Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.99 KB, 15 trang )

Chuyên Đề thực tập
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
I. Định hướng phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam đến 2010
1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của BIDV
Mục tiêu chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2007-2010 là xây dựng và chuẩn
bị những tiền đề cần thiết về vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị điều hành ngân hàng
hiện đại để BIDV trở thành một tập đoàn tài chính đa năng, phát triển bền vững và hội
nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho đầu tư phát triển và phát triển
kinh tế đất nước, cụ thể như sau:
Phát triển BIDV trở thành một ngân hàng thương mại hiện đại, chất lượng phục
vụ tốt, có uy tín trong nước và nước ngoài.
- Cơ cấu lại gắn liền với phát triển toàn diện, bền vững, với tốc độ tăng trưởng
cao, hiệu quả và đảm bảo an toàn hệ thống.
- Phát triển mạnh các dịch vụ mới như dịch vụ tư vấn, bảo quản và ký gửi, dịch
vụ thẻ, dịch vụ ủy thác và một số dịch vụ khác.
- Tỷ trọng doanh thu dịch vụ trên lợi nhuận trước thuế đạt mức các ngân hàng
trong khu vực, cụ thể là:
+ Tăng trưởng thu dịch vụ: 20%, đạt 168 tỷ VNĐ
+ Tăng trưởng doanh số thanh toán trong nước:20% thu phí 25tỷ VNĐ
+ Tăng trưởng doanh số TTQT :25% thu phí 60tỷ VNĐ
+ Khai thác tăng thêm các dự án đại lý ủy thác với tổng trị giá 200 triệu USD,
thu phí ủy thác 50 tỷ đồng
+ Các dịch vụ liên quan đến giao dịch chứng khoán đạt mức tăng trưởng 100%,
chiếm 15% thị phần.

Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
1
1
Chuyên Đề thực tập


2. Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại BIDV đến 2010
- Cơ cấu lại tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế theo mô hình tập trung hoá
hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ, an toàn và tiết kiệm chi phí
- Mở rộng dịch vụ Thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống BIDV nhằm đáp ứng
nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng trên mọi địa bàn.
- Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong toàn hệ
thống, giữ gìn và củng cố uy tín của BIDV trên thị trường trong nước và quốc tế.
-Đa dạng hoá các hoạt động thanh toán quốc tế, triển khai các sản phẩm thanh
toán của ngân hàng hiện đại nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng kịp thời nhu cầu
của khách hàng.
- Củng cố và mở rộng quan hệ khách hàng, thu hút thêm khách hàng thuộc mọi
thành phần kinh tế
- Tiếp tục nâng cấp cải tiến công nghệ áp dụng phục vụ nghiệp vụ, nâng cao
mức độ tự động hóa trong xử lý giao dịch.
- Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT của BIDV, góp phần củng cố
uy tín, năng lực cạnh tranh của BIDV với các ngân hàng trong và ngoài nước.
- Giữ vững và mở rộng thị phần TTQT, đẩy mạnh và nâng cao công tác quảng cáo,
thông tin dịch vụ cung cấp tới các tầng lớp dân cư, doanh nghiệp trong xã hội.
- Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc củng cố các sản
phẩm truyền thống, phát triển các sản phẩm mới cung cấp cho khách hàng như
Factoring, Forfaiting, Trust Reciept…mở rộng các hoạt động phát hành, thanh toán thẻ,
séc quốc tế…
3. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
VN
3.1. Các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong nội bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
2
2
Chuyên Đề thực tập

3.1.1.Xây dựng mô hình hoạt động TTQT tập trung thống nhất và chuyên sâu trong
toàn hệ thống.
Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV đang được thực hiện dàn trải
tại hơn 80 chi nhánh trực tiếp và rất nhiều chi nhánh không trực tiếp. Tại Hội sở chính
và một số chi nhánh lớn như TP Hồ Chí Minh, SGD 1, SGD 2, Chi nhánh Hà Nội,
Bình Định, Vũng Tàu… là những chi nhánh có phát sinh giao dịch thanh toán quốc tế
thường xuyên, doanh số lớn nên các cán bộ có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, tích
luỹ kinh nghiệm để xử lý an toàn các giao dịch thanh toán quốc tế. Còn tại một số chi
nhánh khác tuy đã thực hiện thanh toán quốc tế nhưng doanh số thấp, ít giao dịch phát
sinh nên các cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, không được đào tạo bài bản,
chuyên sâu nên khả năng xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế còn yếu. Các cán bộ
này vừa phải lo làm tốt công tác tiếp thị khách hàng để mở rộng hoạt động thanh toán
quốc tế, vừa phải đảm nhiệm việc xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế vốn rất phức
tạp nên lực lượng bị dàn trải, không chuyên sâu, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và
dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro cao.
Để khắc phục tính dàn trải trong hoạt động thanh toán quốc tế, BIDV đã xây
dựng một mô hình thanh toán quốc tế tập trung thống nhất, chuyên sâu trong toàn hệ
thống, trong đó đứng đầu là Trung tâm tài trợ thương mại (TFC – Trade Finance
Center) có nhiệm vụ xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế về mặt nghiệp vụ, các chi
nhánh của BIDV đóng vai trò là vệ tinh, là đầu mối tiếp xúc, tư vấn, tiếp thị khách
hàng để thu hút và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế.
TFC được đặt tại hội sở chính tập trung một đội ngũ cán bộ được đào tạo
chuyên sâu về nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chuyên xử lý các giao dịch thanh toán
quốc tế như phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, thanh toán chứng từ, gửi chứng từ nhờ
thu, chuyển tiền điện …Đây là những hoạt động mang tính nghiệp vụ, đòi hỏi cán bộ
xử lý phải có nhiều kinh nghiệm thực tế, nắm chắc nghiệp vụ, am hiểu thông lệ và tập
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
3
3
Chuyên Đề thực tập

quán quốc tế, nhằm đảm bảo xử lý giao dịch thấu đáo, tránh các rủi ro tác nghiệp có
thể phát sinh. Các hồ sơ, chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ này đều phát sinh tại
các chi nhánh đầu mối, được chuyển tới TFC bằng các phương tiện như fax, Scan, gửi
chuyển phát nhanh.
Các chi nhánh vệ tinh của BIDV là đầu mối giao dịch với khách hàng, tư vấn,
quản lý khách hàng, tiếp nhận và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của các
chứng từ do khách hàng xuất trình. Các chứng từ sau khi được chuyển về TFC bằng
các phương tiện thích hợp sẽ được xử lý tại TFC. Việc thành lập và đưa vào vận hành
mô hình TFC sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của BIDV,
tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó việc chuyên môn hoá trong xử
lý giao dịch sẽ góp phần hạn chế rủi ro, giảm được chi phí trong hoạt động thanh toán
quốc tế.
3.1.2.Xây dựng quy chế, quy trình hoạt động cho các nghiệp vụ TTQT theo quy định
của pháp luật và thông lệ quốc tế, bổ sung và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn
nghiệp vụ TTQT
Hiện nay, khung pháp lý về TTQT của Việt Nam vẫn chưa được hình thành là
một trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động TTQT. Các văn bản pháp luật điều
chỉnh các phương thức thanh toán mới chỉ dừng lại ở mức các văn bản dưới luật hướng
dẫn hoặc quy định một số nội dung cụ thể. Việc áp dụng UCP 600, URC 522, URR
525 vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam mới chỉ là tự phát của các ngân hàng mà
chưa có một sự hướng dẫn thống nhất từ Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước.
Để khắc phục những bất cập này, BIDV Hội sở chính với vai trò chỉ đạo điều
hành hoạt động thanh toán quốc tế của cả hệ thống, cần khẩn trương nghiên cứu, ban
hành các văn bản hướng dẫn cũng như các văn bản liên quan đến hoạt động thanh toán
quốc tế để các chi nhánh có cơ sở triển khai hoạt động như qui chế về hoạt động thanh
toán quốc tế, qui trình TTQT, cơ chế cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các văn bản
hướng dẫn nghiệp vụ như Hướng dẫn chuyển nhượng thư tín dụng, Hướng dẫn chiết
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
4
4

Chuyên Đề thực tập
khấu bộ chứng từ hàng xuất theo L/C, nhờ thu… các văn bản hướng dẫn triển khai
thực hiện các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế mới.
+ Quy chế thanh toán quốc tế được ban hành quy định cụ thể về nghĩa vụ,
trách nhiệm của các phòng ban, bộ phận liên quan đến giao dịch thanh toán quốc tế tại
BIDV và các điều kiện cơ bản để thực hiện giao dịch đó.
+ Quy trình thanh toán quốc tế được ban hành quy định cụ thể các bước giao
dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận
tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, các chứng từ cần thiết trong từng loại
nghiệp vụ. Quy trình thanh toán quốc tế như một văn bản hướng dẫn trình tự tiến hành
các giao dịch thanh toán quốc tế một cách thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế, nhằm hạn chế đến mức tối
đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.
Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ giúp cho các chi nhánh khi có phát sinh giao
dịch TTQT có cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, tuân thủ pháp
luật và các thông lệ quốc tế. Tất cả các văn bản này bổ sung vào hệ thống văn bản pháp
luật của nhà nước tạo nên một hành lang pháp lý cho hoạt động TTQT tại BIDV.
3.1.3.Nâng cao trình độ của cán bộ TTQT
Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định trong mọi hoạt động. Quy trình
nghiệp vụ do con người xây dựng và thực hiện. Các quy tắc, quy định, các thông lệ
quốc tế cũng được hình thành từ thực tiễn họat động TTQT. Việc vận dụng các thành
tựu của công nghệ thông tin trong hoạt động TTQT chỉ nhằm mục đích nâng cao tốc độ
xử lý giao dịch và chất lượng dịch vụ TTQT, giảm bớt các thao tác xử lý của con
người. Các quyết định trong hoạt động TTQT đều do con người thực hiện mà không
thể thay thế được bởi bất kỳ một loại máy móc hay chương trình nào. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV là do trình độ
cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của công việc. Vì vậy, công tác tổ chức dào tạo và giáo
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7
5
5

Chuyên Đề thực tập
dục cán bộ thanh toán quốc tế là một yếu tố quan trọng nhằm hạn chế các rủi ro trong
thanh toán quốc tế. Các công việc cụ thể là:
+ Tiêu chuẩn hoá cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế: bố trí cán bộ có đủ
năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của công việc.
+ Cần có quy chế tuyển chọn cán bộ mới công khai, dân chủ, đảm bảo tuyển
chọn được những cán bộ thực sự có trình độ. Mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực,
sắp xếp đúng người đúng việc theo năng lực và tinh thần trách nhiệm đối với công
việc.
+ Ban lãnh đạo BIDV cần xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ lãnh đạo
nghiệp vụ TTQT ở trung ương và chi nhánh dài hạn nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ chủ chốt, chủ động về nguồn nhân lực, tránh tình trạng vừa thừa cán bộ
nhưng lại thiếu cán bộ có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức.
+ Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện TTQT
nhằm đáp nâng cao năng lực, trình độ cán bộ, thường xuyên cập nhật những thông tin
quốc tế nhằm tạo cho cán bộ có điều kiện bắt kịp với tình hình biến động của thế giới.
+ Đa dạng hoá các chương trình tập huấn cho cán bộ trong toàn hệ thống như
định kỳ tổ chức các lớp tập huấn trong nội bộ BIDV để cập nhật thông tin, kiến thức,
kỹ năng cho cán bộ, tổ chức các diễn đàn để các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trao đổi
kinh nghiệm, thảo luận các tình huống, đưa ra các bài học kinh nghiệm để cùng học
tập; phối hợp với các ngân hàng nước ngoài tổ chức các chương trình hội thảo trong và
ngoài nước để nâng cao trình độ, tiếp cận với hệ thống ngân hàng trên thế giới; thành
lập trang tin thanh toán quốc tế trên mạng nội bộ INTRANET, đưa các tin bài liên quan
đến hoạt động thanh toán quốc tế để các cán bộ tham khảo, trao đổi, thảo luận.
+ Đa dạng hoá các hình thức đào tạo bao gồm đào tạo chính quy và không chính
quy, kết hợp đào tạo đào tạo tại chỗ với đào tạo từ xa, đào tạo ngắn hạn với đào tạo dài
hạn
+ Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng các hình thức vật chất hoặc khen
thưởng cho cán bộ TTQT tự học để nâng cao trình độ phù hợp với cương vị được giao.
Phạm Anh Dũng - TTQTA_K7

6
6

×