Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHCT KV CHƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.17 KB, 18 trang )

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN
KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHCT KV
CHƯƠNG DƯƠNG
3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH
CỦA NHCT KV CHƯƠNG DƯƠNG.
Đối với ngân hàng thương mại, việc mở rộng tín dụng là một vấn đề hết sức
cấp bách bởi ngân hàng không chỉ tăng cường cung ứng vốn đáp ứng cho nhu cầu
phát triển kinh tế mà còn là vấn đề quyết định sự tồn tại và phát triển của bản thân
ngân hàng. Do vậy bất cứ một ngân hàng nào cũng đều cố gắng tìm ra những giải
pháp nhằm mở rộng quy mô tín dụng. Tuỳ theo đặc điểm riêng của từng ngân
hàng, mục tiêu theo đuổi riêng và tình hình phát triển của nền kinh tế thời kỳ đó
mà mỗi ngân hàng có quan điểm về mở rộng tín dụng riêng và cố gắng tìm ra giải
pháp thích hợp cho mình. Đối với NHCT KV Chương Dương, trong công tác tín
dụng để thực hiện các chủ trương của Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam nhằm thực
hiện các chiến lược đề ra : có nguồn vốn và tổng dư nợ lớn, mạng lưới rộng và có
chất lượng, có đội ngũ cán bộ giỏi đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của
khách hàng; có công nghệ và công cụ điều hành ngày càng hiện đại, có khả năng
tài chính ngày càng mạnh nhằm phát huy được các ưu thế trong cạnh tranh, giữ
vững được địa bàn hoạt động, mở rộng quan hệ với khách hàng kinh doanh có hiệu
quả, thắt chặt quan hệ với khách hàng truyền thống để đảm bảo tăng trưởng đều
đặn, liên tục, an toàn.
 Chi nhánh phải luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của
Hội đồng quản trị, các giải pháp điều hành của Tổng giám đốc NHCT Việt
Nam, phát huy thế mạnh của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, chi nhánh tiếp
tục thực hiện định hướng chiến lược khách hàng là các ngành mũi nhọn của
nền kinh tế, có các dự án lớn có tính khả thi cao, có khả năng thanh toán để
tiếp thị, thẩm định và đầu tư, ngoài những đơn vị đang giao dịch chi nhánh
còn liên tục phát huy thế mạnh tiếp thị với các Công ty và Tổng công ty.
 Thường xuyên gặp gỡ trao đổi với khách hàng với phương châm lắng
nghe ý kiến đề xuất từ các đơn vị, nắm bắt chính sách khách hàng của các tổ
chức tín dụng khác, từ đó chỉnh sửa kịp thời những kiến nghị của khách


hàng trên quan điểm bình đẳng, hiệu quả và an toàn kinh doanh.
 Làm tốt công tác phân loại khách hàng, nghiên cứu thị trường, từ đó
đưa ra định hướng đầu tư cho từng khách hàng cụ thể. Đối với những khách
hàng có khó khăn trong kinh doanh Chi nhánh có biện pháp tháo gỡ giúp
khách hàng có điều kiện trả nợ Ngân hàng tốt hơn.
 Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra , kiểm soát, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn, làm tốt công tác giáo dục phẩm chất, đạo đức phong
cách cho cán bộ tín dụng, đồng thời bố trí cán bộ cho phù hợp với năng lực
chuyên môn, trên nguyên tắc hiệu quả, an toàn kinh doanh tín dụng.
 Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn CNH –HĐH đất nước nên việc
đầu tư tín dụng có chiều hướng tăng trưởng mạnh nhưng phương châm hoạt
động của chi nhánh là : “ Phát triển – an toàn – hiệu quả” Do đó, việc mở
rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng bảo đảm an toàn
vốn và tăng trưởng.
 Tiếp tục quản lý theo dõi chặt chẽ các dự án đã đầu tư tránh để xảy ra
tình trạng có nợ quá hạn vì dự định của Ngân hàng Nhà nước là nếu doanh
nghiệp không trả được một món nợ đến hạn thì toàn bộ dư nợ của doanh
nghiệp đó sẽ chuyển sang nợ quá hạn, điều này sẽ làm cho tỷ lệ nợ quá hạn
tăng mạnh.
 Thực hiện tham gia đầu tư với các dự án theo kiểu hợp vốn hoặc đồng
tài trợ để hạn chế rủi ro.
 Tăng cường công tác tiếp thị khai thác khách hàng làm ăn có hiệu quả,
đi sâu tìm hiểu nắm bắt tình hình kinh doanh của doanh nghiệp từ đó có điều
kiện tư vấn hỗ trợ cho doanh nghiệp để đầu tư có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ
gắn bó với ngân hàng.
 Tìm kiếm doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả để đầu tư thay
đổi kết cấu dư nợ, hạn chế rủi ro.
Mục tiêu xuyên xuốt trong quá trình hoạt động của chi nhánh là kinh tế phát
triển, an toàn vốn, tôn trọng pháp luật và lợi nhuận hợp lý. Với mục tiêu trên, quan
điểm mở rộng tín dụng của NHCT KV Chương Dương là :

 Mở rộng tín dụng luôn đi đôi với việc bảo đảm chất lượng tín dụng. Muốn
vậy mở rộng tín dụng cần hướng tập trung vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả.Mở rộng tín dụng không có nghĩa là mở rộng một cách tràn lan mà phải nằm
trong khả năng quản lý và kiểm soát của chi nhánh vì nếu ngân hàng chỉ chạy theo
khối lượng tín dụng cung cấp cho nền kinh tế mà không quan tâm đến khả năng
kiểm soát của ngân hàng thì chất lượng tín dụng giảm sút, nợ khó đòi tăng là một
điều tất yếu.
 Tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn VNĐ và ngoại tệ, trên cơ sở
khai thác các nguồn tiền của các tổ chức kinh tế, xã hội và tiền gửi dân cư, chủ
động cân đối nguồn vốn để cho vay và đầu tư. Chi nhánh sẽ tiến hành phân tích,
đánh giá đối với tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng trong năm 2004, qua đó
phân loại đối tượng, khách hàng để định hướng đầu tư tín dụng hợp lý, rút dần dư
nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, sản xuất kinh
doanh không ổn định. Tiếp tục thay đổi cơ cấu dư nợ tín dụng theo hướng giảm tỷ
trọng cho DNNN, tăng cường cho vay khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ
khách hàng cá nhân.
 Có kế hoạch xâm nhập khai thác, tiếp thị, mở rộng cho vay đối tượng là
khách hàng nhỏ, lẻ, kinh tế tư nhân, cá thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, các
làng nghề truyền thống.
 Mở rộng tín dụng phải đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh
tế. Riêng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, chi nhánh chưa coi là khách
hàng chính nhưng tương lai chi nhánh sẽ coi kinh tế ngoài quốc doanh là đối tượng
khách hàng chủ yếu của mình và thông qua tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy thành
phần kinh tế này ngày càng phát triển.
3.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ
NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHCT KV CHƯƠNG DƯƠNG.
3.2.1 Đổi mới và hoàn thiện cơ chế tín dụng đối với thành phần KTNQD
3.2.1.1 Đổi mới trong quan điểm
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6, với đường lối đổi mới mở cửa nền
kinh tế, KTNQD như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài, trỗi dậy phát triển mạnh mẽ, đa

dạng, rầm rồ. Bên cạnh những doanh nghiệp, những hộ gia đình làm ăn chân chính,
hiệu quả thì cũng có rất nhiều những công ty ma, những doanh nghiệp làm tính
chất chụp giật, lừa đảo… Chính những “ con sâu” đó đã tạo nên cái nhìn thiếu tin
tưởng đối với KTNQD trong con mắt của những nhà đầu tư. Dư âm của những vụ
đổ bể như vụ án TAMECO, EPCO Minh Phụng…. Cũng tác động phần nào đến
tâm lý e dè, cân nhắc trong việc đầu tư cho vay của ngân hàng. KTNQD là một thị
trường tín dụng đầy tiềm năng của ngân hàng, song nó cũng là một khu vực phức
tạp, tiêu cực với mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá. Khi cho vay KTNQD cán bộ tín
dụng phải có trách nhiệm nhiều hơn so với cho vay KTQD. Cho vay KTNQD có
khả năng rủi ro lớn, nhưng nếu biết cách tranh thủ, khai thác được thị trường thì sẽ
mang lại cho ngân hàng con số lợi nhuận đến không ngờ. Song để mở rộng cho vay
đối với khu vực KTNQD, một mặt KTNQD cũng phải tự hoàn thiện mình trong
con mắt các nhà đầu tư; mặt khác KTNQD cũng cần có một vị trí bình đẳng và cần
một thái độ tin tưởng và thiện chí của những nhà cho vay vốn. Như vậy về phía
Ngân hàng để mở rộng cho vay KTNQD, trước tiên chúng ta cần có là một thái độ
tin tưởng, tôn trọng và một ánh mắt thiện chí đối với khu vực kinh tế này. Và khi
quan điểm đã thay đổi, thì sau đó là sự đổi mới trong hành động.
3.2.1.2 Đổi mới trong hành động
* Thủ tục cho vay
Việc đơn giản hoá thủ tục cho vay vốn cần được tiến hành triệt để. Thủ tục
đơn giản không có nghĩa là qua loa đại khái mà cần phải đảm bảo những yêu cầu
cần thiết để khách hàng có quyết định chính xác là cho vay hay không cho vay. Sao
cho nhanh gọn thuận tiện. Trước tiên khi khách hàng đến xin vay vốn cán bộ tín
dụng cần phải giải thích cho khách hàng về sự cần thiết của những loại giấy tờ và
hướng dẫn cho khách hàng hoàn thiện những giấy tờ cần có. Đặc biệt đối với
những người vay là hộ tư nhân, cá thể thì các giấy tờ cần đơn giản hoá, dễ hiểu và
in sẵn mẫu chung. Để đỡ mất thời gian, ngân hàng nên in sẵn những tờ như kiểu “
hướng dẫn khách hàng vay vốn” trong đó ghi rõ : để vay vốn ngân hàng, bạn cần
phảicó những giấy tờ gì? phương thức vay, trả nợ như thế nào? lãi suất vay vốn?
Và mỗi khi khách hàng đến đặt quan hệ vay vốn cán bộ tín dụng tặng cho khách

hàng tờ giấy hướng dẫn đó đồng thời giải thích thêm cho khách hàng rõ. Biện pháp
đó không làm mất thời gian của cán bộ tín dụng và khách hàng, đồng thời nó còn
mang tính chất quảng cáo rất tự nhiên và tế nhị.
Trên cơ sở đảm bảo chính xác, cán bộ tín dụng cố gắng tiến hành thẩm định,
hoàn thiện hồ sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất để nhanh chóng đưa vốn đến
tay khách hàng.
* Lãi suất cho vay
Để chiếm giữ và mở rộng thị phần khách hàng, các ngân hàng đã cạnh tranh
với nhau rất gay gắt. Và một trong những công cụ hữu hiệu được sử dụng đó là lãi
suất. Trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, NHCT KV Chương Dương không có
ưu thế gì hơn các Ngân hàng khác trong việc huy động vốn và cho vay. Do vậy
việc giảm lãi suất cho vay so với mặt bằng chung đối với Ngana hàng là rất nhỏ.
Vấn đề đặt ra là Ngân hàng cần phải tiết kiệm chi phí ở mức nhất để giảm chênh
lêch giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra. Trong huy động vốn Ngân hàng cần
đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút nguồn vốn tiết kiệm của dân cư và nguồn gửi trên
tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp và cá nhân. Trong cho vay,ngân hàng có
thể thu hút khách hàng bằng cách cắt giảm những chi phí liên quan đến tài khoản
tín dụng như : hoa hồng phí, thủ tục phí, phí cam kết, phí quản lý… bù lại ngân
hàng cần giảm thiểu và quản lý chặt chẽ hơn những chi phí khác như : chi phí điện
thoại, hội họp, công tác …. Công cụ lãi suất cần phải thực hiện một cách linh hoạt
và hợp lý. Để hấp dẫn khách hàng ngân hàng nên có mức lãi suất ưu đãi đối với
khách hàng truyền thống, khách hàng tiềm năng, những khách hàng có nhu cầu vay
vốn lớn, ổn định, có năng lực sản xuất và tình hình tài chính lành mạnh. Làm như
thế ngân hàng mất ít mà được nhiều. Chẳng hạn với những khách hàng vay vốn lớn
và ổn định, cùng một công tác thẩm định, ngân hàng vừa tiết kiệm chi phí và giải
phóng được một lượng vốn lớn. Nhưng không phải vì thế mà ngân hàng coi thường
những món vay nhỏ “ năng nhặt chặt bị” ngân hàng cần phải đáp ứng kịp thời
những nhu cầu vay có đủ điều kiện, kể cả những món vay nhỏ để tăng mức dư nợ,
đồng thời tăng lãi suất thu lãi để bù cho các khoản thất thu do giảm lãi suất cho
vay.

* Đảm bảo tiền vay
Bất kỳ một ngân hàng nào, trước khi quyết định cho vay đều phải xem xét
đến hiệu quả phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Yêu cầu thế
chấp, cầm cố chỉ là điều kiện có tính chất răn đe, nhiều hơn là biện pháp đảm bảo
khoản vay sẽ thu hút được . Sự thành công trong kinh doanh của khách hàng mới
đảm bảo cho các khoản vay được hoàn trả và đó mới là điều kiện mà ngân hàng
mong muốn. Song để giảm thiểu khả năng rủi ro có thể xảy ra đặc biệt là khu vực
KTNQD, ngân hàng luôn yêu cầu tài sản thế chấp, cầm cố xét duyệt cho vay. Tuy
nhiên để mở rộng cho vay KTNQD trong hoàn cảnh thực tế trên địa bàn, NHCT
KV Chương Dương nên có những xử lý mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn trên cơ sở
đảm bảo an toàn cho lượng vốn tín dụng cấp phát. Chẳng hạn như : trường hợp
khách hàng dùng bất động sản thế chấp vay vốn trong khi các tài sản chưa đủ giấy
tờ sở hữu hợp pháp hoặc mua bán chưa sang tên trước bạ thì ngân hàng có thể căn
cứ vào giấy tờ chứng minh được nguồn gốc sở hữu chính chủ và sự xác nhận của
các cơ quan chức năng để làm căn cứ xét duyệt cho vay.
Bên cạnh đó, ngân hàng nên đa dạng hoá hơn. Hiện nay Ngân hàng chủ yếu
thực hiện cho vay bằng cầm cố chứng từ có giá, hoặc thế chấp quyền sử dụng đất
và tài sản gắn liền với đất. Ngân hàng nên có thiện chí hơn với nhu cầu vay vốn
của khách hàng cầm cố bằng các bất động sản khác như máy móc, thiết bị, phương
tiện vận tải, cho vay cầm cố bằng động sản sẽ có mức rủi ro nhiều hơn. Nhưng nếu
ngân hàng thẩm định kỹ tư cách khách hàng và phương án vay vốn thì việc cho vay
không phải là không có cơ sở. Vả lại ngân hàng cho vay đầu phải với mục đích đầu
tư là thu hồi vốn vay bằng tài sản cầm cố thế chấp. Do vậy nên chấn chỉnh tâm lý e
ngại, sợ trách nhiệm trong việc cho vay bằng các hình thức đảm bảo không phổ
biến của một số cán bộ tín dụng.
Để mở rộng cho vay KTNQD, NHCT KV Chương Dương cũng cần nên xem
xét lại việc ưu đãi về TSTC giữa bộ phận KTQD – KTNQD trong nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần của cơ chế thị trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Thiết nghĩ, việc thế chấp cầm cố hoặc
bảo lãnh khi vay vốn không nên phân biệt thành phần kinh tế mà chỉ nên căn cứ

vào mức độ tín nhiệm của người vay đối với người cho vay. Nghĩa là nếu người
vay có tín nhiệm cao thì dù họ có là thành phần kinh tế nào thì họ cũng không nhất
thiết phải cầm cố thế chấp khi vay vốn. Với những khách hàng quan hệ lâu dài và
uy tín với ngân hàng thì liệu có thể cho vay nhiều hơn mức quy định so với TSTC,
cầm cố để thu hút khách hàng? đây là một vấn đề khó, có khả năng rủi ro lớn.
Nhưng nếu giữa khách hàng và Ngân hàng có niềm tin tưởng lẫn nhau và mối quan
hệ ràng buộc chắc chắn thì việc đó không phải là không làm được.
3.2.2 Đa dạng hoá các hình thức tín dụng
Trong tương lai gần, khu vực KTNQD sẽ là khu vực kinh tế đa dạng về quy
mô, ngành nghề kinh doanh, vì vậy nhu cầu khối lượng vốn vay, thời hạn vay,
phương châm trả lãi và vốn là không giống nhau. Chính vì vậy mà ngân hàng với
phương châm “ lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu phục vụ”
phải đưa ra được những loại hình tín dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách
hàng. Ngoài cách cho vay truyền thống qua cầm cố TSTC chi nhánh nên tiến hành
hình thức cho vay mới :

×