xi
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................. Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1 : MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2

3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .....................................................................................3
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................3
6. Bố cục của luận văn .............................................................................................3
Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................ 5
2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................5
2.1.1 Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả ......................................................................5
2.1.2 Tâm lý nhà đầu tƣ ........................................................................................7
2.1.3 Lý thuyết tài chính hành vi ..........................................................................7
2.2 Những nghiên cứu trƣớc đây về ảnh hƣởng của thể thao lên tâm lý đầu tƣ .............11
2.3 Mơ hình nghiên cứu đề xuất: ...........................................................................13
2.4 Các giả thuyết nghiên cứu ...............................................................................15
Chƣơng 3 : DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 16
3.1 Giải vô địch bóng đá Đơng Nam Á và mơn bóng đá nam tại đại hội thể thao
các nƣớc Đông Nam Á ..........................................................................................16
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ..........................................................................................17
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................22
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29
4.1 Mô tả dữ liệu ....................................................................................................29
4.2 Phân tích hồi quy .............................................................................................30


x

4.2.1 Phân tích hồi quy suất sinh lợi cổ phiếu với thị trƣờng dẫn dắt là thị
trƣờng chứng khoán New York: .........................................................................30
4.2.2 Phân tích hồi quy suất sinh lợi cổ phiếu với thị trƣờng dẫn dắt là thị
trƣờng chứng khoán Đức:...................................................................................32
4.2.3 Phân tích hồi quy suất sinh lợi cổ phiếu với thị trƣờng dẫn dắt là thị
trƣờng chứng khoán Trung Quốc: ......................................................................33

4.3 Tính chất quan trọng của trận đấu và suất sinh lợi cổ phiếu tại các quốc gia
Đông Nam Á. .........................................................................................................35
4.4 Kiểm định giả thuyết .......................................................................................37
4.5 Thảo luận kết quả.............................................................................................38
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 39
5.1 Kết luận ............................................................................................................39
5.2 Đóng góp của đề tài .........................................................................................39
5.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................40
5.4 Kiến nghị..........................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 41
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 43


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 3.1: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng Trung Quốc trong khoảng thời gian
2007-2015..................................................................................................................18
Biểu đồ 3.2: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng Đức trong khoảng thời gian 2007-2015
...................................................................................................................................18
Biểu đồ 3.3: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng New York trong khoảng thời gian
2007-2015..................................................................................................................19
Biểu đồ 3.4: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng Việt Nam trong khoảng thời gian 20072015 ...........................................................................................................................19
Biểu đồ 3.5: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng Indonesia trong khoảng thời gian 20072015 ...........................................................................................................................20
Biểu đồ 3.6: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng Malaysia trong khoảng thời gian 20072015 ...........................................................................................................................20
Biểu đồ 3.7: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng Philippines trong khoảng thời gian
2007-2015..................................................................................................................21
Biểu đồ 3.8: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng Thái Lan trong khoảng thời gian 20072015 ...........................................................................................................................21
Biểu đồ 3.9: Chỉ số chứng khoán thị trƣờng Singapore trong khoảng thời gian 20072015 ...........................................................................................................................22
Bảng 3.10: Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................24

Bảng 4.1: Mô tả số liệu .............................................................................................29
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy phƣơng trình (1) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán New York ............................................................................................31
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy phƣơng trình (2) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán New York ............................................................................................31
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy phƣơng trình (1) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán Đức ......................................................................................................32
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy phƣơng trình (2) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán Đức ......................................................................................................33


xii

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy phƣơng trình (1) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán Trung Quốc..........................................................................................34
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy phƣơng trình (2) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán Trung Quốc..........................................................................................35
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy tính chất quan trọng của trận đấu ảnh hƣởng tới suất sinh
lợi cổ phiếu ................................................................................................................36


xiii

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả hồi quy phƣơng trình (1) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán New York. ...........................................................................................43
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy phƣơng trình (2) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán New York. ...........................................................................................44
Phụ lục 3 Ảnh hƣởng của kết quả trận thắng và trận thua lên suất sinh lợi cổ phiếu
với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng chứng khoán New York. ..................................44

Phụ lục 4: Kết quả hồi quy phƣơng trình (1) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán Đức. .....................................................................................................45
Phụ lục 5: Kết quả hồi quy phƣơng trình (2) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán Đức. .....................................................................................................46
Phụ lục 6: Ảnh hƣởng của kết quả trận thắng và trận thua lên suất sinh lợi cổ phiếu
với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng chứng khoán Đức. ............................................46
Phụ lục 7: Kết quả hồi quy phƣơng trình (1) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán Trung Quốc..........................................................................................47
Phụ lục 8: Kết quả hồi quy phƣơng trình (2) với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng
chứng khoán Trung Quốc..........................................................................................48
Phụ lục 9: Ảnh hƣởng của kết quả trận thắng và trận thua lên suất sinh lợi cổ phiếu
với thị trƣờng dẫn dắt là thị trƣờng chứng khốn Trung Quốc. ................................48
Phụ lục 10: Mơ tả dữ liệu. ........................................................................................49


1

Chƣơng 1 : MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay thuật ngữ thị trƣờng chứng khốn đã khơng cịn xa lạ, có nhiều
định nghĩa về thị trƣờng chứng khốn trong đó có thể hiểu thị trƣờng chứng khốn
là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhƣợng các loại chứng
khoán. Trong khoảng thời gian 15 năm hình thành và phát triển, thị trƣờng chứng
khốn Việt Nam đã có những bƣớc phát triển ấn tƣợng, đóng vai trò quan trọng
trong việc huy động vốn trung và dài hạn phục vụ đầu tƣ và mở rộng sản xuất kinh
doanh, đồng thời cũng thúc đẩy việc tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà
nƣớc góp phần quan trọng trong quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế. Thị trƣờng
chứng khốn đóng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia. Một
sự đi xuống của thị trƣờng chứng khoán cũng ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế.

Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khốn trong đó yếu tố tâm lý nhà
đầu tƣ đóng một vai trị quan trọng, đặc biệt là sự ảnh hƣởng của kết quả thể thao
tới tâm lý nhà đầu tƣ.
Thể thao và những gia vị của nó trong đời sống con ngƣời đƣợc cho là một
trong những yếu tố quan trọng tác động lên hành vi của con ngƣời trong cuộc sống.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về cảm xúc thể thao lên thị trƣờng chứng
khốn tiêu biểu trong đó là nghiên cứu của Edmans, García and Norli (2007) nghiên
cứu về tác động của kết quả thể thao lên lợi nhuận cổ phiếu, nghiên cứu kết luận
rằng kết quả bóng đá có tác động đến tâm lý nhà đầu tƣ đặc biệt là ở những quốc gia
mà bóng đá chiếm một vị trí quan trọng; Nanette van Rees (2010) nghiên cứu ảnh
hƣởng của kết quả thi đấu của đội tuyển bóng đá Hà Lan lên chỉ số chứng khoán Hà
Lan, nghiên cứu cho thấy kết quả chiến thắng của đội tuyển Hà Lan có tác động tích
cực lên thị trƣờng chứng khốn trong khi kết quả thua cuộc khơng có tác động lên
chỉ số chứng khoán; Nghiên cứu của Songklod Wongprasertsook (2012) điều tra
phản ứng của thị trƣờng chứng khoán với những thay đổi trong tâm lý nhà đầu tƣ từ
kết quả bóng đá tại 9 nƣớc Đơng Nam Á, kết quả nghiên cứu đƣa ra là kết quả bóng
đá có những tác động lên lợi nhuận cổ phiếu, tuy nhiên ảnh hƣởng thua trận thì lớn
hơn so với ảnh hƣởng thắng trận. Các nghiên cứu trên đã tìm ra những mối liên hệ
giữa cảm xúc thể thao và thị trƣờng chứng khoán.


2

Bóng đá là mơn thể thao vua tại Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trong khu vực
Đông Nam Á, các trận đấu tại giải vô địch các quốc gia Đông Nam Á và mơn bóng đá
nam tại Seagame ln thu hút đƣợc lƣợng lớn khán giả theo dỏi. Kết quả của trận đấu
thƣờng có nhiều ảnh hƣởng lên tâm lý của khán giả. Khán giả ở đây cũng là ngƣời tiêu
dùng, ngƣời lao động, nhà sản xuất, nhà đầu tƣ. Khi yếu tố tâm lý bị ảnh hƣởng thì
hành vi mua, hành vi lao động, hành vi đầu tƣ đƣợc kỳ vọng cũng bị ảnh hƣởng.
Do vậy đề tài “Cảm xúc bóng đá và suất sinh lợi cổ phiếu tại các quốc gia

Đơng Nam Á” đƣợc thực hiện nhằm tìm hiểu các tác động có thể có lên thị trƣờng
chứng khốn nhƣ một hệ quả của q trình tác động lên các cá nhân trong quốc gia.
Nghiên cứu này đƣợc kỳ vọng sẽ giúp ích cho các nhà đầu tƣ có cái nhìn tổng qt
hơn về yếu tố tâm lý và tác động của nó lên sự biến động của thị trƣờng chứng
khoán, cụ thể hơn nghiên cứu này đƣợc kỳ vọng đem lại các quan sát thú vị về ảnh
hƣởng của tâm lý, tình u bóng đá đến lợi nhuận chứng khốn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này tìm hiểu mối liên hệ giữa cảm xúc bóng đá lên suất sinh lợi
thị trƣờng chứng khốn thơng qua việc tìm hiểu mối liên hệ giữa kết quả bóng đá
mà đƣợc cho rằng sẽ tác động lên tâm lý thị trƣờng và từ đó tác động lên suất sinh
lợi thị trƣờng chứng khoán. Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta biết đƣợc phản ứng
của thị trƣờng chứng khoán, mức độ ảnh hƣởng của thị trƣờng, của nhà đầu tƣ từ
các kết quả của mơn thể thao bóng đá.
Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này nhƣ sau :
 Tác động của kết quả bóng đá lên suất sinh lợi cổ phiếu thông qua tác động
lên nhà đầu tƣ và thị trƣờng nhƣ thế nào?
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết quả thi đấu của đội tuyển quốc gia sáu nƣớc Đông
Nam Á bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine, Singapore, Việt Nam
tại hai giải đấu lớn trong khu vực là giải vô địch các quốc gia Đơng Nam Á và mơn
bóng đá Nam thuộc khuôn khổ đại hội thể thao Đông Nam Á từ năm 2007 đến năm
2015, dữ liệu kết quả trận đấu đƣợc lấy từ trang web Wikipedia.com.vn. Chỉ số
chứng khoán của sáu quốc gia nêu trên cùng với chỉ số chứng khoán của thị trƣờng
chứng khoán New York, chỉ số chứng khốn Đức, Trung Quốc, là các thị trƣờng có
tính dẫn dắt, từ năm 2007 đến năm 2015 đƣợc lấy từ Datastream.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng dựa trên bộ dữ
liệu thứ cấp chỉ số chứng khoán của các thị trƣờng và dựa trên thống kê kết quả các
trận đấu của sáu nƣớc Đông Nam Á. Đánh giá ảnh hƣởng của chiến thắng và thất bại
lên lợi nhuận cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán của mỗi quốc gia. Dùng phƣơng
pháp hồi quy để đánh giá ảnh hƣởng của kết quả bóng đá tới lợi nhuận cổ phiếu.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thông tin về mối liên hệ giữa kết quả bóng
đá và tâm lý của nhà đầu tƣ, từ đó xác định sự ảnh hƣởng đến lợi nhuận cổ phiếu.
Nghiên cứu giúp chúng ta hiểu hơn về tác động của tâm lý nhà đầu tƣ tới thị trƣờng
chứng khoán.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 5 chƣơng, có kết cấu nhƣ sau:
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU
Chƣơng này giới thiệu lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề tài, qua
đó nêu lên mục tiêu mà đề tài hƣớng đến. Từ đó định hƣớng đối tƣợng, phạm vi
nghiên cứu cũng nhƣ ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, những nghiên cứu có liên quan đến sự
ảnh hƣởng của tâm lý nhà đầu tƣ tới lợi nhuận cổ phiếu và tác động của kết quả thể
thao tới thị trƣờng chứng khoán, dựa trên những mơ hình tham khảo để đƣa ra mơ
hình nghiên cứu các sự ảnh hƣởng của kết quả thể thao lên lợi nhuận cổ phiếu.
Chƣơng 3: DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng này sẽ trình bày chi tiết phƣơng pháp nghiên cứu mà tác giả tiến hành
với đề tài đã chọn, các giả thuyết và các biến của mơ hình nghiên cứu, cách thức thu
thập và tính tốn dữ liệu nghiên cứu cũng nhƣ trình tự các bƣớc nghiên cứu.
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích kết quả nghiên cứu, trình bày kết quả nghiên cứu. Kiểm định mơ
hình và đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu, phân tích đánh giá các kết quả thu
đƣợc.



4

Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày tóm tắt các kết quả chính của nghiên cứu từ dữ liệu đã thu thập
đƣợc thơng qua phân tích thống kê dựa trên phần mềm stata, từ đó đƣa ra các kết
luận về sự ảnh hƣởng của kết quả bóng đá tới lợi nhuận cổ phiếu. Ngoài ra, luận văn
cũng nêu lên những đóng góp cũng nhƣ hạn chế của đề tài và đề ra hƣớng nghiên
cứu tiếp theo.


5

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng 1 đã trình bày tổng quan lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề
tài, qua đó nêu lên mục tiêu mà đề tài hƣớng đến. Từ đó định hƣớng đối tƣợng,
phạm vi nghiên cứu cũng nhƣ ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chƣơng 2 trình bày cơ sở
lý thuyết của đề tài, những nghiên cứu có liên quan đến sự ảnh hƣởng của tâm lý
nhà đầu tƣ tới lợi nhuận cổ phiếu và tác động của kết quả thể thao tới thị trƣờng
chứng khốn, dựa trên những mơ hình tham khảo để đƣa ra mơ hình nghiên cứu các
sự ảnh hƣởng của kết quả thể thao lên lợi nhuận cổ phiếu.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả
Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả đƣợc phát triển bởi Eugene Fama năm 1960,
ông cho rằng một thị trƣờng đƣợc gọi là hiệu quả khi tại bất kỳ thời gian nhất định
và trong một thị trƣờng mà có thể dễ dàng để thực hiện một giao dịch nhanh chóng
và đạt giá mong muốn, giá chứng khoán phản ánh đầy đủ tất cả các thơng tin có sẵn.
Khái niệm thị trƣờng hiệu quả đƣợc hiểu là thị trƣờng mà ở đó giá cả của các
chứng khốn đƣợc điều chỉnh một cách tức thời, nhanh chóng, phản ánh đƣợc tất cả
các thông tin đã biết trên thị trƣờng.

Một thị trƣờng đƣợc coi là hiệu quả khi nó hiệu quả về các mặt: phân phối, tổ
chức hoạt động, thông tin.
Một thị trƣờng đƣợc coi là hiệu quả về mặt phân phối khi thị trƣờng đó có
khả năng đƣa đƣợc các nguồn lực khan hiếm đến ngƣời sử dụng, sao cho trên cơ sở
nguồn lực có đƣợc, ngƣời ta sẽ tạo ra kết quả đầu ra lớn nhất, tức là họ sử dụng
đƣợc một cách tối ƣu. Ngƣời sử dụng tốt nhất cho nguồn lực huy động đƣợc là
ngƣời có khả năng trả giá cao nhất cho quyền đƣợc sử dụng nguồn lực đó.
Tính hiệu quả trên phƣơng diện tổ chức hoạt động thể hiện rõ bởi khả năng làm
cực đại hóa quy mơ giao dịch trên một thị trƣờng chứng khốn cụ thể. Việc tổ chức hoạt
động của thị trƣờng chứng khoán với mục tiêu cực đại hóa quy mơ giao dịch phải dựa
trên các nguyên tắc căn bản nhƣ ở các thị trƣờng khác là: Mở rộng khả năng lựa chọn
“hàng hóa – các loại chứng khốn” và lựa chọn “dịch vụ – các tổ chức trung gian” cho
khách hàng; tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tham gia vào thị trƣờng với chi phí


6

thấp, từ đó thị trƣờng đạt đến độ thanh khoản cao; có các biện pháp hữu hiệu chống lại
các hoạt động đầu cơ gây phƣơng hại đến đa số khách hàng…
Một thị trƣờng đƣợc coi là hiệu quả về mặt thơng tin khi giá cả của loại hàng
hóa giao dịch trên thị trƣờng đƣợc phản ánh đầy đủ và tức thời bởi các thơng tin có
liên quan. Những thơng tin đó bao gồm nhiều loại khác nhau, nhƣ thơng tin về môi
trƣờng kinh tế vĩ mô, thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và các đối
thủ cạnh tranh, thông tin về thị trƣờng…
Các nghiên cứu thƣờng xem xét lý thuyết thị trƣờng hiệu quả về mặt thông
tin, đánh giá mức độ hiệu quả của thị trƣờng mà ít đi sâu vào góc độ tìm hiểu về thị
trƣờng hiệu quả trên phƣơng diện phân phối hay tổ chức của thị trƣờng, bởi vì trong
thị trƣờng chứng khốn, tính hiệu quả về mặt thơng tin có ý nghĩa quyết định đối
với sự thành cơng của tồn thị trƣờng.
Cụ thể hơn, lý thuyết thị trƣờng hiệu quả (trên phƣơng diện thông tin) luôn cho

rằng khi tham gia vào một thị trƣờng hiệu quả, nhà đầu tƣ sẽ ít có cơ hội vƣợt trội hơn
so với những ngƣời khác vì hiệu quả của thị trƣờng chứng khoán sẽ khiến cho giá của
các cổ phiếu hiện có trên thị trƣờng ln gắn kết và cung cấp các thơng tin tƣơng thích,
tức là mọi ngƣời đều có khả năng tiếp cận thơng tin nhƣ nhau. Theo thuyết này thì các
chứng khốn sẽ đƣợc mua/bán, trao đổi ngang giá trên các sàn giao dịch chứng khốn,
do đó sẽ khơng có cơ hội một cách hệ thống để một số “đại gia” mua ép giá cổ phiếu
hoặc thổi phồng mức giá khi bán (hiện tƣợng làm giá). Ngƣời chơi luôn đƣợc tin tƣởng
rằng thị trƣờng đối xử công bằng với tất cả mọi ngƣời.
Thị trƣờng hiệu quả có ba hình thái là thị trƣờng hiệu quả dạng yếu, thị
trƣờng hiệu quả dạng vừa và thị trƣờng hiệu quả dạng mạnh.
Thị trƣờng chứng khoán dạng yếu cho rằng giá chứng khoán hiện tại là sự phản
ánh đầy đủ mọi thơng tin của thị trƣờng chứng khốn, bao gồm các chuyển dịch liên
tục của giá, tỷ suất thu nhập, khối lƣợng giao dịch… Hình thái này cho rằng khơng thể
dự báo đƣợc giá chứng khốn trong tƣơng lai hay là có thể kiếm đƣợc lợi nhuận vƣợt
trội bằng những căn cứ từ thông tin về giá của chúng trong quá khứ.
Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả dạng vừa cho rằng giá chứng khốn sẽ điều
chỉnh nhanh chóng trƣớc bất kỳ thông tin công khai nào, tức là mức giá hiện tại
phản ánh đầy đủ mọi thông tin cơng khai trong hiện tại cũng nhƣ trong q khứ,
chính vì vậy mà giả thuyết này bao trùm lên cả giả thuyết thị trƣờng hiệu quả dạng


7

yếu. Giả thuyết này cho rằng các nhà đầu tƣ khi ra quyết định dựa trên các thông tin
sau khi nó đƣợc cơng bố sẽ khơng thu đƣợc lợi nhuận cao hơn mức trung bình bởi
mức giá chứng khốn này đã phản ánh mọi thơng tin cơng khai đó.
Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả dạng mạnh cho rằng giá chứng khốn phản
ánh tất cả các thơng tin từ cơng khai đến nội bộ. Nhƣ vậy, trong một thị trƣờng hiệu
quả dạng mạnh, ngƣời sử dụng tất cả những thông tin có thể có, dù rằng các thơng
tin đó có đƣợc phổ biến ra công chúng hay không, sẽ không thể thu đƣợc lợi nhuận

vƣợt trội so với ngƣời khác.
2.1.2 Tâm lý nhà đầu tƣ
Tâm lý là các hiện tƣợng tinh thần xảy ra trong đầu óc con ngƣời, gắn liền và
điều khiển hành động và hoạt động của con ngƣời. Khi bị tác động bởi các yếu tố
bên ngoài, tâm lý và hành động của con ngƣời sẽ có những thay đổi. Những nghiên
cứu trƣớc đây cũng đã cho thấy những yếu tố tác động đến tâm lý nhà đầu tƣ sẽ ảnh
hƣởng tới lợi nhuận cổ phiếu. Kamstra et al. (2000) trong nghiên cứu về tác động
của thời tiết đến lợi nhuận cổ phiếu của mình đã phát hiện ra rằng lợi nhuận cổ
phiếu trung bình trong những ngày trời nhiều mây thấp hơn 200-500% so với những
cuối tuần khác. Nghiên cứu của Wrugler và Baker (2006) về tâm lý nhà đầu tƣ thì
cho rằng cảm xúc có những tác động rõ ràng và cụ thể lên toàn bộ các nhà đầu tƣ
trên thị trƣờng chứng khoán. Cụ thể những chứng khoán trao đổi, mua bán là chịu
ảnh hƣởng nhiều nhất bởi tâm lý nhà đầu tƣ.
2.1.3 Lý thuyết tài chính hành vi
Tài chính hành vi là nghiên cứu về ảnh hƣởng của tâm lý về hành vi của các
nhà tài chính và các ảnh hƣởng tiếp theo trên thị trƣờng. Tài chính hành vi đƣợc
quan tâm vì nó giúp giải thích lý do tại sao và làm thế nào thị trƣờng có thể là
khơng hiệu quả. Theo Sewell (2001).
Tài chính hành vi nghiên cứu tâm lý của việc ra quyết định tài chính. Tài
chính hành vi kết hợp lý thuyết xã hội và tâm lý với lý thuyết tài chính để hiểu đƣợc
làm cách nào mà biến động giá trên thị trƣờng chứng khoán xảy ra độc lập với bất
kỳ hành động nào của công ty. Các yếu tố tác động tới tài chính hành vi đƣợc
Ricciardi, V. và Simon, H.K. miêu tả nhƣ sau:


8

Lý thuyết xã hội

Lý thuyết tâm lý


Tài chính
hành vi

Lý thuyết tài chính
Nguồn: Ricciardi, V. và Simon, H.K. (2000)
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình hành vi và tâm lý,
cùng với cách các quá trình này bị ảnh hƣởng bởi môi trƣờng vật lý, trạng thái tinh
thần và mơi trƣờng bên ngồi của một con ngƣời.
Xã hội học là hệ thống nghiên cứu các hành vi xã hội của con ngƣời và các
nhóm ngƣời. Lĩnh vực này tập trung chủ yếu vào các ảnh hƣởng của các mối quan
hệ xã hội về thái độ và hành vi của con ngƣời.
Tài chính là một mơn học có liên quan với việc xác định giá trị và ra quyết định.
Tài chính có chức năng phân bổ vốn, bao gồm việc mua, đầu tƣ và quản lý tài nguyên.
Tài chính hành vi nghiên cứu thị trƣờng tài chính cũng nhƣ giải thích những
bất thƣờng trên thị trƣờng chứng khốn nhƣ thị trƣờng bong bóng đầu cơ và sự phá
sản hàng loạt. Theo Ricciardi, V. và Simon, H.K. (2000), tài chính hành vi cố gắng
giải thích và tăng hiểu biết về các mơ hình lý luận của các nhà đầu tƣ bao gồm các
q trình cảm xúc có liên quan và mức độ ảnh hƣởng của nó đến việc ra quyết định.
Về cơ bản, tài chính hành vi cố gắng giải thích những gì, tại sao, và làm thế nào về
tài chính và đầu tƣ, từ góc độ con ngƣời. Ví dụ, tài chính hành vi nghiên cứu thị
trƣờng tài chính cũng nhƣ cung cấp lời giải thích để nhiều bất thƣờng trên thị
trƣờng chứng khoán (nhƣ hiệu ứng tháng Giêng), bong bóng thị trƣờng đầu cơ (Cơn
sốt cổ phiếu Internet bán lẻ năm 1999), và sự phá sản hàng loạt năm 1929 và 1987.
- Các điều kiện để lý thuyết tài chính hành vi tồn tại:
Các mơ hình đƣợc đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu
trên thị trƣờng tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản. Nếu cả ba đều tồn tại, lý thuyết


9


tài chính hành vi dự báo rằng việc định giá sai khơng những tồn tại, mà cịn là rất
đáng kể (lớn hoặc đến mức nghiêm trọng) và kéo dài. Ba điều kiện đó bao gồm
(Olsen, 1998):
 Tồn tại hành vi khơng hợp lý;
 Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống;
 Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trƣờng tài chính.
+ Hành vi khơng hợp lý
Các nhà đầu tƣ sẽ có hành vi khơng hợp lý khi họ khơng phân tích và xử lý
hợp lý những thơng tin mà họ có (và thị trƣờng cung cấp), từ đó dẫn đến những kỳ
vọng lệch lạc về tƣơng lai của cổ phiếu mà họ đầu tƣ vào. Ngoài ra, trong một số
trƣờng hợp, dựa trên kinh nghiệm hay nhận thức sẵn có, họ cũng mắc phải những
“lệch lạc trong nhận thức”. Những nghiên cứu về các hành vi khơng hợp lý tiêu biểu
trong thị trƣờng tài chính là kết hợp giữa tâm lý học, mà chủ yếu là trƣờng phái tâm
lý nhận thức (cognitive psychology) với trƣờng phái tâm lý hành vi (behavioral
psychology).
+ Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống
Nếu chỉ một nhà đầu tƣ đơn lẻ có hành vi khơng hợp lý thì ảnh hƣởng của
giao dịch của nhà đầu tƣ này lên giá cổ phiếu trên thị trƣờng là không đáng kể (cho
dù là một tổ chức đầu tƣ lớn thì ảnh hƣởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một
mình). Chỉ khi hành vi khơng hợp lý mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm nhiều
nhà đầu tƣ cùng có một hành vi khơng hợp lý nhƣ nhau) thì khi ấy việc định giá sai
sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài. Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng tính lệch
lạc (bất hợp lý) trong hành vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tƣ, và do đó, nó
tạo thành một dạng nhƣ chúng ta thƣờng gọi là “hiệu ứng bầy đàn”, khiến cho giá
một số cổ phiếu không phản ánh giá trị thật (hay hợp lý) của chúng. Nhƣ vậy, “hiệu
ứng bầy đàn” tác động không tốt cho thị trƣờng trong trƣờng hợp chúng ta xem hiệu
ứng bầy đàn là tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi lệch lạc, khơng hợp
lý, thấy ai làm sao thì làm vậy.
+ Giới hạn về khả năng kinh doanh chênh lệch giá

Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ
hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh


10

lệch giá sẽ điều chỉnh giá trên thị trƣờng về cân bằng. Nhƣng nếu tồn tại định giá
sai, mà lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các khoản lợi
nhuận này thì nhƣ thế nào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh doanh chênh
lệch giá khi có định giá sai?
Lý thuyết thị trƣờng hiệu quả cho rằng luôn tồn tại một cơ chế điều chỉnh thị
trƣờng về trạng thái hiệu quả, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá. Còn lý thuyết
hành vi tài chính lại chỉ ra rằng cơ chế điều chỉnh đó khơng phải lúc nào cũng có thể
xảy ra, nghĩa là sẽ có những trƣờng hợp những nhà đầu tƣ hợp lý không thể chiến
thắng những nhà đầu tƣ bất hợp lý và khi đó thị trƣờng sẽ khơng hiệu quả.
- Một số lý thuyết về tài chính hành vi
Dƣới đây là những lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu thực nghiệm cho ta
cái nhìn rõ hơn về lý thuyết tài chính hành vi.
+Lý thuyết triển vọng
Lý thuyết triển vọng cho rằng các nhà đầu tƣ sử dụng một điểm tham chiếu
để mã hóa những khoản lời và lỗ của họ. Một nhà đầu tƣ theo lý thuyết triển vọng
sẽ ngại rủi ro hơn sau khi trải nghiệm các khoản lãi, và trở nên ƣa thích rủi ro hơn
khi trải nghiệm các khoản lỗ.
Lý thuyết triển vọng đƣợc phát triển bởi Kahneman và Tversky (1979) đƣợc
xem là một lựa chọn phù hợp thực tế hơn so với các lý thuyết truyền thống vốn đã
đƣợc chấp nhận rộng rãi. Lý thuyết triển vọng là lý thuyết của hành vi trung bình,
nó khái qt cách hành xử của các cá nhân hay các nhóm cá nhân trong thế giới
khơng chắc chắn.
+ Tự biện minh
Việc bán cổ phiếu và chịu lỗ là điều khó chịu đối với các nhà đầu tƣ, cũng

giống nhƣ việc thừa nhận sai lầm. Theo hiệu ứng ngƣợc vị thế, các nhà đầu tƣ mong
muốn duy trì một thái độ tích cực, lạc quan về khả năng ra quyết định đầu tƣ của
mình và điều khiển những hành động của mình phù hợp với thái độ đó.
+ Tính tốn bất hợp lý
Khái niệm này mơ tả xu hƣớng con ngƣời sắp xếp một vài nguồn và sử dụng
tiền vào các tài khoản quy ƣớc mang tính tâm lý trong đầu, đƣợc phát triển bởi
Thaler (1980) và Tversky và Kahneman(1981). Con ngƣời có xu hƣớng tách riêng
các quyết định mà đúng ra phải đƣợc kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo


11

trong trí tƣởng tƣợng của họ (metal accounting) và tối đa hố lợi ích từng tài khoản,
vì vậy, đơi khi chúng ta đƣa ra các quyết định nhìn tƣởng là hợp lý, mà thật ra là sai
lầm. Ví dụ, con ngƣời có xu hƣớng tách biệt ra một khoản đầu tƣ khỏi danh mục
đầu tƣ của họ. Một giành cho việc mua những cổ phiếu ít rủi ro, phần cịn lại giành
cho việc đầu cơ cho các cổ phiếu rủi ro hơn. Khi mua cổ phiếu cho danh mục đầu
cơ, ngƣời này thƣờng không mua những cổ phiếu cùng một mức tỉ suất sinh lời và
rủi ro thấp hơn mà mua những cổ phiếu mang tính rủi ro cao chỉ vì nghĩ rằng đây là
danh mục cho cổ phiếu đầu cơ. Thay vì nhƣ vậy, anh ta mua cổ phiếu ít rủi ro hơn
mà cũng mang lại lợi suất nhƣ những cổ phiếu đầu cơ, sẽ giúp anh ta tránh đƣợc
thua lỗ. Vấn đề nằm ở chỗ anh ta đã tách biệt ra hai tài khoản riêng cho đầu cơ và
không đầu cơ.
+ Sự e ngại phải hối tiếc
Loomes và Sugden (1982) là những ngƣời đầu tiên phát triển lý thuyết này
nhƣ một sự thay thế cho lý thuyết hữu dụng. Sự tiếc nuối, đặc biệt là sự tiếc nuối dự
báo trƣớc có tác động đáng kể đến các quyết định. Sự e ngại tiếc nuối có thể khiến
nhà đầu tƣ ít mạo hiểm hơn vì điều này điều này sẽ làm giảm nhẹ bớt khả năng xảy
ra kết quả tồi tệ (Simonson,1992; Connolly và Reb,2003), Shefrin và Statman
(1985) dựa vào sự e ngại phải tiếc nuối để giải thích tại sao các nhà đầu tƣ khơng

thích bán ra những cổ phiếu đang thua lỗ, đó là vì tâm lí này đem lại cho họ phản
hồi khó thể chấp nhận rằng họ đã có một quyết định sai lầm. Nhƣng cũng có thể
khuyến khích họ mạo hiểm nhiều hơn trong trƣờng hợp ở quá khứ họ đã bỏ lỡ
những cơ hội có cổ phiếu tốt và hối tiếc rằng họ sẽ còn bỏ lỡ nhiều cơ hội hơn nữa
nếu nhƣ những cổ phiếu này tăng giá trong tƣơng lai mà họ lại chƣa đầu tƣ vào
chúng Zeelenberg,1999).
2.2 Những nghiên cứu trƣớc đây về ảnh hƣởng của thể thao lên tâm lý đầu tƣ
Edmans, García and Norli (2007) nghiên cứu về tác động của kết quả thể
thao lên lợi nhuận cổ phiếu, họ nghiên cứu trên dữ liệu của 39 quốc gia với các mơn
thể thao là bóng đá, khúc cơn cầu, bóng bầu dục và bóng rổ. Mơ hình nghiên cứu sử
dụng hai phƣơng trình hồi quy để tìm hiểu sự ảnh hƣởng của cảm xúc thể thao lên
suất sinh lợi cổ phiếu của thị trƣờng chứng khoán dựa trên dữ liệu của 39 quốc gia
trên thế giới, phƣơng trình thứ nhất nhƣ sau:
Rit = y0i + y1i Rit-1 + y2i Rmt-1 + y3i Rmt + y4i Rmt+1 + y5i Dt + y6iQt + єit


×