Tải bản đầy đủ (.docx) (140 trang)

Phat trien CTĐT nghe oto theo chuan dau ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.12 KB, 140 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HỒNG NAM

PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ CÔNG NGHỆ
Ô TÔ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Kĩ thuật Công nghiệp
Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Khôi

1


2

HÀ NỘI - 2020

2


3

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
cứ cơng trình nào khác.
Hà Nội,

tháng

năm 2020

Tác giả luận án

Nguyễn Hoàng Nam

3


4

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được
sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, các bạn
và các em sinh viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Khơi,
người thầy đã hết lịng dìu dắt, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi
trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Cao Đẳng Nghề Thành
phố Hồ Chí Minh, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, tranh thiết bị

giảng dạy đã giúp tơi hồn thành khóa học.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường trung cấp nghề Củ Chi, q thầy cơ
Khoa cơ khí ơ tơ đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc, thời gian và luôn động
viên để tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn các chuyên gia từ các trường trong Thành phố Hồ Chí
Minh, các thầy cơ cộng tác, các em học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn quan tâm,
ủng hộ, động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tơi hồn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2020
Tác giả luận án

4


5

Nguyễn Hoàng Nam
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Đọc là
BLĐTBXH
Bộ Lao động Thương binh Xã hội
GDNN
Giáo dục nghề nghiệp
GV
Giáo viên
HS

Học sinh
NXB
Nhà xuất bản
CĐR
Chuẩn đầu ra
KTĐQG
Khung trình độ quốc gia
PPDH
Phương pháp dạy học
PTDH
Phương tiện dạy học
TCN
Trung cấp nghề
BD
Bảo dưỡng
SC
Sửa chữa
&

TĐQG
Trình độ quốc gia

5


6

DANH MỤC BẢNG

6



7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

7


8

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Nhận thức về khung TĐQG của GV tại trường
Biểu đồ 1.2. Thực trạng sử dụng các PPDH khi dạy học của GV
Biểu đồ 1.3. Thực trạng về việc sử dụng các tài liệu và đồ dùng dạy học
Biểu đồ 1.4. Thực trạng về việc đánh giá kết quả học tập
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tỷ lệ % kết quả khảo sát GV và HS về mức độ đạt mục
tiêu về kiến thức
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tỷ lệ % kết quả khảo sát của GV và HS về khả năng đạt
được mục tiêu về kỹ năng
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ tỷ lệ % kết quả khảo sát của HS và GV về khả năng đạt
được mục tiêu về năng lực tự chủ và tránh nhiệm
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ tỷ lệ % kết quả khảo sát khả năng vận dụng kỹ năng đạt
được để giải quyết vấn đề

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Đất nước đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới, điều đó tạo ra nhiều cơ hội và khơng ít thách thức cho chúng ta trên con
đường phát triển. Với vị trí là một nước đi sau, chịu nhiều hậu quả chiến tranh
nên để không bị tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới chúng ta cần đi
tắt, đón đầu, tập trung vào các ngành cơng nghiệp mũi nhọn, và ngành công
nghiệp ôtô là một trong những ngành có vị trí then chốt như vậy. Bên cạnh đó,
vấn đề hội nhập đang trở thành một xu thế có tính chất tồn cầu. Trước những
thách thức đó, địi hỏi ngành giáo dục phải có những chuyển biến cho phù hợp
với xu thế của thời đại, đào tạo nguồn nhân lực có đủ năng lực và phẩm chất
đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của trung ương về
“đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong nghị quyết đã nêu “đối với giáo dục nghề
nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề
nghiệp. Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp với nhiều phương thức và
trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo
đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường lao động
trong nước và quốc tế”.
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp ôtô của nước ta có những
bước phát triển lớn, sản lượng ơtơ sản xuất trong nước và ôtô nhập khẩu
không ngừng tăng lên, các công ty ô tô trong nước và các liên doanh với các
tập đồn ơtơ nước ngồi được mở rộng về quy mơ và số lượng, cùng với đó là
những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới được áp dụng trên ơtơ cũng đã có
mặt.

9


Ngày nay, với quy luật cung - cầu của thị trường lao động, đào tạo phải

hướng tới đáp ứng tối đa được nhu cầu lao động kỹ thuật của khách hàng về
chất lượng, số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ, do vậy để tồn
tại và phát triển, các cơ sở dạy nghề phải chuyển sang đào tạo theo địa chỉ hay
"hướng nhu cầu", gắn với thị trường lao động.
Trường trung cấp nghề Củ Chi được thành lập ngày 31/12/2007 là phù
hợp với điều kiện và đặc thù của địa phương, của huyện Củ Chi một huyện
nông nghiệp đang trong q trình xây dựng nơng thơn mới, chuyển đổi cơ cấu
từ nông nghiệp sang dịch vụ và cơng nghiệp, các cụm cơng nghiệp được hình
thành và phát triển, đồi hỏi một lượng lớn lực lượng lao động, người cơng
nhân có tay nghề chun mơn cao và ý thức đạo đức nghề nghiệp.
Chương trình đào tạo nghề cơng nghệ ơ tơ có nhiều mơn học/module đã
được xây dựng, tuy nhiên cần phải phát triển, xây dựng chương trình, để cập
nhật nhiều kiến thức công nghệ mới cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Mục
tiêu chung của chương trình đào tạo là người học sau khi tốt nghiệp phải có
đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Một
trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo là triển khai phát triển
chương trình đào tạo tiếp cận năng lực chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, đối với
chương trình đào tạo trung cấp nghề công nghệ ô tô, việc thực hiện giải pháp
này vẫn gặp nhiều khó khăn và hiệu quả chưa được như mong muốn. Với
những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển chương trình đào tạo trình
độ trung cấp nghề công nghệ ô tô theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra” làm
đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất tiến trình phát triển chương trình đào tạo cơng nghệ
ơ tơ và thiết kế bài dạy theo hướng đáp ứng chuẩn đầu ra nhằm nâng cao chất
lượng của chương trình đào tạo.

10



3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình phát triển chương trình đào tạo nghề công nghệ ô tô tại trường
trung cấp nghề Củ Chi
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tiến trình phát triển chương trình đào tạo cơng nghệ ơ tơ và thiết kế bài
dạy theo hướng đáp ứng chuẩn đầu ra.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình dạy học trung cấp kỹ thuật nói chung và chương trình dạy
học trung cấp cơng nghệ ơ tơ nói riêng theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra tại
các cơ sở đào tạo khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Khảo sát và thực nghiệm với sinh viên kỹ thuật trường trung cấp Nghề
Củ Chi từ năm 2016-2019.
4. Giả thuyết khoa học
Phát triển chương trình đào tạo trung cấp Công nghệ ô tô tại trường trung
cấp nghề Củ Chi theo tiếp cận chuẩn đầu ra sẽ nâng cao được chất lượng của
chương trình đào tạo.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo tiếp cận
chuẩn đầu ra.
- Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo
tiếp cận chuẩn đầu ra.
- Vận dụng lý luận phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra
để xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra.

11



- Khảo nghiệm để minh chứng cho giả thuyết khoa học và tính khả thi
của việc phát triển chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: tổng hợp các tài liệu, phân
tích các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước nhằm xây
dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài về đào tạo tiếp cận chuẩn đầu ra
theo KTĐQG được trình bày ở chương 1.
+ Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra bằng khảo sát, quan
sát, tọa đàm và trực tiếp xin ý kiến các chuyên gia.
+ Phương pháp nghiên cứu bổ trợ: dùng các phương pháp thống kê tốn
học để tổng hợp, phân tích những số liệu đã thu thập được.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển chương trình đào tạo
theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra
Chương 2. Phát triển chương trình đào tạo trung cấp công nghệ ô tô tiếp cận
chuẩn đầu ra
Chương 3. Kiểm nghiệm và đánh giá

12


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT
TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
CHUẨN ĐẦU RA
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

Trên thế giới hiện nay, chuẩn đầu ra (learning outcomes) được sử dụng
ngày càng phổ biến trong việc phát triển các khung trình độ và hệ thống trình
độ quốc gia, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn nghề, hướng nghiệp và tư vấn
nghề. Mục đích chính sử dụng chuẩn đầu ra nhằm gắn kết tốt hơn giáo dục
đào tạo với thị trường lao động và việc làm (tiêu chuẩn nghề, hồ sơ nghề
nghiệp), đem đến nhiều cơ hội hơn để công nhận thành quả học tập của các
trình độ ngồi chính quy, tạo sự linh hoạt và trách nhiệm hơn đối với hệ thống
giáo dục và đào tạo (Mike Coles and Andrea Bateman, 2015). Theo khung
Tham chiếu Trình độ ASEAN (AQRF) đã sử dụng chuẩn đầu ra như một cách
tiếp cận đơn nhất để các nước thành viên có thể tham chiếu trình độ trong nội
khối ASEAN.
Cũng theo Mike Coles và Andrea Bateman (2015) cho rằng: Khái niệm
chuẩn đầu ra dường như đều được định nghĩa một cách đơn giản, song tùy
vào bối cảnh và/hoặc góc độ khác nhau việc sử dụng chuẩn đầu ra lại có
những hình thái biểu đạt theo mục đích cụ thể.
Chẳng hạn:
– Trong tiêu chuẩn nghề nghiệp: Để xác định các công việc và mong đợi
của nghề. Là cơ sở xác định thực hành công việc, đào tạo thường xuyên,
tuyển dụng, hệ thống đánh giá năng lực hành nghề, đối thoại xã hội. Tiêu
chuẩn nghề nghiệp cũng được sử dụng để định nghĩa các trình độ GDNN.

13


– Trong chương trình đào tạo: Để xác định kết quả mong đợi của mỗi
hoạt động học tập. Hướng dẫn giáo viên trong quá trình dạy học, lựa chọn
phương pháp,… Thông tin đến người học họ được yêu cầu khả năng làm
được, hiểu biết gì sau một hoạt động học.
– Trong tiêu chí đánh giá: Để xác định những gì cần đánh giá và bảo
đảm rằng chuẩn đầu ra (một trình độ hoặc một hoạt động học tập/mơ đun) đã

được đáp ứng. Tạo sự đồng nhất trong việc đánh giá năng lực người học.
– Trong hệ thống các văn bằng trình độ: Để xác định mong đợi chung
đối với một người sở hữu văn bằng. Thông tin đến bên sử dụng lao động khi
tuyển dụng một người sở hữu văn bằng. Thông tin đến người học trong giai
đoạn định hướng nghề nghiệp, và do đó cũng dùng cho người làm hướng
nghiệp.
– Trong khung trình độ: Để xác định mức độ học tập và phân loại các
hình thức và loại trình độ trong khung theo các bậc trong một quốc gia. Tăng
sự hiểu biết giữa các nước về các bậc trình độ quốc gia.
Theo Uni.New South Wales, Australia thì “chuẩn đầu ra là lời khẳng
định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng
làm, biết hoặc hiểu một khóa đào tạo”.
Theo tài liệu hướng dẫn viết chuẩn đầu ra của truờng ĐH Birminham
(UK) thì “Chuẩn đầu ra là những mục tiêu cụ thể của một chương trình hoặc
các mơ-đun, được viết văn bản dưới dạng cụ thể. Chúng mơ tả những gì sinh
viên nên học, hiểu biết hoặc làm vào cuối chương trình hoặc các mơ đun.”
Chuẩn đầu ra tương ứng với mỗi trình độ GDNN là sự cơng khai hóa các
tiêu chí, tiêu chuẩn nhằm bảo đảm và khẳng định về chất lượng đào tạo nguồn
nhân lực cả về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự chủ và trách nhiệm, vị trí và khả
năng đảm đương công việc của sinh viên tốt nghiệp. Chuẩn đầu ra là cơ sở để
xây dựng chương trình, thiết kế nội dung và tổ chức các hoạt động đào tạo và

14


cam kết về chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo đó. Chuẩn đầu ra chung
(xác định chất lượng kết quả đào tạo ở mức cần thiết chung) được ban hành sẽ
tạo khung tiêu chuẩn thiết yếu giúp cho các cơ sở GDNN xây dựng chuẩn đầu
ra cho từng môn học, mô đun hoặc cho các chuyên ngành chuyên sâu, đặc
thù. Việc xây dựng chuẩn đầu ra cũng làm cơ sở cho việc đánh giá kết quả

học tập của sinh viên, đặc biệt là xác định và đánh giá những gì sinh viên thể
hiện được.
Một số cách hiểu về thuật ngữ “Chuẩn đầu ra” được đề cập đến ở Việt
Nam trong thời gian gần đây:
- Theo Nguyễn Thiện Nhân (2009): “chuẩn đầu ra là sự khẳng định sinh
viên tốt nghiệp là được những gì và kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi cần
đạt được của sinh viên”.
- Theo Trần Thị Hồi về nghiên cứu Giáo dục thì “chuẩn đầu ra của mơt
chương trình đào tạo là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp
chương trình đó, là những phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kỹ xảo, tính
cách/hành vi và khả năng/năng lực mà người học có được sau khi kết thúc
chương trình đào tạo”.[14]
- Các tác giả Đồn Thị Minh Trinh, Nguyễn Quốc Chính, Nguyễn Hữu
Lộc, Phạm Công Bằng, Peter J. Gray và Hồ Tấn Nhựt đã phát hành tài liệu
“Thiết kế và phát triển chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra”, tài liệu
được thực hiện trong khn khổ Đề án triển khai thí điểm CDIO tại Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho các ngành Kỹ thuật cơ khí và ngành Cơng
nghệ thơng tin đã nghiên cứu, vận dụng tiếp cận chuẩn đầu ra trong xây dựng
chương trình đào tạo của mình. Đây là cách tiếp cận hiện đại, phù hợp với các
trường đào tạo kỹ thuật. Cách tiếp cận này gọi là đề xướng CDIO: Hình thành
ý tưởng (Conceive) – Thiết kế (Design) – Triển khai (Implement) – Vận hành
(Operate) [7].

15


- Theo tác giả Nguyễn Văn Khôi trong: “Phát triển chương trình đại học
khối ngành sư phạm kỹ thuật Việt Nam theo định hướng tích hợp CDIO” thì
“Đề cương CDIO hay chuẩn đầu ra là danh sách các kiến thức, kỹ năng và
thái độ để đạt chuẩn mực thực hành, được tổng kết từ các danh sách kỹ năng

đã được biết đến và xem xét lại bởi các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực. Giá
trị chủ yếu của đề cương CDIO là ứng dụng được vào nhiều chương trình đào
tạo khác nhau, được xem là mơ hình cho tất cả các chương trình nhằm rút ra
những chuẩn đầu ra cụ thể nào đó và được phê chuẩn bởi các bên liên quan”
[10,tr.33].
Dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông & trung cấp chuyên
nghiệp đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng
chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học
phổ thông. Chuẩn đầu ra được thiết kế theo cấu trúc: Các tiêu chuẩn, mỗi tiêu
chuẩn gồm các tiêu chí, mỗi tiêu chí năng lực được thể hiện bằng các yêu cầu
về kiến thức và kỹ năng. Cơng trình nghiên cứu đã thể hiện rất chi tiết năng
lực đầu ra cần đạt được sau khi kết thúc chương trình đào tạo trình độ đại học
khối ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học phổ thông [2].
Về mặt thực tiễn, xu hướng quốc tế trong giáo dục là chuyển từ dạy học
lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy học lấy người học làm trung tâm. Dạy
học lấy giáo viên làm trung tâm là chương trình đào tạo được xây dựng từ nội
dung của khóa học, người thầy quyết định nội dung muốn dạy, lên kế hoạch
dạy nội dung đó theo cách của người thầy và sau đó là đánh giá nội dung mà
người học tiếp thu được. Còn dạy học lấy người học làm trung tâm lại tập
trung vào khả năng vào khả năng người học có thể làm được gì sau khi học
xong, vì vậy, cách tiếp cận này được gọi là cách tiếp cận dựa theo chuẩn đầu
ra. Chuẩn đầu ra thể hiện các năng lực mà người học có được sau khi học và
khả năng thể hiện hay sử dụng các năng lực đó vào thực tiễn cuộc sống.

16


Có thể nói, chuẩn đầu ra GDNN là yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ
năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp và những phẩm chất khác mà người
học cần phải đạt được sau khi hồn thành chương trình đào tạo ở mỗi cấp

trình độ, mỗi ngành, nghề đào tạo; được cơ sở GDNN cam kết với người học,
xã hội và công bố công khai cùng với các điều kiện đảm bảo thực hiện.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phát triển chương trình đào tạo tiếp cận
chuẩn đầu ra ở nước ngoài
Tiếp cận đầu ra và đào tạo theo năng lực thực hiện là cách tiếp cận và mơ
hình đào tạo nghề được bàn đến từ những năm 60 của thế kỷ XX và được
nhiều trường Đại học trên thế giới quan tâm nghiên cứu triển khai và áp dụng.
Khái niệm đào tạo theo năng lực thực hiện xuất hiện ở Mỹ từ những năm
60 của thế kỷ XX. Đầu những năm 70, đào tạo theo năng lực thực hiện được
quan tâm nhiều hơn. Văn phòng giáo dục Mỹ hỗ trợ xúc tiến việc làm (US
office of Education) thông qua Hiệp hội quốc gia các trung tâm đào tạo dựa
trên năng lực CBEC (National consortium of Competency Based Education
centres) đã đưa ra bảng tiêu chí mơ tả và đánh giá chương trình theo năng lực
thực hiện [16].
Các cơng trinh của Finch Curtis . R. & Crunkilton J.R. và E. Bland
(1982) trình bày quan điểm đào tạo mới và phát ừiển chương trình đào tạo
nghề theo mục tiêu phát triển năng lực kỹ thuật. Các cơng trình này mơ tả một
phương thức mới đào tạo nghề theo tiếp cận mục tiêu năng lực thực hiện có
nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là phù họp với thực tiễn hoạt động nghề
nghiệp và đáp ứng yêu cầu xã hội [17], [15].
Ngày nay, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở hầu hết các nước trên
thế giới đều phải nhắm đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội
đặt ra các chuẩn mực bắt buộc các cơ sở đào tạo phải thiết kế chương trình
đào tạo, tổ chức và quản lý quá trình đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả đào

17


tạo để cho ra trường những học sinh, sinh viên đủ kiến thức, kỹ năng và thái
độ, ý thức nghề nghiệp – xã hội đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế – xã hội

đang vận động và phát triển rất nhanh.
Nghiên cứu của Hiệp hội các thư viện Luật của Mỹ (American
Association of Law Libraries) cho rằng: Chuẩn đầu ra (learning outcomes) là
những tuyên bố định rõ những học viên sẽ biết hoặc có thể làm được gì khi
kết thúc một hoạt động học tập. Chuẩn đầu ra thường được thể hiện những
kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để hành nghề. Chuẩn đầu ra xuất phát từ
việc đánh giá các nhu cầu nhằm xác định khoảng cách giữa điều kiện hiện có
và tình trạng mong muốn. Tình trạng mong muốn đó là: kiến thức, kỹ năng,
thái độ cần thiết để đáp ứng nhu cầu. Chuẩn đầu ra là cơ sở để xây dựng
chương trình đào tạo[18].
Hệ thống đào tạo nghề kép (song hành): Hệ thống này được gọi là hệ
thống kép (song hành), vì việc đào tạo được tiến hành tại hai địa điểm học: tại
xí nghiệp và tại trường dạy nghề. Nó là bộ phận hạt nhân của giáo dục nghề
nghiệp ở Đức; hơn 60% học sinh tốt nghiệp một khóa đào tạo nghề trong hệ
thống này. Việc đào tạo trong từng nghề được thực hiện trên cơ sở những quy
định về đào tạo (quy chế đào tạo của Liên bang). Với mơ hình đào tạo kép, hệ
thống dạy nghề ở Đức nổi tiếng trên thế giới ở khía cạnh gắn liền lý thuyết
với thực tiễn, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và chính doanh nghiệp cũng góp
phần (kinh phí và giảng dạy) vào q trình đào tạo nghề. Nhà trường sẽ đóng
vai trị trang bị kiến thức lý thuyết nghề nghiệp chuyên môn, cùng doanh
nghiệp trang bị kỹ năng và phương pháp lập kế hoạch cho cơng việc; vận
dụng lý thuyết đó vào thực tiễn tại doanh nghiệp. Vì vậy, người học sau khi ra
trường, có đủ năng lực nghề nghiệp để hành nghề theo các tiêu chuẩn mà
doanh nghiệp đặt ra. Hiện thời có gần 350 nghề đào tạo được công nhận trên
cơ sở các quy định về đào tạo [9].

18


Đại học New South Wales thì cho rằng: Chuẩn đầu ra là lời khẳng định

của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng ta có khả năng làm,
biết hoặc hiểu sau khi kết thúc một khóa đào tạo [21].
Đến cuối những năm 90, các trường tập trung vào việc nghiên cứu quy
trình xây dựng chuẩn đầu ra và thang đo để đánh giá năng lực thực hiện chuẩn
đầu ra với người học. Cụ thể, chuẩn đầu ra là cơ sở nền tảng để đánh giá kiến
thức, kĩ năng và thái độ của người học tiếp nhận sau quá trình học tập và trải
nghiệm.
Chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI, UNESCO đã thành lập nhóm chuyên
trách nghiên cứu về giáo dục cho thế kỷ XXI. Kết quả, năm 1996, Chủ tịch
Ủy ban UNESCO về giáo dục cho thế kỷ XXI, Jacque Delos, đã công bố báo
cáo: “Học tập: Một tài sản tiềm ẩn” (Learning: The Treasure Within) nêu
“Triết lý giáo dục” của UNESCO. Đó là:
– Học để biết (Learning to know)
– Học để làm (Learning to do)
– Học để tồn tại (Learning to be), và
– Học để chung sống (Learning to live together) [20] .
1.1.2. Tình hình nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo tiếp cận
chuẩn đầu ra ở trong nước
Trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, lĩnh vực giáo dục – đào
tạo ở nước ta cũng đã có những chuyển biến sâu sắc, mang tính bước ngoặt.
Đó là việc chuyển từ đào tạo theo lối tiếp cận truyền thống (tiếp cận nội
dung) sang đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội theo tiếp cận thị trường lao động
(tiếp cận đầu ra).
Hội nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục Đại học được tổ chức tại
TPHCM ngày 08/01/2008, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu
các trường đại học và cao đẳng phải nâng cao chất lượng bằng cách các

19



trường phải công bố chuẩn đào tạo, áp dụng chuẩn đầu ra: công bố rõ sinh
viên ra trường biết những gì, làm được gì, khả năng giao tiếp tới đâu.
Căn cứ theo công văn số 2196/BGDĐT – GDĐH ngày 22/04/2010 chuẩn
đầu ra của ngành đào tạo bao gồm: (i) Yêu cầu về kiến thức; (ii) Yêu cầu về
kỹ năng; (iii) Yêu cầu về thái độ; (iv) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt
nghiệp; (v) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường; (vi) Các
chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo. Xét đến cùng,
công văn này chuẩn đầu ra chỉ đưa ra được phạm vi chứ chưa có nội hàm.
Chuẩn đầu ra chỉ được xây dựng và công bố trên trang webiste của các cơ sở
giáo dục đào tạo, chưa gắn liền với chương trình đào tạo [4].
Ngày 09/9/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành công văn số
5543/BGDĐT-GDCN về việc hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra
của ngành đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp. Công văn nêu rõ khái niệm:
chuẩn đầu ra là sự khẳng định học sinh (HS) làm được những gì và kiến thức,
kỹ năng, thái độ, hành vi mà HS phải đạt được khi tốt nghiệp ở một ngành
đào tạo hoặc ở một chương trình đào tạo [3].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Trên cơ sở mục tiêu đổi
mới giáo dục và đào tạo, cần xác định rõ và công khai mục tiêu, chuẩn đầu ra
của từng bậc học, mơn học, chương trình, ngành và chun ngành đào tạo.
Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục
và đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức,
trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề …” [1].

20



Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 đã chỉ rõ: “Mục tiêu chung
của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất,
kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo;
có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo,
thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm
nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi
hồn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên
trình độ cao hơn” và “Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực
thực hiện được các cơng việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các
cơng việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng
tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám
sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc” [11].
Năm 2017, theo Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH, do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành ngày 01/03/2017 Quy định khối lượng kiến
thức tối thiểu, yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối
với mỗi trình độ đào tạo và quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành
chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra bao gồm: (i) Kiến thức; (ii) Kỹ năng; (iii)
Năng lực tự chủ và trách nhiệm người học. Thông tư này đã chỉ rõ được nội
hàm của chuẩn đầu ra của các trình độ giáo dục nghề nghiệp và đồng thời là
kết quả của quá trình xây dựng chương trình đào tạo chuẩn đầu ra ở Việt
Nam [5].
Cuối 2018, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thơng tư
số 21/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí xác định chương trình chất
lượng cao trình độ trungcấp, trình độ cao đẳng. Chương trình đào tạo chất
lượng cao phải đáp ứng đầy đủ các quy định đối với một chương trình đào tạo
thơng thường được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TTBLĐTBXH và đáp ứng các tiêu chí sau đây: Có chuẩn đầu ra cao hơn chuẩn

21


đầu ra của chương trình đào tạo thơng thường về kiến thức chuyên môn, kỹ

năng và phẩm chất nghề nghiệp; Năng lực ngoại ngữ của người học khi tốt
nghiệp ra trường phải đạt bậc 4/6 đối với nhóm ngành ngơn ngữ và văn hóa
nước ngồi theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương;
đạt bậc 2/6 ở trình độ trung cấp, bậc 3/6 ở trình độ cao đẳng đối với các nhóm
ngành, nghề khác; Năng lực về công nghệ thông tin của người học những
ngành, nghề không thuộc nhóm ngành, nghề cơng nghệ thơng tin và máy tính
phải đạt tối thiểu chuẩn kỹ năng sử dụng cơng nghệ thông tin theo quy định
của Bộ Thông tin và Truyền thông [6]
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN CHUẨN ĐẦU RA
Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng
thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; cơng việc mà
người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối
với từng trình độ, ngành đào tạo [4].
Theo Từ điển tiếng Việt thì thuật ngữ chuẩn (standard) “là cái được chọn
làm mốc để dọi vào, để đối chiếu mà làm cho đúng; là vật chọn làm mẫu đơn
vị đo lường ; là cái được xem là đúng với quy định hoặc, với thói quen xã
hội”.
Theo Quyết định số 1982/QĐ – TTg về Phê duyệt khung trình độ quốc
gia Việt Nam ngày 18/10/2016 chuẩn đầu ra bao gồm:
Kiến thức là sự hiểu biết, nhận thức và am hiểu của một cá nhân về một
nội dung, một chủ đề thuộc một lĩnh vực học tập, nghề nghiệp nhất định.
Kiến thức lý thuyết là sự hiểu biết, nhận thức và am hiểu về những khái
niệm, nguyên tắc, quy luật của một lĩnh vực học tập nhất định.
Kiến thức thực tế là sự am hiểu về thông tin, sự kiện thực tế được tổng
kết, đúc rút từ hoạt động thực tiễn và được chứng minh là đúng.
Kỹ năng là khả năng áp dụng những gì đã học được để thực hiện một

22



công việc đạt được kết quả đã được định trước trong một khoảng thời gian và
mức năng lượng xác định.
Kỹ năng nhận thức là khả năng nhận biết, lựa chọn, lưu giữ, xử lý thông
tin của một cá nhân bao gồm trí nhớ, khả năng xử lý linh hoạt, logic và tốc độ
xử lý thông tin.
Kỹ năng thực hành nghề nghiệp là khả năng, mức độ áp dụng kiến thức,
kỹ năng trong quá trình học tập vào thực tế nghề nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ để thể hiện, trình bày,
trao đổi một vấn đề, ý tưởng hay báo cáo bằng lời nói và bằng văn bản.
Mức tự chủ trách nhiệm là khả năng áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được
học trong việc tổ chức, thực hiện một công việc và trách nhiệm của cá nhân,
trách nhiệm với nhóm và cộng đồng.
Vị trí việc làm là tập hợp các nhiệm vụ bao gồm nhóm công việc được
thực hiện bởi một cá nhân.
Nhiệm vụ là nhóm các cơng việc có liên quan tạo thành một phạm vi làm
việc trong mỗi vị trí việc làm.
Cơng việc thể hiện qua mơ tả là có một sự khởi đầu và kết thúc, có kết
quả cụ thể bằng một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình.
Năng lực thể hiện khả năng chuyển tải các kỹ năng, kiến thức và thái độ
vào các tình huống trong làm việc.
Đơn vị năng lực là sự trình bày chi tiết về một việc được làm như thế
nào, cách thức thực hiện và kiến thức nền tảng được áp dụng.
Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung
khơng dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ;
Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc
trong một ngành cơng nghiệp cụ thể;

23



Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một
cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể [13]
Theo điều 12 (Quy chế đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội) có nhắc
đến chuẩn đầu ra: “Những quy định về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ ý
thức và phẩm chất của người học, công việc mà người học có thể đảm nhận
được sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ đào
tạo và hệ thống văn bằng”[12]
Theo các quan niệm và định nghĩa, quy định trên thì có thể xem chuẩn
đầu ra của một chương trình đào tạo là hệ thống những chuẩn mực về đào tạo
và kết quả của quá trình đào tạo (output và outcomes) mà người học xong
chương trình đào tạo đó phải đạt được. Chuẩn đầu ra được định hướng theo
chuẩn nghề nghiệp hoặc việc làm trong đó thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi
khách quan của xã hội và hoạt động lao động nghề nghiệp về các mặt tư cách,
đạo đức xã hội-công dân; phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà người tốt
nghiệp cần có để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ, công việc theo
chức danh trong thực tiễn lao động nghề nghiệp. Đồng thời cũng đặt ra các
yêu cầu phát triển liên tục sau đào tạo, thậm chí suốt đời của mỗi cá nhân
trong lao động nghề nghiệp.
1.3. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HƯỚNG TIẾP
CẬN CHUẨN ĐẦU RA
1.3.1. Cơ sở pháp lí của phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp
cận chuẩn đầu ra
Theo Cơng văn số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22 tháng 4 năm 2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo thì nội dung CĐR thể hiện như sau:
Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu chuyên môn của từng ngành đào tạo, nhà
trường xây dựng và công bố chuẩn đầu ra trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo
kinh nghiệm của nước ngoài; thực tiễn đào tạo và điều kiện đặc thù của

24



trường để bảo đảm chuẩn đầu ra có tính khoa học, thực tiễn và thực hiện được
trên thực tế. Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo ở mỗi trình độ bao gồm các nội
dung sau:
a) Tên ngành đào tạo: tiếng Việt và tiếng Anh;
b) Trình độ đào tạo: cao đẳng hoặc đại học;
c) Yêu cầu về kiến thức: tri thức chuyên môn, năng lực nghề nghiệp,…
d) Yêu cầu về kỹ năng:
Kỹ năng cứng: Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp,
kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng
ngoại ngữ, tin học, …
e) Yêu cầu về thái độ:
Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân; - Trách
nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;
Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
f) Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp;
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường;
Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế mà nhà trường tham khảo.
Theo khung Tham chiếu Trình độ ASEAN (AQRF) đã sử dụng chuẩn
đầu ra như một cách tiếp cận đơn nhất để các nước thành viên có thể tham
chiếu trình độ trong nội khối. Tại Việt Nam, theo Khung trình độ quốc gia,
chuẩn đầu ra trình độ trung cấp, cao đẳng đã và đang được xây dựng, ban
hành, tạo cơ sở để thực hiện phát triển chương trình, nhất là các chương trình
đào tạo nhân lực tay nghề cao.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 34 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương (Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội) quy định khối lượng kiến thức tối thiểu,


25


×