THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG.
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG.
2.1.1. Sự ra đời và phát triển.
Thực hiện nghị quyết 53 HĐBT về thành lập các NH chuyên doanh hạch
toánkinh tế độc lập. Chi nhánh NHCT Chương Dương được thành lập từ tháng
8/1988 trên cơ sở tách Ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm thành chi nhánh
NHCT Chương Dương và chi nhánh NH Nông nghiệp Huyện Gia Lâm .
Là Chi nhánh Ngân hàng cơ sở thực thuộc Chi nhánh NHCT TP Hà Nội, đến
đầu năm 1993 được nâng cấp thành Chi nhánh NHCT KV Chương Dương trực
thuộc NHCT Việt Nam.
Từ một chi nhánh NH có quy mô hoạt động nhỏ nguồn vốn huy động khi
mới thành lập chỉ có 13 tỷ đồng nay đã lên tới 520 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay
ngày thành lập là 5,7 tỷ đồng nay lên tới 420 tỷ đồng.
Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và
cho vay ngắn hạn đối với DNNN, nay các mặt hoạt động ngân hàng đã phát triển
đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi các tổ chức KT, huy động vốn tiết kiệm
và phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc, mua
bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quôc tế và nghiệp vụ bảo lãnh.
Năm đầu thành lập chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 khách
hàng vay vốn, đến nay đã có 1.800 khách hàng, trong đó có 1.400 khách hàng vay
vốn. Khách hàng của Chi nhánh NHCT KV Chương Dương trước đây chủ yếu trên
địa bàn Huyện Gia Lâm, nay nhiều khách hàng nội thành, Đông Anh, Từ Sơn cũng
đến mở tài khoản và vay vốn.
Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chủ yếu ở hội sở
và 4 quỹ tiết kiệm ở 3 thị trấn Đức giang, Yên viên và Gia lâm. Nay chi nhánh
thành lập thêm 3 phòng giao dịch ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên, Đông Anh và
4 quỹ tiết kiệm trong đó 3 quỹ ở nội thành và 1 quỹ ở Sài Đồng. Riêng PGD Đông
Anh đã được nâng cấp thành Chi nhánh trực thuộc NHCT VN từ tháng 1/1997.
Trong những năm Chi nhánh NHCT KV Chương Dương được sự chỉ đạo
của Huyện uỷ, UBND Huyện Gia Lâm, được sự chỉ đạo trực tiếp của NHCT VN
và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội, Chi nhánh NHCT KV Chương
Dương đã không ngừng đổi mới, năng động và sáng tạo vươn lên hoà nhập với cơ
chế đổi mới của nghành, đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số
Chi nhánh lớn của hệ thống NHCT VN.
2.1.2. Tổ chức bộ máy.
Chi nhánh NHCT KV Chương Dương có trụ sở tại Phường Ngọc Lâm,
Quận Long Biên TP Hà Nội,đứng đầu là ban Giám đốc gồm: Giám đốc và 3 phó
giám đốc, chi nhánh có 9 phòng ban và đội ngũ nhân viên hơn 145 người, trong đó
có nhiều nhân viên trẻ đầy nhiệt huyết, năng động và trình độ cao.
Về cơ cấu tổ chức đươc thể hiện qua sơ đồ:
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng khách hàng số 1
Phòng khách hàng số 2
Phòng khách hàng cá nhân
Phòng tổ chứchành chính
Phòng kế toán
Phòng tiếp thị tổng hợp
Phòng tài trợ thương mại
Phòng tiền tệ kho quĩ
Phòng kiểm tra nội bộ
2.1.3. Những hoạt động chủ yếu.
* Các hoạt động chính của Chi nhánh NHCT KV Chương Dương.
NHCT KV Chương Dương được huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn
bằng VNĐ và ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình thưc chủ yếu
sau:
- Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của tất cả các tổ chức,
dân cư.
+ Huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn.
+ Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo cơ chế tín dụng hiện hành bằng
VNĐ và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hộ gia
đình và cá nhân.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh.
- Trực tiếp thực hiện hoặc làm đại lý cho thuê tài chính theo sự uỷ nhiệm của
Tổng giám đốc hoặc Công ty tài chính NHCTVN.
- Chiết khấu các chứng từ có giá.
- Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước giữa các khách
hàng.
- Tham gia đấu thầu mua trái phiếu, tín phiếu Chính phủ, trái phiếu NHNN,
kho bạc Nhà nước trên thị trường do NHNN tổ chức khi được TGĐ cho phép.
- Dịch vụ Ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư dự án theo yêu cầu.
- Dịch vụ tư vấn tài chính cho khách hàng.
- Các dịch vụ khác như: Dịch vụ rút tiền tự động ATM, Home.... Banking.......
* Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban thuộcChi nhánh NHCT
Chương Dương.
Phòng khách hàng 1& 2:
- Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ
sơ được duyệt.
- Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của
khách hang về tài khoản hiện tại và tài khoản mới.
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của
khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh
nghiệp theo quy định và chính sách kinh doanh ngoại tệ của giám đốc .
- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
- Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng.
- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Phòng khách hàng cá nhân:
Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch với khách hàng là cá nhân
- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ được duỵêt.
- Mở tài khỏan tiền gửi, chị trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài
khoản hiện tại và tài khoản mới.
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bàng nội, ngoại tệ của
khách hàng.
- Thực hiện các giao dịch thu đổi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đoois với
khách hàng theo thẩm quyền được giám đốc giao.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín dụng
cho khách hàng.
- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng.
- Duy trì và kiểm soát các giao dịch đối với khách hàng.
- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
Phòng kế toán:
- Thực hiện hạch toán kế toán để phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi hoạt
động kinh doanh và các nghiệp vụ phát sinh tại NH. Phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra
các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách và chế độ kế toán của Nhà nước và
của Ngành. Tổng hợp, lưu trữ chứng từ kế toán, cân đối kế toán ngày tháng, năm,
các báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ của toàn Ngân hàng.
- Thực hiện báo cáo kế toán đối với các cơ quan quản lý Nhà nược theo chế độ
hiện hành và cung cấp số liêụ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ban
lãnh đạo Ngân hàng Công thương KV Chương Dương. Trực tiếp thực hiện kinh
doanh các dịch vụ Ngân hàng như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ trả lương...
Phòng Kiểm soát nội bộ:
Thực hiện công tác kiểm soát nội bộ các hoạt động kinh doanh tại NH theo quy
chế của ngành, của pháp luật và của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Phòng tiếp thị tổng hợp:
Chuyên thống kê báo cáo và làm nhiệm vụ marketing.
Phòng tài trợ thương mại:
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng có nhu cầu về dịch
vụ hàng nhập, xuất, chuyển - nhận tiền kiều hối.
- Chuyển, tiếp nhận điện giao dịch đi, đến cho các chi nhánh trong hệ thống.
- Hạch toán tài khoản nội, ngoại bảng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán
quốc tế.
- Cung cấp số liệu định kỳ hoặc đột xuất cho BGĐ.
- Xây dựng kế hoạch chung và trực tiếp xây dựng, thực hiện kế hoạch kinh
doanh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
Phòng tiền tệ kho quĩ:
Thực hiện nhiệm vụ thu nhận, cất giữ, bảo quản , chi trả tiền mặt....
Phòng tổ chức hành chính:
Nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức, quản lý cán bộ, tuyển chọn nhân viên, quản lý việc
thu chi các quỹ lương, thưởng...và công tác hậu cần của cơ quan.
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHCT KV CHƯƠNG
DƯƠNG.
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn của NH:
* Thuận lợi
- Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với tốc độ cao, môi trừơng kinh tế,
xã hội, chính trị ổn định, các chương trình kinh tế trọng điểm các dự án lớn được
triển khai mạnh và phát huy hiệu quả
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo NHCT VN và ban giám
đốc nhà nước TP Hà Nội.
- Truyền thống đoàn kết, ý chí thồng nhất và quyết tâm cao để giữ vững
truyền thống là đơn vị xuất sắc dẫn đầu hệ thống, cộng với đội ngũ cán bộ được
đào tạo khá cơ bản và đầy đủ.
- NH là đơn vị được áp dụng những chương trình, hệ thông phần mềm hiện
đại nhất trong toàn hệ thống.
- NH đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng
quốc tế ISO 9000 – 2000, đồng thời dự án hiện đại hóa Ngân hàng đã đi vào hoạt
động và sự tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ và lao động đã tạo điều kiện
thuận lợi cho mọi hoạt động của NH.
* Khó khăn:
- Tình hình chính trị kinh tế thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi.
Xung đột chiến tranh tại nhiều điểm nóng trên thế giới, có sự phát triển không ổn
định của một số nền kinh tế lớn trên thế giới.
- Nền kinh tế trong nước tuy có sự tăng trưởng phát triển nhưng phải chịu
không ít những trở ngại do thiên tai dịch bệnh.
- Tiềm lực về vốn của nền kinh tế hạn chế, quá trình cải cách các doanh
nghiệp còn chậm. Thêm vào đó là sự cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng ngày
càng gay gắt, cơ hội tìm kiếm lợi nhuận càng ít và khoảng chênh lệch thu chi tính
trên một đồng vốn ngày càng bị thu hẹp.
- Ngân hàng là một trong những đơn vị đầu tiên được thí điểm thực hiện dự
án HĐH, không có những kinh nghiệm của những đơn vị đi trứơc, đồng thời lại
diễn ra trong thời điểm gần cuối năm. Do đó những trở ngại ban đầu của chương
trình mới cộng với khối lượng công việc lớn dồn vào cùng một thời điểm là
những khó khăn không nhỏ phải đối mặt và vượt qua.
2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng, cũng như các ngân
hàng thương mại khác, Chi nhánh đã có nhiều hình thức huy động vốn. NH đã triệt
để khai thác các nguồn vốn khác nhau, từ những khoản tiền gửi tiết kiệm cho tới
các khoản tiền gửi thanh toán của các khách hàng. Ngoài chất lượng phục vụ khách
hàng, NH còn có địa điểm rất thuận lợi cho việc giao dịch và thanh toán nên ngày
càng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch tại NH. Kết quả huy động vốn
được thể hiện ở bảng 1dưới đây:
Bảng 1: Huy động vốn qua các năm
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Huyđộng vốn
2.477.183 100 2.409.441 100 2.856.024 100
- VNĐ
2.192.435 88,5 2.117.947 87.9 2.546.218 89,16
- Ngoại tệ
284.748 11,5 291.494 12.1 309.806 10,84
-Tg < 12 tháng
1.872.357 75,58 1.521.937 63.16 1.681.352 58,87
-Tg>=12 tháng
604.826 24,42 887.504 36.84 1.174.672 41,43
Qua bảng 1 ta thấy mức độ huy động vốn tăng nhanh, năm 2003 so với 2002
giảm 67.742 triệu đồng nhưng thực chất nó vẫn tăng (do số liệu trước tháng 3/2003
có cả 2 chi nhánh: Sài Đồng và yên Viên). Đến 31/12/2004 huy động vốn đạt
2.856.024 triệu đồng.
Đây là mức tăng lớn, trong đó tiền gửi khách hàng và dân cư đều tăng tương
ứng. Điều này chứng tỏ Chi nhánh đã cố gắng và phát huy những khả năng của
mình trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.
Biểu đồ 1: Tình hình nguồn vốn huy động
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Ta thấy vốn huy động qua các năm trong biểu đồ 1: Năm 2002 là 2.477.183
triệu đồng đến năm 2003 là 2.409.441 triệu đồng giảm 67.742 triệu đồng và năm
2004 đạt 2.856.024 triệu đồng, tăng 446.583 triệu đồng so với năm 2003. Về cơ
cấu vốn huy động của năm 2004 cũng đạt mức kế hoặch của chi nhánh: tỷ trọng
nguồn vốn có kỳ hạn trên 1 năm chiếm 58,87% trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ
trọng vốn VNĐ chiếm 89,16% tổng nguồn. Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng đảm
bảo khả năng thanh toán của khách hàng và cân đối được huy động vốn và cho
vay.
Chi nhánh nằm trong vùng quy hoặch đô thị mới (Q.Long Biên mới thành
lập), nguồn vốn đầu tư vào bất động sản tăng mạnh huy động vốn dân cư gặp khó
khăn. Tuy nhiên Chi nhanh mở rộng mạng lưới các địa điểm tiết kiệm, các hình
trđ
năm
200420032002
thức huy động với các kỳ hạn, lãi suất và phương thức trả lãi hợp lý nên nguồn vốn
dân cư vẫn đạt mức tăng trưởng cao (39,67% tổng vốn huy động)
Từ sự phân tích trên ta thấy: nguồn huy động vốn chủ yếu của NH qua các
năm là từ các khoản tiền gửi của khách hàng, trong đó tiền gửi có kỳ hạn trên 1
năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Lượng tiền dân cư giảm
nhẹ qua từng năm, do đầu tư vào bất động sản . Tiền gửi trên dưới 1 năm tăng đều,
nhưng cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động trong năm 2002, nhưng
đến năm 2003,2004 tăng đáng kể. Có thể nói, trong năm 2004 Chi nhánh đã giữ
vững và phát triển được hoạt động huy động vốn của mình. Tuy nhiên, Chi nhánh
mới chỉ dừng lại ở khách hàng truyền thống còn việc phát triển thêm các nguồn
khác chưa cao, chưa hiệu quả.
Với mức tăng trưởng nhanh, mở rộng các hình thức huy động vốn, thủ tục
đơn giản, đổi mới phong cách làm việc... Chi nhánh đã phát huy được khả năng
thu hút vốn của mình đối với các thành phần kinh tế.
2.2.2.2 Hoạt động tín dụng.
Những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng các biến động xã hội
trong nước và trên thế giới nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn đạt được
những thành tích đáng khích lệ. Cụ thể, tình hình hoạt động tín dụng được thể hiện
qua bảng 2: