Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm sú (penaeus monodon) và đánh giá hiệu quả sử dụng cây năn tượng (scirpus littoralis) và cây năn bộp (eleocharis dulcis) trong ao nuôi tôm sú tại an minh kiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

LÊ VĂN TÚ

HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT NGHỀ NUÔI TÔM SÚ (Penaeus
monodon) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÂY NĂN
TƯỢNG (Scirpus littoralis) VÀ CÂY NĂN BỘP (Eleocharis dulcis)
TRONG AO NUÔI TÔM SÚ TẠI AN MINH - KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019
i


LỜI CAM ĐOAN

BỘ
DỤC

ĐÀOtrạng
TẠOkỹ thuật nghề nuôi tôm sú
Tôi xin cam đoan mọi
kếtGIÁO
quả của
đề tài:
“Hiện
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

(Penaeus monodon) và đánh giá hiệu quả sử dụng cây năn tượng (Scirpus littoralis)


và cây năn bộp (Eleocharis dulcis) trong ao nuôi tôm sú tại An Minh - Kiên Giang”
là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.
Phạm Đức Hùng và NCS.Ths. Lê Văn Dũng. Các kết quả trong báo cáo là trung thực và
chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời điểm
này.

LÊ VĂN TÚ
Kiên Giang, ngày 8 tháng năm 2019
giả luận
HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT NGHỀ NUÔITác
TÔM
SÚvăn
(Penaeus
monodon) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CÂY NĂN
TƯỢNG (Scirpus littoralis) VÀ CÂY NĂN BỘP (Eleocharis dulcis)
TRONG AO NUÔI TÔM SÚ TẠI AN MINH - KIÊN GIANG
Lê Văn Tú

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

8620301

Quyết định giao đề tài:

số 1154/QĐ-ĐHNT ngày 27/9/2018


Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:

/QĐ-ĐHNT
18/9/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Phạm Đức Hùng
Chủ tịch Hội đồng:
TS. Nguyễn Tấn Sỹ
Phòng đào tạo sau đại học:
Phòng đào tạo sau đại học
KHÁNH HÒA - 2019
ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Ban giám hiệu, Viện Nuôi trồng thủy sản, khoa sau đại học trường Đại học Nha
Trang đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Phạm Đức Hùng và NCS. Lê Văn
Dũng người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, động viên tơi rất nhiều trong suốt thời gian
nghiên cứu, hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Viện Nuôi trồng Thủy
sản đã truyền đạt kiến thức cho tôi; Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã tạo điều
kiện cho tôi tham gia đề tài “Nghiên cứu phát triển mơ hình Tơm – Lúa hiệu quả và xây
dựng nhãn hiệu tập thể tại vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang” ; Phịng nơng nghiệp
huyện An Minh, các bạn trong lớp cao học đã tạo điều kiện thời gian, tiếp cận điều tra
thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp góp ý giúp tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Nhân đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động
viên tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu vừa qua.
Trân trọng!
Kiên Giang, ngày

tháng 9 năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Văn Tú

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH MỤC KÝ HIỆU ............................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... ix
DANH MỤC BẢNG .......................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................... xii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................4
1.1. Tổng quan về tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) .............................4
1.1.1. Phân loại và đặc điểm sinh học ......................................................................4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng ni tơm sú .................................................6
1.2. Tổng quan về môi trường ao nuôi tôm sú.........................................................9
1.2.1. Môi trường đất ao nuôi tôm ...........................................................................9
1.2.2. Môi trường nước ao nuôi tôm sú..................................................................10

1.3. Tổng quan về cải thiện môi trường của cây cỏ thủy sinh..............................14
1.4. Tổng quan về cây năn tượng và năn bộp ........................................................16
1.4.1. Tổng quan về cây năn tượng ........................................................................16
1.4.2. Tổng quan về cây năn bộp ...........................................................................16
1.5. Tổng quan về huyện An Minh tỉnh Kiên Giang.............................................17
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................20
2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .......................................................................20
2.2. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................20
2.3. Thời gian, địa điểm ...........................................................................................21
iv


2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................21
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................21
2.4.2. Các yếu tố mơi trường và sinh trưởng tôm theo dõi ....................................22
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................25
3.1. Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm sú trên địa bàn nghiên cứu ..................25
3.1.1. Hình thức ni tơm sú bổ sung tổng dt số hộ nuôi của huyện .....................25
3.1.2. Diện tích ruộng ni tơm sú .........................................................................25
3.1.3.Mùa vụ ..........................................................................................................26
3.1.4. Cải tạo ..........................................................................................................27
3.1.5. Mật độ nuôi tôm sú ......................................................................................28
3.1.6. Quản lý và chăm sóc ....................................................................................28
3.1.7. Tình hình dịch bệnh nghề nuôi tôm sú tại An Minh ....................................29
3.1.8. Thu hoạch .....................................................................................................29
3.1.9. Tỷ lệ sống, năng suất và giá bán và hiệu quả kinh tế nghề tôm sú ..............29
3.2. Ảnh hưởng của cây thủy sinh đến môi trường nước và sinh trưởng của tôm
Sú ...............................................................................................................................32
3.2.1. Ảnh hưởng của cây thủy sinh đến môi trường ao nuôi tôm sú ....................32
3.2.2. Ảnh hưởng của cây cỏ thủy sinh đến sinh trưởng phát triển và tỷ lệ sống tôm

sú ............................................................................................................................39
3.2.2.1. Ảnh hưởng của cây cỏ thủy sinh đến tỷ lệ sống của tôm sú .....................39
3.2.2.2. Ảnh hưởng của cây cỏ thủy sinh lên trọng lượng và chiều dài trung bình
của tơm sú qua các giai đoạn .................................................................................40
3.2.2.3. Ảnh hưởng của cây cỏ thủy sinh lên trọng lượng và chiều dài tuyệt đối của
tôm sú qua các giai đoạn. .......................................................................................40
3.2.2.4. Ảnh hưởng của cây cỏ thủy sinh lên trọng lượng và chiều dài đặc trưng của
tôm sú qua các giai đoạn. .......................................................................................42
3.2.2.5. Ảnh hưởng của cây năn tượng và năn bộp lên năng suất tôm sú..............44
v


Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................46
4.1. Kết luận: ............................................................................................................46
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................46

vi


DANH MỤC KÝ HIỆU
Ký hiệu

Tên gọi

n

Số phiếu điều tra

ha


Hécta



Phần ngàn

DWG

Tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối

DLG

Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối

SGRw

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng theo khối lượng

SGRl

Tốc độ tăng trưởng đặc trưng theo chiều dài

t

Thời gian



Chiều dài ban đầu


LC

chiều dài cuối

W

khối lượng

SR%

Tỉ lệ phần trăm cá thể sống sót



Trọng lượng đầu

WC

Trọng lượng cuối

Ni

Số cá thể thu được



Số cá thể ban đầu

Ntb


Số cá thể trung bình thu được của 1 chài

S

Diện tích

CV

Hệ số biến động

vii


viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết Tắt

Cụm từ

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu long

TLS

Tỷ lệ sống

NT


Nghiệm thức

XNM

Xâm nhập mặn

TC/BTC

Thâm canh/ bán thâm canh

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCCT

Quản canh cải tiến

NSKT

Ngày sau khi thả

ix


DANH MỤC BẢNG

Bảng
1.1


Tên bảng

Trang

Các thông số kỹ thuật và kinh tế ni tơm của mơ hình tơm - lúa

9

ln canh ở ĐBSCL.
1.2

Một số đặc tính mơi trường nước ao ni tơm thích hợp

11

3.1

Diện tích ruộng ni tơm sú

26

3.2

Mật độ thả nuôi tôm sú

29

3.3


Tỷ lệ sống, năng suất và giá bán tôm sú tại huyện An Minh

3.4

Diễn biến nhu cầu Oxy hóa học (COD) của các nghiệm thức.

36

3.5

Diễn biến nhu cầu Oxy sinh học (BOD5) của các nghiệm thức

37

3.6

Tỷ lệ sống của tôm sú qua các giai đoạn

3.7

Trọng lượng và chiều dài trung bình của tơm sú qua các giai đoạn

41

3.8

Diễn biến năng suất tôm sú qua các nghiệm thức

46


x

30-31

40-41


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1

Lồi tơm sú Penaeus monodon Fabricius, 1798

4

1.2

Bản đồ hành chính huyện An Minh

18

2.1

Sơ đồ khối khung nghiên cứu chính của đề tài


21

2.2

Sơ đồ bố trí trồng cây thủy sinh

23

3.1

Các hình thức ni tơm sú tại huyện An Minh

26

3.2

Ao nuôi tôm – lúa

27

3.3

Cải tạo ao nuôi tôm lúa

28

3.4

Chi phí mơ hình ni tơm sú tại huyện An Minh.


31

3.5

Hiệu quả kinh tế mơ hình ni tơm sú tại An Minh

32

3.6

Diễn biến độ mặn của 3 nghiệm thức qua các tuần nuôi

33

3.7

Diễn biến pH của 3 nghiệm thức qua các tuần nuôi

34

3.8

Diễn biến độ kiềm của 3 nghiệm thức qua các tuần ni.

36

3.9

Diễn biến hàm lượng Oxy hịa tan cũa các nghiệm thức.


38

3.10

Diễn biến hàm lượng ammonium của các nghiệm thức.

40

3.11

Diễn biến tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối

43

3.12

Diễn biến tăng trưởng chiều dài tuyệt đối

44

3.13

Diễn biến tăng trưởng đặc trưng theo trọng lượng

45

3.14

Diễn biến tăng trưởng đặc trưng theo chiều dài


46

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Mơ hình canh tác tơm – lúa là mơ hình đặc thù của vùng đất nhiễm mặn theo mùa
của tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, sau một thời gian canh tác, hệ thống này khơng cịn bền
vững, khơng canh tác được vụ lúa vào mùa mưa do đất đai nhiễm mặn, nông dân buộc
phải nuôi tôm liên tục trong năm, đưa đến tình trạng dịch bệnh phát triển. Nghiên cứu
được thực hiện tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang, nhằm cải thiện hệ thống canh tác
tôm – lúa trong điều kiện xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu, với mục tiêu cụ thể là tìm
hiểu hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm sú tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang, đánh giá
ảnh hưởng của cây năn tượng và năn bộp lên cải thiện một số đặc tính môi trường nước
của ao nuôi tôm sú và theo dõi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm sú trong mơ hình
canh tác có bổ sung cây năn tượng và năn bộp.
Qua điều tra cho thấy các hộ nuôi tôm sú ở huyện An Minh tỉnh Kiên Giang chủ
yếu các mơ hình ni “tơm - cây cỏ thủy sinh, chuyên tôm, tôm - lúa và tôm - cua màu”. Trong đó mơ hình có bổ sung cây cỏ thủy sinh khá lớn chiếm 37%. lợi nhuận
trung bình của các mơ hình ni tơm giữa các hộ có sự biến động lớn 34.584.000đ
±21.558.000đ. Tỷ suất lợi nhuận đạt 225,77%.
Từ kết quả nghiên cứu cây năn tượng và năn bộp có khả năng cải thiện một số đặc
tính mơi trường ao nuôi tôm sú, giúp môi trường ao nuôi ổn định hơn, thể hiện qua một
số chỉ tiêu như: pH, độ mặn, độ kiềm, nhu cầu oxy hóa học và sinh học, hàm lượng oxy
hòa tan trong nước, tổng đạm ammonium, từ đó giúp tỷ lệ sống sinh trưởng và phát triển
của tôm sú tốt hơn ao đối chứng và cho năng suất cao hơn có ý nghĩa thống kê (p)<0.05
so với không trồng kết hợp cây năn tượng và năng bộp.

Từ khóa: Mơ hình tơm – lúa, Tơm sú, Thực vật thủy sinh, Năn tượng, Năn bộp và môi
trường nước ao nuôi tôm sú.
xii



MỞ ĐẦU
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.348,53 km2. Dân số tỉnh Kiên Giang là
1.707.050 người, mật độ 269 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%;
dân tộc chủ yếu là người Kinh, Khmer, Hoa (Niên Giám Thống Kê, 2010). Dân số của
tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sơng ngịi
và một số đảo. Tổng sản phẩm năm 2010 đạt 28.287 tỷ đồng, trong đó: lĩnh vực nơng
lâm thuỷ sản 13.114 tỷ đồng (nông nghiệp là 7.920 tỷ đồng; lâm nghiệp là 129 tỷ đồng;
thủy sản là 5.065 tỷ đồng) (Niên Giám Thống kê, 2010). Cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ
sản đạt 43,67%, công nghiệp và xây dựng đạt 26,26% và các ngành dịch vụ đạt 30,06%.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp với tỷ trọng nông nghiệp chiếm 62,1%, lâm nghiệp chiếm
1,01% và thuỷ sản chiếm 36,89%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc rất nhiều
vào tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Cây trồng chính trong sản xuất nơng
nghiệp là cây lúa. Từ năm 1999 khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát
triển ni trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010. Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày
15/6/2000 về một số chủ trương và chính sách của việc chuyển dịch cơ cấu và tiêu thụ
sản phẩm nông nghiệp đã mở ra hướng đi mới cho địa phương mạnh dạn khai phá vùng
đất lâu nay bỏ hoang đưa vào sản xuất, đồng thời chuyển một phần đất nông nghiệp hiệu
quả thấp chỉ độc canh cây lúa sang sản xuất luân canh nuôi tôm vào mùa khơ, trồng lúa
vào vụ mùa mưa. Từ đó đến nay mơ hình tơm – lúa được phát triển mạnh mẽ đặc biệt là
ở vùng U Minh Thương tỉnh Kiên Giang. Huyện An Minh thuộc Vùng U Minh Thượng
trong thời gian qua, nước mặn lấn sâu vào nội đồng, thời gian kéo dài và độ mặn tăng,
thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của
người dân địa phương. Theo báo cáo tổng kết ngành Nơng nghiệp huyện An Minh, tình
trạng đất bị nhiễm phèn mặn trầm trọng hơn, với diện tích canh tác tơm - lúa trên 40.000
ha chiếm trên 50% diện tích canh tác tơm – lúa của tồn tỉnh (phịng Nơng nghiệp &
PTNT huyện An Minh, 2015), đời sống người dân các xã ven đê quốc phòng gặp rất
nhiều khó khăn, khơng canh tác lúa được, trong khi tơm bị dịch bệnh, năm 2015 có 4000
ha trong vùng quy hoạch tôm – lúa không gieo cấy được vụ lúa. Theo kết quả nghiên

cứu trước đây thì mơ hình lúa - tơm ln canh là mơ hình có tính đặc thù của vùng nhiễm
mặn, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững (Tất Anh Thư và Võ Thị Gương, 2010,
Đỗ Minh Nhựt, 2012). Không luân canh cây lúa vào mùa mưa, nông dân nuôi tôm liên
tục 2-3 vụ trong năm, đưa đến tình trạng dịch bệnh phát triển trầm trọng. Trong vùng đất
1


mặn, một số nơng dân đã trồng một vài lồi thực vật thủy sinh vào ao nuôi như năn tượng,
năn bộp, bồn bồn, cỏ nước mặn, rong câu, rong đuôi chồn, … bước đầu cho thấy tơm sinh
trưởng tốt, ít gặp rủi ro hơn so với việc dọn sạch cây cỏ trong ao. Một số giả thuyết cho
rằng, việc đưa thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm sú giúp cải thiện môi trường đất nước
tốt hơn, nuôi tôm bền vững hơn. Nhiều nghiên cứu cho rằng thực vật thủy sinh có khả
năng cải thiện mơi trường trong ni trồng thủy sản (Dominique Gautier et al., 2001;
Carsten Schulz, 2003; Ying-Feng Lin, 2003; Dương Văn Ni, 2006; Lâm Ngọc Bửu và
ctv., 2010). Trong số các loại cây cỏ thủy sinh có cây năn tượng và năn bộp được người
dân trồng vào ao nuôi tôm nhiều nhất, việc nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài thực
vật thủy sinh mà cụ thể là cây năn tượng và năn bộp để cải thiện một số đặc điểm môi
trường và sự phát triển của tơm sú (Penaeus monodon) trong mơ hình tơm – lúa tại
huyện An Minh tỉnh Kiên Giang là cần thiết được nghiên cứu nhằm góp phần cải thiện
và ổn định cuộc sống của người dân tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang.
Mục tiêu tổng quát
Cải thiện hệ thống canh tác tôm – lúa trong điều kiện xâm nhập mặn do biến đổi
khí hậu tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu hiện trạng kỹ thuật nghề ni tôm sú tại huyện An Minh tỉnh Kiên Giang
Đánh giá ảnh hưởng của cây năn tượng và năn bộp lên cải thiện một số đặc tính
mơi trường nước của ao ni tơm sú có bổ sung cây cỏ thủy sinh
Đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tơm sú trong mơ hình canh tác có bổ
sung cây cỏ thủy sinh
Nội dung đề tài

Khảo sát/ điều tra hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi tôm sú tại huyện An Minh tỉnh
Kiên Giang.
Đánh giá ảnh hưởng của cây năn tượng và năn bộp lên cải thiện một số đặc tính
mơi trường nước của ao ni tơm sú có bổ sung cây năn tượng và năn bộp.
Đánh giá tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú trong mô hình canh tác có bổ
sung cây năn tượng và năn bộp.

2


Thời gian thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018, tại huyện An Minh tỉnh
Kiên Giang.
Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học: Xây dựng được cơ sở khoa học cho việc phát triển bền vững
nghề nuôi tôm sú trong điều kiện xâm nhập mặn ở hiện tại và tương lai.
Về mặt thực tiễn: Có bộ số liệu khoa học là cơ sở cho việc nghiên cứu góp phần
đánh giá ảnh hưởng của cây cỏ thủy sinh lên cải thiện một số đặc tính môi trường nước,
sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của tơm sú, từ đó xây dựng được quy trình nuôi tôm
sú hiệu quả và bền vững tại vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn.

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798)
1.1.1. Phân loại và đặc điểm sinh học
Tơm sú có vị trí trong hệ thống phân loại như sau:
Nghành: Arthropoda
Lớp: Crustacea

Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidea
Giống: Penaeus
Lồi: tơm sú Penaeus monodon Fabricius, 1798

Hình 1.1 Lồi tơm sú Penaeus monodon Fabricius, 1798
Tơm sú là lồi rộng muối nên chúng có mặt từ Ấn Độ Dương sang đến Nhật Bản,
Đài Loan, phía Đơng Tahiti, phía Tây Châu Phi và phía Nam Châu Úc (Motoh, 1981).
Vịng đời của tơm sú trải qua một số giai đoạn bao gồm giai đoạn trứng, ấu trùng (gồm
các giai đoạn phụ: Nauplius, Zoea, Mysis), hậu ấu trùng, ấu niên, và giai đoạn trưởng
thành. Mỗi giai đoạn phân bố ở những vùng khác nhau như ở vùng cửa sông, rừng ngập
mặn, vùng biển ven bờ hay vùng biển khơi và có tập tính sống trơi nổi hay sống đáy.
4


Tính ăn tơm sú
Tơm sú là loại ăn tạp, thích các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rữa
hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu cơ,
giun nhiều tơ, loại 2 mảnh vỏ, côn trùng. Tôm sống ngoài tự nhiên ăn 85% là giáp xác,
cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ, còn lại 15% là cá, giun nhiều tơ, thuỷ sinh
vật, mảnh vụn hữu cơ, cát bùn. Trong tự nhiên, tôm sú bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều
rút. Nuôi tôm sú trong ao, hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối. Tơm bắt
mồi bằng càng, sau đó đẩy thức ăn vào miệng để gặm, thời gian tiêu hoá 4-5 giờ trong
dạ dày.
Sinh trưởng tơm sú
Tơm là lồi giáp xác có vỏ cứng bao bọc bên ngoài cơ thể, do vậy sự sinh trưởng
của chúng hoàn toàn khác với loài cá. Nếu như ở cá, quá trình sinh trưởng diễn ra liên
tục khơng bị gián đoạn thì ở tơm, q trình này mang tính gián đoạn và đặc trưng. Hay
nói đúng hơn, khi tơm tăng trưởng đến một kích thước nào đó, tơm phải tiến hành lột bỏ
lớp vỏ cũ để cơ thể phát triển hơn. Q trình này cịn gọi là sự “lột xác”.

Tôm sú thường lột xác vào ban đêm và thường đi đôi với việc tăng thể trọng. Thế
nhưng, cũng có nhiều trường hợp tơm đã lột xác nhưng không thể tăng trọng.
Vỏ tôm sau khi mới lột xác cịn khá mềm nền rất nhạy cảm với mơi trường sống
thay đổi đột ngột. Do vậy, người nuôi cần lưu ý điều chỉnh môi trường nuôi thời để tránh
tôm bị yếu và nhiễm bệnh khi lột. Lưu ý, nếu thấy tơm yếu thì khơng nên kích thích tơm
lột xác.
Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1 - 2 giờ với tôm nhỏ và 1 - 2 ngày với tơm trưởng
thành.
Các yếu tố mơi trường nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố, sinh trưởng bắt
mồi, tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm. Theo Boyd (1998) các yếu tố môi trường gồm
pH: 7 – 8,35, nhiệt độ từ 25 – 30 oC, Oxy từ 5 – 6 mg/L, nền đáy bùn, bùn cát hay cát,
độ mặn 5 – 45‰, độ kiềm 80 – 120 mg/L, các khí độc H2S < 0,02 mg/L, NH3 < 0,1
mg/L những giới hạn nêu trên thích hợp cho tơm phát triển và hạn chế được sự nhiễm
bệnh cho tôm, giúp người ni có cơ sở quản lí tốt mơi trường ni.

5


1.1.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng ni tơm sú
Theo báo cáo mới nhất của FAO, 2016 sản lượng NTTS năm 2014 đạt 73,8 triệu
tấn, trị giá 160,2 tỷ USD, bao gồm 49,8 triệu tấn cá có vẩy (99,2 tỷ USD), 16.2 triệu tấn
nhuyễn thể (19 tỷ USD), 6,9 triệu tấn giáp xác (36,2 tỷ USD) và 7,3 triệu tấn thủy sản
khác. Sản lượng NTTS chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng sản lượng thủy sản
toàn cầu là 158 triệu tấn, từ 20,9% năm 1995 lên đến 32,4% năm 2005, đạt 40,3% năm
2010 và kỷ lục là 44,1% năm 2014. Tỷ trọng sản lượng NTTS trong tổng sản lượng thủy
sản ở các châu lục ngày càng tăng, trừ 3 năm trở lại đây giảm ở Châu Đại Dương.
Năm 2014 có 35 nước (với số dân 3,3 tỷ người, chiếm 45% dân số thế giới) đạt
sản lượng NTTS lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác, trong đó có 5 nước sản xuất
chính là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Bănglađet và Ai Cập.
Các nước có ngành NTTS tương đối phát triển như Hy Lạp, Sec và Hunggary ở

Châu Âu, Lào và Nêpan ở Châu Á.
Năm 2014, Trung Quốc đạt 45,5 triệu tấn, chiếm hơn 60% tổng sản lượng NTTS
thế giới. Tiếp theo là Ấn Độ, Việt Nam, Bănglađet và Ai Cập.
Ngoài các loài động vật thủy sinh, ngành NTTS thế giới còn sản xuất một khối
lượng khá lớn các loài thực vật thủy sinh. Năm 2014, trong số 101,1 triệu tấn sản lượng
NTTS toàn cầu, trị giá 165,8 tỷ USD, có 27,3 triệu tấn thực vật thủy sinh, trị giá 5,6 tỷ
USD. Xét về tỷ lệ, sản lượng động vật thủy sinh nuôi chiếm đến 3/4 tổng sản lượng
NTTS và thực vật thủy sinh chiếm 1/4.
Năm 2013, sản lượng NTTS thế giới lớn hơn sản lượng khai thác thủy sản. Năm
2014, lần đầu tiên nguồn cung thực phẩm từ thủy sản nuôi cao hơn từ thủy sản khai thác.
Tôm sú là đối tượng nuôi quan trọng của nghề NTTS. Nuôi tôm sú ở Việt Nam bắt
đầu từ những năm 1990 nhưng dấu mốc nhảy vọt nhanh chóng là vào những năm 20002005, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. Nếu như năm 2000 diện tích ni tơm sú của ĐBSCL
ước tính khoảng 220.000 ha đạt sản lượng 81.875 tấn thì sau 5 năm (năm 2005) là
498.000 ha và sản lượng đạt 245.600 tấn tăng 2,3 lần về diện tích và 3 lần về sản lượng
(Lê Xuân Sinh, 2006).
Diện tích NTTS mặn, lợ vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2001-2010, tăng từ 432.759
ha năm 2001 lên 634.461 ha năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,2 %/năm. Chủ

6


yếu tập trung ở các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL thuộc các tỉnh, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Tiền Giang và Long An. Đến năm 2010, tỉnh
dẫn đầu là Cà Mau đạt 266.952 ha, kế đó là An Minh 128.552 ha… Riêng tỉnh Hậu
Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ, do đó chỉ có khoảng 45 ha ni tơm sú ln canh
lúa năm 2008, đến năm 2010 giảm còn 28 ha ở huyện Long Mỹ (Viện Kinh tế và Quy
hoạch thủy sản, 2009).
Đối với tôm nuôi ở vùng sinh thái mặn lợ, tôm sú vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong các
đối tượng nuôi mặn, lợ của vùng. Năm 2008, đạt 583.290 ha, chiếm 94,48% tổng diện
tích ni mặn lợ. Trong đó diện tích nuôi tôm sú chủ yếu tập trung ở vùng Bán đảo Cà

Mau với 264.522 ha (chiếm 45% diện tích ni tôm cả vùng); tôm chân trắng mới được
đưa vào nuôi trong năm 2008 với diện tích là 1.399 ha, chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 0,23%
tổng diện tích mặn lợ của vùng, phương thức nuôi chủ yếu QCCT (chiếm 54,79% tỷ
trọng đối tượng và chiếm 51,89 so với tổng diện tích NTTS của cả vùng ĐBSCL), nuôi
tôm lúa chiếm 28,84% tỷ trọng của ni tơm và 27,32% tổng diện tích NTTS của vùng.
Diện tích ni BTC và TC chỉ chiếm 6,77% trong tổng diện tích ni tơm nước lợ (trong
đó diện tích ni TC chiếm thấp hơn 4%). Năm 2010 diện tích ni tơm sú giảm so với
2008 nhưng tỷ lệ nuôi TC/BTC tăng từ 7,14 lên 13% (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy
sản, 2009; Sở NN và PTNT các tỉnh 2010).
Theo Chi cục thủy sản tỉnh Kiên Giang (2016) diện tích NTTS trong tồn tỉnh đạt
221.580 ha, sản lượng đạt 196.049 tấn. Năm 2017, diện tích NTTS trong tỉnh gia tăng
và đạt 234.228 ha (100,9% KH) vượt 7,4%, sản lượng đạt 201.850 tấn, đạt 89,82% KH,
vượt 2,9% so với cùng kỳ, cụ thể như sau (1) Tôm nước lợ: đã thả giống được 116.972
ha (TC-BTC 2.200 ha, tôm - lúa 90.137ha, QCCT 24.635 ha), đạt 103,5% kế hoạch,
tăng 9,7% so với cùng kỳ; sản lượng thu hoạch 63.850 tấn (TC-BTC 14.838 tấn, tôm lúa 40.937 tấn, QCCT 8.075 tấn), đạt 101% kế hoạch, tăng 12,3% so với cùng kỳ, (2)
Tơm CN-BCN: diện tích 2.200 ha, đạt 84,6% kế hoạch, bằng 115,9% so với cùng kỳ;
sản lượng 14.838 tấn, đạt 91,37% kế hoạch, bằng 128,7% so với cùng kỳ (tôm chân
trắng có diện tích 2.116 ha, sản lượng 14.688 tấn).
Trong điều kiện thời tiết ở Kiên Giang năm 2017, tuy có phần thuận lợi hơn so với
năm 2016 nhưng vẫn có một số thời điểm, thời tiết diễn biến phức tạp như nắng nóng
kéo dài, mưa trái mùa, … nên hộ dân và các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đẩy nhanh
tiến độ thả giống, nhất là mơ hình ni tơm công nghiệp vùng tứ giác Long Xuyên, do
7


vậy, sản lượng tơm ni có thể khơng đạt chỉ tiêu kế hoạch. Các ruộng nuôi tôm – lúa
(vùng U Minh Thượng và Gị Quao) hầu hết có mực nước trên trảng khá thấp (20 - 40
cm) nhiệt độ nước biến động ngày càng tăng vào buổi trưa (từ 34 – 350C). Mặt khác,
chất lượng nước ngồi kênh cấp khơng đáp ứng được yêu cầu (mầm bệnh phát tán và có
dấu hiệu ơ nhiễm từ các nguồn chất thải khác) nên người dân không thể cấp nước mới

vào ruộng nuôi. Vì vậy, tình trạng tơm ni bị sốc do mơi trường nước xảy ra trên diện
rộng (Chi cục Thủy sản Kiên Giang, 2017).
Đồng Bằng Sơng Cửu Long có thể khẳng định là vùng có tiềm năng lớn nhất Việt
Nam về NTTS cả về nuôi mặn lợ, ven biển và nuôi nước ngọt. Tôm sú (Penaeus
monodon) là đối tượng nuôi chủ lực ở vùng ven biển của đồng bằng này. Trong năm
2005, tồn đồng bằng có diện tích ni tơm sú khoảng 498.000 ha với sản lượng đạt
260.000 tấn. Chiếm 80% diện tích và sản lượng tơm biển ni của cả nước.
Mơ hình ni tơm-lúa QCCT là ni một vụ tơm và trồng một vụ lúa trong năm,
tôm đươc nuôi trong mùa khô và lúa được trồng trong mùa mưa. Theo hình thức canh
tác này thì những hộ nghèo vẫn có thể thực hiện được vì đây là mơ hình ít tốn chi phí,
kỹ thuật đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu lấy từ tự nhiên nên các vùng ni ít bị ơ nhiễm.
Mặt khác mơ hình ni tơm sú-lúa đã giúp các hộ dân vùng ven biển vừa tạo thêm thu
nhập ổn định từ tôm sú (0,3-0,5 tấn/ha) vừa đảm bảo được nguồn lương thực chính là
lúa (4,5-5 tấn/ha) phục vụ sinh hoạt và đời sống (Tạp chí thủy sản, 2006 và Bộ thủy sản,
2002).
Mơ hình ni tơm-lúa ln canh được phát triển ở vùng ven biển ĐBSCL, đặc biệt
là những tỉnh có nước mặn xâm nhập theo mùa. Trong những năm gần đây mơ hình ni
tơm-lúa ln canh đã có những bước phát triển cả về diện tích cũng như mật độ thả ni.
Năm 1999, diện tích ni tơm-lúa là 36.000 ha đến năm 2001 tăng lên 117.983 ha, đến
năm 1998 diện tích mơ hình ni này là 168.633 ha chiếm 27,32% tổng diện tích của
vùng ĐBSCL, trong đó diện tích ruộng ni tơm bình qn cho mỡi hộ nuôi ở vùng
ĐBSCL là 1,68 ha, tỷ lệ mương bao chiếm 34,95%. Mật độ thả nuôi là 6,6 con/m2 với
tỷ lệ sống 36,69% thì người ni có lợi nhuận bình quân là 52,58 triệu đồng/ha/vụ. Như
vậy so với những năm trước đây, kĩ thuật canh tác càng tân tiến, đầu tư đúng mức…mơ
hình đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, tăng thu nhập cho người dân trong vùng
(Tổng cục Thủy sản, 2014).

8



Bảng 1.1 Các thông số kỹ thuật và kinh tế ni tơm của mơ hình tơm - lúa ln
canh ở ĐBSCL.

Nguồn: Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2004

1.2. Tổng quan về môi trường ao nuôi tôm sú
1.2.1. Môi trường đất ao ni tơm
Bùn đáy ao có vai trị quan trọng trong hệ sinh thái ao, cũng như trong nuôi trồng
thủy sản (Masuda và Boyd, 1994; Boyd, 1995; Boyd va Bowman, 1997; Boyd, 2000)
và ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước trong ao. Bùn đáy ao cịn có chức năng như mảng
lọc sinh học, tích lũy chất hữu cơ từ thức ăn, các chất thải hoặc các chất bài tiết của cá,
tôm và các sản phẩm trao đổi chất của tảo (Avnimelech và Lacher, 1980; Chien và Ray,
1990; Smith, 1996). Ngoài ra, bùn đáy ao có vai trị rất quan trọng trong chu trình dinh
dưỡng của đất đáy ao (Avnimelech và Lacher, 1980; Boyd, 1995;). Theo Boyd (1990)
một lượng tồn các chất hữu cơ từ nguồn thức ăn dư thừa, phân bón các sản phẩm bài tiết
của các loài thủy sản, các hoạt động trao đổi chất của các sinh vật đáy cũng tăng và môi
trường nước cũng giàu chất dinh dưỡng, vì vậy có thể nói chất lượng bùn đất đáy ao
được xem là yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Theo Boyd (1990) thì sự tích lũy chất hữu cơ trong đất ao suốt q trình ni thủy
sản là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể lượng oxy trong môi trường
nước đáy ao. Một lượng nhỏ chất hữu cơ tích lũy trong ao ni thủy sản là tốt. Tuy
nhiên, nếu lượng chất hữu cơ tích lũy trong đáy ao cao có thể gây nhiều bất lợi bởi vì sự
9


phân hủy của vi sinh vật tạo môi trường yếm khí trong lớp đất mặt đáy ao. Dưới điều
kiện đó, chất hữu cơ được phân hủy thành các hợp chất NO2, H2S, NH3 và CH4, gây độc
cho tôm, cá (Ram et al., 1981; Boyd và Bowman, 1997; Avnimelech và Ritvo, 2003).
Theo Boyd (1995) các ao thủy sản thường nhận một lượng lớn phosphorus, nitrogen và
chất hữu cơ qua các vụ ni và các chất này sẽ được tích lũy trong đất ao theo thời gian

và theo tuổi của ao (Munsiri et al., 1996). Vì thế, sự tích lũy chất hữu cơ bùn đáy ao là
yếu tố quan trọng. Nồng độ các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và mật độ vi sinh vật trong
đất đáy ao tương tác đến môi trường nước. Tích lũy nhiều chất hữu cơ trong đất đáy ao
có thể là một trong những nguyên nhân gây giới hạn cho sự phát triển của đối tượng
nuôi trong ao (Avnimelech và Ritvo, 2003).
1.2.2. Môi trường nước ao nuôi tơm sú
Nước cung cấp cho ao ni đóng vai trị quan trọng trong sự thành công hay thất
bại của vụ nuôi. Chất lượng nước ao nuôi tôm phù hợp cho sự phát triển của tơm được
trình bày trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Một số đặc tính mơi trường nước ao ni tơm thích hợp.
Chi tiêu đánh giá

Giới hạn phù hợp

Độ mặn (%o)

28-32

pH

7,5-8,3

Oxy hịa tan (mg/lít)

5-10

Ammonia (mg/lít)

<0,1


NO2- (ppm)

<0,02

N –NH+ (ppm)

<0,1

Kim loại nặng (ppm)

<0,01

(Whetstone et al., 2002; Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004 và Andrew Lazur, 2007).

- pH nước ao nuôi tơm:
PH là chi tiêu quan trọng vì ảnh hướng trực tiếp đến dời sống và sự sinh trưởng
của động thực vật thủy sinh như sự sinh trưởng, tỷ lệ sống, sự sinh sản và dinh dưỡng.
pH môi trường quá cao hay quá thấp đều bất lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh
vật. Theo George (1989) pH của nước thường không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ
10


của tôm, tuy nhiên pH ảnh hưởng lớn đến ammonia (NH3 khi pH cao) và hydrogen
sulfide (H2S khi pH thấp). Theo Pekar (2002) khi pH cao mơi trường nước có hàm lượng
NH3 cao gây hại cho tôm. Khi pH giảm từ 7,9 đến 6,7 sẽ làm cho vỏ tôm, cua bị giảm
khối lượng, tăng thành phần magnesium và giảm thành phần strontium (Wickins, 1984).
Khoảng pH thích hợp cho tơm sú là 7- 9 (Nguyễn Trọng Nho và ctv., 2002; Whetstone
et al., 2002; Boyd et al., 2002). pH môi trường nước thường phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
+ Tính chất của đất đáy ao;

+ Quá trình quang hợp của thực vật thủy sinh: hấp thu CO2 làm tăng pH;
+ Quá trình hơ hấp của thủy sinh vật, q trình phân hủy của các hợp chất hữu cơ
sẽ phóng thích CO2 làm giảm pH.
+ Sự biến động pH trong ao nuôi thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào mật độ tảo có
trong ao nuôi (Primary Industries and resources South Australia, 1999).
- Độ mặn:
Độ mặn của nước ao thể hiện qua tổng số các ion vơ cơ hịa tan trong nước chủ
yếu là Na+, K+, Ca2+, Mn2+, Cl-, SO42- và HCO3- vì các ion này thường chiếm hơn 95%
trong tổng số các ion hòa tan trong nước. Độ mặn của nước biển khoảng 28-35‰ (Peter
Van Wyk và John Scarpa, 1999). Trong ao nuôi thủy sản, độ mặn thường ảnh hưởng
đến việc điều chỉnh áp suất thẩm thấu của các loài thủy sản và nồng độ NH 3 (Joseph et
al., 1993). Theo Wanniayaka et al., (2001) nồng độ muối tối ưu cho sinh trưởng và phát
triển của tôm sú là 15-25‰ và tôm sú có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở nồng
độ muối từ 15-35‰ (Whetstone et al., 2002). Nồng độ muối trong ao nuôi tôm cao hơn
30‰ tôm thường bị bệnh đặc biệt là bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng. Nếu nồng độ
muối trong ao thấp hơn 7‰ nhất là giai đoạn tơm cịn nhỏ sẽ đưa đến tình trạng tơm bị
cịi, vỏ mềm, tỷ lệ sống thấp (Chanratchakool, 2003).
- Hàm lượng oxy hòa tan
Hàm lượng oxy hòa tan có thể là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng
đến chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Mức độ oxy hòa tan trong ao phụ thuộc nhiều
vào nhiệt độ nước, độ mặn, mật độ các loài thủy sinh vật sống trong mơi trường nước.
Hàm lượng oxy hịa tan vào môi trường nước thông qua sự khuyếch tán từ khơng khí,
11


và thơng qua q trình quang hợp của các sinh vật sống trong nước, chủ yếu là tảo
(Primary Industries and resources South Australia, 1999). Lượng oxy hịa tan trong nước
thích hợp cho sự sinh trưởng tốt của tôm sú từ 5- 6 ppm (Boyd, 2003; Trương Quốc Phú,
2004) nêu hàm lượng oxy trong ao nhỏ hơn 5ppm tôm vẫn sống, nhưng khả năng tìm
thức ăn và tiêu hóa thức ăn kém, tơm dễ bệnh. Khi hàm lượng oxy hịa tan dao động

trong khoảng 2-3 ppm tôm ngừng bắt mồi và có thể chết (Chanratchakool et al., 2002).
Tuy nhiên, theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2001) khi mơi trường nước có nồng độ
oxy hịa tan đạt 4 ppm vẫn có đủ oxy cho sự phát triển của tôm.
- Nhu cầu Oxy hóa học (COD)
Được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho q trình oxy hóa các chất hữu cơ
trong mẫu nước thành CO2 và H2O. Vì vậy, COD của nước tăng cùng với sự gia tăng
các vật chất hữu cơ. Vật chất hữu cơ trong thủy vực là nguồn thức ăn cho một số loài
thủy sinh vật, khi vật chất hữu cơ trong nước quá nhiều, quá trình phân hủy sẽ tiêu tốn
nhiều oxy của môi trường, gây nên hiện tượng thiếu oxy. Sự phân loại mức độ dinh
dưỡng trong nước có thể dựa trên hàm lượng COD trong nước (Bộ Thủy Sản, 2004).
Boyd (1998) và Smith et al., (2002) khuyến cáo nhu cầu oxy hóa học (COD) trong ao
ni tôm khoảng 20ppm. Theo Trương Quốc Phú (2000, 2004), COD thích hợp cho các
ao ni ở Đồng bằng sơng Cửu Long từ 15-30 ppm, ngưỡng giới hạn trong khoảng 1540 ppm. Hàm lượng COD trong mùa mưa thường cao hơn trong mùa nắng, vì hàm lượng
chất hữu cơ trong mùa mưa cao hơn và tốc độ khống hóa chậm hơn trong mùa nắng
(Sansanayuth et al., 1998; Latt, 2002; Tạ Văn Phương, 2006). Kết quả thí nghiệm của
Briggs và Fung - Smith (1994 a,b) hàm lượng COD trong nước nên thay đổi tùy theo
mật độ tôm. Khi nuôi tôm ở mật độ 20 con/m2, 30 con/m2 và 75 con/m2 thì hàm lượng
COD lần lượt sẽ là 18 ppm, 27 ppm và 39 ppm. Mật độ ni càng cao thì hàm lượng
COD trong nước càng cao.
- Nhu cầu oxy sinh học (BOD5)
Nhu cầu oxy sinh học biểu thị lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chát hữu cơ có
trong nước bằng vi sinh vật hiếu khí. BOD5 phản ảnh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học có trong môi trường nước. Khi mật độ vi sinh vật cao, q trình hơ hấp sẽ
tiêu tốn nhiều oxy. Chỉ số BOD5 càng cao thì mức độ phong phú của chắt hữu cơ trong
nước ao càng cao. Khi BOD5 vượt quá 20ppm, oxy hịa tan trong nước giảm thấp có thể

12


gây nguy hiểm cho các loài thủy sản (Boyd 1998) Theo Boyd (1995) BOD5 cho phép

trong các ao nuôi thủy sản có thể đạt đến 10ppm. Nếu ao ni có BOD5 trên 35ppm
được xem là giàu dinh dưỡng (Tiêu chuẩn Việt Nam 5943-1995).
- Độ kiềm tổng số
Độ kiềm của nước là tổng lượng carbonate và bicarbonate. Trong thủy vực, độ
kiềm được biểu hiện bằng nồng độ của các ion HCO3-, CO32-, OH- trong nước
(Chanratchkool et al., 1995; Andrew Lazur, 2007). Độ kiêm ảnh hưởng đến pH nước và
các tiến trình thủy hóa khác. Độ kiềm mong muốn trong ao ni thủy sản nên đạt 50
ppm hoặc cao hơn ở dạng bicarbonate, dạng này có thể giữ pH ổn định. Nếu độ kiềm
của ao lớn hơn 150 ppm và pH cao hơn 8,3 calcium sẽ tích lũy trong vỏ tơm làm tơm bị
cịi, chậm lớn, giảm pH dưới 8,3 bằng cách thay nước có thể khắc phục được bất lợi này
(Wurst và Durborow, 1992; Chanratchakool, 2003).
- Hàm lượng dinh dưỡng và độc chất trong môi trường nước
+ Dinh dưỡng đạm
Trong môi trường nước, đạm hòa tan thường ở các dạng Ammonia tổng số (NH4+
NH3), nitrate (NO3), nitrit (N02). Trong đó đạm ở dạng NH3 và NO2 gây độc đối với tôm
cá. Hai dạng còn lại được thực vật và phiêu sinh vật sống trong nước hấp thu (Savvyer
và McCarty, 1978; Boyd, 1990, Joseph et al., 1993). Khi nồng độ ammonia cao sẽ gây
nguy hại đến mang cá và làm cá dễ bị sốc. Nguồn nitrogen chính trong mơi trường nước
(trên 90%) chủ yếu đến từ thức ăn và các sản phẩm cùa q trình trao đổi chất cùa tơm,
cá.
+ Ammonia tống số:
Là sản phẩm của sự phân giải do vi khuẩn đối với các vật chất hữu cơ, thức ăn dư
thừa, xác chết của tảo hoặc cùa các chất thải và sự bài tiết của tôm cá. Hầu hết trong môi
trường nước, NH4+- N chiếm ưu thể, mặc dù sự hiện diện cùa dạng đạm này phụ thuộc
vào pH, nhiệt độ và độ mặn. Trong đó pH và nhiệt độ của mơi trường nước có ảnh hưởng
lớn đến tỷ số của NH4+/ NH3 trong nước. Ở nhiệt độ thấp và pH thấp phản ứng xảy ra
theo chiều giảm độc chất NH3 và tăng NH4+. Khi nhiệt độ cao, pH cao phản ứng sẽ xảy
ra theo chiều tạo NH3.

13



×