TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. TÍN DỤNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG.
1. Khái niệm và các hình thức tín dụng.
1.1. Khái niệm về tín dụng.
Có những khái niệm về tín dụng theo cách diễn đạt khác nhau nhưng có thể
nêu khái niệm một cách tổng quát: Tín dụng là một quan hệ kinh tế trong đó có sự
chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị ( hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người
sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian thu hồi về một lượng giá trị lớn
hơn lượng giá trị ban đầu với những điều kiện mà hai bên thoả thuận với nhau.
Đối tượng của sự chuyển nhượng bao gồm: Chuyển nhượng dươi hình thái
hiện vật – hàng hoá, đó chính là việc kéo dài thời hạn thanh toán trong quan hệ
mua bán hàng hoá - chuyển nhượng bằng hình thức giá trị thực chất là việc “ Ứng
trước hay Đầu tư” trực tiếp bằng tiền ( cho vay bằng tiền).
Những điều kiện mà hai bên thoả thuận thông thường là:
Khối lượng hàng hoá hay tiền tệ được chuyển nhượng.
Thời hạn sử dụng của người vay.
Thu nhập mà người cho vay được hưởng ( lãi mà người vay phải trả theo
mức lãi suất).
Những ràng buộc nghĩa vụ trả nợ của người đi vay. Những điều kiện này
một trong hai bên không chấp nhận thì không thể hình thành quan hệ tín dụng. Như
vậy tín dụng thể hiện các đặc trưng cơ bản.
- Sự chuyển nhượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng( cho vay và đi
vay).
- Sau một thời gian thu hồi về một lượng giá tri lớn hơn giá trị ban đầu: thu
hồi đúng thời hạn cả gốc và lãi.
- Việc chuyển nhượng được thực hiện trên cơ sở có sự tin tưởng của người
chuyển nhượng đối với người sử dụng. Về việc sử dụng có hiệu quả và hoàn
trả đúng kỳ hạn.
Ngoài ra trong quan hệ tín dụng còn có những đặc trưng khác cần đề cập đến
như khả năng rủi ro do mất vốn, lãi…Tính chất đảm bảo của tín dụng chịu sự chi
phối của quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quản lý lưu thông tiền tệ trong nền
kinh tế thị trường.
Các đặc trưng của tín dụng được thể hiện đầy đủ trong các hình thức cụ thể của
tín dụng.
1.2. Các hình thức tín dụng.
Các hình thức tín dụng được hình thành trên cơ sở. Căn cứ phân loại khác
nhau:
- Căn cứ vào thời hạn trong quan hệ tín dụng hình thành:
Tín dụng ngắn hạn ( thời hạn tối đa 12 tháng).
Tín dụng trung hạn và dài hạn – Thời hạn của loại tín dụng này được quy
định cụ thể tuỳ thuộc vào từng nước. Ở nước ta tín dụng trung là từ 1 đến 5 năm,
tín dụng dài hạn là từ 5 năm trở lên.
- Căn cứ vào mục đích vay vốn hình thành tín dụng phục vụ sản xuất lưu
thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng.
Nhưng tính đa dạng về đối tượng chuyển nhượng và các chủ thể tham gia trong
quan hệ chuyển nhượng có thể phân chia tín dụng thành các hình thức : Tín dụng
thương mại, Tín dụng ngân hàng, Tín dụng nhà nước, Tín dụng hợp tác xã, Tín
dụng quôc tế.
1.3. Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế.
Tín dụng đã trở thành một phần không thể thiếu được trong cuộc sống mỗi
ngày của chúng ta. Việc sử dụng nó có thể là tốt hoặc xấu phụ thuộc vào lí do nhu
cầu và khả năng hoàn trả của ngươì vay mượn trong thời gian nhất định. Ví dụ đối
với tín dụng kinh doanh, thường được xem là tín dụng tự thanh lý vì mục đích của
nó – tín dụng đem lại khả năng thu hút được hàng hoá và dịch vụ và sau đó được
bán lại trên thương trường – theo đó nó tự động cung cấp phương tiện để hoàn trả
khi hàng hoá được bán lại sau đó.
Dưới đây xem xét vai trò của tín dụng đối với một số chủ thể trong nền kinh tế.
1.3.1. Đối với người tiêu dùng .
- Tín dụng góp phần cải thiện mức sống. Nói chung người tiêu dùng nhận
được lợi ích từ việc sử dụng tín dụng bởi vì nó tạo ra cơ chế cho phép họ có thể sử
dụng các nguồn thu nhập trong tương lai để thanh toán cho những hàng hoá đã
được mua sắm trước đó. Như vậy, họ có thể gia tăng mức sống hiện thời trên cơ sở
khả năng kiếm hoặc thu được ngân quỹ trong tương lai. Ví dụ, một người trẻ tuổi,
một cặp vợ chồng mới cưới có thể mua sắm nhiều vật dụng cần thiết khi tách ra
khỏi gia đình để sống riêng. Các sinh viên có thể dùng tín dụng để tham dự các
chương trình đào tạo bậc đại học hoặc cao hơn và cơ hội việc làm sau này sẽ tạo ra
nguồn thu nhập để hoàn trả nợ đã vay mượn của họ.
- Xử lý những nhu cầu khẩn cấp. Những nhu cầu tài chính khẩn cấp, không
được dự kiến trước, có thể được tài trợ bằng con đường tín dụng như : sửa chữa
nhà ở , phương tiện đi lại, chăm sóc sức khoẻ, mất mát tài sản… Các chương trình
tín dụng cung cấp cho người tiêu dùng phương tiện thanh toán cho những trường
hợp như thế.
- Sự tiện lợi. Ngoài vai trò cung cấp phương tiện thanh toán, tín dụng còn là
công cụ tạo ra tiện ích cho người sử dụng. Bằng cách sử dụng thẻ tín dụng, người
tiêu dùng có thể du lịch khắp thế giới mà vẫn có thể thanh toán được theo nhiều
loại chi phí khác nhau: như dịch vụ khách sạn, vé máy bay, mua hàng lưu niệm…
Nhu cầu mang một khối lượng lớn tiền mặt được giảm đáng kể và đã được công
dân của nhiều nước đặc biệt ưa thích.
1.3.2. Đối với các doanh nghiệp .
- Mở rộng thị trường: Nhiều doanh nghiệp dựa vào tín dụng để mở rộng tìm
kiếm khách hàng. Nếu họ cấp quyền cho mua bằng tín dụng cho khách hàng, nhiều
người hơn sẽ có khả năng mua. Nhiều khách hàng thiếu ngân quỹ tiền mặt tạm
thời, ưa thích dùng tín dụng để họ có thể trả sau đó. Một số doanh nghiệp sớm
nhận ra rằng nhiều nhà cạnh tranh đã dùng nhiều thủ pháp tín dụng để thu hút
khách hàng, trong trường hợp này doanh nghiệp cần có biện pháp tương tự mới có
cơ may tồn tại.
- Dự trữ vật tư - nguyên liệu: Các doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào các
chương trình tín dụng do nhà nước cung cấp hoặc do các ngân hàng cung cấp để
thu được vật tư nguyên liệu, thành phẩm và nhiều loại tài sản khác cần cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của họ. Doanh nghiệp có thể mở rộng danh mục mặt
hàng kinh doanh của họ và dự trữ nhiều hàng hoá hơn nhiều nếu họ có thể mua
bằng tín dụng.
- Các khoản vốn tài chính: Cuối cùng nhiều loại doanh nghiệp cần vốn để
khởi đầu, để duy trì, để bành trướng các hoạt động của họ. Nhiều doanh nghiệp xảy
ra tình trạng không cân bằng các luồng ngân quỹ, ở đây các khoản chi phí cần đến
trước khi thu nhập được tạo ra từ việc bán sản phẩm và dịch vụ. Sự phát triển địa
điểm kinh doanh mới, sản phẩm mới hoặc thực thi các chương trình tiếp thị mới sẽ
là không khả thi nếu không có sự hỗ trợ của các khoản cho vay kinh doanh.
2. Tín dụng ngân hàng.
Là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngân hàng – một tổ chức
chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức cá nhân
trong xã hội trong đó ngân hàng đóng vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho
vay.
Với tư cách là người đi vay. Ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ
chức cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong
xã hội. Với tư cách là người cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung trong hoạt
động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với vai trò này ngân hàng đã thực hiện
chức năng phân phối lại vốn tiền tệ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất xã hội. Cơ sở
khách quan để hình thành các chức năng phân phối lại vốn tiền tệ của tín dụng
ngân hàng chính là do đặc điểm tuần hoàn vốn trong quá trình tái sản xuất xã hội
đã thường xuyên xuất hiện hiện tượng thừa vốn tạm thời ở các tổ chức cá nhân
này, trong khi đó ở các tổ chức cá nhân khác lại thiếu vốn cần được bổ sung. Hiện
tượng thừa vốn phát sinh do có sự chênh lệch về thời gian, số lượng giữa các
khoản thu nhập và chi tiêu ở tất cả các tổ chức, cá nhân trong khi quá trình tái sản
xuất đòi hỏi phải được tiến hành liên tục. Tín dụng thương mại cũng đã giải quyết
quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp cần tiêu thụ hàng hoá với các doanh
nghiệp có nhu cầu sử dụng hàng hoá mà chưa có tiền. Nhưng do hạn chế của tín
dụng thương mại đã không đáp ứng được yêu cầu tập chung mọi nguồn vốn tạm
thời nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vay vốn với khối lượng thời hạn
khác nhau. Chỉ có ngân hàng chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mới có khả
năng giải quyết mâu thuẫn khi ngân hàng vừa giữ vai trò người đi vay vừa giữ vai
trò là người cho vay.
II. TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NHTM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.
1. Khái niệm.
Tín dụng trung và dài hạn là một bộ phận của tài sản Ngân hàng được phân
theo kỳ hạn. Tín dụng trung và dài hạn là loại cho vay vốn có thời hạn khá dài, thời
gian này được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả
năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng.
Cụ thể là thời hạn cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đến 60 tháng, thời hạn cho
vay dài hạn từ trên 60 tháng nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo
Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân và không quá 15
năm đối với cho vay các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
Mục đích của tín dụng trung dài hạn là để đầu tư cho các dự án, xây dựng mới,
mở rộng, cải tạo khôi phục, đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ
nhằm mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội và pháp luật của
Nhà nước.
2. Tầm quan trọng của tín dụng trung và dài hạn đối với phát triển kinh tế.
Với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các NHTM, ta có thể thấy tín dụng
ngân hàng có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự vận hành của một nền kinh
tế, trong đó tín dụng trung và dài hạn có vài trò đặc biệt quan trọng cho sự phát
triển kinh tế của đất nước.
- Tín dụng trung và dài hạn giúp các doanh nghiệp có khả năng đổi mới công
nghệ, mở rộng sản xuất.
Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định sự tồn tại, phát triển bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế: Doanh nghiệp nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, Liên doanh
liên kết, Công ty tư nhân, Hợp tác xã…Trong cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh
gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp luôn phải đặt mình trước sự đổi mới
về sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho thị trường. Điều này đồng nghĩa với doanh
nghiệp phải không ngừng đổi mới, đầu từ trang thiết bị hiện đại, mở rộng dây
truyền sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm… thì mới thắng được trong cạnh
tranh và chiếm lĩnh được thị trường. Do đó vấn đề đầu tư cho phát triển sản xuất
được đưa ra như một yêu cầu bức thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Đối với các
doanh nghiệp Nhà nước, ngoài nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, họ phải chủ động tìm
kiếm các nguồn vốn trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển và mở
rộng sản xuất đảm bảo giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Còn đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn tự có ban đầu phải được hỗ trợ bằng nguồn
vốn bên ngoài. Về lý thuyết, có thể huy động vốn trung dài hạn bằng hai cách chủ
yếu sau.
=>Phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán
=>Vay ngân hàng.
Ở các nước kinh tế phát triển, cách thứ nhất tỏ ra ưu thế hơn. Đây là thị trường
vốn dài hạn rất có hiệu quả. Khi có nhu cầu đầu tư mới, công ty có thể phát hành
cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường, với chi phí phát hành thấp, hay công ty có thể
thuê Ngân hàng đầu tư làm đại lý bán hộ hay bao tiêu số cổ phiếu phát hành. Lãi
trả cho mỗi cổ phiếu là do công ty chủ động quyết định, công ty càng có uy tín
trong kinh doanh thì trị giá cổ phiếu càng lớn, thu hút được nhiều cổ đông. Thậm
chí công ty có thể phát hành trái phiếu đợt này để thanh toán cho đợt phát hành
trước. Nếu sử dụng cách này, lãi trả cho cổ phiếu thấp hơn lãi suât Ngân hàng vì
phần lớn các cổ đông trông chờ vào thị giá cổ phiếu tăng trong tương lai chứ không
phải là một khoản cổ tức nho nhỏ. Hơn nữa, khối lượng cổ phiếu phát hành là tuỳ
thuộc vào nhu cầu vốn trung và dài hạn của công ty, chứ không bị lệ thuộc vào hạn
mức tín dụng của Ngân hàng.
Song ở nước ta hiện nay, thị trường chứng khoán mới chỉ ở dạng sơ khai, các
sản phẩm trên thị trường tiền tệ chưa nhiều, hoạt động đơn giản, thuần tuý. Đối
tượng phát hành mới chỉ là các Ngân hàng hay một số ít công ty lớn, bản thân các
doanh nghiệp chưa đủ điều kiện hoặc uy tín để phát hành cổ phiếu trái phiếu. Mặt
khác, khuôn khổ pháp lý, môi trường kinh tế, thói quen, tâm lý của dân chúng chưa
cho phép lưu hành cổ phiếu, trái phiếu một cách rộng rãi để thị trường này trở
thành thị trường vốn trung và dài hạn tiềm năng hoạt động có hiệu quả. Do vậy
doanh nghiệp không còn cách nào khác là tìm đến Ngân hàng. Lúc này, tín dụng
dài hạn thực sự là bà đỡ cho những dự án đầu tư chiều sâu, phát triển sản xuất, hiện
đại hoá doanh nghiệp.
Mục đích của tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp là đầu tư vào
mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị , công nghệ hiện
đại, tức là đầu tư theo chiều sâu nên ta có thể thấy tác động trực tiếp của tín dụng
trung và dài hạn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản cố định hình
thành từ vốn vay dài hạn sẽ cải tạo, nâng cấp hiện đại hoá cơ sở sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính nhờ công nghệ hiện đại mà doanh nghiệp có thể
nâng cao được năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, dẫn đến sản phẩm sản
xuất ra có tính hấp dẫn thu hút khách hàng sẽ thúc đẩy chiếm lĩnh thị trường. Kết
quả là tăng khả năng sinh lời, tăng thu nhập cho người lao động đồng thời các
khoản thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước như thuế thu nhập, VAT cũng tăng.
- Tác động của tín dụng trung dài hạn đối với nền kinh tế.
Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,
nền kinh tế nước ta gặp vô vàn khó khăn trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện
đại hoá. Trước mắt là nhu cầu về vốn, nhất là vốn trung và dài hạn. Cho dù có xây
dựng, hoặch định thật nhiều chính sách, kế hoạch nhưng nếu không có vốn thì
không thể biến kế hoạch thành nhà máy, cơ sở hạ tầng hiện đại được. Bài học
xương máu ở Mexico và các nước Châu Mỹ đã lạm dụng vốn nước ngoài để công
nghiệp hoá theo hướng đốt cháy giai đoạn. Khi những nước này lâm vào tình trạng
khủng hoẳng tài chính năm 1995, 1996 thì dòng chẩy ào ạt của vốn nước ngoài đã
kéo các nước này trở lại xuất phát điểm trước đây 5 năm. Hay chẳng xa lạ gì, cuộc
khủng hoẳng tài chính gần đây nhất của các nước châu Á đã cho thấy việc quá lạm
dụng vốn nươc ngoài sẽ đưa đất nước đến biến động tài chính, tiền tệ không kiểm
soát được. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của vốn trong nước nên Đại
hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định “Vốn nước ngoài là quan trọng, vốn trong
nước là quyết định”.
Trong điều kiện thị trường vốn của ta chưa phát triển hoàn thiện thì hiện tại và
thời gian tới tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng vẫn đóng vai trò quyết định cho
tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, mở rộng và nâng cao
chất lượng tín dụng dài hạn là điều kiện cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế của đất nước.
3. Đặc điểm của tín dụng trung dài hạn.
3.1. Tính rủi ro lớn.
Bản chất của tín dụng trung và dài hạn khác so với tín dụng ngắn hạn là ở thời
hạn cho vay dài hơn. Tín dụng ngắn hạn thường phục vụ chi tiêu sinh hoạt gia
đình, hay chi mua nguyên vật liệu, trả tiền lương, bổ sung vốn lưu động, tức là
nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Vì vậy, tín dụng ngắn hạn có tính lỏng
cao, có thể xem như là một bộ phận đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.
Trái lại, tín dụng dài hạn thường được đầu từ vào mở rộng sản xuất, xây dựng cơ
sở hạ tầng, đổi mới trang thiết bị khoa học công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện
đại, tức là các dự án chưa có khả năng sinh lời trong thời gian ngắn nên thời hạn
của các khoản tín dụng này thường dài và nó chỉ được hoàn trả khi xuất hiện nguồn
thu từ dự án. Mà thời hạn cho vay càng dài thì tính rủi ro càng cao. Cùng với nó là
mỗi một khoản vay trung dài hạn này thường lớn.
3.2. Lãi suất cao.
Đặc điểm này thực chất là hệ quả của đặc điểm trên. Một khoản vay chứa đựng
nhiều rủi ro hơn chắc chắn phải trả lãi suất cao hơn để có thể bù đắp cho những rủi
ro có thể xảy ra. Tuy vậy, đã có thời kỳ trước năm 1996 chúng ta duy trì lãi suất
cho vay dài hạn nhỏ hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, đây là một sự bất hợp lý mà
sau này chúng ta đã chấn chỉnh được. Do đó lãi suất cho vay trung dài hạn phải cao
hơn lãi suất cho vay ngắn hạn.
4. Các vấn đề cơ bản của tín dụng trung và dài hạn.
4.1. Nguồn cho vay trung và dài hạn.
- Vốn tự có và các quỹ của Ngân hàng.
- Vốn huy động trong nước và nước ngoài từ 1 năm trở lên: Bằng cách phát
hành kỳ phiếu dài hạn hoặc huy động tiền gửi định kỳ dài hạn.
- Một phần vốn huy động trong nước có thời hạn dưới 1 năm: Trên cơ sở quy
định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước, mức độ trích phụ thuộc vào tình hình
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Vốn uỷ thác và vốn tài trợ để cho vay theo chương trình hoặc dự án đầu tư
của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế xã hội ở trong và ngoài nước.
4.2. Đối tượng cho vay trung và dài hạn.
Đó là các chi phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng
mới, mở rộng, cải tạo, khôi phục,đổi mới kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ,
bao gồm: giá trị vật tư, máy móc, thiết bị, công nghệ chuyển giao, sáng chế và phát
minh, chi phí nhân công, giá thuê và chuyển nhượng đất đai, giá thuê mua các tài
sản khác trong khuôn khổ luật định, chi phí mua bảo hiểm tài sản thuộc dự án đầu
tư và các chi phí khác.
Mức cho vay đối với một dự án đầu tư bằng tổng mức vốn đầu tư của dự án trừ
đi vốn tự có đầu tư cho dự án của bên vay, nhưng tối đa bằng 70% giá trị tài sản
thế chấp, cầm cố.
4.3. Thời hạn cho vay trung và dài hạn.
Thời hạn cho vay là thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền
vay cho đến khi bắt đầu trả nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong hợp
đồng tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng.
Thời hạn cho vay trung hạn từ 12 tháng tới 60 tháng.
Thời hạn cho vay dài hạn trên 60 tháng nhưng không quá thời hạn hoạt động
còn lại theo quyết định thành lập của giấy phép kinh doanh đối với pháp nhân,
không quá 15 năm đối với cho vay các dự án phục vụ đời sống.
4.4. Các hình thức tín dụng.
Ngày nay, về mặt hình thức, tín dụng trung và dài hạn không chỉ đơn thuần là
việc phát tiền vay với thời hạn trên 1 năm mà nó ẩn dưới rất nhiều hình thức, trong
đó có thể kể ra các hình thức phổ biến sau.
- Cho vay theo kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp là loại cho
vay được thực hiện theo phương pháp cho vay thông thường dựa trên cơ sở nhu
cầu vốn vay của từng công trình, hạng mục công trình được xác định trong kế
hoặch đầu tư xây dựng cơ bản của mỗi doanh nghiệp.
- Cho vay theo dự án là một phương pháp cho vay dựa trên một văn bản hoàn
chỉnh về vay vốn và trả nợ được nghiên cứu soạn thảo, xét duyệt, ký kết giữa
người đi vay và Ngân hàng, đồng thời dựa trên các căn cứ khoa học kỹ thuật phù
hợp với đường lối phát triển kinh tế của Nhà nước.
- Tín dụng tuần hoàn: Là phương thức cho vay dựa vào chu kỳ sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó được coi là tín dụng trung và dài hạn khi thời hạn của
hợp đồng được kéo dài trên một năm và khi đó người vay có thể rút tiền ra bất cứ
khi nào miễn là phải cam kết trả nợ ngay khi có nguồn thu trong thời gian hợp
đồng có hiệu lực.
- Tín dụng thuê mua: Là một trong những hình thức tài trợ vốn trung và dài
hạn nhưng bằng tài sản thay vì bằng tiền thông qua một hợp đồng tín dụng thuê
mua. Bên cho vay lấy một hợp đồng tín dụng để mua lại tài sản cố định và giữ
quyền sở hữu. Bên vay ký một hơp đồng thuê mua tài sản và trả góp giá trị tài sản
cả gốc và lãi cho đến khi hết giá trị tài sản hoặc là cho đến khi hết thời hạn hợp
đồng. Tài sản sau khi cho thuê thì có thể được bán lại cho bên đi thuê.
4.5. Điều kiện vay vốn.