Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp một nghiên cứu thực nghiệm tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
_________________

NGUYỄN DOÃN QUỐC DŨNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NHẬN DIỆN CƠ HỘI
KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP:
MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 10 năm 2016


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRƯƠNG MINH CHƯƠNG..........................
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1:………………………………………………………...
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2:………………………………………………………...
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày…. tháng…. năm…..
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1. ………………………………………………..
2. ………………………………………………..
3. ………………………………………………..
4. ………………………………………………..
5. ………………………………………………..
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
……………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

MSHV: 7141059

NGUYỄN DOÃN QUỐC DŨNG
Ngày, tháng, năm sinh: 03/02/1989

Nơi sinh: TP. HỒ CHÍ MINH


Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số : 60 34 01 02

I. TÊN ĐỀ TÀI:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC NHẬN DIỆN CƠ HỘI KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NHÂN KHỞI NGHIỆP: MỘT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI TP.
HỒ CHÍ MINH.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:


Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội kinh doanh của các

doanh nhân khởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.


Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố.



Rút ra kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 16/05/2016
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/10/2016
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS.TRƯƠNG MINH CHƯƠNG
Tp. HCM, ngày 21 tháng 10 năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO


(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


iii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, xin chân thành cảm ơn thầy, TS.Trương Minh Chương, người đã
dành thời gian và tâm huyết để hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt khoảng thời gian
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Quản Lý Công Nghiệp, Trường ĐH
Bách Khoa TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báu
cho tơi trong q trình học tập tại trường. Đó là những nền tảng vững chắc giúp tôi thực
hiện thành công luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị doanh nhân trong hội doanh nhân trẻ Việt
Nam, và tổ chức kết nối thương mại BNI đã dành rất nhiều thời gian và công sức để hỗ
trợ tôi trong q trình thu thập thơng tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã ở bên cạnh động viên, hỗ trợ
tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn vừa qua.
Sự giúp đỡ cùa mọi người là nguồn động viên rất to lớn, giúp tơi có đủ nghị lực
vượt qua những khó khăn trở ngại, và hồn thành tốt q trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Doãn Quốc Dũng



iv

TĨM TẮT
Mục đích của luận văn này là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện
cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Qua q trình thực hiện nghiên cứu, ta có thể rút ra được kết luận về các yếu tố có ảnh
hưởng đến sự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp tại thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Đồng thời, dựa trên kết quả thu được
qua việc nghiên cứu định lượng, ta cũng có thể kết luận về mức độ ảnh hưởng và tầm
quan trọng của các yếu tố này đối với sự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân
khởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu được sau nghiên cứu sẽ góp
phần xây dựng và phát triển hệ thống tri thức về “tinh thần doanh nhân” và “khởi nghiệp”
vốn dĩ còn rất non trẻ tại Việt Nam hiện nay.
Quá trình nghiên cứu trải qua ba giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính sơ bộ,
(2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ, (3) Nghiên cứu định lượng chính thức.
Giai đoạn nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện ngay sau khi hoàn thành giai
đoạn lược khảo lý thuyết và đề xuất mơ hình nghiên cứu. Mục đích của q trình nghiên
cứu định tính sơ bộ là để tìm kiếm ra các yếu tố mới, nhằm bổ sung và hoàn thiện thang
đo sơ bộ. Phương pháp thực hiện nghiên cứu là phỏng vấn sâu và thao luận tay đôi. Các
câu hỏi dùng trong nghiên cứu thuộc dạng phi cấu trúc, tùy theo tình huống và cách trả
lời của đáp viên mà người nghiên cứu sẽ đưa ra các câu hỏi phù hợp, mục đích là để
khuyến khích các đáp viên trả lời sâu vào những lĩnh vực mà họ quan tâm, nhằm tìm ra
được các yếu tố mới để bổ sung và hoàn thiện thang đo sơ bộ.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhằm đánh giá bảng khảo
sát trước khi tiến hành phát bảng khảo sát với số lượng lớn. Các đáp viên được đề nghị
hồn thành bảng khảo sát, sau đó đóng góp các ý kiến về cách thức trình bày, cách sử
dụng từ ngữ... Nhằm mục đích hồn thiện bảng khảo sát. Sau đó, bảng khảo sát này sẽ
được dùng để khảo sát thử 40-50 đáp viên. Kết quả thu được sẽ được phân tích Cronbach

Alpha và EFA để kiểm tra xem thang đo có phù hợp với dữ liệu thực tế hay không. Nếu


v

phù hợp thì sẽ bắt đầu thực hiện nghiên cứu chính thức và phát bảng khảo sát với số
lượng lớn.
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với cơng cụ bảng khảo sát,
phạm vi khảo sát trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh với cỡ mẫu là 200. Sau khi thu
thập mẫu, dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS và AMOS theo thứ tự các
bước như sau: (1) thống kê mô tả mẫu, (2) kiểm định Cronbach Alpha, (3) phân tích nhân
tố khám phá EFA, (4) phân tích nhân tố khẳng định CFA, (5) phân tích SEM. Sau q
trình phân tích, kết quả chứng minh rằng mơ hình nghiên cứu đề xuất và các thang đo
phù hợp với dữ liệu thị trường thu thập được. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện cơ
hội kinh doanh tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: tri thức có trước, các mối
quan hệ xã hội, đặc điểm tính cách và sự phát giác cơ hội kinh doanh. Các giả thuyết H1,
H2, H3, H4 cũng được ủng hộ bởi bộ dữ liệu thu được, với độ tin cậy lớn hơn 95%.
Kết quả nghiên cứu thu được trong đề tài nghiên cứu này cũng được ủng hộ bởi cơ
sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây. Qua đó ta có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng đến
sự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp trong khu vực thành phố
Hồ Chí Minh cũng tương đối giống với các yếu tố trong những nghiên cứu trước đây ở
các quốc gia khác trên thế giới. Do đó ta có thể kết luận kết quả thu được là có cơ sở và
có thể tin cậy được.
Dựa trên kết quả thu được từ nghiên cứu này, ta đã có được mơ hình các yếu tố
ảnh hưởng đến sự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp tại thành
phố Hồ Chí Minh, góp phần vào việc xây dựng hệ thống tri thức về “tinh thần doanh
nhân” và “khởi nghiệp” tại Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho những nghiên
cứu bổ sung, cải tiến sau này.



vi

ABSTRACT
The aim of this thesis is to study about the factors that affect on the entrepreneurial
opportunity identification of the entrepreneurs in Ho Chi Minh city. Through the process
of conducting research, we can draw conclusions about the factors that affect on the
entrepreneurial opportunity identification of the entrepreneurs in Ho Chi Minh city, Viet
Nam. Based on the results were obtained through quantitative research, we can also
conclude on the influence and importance of these factors on the entrepreneurial
opportunity identification of the entrepreneurs in the area of Ho Chi Minh city. The
results of this study will contribute to the construction and development of the system of
knowledge about the "Startup" and "entrepreneurship" inherently very young in Vietnam
today.
The process of this study has three main phases: (1) preliminary qualitative
research, (2) preliminary quantitative research, (3) main quantitative research.
The preliminary qualitative research phase was conducted right after completing
theoretical research and promoting the research models. The purpose of the preliminary
qualitative research is to find out the new elements, in order to improve and complete the
preliminary scale. The methods of this research are interviewed and direct discussion.
The questions were used in this research is unstructured. It depends on the situation and
the answers of the respondents, then the researchers will make the appropriate questions.
The purpose of this method is to encourage the respondents answer deeply about the field
in which they are interested. Thereby we can find new elements to improve and complete
the preliminary scale.
The preliminary quantitative research phase was conducted to evaluate the survey
before the main research. The respondents were asked to complete the survey, and then
comment their idea about this survey ... Their opinion is used to improve the survey.
After that, it

will be used to survey around 40-50 respondents. The results will be


analyzed Cronbach Alpha and EFA. If it is appropriate, it will be used in the main
research.


vii

The main quantitative research is made with the survey tool. The survey range is
in Ho Chi Minh city with the sample size around 200 surveys. After collecting, the data
will be analyzed using SPSS and AMOS software through these steps: (1) Descriptive
statistics, (2) Cronbach Alpha, (3) EFA, (4) CFA, ( 5) SEM. After the analysis, the results
demonstrate that the proposed research model and the scale are suitable with market data
collected. The factors affect on the entrepreneurial opportunity identification in Ho Chi
Minh City include: “previous knowledge”, “social relationships”, “personality traits” and
“entrepreneurial alertness”. The hypothesis H1, H2, H3, H4 is also supported by the data
obtained, with the reliability higher than 95%.
Based on the results obtained from this research, we have the model of the factors
affecting on the entrepreneurial opportunity identification of the entrepreneurs in Ho Chi
Minh city. This result contributes to the construction of the knowledge of
"entrepreneurship" and "startup" in Vietnam. At the same time, this result is also the basis
for the next studies, in the future.


viii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Doãn Quốc Dũng


ix

MỤC LỤC
Chương 1……………………………………………………...…………….…….……1
G IỚI THIỆU ĐỀ TÀI NG HIÊN CỨU……………………………...…….…………1
1.1

Lý do hì nh thành đề tài ........................................................................................ 1

1.2

Mục ti êu nghi ên cứu ............................................................................................. 2

1.3

Phạm vi nghi ên cứu .............................................................................................. 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 2
1.3.2 Không gian ............................................................................................................. 3
1.3.3 Thời gian................................................................................................................. 3
1.4

Ý nghĩa thực ti ễn của nghi ên cứu....................................................................... 3

1.5

Bố cục l uận văn ..................................................................................................... 4
Chương 2………………………………………………………………………....….…5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NG HIÊN CỨU……………………….....…5
2.1

Cơ sở l ý thuyết ....................................................................................................... 5

2.1.1 Định nghĩa và các lý thuyết liên quan đến khái niệm cơ hội kinh doanh và
sự nhận diện cơ hội kinh doanh ..................................................................................... 5
2.1.2 Tổng quan các lý thuyết có liên quan đến sự nhận diện cơ hội kinh
doanh................................................................................................................................... 8
2.1.3 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ đề “nhận diện cơ
hội kinh doanh”............................................................................................................... 16
2.2

Đề xuất mơ hì nh và các gi ả thuyết nghi ên cứu ............................................. 25

2.2.1 Đề xuất mơ hình nghiên cứu ............................................................................. 25
2.2.2 Đề xuất các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu ........................................... 26
Chương 3…………………………………………………………………….…....…..27
PHƯƠNG PHÁP NG HIÊN CỨU………………………………………….…...….27
3.1

Thi ết kế nghi ên cứu ............................................................................................ 27

3.2

Xây dựng thang đo sơ bộ ................................................................................... 29

3.3


Nghiên cứu định tính sơ bộ .............................................................................. 34

3.4

Xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ ............................................................................ 35

3.5

Nghiên cứu định lượng sơ bộ.............................................................................. 36

3.6

Nghi ên cứu đị nh l ượng chính thức................................................................... 36

3.6.1 Phương pháp lấy mẫu ........................................................................................ 42


x

3.6.2 Thu thập dữ liệu .................................................................................................. 42
Chương 4………………………………………………………………..…...………...43
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………….….…...……..43
4.1

Thống kê mô tả ..................................................................................................... 43

4.1.1 Thống kê mô tả mẫu ............................................................................................. 43
4.1.2 Thống kê mô tả các biến trong mơ hình ............................................................ 45
4.2


Đánh giá độ tin cậy của thang đo ....................................................................... 48

4.3

Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................... 53

4.4

Phân tích nhân tố khẳng định CFA .................................................................... 59

4.4.1 Kiểm định tính đơn nguyên ................................................................................. 60
4.4.2 Kiểm định gía trị hội tụ........................................................................................ 61
4.4.3 Kiểm định tính phân biệt giữa các thành phần của thang đo......................... 62
4.5

Kiểm định mơ hình SEM..................................................................................... 64

4.6

Thảo luận kết quả ................................................................................................. 69

Chương 5…………………………………………………………….…………...…...79
Ý NGHĨA VÀ KẾT LUẬN…………………………………………….………...…..79
5.1

Tóm tắt đề tài nghiên cứu .................................................................................... 79

5.2


Kết quả và đóng góp của đề tài nghiên cứu ...................................................... 81

5.2.1 Thang đo các mối quan hệ xã hội ...................................................................... 82
5.2.2 Thang đo đặc điểm tính cách .............................................................................. 82
5.2.3 Thang đo tri thức có trước .................................................................................. 83
5.2.4 Thang đo sự phát giác cơ hội kinh doanh ......................................................... 84
5.2.5 Thang đo sự nhận diện cơ hội kinh doanh ........................................................ 85
5.2.6 Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 85
5.3

Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 86

5.3.1 Các hạn chế........................................................................................................... 86
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….………....……..88
PHỤ LỤC…………………………………………………………….……….…...….91


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu có liên quan trước đây................................................. 22
Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ cho nghiên cứu: ........................................................................... 30
Bảng 4.1: Mô tả các thành phần mẫu ........................................................................................ 44
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mơ hình .................................................................. 45
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo chưa điều chỉnh ................................ 49
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s alpha của các thang đo đã điều chỉnh .................................... 52
Bảng 4.5: KMO and Bartlett's Test ............................................................................................ 53
Bảng 4.6: Phần trăm phương sai toàn bộ ................................................................................. 54
Bảng 4.7: Ma trận xoay nhân tố ................................................................................................. 55

Bảng 4.8: KMO and Bartlett's Test (đã loại biến) ................................................................... 56
Bảng 4.9: Phần trăm phương sai toàn bộ (đã loại biến)......................................................... 57
Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân tố............................................................................................... 57
Bảng 4.11: Bảng ước lượng các hệ số chưa chuẩn hóa .......................................................... 60
Bảng 4.12: Bảng ước lượng các hệ số đã chuẩn hóa .............................................................. 61
Bảng 4.13: Kiểm định tính phân biệt giữa các thành phần của thang đo............................. 62
Bảng 4.14: So sánh bình phương hệ số tương quan và phương sai trích ............................62
Bảng 4.15: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích của thang đo .............................. 63
Bảng 4.16: Bảng ước lượng các hệ số chưa chuẩn hóa .......................................................... 65
Bảng 4.17: Kiểm định bootstrap………………...……………..……………...........….….76
Bảng 4.18: Hệ số tải chưa chuẩn hóa của các yếu tố trong mơ hình SEM ......................... 66
Bảng 4.19: Hệ số tải đã chuẩn hóa của các yếu tố trong mơ hình SEM ............................... 67
Bảng 4.20: Hệ số r bình phương ................................................................................................ 68
Bảng 4.21: Kết quả phân tích yếu tố sự phát giác cơ hội kinh doanh ................................... 71
Bảng 4.22: Kết quả phân tích yếu tố đặc điểm tính cách ........................................................ 73
Bảng 4.23: Kết quả phân tích yếu tố tri thức có trước ............................................................ 76
Bảng 4.24: Kết quả phân tích yếu tố mối quan hệ xã hội ....................................................... 78


xii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện cơ hội kinh doanh...... 26
Hình 3.1: Sơ đồ của quy trình thực hiện nghiên cứu.....................................................29
Hình 4.1: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA...................................................... 59
Hình 4.2: Kết quả kiểm định mơ hình SEM ........................................................................ 64
Hình 4.3: Kết quả kiểm định mơ hình SEM ........................................................................ 69


1


Chương 1
G IỚI THIỆU ĐỀ TÀI NG HIÊN CỨU
1.1 Lý do hì nh thành đề tài
Tinh thần doanh nhân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế của một quốc gia (Colette, 2011). Những doanh nhân
khởi nghiệp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp cho sự
phát triển của một quốc gia thơng qua việc đóng thuế, hoặc đóng góp cho xã hội
thơng qua các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của mình. Một yếu tố quan
trọng khác nữa, là sự đóng góp của các doanh nhân khởi nghiệp trong việc mang
đến cho thị trường những sản phẩm mới, kích thích nhu cầu hoặc tạo ra những
nhu cầu tiêu dùng mới cho người dân của một quốc gia.
Hiện nay, tại Việt Nam, Đảng và Nhà Nước đã nhận thức rõ ràng về vai trò
quan trọng của các doanh nghiệp khởi nghiệp, và bước đầu đã có những động thái
tích cực và cụ thể để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp
trong nước.
Tuy nhiên bên cạnh việc hỗ trợ và tạo điều thuận lợi về mặt tài chính,
chính sách, thì các doanh nhân trẻ tại Việt Nam còn cần được hỗ trợ về mặt kiến thức
để khởi nghiệp. Vì khởi nghiệp là một cơng việc phức tạp và có tính rủi ro cao, do
đó, bên cạnh việc đào tạo các kiến thức về kinh doanh trong nhà trường, các doanh
nhân trẻ còn cần những kiến thức mới, thức thời và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực khởi nghiệp, khả năng xác định và lựa chọn đúng cơ hội
kinh doanh để khởi nghiệp là một trong những khả năng quan trọng nhất của
một người doanh nhân khởi nghiệp thành công (Stevenson et al., 1985). Hiện nay,


2

trên thế giới đã có những nghiên cứu bước đầu về sự nhận diện cơ hội kinh doanh

của một doanh nhân khởi nghiệp, nhằm tìm ra các yếu tố quan trọng cũng như mức
độ ảnh hưởng của chúng đến khái niệm này. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam,
những nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn còn rất hạn chế. Nhận thức được tầm quan
trọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề này, nên nghiên cứu sẽ được thực hiện
với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội kinh doanh: một
nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh”. Với mong muốn nhận diện
ra được những yếu tố có sự tác động, cũng như mức độ tác động của chúng đối
với việc nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân đã từng khởi nghiệp tại
thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm mục đích cung cấp những thơng tin hữu dụng và
bổ ích cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thế hệ doanh nhân trẻ tại
Việt Nam hiện nay.
1.2 Mục ti êu nghi ên cứu
Khảo sát và nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội kinh
doanh của các doanh nhân khởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
So sánh với cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây để rút ra kết luận và
hàm ý quản trị cụ thể.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội kinh doanh của các
doanh nhân khởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này lên sự nhận diện cơ hội kinh doanh
của các doanh nhân khởi nghiệp trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh là như thế
nào?
1.4 Phạm vi nghi ên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu của đề tài nghiên cứu này là các doanh nhân khởi
nghiệp (trong vòng 3 năm trước khi nghiên cứu được thực hiện), những người

đã từng thực hiện và trải qua sự nhận diện cơ hội kinh doanh. Vì đây là những
người đã trực tiếp tham gia vào việc nhận diện cơ hội kinh doanh, nên họ sẽ có
thể cung cấp những thơng tin chính xác nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận
diện cơ hội kinh doanh của bản thân.
1.3.2 Không gian
Nghiên cứu sẽ lấy mẫu là các doanh nhân khởi nghiệp trong phạm vi thành
phố Hồ Chí Minh
1.3.3 Thời gian
Nghiên cứu được thực hiện trong vòng 5 tháng, từ tháng 05/2016 đến
tháng 10/2016.
1.5 Ý nghĩa thực ti ễn của nghiên cứu
Hiện nay trên thế giới, hệ thống lý thuyết về “tinh thần doanh nhânkhởi nghiệp” vẫn chưa được

hồn thiện và cịn rất nhiều yếu tố cần được

nghiên cứu và khám phá. Đặc biệt tại Việt Nam, lĩnh vực này vẫn còn rất mới
mẻ và còn rất nhiều những kiến thức mới chưa được kiểm định tại điều kiện
môi trường cụ thể của Việt Nam. Với đề tài nghiên cứu “ Nhận diện cơ hội
kinh doanh: một nghiên cứu thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh” này, nếu
được thực hiện thành cơng sẽ là một sự đóng góp bước đầu trong việc kiểm định
các lý thuyết về sự “nhận diện cơ hội kinh doanh” tại môi trường thực tế của
Việt Nam. Đây sẽ là nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo thuộc về lĩnh vực
này, góp phần thúc đẩy sự phát triển về tri thức trong lĩnh vực khởi nghiệp tại
nước ta.


4

1.6 Bố cục l uận văn
Luận văn bao gồm 5 chương:

 Chương 1: G i ới thi ệu về đề tài
Nêu tổng quan về nghiên cứu, lý do hình thành đề tài, trình bày mục tiêu,
phạm vi, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài.
 Chương 2: Cơ sở l ý thuyết và mơ hì nh nghi ên cứu
Nêu định nghĩa và các lý thuyết liên quan về khái niệm “cơ hội kinh doanh”
và “sự nhận diện cơ hội kinh doanh”.
Đề xuất mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết trong mơ hình.
 Chương 3: Thi ết kế nghi ên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm tra thang đo, kiểm định sự phù
hợp của mơ hình nghiên cứu với các giả thuyết đề ra và thơng tin về mẫu.
 Chương 4: Phân tí ch dữ l i ệu và thảo l uận kết quả
Dùng phần mềm SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu và thảo luận về kết
quả thu được.
 Chương 5: kết l uận và ki ến nghị
Tóm tắt các kết

quả

chính của nghiên cứu, các kết

luận và kiến

Những đóng góp và hạn chế của đề tài, hướng nghiên cứu tiếp theo.
 Tài l i ệu tham khảo
 Phụ l ục

nghị.


5


Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NG HIÊN CỨU
2.1 Cơ sở l ý thuyết
Cơ sở lý thuyết được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này được dựa trên
các lý thuyết trong ba nghiên cứu trước đó, bao gồm:
 Nghiên

cứu

“A theory

of entrepreneurial opportunity identification

and development” của Ardichvili, Cardozo, Ray vào năm 2003.
 Nghiên cứu “Entrepreneurial opportunity recognition: an empirical study
of R&D personel” của Wang, Ellinger, Wu vào năm 2013.
 Nghiên cứu “Entrepreneurial alertness in the pursuit of new opportunities ”
của Tang J, Kacmar K, Busenitz L vào năm 2012.
2.1.1

Định nghĩa và các lý thuyết liên quan đến khái niệm cơ hội

kinh doanh và sự nhận diện cơ hội kinh doanh
2.1.1.1 Cơ hội kinh doanh (Entrepreneurial Opportunity)
Cơ hội kinh doanh theo nghĩa rộng có thể là một dịp (chance) phát hiện ra
được nhu cầu của thị trường và thông qua sự kết hợp sáng tạo các nguồn lực để
cung cấp giá trị vượt trội (Schumpeter, 1934; Kirzner, 1973; Casson, 1982).
Cơ hội kinh doanh là một tình huống, trong đó một người có thể tạo ra một
cách thức mới để kết hợp các nguồn lực mà anh ta hoặc cô ta tin rằng sẽ mang đến

lợi nhuận (Shane,2003).
Theo Kirzner (1997), thì cơ hội ở dạng sơ khai nhất của nó, có thể xuất
hiện như là một “nhu cầu chưa được xác định rõ của thị trường” hoặc “những tài
nguyên hay khả năng không hoặc chưa được sử dụng”. Về sau, có thể bao gồm
thêm những cơng nghệ, những phát minh hoặc ý tưởng chưa xác định được thị
trường.


6

Khách hàng tiềm năng có thể có hoặc có thể khơng nói rõ nhu cầu, sở thích
hoặc các vấn đề của họ (Von Hippel, 1994). Tuy nhiên, ngay cả khi khách hàng
tiềm năng khơng thể làm những điều đó, họ vẫn có khả năng nhận thức được
những giá trị được mang đến cho họ trong một sản phẩm mới, khi họ được giới
thiệu về nó, và được giải thích về cách thức vận hành cũng như các lợi ích của
nó. Cơ hội được nhìn từ quan điểm của khách hàng tiềm năng sẽ đại diện cho giá
trị cần được tìm kiếm (Ardichvili et al, 2003).
Các nguồn lực không được sử dụng hoặc chưa được sử dụng, cũng như
những công nghệ mới có thể cung cấp khả năng tạo ra và mang đến những giá
trị mới cho khách hàng mục tiêu, thậm chí ngay cả khi cơng dụng của những
sản phẩm mới vẩn chưa được xác định rõ ràng. Ví dụ như công nghệ để tạo ra vật
liệu kết hợp cả hai đặc tính của kim loại và thuỷ tinh được phát triển trước khi có
những ứng dụng đột phá của loại vật liệu này (Ardichvili et al, 2003).
Khi nhu cầu thị trường được định hình rõ ràng hơn về mặt giá trị và lợi ích
được tìm kiếm bởi những người tiêu dùng cụ thể, và các nguồn lực được định
nghĩa rõ ràng hơn về tiềm năng sử dụng, “cơ hội kinh doanh” sẽ tiến triển từ dạng
nguyên tố của nó, trở thành một khái niệm kinh doanh. Khái niệm này bao gồm
các quan niệm cốt lõi về cách mà thị trường có thể được phục vụ hoặc cách
triển khai các nguồn lực. Như cái cách mà khái niệm kinh doanh này tự phát
triển, nó sẽ trở nên phức tạp hơn, bao gồm các khái niệm về sản phẩm, dịch vụ

(cái gì sẽ được cung cấp cho khách hàng), khái niệm về thị trường, các khái
niệm về chuỗi cung ứng, tiếp thị, cận hành… (Cardozo, 1986).
2.1.1.2

Sự

nhận

diện

cơ hội

kinh

doanh

(Opportunity

Identification)
Sự nhận diện cơ hội

kinh doanh (opportunity identification) được xem

như là một q trình, nó được bắt đầu với một tầm nhìn tiên phong (initial vision),


7

hoặc một ý tưởng kinh doanh, và được phát triển thành một tầm nhìn được xây
dựng chi tiết hoặc một cơ hội kinh doanh (Long and McMullan,1984).

Sự nhận diện cơ hội kinh doanh đối với một cơ hội (a chance) là khả năng
nhận ra cách thức kết hợp các nguồn lực để có thể tạo ra lợi nhuận (Shane, 2003).
Cơ hội kinh doanh phát triển bằng sự định hình các yếu tố ý tưởng riêng biệt
trong kế hoạch kinh doanh tổng thể. Nhưng quá trình phát triển cơ hội kinh
doanh được tách biệt về mặt khái niệm với sự nhận diện cơ hội kinh doanh. Điều
mà hầu hết các lý thuyết về tinh thần doanh nhân gọi là “ sự nhận diện cơ hội
kinh doanh” bao gồm ba quá trình riêng biệt: (1) cảm nhận hoặc nhận thức nhu
cầu thị trường và/hoặc tài nguyên chưa được sử dụng, (2) nhận diện hoặc phát
hiện ra một “sự phù hợp” giữa các nhu cầu thị trường cụ thể và các nguồn lực
xác định, (3) tạo ra một “sự phù hợp” mới giữa các nhu cầu và nguồn lực tách
biệt trước đây dưới dạng một khái niệm kinh doanh (Hills, 1995; De Koning
1999). Các quá trình này đại diện, tương ứng, nhận thức, khám phá và sáng tạo
chứ không chỉ đơn giản là “nhận diện” (Christensen et al., 1989; Conway and
McGuinness, 1986; Singh et al., 1999).
Một số cá nhân rất nhạy cảm với nhu cầu thị trường hoặc các vấn đề mà họ
cảm nhận được, có khả năng liên tục cho ra các sản phẩm mới hoặc các giải pháp
mới trong bất cứ môi trường nào mà họ cảm thấy hứng thú (Endsley, 1995). Họ
có thể nhận diện được các cơ hội một cách đơn giản thông qua việc quan sát các
hiện tượng, ví dụ như cha mẹ cố gắng làm bữa tối trong khi phải quản lý những
đứa trẻ nhỏ, công việc này khá khó khăn với các bậc cha mẹ. Và họ sẽ tìm ra
giải pháp để khiến cơng việc này trở nên dễ dàng hơn và bán chúng cho các bậc
cha mẹ… Độ nhạy cảm này đối với những vấn đề hoặc khả năng không nhất thiết
phải mở rộng đến mức tạo ra được ý tưởng cho các giải pháp để giải quyết các
vấn đề. Không phải tất cả những người giỏi trong việc đặt câu hỏi cũng là những
người giỏi trong việc đưa ra câu trả lời (Ardichvili et al, 2003).


8

Một số các cá nhân khác có thể đặc biệt nhạy cảm trong việc xác định các

nguồn lực không hoặc chưa được sử dụng, chẳng hạn như các mảnh đất không
được sử dụng, cơ sở sản xuất nhàn rỗi, công nghệ hoặc phát minh chưa được khai
thác, các tài sản tài chính yếu kém, và tương tự. Mặc dù xác định được các
nguồn lực như thế, tuy nhiên những cá nhân này có thể khơng có khả năng xác
định cách thức sử dụng hoặc người sử dụng để các nguồn lực này có thể tạo ra
giá trị. Các nhà phát minh, nhà khoa học hoặc các cá nhân có thể tạo ra ý tưởng
cho những sản phẩm và dịch vụ mới mà không quan tâm đến sự chấp nhận của thị
trường hay khả năng thương mại hoá của các sáng chế hoặc công nghệ mới
(Ardichvili et al, 2003).
Các cơ hội càng được phát triển đầy đủ hơn cho các giá trị tìm kiếm
hoặc các giá trị tạo ra, thì càng nhiều khả năng chúng sẽ được c h ấ p nhận bởi
một số lượng lớn hơn các cá nhân. Sự mơ tả càng chính xác và hồn thiện hơn, thì
việc xác định các rủi ro liên quan đến cơ hội càng dễ dàng hơn (Ray and Cardozo,
1996) .
2.1.2

Tổng quan các lý thuyết có liên quan đến sự nhận diện cơ

hội kinh doanh
2.1.2.1

Đánh giá cơ hội kinh doanh (Opportunity Evaluation)

Cơ hội kinh doanh được đánh giá ở từng giai đoạn phát triển của nó.
Mặc dù việc đánh giá này có thể khơng chính thức hoặc thậm chí khơng được
đề cập đến (Timmons, Muzyka, Stevenson, Bygrave, 1987). Các cá nhân có thể
khơng chính thức theo đuổi việc tìm hiểu về các nhu cầu được phỏng đoán của thị
trường hoặc các nguồn lực (bao gồm các sáng chế) cho đến khi có được kết
luận, hoặc đến khi những theo đuổi chính thức hơn trở nên phù hợp. Sự đánh giá
này có thể khơng được truyền thông cho những người khác cho đến khi có một



9

yêu cầu được đưa ra để gắn kết các nguồn lực cho những sự tìm hiểu sâu hơn
(Ardichvili et al, 2003).
Đối với trường hợp các sáng chế, sản phẩm hoặc dịch vụ tiềm năng mới.
Việc đánh giá chính thức đầu tiên có thể bao gồm phân tích khả thi, trong đó đề
cập đến câu hỏi liệu sự kết hợp đề xuất của các nguồn tài nguyên có thể, trên thực
tế mang lại giá trị nhất định. Một phân tích khả thi cũng sẽ có khả năng đánh giá
xem liệu giá trị mà một sự kết hợp cụ thể của các nguồn tài ngun có thể mang
đến sự thành cơng về mặt kinh tế. Phân tích khả thi hữu dụng cho các cổ đông
bao hàm sự tồn tại của các khái niệm kinh doanh, thậm chí dưới hình thức sơ
đẳng. Nếu một khái niệm kinh doanh vẫn chưa được phát triển, nghiên cứu khả thi
dựa trên một trong hai: nhu cầu của thị trường (giá trị tìm kiếm) hoặc các nguồn
lực (khả năng tạo ra giá trị) có thể làm rõ các khái niệm kinh doanh khả thi
(Ardichvili et al, 2003).
Một quy trình phổ biến của sự đánh giá, được điều chỉnh để phù hợp trong
nhiều trường hợp có tên là quy trình “stage-gate”, quy trình này mang đến một sự
đánh giá rõ ràng tại mỗi cấp độ của sự phát triển. Dù có hay khơng việc một cơ
hội sẽ vượt qua từng “cánh cổng” (gate), để phát triển đến một quy mô lớn, trên
một số lượng hạn chế hoặc giới hạn trải nghiệm phổ biến của các doanh nhân,
chẳng hạn như mục tiêu lợi nhuận, mức độ chấp nhận rủi ro, nguồn lực tài chính,
trách nhiệm cá nhân và mục tiêu cá nhân. Giống như khái niệm “ rào cản kiến
thức” của Ronstadt’s (1988), các “rào cản của sự ràng buộc này” thực sự sàng lọc
các tiêu chí để cơ lập các cơ hội tiềm năng không phù hợp. Khi một doanh nhân
có thể loại bỏ một cơ hội dựa trên các tiêu chí này, thì nó có thể thu hút các cá
nhân hoặc đội nhóm khác (Ardichvili et al, 2003).
Những cơ hội nào không thể vượt qua được “cánh” cổng để tiến đến các
giai đoạn tiếp theo của sự phát triển hoặc triển khai, có thể bị chỉnh sửa hoặc

thậm chí huỷ bỏ. Việc đánh giá các nguồn lực và thị trường thường dẫn đến sự


10

chỉnh sửa hữu ích của các khái niệm kinh doanh. Đồng thời, quy trình đánh giá có
tác dụng loại bỏ rất nhiều cơ hội tại từng cấp độ của sự phát triển. Số lượng các
nhu cầu thị trường và các nguồn lực chưa hoặc không được sử dụng được nhận
thức rất nhiều, vượt quá số lượng của các doanh nghiệp được tạo ra thành
công(Ardichvili et al, 2003).
Thuật ngữ “sự đánh giá” (evaluation) thường được dùng để truyền đạt một
phán quyết, trong đó xác định liệu một cơ hội được phát triển sẽ nhận được các
nguồn lực để phát triển đến các giai đoạn tiếp theo hay khơng. Trong q trình
phát tri ền lý thuyết này được gọi là “tổng kết” đánh giá (Phillips, 1991). Tuy
nhiên có một dạng thức thứ hai của sự đánh giá, đó là đánh giá “định hình”
(Phillips, 1991), giúp định hướng lại quá trình phát triển này, qua đó hứa hẹn
một xác suất thành cơng cao hơn. Điều này giống với một quá trình đánh giá và
điều chỉnh theo thời gian thực, được gọi là “chiến lược nổi lên” (emergent
strategy) bởi Mintzberg (1998).
Những cuộc thảo luận trước đây cho rằng các doanh nhân phát triển các cơ
hội kinh doanh để tạo ra và cung cấp giá trị cho các cổ đông trong các công ty khởi
nghiệp. Khi các yếu tố của cơ hội có thể được “nhận ra”, nhưng các cơ hội được
tạo ra, chứ không phải được tìm thấy. Việc tìm hiểu kỹ lưỡng đối với sự nhạy cảm
của nhu cầu thị trường và các nguồn tài nguyên chưa được sử dụng hiệu quả có
thể giúp các doanh nhân bắt đầu phát triển cơ hội kinh doanh (có thể có hoặc có thể
khơng dẫn đến sự hình thành của một doanh nghiệp). Nhưng việc phát triển cơ hội
kinh doanh cũng bao hàm những sáng tạo đầu vào của các doanh nhân. Do đó, “sự
phát triển cơ hội kinh doanh” có thể là một thuật ngữ chính xác hơn cho q trình
“nhận diện cơ hội kinh doanh”. Vì “nhu cầu về tài nguyên” được “nhận ra” không
thể trở thành một cơ hội kinh doanh khả thi nếu khơng có “sự phát triển này”

(Ardichvili et al, 2003).


11

2.1.2.2

Sự phát giác cơ hội kinh doanh (entrepreneurial

alertness)
Kirzner (1973) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “sự phát giác”
(alertness) để giải thích sự nhận diện cơ hội kinh doanh. Ray và Cardozo (1996)
lập luận rằng bất kỳ sự nhận diện cơ hội kinh doanh nào bởi một doanh nhân đều
có tiền đề là một trạng thái phát giác cao đối với thông tin. Họ gọi trạng thái này
là sự nhận thức cơ hội kinh doanh (entrepreneurial awareness), và định nghĩa sự
nhận thức cơ hội kinh doanh là “một xu hướng trở nên chú ý và nhạy cảm với
thông tin về các đối tượng, các biến cố, các khuôn mẫu của hành vi trong môi
trường, với sự nhạy cảm đặc biệt để tạo ra và sử dụng các vấn đề, các nhu cầu và
lợi ích chưa được đáp ứng, và cách kết hợp mới của các nguồn tài nguyên”. Hơn
nữa, họ cho rằng tính cách cá nhân và mơi trường tương tác với nhau để tạo ra
một trạng thái để thúc đẩy sự nhận diện cơ hội kinh doanh cao hơn (cf. Shapero,
1975; Sathe, 1989; Hisrich, 1990; Gaglio and Taub, 1992 ). Bên trong tư tưởng
này, là quan điểm cho rằng sự phát giác (alertness) cao hơn là gia tăng khả năng
một cơ hội kinh doanh được nhận ra. Tuy nhiên, cũng có những báo cáo của các
nghiên cứu khác cho thấy điều ngược lại. Ví dụ như Buzenitz (1996) đã tiến hành
một nghiên cứu thực nghiệm cho đề xuất của Kaish and Gilad’s (1991), rằng các
doanh nhân có sự phát giác cao hơn đối với các cơ hội kinh doanh mới và sử
dụng thông tin khác hơn so với các nhà quản lý. Busenitz khám phá ra rằng dữ
liệu thực nghiệm ít hỗ trợ cho khung lý thuyết của Kaish và Gilad, nhưng nó chỉ
ra rằng việc đo lường sự phát giác cơ hội kinh doanh cần được phát triển sâu hơn

nữa (Ardichvili et al, 2003).
Như vậy, dựa trên các nghiên cứu trước đây, chúng ta có thể thấy sự phát giác
cơ hội kinh doanh (entrepreneurial alertness) là tiền đề, và là điều kiện cần của sự
nhận diện cơ hội kinh doanh. Hay nói cách khác, sự nhận diện cơ hội kinh doanh xảy


12

ra dựa trên sự phát giác cao đối với cơ hội kinh doanh của người doanh nhân khởi
nghiệp, và khả năng nhận diện thành công cơ hội kinh doanh tỉ lệ thuận với mức độ
của sự phát giác cơ hội kinh doanh.
2.1.2.3

Tri thức có trước (Prior Knowledge)

Con người thường có xu hướng chú ý đến các thông tin liên quan đến
những gì họ đã từng biết trước đó (Von Hippel, 1994). Do đó, Shane (1999)
mặc nhiên cơng nhận rằng các doanh nhân sẽ khám phá ra cơ hội kinh doanh bởi vì
các tri thức có trước của họ sẽ khởi xướng cho sự nhận thức về giá trị của các
thông tin mới. Dựa trên lập luận của kinh tế học Áo, cho rằng tinh thần doanh
nhân tồn tại bởi vì sự bất cân xứng thông tin giữa các cá nhân khác nhau (Hayek,
1945), Shane vẫn cho rằng bất kỳ doanh nhân nào cũng sẽ chỉ phát hiện ra những
cơ hội kinh doanh liên quan đến tri thức có trước của anh ta hoặc của cô ta.
Trong nghiên cứu ba giai đoạn của quá trình nhận diện cơ hội kinh doanh, Shane
(1999) đã kiểm tra và xác nhận một số giả thuyết, được tóm tắt như sau:
 Bất kỳ cơ hội kinh doanh nào cũng đều không rõ ràng đố i với tất cả các
doanh nhân tiềm năng (the rationale being that all people do not possess
the same information at the same time; Kirzner, 1997).
 Tri thức có trước riêng biệt của mỗi người tạo ra một “hành lang kiến
thức” cho phép anh ta hoặc cô ta nhận ra những cơ hội nhất định, mà người

khác không thể nhận ra (Hayek, 1945; Ronstadt, 1988 ). Ba chiều hướng
chính của tri thức có trước quan trọng đối với q trình khám phá r a cơ hội
kinh doanh, đó là: tri thức có trước của thị trường, tri thức có trước về
cách thức phục vụ thị trường, và tri thức có trước về các vấn đề của
khách hàng

(Ardichvili et al, 2003).


×