Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TỚI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THANH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.25 KB, 16 trang )

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO CHO VAY TỚI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG THANH HOÁ
3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá.
Với khẩu hiểu hành động của chi nhánh Ngân hàng Công thương - Thanh
Hoá đã đề ra là "Đối với phong cách giao dịch và điều hành, nâng cao chất lượng
và hiệu quả kinh doanh" từ khẩu hiệu này kết hợp với kết quả hoạt động kinh
doanh của năm 2003 chi nhánh dựng mục tiêu kinh doanh năm 2004 với các nội
dung.
+ Tiếp tục phát triển nguồn vốn huy động VNĐ từ các tổ chức kinh tế và dân
cư để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tín dụng và đầu tư.
+ Mở rộng đầu tư tín dụng có hiệu quả đối với các thành phần kinh tế.
+ Mở rộng địa bàn hoạt động, giảm thấp mức nợ quá hạn gắn hiệu quả kinh
doanh với an toàn vốn tín dụng, an toàn tài sản.
Xuất phát từ những tư tưởng trên chi nhánh đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể
là:
+ Nguồn vốn huy động tăng trưởng 20%. So với năm 2003.
+ Dư nợ cho vay và đầu tư khác tăng trưởng 18%. So với 2003.
+ Thu hồ nợ đọng nội 1.500 triệu đồng
+ Thu dịch vụ Ngân hàng tăng 20%
+ Lợi nhuận và thu dịch vụ trong kinh doanh Ngoại tệ tăng 30%. So với năm
2003.
+ Lợp nhuận và trích lập quỹ dự phòng rủi ro thực hiện theo quy định của
Ngân hàng Công thương Việt Nam, mục tiêu của chi nhánh là 20 tỷ đồng.
3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng Công thương -
Thanh Hoá.
3.2.1. Công tác tổ chức đào tạo cán bộ việc đào tạo cán bộ tín dụng: có trình độ
chuyên môn cao, có đạo đức nghề nghiệp và có tinh thần trách nhiệm tốt đối với
công việc là một trong những mục tiêu hàng đầu của chi nhánh để hạn chế rủi ro
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trong những năm gần đây Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá đã có
những biện pháp đào tạo cán bộ như cứ cán bộ tham gia các chương trình tập huấn


hội thảo do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức hay những buổi học tập nghiệp
vụ tại chỗ do trung tâm đào tạo Ngân hàng Công thương Việt Nam giảng dạy. Đây
là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ ý thức của ban lãnh đạo trong công tác đào
tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của chi nhánh.
Hiện nay tại Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá, các cán bộ được giao
nhiệm vụ theo hình thức khoán quản lý mức dư nợ, họ phải đảm đương mọi công
việc trong một quy trình cấp tín dụng: như thẩm định, kiểm soát cho vay, thu nợ...
vì vậy công tác đào tạo cán bộ tín dụng phải toàn diện mà nó hiểu biết nghiệp vụ
sâu sắc và các mặt khác như pháp luật tài chính, kế toán.
Bên cạnh việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, ban lãnh đạo Ngân hàng phải cân
nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy được thế mạh và hạn chế được
nhược điểm của mỗi cán bộ. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo
sát hoạt động của nhân viên để đánh giá về họ được chính xác. Ngoài ra việc đề ra
các mức thưởng phạt nhằm khuyến khích kịp thời nhằm làm cho cán bộ, nhân viên
không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, ích thích sự cố gắn phấn đấu trong
công việc nghiệp vụ của mỗi cán bộ.
3.2.2. Tăng cường công tác thu thấp và xử lý thông tin.
Thu thập và xử lý kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động
tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và
hạn chế rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng.
Trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng từ thẩm định dự ánn tới
khi thu hồi gốc và lãi về. Ngân hàng luôn phải quan tâm tới tình hình hoạt động
kinh doanh và sử dụng vốn vủa khách hàng. Do đó yếu tố thông tin về khách hàng
là rất quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn cho món vay. Những thông tin về
tài chính, đạo dức, tình hình kinh doanh, uy tín... của khách hàng. Từ đó ngân hàng
sẽ có những nhận định chính xác hơn về khách hàng và có thể đưa ra những quyết
định có nên tài trợ hay không.
3.2.3. Các giải pháp về phân tán rủi ro.
Trong kinh doanh đặc biệt là trong kinh doanh tiền tệ, rủi ro là điều kiện khó
tránh khỏi. Vấn đề là làm thế nào để tối thiểu hoá những rủi ro đó đồng thời đạt

được mục tiêu lợi nhuận. Để làm được điều này Ngân hàng Công thương - Thanh
Hoá đã thực hiện một số biện pháp sau:
3.2.3.1. Đa dạng hoá đối tượng đầu tư.
Đây là biện pháp chủ yếu và chủ động nhất của Ngân hàng Thương Mại
trong việc phân tán rủi ro. Ngân hàng đã chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại
hình đầu tư tài trợ cho nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở
nhiều địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng
của Ngân hàng khuyếch trương thanh thế uy tín đã đạt được mục đích của mình
phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt vấn đề này Ngân hàng Công thương - Thanh Hoá
đã vạch ra một số chiến lược kinh doanh như:
+ Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, để tránh sự cạnh tranh
của các tổ chức tín dụng trong việc giành thị phần trong một số ngành đang phát
triển cũng như trắnh gặp phải rủi ro cho những chính sách mới của Nhà nước mới
ban hành với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề trong kế hoạch
cơ cấu lại nền kinh tế.
+ Đầu tư vào nhiều đói tượng sản xuất kinh doanh loại hàng hoá khác nhau.
+ Tránh tình trạng cho vay quá nhiều đối với một khách hàng luôn đảm bảo
một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh
sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.
+ Cho vay với nhiều thời hạn khác nhau bảo đảm msự cân đói giữa số vốn
cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đảmm bảo sự phát triển vững chắc và tránh
rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
3.2.3.2. Cho vay đồng tài trợ.
Trong thực tế có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn và một
ngân hàng không thể đáp ứng được đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án lớn
và khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này các ngân hàng
cùng nhau liên kết để thẩm định dự án cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi
và nghĩa vụ của mỗi bên. Đây là một hình thức cho vay mới Ngân hàng Công
thương - Thanh Hoá mới chỉ tham khảo vì hình thức này khá phức tạp về thủ tục
và còn bị vướng mắc trong việc thoả hiệp giữa các Ngân hàng về quyền lợi và

trách nhiệm.
3.2.3.3. Bảo hiểm tín dụng.
Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro bảo hiểm tín
dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.
3.2.4. Các hình thức bảo đảm tiền vay
3.2.4.1. Trường hợp khách hàng có đủ điều kiện được vay không có bảo đảm
bằng tài sản
Trong trường hợp này ngân hàng vẫn quyết định cho vay nhưng cần lưu ý:
+ Phải xác định được những tài sản có khả năng bảo đảm để trong trường
hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng
sẽ buộc họ thực hiện các biện pháp bảo đảm:
+ Các biện pháp thu nợ trước hạn nếu khách hàng không thực hiện được các
biện pháp bảo đảm tài sản trong trường hợp trên.
3.2.4.2. Trường hợp cho vay vốn có đảm bảo bằng tài sản
Nếu tiền vay được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay ngân hàng
cần có những biện pháp quản lý như:
+ Xác định rõ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay
ngân hàng.
+ Kiểm tra giám sát tiến độ hình thành tài sản bảo đảm tiền vay đúng như
mục đích vay vốn và giám sát quá trình sử dụng tài sản đó.
Nếu tiền vay được đảm bảo bằng tài sản của khách hàng hoặc bên thứ bay,
ngân hàng cần chú ý một số điểm:
+ Kiểm tra tính hợp pháp của tài sản đảm bảo.
+ Định giá tài sản hợp lý để đảm bảo an toàn cho món vay.
+ Thu thập thông tin về tài sản đảm bảo trong trường hợp khách hàng giả
mạo giấy tờ, lập nhiều hồ sơ vay trên một tài sản bảo đảm.
3.2.5. Các biện pháp xử lý nợ khó đòi
Đây là biện pháp cuối cùng của một hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế tối đa
những khoản thiêt hại đã xảy ra. Đây là một vấn đề bức xúc đối với các NHTM

Việt Nam hiện nay trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi đang chiếm tỷ lệ cao
trong tổng dư nợ cho vay quá hạn, đối với khoản nợ này, hầu như đã không còn
khả năng thu hồi. Vì vậy ngân hàng cần có những biện pháp xử lý kiên quyết như:
+ Ngân hàng kết hợp với cơ quan pháp luật tiến hành kê khai tài sản thế chấp
để phát mại.
+ Nếu trường hợp giá trị tài sản thế chấp đem thanh lý không đủ thu nợ thì
ngân hàng buộc khách hàng phải trả tiếp phần còn lại.
3.2.6. Tăng cường kiểm soát, kiểm tra nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng là một hình thức quản lý hoạt động của ngân hàng có hiệu quả về chiều sâu.
Qua hoạt động này nó làm hoàn thiện công tác của cán bộ tín dụng góp phần ngăn
ngừa, chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Do vậy để
nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nhằm hạn chế rủi ro cho vay. Ngân hàng
công thương Thanh Hoá đã thực hiện một số biện pháp:
+ Tăng cường những cán bộ có năng lực nghiệp vụ bổ xung cho phòng kiểm
soát.
+ Quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ phòng kiểm
soát.
+ Phát huy chức năng hoạt động của hội đồng tín dụng và tổ thẩm định để
nâng cao chất lượng thẩm định dự án trước khi cho vay.

×