Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC CHƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.98 KB, 18 trang )

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN
HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC
CHƯƠNG DƯƠNG
2.1. Giới thiệu chi nhánh ngân hàng công thương khu
vực Chương Dương.
2.1.1. Quá trình phát triển.
Theo quyết định 53 Hội Đồng Bộ Trưởng về việc thành lập hệ thống
Ngân hàng thương mại quốc doanh tháng 7 năm 1988. Hệ thống Ngân
Hàng Công Thương (NHCT) Việt Nam được thành lập trên toàn quốc.
Tháng 8 năm 1988 Ngân hàng Nhà Nước huyện Gia Lâm được tách
thành NHCT Chương Dương và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông
thôn Châu Quỳ.
Ngân hàng Công thương Chương Dương có trụ sở tại số 32 Ngõ 289
đường Ngọc Lâm Quận Long Biên, Hà Nội. Nằm trên địa bàn tập trung
nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, các hoạt động thương mại dịch vụ cũng
khá phát triển, mức sống dân cư cao so với mặt bằng chung của cả nước.
Là chi nhánh của NHCT Việt Nam nên chi nhánh NHCT Chương
Dương là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Theo điều 30 của điều lệ về tổ chức
và hoạt động của NHCT Việt Nam thì chi nhánh NHCT Chương Dương là
đại diện uỷ quyền của NHCT, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp
của NHCT, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHCT.
NHCT chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ phát sinh do sự cam kết của
các đơn vị này. Được phép kí kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực
hiện các hoạt động kinh doanh, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp uỷ
quyền của NHCT.
Cho đến nay Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương đã trải qua 17
năm phát triển. Trong suốt 17 năm đó, Chi nhánh NHCT Chương Dương
luôn khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, đứng vững và
phát triển trong cơ chế mới.
2.1.2. Mô hình tổ chức.
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động ngân


hàng, và được sự cho phép của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam, bắt
đầu từ 1/4/2005 Chi nhành NHCT khu vực Chương Dương sẽ họat động
theo mô hình hiện đại mới gồm 11 phòng ban.
- Phòng kế toán giao dịch.
- Phòng Tài trợ thương mại.
- Phòng Khách hàng số 1.
- Phòng Khách hàng số 2.
- Phòng Khách hàng cá nhân.
- Phòng Thông tin điện toán.
- Phòng Tổ chức hành chính.
- Phòng tiền tệ - kho quỹ.
- Phòng Kiểm soát nội bộ.
- Phòng Tổng hợp tiếp thị
- Phòng Kế toán tài chính.
Và 11 quỹ tiết kiệm
Với tổng số 132 cán bộ công nhân viên. Trong đó:
- Thạc sĩ: 2 người
- Đại học: 83 người
- Cao đẳng: 14 người
- Trung cấp và chứng chỉ nghiệp vụ Ngân hàng: 22 người
- Sơ cấp, chưa đào tạo: 11 người.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI NHÁNH NHCT KHU VỰC
CHƯƠNG DƯƠNG
Phòng tiền tệ - kho quỹ
Phòng Kiểm soát nội bộ
Ban giám đốc
Phòng Thông tin điện toán
Phòng Khách hàng cá nhân
Phòng Khách hàng số 2
Phòng Khách hàng số 1

Phòng Tài trợ thương mại
Phòng Kế toán giao dịch
Phòng Kế toán tài chính
Phòng tổng hợp tiếp thị
Phòng Tổ chức hành chính
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động kinh doanh tín
dụng ngắn hạn của chi nhánh ngân hàng công thương
Chương Dương.
2.2.1. Những kết quả đạt được.
Nhờ tích cực hoàn thiện kỹ thuật nghiệp vụ cùng với việc nâng cao tinh
thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tín dụng ở Chi nhánh NHCT khu vực
Chương Dương, nên trong những năm gần đây Chi nhánh đã đạt được
nhiều kết quả tốt trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng ngắn hạn
nói riêng.
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn ngắn hạn.
Vốn là nguồn để đảm bảo hoạt động và luôn chiếm 1 vị trí quan
trọng, đặc biệt trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nó là tiền để cho các
hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng, cũng như việc mở rộng quy mô hoạt
động. Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư vào rẻ sẽ càng tạo điều kiện
thuận lợi cho ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín dụng, tăng
thêm lợi nhuận của ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín dụng,
tăng thêm lợi nhuận của ngân hàng trong các hoạt động sử dụng vốn tín
điều đó đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng hoạt động tiêu dùng.
Nhận thức được điều này, qua nhiều năm hoạt động chi nhánh ngân
hàng công thương Chương Dương đã có nhiều biện pháp và phương thức
hợp lý để huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, đảm bảo cho hoạt
động của ngân hàng như trong việc mở rộng các quỹ tiễn kiệm, phòng giao
dịch trên địa bàn của mình cũng như trên địa bàn thủ đô để có thể huy động
được vốn đồng thời đổi mới tác phong làm việc thái độ phục vụ của cán bộ
thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng cho phù hợp với điều kiện hoàn

cảnh kinh tế mới.
Các số liệu sau sẽ cho ta thấy được tình hình huy động vốn của ngân
hàng công thương chi nhánh Chương Dương, ta hãy xem xét và phân tích
vấn đề này qua bảng số liệu sau đây.
Biểu 1 : Tình hình huy động vốn của Chi nhánh qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
TG dân cư TG doanh nghiệp
Trái phiếu,
kỳ phiếu
Tổng
Có Kì
hạn
Không
kì hạn
Có kì
hạn
Không
Kì hạn
2002 804,20 17,60 962 583,40 109 2476
2003 416,72 6,67 1031,04 670,75 52,70 2177,9
2004 437,36 8,78 1246,24 694,14 58,47 2444,99
(Nguồn:Báo cáo tổng kết Chi nhánh NHCT Chương Dương năm 2002-2004)
Qua biểu 1 ta thấy, Năm 2003 tổng vốn huy động đạt được 2177,9 tỷ
đồng, giảm so với năm 2002 là 298,1tỷ đồng, tương ứng giảm 12,03%.
Năm 2004 tổng vốn huy động đạt được 2444,99 tỷ đồng, tăng so với
năm 2003 là 267,09 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,04%.
Nguồn vốn huy động từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu, kì phiếu chiếm
tỉ lệ rất nhỏ trong số nguồn vốn huy động hàng năm của Chi nhánh.
Năm 2002 huy động được 109 tỷ đồng chiếm 4,4% trong tổng nguồn

vốn. Năm 2003 huy động được 52,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,42% trong
tổng nguồn vốn. Năm 2004 chỉ huy động 58,47 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
2,39%.
Nguồn vốn huy động từ nghiệp vụ phát hành trái phiếu, kì phiếu chiếm
tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động hàng năm ở Chi nhánh là do
nguồn vốn huy động từ các hình thức khác đã đủ phục vụ nhu cầu cấp tín
dụng cho khách hàng.
Nhìn vào bảng 1, ta cũng có thể thấy rằng tiền gửi dân cư biến động rất thất
thường tăng lên rồi lại giảm xuống. Tuy nhiên, lượng tiền gửi doanh nghiệp tăng
đều qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng qua các năm lần lượt là 10,12% và
14,02%. Như vậy ta có thể thấy Chi nhánh đã hấp dẫn được ngày càng nhiều lượng
tiền gửi doanh nghiệp.
Lượng tiền gửi doanh nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền
huy động hàng năm của Chi nhánh. Năm 2002, tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp
chiếm 62,4%. Đến năm 2003 thì tỷ trọng đã là 78,13%, và đến năm 2004 thì
chiếm tỷ trọng 79,36%. Như vậy ta có thể nhận xét rằng, Chi nhánh đã rất chú
trọng thu hút nguồn tiền gửi doanh nghiệp, thể hiện là tỷ trọng tiền gửi doanh
nghiệp tăng đều qua các năm.
Nguồn tiền gửi dân cư ngày càng có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng
vốn huy động hàng năm ở Chi nhánh. Chiếm tỷ trọng lần lượt là 33,19% năm
2002, đạt 19,44% năm 2003 và 18,24% năm 2004 của tổng vốn huy động. Nguồn
tiền gửi ở khu vực dân cư có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong tổng số vốn huy
động của Chi nhánh, tuy nhiên lại không giảm về số tuyệt đối, đó cũng chính là xu
hướng chung của toàn ngành ngân hàng nước ta. Đó là tỷ trọng tiền gửi doanh
nghiệp ngày càng tăng cao, tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng giảm.
Chi nhánh cung cấp miến phí cho khách hàng gửi tiền gửi thanh toán
dịch vụ thanh toán miễn phí, đổi lại Chi nhánh chỉ phải trả lãi rất thấp cho
khoản tiền gửi này. Vì vậy Chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương cố
gắng tìm mọi biện pháp để thu hút nguồn tiền gửi của doanh nghiệp như
đưa ra các chính sách ưu đãi về lái suất hay giảm phí dịch vụ thanh toán.

Kết quả là nguồn tiền gửi không kì hạn vào Chi nhánh ngày một tăng qua
các năm. Năm 2002 tiền gửi không kỳ hạn đạt 601 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
24,27%, tiền gửi có kỳ hạn đạt 1766,2 tỷ động chiếm trọng 71,33% trong
tổng nguồn vốn huy động.
Năm 2003, Tiền gửi không kỳ hạn đạt 677,42 tỷ đồng tăng 12,72% so
với năm 2002 và chiếm tỷ trọng 31,11% trong tổng số tiền huy động. Tiền
gửi có kỳ hạn đạt 1447,76 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66,48% tổng nguồn vốn
huy động trong năm.
Năm 2004, tiền gửi không kì hạn đạt 702,92 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
28,75%. Trong khi đó tiền gửi có kì hạn đạt 1683,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
68,86%. Như vậy nguồn tiền gửi không kì hạn đang có xu hướng tăng lên,
chứng tỏ chính sách thu hút nguồn vốn này của Chi nhánh đã đạt được
những thành công.
Từ bảng thống kê 1 ta có nhận xét chung là nguồn huy động từ khu
vực doanh nghiệp ngày một tăng cao, hơn nữa các khoản tiền gửi của các
tổ chức này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất huy động thấp.
Từ đây có thể giúp Chi nhánh giảm bớt chi phí, tăng thêm lợi nhuận cũng
như tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường ngân hàng.
2.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn tín dụng.
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất kì một
ngân hàng thương mại nào ở Việt Nam. Nhờ cho vay mà ngân hàng thu được
nguồn thu nhập lớn để bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho ngân
hàng. Tuy nhiên hoạt động cho vay lại mang rủi ro mất vốn rất lớn, vì vậy cần phải
quản lý chặt chẽ các khoản vay của khác hàng.

×