Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu các nhân tố gây hạn chế lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bằng trọng tài thương mại tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN XUÂN HẢI

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ GÂY HẠN CHẾ LỰA CHỌN
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
XÂY DỰNG BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.
Chuyên ngành : Quản Lý Xây Dựng
Mã số : 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. HCM, tháng 6 năm 2016.


NGHIÊN CỨU ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐẠI HỌC QUỐC GIA Tp.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học:PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ……………………………………………………………
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ……………………………………………………………
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa-Đại Học Quốc Gia
Tp. HCM ngày….... tháng…….. năm……..
Thành phần đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm :
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ )
1. ……………………………………………..


2. ……………………………………………..
3. ……………………………………………..
4. ……………………………………………..
5. ……………………………………………..
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được chỉnh sửa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ.
Họ và tên: NGUYỄN XUÂN HẢI.
Ngày tháng năm sinh: 20/09/1982.
Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng-Khóa 2014.

Nơi sinh: Bình Định.
Mã số học viên: 7140096.
Mã số:60580302.

I. TÊN ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ GÂY HẠN CHẾ LỰA CHỌN PHƯƠNG

THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG BẰNG
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Nghiên cứu xác định ba mục tiêu chính như sau:
1.Xác định các nguyên nhân gây hạn chế việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp hợp đồng xây dựng thông qua Trọng tài thương mại tại Việt Nam.
2.Xếp hạng, đánh giá các nhân tố gây hạn chế việc lựa chọn phương thức Trọng tài
thương mại. Đồng thời tìm kiếm, phân tích những thành tố chính ẩn sau các rào cản đã
xác định được.
3.Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị để cải thiện việc sử dụng phương thứcTrọng tài
thương mại giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ :11-01-2016.
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:12-06-2016.
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :PGS.TS

PHẠM HỒNG LUÂN.

Tp. Hồ Chí Minh,ngày 12 tháng 6 năm 2016.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TRƯỞNG KHOA

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)



LỜI CẢM ƠN
Sẽ khơng có sự thành cơng trọn vẹn nếu như khơng có những hỗ trợ, giúp đỡ dù
ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp từ người khác. Để được kết quả hôm nay Tôi đã
nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và người
thân.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, xin gửi lời tri ân đến Qúy Thầy cô thuộc bộ môn
Quản lý xây dựng - với tri thức và tâm huyết đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu
làm hành trang trên suốt đoạn đường còn lại.
Xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Phạm Hồng Luân đã tận tâm hướng dẫn
trong suốt quá trình thực hiện đề tài của Luận văn.
Cùng đồng hành với Tơi trong q trình nghiên cứu là các chuyên gia, đồng
nghiệp và bạn bè đã có những lời khun q báu, đồng thời giúp hồn thành bảng
câu hỏi khảo sát.
Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân đã ln quan tâm động
viên giúp Tơi nỗ lực vượt qua những khó khăn và trở ngại để về đích thành cơng.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2016
Nguyễn Xuân Hải.


TÓM TẮT
Trọng tài thương mại (TTTM) là phương thức giải quyết tranh chấp văn minh, được
sử dụng phổ biến trên Thế giới. Tại Việt Nam có nhiều phương thức giải quyết tranh
chấp hợp đồng xây dựng (HĐXD) như Thương lượng, Hòa giải, TTTM, Tòa án.
Nhưng thực tế hiện nay đa số các cá nhân, tổ chức kinh doanh chưa ưu tiên TTTM mà
vẫn có xu hướng lựa chọn Tịa án như một cách giải quyết tranh chấp tối ưu. Vậy,
nguyên nhân nào gây hạn chế việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp HĐXD
thông qua TTTM tại Việt Nam? Để giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu đặt ra với ba

mục tiêu chính như sau:
- Xác định các nguyên nhân gây hạn chế việc lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp HĐXD thông qua TTTM tại Việt Nam.
-Xếp hạng, đánh giá các nhân tố gây hạn chế và đồng thời tìm kiếm những thành
tố chính ẩn sau các ngun nhân gây hạn chế đã xác định được.
-Đề xuất giải pháp và khuyến nghị để cải thiện việc sử dụng phương thứcTTTM
giải quyết tranh chấp HĐXD.
Trong nghiên cứu này, khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được thực hiện với mục
đích xác định các rào cản đó. Bảng câu hỏi khảo sát dựa vào các nghiên cứu trước đây
và tham khảo ý kiến chun gia thì có được 05 nhóm rào cản chính gồm 19 nhân tố
gây hạn chế lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp HĐXD thông qua TTTM
được sử dụng để thu thập dữ liệu. Kết quả có 70 bảng khảo sát phản hồi hợp lệ đại
diện cho ba nhóm doanh nghiệp gồm Cơng ty vốn nước ngồi, Cơng ty Cổ phần và
Cơng ty TNHH/Tư nhân được sử dụng phân tích đánh giá; Đối tượng khảo sát là
những người có nhiều năm kinh nghiệm về pháp lý HĐXD. Thông qua các kiểm định
Cronchbach anpha, phương pháp trị trung bình, kiểm định Cruskal-Wallis, kiểm định
Oneway-Anova.Phương pháp phân tích thành tố chính (PCA) đã được ứng dụng để
phân tích dữ liệu và kết quả cho thấy có 05 nguyên nhân chính gây hạn chế lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp HĐXD thông qua TTTM tại Việt Nam:


(1) Do đặc thù ngành xây dựng; (2) Do đặc trưng văn hóa truyền thống; (3) Do
rào cản của cơ chế và pháp luật liên quan; (4) Do sự hiểu biết phương thức TTTM còn
hạn chế; (5) Do tâm lý ngại thay đổi.
Từ kết quả phân tích, sau khi tham vấn ý kiến chun gia thì lựa chọn được 04
nhóm giải pháp gồm 09 đề xuất dựa trên tính khả thi và hiệu quả mang lại thực tế nhất
nhằm cải thiện việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp HĐXD bằng TTTM
tại Việt Nam.



ABSTRACT
The method of Arbitration is civilized, popular with dispute resolution all over
the word. In Viet Nam, there are many of the methods of dispute resolution such as
Negotiation, Mediation, Arbitration and Litigation. However, most individuals,
organizations have not been chosen yet the method of Arbitration as a priority in the
fact, but using of Litigation is the best one. So, For what causes limitations in the
choice of method for resolving disputes in construction contracts by Arbitration in
Viet Nam? To solve the problems above, this research includes the three of principal
objects:
-To determine the limiting factors in the choice of method for resolving disputes
in construction contracts by Arbitration in Viet Nam.
-To rank, evalute the strong limiting factors and to search the principal
components behind all of these.
-To propose the resolutions and the recommendations to improve onthe choice
of method for resolving disputes in construction contracts by Arbitration
In this research, a questionnaire survey was carried out to identify factors that
caused limitations. The survey questionnaire was designed by synthetizing, inheriting
the previous studies and consultation with experts,obtained five the group of major
causes which included twenty nine the limiting factors in the choice of method for
resolving disputes in construction contracts by Arbitration in Viet Namto used to
collect data. As a result, there were seventy the valid questionnaires which
represented three groups of enterprise including Foreign companies, Joint stock
companies and Limited companies used to assess. The survey audiences were the
people who had many experiences of legal issues relating in construction contracts.
UsingCronbach's alpha test, Mean, The Cruskal-Wallis test, The One-Way Anova
test . The method of Pricipal Component Analysis (PCA) was applied to analyze
data and the results indicated that five major causes limitations inthe choice of
method for resolving disputes in construction contracts by Arbitration in Viet Nam:



The method of Arbitration is civilized, popular with dispute resolution all over
DueIntoViet
characteristics
(2) Due to
Vietnamese
cultures
and
the(1)
word.
Nam, there of
areconstruction;
many of the methods
of dispute
resolution
such
traditions;
(3) Due
to bureaucracies
andandlegals;
(4) Due
to limiting
awareness of
as negotiation,
mediation,
arbitration
litigation.
However,
most individuals,
method
for resolving

disputes
in construction
contracts
by Arbitration;
(5) Dueinto
organizations
have not
been chosen
yet the method
of arbitration
as a priority
afraid
of changes.
the fact,
but using of litigation is the best one. So, For what causes limitation in
theFrom
choice
of method
for resolving
disputes
in construction
by
the results
of analyzing,
after closing
the consultations
withcontracts
experts made
arbitration
in groups

Viet Nam?
To solve the
problems
above,
this research
includes
four
the major
of resolutions
including
nine
proposals
that base
on thethe
best
three ofand
principal
objects: in the fact aim to improve onthe choice of method for
efficient
practicability
-To determine
theconstruction
causes (factors)
limit
the choice
of dispute
resolving
disputes in
contracts
by to

Arbitration
in Viet
Nam. resolution
method contracts by Arbitraton in Viet Nam.
-To rank, evalute the strong limiting factors and to search the principal
components behind all these.
-To propose the resolutions and the recommendations to improve in the choice
of dispute resolution method contracts.
In this research, a questionnaire survey was carried out to identify factors that
cause limitation. The survey questionnaire was designed by synthetizing and
inheriting the previous studies and consultation with experts. the survey
questionnaire obtains five the group of major causes, of which includes twenty
nine the limit factors to the choice of dispute resolution method contracts by
Arbitraton in Viet Nam to used to collect data. As a result, there are seventy the
valid questionnaires which represent three groups of enterprise are the foreign
companies, the joint stock companies and the limited companies used to assess
The survey audiences are the people who have many experiences of legal issues
relating in construction contracts. And the face to face interview method was
chosen to collect data. usingCronbach's alpha test, Mean, The Cruskal-Wallis
test, The One-Way Anova test . The method of Pricipal Component Analysis
(PCA) was applied to analyze data and the results indicated that five major


LỜI CAM ĐOAN.
Xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân Tơi. Các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu được thực hiện hồn tồn
trung thực và chưa được cơng bố bất cứ đâu khác.
Và Tơi chịu trách nhiệm hồn tồn về nghiên cứu này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2016.


Nguyễn Xuân Hải.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

BẢNG MỤC LỤC.
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT. .................................................................... 1
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ. ................................................................ 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. ................................................................................. 3
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC. ...................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 6
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 6

1.2.

Sơ lược các nghiên cứu tương tự trước đây ....................................................... 8

1.2.1.

Các nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 8

1.2.2.

Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 12


1.3.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 13

1.3.1.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 13

1.3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 14

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 14

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 14

1.4.2.

Về mặt không gian ..................................................................................... 14

1.4.3.

Về mặt thời gian......................................................................................... 15

1.5.


Phương pháp và công cụ nghiên cứu ................................................................ 15

1.5.1.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 15

1.5.2.

Cơng cụ nghiên cứu ................................................................................... 15

1.6.

Tính mới của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 15

1.7.

Đóng góp dự kiến của đề tài nghiên cứu .......................................................... 15

1.7.1.

Về mặt học thuật ........................................................................................ 15

1.7.2.

Về mặt thực tiễn ......................................................................................... 16

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN. ....................................................................................... 17
2.1 Khái quát chung về HĐXD, tranh chấp và các phương thức giải quyết tranh chấp
HĐXD ............................................................................................................................ 17
2.1.1


Hợp đồng trong hoạt động xây dựng ......................................................... 17

HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page i


LUẬN VĂN THẠC SĨ

2.1.2

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Tranh chấp HĐXD (Construction Contract Disputes) .............................. 17

2.2

Các phương thức giải quyết tranh chấp ............................................................ 19

2.3

Thực tế hoạt động của TTTM VIAC tại Việt Nam .......................................... 20

2.4

Các nhân tố ảnh hưởng việc lựa chọn phương thức TTTM ............................. 21

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ..................................................... 27
3.1


Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 27

3.2

Các cơng cụ nghiên cứu.................................................................................... 28

3.2.1

Bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................... 28

3.2.2

Thang đo, kiểm tra thang đo và các mục hỏi ............................................. 28

3.3

Các cơng cụ thống kê........................................................................................ 30

3.3.1

Phương pháp trị trung bình và xếp hạng các nhân tố ................................ 30

3.3.2

Kiểm định One - way ANOVA ................................................................. 30

3.3.3

Kiểm định Kruskal –Wallis ....................................................................... 30


3.3.4

Kiểm định Spearman ................................................................................. 31

3.3.5

Kiểm định KMO Bartlett’s ........................................................................ 31

3.3.6

Phân tích thành tố chính (Principal Component Analysis - PCA) ............ 32

3.4

Phân tích các nhân tố gây hạn chế sử dụng phương thức TTTM .................... 33

3.4.1

Nhóm nhân tố liên quan đến sự hiểu biết .................................................. 33

3.4.2

Nhóm nhân tố liên quan đến phán quyết trọng tài ..................................... 34

3.4.3

Nhóm nhân tố liên quan đến niềm tin ........................................................ 35

3.4.4


Nhóm nhân tố liên quan đến sự bình đẳng ................................................ 36

3.4.5

Nhóm nhân tố liên quan đặc trưng ngành xây dựng .................................. 36

3.4.6

Nhân tố liên quan đến chi phí trọng tài...................................................... 37

3.5

Bảng tổng hợp các nhân tố khảo sát đại trà ...................................................... 37

3.6

Phần thông tin chung của đối tượng khảo sát ................................................... 39

3.7

Quy trình thu thập dữ liệu................................................................................. 41

3.7.1

Vịng khảo sát ý kiến Chuyên gia .............................................................. 41

3.7.2

Vòng khảo sát đại trà ................................................................................. 42


HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page ii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH SỐ LIỆU VÀ BÀN LUẬN................................................ 44
4.1

Quy trình phân tích số liệu ............................................................................... 44

4.2

Kết quả thu thập dữ liệu vòng khảo sát đại trà ................................................. 45

4.3

Kiểm tra thang đo và mục hỏi .......................................................................... 47

4.4

Xác định các nhân tố gây hạn chế lựa chọn phương thức TTTM .................... 47

4.5

Trị trung bình và xếp hạng các nhân tố theo mức độ gây hạn chế ................... 48


4.6

Kiểm định sự khác biệt về trung bình mức độ xảy ra giữa các nhóm .............. 49

4.7

Kiểm tra sự tương quan xếp hạng giữa ba nhóm doanh nghiệp ....................... 50

4.8

Quan điểm giữa ba nhóm doanh nghiệp ........................................................... 50

4.8.1

Từ góc độ phía doanh nghiệp nước ngồi ................................................. 50

4.8.2

Từ góc độ phía các doanh nghiệp cổ phần................................................. 51

4.8.3

Từ góc độ phía doanh nghiệp TNHH/Tư nhân .......................................... 51

4.9

Phân tích các nhân tố được đánh giá cao nhất và thấp nhất ............................. 51

4.9.1


Các nhân tố gây hạn chế được đánh giá cao nhất ...................................... 51

4.9.2

Các nhân tố gây hạn chế có mức độ ảnh hưởng thấp nhất ........................ 53

4.10 Phân tích thành tố chính (Principal Component Analysis - PCA) ................... 55
4.11 Đặt tên và bàn luận các thành tố chính ............................................................. 59
4.11.1 Đặt tên các thành tố chính.......................................................................... 61
4.11.2 Bàn luận các thành tố chính ....................................................................... 61
4.12 So sánh kết quả với các nghiên cứu trước ........................................................ 64
CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN VIỆC LỰA CHỌN
PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HĐXD BẰNG TTTM.............. 68
5.1

Quy trình đề xuất giải pháp .............................................................................. 68

5.2

Đề xuất giải pháp sơ bộ ................................................................................... 68

5.2.1

Nhóm giải pháp nâng cao sự hiểu biết phương thức TTTM ..................... 68

5.2.2

Nhóm giải pháp cải thiện lịng tin vào phương thức TTTM ..................... 69


5.2.3

Nhóm giải pháp từ phía Trung tâm trọng tài ............................................. 70

5.2.4

Giải pháp áp dụng điều khoản TTTM trong HĐXD ................................. 70

HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page iii


LUẬN VĂN THẠC SĨ

5.3

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Kiểm tra lại tính khả thi và tính hiệu quả của giải pháp đề xuất ...................... 71

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................... 73
6.1

Kết luận............................................................................................................. 73

6.2

Khuyến nghị ..................................................................................................... 74


6.2.1

Đối với Cơ quan nhà nước ......................................................................... 74

6.2.2

Đối với Trung tâm trọng tài ....................................................................... 75

6.3

Hạn chế của nghiên cứu.................................................................................... 75

6.4

Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................. 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO. ....................................................................................... 76

HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page iv


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT.
TTTM : Trọng tài thương mại.
HĐXD : Hợp đồng xây dựng.

VIAC : Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phịng Thương mại và Cơng
nghiệp Việt Nam- tổ chức trọng tài có uy tín và lâu đời của Việt Nam, được cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam và nước ngồi tín nhiệm lựa chọn để giải quyết tranh chấp.

HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page 1


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ.
Hình 1.1. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa Trung Đơng và Châu Á. ................ 7
Hình 1.2. Lĩnh vực tranh chấp tại VIAC. ......................................................................... 7
Hình 2.1. Mối quan hệ giữa mâu thuẫn, khiếu nại và tranh chấp. ................................ 17
Hình 2.2. Nguồn gốc và nguyên nhân tương đương gây tranh chấp xây dựng. ............ 18
Hình 2.3. Mức độ trang trọng của các phương thức giải quyết tranh chấp. ................. 20
Hình 2.4. Các bước giải quyết tranh chấp xây dựng trên thế giới. ............................... 20
Hình 2.5. Số lượng vụ tranh chấp được phân xử tại VIAC. ........................................... 20
Hình 2.6. Thời gian giải quyết tranh chấp trung bình qua các năm 2013 – 2015. ....... 21
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu. .................................................................................... 27
Hình 3.2. Mơ tả phân tích thành tố chính. .................................................................... 32
Hình 4.1. Quy trình phân tích số liệu. ............................................................................ 44
Hình 4.2. Biểu đồ Scree Plot. ......................................................................................... 58
Hình 5.1. Quy trình đề xuất giải pháp. .......................................................................... 68
Hình 6.1. Những nhân tố gây hạn chế được đánh giá cao. ........................................... 73
Hình 6.2. Các thành tố chính. ........................................................................................ 74


HVTH: NGUYỄN XN HẢI- MSHV 7140096

Page 2


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.
Bảng 2.1. So sánh các phương thức giải quyết tranh chấp. ......................................... 19
Bảng 2. 2. Văn hóa ảnh hưởng đến lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp HĐXD
quốc tế. ........................................................................................................................... 21
Bảng 2.3. Mức độ quan trọng của các nhân tố trong việc lựa chọn phương thức giải
quyết tranh chấp. ............................................................................................................ 23
Bảng 2.4. Các nhân tố tiện ích dựa trên mơ hình giải quyết tranh chấp dự án xây dựng
quốc tế ............................................................................................................................ 23
Bảng 2.5. Eigenvector cho từng tiêu chí thu được từ mơ hình AHP.............................. 24
Bảng 2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp HĐXD. ................................................................................................................... 24
Bảng 2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp HĐXD. ................................................................................................................... 25
Bảng 2.8. Những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức phân
xử tranh chấp. ................................................................................................................ 26
Bảng 2.9. Phương thức trọng tài chưa phù hợp với với giải quyết tranh chấp lĩnh vực
công nghiệp. ................................................................................................................... 26
Bảng 3.1. Thang đo Linkert gồm 5 mức độ dùng trong bảng câu hỏi khảo sát............. 29
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp các nhân tố khảo sát đại trà.................................................. 38
Bảng 3.3. Các nhân tố kế thừa từ các nghiên cứu trước. .............................................. 40
Bảng 3.4. Các nhân tố đề xuất. ...................................................................................... 41

Bảng 3.5. Vòng khảo sát ý kiến Chuyên gia (Kinh nghiệm và vị trí cơng tác). ............. 41
Bảng 3.6. Kích thước mẫu của các nghiên cứu trước đây. ............................................ 42
Bảng 3.7. Đối tượng khảo sát của các nghiên cứu trước đây........................................ 42
Bảng 4.1. Cách thức thu thập dữ liệu. ........................................................................... 45
Bảng 4.2. Mức độ hiểu biết phương thức TTTM............................................................ 45
Bảng 4.3. Số năm kinh nghiệm của đối tượng khảo sát. ................................................ 45
Bảng 4.4. Loại hình doanh nghiệp của đối tượng khảo sát. .......................................... 46
Bảng 4.5. Vị trí cơng tác của đối tượng khảo sát. ......................................................... 46
Bảng 4.6. Loại hình doanh nghiệp sử dụng cho nghiên cứu. ........................................ 46
Bảng 4.7. Số trường hợp kiểm tra độ tin cậy của thang đo. .......................................... 47
Bảng 4.8. Hệ số Cronch’s Alpha của toàn bộ mục hỏi. ................................................. 47
Bảng 4.9. Xếp hạng trung bình các nhân tố................................................................... 48

HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page 3


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định trung bình theo One-way ANOVA và Kruskal-Wallis. .. 49
Bảng 4.11. Sự tương quan xếp hạng mức độ xảy ra giữa ba nhóm doanh nghiệp. ....... 50
Bảng 4.12. Ba nhân tố gây hạn chế nhất. ...................................................................... 51
Bảng 4.13. Ba nhân tố ít gây hạn chế nhất. ................................................................... 54
Bảng 4.14. Kiểm tra hệ số KMO và Bartlett’s Test. ...................................................... 55
Bảng 4.15. Bảng kiểm tra giá trị Communality. ............................................................ 56
Bảng 4.16. Bảng tổng phương sai được giải thích bởi các nhân tố. ............................. 57
Bảng 4.17. Ma trận xoay nhân tố. .................................................................................. 59

Bảng 4.18. Tổng hợp các thành tố chính. ...................................................................... 60
Bảng 4.19. So sánh kết quả nghiên cứu với những tranh chấp còn vướng mắc. ........... 66
Bảng 4.20. So sánh kết quả với các nghiên cứu trước. .................................................. 67

HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page 4


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC.
Phụ lục 01. Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia (Khảo sát các nhân tố gây hạn chế). ...... 79
Phụ lục 02. Bảng khảo sát đại trà (Khảo sát các nhân tố gây hạn chế). ....................... 82
Phụ lục 03. Bảng khảo sát ý kiến chuyên gia (Khảo sát các giải pháp đề xuất). .......... 85
Phụ lục 04. Bảng tính giá trị trung bình các giải pháp đề xuất. .................................... 89
Phụ lục 05. Hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố. ................................................ 91
Phụ lục 06. Kiểm định One-way ANOVA. ...................................................................... 92
Phụ lục 07. Kiểm định Kruskal-Wallis. .......................................................................... 94
Phụ lục 08. Hệ số tương quan hạn Spearman. ............................................................... 95
Phụ lục 09. Phân tích thành tố chính (Principal component analysis –PCA). .............. 96
Phụ lục 9.1. Bảng tổng phương sai được giải thích bởi các nhân tố (Lần 1). ............... 96
Phụ lục 9.2. Bảng ma trận xoay nhân tố (Lần 1). .......................................................... 97

HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page 5



LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, do đó nhu cầu đầu tư trong lĩnh vực xây dựng
cũng không ngừng phát triển mạnh. Song hành cùng các dự án xây dựng là các nguy cơ
tiềm ẩn rủi ro và những yếu tố bất lợi có thể dẫn đến hệ quả tiêu cực đến các doanh
nghiệp. Mặc dù tranh chấp không phải là điều mong muốn và các bên đã rất cẩn trọng
trong việc áp dụng những biện pháp nhằm loại bỏ tranh chấp, song chưa thể khẳng
định rằng sẽ khơng có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra trong các HĐXD đã ký kết. Nhưng
khi phát sinh tranh chấp thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức giải quyết tranh
chấp nào để phân xử một cách có hiệu quả, tránh những tổn thất lớn cho doanh nghiệp?
Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp ở nước ta hiện nay như Thương lượng,
Hòa giải, TTTM, Tịa án. Trong đó, TTTM là phương thức đã xuất hiện từ lâu và giải
quyết tranh chấp bằng phương thức này đang ngày càng khẳng định vị thế, vai trị góp
phần giảm áp lực cho hệ thống Tịa án. Nếu khởi kiện tại Tịa án thì một doanh nghiệp
phải mất 400 ngày với hiệu quả thu hồi chỉ khoảng 50% và có thể chỉ tốn chi phí bằng
20-30% gồm phí phải nộp cho nhà nước và phí luật sư nhưng kèm theo đó là phải tốn
tiền lót tay và thời gian chờ đợi [1]. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy giải quyết tranh
chấp thông qua TTTM thường chỉ mất thời gian trong vòng 4-5 tháng là tối đa [2].
Trên thế giới, phương thức TTTM giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động
thương mại đã trở nên rất thông dụng. Theo thống kê, khoảng 90% các doanh nghiệp
quốc tế chọn phương thức TTTM để giải quyết tranh chấp thương mại và chỉ có 10%

số vụ việc là qua Toà án [3]. Tại Việt Nam, số lượng tranh chấp thương mại được giải
quyết bằng TTTM chiếm chưa đến 1,0 % số lượng các tranh chấp thương mại [4],
trong khi 98,5% các vụ kiện các tranh chấp thương mại ra tịa hồn tồn có thể giải
quyết được bằng TTTM nếu các bên đã lựa chọn phương thức TTTM [5]. Thực tế hiện
nay là TTTM chưa trở thành một hình thức giải quyết tranh chấp ngồi Tịa án được ưa
chuộng. Các cá nhân, tổ chức kinh doanh chưa ưu tiên lựa chọn TTTM trong việc giải
quyết tranh chấp mà vẫn có xu hướng lựa chọn Tòa án như một phương thức tối ưu.
HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page 6


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Hình 1.1. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa Trung Đông và Châu Á.
(Nguồn: GAD, 2012).
Theo khảo sát Bộ tư pháp, phương thức giải quyết tranh chấp được ưu tiên là
Thương lượng (57,8%), Toà án (46,8%), Hoà giải (22,8%) và TTTM (16,9%) [6]. Năm
2015 có khoảng 21 vụ tranh chấp HĐXD (chiếm 15%) trong tổng số 146 vụ tranh chấp
được giải quyết tại VIAC [7]. Vì sao TTTM tại Việt Nam vẫn chưa được các tổ chức,
cá nhân sử dụng nhiều trong các vụ tranh chấp thương mại nói chung và tranh chấp
HĐXD nói riêng; ngun nhân của thực trạng này là gì ? Đó là lý do chọn đề tài
"Nghiên cứu các nhân tố gây hạn chế lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp Hợp
đồng xây dựng thông qua Trọng tài thương mại tại Việt Nam" làm luận văn cao học.

Hình 1.2. Lĩnh vực tranh chấp tại VIAC.
(Nguồn: />HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096


Page 7


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Có những khái niệm về TTTM :
Theo Luật trọng tài thương mại năm 2010- là phương thức mà các bên tranh chấp
tự nguyện thỏa thuận với nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát
sinh giữa họ cho TTTM.
Theo James and Nicholas Gouldv, (1996)- là một tiến trình tư được mở ra theo sự
thỏa thuận của các bên nhằm giải quyết một tranh chấp đang tồn tại hoặc có thể phát
sinh bởi một Hội đồng trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên.
1.2.

Sơ lược các nghiên cứu tương tự trước đây

1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
 GAD, G. M and SHANE, J.S. (2012), “A Delphi Study on the Effects of Culture
on the Choice of Dispute Resolution Methods in International Construction
Contracts” [8].
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Delphi để xác định ảnh hưởng của văn hóa đến
việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh trong các HĐXD quốc tế. Với hai mục tiêu
chính của nghiên cứu là : xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp trong các HĐXD quốc tế và khuyến nghị lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp đối với các nhà thầu đối với các quốc gia nói tiếng Anh ở
Trung Đơng và Châu Á. Phỏng vấn 11 chuyên gia của các HĐXD quốc tế xác định 27
nhân tố ảnh hưởng việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong các HĐXD
quốc tế. Thứ tự xếp hạng cao 03 nhân tố bởi các chuyên gia là tính khả thi, thi hành

quyết định dựa trên bởi luất quốc gia và quyền tài phán. Theo khuyến nghị lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp sử dụng ở Trung Đơng và Châu Á, ở vịng cuối tất
cả 09 chuyên gia đồng ý rằng văn hóa ảnh hưởng mạnh đến việc lựa chọn phương thức
giải quyết tranh chấp HĐXD quốc tế. Và các chuyên gia khuyến nghị lựa chọn TTTM
như là phương thức ưu tiên tiếp theo sau khi thương lượng và hịa giải khơng thành.

HVTH: NGUYỄN XN HẢI- MSHV 7140096

Page 8


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

 Gunasena, K. B. D. (2010), “Performance of Critical Attributes in Alternative
Dispute Resolution (ADR) - A Study in Sri Lankan Construction Industry” [9].
Có nhiều phương pháp sử dụng để giải quyết tranh chấp như TTTM, Tòa án, Hòa
giải, Thương lượng trong lĩnh vực xây dựng. Phương thức Lựa chọn biện pháp giải
quyết tranh chấp hợp đồng đã đạt được nhiều nổi bật tích cực trong những năm gần
đây ở Sri Lanka. Nghiên cứu này là kết quả của cuộc khảo sát được tiến hành để tìm
hiểu các thuộc tính quan trọng của việc thực hiện phương thức giải quyết tranh chấp
HĐXD ở Sri Lanka. Những kết quả đạt được của nghiên cứu cung cấp một cái nhìn sâu
sắc về sự nhận thức và những tác động các phương thức giải quyết tranh chấp xây
dựng. Bài báo đã khảo sát 90 người và xếp hạng 12 nhân tố tác động đến việc lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp, bao gồm : Thời gian giải quyết tranh chấp, tính
trung lập của Hội đồng trọng tài, tính ràng buộc của phán quyết, thi hành phán quyết,
tính bảo mật của q trình, tính riêng tư của q trình, chi phí liên quan, sự linh hoạt
của q trình phân xử, duy trì mối quan hệ giữa các bên, chứa đựng các biện pháp sáng
tạo, khả năng kiếm soát bên thứ ba, phạm vi của phương thức.

 Chan, E. H. W, et al. (2006), “MAUT-Based Dispute Resolution Selection
Model Prototype for International Construction Projects” [10].
Phương thức giải quyết tranh chấp HĐXD quốc tế rất đa dạng, bao gồm Tòa án,
TTTM, Hòa giải, Thương lượng, chuyên gia tư vấn, ban tư vấn tranh chấp, xử án thu
hẹp. Vấn đề là lựa chọn phương thức nào phù hợp nhất theo nhu cầu của các bên liên
quan và bản chất của tranh chấp. Một mơ hình chuẩn giải quyết tranh chấp dựa trên cơ
sở mơ hình thứ bậc AHP (The Analytical Hierarchy Process) và kỹ thuật tiện ích đa
thuộc tính MAUT (Multi Attribute Utility Technique). Mơ hình được xây dựng dựa
trên 05 thành phần chính : Các nhân tố phương thức giải quyết tranh chấp, các nhân tố
hữu dụng, các trọng số quan trọng liên quan, và trọng số ưu tiên. Dựa trên dữ liệu định
lượng cung cấp bởi 41 chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, bao gồm : luật sư, trọng tài,
hòa giải viên, và các quản lý dự án. Cung cấp các chuyên gia xây dựng một cách có hệ
thống và cách tiếp cận khách quan trong việc quản lý tranh chấp HĐXD. Mơ hình
HVTH: NGUYỄN XN HẢI- MSHV 7140096

Page 9


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

không nhằm thay thế chức năng của cố vấn, trọng tài, và các luật sư trong quá trình giải
quyết tranh chấp; nhưng phần nào làm rõ hơn và có hệ thống trong quản lý tranh chấp,
hỗ trợ các tích cực bên tranh chấp, quản lý dự án, quản trị hợp đồng.
Kết quả nghiên cứu, mơ hình giải quyết tranh chấp dựa trên các nhân tố quan trọng
: Tính bí mật, kiếm sốt được bên thứ ba, duy trì mối quan hệ kinh doanh, giảm thiểu
tác động do nền văn hóa khác nhau, sự khơng cân bằng về quyền lực, tính bắt buộc thi
hành, chi phí thấp, thời gian ngắn, giảm thiểu tác động do hệ thống luật khác nhau.
 Cheung, S. O and Suen, H. C. H. (2002),“Amulti - attribute utility model for

dispute resolution strategy selection” [11].
Giải quyết tranh chấp hợp đồng là việc khó khăn, đặt biệt khi nguồn tài nguyên bị
giới hạn và tranh chấp rất phức tạp. Nghiên cứu thông qua cơng cụ phân tích thứ bậc
AHP (The Analytical Hierarchy Process) gán trọng số quan trọng để lựa chọn tiêu
chuẩn, mơ hình AHP dựa trên phần mềm Expert Choice cùng với MAUT (Multi
Attribute Utility Technique). Mơ hình rất hữu ích cho các nhà quản lý đang chịu áp lực
giải quyết tranh chấp nhanh chóng, chi phí thấp nhất. Mơ hình nhận thức về sự cần
thiết tính tốn nhiều nhân tố trước đến một giai đoạn giải quyết tranh chấp, và bảng lựa
chọn được thiết kế riêng biệt để đạt mục tiêu đó. Mơ hình cuối cùng bao gồm thiết lập
các tiêu chuẩn, các nhân tố tiện ích và phân loại giai đoạn giải quyết tranh chấp. Lựa
chọn các tiêu chuẩn, bao gồm : Thời gian giải quyết tranh chấp, chi phí liên quan, tính
linh hoạt trong thủ tục, kế hoạch và sự đồng ý, tính bảo mật, duy trì mối quan hệ, tính
ràng buộc và thi hành phán quyết, mức độ kiểm soát bởi các bên, mức độ kiếm soát
bên trung lập thứ ba.
Mơ hình lựa chọn chiến lược giải quyết tranh chấp HĐXD được thiết kế để nhận
dạng có hệ thống giải quyết tranh chấp hợp lý hơn là dựa vào quyết định chủ quan.
Nhận dạng những nhân tố quan trọng nhất trong giai đoạn lựa chọn giải quyết tranh
chấp HĐXD khi sử dụng phương thức so sánh TTTM và Tòa án dựa trên các nhân tố :
Tổng thời gian, chi phí có liên quan, tính linh hoạt, tính bảo mật, duy trì mối quan hệ,
ràng buộc và thực thi quyết định, kiểm soát bên thứ ba, mức độ kiểm soát bên thứ ba.
HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

 Cheung, S. O, et al. (2002),“Fundamentals of Alternative Dispute Resolution

Processes in Construction” [12].
Giải quyết tranh chấp HĐXD là một nhiệm vụ khó, đặt biệt khi nguồn tài nguyên bị
giới hạn và tranh chấp rất phức tạp. Sử dụng quá trình lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp (Alternative Dispute Resolution-ADR) là một sự cố gắng vượt qua những
thiếu sót về khởi kiện và trọng tài. Bằng việc tập trung vào những thuộc tính quan
trọng, sử dụng q trình lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đơn giản và hiệu
quả. Để đạt mục đích này, mơ hình phân tích thứ bậc AHP (The Analytical Hierarchy
Process) được sử dụng để xác định 19 nhân tố được phỏng vấn các chuyên gia có kinh
nghiệm về tranh chấp HĐXD. Mơ hình AHP xếp hạng 10 nhân tố quan trọng bao gồm
: Sự tự nguyên, thi hành, điều khoản sáng tạo, sự am hiểu về xây dựng, sự đồng thuận,
tính bảo mật, tính trung lập và khách quan, thời gian nhanh chóng, và duy trì mối quan
hệ. Bên trung lập thứ ba đóng vai trị quan trọng trong giải quyết tranh chấp, sẽ khó đạt
hiệu quả nếu trong q trình các bên tranh chấp khơng hợp tác, cam kết thực hiện.
 She, L. Y. “Factors which impact upon the selection of Dispute Resolution

methods for commercial construction in the Melbourne industry: Comparison of
the Dispute Review Board with other Alternative Dispute Resolution methods”
[13].
Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn sâu sắc về phương thức giải quyết tranh chấp
xây dựng ở Melbourne. Có10 nhân tố, bao gồm : Chi phí liên quan, tính mở và cơng
bằng, tốc độ của q trình phân xử, tính riêng tư và bảo mật của quá trình, phán quyết,
thi hành quyết định trọng tài, duy trì mối quan hệ, sự linh hoạt của quá trình phân xử,
các biện pháp sáng tạo, mức độ kiểm soát. Ban giải quyết tranh chấp sẽ được so sánh
với phương thức giải quyết tranh chấp để chỉ ra sự khác biệt và những ảnh hưởng của
nó lên sự thực hiện, tiến độ, chi phí và chất lượng. Thơng qua bảng câu hỏi khảo sát, có
mối liên hệ quan trọng của các nhân tố đó trong việc lựa chọn phương thức giải quyết
tranh chấp được thực hiện thông qua phỏng vấn, ảnh hưởng của phương thức giải quyết
tranh chấp được so sánh với ảnh hưởng của Ban giải quyết tranh chấp.
HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096


Page 11


LUẬN VĂN THẠC SĨ

GVHD: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

 Cheung, S. O. (1999), “Critical factors affecting the use of alternative dispute
resolution processes in construction” [14].
Sử dụng những phương thức giải quyết tranh chấp lĩnh vực xây dựng đã đạt được
những kết quả nổi bật khu vực công trong những năm gần đây ở Hồng Kơng, chính
phủ Hồng Kơng đã khởi xướng lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp như một
phần không thể thiếu của thủ tục giải quyết tranh chấp trong các mẫu hợp đồng chuẩn
sử dụng các dự án chính phủ. Tuy nhiên, sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp
khu vực tư vẫn chưa rõ ràng, có thể bởi vì thiếu kinh nghiệm và sự hiểu biết. Bài báo
thảo luận về những vấn đề đằng sau các phương thức giải quyết tranh chấp và báo cáo
nghiên cứu đánh giá về các thuộc tính quan trọng của phương thức giải quyết tranh
chấp. Hai biện pháp đánh giá là mức tỉ lệ và mức phần trăm được sử dụng để thiết lập
xếp hạng các thuộc tính quan trọng thơng qua góc nhìn của các chun gia có kinh
nghiệm sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp; 12 thuộc tính bao gồm: Thời gian
giải quyết tranh chấp, chi phí liên quan, duy trì mối quan hệ, tính linh hoạt, tính bí mật,
thi hành quyết định, tính riêng tư, trung lập khách quan, quyết định ràng buộc, khả
năng kiểm soát các bên, phạm vi của phương thức, sự sáng tạo; được nhóm lại thành
những 5 thành tố chính có xếp hạng như sau : Thỏa thuận giải quyết, lợi ích, bản chất
của quá trình, kết quả đạt được, quá giải quyết. Nghiên cứu phát hiện ra bên lựa chọn
phương thức giải quyết tranh chấp thì thực tế đạt được những lợi ích bao gồm chi phí
thấp nhất, duy trì trì mối quan hệ. Nghiên cứu khuyến nghị rằng, để phương thức giải
quyết tranh chấp duy trì sử dụng ổn định thì quá trình đó phải có thời gian giải quyết
tranh chấp nhanh.
1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

 Tuyết, A.T.A. (2011), “Giải quyết tranh chấp về hợp đồng thương mại dịch vụ
bằng Trọng tài thương mại tại Việt Nam” [15].
Những vấn đề lý luận về hợp đồng thương mại dịch vụ và giải quyết tranh chấp hợp
đồng thương mại dịch vụ bằng TTTM tại Việt Nam.

HVTH: NGUYỄN XUÂN HẢI- MSHV 7140096

Page 12


×