Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu ứng dụng lý thuyết trò chơi trong mô hình đấu thầu cạnh tranh dự án xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.28 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HÀ MINH TUẤN

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRỊ
CHƠI TRONG MƠ HÌNH ĐẤU THẦU CẠNH TRANH
DỰ ÁN XÂY DỰNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 6 năm 2016


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lương Đức Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Phạm Vũ Hồng Sơn

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Chu Việt Cường

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, đại học quốc gia Tp.
HCM ngày 08 tháng 8 năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. Phạm Hồng Luân
2. TS. Lê Hoài Long
3. TS. Đặng Thị Trang
4. TS. Chu Việt Cường


5. TS. Phạm Vũ Hồng Sơn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS. Phạm Hồng Luân

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS. TS. Nguyễn Minh Tâm


Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: Hà Minh Tuấn

MSHV

: 7140123


Ngày tháng năm sinh

: 08/06/1987

Nơi sinh

: Đăk Nông

Chuyên ngành

: Quản lý xây dựng

Mã số

: 60.58.03.02

I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG MƠ HÌNH
ĐẤU THẦU CẠNH TRANH DỰ ÁN XÂY DỰNG
II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Đề ra phương pháp xác định khả năng sử dụng các chiến thuật đấu thầu của
nhà thầu dựa vào các yếu tố có ảnh hưởng đến việc chọn giá trị markup.
- Xây dựng mơ hình để xác định giá trị markup tối ưu có xem xét đến giá trị
tiện ích khác nhau của lợi nhuận đối với mỗi nhà thầu và tương tác chiến thuật giữa
các nhà thầu.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 11/01/2016

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ


: 27/6/2016

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: TS. Lương Đức Long
Tp. HCM, ngày 27 tháng 6 năm 2016

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS. TS. NGUYỄN MINH TÂM
HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 2

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất của mình đến cán bộ
hướng dẫn: TS. Lương Đức Long, Chủ nhiệm bộ môn Thi công và Quản lý Xây
dựng, khoa Kỹ thuật Xây dựng, trường Đại học Bách khoa Tp. HCM. Nhờ sự

hướng dẫn tận tình của thầy về kiến thức, kinh nghiệm và tháo gỡ những vướng
mắc trong quá trình nghiên cứu đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô ở trường Đại học Bách khoa Tp. HCM đã
hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình thân u của tơi đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập nghiên cứu.

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT TRỊ CHƠI TRONG MƠ HÌNH
ĐẤU THẦU CẠNH TRANH DỰ ÁN XÂY DỰNG
Trong đấu thầu cạnh tranh, các nhà thầu thường có lợi ích xung đột với nhau
và mỗi nhà thầu phải tính đến những khả năng hành động của các nhà thầu khác để
đưa ra quyết định của mình. Từ trước đến nay, nhiều cơng trình nghiên cứu đã được
thực hiện để xây dựng mơ hình đấu thầu đưa ra giá dự thầu thông qua việc ước
lượng giá trị markup với xác suất thắng thầu đi kèm như mơ hình của Friedman,
Gates,… Tuy nhiên, các mơ hình đó địi hỏi dữ liệu đấu thầu q khứ và chưa xét
đến những khả năng hành động của các nhà thầu.
Nghiên cứu này xây dựng mơ hình đấu thầu cạnh tranh giúp nhà thầu đưa ra
chiến thuật đấu thầu tốt nhất dựa vào những thông tin thu thập được ở hiện tại và có
xem xét đến những khả năng hành động của các nhà thầu.
Đầu tiên, phương pháp AHP sẽ được sử dụng để xác định khả năng lựa chọn
những chiến thuật đấu thầu của các nhà thầu. Sau đó, vận dụng lý thuyết trị chơi,

căn cứ vào tiện ích theo lợi nhuận mà mỗi nhà thầu đạt được ứng với từng chiến
thuật đấu thầu của nhà thầu và của đối thủ để tìm ra chiến thuật đấu thầu tối ưu.
Áp dụng với ví dụ minh họa, kết quả cho thấy, mơ hình đấu thầu đề xuất giúp
nhà thầu cải thiện khả năng thắng thầu và lợi nhuận so với mơ hình trước.

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 4

ABSTRACT
Topic:
APPLICATION RESEARCH OF GAME THEORY IN COMPETITIVE
BIDDING MODEL FOR CONSTRUCTION PROJECT
In competitive bidding, the conflict of interest exists among competitors.
Each contractor must considers the likely actions of other contractors to make
decision. To date, a lot of research has been done developing the bidding model to
determine the markup value with winning probability as Friedman’s model, Gates’s
model… However, aforementioned models required the past bidding data and
ignored the likely actions of competitors.
This thesis developes competitive bidding model to help contractors to take
out the best bidding strategy based on the information collected in the present and
have considered the likely actions by the competitors.
First, the Analytic Hierarchy Process approach will be used to determine the
possibility of using the strategy bidding of contractor and competitors. Then, using
game theory approach, based on the utility of profits that each contractor can
achieved with each strategy to find out the optimal bidding strategy.
The results in examples showed that the proposed model help contractors

improve winning ability and increase profit compared to the previous model.

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 5

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LÝ
THUYẾT TRỊ CHƠI TRONG MƠ HÌNH ĐẤU THẦU CẠNH TRANH DỰ ÁN
XÂY DỰNG là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Nội dung nghiên cứu là hồn
tồn trung thực.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Tp. HCM, ngày 27 tháng 6 năm 2016

HÀ MINH TUẤN
Học viên cao học khóa 2014
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Trường Đại học Bách khoa Tp. HCM

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 6

MỤC LỤC


MỤC LỤC ............................................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 10
1.1.

GIỚI THIỆU CHUNG .......................................................................................... 10

1.2.

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................. 11

1.3.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 12

1.4.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 12

1.5.

ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU ....................................................................... 12

1.5.1.

Về mặt học thuật: ........................................................................................... 12

1.5.2.

Về mặt thực tiễn: ............................................................................................ 13


1.6.

CẤU TRÖC LUẬN VĂN ..................................................................................... 14

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN.............................................................................................. 15
2.1. TÓM TẮT CHƢƠNG .............................................................................................. 15
2.2.

CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẤU THẦU ................................................................... 16

2.2.1.

Đấu thầu, đấu thầu rộng rãi (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13).................... 16

2.2.2.

Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13) ............... 16

2.2.3.

Giá dự thầu ..................................................................................................... 16

2.2.4.

Giá trị markup (Luận văn thạc sĩ của Phạm Minh Ngọc Duyên, 2015) ........ 17

2.3.

MỘT SỐ MƠ HÌNH ĐẤU THẦU TRƢỚC ĐÂY ............................................... 18


2.3.1.

Tính khả năng thắng thầu dựa vào giá trị markup ......................................... 18

2.3.2.

Mơ hình của Friedman ................................................................................... 19

2.3.3.

Mơ hình của Gates ......................................................................................... 20

2.4.

LÝ THUYẾT TRÕ CHƠI ..................................................................................... 20

2.4.1.

Giới thiệu về lý thuyết trò chơi ...................................................................... 20

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 7

2.4.2.


Phân loại trò chơi ........................................................................................... 21

2.4.3.

Định nghĩa Cân bằng Nash (Nguyễn Đức Thọ, 2006)................................... 22

2.4.4.

Lý thuyết trò chơi trong đấu thầu xây dựng................................................... 23

2.5.

LÝ THUYẾT TIỆN ÍCH ...................................................................................... 24

2.6.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ MARKUP ............................... 26

2.7.

QUY TRÌNH PHÂN TÍCH THỨ BẬC ................................................................ 29

2.7.1.

Định nghĩa...................................................................................................... 29

2.7.2.

Các bƣớc thực hiện AHP: .............................................................................. 30


2.7.3.

Một số nghiên cứu sử dụng AHP trong đấu thầu xây dựng........................... 31

2.8.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...................................................................................... 32

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 33
3.1. TÓM TẮT CHƢƠNG .............................................................................................. 33
3.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU................................................................................... 34
3.3. CHIẾN THUẬT ĐẦU THẦU .................................................................................. 35
3.4. XÁC ĐỊNH XÁC SUẤT THẮNG THẦU CỦA NHÀ THẦU ................................ 36
3.4.1. Xác định xác suất sử dụng các chiến thuật đấu thầu của nhà thầu bằng quy trình
AHP ............................................................................................................................. 36
3.4.2. Xác suất thắng thầu của nhà thầu ....................................................................... 41
3.5. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TIỆN ÍCH THEO LỢI NHUẬN CỦA NHÀ THẦU ........... 42
3.6. PHƢƠNG PHÁP LÝ THUYẾT TRÕ CHƠI ........................................................... 44
3.6.1. Ngƣời chơi và mục tiêu của ngƣời chơi ............................................................. 44
3.6.2. Danh sách chiến thuật ........................................................................................ 45
3.6.3. Kết cục của trò chơi ........................................................................................... 45
3.6.4. Cân bằng Nash ................................................................................................... 48
3.7. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU: ..................................................................................... 51

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 8


CHƢƠNG 4. XÂY DỰNG MƠ HÌNH ĐẤU THẦU ....................................................... 52
4.1. TÓM TẮT CHƢƠNG .............................................................................................. 52
4.2. XÁC ĐỊNH XÁC SUẤT THẮNG THẦU ............................................................... 52
4.2.1. Xác định yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn giá trị markup ................................. 52
4.2.2. Xác định xác suất sử dụng các chiến thuật đấu thầu của nhà thầu .................... 53
4.2.3. Tính xác suất thắng thầu của nhà thầu................................................................ 59
4.3. MƠ HÌNH ĐẤU THẦU CHƢA XEM XÉT ĐẾN TƢƠNG TÁC CHIẾN THUẬT
ĐẤU THẦU GIỮA CÁC NHÀ THẦU .......................................................................... 60
4.3.1. GIẢ THIẾT CHO MƠ HÌNH ĐẤU THẦU ...................................................... 60
4.3.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN: .............................................................................. 60
4.4. MƠ HÌNH ĐẤU THẦU SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRÕ CHƠI XEM XÉT ĐẾN
TƢƠNG TÁC CHIẾN THUẬT ĐẤU THẦU GIỮA CÁC NHÀ THẦU ...................... 62
4.4.1. GIẢ THIẾT CHO MƠ HÌNH ĐẤU THẦU ...................................................... 62
4.3.2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN: .............................................................................. 62
4.5. VÍ DỤ MINH HỌA .................................................................................................. 64
4.5.1. Xác định chiến thuật đấu thầu............................................................................ 64
4.5.2. Xác định xác suất lựa chọn chiến thuật đấu thầu ............................................... 64
4.5.3. Xác suất thắng thầu khi sử dụng từng chiến thuật đấu thầu .............................. 75
4.5.4. Xác định giá trị tiện ích đối với lợi nhuận của các nhà thầu.............................. 75
4.5.5. Mơ hình đấu thầu chƣa xét đến tƣơng tác chiến thuật giữa các nhà thầu .......... 77
4.4.6. Mơ hình đấu thầu có xét đến tƣơng tác chiến thuật giữa các nhà thầu .............. 79
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 84
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................................... 84
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 86
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 90

HVTH: Hà Minh Tuấn


MSHV: 7140123


Trang 9

Phụ lục 1. Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí và giữa các chiến thuật trong từng tiêu
chí đối với nhà thầu B trong Expert Choice. ................................................................... 90
Phụ lục 2. Ma trận so sánh cặp giữa các tiêu chí và giữa các chiến thuật trong từng tiêu
chí đối với nhà thầu C trong Expert Choice. ................................................................... 92
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................................................... 95

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 10

CHƢƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay, đấu thầu rộng rãi là hình thức phổ biến mà các chủ đầu tƣ áp dụng
khi lựa chọn nhà thầu. Để chọn đƣợc nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án và chi
phí đầu tƣ của dự án là thấp nhất thì yêu cầu của chủ đầu tƣ thể hiện trong Hồ sơ
mời thầu thƣờng bao gồm các tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá.
Trong đó, tiêu chí về giá thƣờng là tiêu chí quyết định nhà thầu nào sẽ trúng thầu.
Vì vậy, xác định giá dự thầu hợp lý để khả năng trúng thầu cao và lợi ích đem lại
lớn là bài tốn then chốt của mỗi nhà thầu khi tham dự thầu.
Giá dự thầu đƣợc nhà thầu ƣớc tính bao gồm chi phí để thực hiện dự án và lợi
nhuận mong muốn. Khi mà công nghệ thi công của các nhà thầu không khác biệt
nhiều, giá vật liệu, nhân công, ca máy mà các nhà thầu phải chịu là nhƣ nhau thì chi

phí thực hiện dự án của các nhà thầu sẽ xấp xỉ nhau. Lúc này, lợi nhuận mong muốn
mà mỗi nhà thầu ƣớc tính (giá trị markup) là thành phần tạo ra sự chênh lệch giữa
giá dự thầu của các nhà thầu và sẽ quyết định đến khả năng thắng thầu của các nhà
thầu. Giá trị markup lớn, tức là lợi nhuận mong muốn của nhà thầu cao thì khả năng
thắng thầu của nhà thầu thấp và ngƣợc lại. Tùy vào chiến lƣợc phát triển doanh
nghiệp tại thời điểm đấu thầu mà nhà thầu đƣa ra chiến thuật đấu thầu với tỷ lệ
markup phù hợp.
Đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện để xây dựng mơ hình đấu thầu hỗ trợ
nhà thầu xác định giá dự thầu thông qua việc ƣớc lƣợng giá trị markup và xác suất
thắng thầu đi kèm nhƣ mơ hình của Friedman, Gates,… Tuy nhiên, sử dụng những
mơ hình này thì cần phải tập hợp đƣợc dữ liệu đấu thầu quá khứ của các nhà thầu.
Với thời gian chuẩn bị Hồ sơ dự thầu có hạn, nhà thầu phải ra quyết định nhanh
chóng, cộng với khó khăn trong việc thu thập dữ liệu đấu thầu quá khứ của đối thủ
thì những mơ hình nói trên đã bộc lộ hạn chế.
Mặt khác, trong đấu thầu cạnh tranh, các nhà thầu thƣờng có lợi ích xung đột
với nhau và mỗi nhà thầu phải tính đến những khả năng hành động của đối thủ để ra
quyết định của mình, tức là tính đến những khả năng sử dụng chiến thuật của đối

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 11

thủ để đƣa ra chiến thuật của mình. Mơ hình của những nghiên cứu trƣớc chƣa xem
xét đến sự tƣơng tác chiến thuật này giữa các nhà thầu.
Thêm vào đó, mỗi nhà thầu có một chiến lƣợc phát triển khác nhau, mục tiêu
đối với gói thầu là khác nhau, dẫn đến, cùng một mức lợi nhuận nhƣng sẽ đem lại
những giá trị tiện ích khác nhau cho mỗi nhà thầu.

Nghiên cứu này xây dựng mơ hình hỗ trợ nhà thầu đƣa ra giá dự thầu dựa vào
những thông tin thu thập đƣợc ở thời điểm đấu thầu, có xem xét đến tƣơng tác chiến
thuật đấu thầu giữa các nhà thầu để đem đến giá trị tiện ích theo lợi nhuận tốt nhất
cho nhà thầu.
1.2. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong thực tế của ngành xây dựng, việc quá chú trọng đến lợi nhuận có thể
chƣa phù hợp với nhiều trƣờng hợp cụ thể của nhà thầu. Sự thay đổi của thị trƣờng
xây dựng, sự gia tăng cạnh tranh của các đối thủ có thể hƣớng nhà thầu ra giá dự
thầu với các chiến lƣợc khác nhau: nhƣ đấu thầu để chiếm thị phần xây dựng với
nhóm chủ đầu tƣ mong muốn, hạn chế sự phát triển của đối thủ, duy trì cơng việc…
Các chiến lƣợc này đã dẫn đến quan điểm về lợi nhuận gói thầu đang dần đƣợc thay
đổi thành quan điểm giá trị tiện ích của lợi nhuận khi thực hiện gói thầu.
Nhƣ đã nói ở phần trƣớc, nhiều nghiên cứu nhằm xây dựng mơ hình hỗ trợ nhà
thầu đƣa ra giá dự thầu đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng những mơ hình
này vào thực tế thì cịn rất hạn chế do thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu ngắn, khó
khăn trong thu thập dữ liệu đấu thầu quá khứ. Đó là chƣa kể đến việc thị trƣờng và
bối cảnh đấu thầu thay đổi, chiến lƣợc của nhà thầu cũng thay đổi thì áp dụng mơ
hình đƣợc xây dựng dựa trên nguồn dữ liệu quá khứ liệu có đạt hiệu quả mong
muốn hay không. Hơn nữa, nhà thầu sẽ xét đến việc sử dụng chiến thuật đấu thầu
của đối thủ để đƣa ra chiến thuật của mình nhằm tăng lợi ích đạt đƣợc và các đối
thủ cũng vậy.
Do đó, những câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau:

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 12


-

Tại thời điểm đấu thầu, những yếu tố nào tác động và tác động nhƣ thế

nào đến việc nhà thầu chọn chiến thuật đấu thầu và giá trị markup?
-

Mỗi nhà thầu có chiến lƣợc phát triển khác nhau thì tác động nhƣ thế nào

đến mục tiêu đấu thầu?
-

Sự tƣơng tác chiến thuật giữa các nhà thầu ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến

việc lựa chọn chiến thuật đấu thầu để đạt mục tiêu của mỗi nhà thầu?
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết những mục tiêu sau:
-

Đề ra phƣơng pháp xác định khả năng sử dụng các chiến thuật đấu thầu

của nhà thầu dựa vào các yếu tố có ảnh hƣởng đến việc chọn giá trị markup của nhà
thầu.
-

Xây dựng mơ hình để xác định giá trị markup tối ƣu có xem xét đến giá

trị tiện ích khác nhau của lợi nhuận đối với mỗi nhà thầu và tƣơng tác chiến thuật
giữa các nhà thầu.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

-

Mơ hình đấu thầu đề xuất đƣợc nghiên cứu áp dụng cho hình thức đấu

thầu rộng rãi đối với các gói thầu xây lắp, lựa chọn nhà thầu theo tiêu chí giá thấp
nhất.
-

Nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến việc chọn giá trị markup

của nhà thầu dựa vào các nghiên cứu trƣớc, nếu muốn áp dụng cho Việt Nam thì
cần phải xác định lại các yếu tố này.
-

Số liệu minh họa cho nghiên cứu đƣợc giả định để chứng minh quy trình

tính tốn của mơ hình nên kết quả của mơ hình cịn mang tính chất học thuật.
1.5. ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU
1.5.1. Về mặt học thuật:

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 13

-

Nghiên cứu cung cấp phƣơng pháp sử dụng AHP xác định khả năng sử


dụng các chiến thuật đấu thầu của nhà thầu thông qua những về đánh giá nhà thầu
và đối thủ theo những yếu tố định tính.
-

Nghiên cứu chỉ ra tƣơng tác chiến thuật giữa các nhà thầu, tác động tới lợi

nhuận và giá trị kỳ vọng của tiện ích theo lợi nhuận mà mỗi nhà thầu đạt đƣợc, từ
đó chọn ra chiến thuật đấu thầu tốt nhất.
1.5.2. Về mặt thực tiễn:
-

Nghiên cứu cung cấp một công cụ hỗ trợ nhà thầu xác định giá dự thầu

nhanh chóng dựa vào những thông tin về dự án, thị trƣờng và đối thủ thu thập đƣợc
tại thời điểm đấu thầu.
-

Mô hình đấu thầu đề xuất sát với thực tế hơn khi kể đến giá trị tiện ích

theo lợi nhuận mà mỗi nhà thầu thu đƣợc và có xem xét đến tƣơng tác chiến thuật
giữa các nhà thầu.

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 14


1.6. CẤU TRƯC LUẬN VĂN

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xác định vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Đóng góp của nghiên cứu

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Các khái niệm liên quan
Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Phương pháp và công cụ thực hiện

CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẤU THẦU
Mô hình chưa xét đến tương tác chiến thuật
Mô hình có xem xét đến tương tác chiến thuật
Ví dụ minh họa

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123



Trang 15

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. TĨM TẮT CHƢƠNG
Đấu thầu, đấu thầu rộng rãi

Các khái niệm về
đấu thầu

Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ dự thầu
Giá dự thầu
Giá trị markup

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tính khả năng thắng thầu dựa
vào giá trị markup
Một số mô hình đấu
thầu trước đây

Mô hình của Friedman
Mô hình của Gates
Giới thiệu về lý thuyết trò chơi
Phân loại trò chơi

Lý thuyết trò chơi
Cân bằng Nash
Nghiên cứu trước đây trong
đấu thầu xây dựng

Định nghóa
Quy trình phân
tích thứ bậc

Các bước thực hiện
Nghiên cứu trước đây trong
đấu thầu xây dựng

Lý thuyết tiện ích

Yếu tố ảnh hưởng đến giá
trị markup

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 16

2.2. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐẤU THẦU
2.2.1. Đấu thầu, đấu thầu rộng rãi (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)
-

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng

cung cấp dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ phi tƣ vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn
nhà đầu tƣ để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác cơng
tƣ, dự án đầu tƣ có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế.

-

Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ trong đó

khơng hạn chế số lƣợng nhà thầu, nhà đầu tƣ tham dự.
2.2.2. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13)
-

Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi,

đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà
thầu, nhà đầu tƣ chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ
dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ.
-

Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tƣ lập và nộp cho

bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
2.2.3. Giá dự thầu
-

Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm

toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo u cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu. (Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13).
-

Xác định giá dự thầu: (Luận văn thạc sĩ của Phạm Minh Ngọc Duyên,

2015):

Giá dự thầu có nhiều cách xác định khác nhau, tùy thuộc vào mỗi nhà thầu,
nhƣng thơng thƣờng gồm ba thành phần chính: Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và
markup.
Trong đó: Chi phí trực tiếp là chi phí triển khai thiết bị, vật liệu, nhà thầu phụ
và chi phí lao động trực tiếp liên quan tới cơng tác xây dựng. Chi phí gián tiếp là chi
phí cho các cơng tác khơng đƣợc tính nhƣ một cơng việc cụ thể, nhƣng cần thiết để
hồn thành dự án. Các chi phí gián tiếp đó có thể là: quản lý cơng trƣờng, chi phí
giám sát, chi phí hao mịn cơng cụ máy móc, các chi phí khảo sát hiện trƣờng, chi

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 17

phí quản lý cơng ty, phí đấu thầu, bảo hiểm, thuế. Tổng chi phí trực tiếp và chi phí
gián tiếp gọi là tổng chi phí ƣớc tính. Việc tăng giảm tỷ lệ phần trăm trên tổng chi
phí ƣớc tính gọi là giá trị markup. Giá dự thầu thể hiện cụ thể nhƣ Hình 2.1:

Hình 2.1: Giá dự thầu của nhà thầu.
2.2.4. Giá trị markup (Luận văn thạc sĩ của Phạm Minh Ngọc Duyên, 2015)
Tổng hợp một số định nghĩa về giá trị markup của các nhà thầu thể hiện nhƣ
hình 2.2. Theo đó, đa số các nhà thầu xác định giá trị markup là lợi nhuận.
Trong khuôn khổ luận văn này, giá trị markup đƣợc định nghĩa là lợi nhuận và
tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí ƣớc tính.

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123



Trang 18

Hình 2.2: Định nghĩa giá trị markup (nguồn: Hesam, 2010)
2.3. MỘT SỐ MƠ HÌNH ĐẤU THẦU TRƢỚC ĐÂY
2.3.1. Tính khả năng thắng thầu dựa vào giá trị markup
Nhà thầu muốn thắng thầu phải có giá dự thầu thấp hơn các đối thủ. Giá dự
thầu nhƣ đã đề cập ở trên bao gồm Tổng chi phí ƣớc tính và Giá trị Markup. Các
nhà thầu xem nhƣ sử dụng cùng phƣơng pháp tính dự tốn, điều kiện về thị trƣờng
ngun vật liệu và nhân công nhƣ nhau, công nghệ thi công nhƣ nhau nên tổng chi
phí ƣớc tính của các nhà thầu khi đó là xấp xỉ nhau (Hezagy, 2001). Giá dự thầu của
các nhà thầu (Bi) sẽ đƣợc thu thập từ những gói thầu đã thực hiện trong quá khứ. Vì
tổng chi phí ƣớc tính của các nhà thầu (C) là xấp xỉ nhau nên cũng có thể xác định
đƣợc tổng chi phí ƣớc tính của những gói thầu đó. Do đó dữ liệu về tỷ số (Bi/C), đại
diện cho giá trị markup sẽ thu thập đƣợc.
Công thức 2.1 thể hiện mối liên hệ giữa giá trị markup và tỷ số Bi/C:
(
(

HVTH: Hà Minh Tuấn

)
)

(

)

MSHV: 7140123



Trang 19

Phân tích dữ liệu đấu thầu quá khứ của đối thủ, xác định đƣợc phân phối xác
suất cho tỷ số

của đối thủ, từ đó xác định đƣợc xác suất chiến thắng đối thủ khi

sử dụng giá trị markup bất kỳ.

Hình 2.3: Xác suất nhà thầu chiến thắng đối thủ

2.3.2. Mơ hình của Friedman
Năm 1956, Friedman là ngƣời đầu tiên đề xuất mơ hình dự đốn xác suất
thắng thầu nếu biết đƣợc phân phối xác suất của tỷ số
bản của mơ hình này là phân phối xác suất tỷ số

của đối thủ. Giả thiết cơ

của những nhà thầu khác nhau

thì độc lập với nhau.
Friedman đề xuất cơng thức tính xác suất chiến thắng tất cả các đối thủ:

Xác suất thắng thầu đƣợc tính bằng tích xác suất thắng từng đối thủ.
Trong đó Pwi là xác suất chiến thắng nhà thầu thứ i.
Pw là xác suất thắng thầu.

HVTH: Hà Minh Tuấn


MSHV: 7140123


Trang 20

Lợi nhuận dự kiến đƣợc tính bằng cách nhân xác suất chiến thắng tất cả các
đối thủ với giá trị markup.
EP = Pw x m
2.3.3. Mơ hình của Gates
Năm 1967, Gates đề xuất mơ hình đấu thầu trong đó phản biện giả thuyết cơ
bản của Friedman về sự độc lập nói ở trên. Gates đề xuất cơng thức tính xác suất
chiến thắng tất cả các đối thủ:

Trong đó Pwi là xác suất chiến thắng nhà thầu thứ i.
Pw là xác suất thắng thầu.
Lợi nhuận dự kiến đƣợc tính bằng cách nhân xác suất chiến thắng tất cả các
đối thủ với giá trị markup.
EP = Pw x m
Mơ hình của Gates đƣa ra giá trị markup tối ƣu cao hơn so với mơ hình của
Friedman. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng mơ hình của Friedman đúng hơn khi
áp dụng đối với gói thầu mà giá dự thầu khác nhau chỉ do sự khác nhau về giá trị
markup, cịn mơ hình của Gates đúng hơn khi giá dự thầu khác nhau chỉ do sự khác
nhau về tổng chi phí ƣớc tính (Hezagy, 2001).
2.4. LÝ THUYẾT TRÕ CHƠI
2.4.1. Giới thiệu về lý thuyết trò chơi
Lý thuyết trò chơi đƣợc biết đến rõ ràng nhất khi John von Neumann xuất bản
một loạt các bài báo vào năm 1928. Những kết quả này sau này đƣợc mở rộng thêm ra
trong cuốn sách xuất bản năm 1944, Lý thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế bởi von
Neumann và Oskar Morgenstern. Vào năm 1950, John Nash phát triển một định nghĩa


HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 21

về một chiến thuật "tối ƣu" cho các trò chơi với nhiều ngƣời chơi, đƣợc biết đến là cân
bằng Nash.
Lý thuyết trị chơi có thể đƣợc định nghĩa nhƣ là nghiên cứu về mơ hình tốn
học cho sự xung đột và hợp tác giữa những ngƣời chơi thông minh và duy lý
(Myerson, 1991).
Lý thuyết trò chơi đƣợc ứng dụng trong những chủ đề quan trọng thuộc lĩnh
vực kinh tế và trong nhiều lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực quản lý xây dựng, lý
thuyết trò chơi chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi (Ho and Hsu (2014).
2.4.2. Phân loại trò chơi
2.4.2.1. Trò chơi tĩnh và trò chơi động
-

Trò chơi tĩnh là khi những ngƣời chơi thực hiện các nƣớc đi một cách

đồng thời, hoặc nếu khơng thì ngƣời chơi này sẽ khơng biết về các hành động trƣớc
đó của những ngƣời chơi khác (và nhƣ vậy cũng tạo "hiệu ứng" đồng thời).
-

Trò chơi động là khi các đấu thủ thực hiện các nƣớc đi theo thứ tự, ngƣời

đi sau biết về các nƣớc đi trƣớc của ngƣời chơi trƣớc.
Đấu thầu trong xây dựng đƣợc xếp vào loại trị chơi tĩnh, vì các nhà thầu không biết

đƣợc giá bỏ thầu của nhà thầu khác cho đến thời điểm mở thầu.
2.4.2.2. Trò chơi thơng tin đầy đủ và Trị chơi thơng tin khơng đầy đủ
Trị chơi đƣợc gọi là thơng tin đầy đủ nếu mọi đấu thủ biết tất cả các nƣớc đi
mà tất cả các đấu thủ khác đã thực hiện. Do vậy chỉ có các trị chơi động mới có thể
là các trị chơi thơng tin đầy đủ. Hầu hết các trò chơi đƣợc nghiên cứu trong lý
thuyết trò chơi là các trị chơi thơng tin khơng đầy đủ.
2.4.2.3. Trị chơi hợp tác và Trị chơi khơng hợp tác
-

Trị chơi hợp tác: Các bên hợp tác với nhau để thu đƣợc lợi ích cao

nhất và cơng bằng cho tất cả.
-

Trị chơi không hợp tác: Các bên sử dụng chiến thuật chơi độc lập để

tối ƣu lợi ích của mình, khơng có sự hợp tác giữa các bên.
Đấu thầu cạnh tranh trong xây dựng đƣợc xem xét nhƣ là trò chơi tĩnh, khơng
hợp tác và có thơng tin khơng đầy đủ (Ahmed et al, 2015).

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 22

2.4.3. Định nghĩa Cân bằng Nash (Nguyễn Đức Thọ, 2006)
Có n ngƣời tham gia trị chơi. S1, S2, …, Sn là chiến lƣợc đƣợc sử dụng bởi
ngƣời thứ 1,2,…,n. Cân bằng Nash, EN, sẽ là: EN = (S1, S2,…, Sn) nếu nhƣ Ii > I’i.

Trong đó, Ii là lợi ích của ngƣời chơi thứ i khi sử dụng chiến lƣợc Si. I’i là lợi ích
của ngƣời chơi thứ i khi sử dụng chiến lƣợc S’i khi n-1 ngƣời chơi còn lại vẫn sử
dụng các chiến lƣợc tƣơng ứng thuộc tập chiến lƣợc EN.
Nói cách khác, có một tập hợp các chiến lƣợc không cho phép bất kỳ ai đƣợc
hƣởng lợi hơn nếu tự thay đổi chiến lƣợc của mình khi những ngƣời khác chƣa thay
đổi chiến lƣợc của họ. Kết hợp giữa tập chiến lƣợc này và các lợi ích đem lại là cân
bằng Nash.
Mơ hình về lý thuyết trò chơi đƣợc giải quyết bằng cách giải quyết Cân bằng
Nash (Ho, 2014).
Minh hoạ bằng ví dụ Hai ngƣời tù nổi tiếng sau:
Hai kẻ bị bắt A và B, bị hỏi cung riêng biệt và có các lựa chọn sau:
-

Cả hai im lặng: Cả hai bị kết án 3 năm.

-

Cả hai khai báo: Cả hai bị kết án 5 năm.

-

Một kẻ khai và một kẻ im lặng: Kẻ khai đƣợc thả (0 năm), kẻ im lặng bị

kết án 8 năm.
Có thể biểu diện các lựa chọn này qua ma trận sau:
KẾT CỤC CỦA A – KẾT
CỤC CỦA B

LỰA CHỌN CỦA B
Im lặng


Khai báo

LỰA CHỌN

Im lặng

3;3

8;0

CỦA A

Khai báo

0;8

5;5

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123


Trang 23

Ta thấy, nếu B im lặng, sự lựa chọn tốt nhất của A là khai báo, kết cục của A
là 0 năm so với 3 năm nếu im lặng.
Nếu B khai báo, sự lựa chọn tốt nhất của A cũng là khai báo, kết cục của A là
5 năm so với 8 năm nếu im lặng.

A, B là 2 ngƣời chơi thông minh và duy lý nên cả hai đều chọn Khai báo.
Chiến lƣợc tối đa lợi ích là Khai báo cho cả hai. Cân bằng Nash = (5;5). Khi một
ngƣời chơi ở trong cân bằng này, nghĩa là lựa chọn Khai báo, nếu ngƣời chơi còn lại
sử dụng chiến lƣợc khác (không phải là chiến lƣợc trong cân bằng), tức là lựa chọn
Im lặng thì lợi ích thu đƣợc chắc chắn sẽ nhỏ hơn khi sử dụng chiến lƣợc trong cân
bằng, tức là chiến lƣợc Khai báo.
2.4.4. Lý thuyết trị chơi trong đấu thầu xây dựng
Các mơ hình đấu thầu đã nói ở trên bỏ qua vấn đề xung đột tƣơng tác giữa các
bên. Trong đấu thầu, các bên có lợi ích thƣờng xung đột với nhau. Mỗi bên có tính
đến những khả năng hành động của đối thủ trong việc ra quyết định của mình để có
thể chiến thắng trong cạnh tranh. Lý thuyết trị chơi có xét tới tƣơng tác xung đột
nên phù hợp để áp dụng cho đấu thầu.
Ho dùng lý thuyết trò chơi phân tích chiến thuật đền bù chi phí cho nhà thầu
trong đấu thầu để khuyến khích nỗ lực của nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Dùng
cân bằng Nash để xác định có áp dụng hay khơng chính sách đền bù cho nhà thầu
thua cuộc trong đấu thầu, xác định chi phí bồi thƣờng trong trƣờng hợp áp dụng
(Ho, 2005).
Cheng and Hsiang đề xuất mơ hình ra quyết định đấu thầu với lý thuyết trị
chơi, có kết hợp sử dụng phƣơng pháp logic mờ, lý thuyết triển vọng để xác định
giá trị lợi ích triển vọng theo từng chiến thuật đấu thầu (Cheng and Hsiang, 2012).
Qin and Luo áp dụng lý thuyết trị chơi phân tích tác động của hệ số ƣa thích
rủi ro đối với chiến thuật đấu thầu trong xây dựng (Qin and Luo, 2013).
Ho (2014) dùng lý thuyết trị chơi phân tích chiến thuật đền bù chi phí cho nhà
thầu trong đấu thầu xét đến sự khơng đồng đều giữa các nhà thầu.

HVTH: Hà Minh Tuấn

MSHV: 7140123



×