Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Kế toán doanh thu bán hàng trả chậm trả góp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.46 KB, 16 trang )

BÀI THẢO LUẬN
KẾ TỐN TÀI CHÍNH II
GV: TRẦN QUỲNH HƯƠNG
NHĨM: TRẦN THỊ TRANG
DANH SÁCH NHÓM
STT Mã sinh viên

Họ và Tên

1

15A4010112

Hồ Thị Nô En

2

16A4020593

Trần Thị Trang

3

16A4020487

Nguyễn Thị Thành

4

16A4020547


Nguyễn Thị Diệu Thúy

5

16A4020022

Nguyễn Thị Thúy Anh

6

16A4010255

Phạm Thị Trinh

1


Chủ đề 1: Kế toán doanh thu bán hàng trả chậm trả góp
Phần 1: Ghi nhận doanh thu.
I

Khái niệm và điều kiện ghi nhận doanh thu.

1. Khái niệm.
- Doanh thu là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ hoạt động SXKD thơng thường của DN góp phần làm tăng VCSH.
- Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ
thu được. Các khoản thu hộ bên thứ 3 không phải là nguồn lợi ích kinh tế, khơng
làm tăng vốn chủ sở hữu của DN và sẽ không được coi là doanh thu. Hoặc các
khoản góp vốn cuả cổ đơng hoặc CSH làm tăng VCSH nhưng không phát sinh từ

hoạt động SXKD cũng khơng phải là doanh thu.
- Tùy theo ừng loại hình SXKD, doanh thu có thể bao gồm:
• Doanh thu bán hàng.
• Doanh thu cung cấp dịch vụ.
• Doanh thu từ tiền lãi , tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
Ngồi ra cịn các khoản thu nhập khác như: Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ,
thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng…Hàng đã tiêu thụ khi đã chuyển
giao phần lớn lợi ích và rủi ro cho KH hay chuyển giao quyền kiểm sốt hàng
hóa đến KH.
2. Điều kiện ghi nhận doanh thu.
- Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh thu được ghi nhận khi phát sinh, không
phân biệt đã thu hay chưa thu tiền .
+) Doanh thu bán hàng thời điểm ghi nhận là khi thỏa mãn 5 điều kiện sau:





DN đã chuyển giao phần lơn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa.
DN khơng cần nắm giữ quyền quản lí hàng hóa.
DN được xác định tương đối chắc chắn.
DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động bán hàng.
2




Xác định được các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
II Xác định doanh thu bán hàng.


Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý của
các khoản đã thu được tiền, hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch và nghiệp vụ
phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, cung cấp
dịch vụ cho KH bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngồi giá bán
(Nếu có).

Phần 2: Kế tốn doanh thu bán hàng trả chậm trả góp
I. Lý thuyết
1. Phân tích hoạt động bán hàng cụ thể.
a. Đặc điểm
• Kế toán bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp: là phương thức bán hàng
thu tiền nhiều lần, người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số
tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và chịu một tỷ lệ
lãi suất nhất định. Thơng thường số tiền trả ở các kì tiếp theo là bằng nhau,
trong đó gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. Về thực chất
người bán chỉ mất quyền sơ hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy
nhiên, về mặt hạch toán khi giao hàng cho khách hàng và được khách hàng
chấp nhận thanh tốn, hàng hóa bán trả góp đựợc coi là đã bán.
• Phương thức bán hàng trả góp thường được áp dụng trong các doanh nghiệp
bán các loại hàng hóa có giá trị lớn.
b. Thời điểm ghi nhận doanh thu
• Doanh thu được ghi nhận vào thời điểm hàng hóa đựợc giao cho khách hàng và
đựợc khách hàng chập nhận thanh tốn.
c. Cách xác định doanh thu
• Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế tốn ghi nhận doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay. Phần chênh lệch giữa giá bán
trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay sẽ được theo dõi trên tài khoản 3387
“Doanh thu chưa thực hiện”.
2. Trình bày và phân tích phương pháp kế tốn bán hàng trả chậm, trả góp


3


• Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp
tính thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng
theo giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT:
Nợ TK 131: – Số tiền còn phải thu ở người mua
Nợ TK 111,112: – Số tiền người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm bán
hàng
Có TK 511: - Doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay khơng gồm thuế
GTGT
Có TK 3331: – Thuế GTGT đầu ra( tính theo giá bán trả ngay)
Có TK 3387: – Doanh thu chưa thực hiện (Lãi trả chậm, trả góp)
• Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và đơn vị tính
thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc khơng chịu thuế GTGT kế toán phản ánh
doanh thu bán hàng theo giá bán trả tiền ngay đã có thuế GTGT:
Nợ TK 131: – Số tiền còn phải thu ở ngừơi mua
Nợ TK 111,112: – Số tiền người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm bán
hàng
Có TK 511: – Doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay (gồm cả thuế
GTGT)
Có TK 3387: –Doanh thu chưa thực hiện (Lãi trả chậm, trả góp).
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán:
Nợ Tk 632: – Giá vốn hàng bán
Có TK 156: Trị giá mua thực tế của hàng xuất kho
Định kỳ, khi thu tiền:
Nợ TK 111,112: – Số tiền còn phải thu về từ bán trả chậm, trả góp
Có TK 131: Số nợ góp người mua đã thanh tốn trong kì
Đồng thời phân bổ dần lãi trả chậm, trả góp vào doanh thu tài chính từng kỳ
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi trả góp phân bổ vào doanh
thu trong kì)
II. Liên hệ thực tế
4


• Ngày 31/12/2014, cơng ty B bán trả góp cho khách hàng một chiếc xe hơi, thu
tiền trong 24 tháng, mỗi tháng 1 lần 51.780.819 đ vào cuối mỗi tháng (lãi suất
ngầm định 1%/tháng). Giá bán thu tiền ngay chưa thuế GTGT 1.000.000.000 đ,
thuế GTGT 10%, giá vốn của chiếc xe là 900.000.000 đ. Kế toán hạch toán
theo chế độ kế toán như sau:
Ngày 31/12/2014, khi bán hàng:
Phản ánh giá vớn:
Nợ TK 632:
Có TK 156:

900.000.000
900.000.000

Bút toán phản ánh doanh thu khi bán hàng sẽ như sau:
Nợ TK 1311:

1.242.739.667

Có TK 511:

1.000.000.000

Có TK 33311:


100.000.000

Có TK 1312:

142.739.667

Ngày 31/01/2015, khi thu tiền lần đầu và áp dụng phương pháp đường thẳng để
phản ánh lãi trả góp:
 Thu tiền trả góp:
Nợ TK 111, 112:

51.780.819

Có TK 131:

51.780.819

 Phân bở lãi trả góp vào doanh thu kỳ này theo phương pháp đường thẳng:
Nợ TK 3387:

5.947.486

Có TK 515:

5.947.486

• Doanh nghiệp X mua một tài sản bằng phương thức trả góp. Số tiền trả ngay đã
trả đủ khi mua hàng, số tiền cịn lại là 1000 và phải hồn trả trong thời gian 5
năm. Mỗi năm đều phải trả một khoản tiền gốc, lãi bằng nhau và phải chịu lãi
suất 8% trên số dư nợ còn lại. Vậy số tiền lãi, gốc phải trả mỗi năm là bao

nhiêu?
Đơn vị: Triệu đờng
Ta có :
PVAn= CFx PVFA(r;n)
R= 8%, n=5. Thay số vào ta tính được số tiền phải trả mỗi năm CF= 250.456
5


Lịch trình trả nợ:
Năm

Số tiền đầu Tiền thanh Trả
lãi Trả nợ gốc Số tiền cuối
kì (1)
tốn trong (3)=(1)xr
(4)=(2)-(3) kì (5)=(1)kì (2)
(4)

1
2
3
4
5

1000
829.544
645.452
446.632
231.907


250.456
250.456
250.456
250.456
250.456

80
66.364
51.636
35.731
18.553

170.456
184.092
198.82
214.725
231.907

829.544
645.452
446.632
231.907
0

Kết luận: Hình thức bán hàng trả góp ngày càng phổ biến sâu rộng đến những
người dân. Nó càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta,
làm cho quan hệ cung-cầu khơng có sự chênh lệch quá lớn, làm mất cân đối cungcầu, ổn định được giá cả thị trường và các mối quan hệ khác. Để có được điều này,
các doanh nghiệp, cơng ty bán hàng qua hình thức này phải có sự kết hợp chặt chẽ
với các cá nhân, tổ chức, Nhà Nước, Chính phủ để có biện pháp kích thích tiêu
dùng, phát triển loại hình này theo hướng tích cực hơn. Qua đó góp phần phát triển

trao đổi hàng hóa. Các doanh nghiệp, công ty phát triển thuận lợi và tạo ra được vị
thế mới trên thương trường.

6


Chủ đề 2: Kế toán doanh thu hoạt động xuất khẩu
I. Lý thuyết
1. Phân tích hoạt động bán hàng cụ thể
a. Đặc điểm của từng hoạt động:
• Xuất khẩu trực tiếp: Việc xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ do chính
doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới
khách hàng nước ngồi thơng qua các tổ chức của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại
khơng tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:
- Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.
- Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngồi, giao hàng và thanh tốn tiền
hàng với đơn vị bạn.
• Xuất khẩu uỷ thác: Hình thức kinh doanh trong đó đơn vị XNK đóng vai trị là
người trung gian thay cho đơn vị sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu,
tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất khẩu do đó nhà sản xuất và qua đó
được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí uỷ thác. Hình thức này bao gồm
các bước sau:
- Ký kết hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với đơn vị trong nước.
- Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh tốn tiền hàng bên nước ngồi.
- Nhận phí ủy thác xuất khẩu từ đơn vị trong nước.
Ngoài 2 hình thức trên thì cịn có thể kể đến: Bn bán đối lưu (Counter – trade),
Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư, Xuất khẩu tại chỗ, Gia công quốc tế và
Tạm nhập tái xuất.
b. Thời điểm ghi nhận doanh thu:

• Đối với hàng hóa:
Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, khi thoả mãn đồng thời 5 điều
kiện sau:
- Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hố cho người mua;
- Doanh nghiệp khơng cịn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
7


- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
• Đối với dịch vụ:
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao
dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp
dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả
phần cơng việc đã hồn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế tốn của kỳ đó. Kết
quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời 4 điều
kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
- Xác định được phần cơng việc đã hồn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế
tốn;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hồn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
c. Cách xác định doanh thu:
Doanh thu = giá bán ghi trong hợp đồng.
Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 511:
Bên Nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán
hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã
được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương
pháp trực tiếp;
- Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ;
- Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ;
- Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
8


Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế tốn.
Tài khoản 511 khơng có số dư cuối kỳ.
2. Phương pháp kế toán bán hàng cụ thể
2.1 Kế toán doanh thu xuất khẩu trực tiếp
- Khi xuất kho hàng chuyển đi xuất khẩu, căn cứ vào Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ, kế toán ghi:
Nợ TK 157: Trị giá thực tế của hàng gửi đi xuất khẩu
Có TK 156(1561): Trị giá thực tế của hàng xuất kho
Trường hợp hàng mua được chuyển thẳng đi xuất khẩu, khơng qua kho, kế tốn
ghi
Nợ TK 157: Giá mua chưa thuế GTGT của hàng chuyển thẳng đi xuất khẩu
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT đầu vào đựơc khấu trừ
Có TK 111, 112, 331...: Tổng giá thanh toán của hàng mua
- Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng

từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh
nghiệp lập Hoá đơn GTGT và căn cứ vào đó kế tốn ghi các bút tốn sau:
a. Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu:
Nợ TK 1112, 1122, 131: Tổng số tiền hàng xuất khẩu đã thu hay còn phải
thu theo tỷ giá thực tế
Có TK 511(5111): Doanh thu hàng xuất khẩu theo tỷ giá thực tế
Trường hợp tiền hàng xuất khẩu đã thu bằng ngoại tệ, kế toán sẽ đồng thời ghi:
Nợ TK 007: Số nguyên tệ thực nhận
b. Phản ánh trị giá mua của hàng đã hoàn thành việc xuất khẩu:
Nợ TK 632: Trị giá vốn của hàng xuất khẩu
Có TK 157: Trị giá hàng chuyển đi đã hồn thành xuất khẩu
c. Phản ánh sớ thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511(5111): Ghi giảm doanh thu
Có TK 333(3333 - Thuế xuất khẩu): Số thuế xuất khẩu phải nộp
Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi:
9


Nợ TK 333(3333 - Thuế xuất khẩu): Số thuế xuất khẩu đã nộp
Có TK 1111, 1121, 311...: Số tiền đã chi nộp thuế
• Trường hợp phát sinh các chi phí trong q trình xuất khẩu, kế tốn sẽ ghi nhận
vào chi phí bán hàng. Cụ thể:
- Nếu chi phí đã chi bằng ngoại tệ, kế toán ghi:
Nợ TK 641: Ghi tăng chi phí bán hàng theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 1112, 1122, 331...: Số ngoại tệ đã chi theo tỷ giá ghi sổ
Có TK 515(hoặc Nợ TK 635): Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh
Đồng thời ghi nhận số nguyên tệ đã chi dùng:
Có TK 007: Số nguyên tệ đã xuất dùng
- Nếu chi phí đã chi bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi:

Nợ TK 641: Ghi tăng chi phí bán hàng
Nợ TK 133(1331): Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 1111, 1121, 331...: Số tiền đã chi
Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ
đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp
lập Hoá đơn GTGT và căn cứ vào đó kế tốn ghi các bút tốn sau:
• Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu
Nợ TK 1112, 1122, 131,…: tiền hàng đã xuất khẩu đã thu hay còn phải thu
theo tỷ giá thực tế
Có TK 511: doanh thu hàng xuất khẩu theo tỷ giá thực tế
Trường hợp tiền hàng xuất khẩu đã thu bằng ngoại tệ, kế toán đồng thời ghi:
Nợ TK 007: số nguyên tệ thực nhận
Đồng thời phản ánh việc bán hàng đã hoàn thành:
Nợ TK 632: trị giá vốn của hàng hố xuất khẩu
Có TK 157: trị giá hàng chuyển đi đã hồn thành xuất khẩu
• Phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp
Nợ TK 511: ghi giảm doanh thu
Có TK 3333 : số thuế xuất khẩu phải nộp
Khi nộp thuế:
10


Nợ TK 3333: số thuế xuất khẩu đã nộp
Có TK 1112, 1122, 131,…: số tiền đã chi nộp
• Kế tốn các khoản ghi giảm doanh thu xuất khẩu
Các khoản làm giảm doanh thu xuất khẩu bao gồm: chiết khẩu thương mại
(TK521), giảm giá hàng bán (TK 532), và hàng bán bị trả lại (TK 531).
Theo luật thuế xuất khẩu, nếu doanh nghiệp có hàng giảm giá và hàng bị trả lại có
đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo luật định thì doanh nghiệp được xem xét giảm và trả
lại thuế xuất khẩu. Khi đó, kế tốn căn cứ trên giấy báo giảm, trả thuế xuất khẩu

để điều chỉnh lại số thuế phải nộp và doanh thu xuất khẩu
- Hạch toán:
Nợ TK 532,531,521:
Có TK 131
Đồng thời, thuế xuất khẩu hàng bị trả lại được trừ vào kỳ sau:
Nợ TK 3333
Có TK 511
2.2 Kế toán hoạt động uỷ thác xuất khẩu
a. Kế toán tại đơn vị uỷ thác xuất khẩu
• Khi giao hàng cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên
quan, ghi:
Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán
Có TK 156 - Hàng hóa
Có TK 155 - Thành phẩm.
• Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã xuất khẩu hàng cho người mua, căn cứ
chứng từ liên quan, ghi:
- Giá vốn hàng xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.
- Doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác
xuất khẩu)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng.
11


- Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, bên nhận uỷ thác xuất khẩu nộp
hộ vào NSNN, ghi: - Số thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng xuất khẩu
uỷ thác phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng

Có TK 3332, 3333.
- Khi đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu đã nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc
biệt vào NSNN, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 3332, 3333
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác. (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác
xuất khẩu)
- Trả tiền nộp hộ các loại thuế cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác(Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác
xuất khẩu)
Có TK 111, 112.
- Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ liên
quan đến hàng uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị nhận
uỷ thác xuất khẩu).
• Phí uỷ thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các
chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388). (Chi tiết cho từng đơn vị nhận
uỷ thác xuất khẩu)
• Bù trừ khoản tiền phải thu về hàng xuất khẩu với khoản phải trả đơn vị nhận uỷ
thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388) (Chi tiết cho từng đơn vị
uỷ thác xuất khẩu)

nhận

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác

xuất khẩu).
12


• Khi nhận số tiền bán hàng uỷ thác xuất khẩu cịn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác
xuất khẩu và các khoản do đơn vị nhận uỷ thác chi hộ, căn cứ chứng từ liên
quan, ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác
xuất khẩu).
b. Kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu
• Khi nhận hàng của đơn vị uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan,
ghi:
Nợ TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi.
• Khi đã xuất khẩu hàng, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi: - Số tiền hàng uỷ
thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng người mua nước
ngồi)
Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác
xuất khẩu).
- Đồng thời ghi trị giá hàng đã xuất khẩu:
Có TK 003 - Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi.
• Thuế xuất khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Kế toán chi tiết cho từng đơn vị giao
uỷ thác)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN).
• Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Kế toán chi tiết cho từng đơn vị giao
uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN).

• Đối với phí uỷ thác xuất khẩu, và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác xuất khẩu,
căn cứ các chứng từ liên quan, kế tốn phản ánh doanh thu phí uỷ thác xuất
khẩu, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác
xuất khẩu)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng (5113)
13


Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
• Đối với các khoản chi hộ cho bên uỷ thác xuất khẩu (Phí ngân hàng, phí giám
định hải quan, chi vận chuyển bốc xếp hàng...), căn cứ các chứng từ liên quan,
ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 chi tiết từng đơn vị uỷ thác xuất khẩu)
Có TK 111, 112.
• Khi thu hộ tiền hàng cho bên uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan,
ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng người mua nước
ngồi).
• Khi nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho đơn vị ủy thác xuất khẩu,
căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388 chi tiết phải nộp vào NSNN)
Có TK 111, 112.
• Khi đơn vị uỷ thác xuất khẩu thanh tốn bù trừ phí uỷ thác xuất khẩu, và các
khoản chi hộ, căn cứ các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác
xuất khẩu)
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác
xuất khẩu)

Có TK 138 - Phải thu khác (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu).
• Khi chuyển trả cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu số tiền hàng còn lại sau khi đã trừ
phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ, căn cứ chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác
xuất khẩu)
Có TK 111, 112.
III. Liên hệ thực tế
Hợp đồng xuất khẩu trực tiếp tiếp cà phê số 12 – 36/06/BR ngày 28/10/2006 giữa
công ty xuất nhập khẩu Intimex (bên xuất khẩu) do phòng kinh doanh 3 đăng ký
với công ty Bernhard Rothyos GMBH thuộc tập đồn Mann Kaffe của Đức (bên
nhập khẩu). 15/11/2006, Cơng ty xuất lô hàng cà phê trị giá 164555,08 USD theo
14


hoá đơn số 0098556 tỷ giá nguyên tệ 16065VND/USD. Cùng ngày, hải quan đã
xác nhận lô hàng xuất khẩu 17/11/2006, nhận được giấy báo Có của ngân hàng về
việc khách hàng đã thanh toán
Kế toán hạch toán: 31/11/2006 hạch toán:
Nợ TK 112
Có TK 511

: 2.643.588.627
: 2.643.588.627

Đánh Giá Hoạt Động Nhóm:
15


STT


Mã sinh viên

Họ và Tên

Đánh giá

1

15A4010112

Hồ Thị Nô En

Làm chủ đề 1 + tổng
hợp bài: gửi bài đúng
hạn, tích cực đóng
góp ý kiến

2

16A4020593

Trần Thị Trang

Làm chủ đề 1: gửi
bài đúng hạn, tích
cực đóng góp ý kiến

3

16A4020487


Nguyễn Thị Thành

Làm chủ đề 1: gửi
bài đúng hạn, tích
cực đóng góp ý kiến

4

16A4020547

Nguyễn
Thúy

Thị

Diệu Làm chủ đề 2: gửi
bài đúng hạn, tích
cực đóng góp ý kiến

5

16A4020022

Nguyễn
Anh

Thị

Thúy Làm chủ đề 2: gửi

bài đúng hạn, tích
cực đóng góp ý kiến

6

16A4010255

Phạm Thị Trinh

16

Làm chủ đề 2: gửi
bài đúng hạn, tích
cực đóng góp ý kiến



×