Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Hiện trạng nuôi cá biển lồng bè tại kiên giang và thử nghiệm ương nuôi cá bớp (rachycentron canadum) giai đoạn giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---------------

ĐẶNG VĂN HƯỜNG

“HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ BIỂN LỒNG BÈ TẠI KIÊN GIANG

VÀ THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ BỚP (Rachycentro canadum)
GIAI ĐOẠN GIỐNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---------------

ĐẶNG VĂN HƯỜNG

“HIỆN TRẠNG NUÔI CÁ BIỂN LỒNG BÈ TẠI KIÊN GIANG
VÀ THỬ NGHIỆM ƯƠNG NUÔI CÁ BỚP (Rachycentro canadum)
GIAI ĐOẠN GIỐNG”

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản


Mã số:

8620301

Quyết định giao đề tài:

56/QĐ-ĐHNT, ngày 14/ 01/2019

Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN TẤN SỸ
Chủ tịch Hội đồng:

Phịng đào tạo sau đại học:

KHÁNH HỊA -2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu, là kết quả nghiên cứu nghiêm
túc của cá nhân tơi. Các số liệu thu được trong quá trình điều tra là trung thực. Các số
liệu thu được qua thử nghiệm ương nuôi cá bớp là kết quả thực nghiệm tại Trại thực
nghiệm Ba Hòn, Kiên Lương, Kiên Giang, chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ cơng
trình nghiên cứu khoa học nào khác. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
tác giả chỉ rõ nguồn gốc.
Nha Trang, ngày 15 tháng 10 năm 2019
Học viên cao học

Đặng Văn Hường


iii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập thực hiện Luận văn Cao học, Tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình của các cơ quan, tập thể, cá nhân và đồng nghiệp, nhân đây tôi xin gửi lời
chân thành cảm ơn đến: Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang; Tập thể cán bộ,
giảng viên Viện Nuôi trồng thủy sản; Phịng đào tạo Sau đại học và q Thầy, Cơ đã
giảng dạy lớp Cao học ni trồng thủy sản khóa 2017- 2019, trường Đại học Nha
Trang.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tấn Sỹ, đã tạo điều kiện
cho tôi được theo dõi, cập nhật số liệu từ dự án chuyển giao Khoa học của thầy tại Trại
Thực nghiệm Ba Hòn, Kiên Lương, Kiên Giang và thầy đã dành nhiều thời gian định
hướng và tận tâm hướng dẫn để tơi hồn thành tốt Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn đến Phịng Nơng nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến Nông
của 03 huyện Kiên Hải, Kiên Lương, Phú Quốc và các hộ nuôi cá biển đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Với lịng biết ơn chân thành nhất, tơi xin gửi đến gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp những người đã ln động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Nha Trang, ngày 15 tháng 10 năm 2019.
Học viên

Đặng Văn Hường

iv


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................... ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................................ x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
1.1. Đặc điểm sinh học cá bớp (Rachycentron canadum ) ................................................ 3
1.1.1 Vị trí phân loại .......................................................................................................... 3
1.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố ................................................................................ 3
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng .............................................................................................. 4
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................... 4
1.1.5. Đặc điểm sinh sản ................................................................................................... 5
1.1.6 Khả năng thích ứng với điều kiện mơi trường.......................................................... 5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá bớp .............................................. 6
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 11
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm và nội dung nghiên cứu .............................................. 11
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu: ................................................................................ 11
2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu về hiện trạng nuôi cá lồng bè tại Kiên Giang 11
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp .......................................................................................... 11
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp ............................................................................................ 12
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ương ni cá bớp ...................................................... 12
2.4.1. Nuôi thức ăn sống để ương nuôi ấu trùng cá bớp.................................................... 12
2.4.2. Thử nghiệm ương nuôi cá bớp trong bể xi măng ................................................... 14
2.4.3. Thử nghiệm ương nuôi cá bớp bể composite .......................................................... 16
v


2.4.4. Quản lý các yếu tố môi trường trong bể ương......................................................... 16

2.5. Phương pháp xác định các thông số ........................................................................... 16
2.5.1. Xác định các yếu tố môi trường .............................................................................. 16
2.5.2. Xác định tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống ............................................................... 17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................... 18
3.1 Hiện trạng nghề nuôi Cá biển lồng bè tại Kiên Giang ................................................ 18
3.1.1. Số lượng lồng nuôi và đối tượng nuôi cá biển ở Kiên Giang .................................. 18
3.1.2 Mùa vụ ni, mật độ, kích cỡ và nguồn gốc cá giống.............................................. 20
3.1.3. Giá cá giống, giá thức ăn và giá cá thương phẩm ................................................... 21
3.1.4. Chất lượng cá giống................................................................................................. 23
3.1.5. Chất lượng lồng bè nuôi cá biển .............................................................................. 23
3.1.6. Loại thức ăn, nguồn gốc và giá thức ăn ................................................................... 24
3.1.7. Thông tin về kinh nghiệm của chủ hộ và nhu cầu lao động .................................... 25
3.1.8. Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi cá biển lồng bè .................. 26
3.2. Thử nghiệm ương nuôi cá bớp trong bể xi măng ....................................................... 30
3.2.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong bể ương ...................................................... 30
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày của cá bớp ương trong bể xi măng .................. 32
3.2.4. Tỷ lệ sống của cá bớp ương trong bể xi măng ........................................................ 33
3.3. Thử nghiệm ương nuôi cá bớp trong bể composite .................................................... 34
3.2.1. Diễn biến các yếu tố môi trường trong bể ương ...................................................... 34
3.3.2. Sinh trưởng về chiều dài của cá giống sau 6 tuần ương .......................................... 35
3.3.3. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày của cá bớp ương trong bể composite ............... 36
3.3.4. Tỷ lệ sống của cá bớp ương trong bể composite ..................................................... 37
4.1 Kết Luận ...................................................................................................................... 39
4.1.1. Về hiện trạng nuôi cá biển lồng bè tại Kiên Giang: ................................................ 39
4.1.2. Về kết quả thử nghiệm ương giống trong bể xi măng và bể composite. ................. 39
4.2 Đề Xuất ý kiến ............................................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 40
PHẦN PHỤ LỤC
vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DO: Oxy hòa tan
DLG: Daily Length Gain (Tốc độ sinh trưởng hàng ngày về chiều dài)
DWG: Daily Weight Gain (Tốc độ sinh trưởng hàng ngày về khối lượng)
Li, Le: Chiều dài của cá lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm
SE: Standard Error (Sai số chuẩn)
SGR: Specific Growth Rate (Tốc độ tăng trưởng đặc trưng)
SGRL(W): Tốc độ tăng trưởng đặc trưng về chiều dài (khối lượng)
SR: Survival Rate (Tỷ lệ sống)
TB: Trung bình
Wi, We: Khối lượng của cá lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm
LG, WG: Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài, khối lượng

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2: Số lượng mẫu điều tra phân bổ cho mỗi huyện --------------------------------- 12
Bảng 3.1. Số lượng lồng bè nuôi cá biển ở 3 huyện điều tra ------------------------------ 18
Bảng 3.2. Đối tượng nuôi chủ yếu tại các huyện điều tra --------------------------------- 19
Bảng 3.3: Mùa vụ thả giống, mật độ, kích cỡ, nguồn gốc và giá cá giống -------------- 20
Bảng 3.4. Giá cá giống, giá thức ăn và giá cá thương phẩm trong 5 năm gần đây----- 22
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của chất lượng cá giống đến tỷ lệ sống ---------------------------- 23
Bảng 3.6. Giá trị trung bình từng loại lồng bè và thời gian sử dụng --------------------- 24
Bảng 3.7. Loại thức ăn, nguồn gốc và phương thức cho ăn và giá thức ăn ------------- 24
Bảng 3.8. Kinh nghiệm của chủ hộ và nhu cầu về lao động ------------------------------ 25
Bảng 3.9: Phân tích ma trận SWOT nghề ni cá biển lồng bè ở 03 huyện: ----------- 26

Bảng 3.10. Các yếu tố môi trường trong bể ương xi măng -------------------------------- 30
Bảng 3.11. Các yếu tố môi trường trong bể ương composite ----------------------------- 35

viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Kiên Giang với huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc...........................9
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................11
Hình 2.2. Ni sinh khối vi tảo .....................................................................................13
Hình 2.3. Ni sinh khối ln trùng làm thức ăn cho cá bột .........................................13
Hình 3.1. Sinh trưởng chiều dài của cá sau 6 tuần ương trong bể xi măng ..................31
Hình 3.2. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày của cá bớp ương trong bể xi măng ........33
Hình 3.3. Tỷ lệ sống của cá bớp sau 6 tuần ương trong bể xi măng .............................34
Hình 3.4. Tăng trưởng chiều dài của cá ương trong bể composite ...............................36
Hình 3.5. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày của cá bớp ương trong bể composite .....37
Hình 3.6. Tỷ lệ sống của cá bớp ương trong bể composite ...........................................38

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Việc thực hiện đề tài “Hiện trạng nuôi cá biển lồng bè tại Kiên Giang và thử
nghiệm ương nuôi cá bớp (Rachycentron canadum) giai đoạn giống” nhằm đánh giá
đúng thực trạng nghề nuôi cá biển lồng bè, nhu cầu con giống, kỹ thuật nuôi thương
phẩm và thị trường tiêu thụ để hướng tới để có các định hướng và giải pháp phù hợp
cho sự phát triển bền vững nghề nuôi cá biển tại Kiên Giang. Đồng thời qua kết quả
ương nuôi cá bớp trực tiếp tại Kiên Giang nhằm bổ sung cơ sở khoa học để góp phần
hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo đối tượng này tại địa bàn Kiên
Giang, giúp chủ động cung cấp nguồn giống ổn định và có chất lượng cho người ni,

từ đó giúp nghề ni cá bớp thương phẩm tại Kiên Giang phát triển ổn định và bền
vững.
Phương pháp điều tra hiện trạng nuôi cá biển lồng bè tại Kiên Giang được thực
hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp người nuôi cá biển lồng bè tại 3 huyện trọng điểm
của Kiên Giang gồm: Phú Quốc, Kiên Hải và Kiên Lương thông qua phiếu câu hỏi đã
được chuẩn bị sẳn, mỗi huyện chọn ngẫu nhiên 30 hộ. Ngoài ra, số liệu thứ cấp về hiện
trạng nuôi cá biển lồng bè tại Kiên Giang được thu thập qua các Phịng Nơng nghiệp
và Trung tâm Khuyến nơng của tỉnh Kiên Giang.
Phương pháp ương cá bớp từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống
được thực hiện trong bể xi măng và trong bể composite theo quy trình kỹ thuật của
Viện Ni trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang.
Kết quả điều tra cho thấy loài cá biển chính được ni lồng bè ở Kiên Giang hiện
nay là cá mú và cá bớp, nguồn cá giống chủ yếu được mua từ các cơ sở sản xuất ở
miền Trung, chất lượng các giống chưa đạt nên tỷ lệ sống thấp. Nhu cầu con giống ở
Kiên Giang rất lớn nhưng hiện nay chưa có sơ sở sản xuất cá giống tại địa phương đáp
ứng nhu cầu con giống cho người nuôi trong tỉnh. Giá cá giống cao và không ổn định.
Hệ thống nuôi thô sơ ở quy mô nhỏ. Kỹ thuật ni cá biển cịn đơn giản và chủ yếu
theo kinh nghiệm, chưa có mơ hình ni tiên tiến theo cơng nghệ cao và chưa có hộ
ni nào áp dụng mơ hình ni theo VietGAP,.. nên hiệu quả ni cá biển thương
phẩm tại Kiên Giang chưa đạt được như mong đợi.
Kết quả thử nghiệm ương nuôi cá bớp giai đoạn giống cho thấy mơ hình ương
trong bể xi măng các yếu tố môi trường trong bể ương ổn định hơn, cá giống có tốc độ
x


tăng trưởng nhanh hơn và tỷ lệ sống cao hơn so với mơ hình ương trong bể composite.
Kết quả thử nghiệm ương nuôi cá bớp giống tại Kiên Giang thành công là bước khởi
đầu thuận lợi cho việc phát triển các cơ sở sản xuất giống cá bớp tại Kiên Giang nhằm
cung cấp cá giống có chất lượng và đáp ứng cho nhu cầu con giống cá bớp tại địa bàn
Kiên Giang.

Từ khóa: Hiện trạng, ni lồng bè, cá bớp, Rachycentron canadum

xi


MỞ ĐẦU
Cá bớp (Rachycentron canadum Linnaeus, 1766) là đối tượng nuôi quan trọng
trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam hiện nay nói chung và tại Kiên Giang nói riêng.
Cá bớp lớn nhanh (đạt 5-8 kg sau 1 năm nuôi), thịt ngon, kháng bệnh tốt. Cá bớp là
loài cá nổi, ưa hoạt động, dễ ni, có khả năng ni với mật độ cao trong lồng hoặc
trong ao ở cả thủy vực nước lợ và nước mặn. Đây là đối tượng có tốc độ sinh trưởng
khá nhanh và giá trị kinh tế cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Thị
trường cá bớp thương phẩm lớn nhất là ở Nhật. Cá bớp có giá khá cao, trung bình
khoảng 5,5 USD/kg cá nguyên con (FAO, 2009). Giá cá thịt tại thị trường trong nước
dao động trong khoảng từ 120.000 – 160.000 đồng/kg.
Hiện nay, cá bớp và cá mú là 2 lồi cá biển chính được ni nhiều theo mơ hình
ni lồng bè tại Kiên Giang. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Kiên Giang, năm 2015, tổng số lồng bè nuôi cá biển trong tỉnh đạt 2.635 lồng,
sản lượng cá biển nuôi lồng bè đạt 1.864 tấn, với các đối tượng ni chính là: cá bớp
và cá mú (mú sao, trân châu, mú đen). Lượng cá bớp giống cung cấp cho nghề nuôi cá
lồng của tỉnh trong vài năm gần đây chủ yếu được cung cấp từ Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Vũng Tàu,… do vận chuyển xa nên đã ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống cá
giống khi đưa ra nuôi trong các lồng bè tại Kiên Giang.
Ở huyện đảo nói riêng, tỉnh Kiên Giang nói chung nguồn cá giống chủ yếu bắt từ
tự nhiên và sử dụng 80-90% thức ăn là cá tạp, còn 10-20% bổ sung thêm thức ăn công
nghiệp, nguồn cá giống khai thác ngoài tự nhiên ngày một cạn kiệt. việc sử dụng giống
nhân tạo chủ yếu mua từ các cơ sở ngoài tỉnh phần nào cũng ảnh hưởng đến chất
lượng và tỷ lệ sống cho người nuôi; trong những năm gần đây trường Đại học Cần Thơ
đã sản xuất thành công giống cá bớp nhưng về chất lượng con giống chưa đạt yêu cầu,
tỷ lệ sống thấp, tỷ lệ cá dị hình cao và cá giống sử dụng ni thương phẩm đạt kết quả

thấp. Nhu cầu về con giống cá bớp hiện nay rất cao để phục vụ nuôi cá lồng bè trên
biển cho các đảo cho nên việc nghiên cứu hồn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống
cá bớp đạt chất lượng nhằm cung cấp con giống để phục vụ cho nghề nuôi cá bớp
thương phẩm tại Kiên Giang là hết sức cần thiết.
Kiên Giang có nhu cầu cá bớp giống rất cao nhưng hiện nay chưa có các cơ sở
sản xuất cá bớp giống tại địa phương để cung cấp con giống cho các hộ nuôi lồng bè.
1


Vì vậy việc diều tra để xác định rõ hiện trạng nghề nuôi cá biển lồng bè tại Kiên
Giang để nắm rõ về sự phân bố, tình hình ni, mật độ ni, thời gian ni, loại hình
ni, quy trình kỹ thuật nuôi, nhu cầu về cá giống, chất lượng cá giống, thị trường tiêu
thụ cá thương phẩm,....đồng thời thử nghiệm ương giống cá bớp tại địa bàn Kiên
Giang để góp phần hồn thiện quy trình sản xuất giống cá bớp, nhằm cung cấp nguồn
cá giống có chất lượng cho người ni cá biển lồng bè, góp phần cho sự phát triển ổn
định và bền vững nghề nuôi cá biển tại Kiên Giang là hết sức cần thiết.
Trước thực trạng trên, Đề tài “Hiện trạng nuôi cá lồng bè tại Kiên Giang và
thử nghiệm ương nuôi cá bớp (Rachycentro canadum) giai đoạn giống” được thực
hiện với các mục tiêu, nội dung như sau:
Mục tiêu của đề tài:
Xác định hiện trạng nghề nuôi thương phẩm cá biển lồng bè tại tỉnh Kiên Giang
Góp phần hồn thiện quy trình ương ni cá bớp giống.
Nội dung nghiên cứu:
+ Hiện trạng nghề nuôi cá biển lồng bè tại Kiên Giang.
+ Thử nghiệm ương nuôi cá bớp giống trong bể xi măng.
+ Thử nghiệm ương nuôi cá bớp giống trong bể composite.
Ý nghĩa của đề tài:
Nhằm đánh giá đúng hiện trạng nuôi cá biển lồng bè ở tỉnh Kiên Giang để xác
định các giải pháp khắc phục có hiệu quả nhất.
Xác định mơ hình ương và hiệu quả ương giống cá bớp tại địa bàn Kiên Giang

để tiến tới sản xuất giống trực tiếp tại địa phương nhằm cung cấp cá giống có chất
lượng và đáp ứng nhu cầu của người nuôi cá biển lồng bè.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm sinh học cá bớp (Rachycentron canadum )
1.1.1 Vị trí phân loại
Cá bớp có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Rachycentridae
Giống: Rachycentron
Lồi: Rachycentron canadum Linnaeus, 1766

Hình 1.1. Cá bớp (Rachycentron canadum)
Tên tiếng Việt: Cá bớp, cá giò
Tên tiếng Anh: Cobia
1.1.2 Đặc điểm hình thái và phân bố
Theo Le Xan (2007) và FAO (2009) và một số tác giả khác đã mơ tả đặc điểm
hình thái của cá bớp như sau: cá bớp có thân hình thon dài, đầu dẹp, mõm nhọn và có
hàm dưới dài hơn hàm trên, chiều dài bằng 5,5-7,5 lần chiều cao, lưng và hai bên lưng
cò màu nâu sẫm. Có 2 sọc hẹp màu trắng hai bên thân. Vẩy cá nhỏ và sát vào da. Vây
lưng phía trước có các gai ngắn riêng rẽ. Cá bớp là loài cá nổi, thường bắt gặp ở vùng
rạn san hơ, ngồi khơi vùng bờ có nền đá và thỉnh thoảng ở các cửa sông. Trong tự
nhiên, cá bớp con có thể được tìm thấy ở các cửa sơng, nơi có độ mặn dao động từ 12
– 19‰ và cá trưởng thành có thể được đánh bắt ở độ sâu từ 2 – 200 m (Hammond,
2001), Theo Kaiser và Holt (2005), cá bớp phân bố rộng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt

đới Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Cá sống nhiều nơi khác nhau như đáy bùn, cát sỏi,
3


san hô hay rừng ngập mặn và cá sống đơn lẻ hay từng đàn nhỏ. Trong tự nhiên, cá
thường xuất hiện trong khoảng độ mặn từ 22 – 44‰. Trong điều kiện ni thương
phẩm cá bớp có thể ni được ở độ mặn xuống đến 5‰.
1.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Daract (1997), cá bớp là loài cá dữ, bắt mồi chủ động, ăn thịt và rất phàm
ăn. Chúng có thể ăn nhiều lần trong ngày, tốc độ sử dụng thức ăn khá nhanh.
Cá bột mới nở đến 3 ngày tuổi dinh dưỡng bằng nỗn hồng. Từ 3 ngày tuổi cá
bắt đầu ăn động vật phù du và các loại ấu trùng côn trùng, ấu trùng giáp xác, động vật
thân mềm và các loại tơm cá nhỏ. Thức ăn ưa thích của cá bớp là cua, ghẹ nên chúng
cịn có tên gọi khác là “Crabeater” (Randal, 1983). Theo Knapp (1981) đã tìm thấy
trong dạ dày của cá bớp 42% Calinecetes và 46% là giáp xác nhỏ chủ yếu là tôm
(Penaeidae). Theo Mile (1949) đã xác định được 46 loại thức ăn trong dạ dày cá bớp,
trong đó có 26 lồi thuộc nhóm giáp xác.
Cá bớp khi đạt kích thước 10 - 12 cm thì chúng có phổ thức ăn giống như cá
trưởng thành, thức ăn của chúng là các loại cá, giáp xác, động vật thân mềm phù hợp
với cỡ miệng. Trong điều kiện sản xuất giống, sau 3 ngày tuổi cho cá ăn luân trùng,
sau 1 tuần cho ăn ấu trùng của Copepoda, sau đó có thể ăn Artemia mới nở, sau đó
chuyển sang thức ăn tổng hợp.
1.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Theo Shaffer và cộng sự (1989) cá bớp có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Kích
thước cá đánh bắt được ngồi tự nhiên thường có chiều dài từ 50 – 120 cm, Kích cỡ
trung bình của cá là 23 kg, có những con cá bớp ngồi tự nhiên có chiều dài lên đến
200 cm, nặng 68kg. Theo Franks và cộng tác viên (1999) đã công bố rằng cá bớp tăng
trưởng nhanh từ năm thứ nhất đến năm thứ hai, sau đó tốc độ tăng trưởng giảm dần.
Tuổi thọ cao nhất của cá bớp khoảng 15 năm đối với cá sống ở vùng lạnh và khoảng
10 năm tuổi đối với cá sống ở vùng ấm hơn (ACE, 2003). Cá cái có kích thước lớn

hơn và tăng trưởng nhanh hơn cá đực (Kaiser và ctv, 2005).
Theo Franks và cộng sự (2001), cá bớp mới nở có chiều dài khoảng 3,5 mm,
chúng sống phù du, sau 3 ngày tiêu hết nỗn hồng và chiều dài đạt khoảng 4,3 mm.
Cá khoảng 22 ngày tuổi, tương ứng với chiều dài 20,8 mm thì trong dạ dày của cá mới
xuất hiện pepsin (Salze et al., 2012).

4


1.1.5. Đặc điểm sinh sản
1.1.5.1. Tuổi và kích thước thành thục
Cá bớp là lồi đơn tính, tuy nhiên rất khó phân biệt rõ con đực và con cái thơng
qua hình thái ngồi, chỉ có thể nhận biết được giới tính trong mùa sinh sản.
Tuổi và kích thước thành thục: cá đực thành thục ở 2+, cá cái thành thục ở 3+
với khối lượng lần lượt là 6 - 8 kg và 8 - 12 kg.
Theo Richards (1967), cá đực ở vịnh Chesapeake thành thục lần đầu ở kích
thước 51,8cm và cá cái thành thục lần đầu ở kích thước 69,6cm.
Trứng cá bớp là trứng nổi, có giọt dầu màu vàng và có đường kính dao động từ
1,1 – 1,3 mm. Đường kính của trứng cá có thể tăng lên đến 1,5 mm sau 12 giờ ấp.
Trứng đã thụ tinh có xu hướng tăng sắc tố melamine ở phôi và nở sau 23 – 27 giờ ở 24
– 27oC (Franks et al., 2001; Hassler và Rainville, 1975).
1.1.5.2 Mùa vụ và sức sinh sản
Mùa vụ sinh sản: Mùa vụ sinh sản của cá bớp từ tháng 9 năm trước đến tháng
6 năm sau, nhưng cá sinh sản tập trung vào tháng 11 – 12. Cá thường đẻ trứng ở các
vùng biển ngoài khơi có độ mặn cao, độ sâu và độ trong lớn (Springer & Bullis, 1956).
Cá đẻ vào chiều tối và ban đêm, trứng và tinh trùng được phóng thích ra mơi trường
nước, khi đẻ thì màu sắc của cơ thể cá chuyển từ màu nâu sang màu sáng hơn.
Sức sinh sản: Sức sinh sản tuyệt đối dao động từ 577.468 – 7.372.283 trứng,
trung bình là 2.877.669 trứng/cá cái, sức sinh sản tương đối là 249.000 trứng/kg cá cái
và cá đẻ nhiều lần trong năm, mỗi lần cách nhau khoảng 7,6 ngày (Tonya et al., 2010).

1.1.6 Khả năng thích ứng với điều kiện môi trường
Nhiệt độ: Ngưỡng nhiệt độ chịu đựng của cá bớp từ 16,8oC- 32oC (Dawson,
1971; Milstein & Thomas, 1976). Cá giống có thể bị chết ở nhiệt độ nước 17,7oC và
ngừng bắt mồi khi nhiệt độ nước còn 18,3oC (Richards, 1967.
Độ mặn: Ngưỡng độ mặn chịu đựng của cá bớp từ 22,5 ppt - 44,5 ppt
(Christesen, 1965; Roessler ,1967). Tuy nhiên, những thí nghiệm của Hassler &
Rainville, 1975 cho thấy cá vẫn có thể sống được ở độ mặn 19 ppt.
pH, DO, NO2- và NO3-: Theo Thân trọng Ngọc Lan (2005) pH thích hợp cho
cá bớp sinh trưởng và phát triển tốt là 7.5-8.5, ngưỡng oxy hòa tan (DO) >4mg/lít,
NH3 <1mg/lít, NO2- <1.5mg/lít.

5


1.2.1. Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và ni cá bớp
1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá bớp trên thế giới
Theo FAO (2012), nghiên cứu cá bớp bột lần đầu tiên được báo cáo vào năm
1975 tại Bắc Carolina – Hoa Kỳ, trứng cá được thu từ tự nhiên để ấp nở, ương cá bột
và cá giống. Các nghiên cứu tiếp theo về nuôi vỗ và sinh sản cá bớp được thực hiện từ
những năm 1980 – 1990 ở Hoa Kỳ, đến năm 1997 nghiên cứu nâng tỷ lệ sống của ấu
trùng cá bớp được tiến hành ở Đài Loan.
Ở Đài Loan việc sinh sản nhân tạo cá bớp được tiến hành lần đầu tiên vào năm
1992. Kỹ thuật nhân giống với số lượng lớn đã được phát triển vào năm 1997. Loài cá
này nhanh chóng trở thành một trong những lồi thích hợp nhất cho ngành nuôi cá
lồng xa bờ ở Đài Loan. Sau đó, những ngư dân ở Nhật Bản đã nhập giống cá bớp và
bắt đầu nuôi lồng xa bờ tại vùng biển Okinawa. Số lượng cá bớp giống sản xuất năm
1998 đạt 1,4 triệu con, trong năm 1999 đạt 3 triệu con. Trong đó khoảng 2 triệu con cá
bớp giống đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Khi chọn cá
làm bố mẹ, nên chọn cá có khối lượng từ 10 kg trở lên và có thể sử dụng thức ăn để
nuôi vỗ cá là cá tạp, mực, ghẹ với tỷ lệ 4-5% khối lượng thân/ngày, bổ sung thêm

vitamin,và khoáng. Đối với cá đực, cần bổ sung 17α-Methyltestosterone với lượng 0,3
– 0,5 mg/kg cá, giúp cá thành thục tốt hơn (Liao, 2004; Kaiser and Holt, 2005 và
Faulk and Holt, 2008). Cá bớp có thể thành thục và đẻ trứng trong ao một cách tự
nhiên với điều kiện ao ni có dịng chảy (Liao et al, 2004; Weirich et al, 2006) hay
có thể kích thích cho cá để trong hệ thống tuần hoàn (Arnold et al, 2002).
Khi cho cá bớp sinh sản bán nhân tạo, có thể sử dụng HCG với liều 275 IU/kg
để tiêm cá cái, thời gian hiệu ứng của cá dao động từ 36 – 42 giờ (Caylor et al., 1994
và Franks et al., 2001). Theo Gopakumar et al (2010), khi sử dụng HCG để tiêm cho
cá bớp cái với liều 500 IU/kg và 250 IU/kg cá đực thì sau 39 – -54 giờ cá đẻ. Tỷ lệ thụ
tinh đạt khoảng 90%, cá sẽ nở sau 22 giờ (ở nhiệt độ 28 – 30 ºC) và tỷ lệ nở đạt 80%.
Ngồi ra, cũng có thể kích thích cá bớp sinh sản bằng GnRH với liều 100 – 300 mg/cá
cái (Weirich et al., 2007).
Nghề nuôi cá bớp trên thế giới đã được phát triển khá lâu, cuối năm 1990 cá
bớp được phát triển nuôi tại Đài Loan và trong những năm gần đây đã được phát triển
ở Puerto Rico, Belize, Hoa Kỳ và một số nước Đông Nam Á. Ở Châu Á, cá bớp chủ
yếu được ni trong lồng và điển hình là ở các vùng biển gần bờ, nhưng đôi khi ở đại
dương. Ở Tây bán cầu, đặc biệt là ở Belize, cá bớp được nuôi trong quây nổi. Từ 2002
đến 2008, ở Puerto Rico cá bớp cịn được ni trong lồng chìm ngồi đại dương. Tuy
6


nhiên, nghề nuôi cá bớp được phát triển mạnh mẽ nhất tại Châu Á, đặc biệt là Đài
Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Sản lượng cá bớp nuôi của Trung Quốc, Đài Loan và
Việt Nam trong năm 2007 đạt khoảng 26.000 tấn trong đó Việt Nam chiếm khoảng
1.500 tấn và đến năm 2009, sản lượng cá bớp nuôi ở Việt Nam tăng lên 2.600 tấn (Nhu
et al., 2011).
1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá bớp ở Việt Nam
Theo Lê Xân (2007), nghiên cứu sản xuất giống và nuôi cá biển ở nước ta được
bắt đầu từ những năm 1990, nhưng vẫn còn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng.
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản I hợp tác nghiên cứu khoa học với

Viện DIFTA (Đan Mạch) tiến hành nghiên cứu cho sinh sản cá bớp trong những năm
1998 -2000. Giai đoạn 2001-2003, kỹ thuật sản xuất giống cá bớp đã được Hợp phần
3- Dự án NORAD và dự án SUMA (DANIDA) tiếp tục nghiên cứu và phát triển quy
trình ương cá bớp thâm canh đi vào ổn định hơn, tỷ lệ sống đạt 2-4% và đến năm 2005
Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 1 đã nghiên cứu nâng tỷ lệ sống của cá ương
lên 4-10% (Nhu et al., 2005).
Theo Đỗ Văn Khương (2001), đã cho cá bớp sinh sản thành công khi tiêm cá
cái bằng LH-RHa với liều lượng 20 µg/kg, liều tiêm cho cá đực bằng ½ cá cái hoặc
khơng tiêm, cá sẽ đẻ sau 26-35 giờ. Sức sinh sản của cá dao động từ 600.000 –
1.800.000 trứng/con, tỷ lệ thụ tinh đạt từ 30-90% và tỷ lệ nở từ 18-87% nhưng không
ổn định giữu các lần.
Số lượng cá bớp giống của Việt Nam năm 1999 đã sản xuất được 12.000 con
giống, đến năm 2005 là 145.000 con giống, năm 2007 là 400.000 con giống và năm
2008 lên đến 900.000 con cá giống (Nhu et al., 2011). Các vùng nuôi cá bớp tại Việt
Nam gồm: Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, Nghệ An, vịnh Vân Phong - Khánh Hòa,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiêng Giang,… với hình thức ni lồng là chủ yếu, cá giống có
chiều dài khoảng 9 - 12 cm và mật độ nuôi khoảng 10 - 30 con/m3. Khi cá lớn, mật độ
giảm còn khoảng 2 - 4 con/m3 kích thước thu hoạch khoảng 4 - 6kg (Son, 2010). Khi
sử dụng thức ăn trong ương cá bớp có thể thay thế tới 40 % protein bột cá bằng protein
bã đậu nành trong thức ăn để ương cá bớp giống nhưng không làm ảnh hưởng đến tăng
trưởng, tỷ lệ sống và FCR (Phạm Đức Hùng và Nguyễn Đình Mão, 2009). Cá bớp có
tốc độ tăng trưởng nhanh, sau 7 tháng ni cá đạt kích cỡ trung bình 4,82 kg/con, tỷ lệ
sống đạt khoảng 80% và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá dao động từ 8 – 10, tính theo
khối lượng tươi (Đỗ Văn Khương, 2001).
7


Với tiềm năng to lớn về diện tích mặt nước biển (trên 1 triệu km2 vùng đặc
quyền kinh tế), 3.260 km bờ biển, nước ta có tiềm năng to lớn để phát triển nghề ni
cá biển, trong đó, cá bớp là đối tượng rất quan trọng. Hiện nay, nuôi cá bớp trong lồng

được phát triển ở các tỉnh Miền Trung và một số quần đảo ở tỉnh Kiên Giang, với con
giống nhập chủ yếu từ Nha Trang, Vũng Tàu, tự nhiên. Nhiều chương trình nghiên cứu
trong ni thương phẩm cá bớp cũng đang được tiến hành, đặc biệt là các nghiên cứu
phát triển thức ăn công nghiệp cho nuôi cá bớp (Lê Thanh Hùng, 2007; Nguyễn Quang
Huy và ctv, 2007). Các vấn đề kỹ thuật nuôi cá bớp ở Việt Nam cũng đã được đề cập
(Trung Tâm Khuyến Ngư Quốc Gia, 2005).
Thời gian hiệu ứng của cá bớp khi tiêm LH-RHa còn tuỳ thuộc vào các yếu tố
như: mức độ thành thục của cá khi chọn, và nhiệt độ nước trong bể đẻ. Khi nhiệt độ
nước dao động từ 28-30oC, cá thường đẻ sau 27-36 giờ, và tỷ lệ thụ tinh của trứng dao
động từ 0-87% (Nhu, 2005).
Một số nghiên cứu về chế độ ăn và thành phần dinh dưỡng trong nuôi vỗ thành
thục của cá bớp cũng được quan tâm nghiên cứu. Chế độ cho ăn và hàm lượng axit béo
thiết yếu (EFA) trong thức ăn được sử dụng để ni vỗ có ảnh hưỡng rất lớn tới hiệu
suất đẻ trứng và chất lượng trứng. Kết quả của nghiên cứu đã xác định, sử dụng thức
ăn để nuôi vỗ cá bố mẹ cần được bổ sung n-3 HUFA với hàm lượng cao hơn 1,86% và
ARA tốt nhất trong khoảng 0,42-0,60% (Nguyen et al., 2010).
Khi sử dụng thức ăn trong ương cá bớp có thể thay thế tới 40 % protein bột cá bằng
protein bã đậu nành trong thức ăn để ương cá bớp giống nhưng không làm ảnh hưởng đến
tăng trưởng, tỷ lệ sống và FCR (Phạm Đức Hùng và Nguyễn Đình Mão, 2009).
1.3. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Kiên Giang
Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý
- Kiên Giang nằm ở phía Tây-Bắc vùng ĐBSCL và về phía Tây Nam của Tổ
quốc, có tọa độ địa lý: từ 103030' (tính từ đảo Thổ Chu) đến 105032' kinh độ Đông và
từ 9023' đến 10032' vĩ độ Bắc. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Đơng Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang;
+ Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;
+ Phía Tây Nam là biển với hơn 137 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 200
km; giáp với vùng biển của các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
8



+ Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8 km.
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 02 thành phố thuộc
tỉnh (thành phố Rạch Giá, thành phố Hà Tiên) và 13 huyện (trong có 02 huyện đảo là
Phú Quốc và Kiên Hải) với tổng số 145 xã, phường, thị trấn; có tổng diện tích tự nhiên
là 634.852,67 ha, bờ biển hơn 200 km với hơn 137 hòn, đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất
là Phú Quốc diện tích 567 km² và cũng là đảo lớn nhất Việt Nam.

Hình 1.1 Bản đồ tỉnh Kiên Giang với huyện đảo Kiên Hải, Phú Quốc
và huyện Kiên Lương.

 Điạ hình, khí hậu và tài nguyên biển
- Địa hình: Địa hình Kiên Giang rất đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi
và biển đảo, địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng
phía Đơng Bắc (có độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình
từ 0,2-0,4m) so với mặt biển. Vùng biển hải đảo chủ yếu là đồi núi nhưng vẫn có đồng
bằng nhỏ hẹp xen kẽ tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch. Hệ thống sơng,
ngịi, kênh, rạch của tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp, lưu thơng hàng
hóa và tiêu thốt nước lũ. Ngồi các sơng chính (sơng Cái Lớn, sơng Cái Bé, sơng
Giang Thành), Kiên Giang cịn có mạng lưới kênh rạch dày đặc, tổng chiều dài khoảng
2.054km. Đặc điểm địa hình này cùng với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn
khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô.
9


- Khí hậu: Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng
ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 27,5 - 27,7 0C, số giờ nắng trong năm là 2.563
giờ, độ ẩm trung bình 81 - 82%. Khí hậu chia làm 02 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô;
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu,

thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.
- Tài ngun biển: Kiên Giang là tỉnh có vùng biển rộng khoảng 63.290km2,
với 5 quần đảo, trong đó có 09 huyện, thị, thành phố ven biển, đảo (gồm 2 huyện đảo:
Phú Quốc, Kiên Hải và 07 đơn vị hành chính cấp huyện ven biển) có 51/145 xã,
phường, thị trấn có đảo hoặc có bờ biển; với hơn 200 km bờ biển, khoảng 137 hịn/đảo
nổi lớn, nhỏ, có ranh giới quốc gia trên biển, giáp với các nước Campuchia, Thái Lan
và Malaysia, là tỉnh ven biển có hệ sinh thái vùng ngập mặn ven bờ phong phú và đa
dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển nơng - lâm nghiệp, thủy sản và du lịch... đặc
biệt là có nguồn tài nguyên phong phú với tiềm năng đất đai, đồi núi, khống sản, rừng
ngun sinh, biển đảo và nhiều lồi động vật quý hiếm trên rừng dưới biển; tỉnh ta cịn
có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là cầu nối các tỉnh miền Tây
Nam bộ, giao lưu thương mại và an ninh quốc phòng trong khu vực và quốc tế.

10


CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm và nội dung nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá bớp Rachycentron canadum Linnaeus, 1766
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2018 đến tháng 08/2019
- Địa điểm nghiên cứu: Trại thực nghiệm & sản xuất giống thủy sản Ba Hòn,
huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giang.
- Địa điểm điều tra: Tại huyện Phú Quốc, Kiên Hải, Kiên Lương tỉnh Kiên
Giang.
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:
Đánh giá hiện trạng nuôi cá lồng bè tại Kiên Giang và thử
nghiệm ương nuôi cá bớp (Rachycentro canadum) giai đoạn giống

Đánh giá hiện trạng
nuôi cá lồng bè tại

tỉnh Kiên Giang

Thử nghiệm ương
nuôi cá bớp giống
trong bể xi măng

Thử nghiệm ương
nuôi cá bớp giống
trong bể composite

KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu về hiện trạng nuôi cá lồng bè tại
Kiên Giang
2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua liên hệ các cơ quan quản lý về lĩnh
vực Nuôi trồng thủy sản như Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm
Khuyến Nông Kiên Giang, các Trạm Khuyến Nông của 03 huyện Kiên Hải, Kiên
Lương và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
- Hiện trạng nghề nuôi cá lồng bè trên biển của 03 địa phương: tổng số hộ nuôi;
tổng số lồng và đối tượng nuôi chủ yếu và thị trường tiêu thụ,...

11


- Hướng phát triển của nghề nuôi cá bằng lồng, bè tại 03 huyện Kiên Hải, Kiên
Lương và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp
Trong nghiên cứu này, phương pháp điều tra qua phiếu được sử dụng nhằm thu
thập thơng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả. Trước hết, tham khảo các phiếu điều

tra và điều kiện thực tế nghề nuôi cá của địa phương xây dựng bộ phiếu điều tra về hiện
trạng nuôi cá bằng lồng, bè trên biển tại 03 huyện Kiên Hải, Kiên Lương và Phú Quốc
thuộc tỉnh Kiên Giang. Chọn ngẫu nhiên 90 hộ trong tổng số 639 hộ nuôi cá biển 03
huyện Kiên Hải, Kiên Lương và Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang để phỏng vấn trực
tiếp theo phiếu điều tra bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu và phỏng vấn thêm các
thơng tin có liên quan nhằm tìm hiểu và đánh giá đúng hiện trạng nghề ni cá của từng
địa phương.
Những thơng tin chính được thu thập gồm: sự phân bố, tình hình ni, mật độ
ni, thời gian ni, loại hình ni, quy trình kỹ thuật ni, nhu cầu về giống, nguồn
giống, khó khăn hạn chế về con giống và quy trình kỹ thuật trong quá trình sản xuất,
thị trường tiêu thụ cá thương phẩm,.... Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để phát
triển nghề nuôi cá biển lồng bè của tỉnh theo hướng bền vững.
Bảng 2.2: Số lượng mẫu điều tra phân bổ cho mỗi huyện
STT

TÊN HUYỆN

SỐ HỘ NUÔI

SỐ PHIẾU ĐIỀU TRA

1

Kiên Hải

246

30

2


Kiên Lương

150

30

3

Phú Quốc

243

30

Tổng cộng
639
2.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm ương nuôi cá bớp

90

2.4.1. Nuôi thức ăn sống để ương nuôi ấu trùng cá bớp
- Vi tảo: Tảo Nannachloropsis oculata được ni trong túi nylon 50-60 l/túi, sau
đó chuyển sang bể composite 1-2 m3/bể. Nước nuôi tảo được xử lý chlorine 10ppm, sau
đó lọc sạch trước khi cấp vào túi. Tảo giống được cho vào túi với mật độ nuôi ban đầu
là 7-8 triệu tế bào/ml, sử dụng môi trường f/2 để nuôi tảo, sau 3-4 ngày mật độ tảo đạt
22-25 triệu tế bào/ml thì tiến hành thu cho luân trùng ăn, hoặc sử dụng cho vào trong bể
ương cá để làm thức ăn cho luân trùng và duy trì màu nước. Ngồi ra, tảo cũng có thể
ni trong bể composite 1-2 m3/bể, mật độ thả ban đầu 3-4 triệu tế bào/ml, sử dụng môi
12



trường f/2, sau 4-5 ngày nuôi tảo đạt mật độ 8-10 triệu tế bào/ml tiến hành thu để nuôi
luân trùng hoặc đưa vào bể ương cá bột.

Hình 2.2. Ni sinh khối vi tảo
- Ln trùng:

Hình 2.3. Ni sinh khối ln trùng làm thức ăn cho cá bột

13


Luân trùng được nuôi trong bể composite 1 m3/bể, mật độ thả ban đầu 100-120
cá thể/ml, cho ăn tảo và bổ sung culture selco, lượng selco sử dụng là 0,5 g/l triệu luân
trùng/ngày cho ăn 4-5 lần/ngày. Sử dụng bông lọc để loại bỏ chất bẩn ra khỏi bể nuôi,
kết hợp hàng ngày thay 30-50% nước. Sau 2-3 ngày nuôi khi mật độ luân trùng nuôi đạt
200 – 400 cá thể/mL tiến hành thu để làm giàu trước khi cho cá ăn.
- Nauplius Artemia: Trứng Artemia được ấp trong nước biển có độ mặn 30 – 32
ppt với mật độ 1-2 g/l, sục khí mạnh, sau 24 giờ nở ra ấu trùng nauplius tiến hành thu
và chuyển sang làm giàu DHA.
Làm giàu thức ăn tươi sống (luân trùng, artemia) bằng DHA Protein Selco với
nồng độ từ 150 – 250 ppm trong thời gian 6 – 12 giờ nhằm tăng cường dinh dưỡng cho
thức ăn trước khi cho cá bột ăn. Mật độ làm giàu luân trùng từ 1.000 – 1.500 cá thể/ml,
Artemia từ 200-300 cá thể/ml, môi trường trong quá trình làm giàu độ mặn 27-32ppt,
nhiệt độ 24-260C, pH 7,6-8,2, duy trì sục khí mạnh.
+ Copepoda: Nauplius của giáp xác chân chèo được ni trong ao đất, diện tích
ao 500 – 2000 m2. Cải tạo ao, sau đó lấy nước qua lưới lọc có kích thước mắt lưới
1mm để hạn chế sinh vật địch hại. Diệt tạp sau khi lấy nước 2 – 3 ngày bằng saponin
với liều lượng 10 – 15ppm. Sử dụng phân hữu cơ gồm: Cám gạo, bột đậu nành, bột cá

hoặc thức ăn cho tôm loại kích thước nhỏ để bón ao với lượng 1-2kg/500m2, định kỳ
3-5 ngày bón 1 lần tùy theo mức độ phát triển của sinh vật phù du trong ao, Sau
khoảng 7 – 10 ngày, quần thể giáp xác chân chèo bắt đầu phát triển mạnh. Sử dụng
lưới vớt động vật phù du với kích thước mắt lưới 50 – 60µm để thu gom, sau đó dùng
lưới vớt động vật phù du với mắt lưới cỡ 100 – 120 µm để loại bỏ các loại động vật
phù du kích thước lớn. Nauplius thu hoạch được rửa qua thuốc tím với nồng độ 2 ppm
trong 10-15 phút để loại bỏ ký sinh trùng và mầm bệnh, sau đó cho ăn bằng tảo sạch
tối thiểu 6 giờ trước khi sử dụng làm thức ăn cho ấu trùng cá bớp.
2.4.2. Thử nghiệm ương nuôi cá bớp trong bể xi măng
- Bể ương: Bể ương bằng xi măng thể tích 8 – 10 m3. Đáy bể hơi dốc về lỗ thốt
nước, bố trí hệ thống sục khí 24/24. Bể trước khi ương được vệ sinh sạch, cấp nước
biển đã qua xử lý chlorine 10 ppm, và lọc sạch, duy trì sục khí nhẹ. Các thơng số môi
trường khi thả ấu trùng: độ mặn 27-32 ppt; nhiệt độ 27-300C, pH 7,6-8,2, oxy hòa tan
>4ppm.
14


×