Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tình trạng vận chuyển tôm hùm sống (panulirus ornatus và p homarus) sau thu hoạch ở khánh hòa, phú yên và thử nghiệm vận chuyển tôm hùm sống trong điều kiện mô phỏng có sử dụng thuốc gây mê AQUI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN BẢO CHÂN

TÌNH TRẠNG VẬN CHUYỂN TƠM HÙM SỐNG
(Panulirus ornatus và P. homarus) SAU THU HOẠCH Ở
KHÁNH HÒA, PHÚ YÊN VÀ THỬ NGHIỆM VẬN CHUYỂN
TÔM HÙM SỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN MÔ PHỎNG CÓ
SỬ DỤNG THUỐC GÂY MÊ AQUI-S

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN BẢO CHÂN

TÌNH TRẠNG VẬN CHUYỂN TƠM HÙM SỐNG
(Panulirus ornatus và P. homarus) SAU THU HOẠCH Ở
KHÁNH HÒA, PHÚ YÊN VÀ THỬ NGHIỆM VẬN CHUYỂN
TÔM HÙM SỐNG TRONG ĐIỀU KIỆN MÔ PHỎNG CĨ
SỬ DỤNG THUỐC GÂY MÊ AQUI-S
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành

Ni trồng thủy sản


Mã số

8620301

Quyết định giao đề tài

Số: 1154/QĐ-ĐHNT ngày 27/09/2018

Quyết định thành lập HĐ

Số: 1122/QĐ-ĐHNT ngày 05/09/2019

Ngày bảo vệ

17/9/2019

Người hướng dẫn khoa học
TS. LÊ ANH TUẤN
Chủ tịch Hội đồng
TS. LƯƠNG CƠNG TRUNG
Phịng Sau đại học

KHÁNH HỊA – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài “Tình trạng vận chuyển tơm hùm sống
(Panulirus ornatus và P. homarus) sau thu hoạch ở Khánh Hòa, Phú Yên và thử
nghiệm vận chuyển tôm hùm sống trong điều kiện mơ phỏng có sử dụng thuốc
gây mê AQUI-S” là cơng trình nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mà cá nhân tôi tham

gia và chưa từng được công bố trong bất cứ tài liệu khoa học nào khác cho tới thời
điểm này.
Khánh Hòa, ngày 01 tháng 06 năm 2019
Tác giả

Trần Bảo Chân

iii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến trường Đại học Nha Trang,
Viện Ni Trồng Thủy Sản, Phịng Đào tạo Sau Đại học và quý thầy cô đã tham gia
giảng dạy lớp cao học NTTS 2017-2 tại Nha Trang.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS. Lê Anh Tuấn, người đã
hướng dẫn tận tình cho tơi thực hiện luận văn này, đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn
chân thành đến Ban lãnh đạo công ty TNHH Bayer Vietnam và Công ty AQUI-S New
Zealand đã hỗ trợ phần lớn kinh phí cho hoạt động nghiên cứu này. Ngồi ra, tôi cũng
xin gửi lời cảm ơn tới các kỹ sư Nic Paton, Trần Huỳnh Cường và Lê Hồng Ngọc đã
có những giúp đỡ về mặt kỹ thuật.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và động viên giúp tơi
hồn thành khóa học này.
Khánh Hịa, ngày 01 tháng 06 năm 2019
Tác giả

Trần Bảo Chân

iv



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ..............................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm hùm bông và tôm hùm xanh .............................3
1.1.1. Hệ thống phân loại và hình thái cấu tạo ................................................................3
1.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái ..............................................................................4
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn của tôm hùm gai trong tự nhiên .......................5
1.1.4. Sinh trưởng và lột xác của tôm hùm gai................................................................6
1.2. Tình hình ni tơm hùm ...........................................................................................7
1.2.1. Sơ lược tình hình ni tơm hùm trên thế giới .......................................................7
1.2.2. Tình hình nuôi tôm hùm ở Việt Nam ....................................................................7
1.3. Stress ở cá tôm nuôi và việc sử dụng thuốc nhằm giảm thiểu stress......................11
1.3.1. Stress ở cá, tơm trong q trình ni, thu hoạch và vận chuyển.........................11
1.3.2. Phòng ngừa stress do vận chuyển thủy sản sống.................................................14
1.3.3. Sử dụng thuốc gây mê và giảm đau nhằm giảm thiểu stress ở cá, tôm nuôi.......14
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................18
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................18
2.1.1. Đối tượng.............................................................................................................18
2.1.2. Thời gian..............................................................................................................18
2.1.3. Địa điểm ..............................................................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................18
v



2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu..........................................................................18
2.2.2. Điều tra ................................................................................................................19
2.2.3. Thí nghiệm...........................................................................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................25
3.1. Tình trạng vận chuyển tơm hùm sống sau thu hoạch ở Khánh Hòa và Phú Yên .......25
3.2. Nồng độ AQUI-S gây mê tơm hùm thích hợp cho các thủ tục đóng gói vận chuyển...28
3.2.1. Nồng độ AQUI-S gây mê thích hợp với tơm hùm bơng P. ornatus ...................28
3.2.2. Nồng độ AQUI-S gây mê thích hợp với tơm hùm xanh P. homarus ..................29
3.3. Tình trạng sức khỏe và tỷ lệ sống của tôm hùm sau thời gian vận chuyển khơ và
ướt mơ phỏng, có và khơng có bổ sung AQUI-S ..........................................................33
3.3.1. Kết quả của thí nghiệm vận chuyển khơ .............................................................33
3.3.2. Kết quả của thí nghiệm vận chuyển ướt ..............................................................38
3.3.3. So sánh các kết quả của điều tra và các thí nghiệm vận chuyển .........................41
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................43
4.1. Kết luận...................................................................................................................43
4.2. Kiến nghị ................................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................44
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTV

Cộng tác viên

DPI


Department of Primary Industry (Bộ Công nghiệp cơ bản)

FDA:

Food & Drug Administration (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm)

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

TH

Tôm hùm

TLS

Tỷ lệ sống

Wt

Weight (Khối lượng)

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các giai đoạn của quá trình phát triển nghề nuôi tôm hùm ở Việt nam ......... 8
Bảng 1.2. Một số tác nhân gây stress tác động đến NTTS............................................ 12
Bảng 2.1. Các giai đoạn gây mê (phỏng theo) .............................................................. 20
Bảng 2.2. Các nghiệm thức của thí nghiệm vận chuyển khô mô phỏng ....................... 21

Bảng 2.3. Các nghiệm thức của thí nghiệm vận chuyển ướt mơ phỏng........................ 24
Bảng 3.1. Đặc điểm của hai phương pháp vận chuyển ướt và khơ điển hình của người
dân địa phương .............................................................................................................. 27
Bảng 3.2. Hiệu quả AQUI-S với các lồi tơm hùm gai khác nhau ............................... 30
Bảng 3.3. Tỷ lệ sống sau vận chuyển khô của tôm hùm bông và tôm hùm xanh ......... 35
Bảng 3.4. Các thông số kỹ thuật của vận chuyển khô tôm hùm sống........................... 37
Bảng 3.5. Tỷ lệ sống sau vận chuyển ướt của tôm hùm bông và tôm hùm xanh.......... 39
Bảng 3.6. Các thông số kỹ thuật của vận chuyển ướt tôm hùm sống ........................... 40
Bảng 3.7. So sánh các phương pháp vận chuyển với các lồi tơm hùm và thời gian vận
chuyển khác nhau .......................................................................................................... 41

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái của tơm hùm bơng (a) và tơm hùm xanh (b) ...................................3
Hình 1.2. Đặc điểm phân biệt các họ tôm hùm trong Liên họ Palinuroidea ..................4
Hình 1.3. Bản đồ phân bố của tơm hùm bơng (a) và tơm hùm xanh (b).........................5
Hình 1.4. Số lượng lồng (a) và sản lượng (b) tơm hùm ni . ......................................11
Hình 1.5. Tương tác phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe tơm .......................13
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu....................................................................18
Hình 2.2. Thiết bị TempRecord đo diễn biến nhiệt độ trong thùng vận chuyển...........22
Hình 3.1. Một số hình ảnh ở một cơ sở có vận chuyển ướt tơm hùm ...........................25
Hình 3.2. Một số hình ảnh ở một cơ sở có vận chuyển khơ tơm hùm ..........................26
Hình 3.3. Tiến trình đi đến trạng thái mê sâu của tơm hùm bơng.................................28
Hình 3.4. Quan hệ giữa liều lượng AQUI-S với thời gian đạt đến trạng thái mê sâu của
tôm hùm bông P. ornatus ..............................................................................................28
Hình 3.5. Tiến trình đi đến trạng thái mê sâu của tơm hùm xanh .................................29
Hình 3.6. Quan hệ giữa liều lượng AQUI-S với thời gian đạt đến trạng thái mê sâu của
tơm hùm xanh P. homarus.............................................................................................29

Hình 3.7. Bản đồ phân bố tơm hùm bơng P. ornatus....................................................31
Hình 3.8. Bản đồ phân bố tơm hùm xanh P. homarus ..................................................31
Hình 3.9. Bản đồ phân bố tôm hùm đá Tây Úc P. cygnus ............................................32
Hình 3.10. Bản đồ phân bố tơm hùm đá phương Nam J. edwardsii .............................32
Hình 3.11. Nhiệt độ trong thùng xốp suốt q trình thí nghiệm vận chuyển khơ với tơm
hùm bơng (a) và tơm hùm xanh (b) ...............................................................................34
Hình 3.12. Diễn tiến tử vong của tôm hùm bông (a) và tơm hùm xanh (b) sau vận
chuyển khơ mơ phỏng ...................................................................................................36
Hình 3.13. Diễn tiến tử vong của tôm hùm bông (a) và tôm hùm xanh (b) sau vận
chuyển ướt mô phỏng ....................................................................................................39

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghề ni tơm hùm gai hiện đang phát triển mạnh ở Nam Trung Bộ. Sản lượng
nuôi gần đây đạt khoảng 1.200-1.500 tấn/năm. Thị trường quốc tế chính cho tôm hùm
thịt là Trung Quốc đại lục, Hồng Kong và Đài Loan. Trong khi đó, Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh, Đà Nẵng là những thị trường nội địa quan trọng. Vấn đề đặt ra: Những
người buôn tôm hùm vận chuyển tơm hùm sống như thế nào? Liệu AQUI-S có thể hỗ
trợ như là chất gây mê hiệu quả trong vận chuyển tôm hùm sống đường dài không? Đề
tài này giúp trả lời những câu hỏi trên thông qua điều tra người bn có vận chuyển
tơm hùm sống và ba thí nghiệm, gồm xác định liều lượng AQUI-S thích hợp, vận
chuyển khô và vận chuyển ướt.
Kết quả điều tra cho thấy những người bn tơm hùm có vận chuyển khơ và ướt
tôm hùm sống, tuy nhiên vận chuyển ướt là chính (93%). Tỷ lệ sống (ngày 1) của
phương pháp vận chuyển ướt và khô lần lượt là 75-85% và 70-80%. Tình trạng sức
khỏe của tơm hùm sống sót gồm bình thường, yếu và quá yếu. Mật độ vận chuyển của
vận chuyển ướt và vận chuyển khô của dân là 100 (P. ornatus) – 200 (P. homarus)
con/m3 và 360 (P. ornatus) con/m3, theo thứ tự tương ứng. Liều lượng AQUI-S thích

hợp cho các thủ tục đóng túi vận chuyển trong khoảng 15 phút đối với cả hai loài là 50
mg/L. Kết quả từ thí nghiệm vận chuyển khơ cho thấy: Với tôm hùm bông, tỷ lệ sống
(ngày 1) cho vận chuyển 30 giờ và 40 giờ là 100% và 92%, theo thứ tự tương ứng; Tỷ
lệ sống sau 7 ngày cho vận chuyển 30 giờ và 40 giờ lần lượt là 88% và 79%; Tình
trạng sức khỏe của tơm hùm sống sót là bình thường; Mật độ vận chuyển của P.
ornatus là 530 con/m3. Với tôm hùm xanh, các số liệu tương ứng như sau: Tỷ lệ sống
(ngày 1) là 91% và 73%; Tỷ lệ sống sau 7 ngày là 91% và 64%; Tình trạng sức khỏe
của tơm hùm sống sót là bình thường ngoại trừ những con mang trứng trong nghiệm
thức 40 giờ; Mật độ vận chuyển là 720 tôm hùm xanh/m3. Trong vận chuyển ướt mơ
phỏng có AQUI-S, tỷ lệ sống (ngày 7) là 100% cho cả hai loài, P. ornatus và P.
homarus. Tình trạng sức khỏe của tơm hùm sống sót là bình thường. Mật độ vận
chuyển cho tôm hùm bông và tôm hùm xanh lần lượt là 200 và 400 con/m3. Đề tài
cũng đưa ra kiến nghị là cần có khảo sát sâu hơn về phương pháp vận chuyển cho tơm
hùm có mang trứng.
Từ khóa: Tơm hùm, Panurirus ornatus, Panulirus homarus, Vận chuyển, AQUI-S.
x


LỜI MỞ ĐẦU
Tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) và tôm hùm xanh
(Panulirus homarus, Linnaeus, 1758) là những hải sản có giá trị dinh dưỡng và xuất
khẩu cao được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Chúng là những đối tượng
đã và đang được chú trọng phát triển nuôi hiện nay ở nhiều nước.
Tại Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm hiện đang phát triển mạnh mẽ, tập trung tại
các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, từ Bình Định đến Bình Thuận, với hình thức chính là
ni lồng bè trên biển. Theo Tổng cục Thủy sản (4/2017), sản lượng tôm hùm ni
trung bình hàng năm trong 5 năm qua dao động từ 1.200-1.500 tấn/năm, năm 2016 sản
lượng đạt hơn 1.300 tấn, với số lượng lồng nuôi thương phẩm hiện nay đạt hơn 58.000
lồng [9]. Đồng thời dự báo, số lượng lồng và mật độ thả nuôi tiếp tục tăng lên trong
những năm tới do nhiều hộ dân đang chuyển từ nuôi cá biển sang nuôi tôm hùm. Gần

đây, nghề nuôi tôm hùm đang được phục hồi với sản lượng hàng năm khoảng 1.500
tấn trị giá khoảng 70 triệu Đô-la Mỹ [46]. Các thị trường quốc tế chính cho tơm hùm
thịt là Trung Quốc đại lục, Hồng Kong và Đài Loan. Ngoài ra, những thành phố lớn ở
Việt Nam như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là trong số những thị trường nội
địa quan trọng. Một số vấn đề được đặt ra là: những người buôn tôm hùm vận chuyển
tơm hùm sống như thế nào? Họ có sử dụng thuốc gây mê trong suốt q trình vận
chuyển khơng? Liệu AQUI-S có thể hỗ trợ như là một chất gây mê hiệu quả trong vận
chuyển tôm hùm sống đường dài không?
Được sự đồng ý của Viện Nuôi Trồng Thủy Sản – Trường Đại Học Nha Trang,
tôi thực hiện đề tài “Tình trạng vận chuyển tơm hùm sống (Panulirus ornatus và P.
homarus) sau thu hoạch ở Khánh Hòa, Phú Yên và thử nghiệm vận chuyển tôm hùm
sống trong điều kiện mô phỏng có sử dụng thuốc gây mê AQUI-S”.
Mục tiêu của đề tài
Xác định hiệu quả của việc thử nghiệm vận chuyển tôm hùm sống (P. ornatus
và P. homarus) sau thu hoạch bằng thuốc gây mê AQUI-S so với cách vận chuyển
hiện hành tại Khánh Hòa và Phú Yên.
Nội dung nghiên cứu
1. Tình trạng vận chuyển tơm hùm sống sau thu hoạch ở Khánh Hòa và Phú Yên.
2. Nồng độ AQUI-S gây mê tơm hùm thích hợp cho các thủ tục đóng gói vận chuyển
3. Tình trạng sức khỏe và tỷ lệ sống của tôm hùm sau thời gian vận chuyển khơ và ướt
mơ phỏng, có và khơng có bổ sung AQUI-S
1


Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về tác dụng của AQUI-S
đến tình trạng mê, sức khỏe và tỷ lệ sống của tơm hùm trong q trình vận chuyển mơ
phỏng. Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần xây dựng quy trình vận chuyển tơm hùm
sống bằng thuốc gây mê AQUI-S, nhằm nâng cao tỷ lệ sống của tôm hùm trong và sau
thời gian vận chuyển một thời gian đủ cho giao dịch buôn bán.


2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số đặc điểm sinh học của tôm hùm bông và tôm hùm xanh

1.1.1. Hệ thống phân loại và hình thái cấu tạo
Tơm hùm bơng (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) và tôm hùm xanh (Panulirus
homarus Linnaeus, 1758) có hệ thống phân loại như sau [32]:
Ngành chân đốt: Arthropoda
Lớp giáp xác: Crustacea
Bộ mười chân: Decapoda
Họ tôm hùm gai: Palinuridae
Giống: Panulirus
Lồi tơm hùm bơng: Panulirus ornatus (Fabricus, 1798)
Lồi tôm hùm xanh: Panulirus homarus (Linnaeus, 1758).
Tên tiếng Anh: của tôm hùm bông là ornate spiny lobster, của tôm hùm xanh là
scalloped spiny lobster.

(

(a)

b)

Hình 1.1 Hình thái của tơm hùm bông (a) và tôm hùm xanh (b) [32].
3



Tơm hùm bơng và tơm hùm xanh (Hình 1.1) đều thuộc họ tôm hùm gai. Trong
Liên họ tôm hùm Palinuroidea (Latreille, 1802) có ba họ, gồm: Palinuridae (tơm hùm
gai), Synaxidae (tôm hùm da) và Scyllaridae (tôm hùm mũ ni). Đặc điểm giúp phân
biệt họ tôm hùm gai với hai họ cịn lại (Hình 1.2) là: tơm hùm gai có roi anten dài và
gồm nhiều mấu nhỏ, giống như gai. Chủy biến mất hoặc như một gai nhỏ trên gờ trước
của giáp đầu ngực. Giáp đầu ngực có một đơi gai nằm phía trước bên trên mắt và
thường có gai trên bề mặt lưng; lơng trên giáp đầu ngực, nếu có thì ít và phân tán [32].

(a)

(b)

(c)

Hình 1.2 Đặc điểm phân biệt các họ tôm hùm trong Liên họ Palinuroidea
tôm hùm mũ ni (a), tôm hùm gai (b) và tôm hùm da (c) [32].
1.1.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái
Phân bố
Tôm hùm bông phân bố ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương từ Hồng Hải
xuống Đơng Phi (phía Nam Natal) đến phía nam Nhật Bản, quần đảo Solomon, Papua
New Guinea, Tây Nam, Tây, Bắc, Đông Bắc và Đông Australia, New Caledonia và
Fiji. Gần đây (1988), một mẫu vật được tìm thấy ở bờ biển Israel thuộc bờ đơng Địa
Trung Hải (Hình 1.3a). Tơm hùm xanh cũng phân bố ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình
Dương, từ Đơng Phi đến Nhật Bản, Indonesia, Australia, New Caledonia và có lẽ ở
bán đảo Marquesas (Hình 1.3b) [32].
4



(
b)

(a)

Hình 1.3 Bản đồ phân bố của tơm hùm bơng (a) và tôm hùm xanh (b) [32].
Ở Việt Nam, tôm hùm phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình
đến Bình Thuận (đặc biệt phân bố nhiều ở các tỉnh Phú n, Khánh Hồ, Ninh Thuận
và Bình Thuận), và xung quanh một số đảo ở vùng biển phía nam nước ta [8].
Sinh thái
Tơm hùm bơng sống ở các vùng nước nông ven bờ, đôi lúc hơi đục, có độ sâu
từ 1 đến 8 m. Tuy nhiên, cũng có một vài phát hiện về lồi này được ghi nhận ở độ sâu
đến 50 m. Chúng ở trên các nền đáy cát bùn, thỉnh thoảng thấy trên nền đáy đá, thường
ở gần các cửa sơng, nhưng cũng có ở các rạn san hơ. Lồi này đã từng được thơng báo
là sống đơn độc hoặc từng cặp, nhưng người ta cũng thấy chúng tập trung thành những
đàn lớn. Tôm hùm xanh cũng sống ở các vùng nước nơng, có độ sâu từ 1 đến 90 m,
nhưng phần lớn ở độ sâu 1-5 m. Chúng sống trong các kẽ hở giữa các hịn đá, thường
ở vùng có sóng, đơi khi ở vùng nước hơi đục. Loài này sống thành đàn và săn mồi ban
đêm [32].
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn của tôm hùm gai trong tự nhiên
Trong tự nhiên tơm hùm gai thường kiếm ăn vào ban đêm, thích mồi sống,
nhưng chúng cũng ăn cả mồi chết. Kết quả phân tích thành phần thức ăn trong ruột của
tơm hùm gai cho thấy nhiều loại động vật thân mềm (chủ yếu là bọn hai mảnh vỏ,
chân bụng và ốc song kinh), giáp xác (chủ yếu là con sun, cua và các giáp xác mười
chân), giun nhiều tơ, động vật da gai và đơi khi (ngẫu nhiên?) có rong biển [14; 16; 22;
27; 28; 54; 82]. Từ đặc điểm lựa chọn thức ăn như thế, tôm hùm gai được xem là bọn
ăn thịt mang tính cơ hội với thành phần thức ăn chiếm ưu thế là bọn động vật không
5



xương sống, ở tầng đáy. Vì thế, chúng có thể đã tiến hóa theo hướng sử dụng hiệu quả
nhất các thức ăn có hàm lượng protein cao, hàm lượng lipid thấp và hàm lượng tinh
bột từ trung bình đến cao do glycogen là nguồn dự trữ năng lượng chính của bọn động
vật thân mềm và thường chiếm 14-24% chất khô không tro [23; 52; 61; 82].
1.1.4. Sinh trưởng và lột xác của tôm hùm gai
Lột xác, một hiện tượng rụng lớp biểu bì cũ và tái tạo lớp mơ mới, xảy ra ở
nhiều lồi động vật khơng xương sống, bao gồm cả động vật giáp xác. Đây là một quá
trình thiết yếu cho sự tăng trưởng của giáp xác ở các giai đoạn hậu ấu trùng. Ở động
vật khỏe mạnh, các chu kỳ lột xác được lặp đi lặp lại nhiều lần để có thể tăng trưởng
trong suốt cuộc sống của giáp xác. Thông qua chu kỳ lột xác, động vật thể hiện những
thay đổi đáng kể ở nhiều khía cạnh, bao gồm cấu trúc cơ thể, sinh học và tập tính. Cơ
chế quy định q trình lột xác đã được nghiên cứu ở nhiều loài động vật giáp xác khác
nhau, chủ yếu là cua và gần đây ở các lồi thuộc họ tơm he Penaeidae và họ tơm hùm
gai Panuridae [70]. Mỗi chu kỳ lột xác của động vật giáp xác bao gồm các giai đoạn
khác nhau, đó là: giai đoạn tiền lột xác (pre-ecdysis, giai đoạn D), giai đoạn lột xác
(ecdysis, giai đoạn E), giai đoạn hậu lột xác (post-ecdysis, giai đoạn A-B) và giai đoạn
chuyển tiếp giữa hai kỳ lột xác (inter-molting, giai đoạn C) [24; 72].
Với tơm hùm gai, các nghiên cứu tiến hành trong phịng thí nghiệm khơng phải
ln phản ánh đầy đủ sinh trưởng của tôm hùm trong các điều kiện tự nhiên. Mặc dù
tất cả các yếu tố đã từng được mô tả có ảnh hưởng đến tơm hùm gai thuộc họ
Panulidae có thể được đáp ứng đầy đủ như thức ăn, chỗ trú ẩn, hoặc được chăm sóc
trong điều kiện tối ưu về nhiệt độ, chu kỳ quang…[10], đôi lúc hàm lượng oxy hòa tan
trong nước giảm xuống từ mức bão hòa 90% còn 60% như do sự cố mất điện đều ảnh
hưởng đến việc sục khí và chu chuyển nước trong q trình ni tơm hùm xanh [42].
Chittleborough (1975) [20] nghiên cứu tôm hùm P. cygnus đã cho biết hàm lượng oxy
hịa tan thấp khơng chỉ làm giảm sự gia tăng kích cỡ lúc lột xác mà cịn gia tăng rủi ro
tử vong nếu mức bão hòa rơi xuống mức 45-50% trong giai đoạn lột xác (ecdysis).
Mặc dù có thể có những khác biệt giữa sinh trưởng của tôm hùm trong điều
kiện ni của phịng thí nghiệm với ngồi tự nhiên, cả mức độ lớn lên sau lột xác cũng
như thời gian chuyển tiếp giữa hai kỳ lột xác của tôm hùm, đặc biệt là tôm hùm xanh

đều phù hợp với mẫu hình chung của họ này. Đó là tần suất lột xác và tỷ lệ phần trăm
tăng kích cỡ lúc lột xác có xu hướng giảm dần khi kích cỡ tôm hùm tăng lên [70].
6


1.2.

Tình hình ni tơm hùm

1.2.1. Sơ lược tình hình ni tôm hùm trên thế giới
Nuôi tôm hùm thương phẩm ở các quốc gia trên thế giới chưa phát triển nhiều
như ở Việt Nam. Ở Indonesia, người dân nuôi tôm hùm trong lồng bằng thức ăn tươi
kết hợp trồng rong đã đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao [64]. Ở Philippine, tôm
hùm bông cỡ lớn được nuôi trong các lồng biển; tôm hùm được cho ăn thức ăn là cá
tạp; tôm hùm được nuôi từ cỡ 100 - 300 g/con đến cỡ thương phẩm 0,8-1,3 kg/con,
trong thời gian 6-15 tháng, với tỷ lệ sống đạt 90% [13]. Các quốc gia như Úc, Ấn Độ
đã nuôi tôm hùm trong lồng biển nhưng còn ở mức nghiên cứu thử nghiệm [39; 66].
Tại Úc, các nhà khoa học ở Bộ Công nghiệp Cơ bản (DPI) của Bang Queensland đã
nghiên cứu các điều kiện tối ưu của môi trường ương nuôi tôm hùm bông như nhiệt
độ, độ mặn, vật trú ẩn…[36] và Úc đang trên đường tiến đến giai đoạn thương mại hóa
việc sản xuất giống nhân tạo tơm hùm bơng [25].
Tóm lại, nghề ni tơm hùm đã đóng góp đáng kể vào sản lượng tôm hùm của thế
giới và đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc phát triển kinh tế ở các nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước khu vực châu Á. Một số nước đã, đang bảo vệ và
quản lý nguồn lợi tôm hùm rất tốt cũng đang có xu hướng phát triển ni nâng cấp vì
tơm hùm có giá trị cao về kinh tế.
1.2.2. Tình hình ni tơm hùm ở Việt Nam
Với đường bờ biển dài khoảng 3200 km và vùng đặc quyền kinh tế trên 1 triệu
km2, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhiều vùng nước
ven bờ thích hợp cho ni lồng trên biển, với hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ và nhiều

vũng, vịnh được che chắn sóng gió khá tốt, đặc biệt trong mùa mưa bão [37].
Lịch sử
Nghề nuôi lồng tôm hùm phát triển ở Khánh Hòa từ năm 1992 và đã mở rộng
đáng kể ở khu vực Nam Trung bộ từ năm 2000. Lịch sử phát triển nghề nuôi tôm hùm
gai ở Việt Nam đã được mô tả chi tiết trong một bài viết tổng quan [37]. Sự phát triển
này có thể được chia thành 7 giai đoạn bao gồm 2 giai đoạn “tiền ni trồng thủy sản”
và được tóm lược trong Bảng 1.1 dưới đây.
7


Bảng 1.1. Các giai đoạn của quá trình phát triển nghề nuôi tôm hùm ở Việt nam
Giai đoạn Sự kiện
Nguồn
1975-1985

Kết thúc chiến tranh Việt Nam; nền kinh tế tập trung nghèo [81]
nàn, phụ thuộc Liên Xô. Sản lượng tôm hùm đánh bắt hàng năm
<100 tấn. Ngư dân lặn bắt tôm hùm và bán ở chợ địa phương.
Panulirus ornatus là một phần của nguồn cung nhưng nhu cầu ở
mức vừa phải bởi vì lồi này ít có giá trị thực tế hơn các lồi khác
do việc tiêu thụ đối tượng có chất lượng cao chưa được coi trọng.

1986-1991

Chính sách mở cửa được ban hành và bắt đầu có hiệu lực; một [30; 81]
nền kinh tế ngày càng mở cửa và tự chủ hơn. Nhu cầu tôm hùm
từ Đài Loan, Hong Kong, Trung Quốc tăng lên nhanh chóng,
đặc biệt với lồi tơm hùm bơng P. ornatus để làm món sashimi,
như là món chính trong các tiệc mừng.
Năng lực khai thác tăng lên thông qua các tàu công suất lớn

hơn được trang bị lưới kéo và có thể đánh bắt xa bờ hơn và sản
lượng tôm hùm khai thác hơn 700 tấn/năm. Trong nhiều năm,
phần lớn của sản lượng khai thác là tôm hùm cỡ lớn, P. ornatus
đến 5 kg/con, P. homarus trên 1 kg/con và P. longipes và P.
stimpsoni đặt gần 1 kg/con.

19921995

Áp lực khai thác và thiếu cơ chế quản lý đã dẫn đến sự suy [33; 48;
giảm nguồn lợi đánh bắt và kích cỡ khai thác trung bình giảm 81]
đi. Với tôm hùm bông P. ornatus, nhu cầu của người Hoa là tôm
hùm cỡ lớn và giá trả cho tôm hùm cỡ nhỏ hơn 1 kg thì thấp
hơn. Ngư dân Việt Nam dễ thích ứng và đầy sáng tạo và họ
nhanh chóng lưu giữ những tơm hùm cỡ nhỏ (<300 g) để ni
chúng đạt đến kích cỡ mà thị trường chấp nhận được (tối thiểu
500 g) từ năm 1992. Đây là khởi đầu của nghề nuôi tôm hùm
với sản lượng <100 tấn và chủ yếu ở tỉnh Khánh Hịa. Người
ni đã sử dụng các lồng găm cố định bằng các cọc gỗ.

1996-1999

Ngư dân Việt Nam đã phát triển các kỹ thuật và xác định các [81; 48]
vị trí để đánh bắt tôm hùm ở giai đoạn hậu ấu trùng (tôm trắng)
puerulus. Từ năm 1996, phần lớn tôm hùm bán trên thị trường
từ Việt Nam đều được nuôi từ giống ban đầu có cỡ khi được
đánh bắt dưới 5 g. Người nuôi tôm hùm lúc đầu nuôi ở các vùng
nước nông, cách bờ 100-500 m và sử dụng lồng găm cố định
vào đáy biển. Sản lượng tôm hùm nuôi <300 tấn/năm.

2000-2006


Người nuôi bắt đầu di chuyển lồng nuôi ra các vị trí sâu hơn. [33; 43;
Các lồng găm cố định nhanh chóng được thay bằng các lồng bè 50; 81]
nổi. Sản lượng tôm hùm nuôi, chủ yếu là P. ornatus tăng lên
đáng kể từ chỉ hơn 500 tấn vào năm 2000 đến đỉnh cao khoảng
2000 tấn trong giai đoạn 2004-2006 và có khoảng trên 40,000 lồng
ni dọc bờ biển 5 tỉnh Nam Trung bộ từ Bình Định đến Bình
Thuận. Xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy sự xuống cấp của môi
trường ở một số vùng nuôi tôm hùm, mà nguyên nhân có thể phần
nào do kỹ thuật ni, cụ thể là cho ăn bằng thức ăn tươi.
8


2007-2009

Do dịch bệnh, đặc biệt là bệnh sữa, sản lượng tôm hùm nuôi [5; 6; 7]
đã suy giảm và chỉ đạt khoảng 860 tấn ở vụ nuôi 2008/2009.
Việc quy hoạch sắp xếp lại các vùng nuôi tôm hùm đã được
thực hiện ở tỉnh Khánh Hịa.

2010-đến
nay

Nghề ni tơm hùm dần hồi phục sau dịch bệnh với sản lượng [5; 6; 7;
tôm hùm nuôi từ vụ nuôi 2009/2010 khoảng 1,500 tấn. Do 9]
lượng tôm hùm giống ngày càng nhiều từ nhập khẩu, số lượng
lồng nuôi đã tăng lên đáng kể, từ 49.512 lồng năm 2010 đến
83.852 lồng năm 2017. Tổng sản lượng tôm hùm nuôi trong
năm 2017 là 1530 tấn mặc dầu số liệu không bao gồm thiệt hại
của cơn bão số 12 gây ra.


Các hệ thống nuôi
Các hệ thống nuôi dành cho tôm hùm gai ở Việt Nam chủ yếu là các hệ thống
lồng nuôi và chúng được liên tục cải tiến hoặc thay đổi để gia tăng năng suất nuôi. Các
dạng lồng ban đầu là lồng găm cố định bằng các cọc gỗ, rồi các lồng chìm có khung
thép; trong khi đó, lồng bè nổi lại phổ biến sau này [37; 48].
Lồng cố định: Khung lồng là các cọc gỗ chịu mặn. Các cọc gỗ có đường kính
10-15 cm và chiều dài 4-5m được đóng cách nhau 2 m để tạo thành hình chữ nhật hoặc
hình vng. Diện tích đáy của trang trại thường là 20-40 m2, nhưng cũng có thể lớn
hơn cỡ 200-400 m2. Kích cỡ lồng cũng thay đổi. Mỗi lồng thường có một tấm lưới phủ
lên. Lồng có thể nàm sát đáy hoặc cách đáy một khoảng. Lồng cách đáy thường cách
đáy biển 0,5 m. Lồng sát đáy được phủ một lớp cát. Dạng lồng này thích hợp ở những
vịnh được che chắn kín, khơng bị ảnh hưởng bởi sóng lớn và bão. Chúng phổ biến ở
vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hịa [48].
Lồng chìm: Khung lồng được làm bằng thép với đường kính 15-16 mm. Đáy
chữ nhật hoặc hình vng với diện tích dao động trong khoảng 1-16 m2. Lồng có chiều
cao 1-1,5 m. Lồng có nắp đậy và có ống cho ăn. Dạng lồng này được dùng phổ biến
cho ương tôm hùm giống ở đầm Nha Phu và cho nuôi thịt ở vịnh Cam Ranh thuộc
Khánh Hòa, cũng như ở Ninh Thuận và Phú Yên [48].
Lồng nổi: Túi lưới của lồng nổi được nâng đỡ bởi khung gỗ có phao. Các lồng
ni tơm hùm ở vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) thuộc dạng này. Dạng lồng này thường
được neo đậu ở các vùng nước có độ sâu 10-20 m, như ở vịnh Nha Trang [48].
Vật liệu làm lồng như gỗ, thép, lưới… đều sẵn có trong nước. Các lồng ni
biển này thường có kích cỡ nhỏ, phù hợp cho quản lý điều hành cấp hộ. Đó là lý do tại
sao số lượng lồng nuôi đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong khi tác
động lên môi trường của một hộ nuôi là không đáng kể, thì tác động chung từ một
lượng lớn các trang trại nuôi lên kinh tế, xã hội và môi trường là điều đáng lưu ý.
9



Sự suy giảm đáng kể sản lượng tôm hùm nuôi do dịch bệnh có thể có mối liên
hệ với sự ô nhiễm vùng ven bờ nói chung và quan trọng hơn là sự ô nhiễm cục bộ do
thực hành cho tơm hùm ăn tơm, cá tạp. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, tần suất bão ngày càng tăng lên gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm hùm. Đây là
cơ sở để các nhà khoa học triển khai khảo nghiệm các hệ thống nuôi khác nhau trên
cạn cho tơm hùm. Những kết quả thu được thì thử nghiệm ni tơm hùm trong ao cho
thấy tính khơng ổn định của một số yếu tố môi trường (độ mặn, nhiệt độ) và vấn đề
sinh vật bám (sun) đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả nuôi [37]. Trong hệ thống
bể, sinh trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm khá tốt [45], tuy nhiên, chi phí đầu tư ban
đầu và vận hành lại là vấn đề.
Quy mô nghề ni và vùng ni
Các vùng ni chính là Khánh Hịa, Phú n và Ninh Thuận. Các đối tượng
ni chính là tôm hùm bông Panulirus ornatus, tôm hùm xanh P. homarus, bên cạnh
các lồi khác với sản lượng khơng đáng kể như P. stimpsoni and P. longipes [48; 50].
Sản lượng tôm hùm tăng đáng kể trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 và đạt
đỉnh cao sản lượng gần 2000 tấn trong giai đoạn 2004-2006. Tuy nhiên, do bệnh sữa xuất
hiện cuối năm 2006, sản lượng tơm hùm từ đó bắt đầu suy giảm và sản lượng của vụ nuôi
năm 2008/2009 chỉ cịn khoảng 860 tấn. Nghề ni này dường như đã hồi phục sau đó với
sản lượng hàng năm khoảng 1500 tấn từ vụ ni 2009/2010 trở đi (Hình 1.4b). Năm 2017,
mặc dù số lượng lồng nuôi tăng rất mạnh (gần 84000 lồng), nhưng sản lượng vẫn ở mức
khoảng 1500 tấn là do ảnh hưởng của cơn bão số 12 (Hình 1.4a).

(a)
10


(b)
Hình 1.4 Số lượng lồng (a) và sản lượng (b) tôm hùm nuôi [5; 6; 7; 9; 37].
Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam đối mặt với nhiều
trở ngại lớn như vấn đề dịch bệnh và xuống cấp của môi trường [12] và ảnh hưởng của

bão [9]. Tuy nhiên, nghề ni này cũng có nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt vấn đề
thị trường tiêu thụ đối tượng nuôi này. Việt Nam nằm rất gần với các thị trường tiêu
thụ tôm hùm sống lớn của thế giới như Trung Quốc lục địa, Hồng Kông và Đài Loan.
Ngoài ra, do đời sống kinh tế trong nước ngày càng cao, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng là những thị trường mới nổi quan trọng trong nước. Vấn đề là làm
sao để vận chuyển tôm hùm đến các thị trường tiêu thụ với tỷ lệ sống cao, sức sống tốt
để có thể lưu giữ được chúng trong bể phục vụ bày bán trong nhiều ngày.
1.3.

Stress ở cá tôm nuôi và việc sử dụng thuốc nhằm giảm thiểu stress

1.3.1. Stress ở cá, tôm trong quá trình ni, thu hoạch và vận chuyển
Theo định nghĩa của Bayne [15], dựa trên cơng trình của ơng về động vật thân
mềm, khi đề cập stress đối với NTTS. Stress là một sự thay đổi có thể đo lường được
về tình trạng ổn định sinh lý, gây ra bởi sự thay đổi môi trường và khiến cho cá thể
mẫn cảm hơn với sự thay đổi môi trường xa hơn.
Thực tế, bất kỳ điều gì, bên ngồi hay bên trong mà làm xáo trộn sự cân bằng sinh
lý “bình thường” đều có thể được xem là stress. Stress là một hiện tượng bình thường
11


và tự nhiên, và cuộc sống tồn tại mà không có nó là điều khơng thể có. Ở dạng stress
nhẹ, nó định hình sự tiến hóa và củng cố khả năng của lồi để tồn tại. Ở dạng gây hại,
nó làm suy yếu động vật đến một điểm mà ở đó các q trình sinh lý bình thường của
chúng khơng cịn có thể bảo vệ vật chủ chống lại sự tấn cơng của các sinh vật gây
bệnh. Có nhiều ví dụ trong nuôi cá nơi mà các tác nhân gây stress đặc thù gắn với các
bùng phát dịch bệnh [61]. Những tương đồng giữa nuôi cá và nuôi tôm (tôm he, tôm
hùm) dẫn đến sự tranh luận đầy thuyết phục rằng nuôi giáp xác bị ảnh hưởng theo cách
tương tự.
Bảng 1.2. Một số tác nhân gây stress tác động đến NTTS [86]

NH3

NO2-

Thiếu Oxy

CO2 tăng cao

Độ mặn

Dinh dưỡng (thường thiếu)

Mật độ (dày)

Thay đổi nhanh về pH

Thay đổi nhanh về nhiệt độ

Lột xác

Cầm giữ, xử lý

Thuốc trừ sâu

Kim loại nặng

Chất độc (tảo, vi khuẩn)

Tích tụ chất rắn lơ lửng cao


Nhiễm bệnh mức độ thấp Sự ký sinh

Bệnh

Các dấu hiệu của stress có thể rõ ràng như sự vật vờ, thiếu hoạt động ăn, tăng
trưởng chậm, những khó khăn khi lột xác, hiếu động thái quá, chết, hoặc ẩn nấp cho
đến khi động vật yếu đi. Hoạt động của các tác nhân gây stress đối với giáp xác là đa
dạng và chưa được nghiên cứu nhiều. Một đặc điểm khơng đổi có lẽ là sự tăng các
mức đường huyết [65]. Số đo về khả năng điều hịa thẩm thấu cũng có thể là một chỉ
số hữu ích khác về mức độ stress mà động vật trải qua [19]. Gần đây, người ta cho
rằng điều này có thể là một cách thức tiện lợi và đáng tin cậy để giám sát tình trạng
chung về tress ở một quần thể động vật [51]. Việc sử dụng hạn chế trong thực địa cho
thấy điều này có thể là một công cụ rất quan trọng để xác định mức độ stress tương đối
mà một quần thể trải qua và do vậy, để xác định mức độ mẫn cảm với việc xử lý bệnh
truyền nhiễm.
12


Hình 1.5. Tương tác phức tạp của các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe tôm [89]
Các tác nhân gây stress là các phương tiện mà do chúng động vật bị stress. Nhiều
tác nhân gây stress đã được xác định là có tác động đến các hoạt động NTTS [15,74].
Một số tác nhân có thể dễ dàng được kiểm sốt và có hiệu quả về mặt chi phí và những
tác nhân khác thì khơng thể dù tốn đến mấy. Bảng 1.2 liệt kê một số tác nhân gây
stress. Việc xác định những mức độ nào của các tác nhân gây stress là bình thường và
chấp nhận được là khơng hề dễ dàng. Mức độ của một tác nhân gây stress có thể gây ra
vấn đề trong các điều kiện môi trường này có thể khơng gây vấn đề trong các điều kiện
môi trường khác. Các tác nhân gây bệnh hiện diện trong các sự kết hợp có thể tự
chúng là lành tính nhưng gây ra mối đe dọa lớn hơn bởi vì chúng xuất hiện với nhau.
Thường các giới hạn được công bố về sự chống chịu là các mức mà chúng thực sự
gây stress. Ở động vật khỏe mạnh điều này có thể khơng gây ra vấn đề, nhưng ở động

vật đang mang một virus như tác nhân gây bệnh đốm trắng (WSSV) thì chúng có thể
có vấn đề nghiêm trọng. Có nhiều quan sát về các mức của các thơng số thủy hóa cụ
thể mà chúng có thể gây ra vấn đề. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều được
tiến hành trong phịng thí nghiệm và chúng khơng phản ánh được tính phức tạp của
mơi trường ni. Điều này còn phức tạp hơn bởi thực tế là đang có những khác biệt về
13


tính mẫn cảm theo lồi và tuổi. Hình 1.5 cho thấy các tác nhân này tương tác với nhau
như thế nào. Nhiều tác nhân tương tác với nhau để đưa đến kết quả của bất kỳ quá
trình phát sinh bệnh nào.
1.3.2. Phòng ngừa stress do vận chuyển thủy sản sống
Vận chuyển thủy sản sống là một hoạt động gồm nhiều giai đoạn cần được thiết kế
để giảm thiểu stress [61]. Đối tượng ni thường bị bỏ đói trong khoảng 24 giờ trước
khi thu hoạch và vận chuyển để chúng không thải phân và làm bẩn nước vận chuyển.
Chúng thường được giữ trong các bể lưu giữ trong thời gian này và điều này cho phép
chúng phục hồi từ các hoạt động xử lý trước đó. Thủy sản sống sau đó được chuyển
đến xe vận chuyển bằng cách sử dụng vợt lưới hoặc máy bơm, được vận chuyển đến
và bốc dỡ tại vị trí giao hàng. Vận chuyển thủy sản sống bằng xe có lắp đặt bể địi hỏi
sự chăm sóc đặc biệt để đảm bảo rằng các yêu cầu về chất lượng nước và nhiệt độ
được duy trì, hoặc thậm chí được điều chỉnh trong trường hợp nhiệt độ tăng cao ảnh
hưởng đến khả năng giữ oxy của nước. Các xe vận chuyển đường dài hiện đại được
cách nhiệt và trang bị các thiết bị làm lạnh, bộ tách khí carbon dioxide (CO2), chất
chống bọt, bộ đệm nước, bơm tuần hoàn và nguồn oxy. Các xe chuyên chở đường
ngắn thường được trang bị nước đá, bơm tuần hoàn và chất chống bọt.
Người vận chuyển cá, tôm sống biết rằng bất cứ khi nào cá, tôm được xử lý hoặc
vận chuyển đều có một sự giảm sút tạm thời về khối lượng [21]. Vì vậy, họ thường
tránh xử lý lặp lại và cho phép cá, tôm một thời gian hồi phục sau khi xử lý và vận
chuyển. Các phản ứng sinh lý chính của cá đối với stress cấp tính do kéo lưới, xử lý và
vận chuyển sẽ phục hồi trong 6 giờ đến 1 ngày. Tuy nhiên, sự phục hồi sinh lý có thể

mất từ 10 ngày đến 2 tuần nếu các tác nhân gây stress vẫn tồn tại, nhưng không gây
chết [68, 69]. Gây mê gần đây thường được áp dụng trong vận chuyển cá, tôm sống
như một công cụ có giá trị giúp giảm thiểu stress và ngăn ngừa thương tích đối với cá,
tơm trong khi cầm giữ, di chuyển chúng.
1.3.3. Sử dụng thuốc gây mê và giảm đau nhằm giảm thiểu stress ở cá, tôm nuôi
Quản lý sự đau ở các trang trại nuôi động vật trên cạn thường yêu cầu sử dụng
thuốc mê (anaesthetics) và/hoặc thuốc giảm đau (analgesics). Các nghiên cứu về tác
dụng gây mê và giảm đau ở cá chỉ là bắt đầu [54, 91]. Morphine là một dạng thuốc
giảm đau tiêu chuẩn so với những loại thuốc giảm đau tiềm năng khác được đánh giá,
14


và morphine đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau ở một số loài cá [58, 60,
73]. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu về thuốc gây mê và thuốc giảm
đau ở cá, đặc biệt là so sánh các loại thuốc giảm đau khác nhau và tác dụng của chúng
đối với các loài cá khác nhau.
Một khảo cứu với cá chép koi (Cyprinus carpio) đã làm tương phản các tác động
của nước muối (đối chứng) với ketoprofen (một loại thuốc giảm đau chống viêm phi
steroid) và butorphanol (một loại thuốc giảm đau opioid) khi vết mổ được thực hiện ở
sườn cá qua khoang cơ thể - một thủ tục thông thường được sử dụng để chèn các thẻ
đánh dấu bên trong đo từ xa [27]. Butorphanol cho thấy một số lợi ích giảm đau, trong
đó tỷ lệ nhịp đập của nắp mang và hành vi bơi của cá chép được xử lý bằng thuốc này
là giống nhau trước và sau phẫu thuật. Một thí nghiệm gần đây nữa ở cá hồi vân đã
nghiên cứu các tác dụng của opioid, buprenorphine và một thuốc chống viêm phi
steroid, carprofen [60]. Buprenorphine có tác dụng khơng đáng kể về giảm đau liên
quan đến 0,1% axit axetic tiêm vào mõm. Carprofen có tác dụng hơn và cá được xử lý
bằng thuốc này phục hồi hoạt động ăn nhanh hơn. Mettam và cộng sự [54] cũng đã thử
nghiệm tác dụng gây tê cục bộ, lidocaine, áp dụng ở mõm đồng thời được tiêm muối
hoặc axit axetic [60]. Kết quả gây tê cục bộ là dương tính và rằng nó giúp giảm một số
phản ứng liên quan đến đau, ví dụ, hoạt động bơi lội và nhịp đập của nắp mang.

Gây mê, theo định nghĩa, là một trạng thái đảo ngược sinh học do tác nhân bên
ngoài gây ra, dẫn đến mất cảm giác từng phần hoặc hoàn toàn hoặc mất kiểm sốt thần
kinh vận động tự nguyện, thơng qua các phương tiện hóa học hoặc phi hóa học [79].
Gây mê thường được áp dụng trong nuôi trồng thủy sản như một cơng cụ có giá trị
giúp giảm thiểu stress cá và ngăn ngừa thương tích đối với cá trong khi cầm giữ chúng
trong các thực hành thường quy. Ví dụ, gây mê là cần thiết để đo hoặc cân cá, phân
loại và gắn thẻ, tiêm chủng vắc-xin, vận chuyển sống, lấy mẫu máu hoặc sinh thiết
tuyến sinh dục và thu thập các giao tử, để trích xuất một số ứng dụng chính.
Một số thơng số phải được xem xét trong việc lựa chọn thuốc gây mê cho cá [79].
Một thuốc gây mê chủ yếu phải có hiệu quả: (tức là, nó phải có thời gian hiệu ứng và
phục hồi ngắn), kinh tế và vô hại cho cả người dùng và mơi trường và hầu như khơng
có tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi chọn thuốc gây mê, điều quan trọng là phải xem xét
loại hình thí nghiệm/hoạt động và lồi cá [57, 79]. Cho đến nay, một số thuốc gây mê
15


×