Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP 61 VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.51 KB, 8 trang )

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA XÍ NGHIỆP 61 VÀ
NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN:
1. Đánh giá tình hình tài chính của Xí nghiệp 61:
Qua một số bảng phân tích tài chính của Xí nghiệp 61 ta thấy rằng doanh
nghiệp có thể tự chủ về mặt tài chính, do ảnh hưởng của lạm phát xảy ra trên thế
giới trong năm 2007 đã làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm nhưng Xí
nghiệp 61 đã từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Xí nghiệp 61 đã khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn vốn vào trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nên đã giảm được công nợ phải trả năm
2007 so với năm 2006 giúp cơ cấu vốn của doanh nghiệp thay đổi vào cuối năm
2007 và NVCSH đã tăng lên do đã tận dụng được tiền nhàn rỗi trong Xí
nghiệp giúp doanh nghiệp của mình giảm bớt sức ép về công nợ, đồng thời do
khâu bán hàng đã làm tốt nên hàng tồn kho đã giảm đi 24,96% so với năm 2006
Để đạt được kết quả như trên Xí nghiệp đã làm tốt công tác phân tích
tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như việc quản lý và sử dụng vốn để đạt
hiệu quả cao nhất.
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục:
Các khoản công nợ phải trả có giảm nhưng vẫn còn chiếm một tỷ lệ cao
nên đây sẽ là một gánh nặng cho doanh nghiệp trong những năm về sau.
Còn các khoản công nợ phải thu vẫn còn tương đối nhiều do bị các đơn
vị khác chiếm dụng nên vòng quay của đồng vốn bị hạn chế rất nhiều.
Bên cạnh đó kết cấu của TSLĐ và TSCĐ chưa được hợp lý, TSCĐ chưa
được Xí nghiệp đầu tư về chiều sâu chỉ ở mức độ vừa và nhỏ, vì Xí nghiệp sản
xuất các mặt hàng để xuất khẩu nên cần phải đầu tư thêm những trang thiết bị máy
móc hiện đại hơn nữa để có thể đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu ra nước ngoài.

2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của XN 61:
Bất cứ một một đơn vị hoạt động SXKD nào cũng nên nghiên cứu để tìm
ra các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp vì nó sẽ giúp
doanh nghiệp có những hướng giải quyết phù hợp với tình hình thực tế của mình


để mang lại kết quả kinh doanh cao nhất.
Ngày nay trong cơ chế thị trường luôn luôn có sự cạnh tranh gay gắt muốn
tồn tại và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn có khả năng tự chủ
về tài chính. Do đó qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp 61 em đã nghiên cứu và
đưa ra một số đề xuất như sau:
Thứ nhất: Về vốn kinh doanh của Xí nghiệp cần phải được bổ sung thêm
trong những năm tới để đảm bảo cho nhu cầu thực tại và trong tương lai của Xí
nghiệp tạo khả năng tự chủ về mặt tài chính để không quá phụ thuộc vào nguồn
vốn vay bên ngoài. Muốn làm được điều đó thì cần phải thực hiện một số nội dung
sau đây:
- Có chính sách thu hút vốn vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi
nhuận.
- Phải đảm bảo các nguồn vốn và doanh thu thu được để tái đầu tư vào
hoạt động SXKD của Xí nghiệp.
- Có thể huy động tiền nhàn dỗi của CBCNV trong doanh nghiệp bằng
hình thức cổ phần hóa.
- Có thể xin thêm nguồn kinh phí do NSNN do cơ quan chủ quản cấp.
Thứ hai: Qua bảng cân đối kế toán cho ta thấy kết cấu về TSCĐ và TSLĐ
của Xí nghiệp chưa được phù hợp vì: TSCĐ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng
tài sản của doanh nghiệp. Vì hầu hết các máy móc, trang thiết bị của Xí nghiệp đã
lạc hậu, do đó cần phải mua mới các dây chuyền hiện đại nhằm đảm bảo chất
lượng, mẫu mã của sản phẩm nhằm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong
nước.
Khi đầu tư chiều sâu Xí nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các nhân tố ảnh
hưởng như:
Cần phải đánh giá đúng thực lực về tài chính để vạch ra các kế hoạch
nguồn vốn đầu tư và cách thức đầu tư trong từng thời kỳ nhất định để dần dần
từng bước hiện đại hóa về công nghệ nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt
động chung của toàn đơn vị.
Cần phải xem xét cẩn trọng của lãi suất tiền vì nó phản ánh vốn và chi phí

về vốn vay cũng như các chính sách về thuế của Nhà nước vì đây là hai nhân tố
trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp:
+ Khi đầu tư vào TSCĐ cần phải xem xét kỹ xem nó có mang lại hiệu quả,
khả năng sinh lời ra sao và có bù đắp đủ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đầu
tư hay không.
+ Các chính sách về thuế có thể khuyến khích đầu tư hay không khuyến
khích đầu tư của doanh nghiệp.
+ Xí nghiệp có thể mua mới các công nghệ trong nước để giảm chi phí cho
doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như công nghệ ngoại nhập.
Thứ ba: Xí nghiệp 61 phải luôn luôn quan tâm đặc biệt đến hiệu quả sử
dụng vốn lưu động vì nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao
hiệu quả sử dụng tiết kiệm vốn:
- Cần phải hạn chế tối đa các khoản chi để giảm chi phí đầu vào, cũng như
giảm giá thành sản phẩm đầu ra để kích thích tiêu dùng góp phần thúc đẩy nhanh
quá trình quay vòng vốn.
- Tăng cường công tác quản lý VLĐ đưa ra tất cả các biện pháp để rút ngắn
tối đa thời gian chu chuyển vốn lưu động trong khâu lưu thông hàng hóa để giảm
bớt một số nhu cầu về VLĐ cần thiết.
- Vốn lưu động thường bị ứ đọng ở khâu lưu thông và khâu dự trữ do đó:
+ Khâu dự trữ phải xác định chính xác khối lượng hàng hóa cần dự trữ để
kinh doanh liên tục tránh tình trạng dự trữ thừa gây ứ đọng vốn (dự trữ theo nhu
cầu tiêu dùng của thị trường).
+ Khâu lưu thông:
• Cần phải chấp hành nghiêm về chế độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh
toán, cần nhanh chóng thu hồi các khoản công nợ của Xí nghiệp.
• Phải mua bảo hiểm cho hàng hóa để tránh các rủi ro không lường
trước được.
• Đi sâu nghiên cứu để nắm bắt nhu cầu tiêu dùng của thị trường để
đơn vị sản xuất ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Thứ tư: Xí nghiệp cần phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ bán hàng để tăng

doanh thu thông qua các hình thức sau:
- Mở rộng các đại lý trong và ngoài nước.
- Có các chương trình quảng cáo khuyến mại qua các phương tiện thông
tin đại chúng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tiến hành đa dạng hóa mẫu
mã sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
Thứ năm:
- Tình hình công nợ phải thu của khách hàng còn chiếm một tỷ trọng cao
nên tình hình chiếm dụng vốn cao dẫn đến sự thiếu hụt về vốn làm chậm tốc độ
quay vòng của đồng vốn lưu động dùng trong SXKD nên phải nhanh chóng thu
hồi vốn.
- Hạn chế bán nợ: chỉ cho nợ một phần tiền hợp lý và cho những bạn hàng
tin cậy hoặc những bạn hàng đã thanh toán hết những khoản nợ trước đó.
- Tình hình công nợ tuy có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn cao, do đó Xí
nghiệp phải kịp thời thanh toán các khoản nợ để không làm mất uy tín đối với bạn
hàng.
Thứ sáu:
- Cần phải hạn chế tối đa các khoản chi để giảm chi phí đầu vào, cũng như
đầu ra => giảm giá thành sản phẩm để kích thích tiêu dùng góp phần thúc đẩy
nhanh quá trình quay vòng vốn.
- Đối với chi phí bán hàng và chi phí giao dịch vì nó là hai nhân tố ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.
Nên muốn tăng lợi nhuận thì ngoài việc kinh doanh có hiệu quả còn phải cắt giảm
các chi phí kinh doanh đây là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng
tài chính của doanh nghiệp.
Thứ bảy: những biện pháp nhằm nâng cao khả năng doanh lợi của
Xí nghiệp 61:
Khi xác định được điểm hoà vốn sẽ cung cấp cho doanh nghiệp biết về sản
lượng sản phẩm cần tiêu thụ, doanh thu cần đạt khi biết sản lượng và doanh thu
hoà vốn.

Mặt khác nó sẽ chỉ ra ngưỡng để doanh nghiệp không bị lỗ, để xác định
được quy mô đầu tư, quy mô sản xuất nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn.

×