Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUỐC TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN QUỐC TUẤN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã số:

8340101



MSHV

59CH188

Quyết định giao đề tài:

452/QĐ-ĐHNT ngày 26/4/2018

Quyết định thành lập HĐ:

1063/QĐ-ĐHNT ngày 29/8/2019

Ngày bảo vệ:

14/09/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN NGỌC DUY
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. HỒ HUY TỰU
Phòng Đào tạo Sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” được

hoàn thành là kết quả của quá trình nghiên cứu tài liệu, thực hiện điều tra khảo sát thực
tế tạitỉnh Lâm Đồng thời điểm năm 2018. Số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, được xử lý theo phương pháp khoa học và đảm bảo độ tin cậy.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là mới, không trùng lặp với bất kỳ luận văn
bảo vệ học vị nào đã có trước đây.

Nha Trang, ngày 15 tháng 7 năm 2019
Tác giả

Trần Quốc Tuấn

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình làm đề tài tơi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ thầy cô,
người thân và bạn bè.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Ngọc Duy đã nhiệt
tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô của trường Đại học Nha Trang
đã trang bị cho chúng rôi những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong suốt khóa học để
hồn thành nội dung chương trình học tại trường.
Qua đây, Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư,
Thương mại và Du Lịch Lâm Đồng; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Kế hoạch và Đầu
tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cục Thuế tỉnh Lâm Đồngđã tạo kiện cho
tôi thu thập số liệu liên quan nhằm phục vụ cho nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tơi cũng muốn cảm ơn đến các doanh nghiệp sản xuất chètrên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều tra khảo sát. Nếu khơng
có sự giúp đỡ đó tơi khơng thể nào hồn thành cơng việc của mình.
Và cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã ủng hộ và động

viên tôi trong suốt quá trình học và hồn thành đềtài.
Trong q trình nghiên cứu, mặc dù tác giả cũng hết sức cố gắng để hoàn thành
đề tài, tham khảo nhiều tài liệu, trao đổi và tiếp thu nhiều ý kiến quý báu của thầy cô
và bạn bè. Song, nghiên cứu này cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Mong nhận
được những thơng tin đóng góp từ q thầy cơ và bạn đọc.
Trân trọng!
Nha Trang, ngày 15 tháng 7 năm 2019
Học viên

Trần Quốc Tuấn
iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................III
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. IV
MỤC LỤC ..................................................................................................................... V
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................ X
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................... XI
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
1.5. Ý nghĩa của đề tài .....................................................................................................4

1.6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................6
2.1. Các khái niệm có liên quan ......................................................................................6
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh ............................................................................................ 6
2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh .........................................................................7
2.1.3. Năng lực cạnh tranh quốc gia ................................................................................8
2.1.4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................................8
2.1.5. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ ...........................................................9
2.2. Các lý thuyết có liên quan ........................................................................................9
2.2.1. Lý thuyết năm lực cạnh tranh của michael porter .................................................9
2.2.2. Mô hình cạnh tranh quốc gia – mơ hình kim cương của Michael Porter ............12
2.3. Các cách tiếp cận nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ............................................15
2.4. Các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................ 19
2.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nlct của dn ........................................................21
2.5.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp .....................................................................21
v


2.5.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ....................................................................22
2.6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................................24
2.6.1. Nghiên cứu ngoài nước .......................................................................................24
2.6.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................................26
2.6.3. Đánh giá chung về các tài liệu nghiên cứu liên quan ..........................................31
2.7. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................................32
Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................34
CHƯƠNG 3: ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..35
3.1. Địa bàn nghiên cứu và tình hình sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng ............................................................................................................................. 35
3.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .........................................................................35
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ngành chè tỉnh Lâm Đồng ............................ 36

3.1.3. Tình hình tiêu thụ và chế biến chè của tỉnh Lâm Đồng ......................................36
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................37
3.2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 37
3.2.2. Cách tiếp cận nghiên cứu ....................................................................................38
3.2.3. Thang đo và các biến quan sát .............................................................................39
3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................................... 47
3.2.6. Phương pháp phân tích dữ liệu ............................................................................48
3.2.6.1. Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha ............................................................. 48
3.2.6.2. Phân tích nhân tố khám phá Efa .......................................................................49
Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................52
4.1. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 52
4.1.1. Quy mô về vốn ....................................................................................................52
4.1.2. Chức vụ người trả lời khảo sát ............................................................................53
4.1.2. Quy mô nhân sự ...................................................................................................54
4.3. Kết quả đánh giá độ tin cậy của các thang đo ........................................................55
4.3.1. Độ tin cậy của thang đo “Năng lực kỹ thuật công nghệ” ....................................55
4.3.2. Độ tin cậy của thang đo “Năng lực tài chính” .....................................................56
4.3.3. Độ tin cậy của thang đo “Năng lực marketing” ..................................................56
4.3.4. Độ tin cậy của thang đo “Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp” ...................57
4.3.5. Độ tin cậy của thang đo “Đội ngũ nhân sự” ........................................................58
vi


4.3.6. Độ tin cậy của thang đo “Sức mạnh thương hiệu” ..............................................59
4.3.6. Độ tin cậy của thang đo “Năng lực cạnh tranh” ..................................................60
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Efa................................................................ 60
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá Efa cho các biến độc lập ........................................60
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá Efa cho biến phụ thuộc ...........................................63
4.5. Thống kê mơ tả các biến quan sát sau phân tích Efa ..............................................65

4.6. Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình ..................................................71
4.7. Kết quả phân tích hồi quy.......................................................................................73
4.7.1.kết quả ước lượng mơ hình hồi quy......................................................................73
4.7.2. Kiểm định mơ hình hồi quy .................................................................................74
4.7.3. Kiểm tra các vi phạm giả thiết hồi quy bội .........................................................75
4.7.4. Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu .............................................78
4.8. Kiểm định sự khác biệt về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ........................80
4.8.1. Kiểm định sự khác biệt về nlct theo quy mô lao động ........................................80
4.8.2. Kiểm định sự khác biệt về nlct theo quy mô lao động ........................................81
4.9. Thảo luận kết quả nghiến cứu ................................................................................81
Tóm tắt chương 4 .........................................................................................................85
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM QUẢN TRỊ ..........................................86
5.1.1. Nâng cao năng lực tài chính ...............................................................................86
5.1.2. Nâng cao sức mạnh thương hiệu ...........................................................................87
5.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh về kỹ thuật công nghệ .........................................88
5.1.4. Nâng cao năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp ..............................................88
5.1.5. Nâng cao năng lực marketing ..............................................................................89
5.1.6. Nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự ....................................................................91
5.2. Một số kiến nghị khác liên quan:..............................................................................92
5.2.1. Về cơ chế chính sách ............................................................................................ 92
5.2.2. Tập huấn thông tin và tuyên truyền .....................................................................96
5.2.3. Giải pháp kỹ thuật gắng với thị trường tiêu thụ ..................................................97
5.2.4. Thu hút đầu tư .....................................................................................................97
5.3. Những hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................97
5.4. Kết luận...................................................................................................................99
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................101
PHỤ LỤC
vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DN:

Doanh nghiệp

NLCT:

Năng lực cạnh tranh

EFA (Exploration Factor Analysis):

Phân tích nhân tố khám phá

SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê dùng
trong các ngành khoa học xã hội.

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ở nước ngoài. .........26
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong nước. .............30
Bảng 3.1. Kết quả thảo luận với chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT
của doanh nghiệp sản xuất chè .....................................................................................39
Bảng 4.1.Thống kê mô tả về quy mô vốn của khảo sát .................................................52
Bảng 4.2. Thống kê mô tả về chức vụ của người trả lời khảo sát .................................53
Bảng 4.3. Thống kê mô tả về quy mô lao động của doanh nghiệp ............................... 54
Bảng 4.4. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Năng lực kỹ thuật công nghệ” lần 1 ....55
Bảng 4.5. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Năng lực tài chính” lần 1 .....................56

Bảng 4.6 . Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Năng lực marketing” lần 1 .......................56
Bảng 4.7. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Năng lực marketing” lần 2...................57
Bảng 4.8. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp”
lần 1 ............................................................................................................................... 57
Bảng 4.9. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp”
lần 2 ............................................................................................................................... 58
Bảng 4.10. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Đội ngũ nhân sự” lần 1 ......................58
Bảng 4.11. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Đội ngũ nhân sự” lần 2 ......................59
Bảng 4.12. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Sức mạnh thương hiệu” .....................59
Bảng 4.13. Phân tích độ tin cậy của Thang đo “Năng lực cạnh tranh” .......................... 60
Bảng 4.14. Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s các biến độc lập. ..................................61
Bảng 4.15. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập .............................. 61
Bảng 4.16. Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc ............................. 63
Bảng 4.17. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc ................................ 64
Bảng 4.18. Thống kê mô tả các biến sau quan sát.........................................................69
Bảng 4.19. Thống kê mô tả các biến trong mô hình .....................................................70
Bảng 4.20. Kết quả phân tích tương quan Pearson .......................................................72
Bảng 4.21. Kết quả phân tích hệ số hồi quy ..................................................................73
Bảng 4.22. Kết quả phân tích ANOVA .........................................................................74
Bảng 4.23. Mức độ giải thích của mơ hình ...................................................................74
Bảng 4.24. Hiện tượng đa cộng tuyến ...........................................................................76
Bảng 4.25. Kết quả kiểm định Sprearman .....................................................................77
Bảng 4.26. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................. 78
Bảng 4.27. Kết quả kiểm định sự khác biệt về NLCT theo quy mô vốn ......................80
Bảng 4.28. Kết quả kiểm định sự khác biệt về NLCT theo quy mô lao động ..............81
ix


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1. Mơ hình năm lực lượng cạnh tranh ............................................................... 10
Hình 2.2. Mơ hình lợi thế cạnh tranh quốc gia .............................................................. 12
Hình 3.1. Bản đồ hành chính Tỉnh Lâm Đồng .............................................................. 35
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu .....................................................................................37
Hình 4.1. Chức vụ người trả lời.....................................................................................53
Hình 4.2. Quy mơ nhân sự ............................................................................................. 54
Hình 4.3. Đồ thị phần dư chuẩn hóa ..............................................................................75
Hình 4.4. Phân phối của phần dư chuẩn hóa .................................................................76

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, đồng thời
kiểm chứng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp thông qua việc khảo sát 230 doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
Nghiên cứu này dựa trên 5 tác động của Michael Porter và lý thuyết mơ hình
cạnh tranh quốc gia. Nghiên cứu này cho thấy có 07 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, cụ
thể như sau: Năng lực kỹ thuật – công nghệ; Năng lực tài chính; Năng lực tổ chức
quản lý; Năng lực đội ngũ nhân sự; Năng lực marketing; Sức mạnh thương hiệu, năng
lực cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của đề tài sử dụng hai phương pháp định tính và định lượng. Trong
đó, nghiên cứu định tính dùng để xây dựng bảng câu hỏi và nghiên cứu định lượng là
dùng kỹ thuật để ước lượng đánh giá độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố hồi quy.
Kết quả nghiên cứu phân tích hồi quy giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập
và xem xét từng yếu tố riêng biệt ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN sản xuất
và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cho thấy mức độ ảnh hưởng cao nhất đối

với năng lực tài chính (beta = 0,496), tiếp đến là sức mạnh thương hiệu (beta = 0,277),
năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp (beta = 0,146), năng lực kỹ thuật – công nghệ
(beta = 0,090); năng lực marketing (beta = 0,066) và năng lực đội ngũ nhân sự (bêta =
0,027) và phân tích hồi quy tuyến tính bội cho thấy có 6 nhân tố năng lực kỹ thuật cơng nghệ, năng lực tài chính, năng lực marketing, năng lực tổ chức quản lý doanh
nghiệp, năng lực đội ngũ nhân sự và sức mạnh thương hiệu tác động đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Trong đó, có 4 nhân tố năng lực tài chính (NLTChinh), sức mạnh thương hiệu
(SMTH), năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp (TCQLDN) và năng lực kỹ thuật công nghệ (KTCN) có ý nghĩa thống kê cao và 02 nhân tố năng lực marketing và năng
lực đội ngũ nhân sự không có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu được đề nghị các kiến nghị về hàm quản trị sau:
xi


Một là, Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của các yếu tố trong mơ hình
nghiên cứu của đề tài bao gồm: Năng lực tài chính; Sức mạnh thương hiệu; Năng lực
tổ chức quản lý; Năng lực đội ngũ nhân sự; Năng lực marketing và Năng lực kỹ thuật
công nghệ. Tuy năng lực marketing và năng lực đội ngũ nhân sự khơng có ý nghĩa về
mặt thống kê do thị trường tiêu thụ chè của tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là nội tiêu, thị
trường suất khẩu còn ở mức độ thấp, các kỳ năm tuần văn hóa trà (chè) và thương hiệu
tuần văn hóa trà (chè) hai năm tổ chức 01 lần là do nhà nước quảng bá. Hiện nay, hầu
hết các quảng cáo về thương hiệu chè Lâm Đồng là do chính sách của tỉnh là chính đã
góp phần tác động trực tiếp đến NLMAR. Còn về Năng lực đội ngũ nhân sự do Trình
độ tay nghề của cơng nhân sản xuất nhìn chung chưa đạt u cầu công việc tốt do các
cơ sở chế biến và sản xuất chè chủ yếu là công nghệ cha truyền con nối chưa truyền lại
kinh nghiệm cho nhân công lao động; người lao động chưa bằng lịng với vị trí cơng
việc và chính sách trả thù lao phù hợp tại DN; chưa có ý tưởng trung thành và yên
tâm làm việc lâu dài tại DN do các doanh nghiệp của tỉnh Lâm Đồng hiện nay chủ yếu
là là DN nhỏ và vừa là chủ yếu, phần nào về chính sách phúc lợi cho nhân viên chưa
cao, phần thì ỷ vào kinh nghiêm cha truyền con nối không trao đổi về các kỹ thuật cho
nhân viên nên phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến NLDNNS. Nhưng qua các tài liệu

nghiên cứu cho thấy đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nên cũng cần được nâng cao.
Hai là, Cần tận dụng triệt để các cơ chế, chính sách của nhà nước để áp dụng và
thực hiện; Phối hợp với các ngành, các cấp tiếp tục tuyên truyền phổ biến đến các
doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè, nâng cao nhận thức về sản xuất, tập trung đầu
tư công tác bảo quản sau thu hoạch, đồng thời tìm hiểu mở rộng thị trường tiêu thụ
đồng thời tăng cường công tác đào tạo, tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất chè các
loại, nhất là việc sử dụng thuốc BVTV an toàn hạn chế thấp nhất dư lượng thuốc
BVTV cho các tổ chức, cá nhân sản xuất chè trên địa bàn tỉnh.
Ba là, Nghiên cứu, phát triển các công nghệ cao nội địa hóa để giảm giá thành,
thúc đẩy nhanh việc ứng dụng CNC vào sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
Tăng việc áp dụng quy trình cơng nghệ sau thu hoạch (xử lý, bảo quản sau thu hoạch,
vận chuyển) với từng nhóm và từng loại sản phẩm theo các yêu cầu của thị trường để
nâng cao chất lượng sản phẩm chè.
xii


Bốn là, Tăng cường hợp tác quốc tế, kêu gọi đầu tư nước ngoài trong nghiên
cứu, đào tạo, chuyển giao khoa học cơng nghệ, hiện đại hóa ngành sản xuất chè; Tranh
thủ các dự án đầu tư năng lực sản xuất cho địa phương nhằm tiếp thu kỹ thuật, công
nghệ. Tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư sản
xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tập trung thu hút vào đầu tư tại khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, Doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè, tỉnh
Lâm Đồng.

xiii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Lâm Đồng là tỉnh miền núi, nằm ở phía Nam Tây ngun, có diện tích tự nhiên
gần 9.773,35 km2, chiếm gần 3% diện tích tự nhiên của cả nước. Được thiên nhiên ưu
đãi, đất đai màu mỡ, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 220C và đặc biệt có lợi thế là tỉnh
nằm ở độ cao 800-1.000 m, nên chất lượng chè của Lâm Đồng được khẳng định là
ngon, hương thơm, vị ngọt. Đã từ lâu cây chè được tỉnh Lâm Đồng xác định là cây xố
đói, giảm nghèo và làm giàu của nông dân đồng thời là một trong những cây cơng
nghiệp chủ lực, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, tích cực chuẩn bị những điều kiện cần
thiết để đón nhận những cơ hội và vượt qua thách thức do hội nhập mang lại. Sau khi
trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam tiếp tục đẩy
mạnh đàm phán, ký kết một loạt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp
định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU, Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu,
Hiệp định đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)... cũng như việc
Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đang được kỳ vọng sẽ tạo ra làn
sóng hội nhập mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng cũng đồng
thời phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Ngày nay, các doanh nghiệp trong ngành chế biến chè Lâm Đồng đang phải đối
đầu với nhiều nguy cơ thách thức, không chỉ chịu áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nước mà còn chịu sức ép cạnh tranh rất lớn của các cơng ty đa quốc gia, có tiềm
lực về tài chính, nhân sự, cơng nghệ và khả năng hoạt động marketing…. Trong bối
cảnh đó, việc phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
chế biến chè ở Lâm Đồng, đồng thời đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tác giả thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” được kỳ vọng sẽ góp phần đánh giá thực trạng và đề


1


xuất một số giải pháp để giúp các doanh nghiệp chế biến chè xây dựng và nâng cao
năng lực cạnh tranh một cách bền vững, để hội nhập tốt nhất với nền kinh tế quốc tế.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè tại tỉnh Lâm Đồng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Đo lường mức độ ảnh hướng của các yếu tố đó đến năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến chè đang hoạt
động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài dừng lại trong phạm vi nghiên cứu năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh
nghiệp, nghĩa là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp đang tiến hành các hoạt động sản xuất và chế biến sản phẩm chè trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng.
- Các tác động của môi trường vĩ mô đối với năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Tuy nhiên, để bao qt được
tồn bộ bối cảnh phân tích, mà trong đó năng lực cạnh tranh doanh nghiệp được tạo
lập và nuôi dưỡng, đề tài cũng sẽ khái lược một số khía cạnh chủ yếu của mơi trường

kinh doanh và tình hình phát triển của ngành kinh tế có tác động đến hoạt động của
doanh nghiệp.
2


- Do những ràng buộc về thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài cũng không
bao hàm sự phân tích và nghiên cứu so sánh năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng với năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp cùng loại trên địa bàn các địa phương khác.
- Phạm vi không gian: là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và
chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, Doanh
nghiệp 100% vốn nước ngồi, Doanh nghiệp tư nhân, Cơng ty cổ phần, Công ty
TNHH, Cơ sở sản xuất, Hộ cá thể...).
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành thu thập số liệu khảo sát trong năm 2018.

3


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp nghiên cứu
hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính để khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè tại tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu định
lượng để xây dựng thang đo và đo lường các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè. Nội dung các phương pháp này được mô
tả chi tiết trong chương 3 của đề tài.
Phương pháp định lượng bằng phần mềm SPSS để tính tốn hệ số Cronbach’s
Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA - Exploratory Factor Analysis; phân tích
phương sai; phân tích tương quan và hồi quy.
1.5. Ý nghĩa của đề tài

- Là một trong những cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản lý tỉnh Lâm Đồng
trong việc hoạch định các chính sách quản lý, phát triển kinh tế địa phương, tạo môi
trường phát huy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng;
- Cung cấp một số giải pháp để giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xây dựng năng lực cạnh tranh, phát huy những lợi thế và
vượt qua những thách thức, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Đối với việc phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan: Bằng việc sử dụng các
phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận văn đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên điạ bàn tỉnh
Lâm Đồng đồng thời đánh giá được mức độ tác động của từng nhân tố đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè.
- Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học: việc thực hiện đề tài sẽ góp phần
nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các cán bộ tham gia, nhất là khả năng tiếp
cận thực tiễn các doanh nghiệp, khả năng khảo sát, phân tích và tổng hợp số liệu.
1.6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 5 chương :
4


Chương 1: Giới thiệu. Chương này nhằm xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên
cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu. Nội dung của chương này tác
giả sẽ tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Từ đó, tác giả đưa ra các khái niệm và lý thuyết liên quan. Trên cơ sở lý thuyết và các
công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả sẽ đề xuất mơ hình và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương này tập
trung vào quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong

nghiên cứu. Ngoài ra, chương này trình bày các dữ liệu và phương pháp phân tích
dữ liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Nội dung chính của chương là tập
trung phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và các hàm ý quản trị. Dựa trên những kết quả đã đạt được
ở chương 4, chương cuối này sẽ đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực
canh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Đồng thời, những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tương lai cũng được đề cập
trong chương này.

5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các khái niệm có liên quan
2.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được sử dụng từ khá lâu, nhưng trong những
năm gần đây được nhắc đến nhiều hơn, nhất là ở nước ta. Bởi trong nền kinh tế hiện
nay, khi xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến thì cạnh tranh là phương
thức để tồn tại vững chắc và phát triển doanh nghiệp. Nhưng “cạnh tranh là gì” thì vẫn
đang là một khái niệm chưa được thống nhất, các nhà nghiên cứu đưa ra các khái niệm
cạnh tranh dưới nhiều góc độ khác nhau.
Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra khái niệm cạnh tranh
đối với một quốc gia như sau: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện trình độ sản
xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì
và ở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong những điều kiện thị
trường tự do và công bằng xã hội”. Trong định nghĩa này người ta đề cao vai trò của
các điều kiện cạnh tranh là “tự do và công bằng xã hội”.
Theo diễn đàn cao cấp về cạnh trạnh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế OECD: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia

và vùng lãnh thổ tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế”. Định nghĩa trên đã kết hợp cả hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành
và của quốc gia.
Theo Porter (1980) thì cạnh tranh là đấu tranh giành lấy thị phần, khách hàng
hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh không
phải tiêu diệt đối thủ mà là tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị tăng
cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà khơng đến với đối
thủ cạnh tranh
Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam, cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa
người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong kinh tế thị
trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị
trường có lợi nhất.

6


Như vậy, xét trên góc độ vĩ mơ các khái niệm cạnh tranh đều cho thấy mục tiêu
chung của hoạt động cạnh tranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu thị trường trong nước và
quốc tế, tạo việc làm và thu nhập cho nền kinh tế
2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh (NLCT) là cách thức các nước tạo điều kiện tốt nhất về
kinh tế, xã hội và môi trường cho phát triển kinh tế. Bản chất của cạnh tranh là tối đa
hóa lợi nhuận. Cạnh tranh kinh tế ở cả 3 cấp độ: Nền kinh tế, doanh nghiệp và sản
phẩm. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm “kiến tạo” nên năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế (Porter, 1998). Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) định nghĩa năng lực cạnh tranh là “Khả năng của các công ty, các ngành, các
vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập
cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững”. Trên góc độ tổng
quát lấy con người làm trung tâm, khái niệm năng lực cạnh tranh được Diễn đàn kinh
tế thế giới (WEF) quan niệm: “Đối với doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh có nghĩa là

tạo ra những lựa chọn tăng trưởng mới, mang lại giá trị cho các cổ đông. Đối với xã
hội, nâng cao khả năng cạnh tranh là tạo ra việc làm mới và điều kiện sống tốt hơn.
Theo quan điểm của Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương thì: “Năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi
nhuận của doanh nghiệp trong mơi trường cạnh tranh trong và ngồi nước”.
Tóm lại, một khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp nhất
trong bối cảnh hiện tại có thể là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong
việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các
yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Nó đo lường những gì hình
thành nên sự phát triển này, những thứ như chính sách, thể chế và các yếu tố quyết
định năng suất và theo dõi những yếu tố quan trọng giúp một nền kinh tế có năng suất
cao và so sánh thành quả của mỗi quốc gia với chuẩn mực quốc tế.
Qua các quan niệm trên ta có thể thấy năng lực cạnh tranh không phải là chỉ
tiêu đơn giản nhất mang tính tổng hợp mà bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành, có thể xác
định được cho nhóm doanh nghiệp (ngành); từng doanh nghiệp và được phân biệt/xem
xét ở nhiều cấp độ/phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, ba cấp độ phổ biến nhất thường
được xem xét, phân biệt, đánh giá là năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh
của sản phẩm/dịch vụ, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh ở
7


mỗi cấp độ/phạm vi như vậy đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để tìm hiểu và
hiểu rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trước hết chúng ta hãy phân biệt năng
lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ.
2.1.3. Năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo Scott & Lodge (1985), năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng của Nhà
nước để sản xuất, phân phối và phục vụ hàng hóa trong nền kinh tế quốc tế cạnh tranh
với hàng hóa và dịch vụ đã sản xuất ở các nước khác và làm như vậy theo một cách
thức nhằm nâng cao mức sống. Hoặc một cách cụ thể hơn, năng lực cạnh tranh quốc
gia được quan niệm là năng lực của nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút

được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân, chủ
yếu là nhờ khả năng cung cấp công nghệ hoặc bằng sự sáng tạo hoặc tiếp thu nhanh
chóng và tích cực cơng nghệ từ nước khác. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) cho rằng,
năng lực cạnh tranh của một quốc gia là: “Năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy
trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và
các đặc trưng kinh tế khác”.
2.1.4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu đòi
hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác sử dụng thực
và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ hấp dẫn người
tiêu dùng để tồn tại và phát triển.
Theo Porter (2009): Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng có thể
đứng vững trên thị trường cạnh tranh, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận thông qua
một số chỉ tiêu như năng suất, chất lượng, công nghệ, sự khác biệt về hàng hóa dịch
vụ được cung cấp, giá trị tăng thêm, chi phí sản xuất; là khả năng của doanh nghiệp
thực hiện tốt hơn đối thủ cạnh tranh trong việc đạt được mục tiêu quan trọng nhất là
lợi nhuận.
Như vậy có thể thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà
doanh nghiệp thỏa mãn khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh thông qua việc khai
thác, sử dụng lợi thế bên trong và lợi thế bên ngoài nhằm đạt được các mục tiêu
kinh doanh.
8


2.1.5. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ là khả năng trao đổi sản phẩm, thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh
tranh của sản phẩm/dịch vụ phụ thuộc vào lợi thế so sánh của nó. Lợi thế so sánh lại
được đánh giá theo từng tiêu thức khác nhau. Theo Michael E.Porter thì năng lực cạnh

tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó (về nhiều chỉ tiêu) so đối thủ cùng loại do các
đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường (Porter. 1990). Các yếu tố cơ bản tạo
nên sức mạnh cạnh tranh cho sản phẩm/dịch vụ bao gồm: Chất lượng sản phẩm; Giá cả
của sản phẩm; Mẫu mã hàng hóa; Dịch vụ bán hàng; Uy tín thương hiệu
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ có thước đo cuối cùng là khả năng
chiếm lĩnh thị trường, mở rộng quy mô thị trường và hiệu quả trong kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.2. Các lý thuyết có liên quan
2.2.1. Lý thuyết năm lực cạnh tranh của Michael Porter
Porter (1980) đã đề xuất mơ hình năm lực lượng cạnh tranh để phân tích cạnh
tranh của một ngành. Mơ hình này được phát triển dựa trên mơ hình cạnh tranh trong
kinh tế học tổ chức (gọi tắt là IO – Industrial Organization). Tuy nhiên đơn vị phân
tích trong lý thuyết IO là ngành. Porter (1980) đã phát triển tiếp theo mô hình IO bằng
cách chuyển đơn vị phân tích vừa là doanh nghiệp vừa là ngành trong mơ hình năm
lực lượng cạnh tranh, trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh
tranh. Vì vậy, mơ hình này được sử dụng rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của
ngành cũng như của doanh nghiệp. Trong phạm vi nghiên cứu này, mơ hình năm lực
lượng cạnh tranh được sử dụng để phân các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN sản
xuất và chế biến chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, qua đó thấy được những áp lực cạnh
tranh của mỗi tác nhân trong DN.
Theo Porter (1980), một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng
cạnh tranh cơ bản, đó là (i) khách hàng, (ii) nhà cung cấp, (iii) các đối thủ cạnh tranh
hiện tại, (iv) các đối thủ tiềm ẩn và (v) các sản phẩm/dịch vụ thay thế (Hình 2.1).

9


CÁC ĐỐI THỦ
TIỀM ẨN


Nguy cơ đe dọa từ
những đối thủ mới

NHÀ
CUNG ỨNG

Quyền lực
đàm phán
của nhà
cung cấp

NHỮNG ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH TRONG NGÀNH

Cuộc cạnh tranh giữa các
đối thủ hiện tại

Quyền lực
đàm phán

KHÁCH

của người
mua

HÀNG

Nguy cơ đe dọa từ
sản phẩm/dịch vụ
thay thế

SẢN PHẨM/DỊCH VỤ
THAY THẾ

Hình 2.1. Mơ hình năm lực lượng cạnh tranh
Khách hàng:
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến mỗi tác nhân trong
DN sản xuất và chế biến chè. Khách hàng có thể bao gồm: người tiêu dùng cuối cùng, các
nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ), các công ty sản xuất chè xuất khẩu, nhà nhập khẩu.
Khách hàng thường tạo ra áp lực về giá cả hoặc những yêu cầu về chất lượng
sản phẩm hay dịch vụ. Khách hàng có thể điều khiển áp lực cạnh tranh trong ngành
thông qua quyết định mua hàng của họ. Sức ép mặc cả của khách hàng đối với mỗi tác
nhân trong ngành tùy thuộc vào (i) số lượng khách hàng, (ii) khối lượng sản phẩm mà
khách hàng mua, (iii) mức độ khác biệt hóa về sản phẩm, (iv) khả năng hội nhập dọc
ngược chiều của khách hàng và (v) khả năng nắm bắt thông tin thị trường về giá cả,
tình hình cung cầu và cạnh tranh trên thị trường...
Nhà cung cấp:
Nhà cung cấp là những cá nhân hay tổ chức cung ứng các yếu tố đầu vào cho
mỗi tác nhân trong DN. Đối với DN sản suất chè nhà cung ứng ngun liệu chè đầu
vào có thể là nơng dân, hộ cá thể, các nhà bán buôn… Việc các nhà cung cấp đảm bảo
đầy đủ các yếu tố đầu vào về số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả, các điều kiện
cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành, hay doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt
động sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả.

10


Quyền lực của nhà cung cấp phụ thuộc vào: (i) mức độ tập trung của nhà cung
cấp thể hiện ở quy mô và số lượng các nhà cung cấp. Số lượng nhà cung cấp quyết
định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối với ngành nói chung và
mỗi tác nhân nói riêng; (ii) số lượng sản phẩm mà họ cung ứng, (iii) mức độ khác biệt

về sản phẩm cung ứng, (iv) sự sẵn có sản phẩm thay thế, (v) chi phí chuyển đổi nhà
cung cấp và (vi) khả năng hội nhập dọc thuận chiều của nhà cung cấp.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Xem xét đối thủ cạnh tranh hiện tại là cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh
trong ngành. Cường độ cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong một ngành nói chung
thường phụ thuộc vào các yếu tố: (i) số lượng và quy mô của các đối thủ hoạt động
trong ngành; (ii) tốc độ tăng trưởng ngành; (iii) chi phí cố định và chi phí lưu kho; (iv)
chi phí chuyển đổi; (v) mức độ khác biệt hóa sản phẩm; (vi) các rào cản gia nhập và
rút lui khỏi ngành.
Khi các đối thủ cạnh tranh lớn chiếm giữ một vị trí quan trọng trên thị trường và
tính chất tập trung của ngành cao thì họ có khả năng thống lĩnh thị trường và có quyền
lực trong đàm phán với hệ thống cung cấp hay tạo hệ thống phân phối tập trung. Khi
chỉ có một số ít đối thủ nhưng chiếm giữ một thị phần lớn thì thị trường trở nên ít cạnh
tranh, thị trường tiến gần đến tình trạng độc quyền. Trái lại, khi khơng có đối thủ nào
có được thị phần quan trọng, thị trường sẽ bị phân tán, nhưng mức độ cạnh tranh trong
ngành sẽ gay gắt hơn và các đối thủ thường cố gắng gia tăng phần thị phần của mình.
Vì vậy, thị trường ở các ngành này thường diễn ra các cuộc chiến cạnh tranh về giá cả.
Đối thủ tiềm ẩn:
Đối thủ tiểm ẩn là những cá nhân hoặc tổ chức chưa tham gia vào ngành nhưng
có khả năng cạnh tranh trong tương lai nếu họ quyết định gia nhập ngành và sẽ tác
động đến mức độ cạnh tranh trong ngành.
Đối thủ tiềm ẩn tạo ra áp lực cạnh tranh cho ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào
nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau: (i) sức hấp dẫn của ngành, (ii) nguồn lực và
năng lực của họ và (iii) các rào cản gia nhập ngành như: lợi thế theo quy mô, sự khác
biệt của sản phẩm, các địi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh
phân phối và những bất lợi về chi phí khơng liên quan đến quy mơ.
Sản phẩm thay thế:
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của khách
hàng. Đối với sản phẩm chè, khách hàng có khả năng lựa chọn thay thế giữa các giống
chè khác nhau.

11


Áp lực cạnh tranh của các sản phẩm thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong
đó bao gồm chi phí chuyển đổi trong việc sử dụng sản phẩm, xu hướng sử dụng sản
phẩm thay thế của khách hàng, tương quan giữa giá cả và chất lượng của sản phẩm
thay thế. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, các sản phẩm mới với giá cả hợp
lý và chất lượng cao ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thì các sản
phẩm thay thế sẽ tạo nên sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ đối với các doanh
nghiệp trong ngành.
Tóm lại, trong mơi trường cạnh tranh gay gắt của ngành chè như hiện nay, để
nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp
sản xuất chè cần tìm ra một lợi thế cạnh tranh đặc biệt, mang lại hiệu quả bền vững mà
khó có đối thủ nào có thể thực hiện được.
2.2.2. Mơ hình cạnh tranh quốc gia – mơ hình kim cương của Michael Porter
Porter (1990) cho rằng khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào
năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các cơng ty
tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và
thách thức mà mơi trường quốc gia đó tạo ra. Các công ty trong một ngành tạo lập
được lợi thế cạnh tranh nhờ vào môi trường trong quốc gia đó tạo ra được áp lực cạnh
tranh giữa những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa
năng động và những khách hàng trong nước có nhu cầu và địi hỏi cao.
Chính phủ

Chiến lược, cấu trúc và
cạnh tranh

Điều kiện cầu
nội địa


Điều kiện các
nhân tố sản xuất

Các ngành hỗ trợ và
liên quan

Cơ hội

Hình 2.2. Mơ hình lợi thế cạnh tranh quốc gia
Lý thuyết “lợi thế cạnh tranh quốc gia” của Porter (1990) giải thích tại sao một
số công ty nhất định tại một số quốc gia cụ thể lại có khả năng cạnh tranh cao hơn các
công ty của quốc gia khác khi tham gia kinh doanh quốc tế? Hay tại sao một ngành của
12


×