Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

SKKN đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả”-TÁC GIẢ: Dương Thị Hà(TH Nguyễn Viết Xuân) - Phòng GD&ĐT Huyện Krông Nô - Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.07 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>1. MỞ ĐẦU</b>
<b>1.1. Lí do chọn đề tài: </b>


Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần đổi mới về các phương pháp và
các hình thức tổ chức lớp học để nâng cao chất lượng giáo dục. Việc lựa chọn các
phương pháp dạy học thế nào để giúp các em chủ động, tích cực, tự lĩnh hội được
các tri thức, tiếp cận bài học một cách dễ dàng và có hiệu quả, đạt chất lượng cao.


Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đề
cao vai trị của sự hợp tác và hoạt động tập thể , đề cao trách nhiệm của cá nhân đối
với tập thể đó là dạy học theo nhóm. Học sinh được rèn rất nhiều kỹ năng quan
trọng và thiết thực như: lắng nghe, thu thập và xử lí thơng tin, trình bày vấn đề,
điều khiển, tranh luận, hòa nhập và hợp tác.


Tôi nhận thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học. Bản thân tôi đang dạy lớp 4 và đã áp dụng phương pháp dạy học
theo nhóm, tơi thấy học sinh đã chủ động, tích cực hơn trong học tập, nên tơi chọn
<b>đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả”.</b>


<b>1.2. Mục đích nghiên cứu: </b>


Tơi chọn đề tài này nhằm vận dụng có hiệu quả cách học sinh tự học theo
nhóm. Trong đó lớp học được chia thành những nhóm nhỏ để bàn bạc, trao đổi,
thảo luận về một vấn đề trong học tập, ý kiến của mỗi cá nhân được bộc lộ và đưa
ra thành ý kiến chung của nhóm về vấn đề đó. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng
rãi nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào q trình học
tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ, để giải quyết một vấn đề có liên quan
đến nội dung bài học. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh
hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu: </b>



Năm học 2016-2017 tôi được đảm nhiệm giảng dạy lớp 4A, nên đối tượng
nghiên cứu của tôi là học sinh lớp 4A trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân.


<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu:</b>
a. Phương pháp lý thuyết:


Tổng hợp từ sách giáo khoa, tài liệu tập huấn chuyên đề về các phương pháp
và các kỹ thuật dạy học, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tiểu học.


b. Phương pháp thực tiễn:


- Phương pháp hội thảo, tập huấn chuyên đề.
- Phương pháp trải nghiệm thực tế giảng dạy.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.


- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp thống kê.


- Phương pháp tìm tịi, trao đổi kinh nghiệm.
- Phương pháp tổng kết sư phạm.


<b>1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:</b>


Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phương pháp hoạt động nhóm có hiệu quả
của học sinh lớp 4A trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân.


<b>2. NỘI DUNG </b>
<b>2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Dạy học hợp tác theo nhóm các cá nhân trong nhóm được chia sẻ băn khoăn,
suy nghĩ của mình, cùng nhau xây dựng nhận thức mới về các nội dung mơn học.
Khi hoạt động nhóm, mỗi cá nhân có thể hiểu rõ hơn trình độ hiểu biết của mình về
chủ đề nêu ra, thấy được điều mình cần phải học hỏi thêm các bạn về nội dung của
môn học. Việc tiếp thu kiến thức trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau, chứ không
phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.


Tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, lớp học được chia thành các nhóm, (có
thể từ hai đến sáu học sinh, theo tổ, theo dãy, theo bàn). Tùy theo mục đích, yêu
cầu của vấn đề học tập như tiết dạy về kiến thức mới, tiết luyện tập, tiết thực hành,
tiết ơn tập. Các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định (nhóm cùng
trình độ, nhóm có đủ các trình độ, nhóm cùng sở thích, nhóm theo sở
trường…)Trong cả tiết học hoặc thay đổi từng phần của tiết học, các nhóm được
giao cùng một nhiệm vụ (công việc) hoặc những nhiệm vụ khác nhau (cùng làm
một bài tập hoặc mỗi nhóm làm một phần của bài tập). Trong nhóm có thể phân
cơng mỗi học sinh thực hiện một phần việc. Mọi cá nhân trong nhóm đều phải làm
việc, các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau, tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Kết
quả làm việc của mỗi nhóm được đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp.


Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận của các
nhóm.


Mỗi nhóm cần bầu chọn một trong những thành viên trong nhóm làm nhóm
trưởng để điều khiển q trình hoạt động thảo luận của nhóm. Và cần chọn một
người thư ký để ghi biên bản, ghi lại những kết quả chung của nhóm đã thảo luận
và thống nhất để trình bày trước lớp. Học sinh cần được luân phiên nhau làm
“nhóm trưởng” và “thư ký”.


2.2. Thực trạng của vấn đề:



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

chưa mạnh dạn nói lên ý kiến của mình qua các hoạt động học tập. Tơi rất băn
khoăn và đã tìm ra một số nguyên nhân:


<b>a. Về phía giáo viên: </b>


- Giáo viên chỉ áp dụng đơn phương một phương pháp dạy học truyền thống,
thầy giảng bài là chính, dẫn đến học sinh thụ động trong việc tiếp thu bài học.


- Dạy học theo nhóm mất nhiều thời gian của tiết dạy vì phải đi đến từng
nhóm lắng nghe hướng dẫn, giúp đỡ học sinh.


<b>b. Về phía học sinh: </b>


- Các em đang quen với cách học nhìn lên bảng nghe thầy, cơ giáo giảng bài,
các em chưa có ý thức tự chủ, độc lập khi nhìn vào sách, hoặc phiếu bài tập khi cơ
giáo giao cho, các em thấy rất lúng túng.


- Học sinh chưa biết điều khiển các hoạt động học tập trong nhóm.


- Phần lớn học sinh trong lớp chưa mạnh dạn khi giao tiếp vẫn cịn rụt rè, e
ngại, nói ra sợ khơng đúng nên cịn ỷ lại cho những em học tốt làm việc hết.


Qua điều tra khảo sát đầu năm học 2016- 2017 tơi có số liệu sau:
<b>Thời</b>
<b>gian</b>
<b>Lớp</b>
<b>Sĩ số </b>
<b>HS</b>
<b>HS chủ </b>
<b>động, tích </b>


<b>cực, tự tin </b>
<b>trong học </b>
<b>tập</b>


<b>HS cịn thụ</b>
<b>động, chưa </b>
<b>tích cực </b>
<b>trong học </b>
<b>tập</b>
<b>HS biết </b>
<b>điều khiển </b>
<b>hoạt động </b>
<b>nhóm </b>
<b>HS chưa </b>
<b>biết điều </b>
<b>khiển </b>
<b>hoạt động </b>
<b>nhóm</b>
Đầu năm
học


4A 30 8 22 5 25


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:</b>


Giáo viên cần phải thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chứ
không đơn thuần là chỉ sử dụng một phương pháp dạy học truyền thống thầy giảng
bài - trò lắng nghe và ghi chép. Cần phải kết hợp sử dụng nhiều phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học, cho phù hợp với học sinh của mình thì tiết dạy mới đạt
hiệu quả cao.



Giáo viên biết phối hợp nhiều phương pháp dạy học để làm cho các hoạt
động học tập của học sinh được da dạng, phong phú lơi cuốn mọi học sinh tích cực
tham gia, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn quá trình học tập của học sinh, huy
động vốn kiến thức và kinh nghiệm sống của học sinh để xây dựng bài, khuyến
khích học sinh nêu ý kiến cá nhân, nêu câu hỏi thắc mắc về vấn đề đang học,
khuyến khích học sinh nhận xét, bổ sung câu trả lời cho bạn.


Giáo viên phải thật sự kiên trì khi hướng dẫn học sinh học theo nhóm, trong
thời gian đầu năm học, trong khoảng bốn tuần đầu là học sinh biết được kỹ năng
học tập theo nhóm.


Tổng số học sinh của lớp 4A là 30 em, tôi chia thành 6 nhóm (có ba nhóm
mỗi nhóm 4 em, và ba nhóm mỗi nhóm 6 em). Mỗi nhóm được xếp bàn ngồi quay
mặt vào nhau để cùng trao đổi thảo luận. Có lúc tơi phân nhóm các em có cùng
trình độ ngồi một nhóm để có thời gian bồi dưỡng học sinh học tốt và đồng thời
giúp đỡ học sinh cịn chậm. Nhưng phần lớn là tơi chia nhóm có đủ các trình độ
vào một nhóm để các em được học tập lẫn nhau. Mỗi nhóm sẽ bầu ra một nhóm
<i>trưởng (mạnh dạn và có kỹ năng giao tiếp tốt) và một thư ký. Tôi cho học sinh tự chọn</i>
<i>tên nhóm gắn liền với nội quy lớp học như là: Nhóm sáng tạo, nhóm siêng năng, nhóm</i>
<i>tự tin, nhóm tích cực, nhóm đồn kết, nhóm thân thiện, và quy định mỗi nhóm có một</i>
thẻ màu đỏ để khi học sinh thảo luận mà chưa hiểu vấn đề nào đó thì giơ mặt đỏ, báo
hiệu cơ giáo đến giúp đỡ, và nhóm nào thảo xong thì cả nhóm vỗ tay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>về cách học nhóm của các bạn trong máy, (thời gian này là ở 2 tuần 0 đầu năm</i>
<i>học). Tôi đã hướng dẫn trực tiếp 6 em nhóm trưởng điều khiển các hoạt động của</i>
nhóm tại lớp bằng cách: 6 em nhóm trưởng ngồi vào thành một nhóm cùng với tơi
(cơ giáo), cịn lại các em trong lớp đứng thành vịng trịn quan sát. Tơi trực tiếp là
<b>nhóm trưởng để điều khiển các “việc” của từng hoạt động trong sách. </b>



<b>*Ví dụ: </b>


Thảo luận nhóm mơn Tốn – lớp 4 - Bài 3/ trang 4, sách hướng dẫn học, tập
1A. (Ở bài này tôi chuẩn bị phiếu bài tập)


Nội dung bài tập yêu cầu: Viết (theo mẫu)
Viết số


Chục


nghìn Nghì
n


Trăm Chục


Đơn


vị Đọc số


72 601 7 2 6 0 1 Bảy mươi hai nghìn sáu trăm


linh một


Chín mươi tám nghìn hai trăm
ba mươi


84 717


4 0 0 2 0



<i>Việc 1: Nhóm trưởng nhận phiếu bài tập. giao nhiệm vụ cho các bạn trong</i>
<b>nhóm , phát cho mỗi bạn 1 phiếu bài tập và tự làm cá nhân. </b>


<i><b>Việc 2: Các bạn trong nhóm làm xong thì tự trao đổi nhóm đơi về kết quả</b></i>
bài tập vừa làm.


<i><b>Việc 3: Trao đổi nhóm lớn, nhóm trưởng điều khiển mời các bạn tất cả các</b></i>
bạn trong nhóm kiểm tra lại kết quả bài bằng kỹ thuật xoay ổ bi, rồi cho các bạn
đọc kết quả bài làm của mình trước nhóm, để các bạn trong nhóm nhận xét, thống
nhất, Thảo luận xong cả nhóm vỗ tay báo hiệu đã thảo luận xong.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>( bạn thư ký báo cáo)</i>


Từ việc học sinh cả lớp đã quan sát các nhóm trưởng làm mẫu, tơi bắt đầu
cho cả lớp thực hành thảo luận nhóm, trong khi quan sát học sinh thảo luận nhóm,
tơi trực tiếp tham gia cùng với các nhóm để hoạt động, có nhóm tơi đóng vai là
thành viên, là thư ký, là nhóm trưởng để hướng dẫn cho học sinh hiểu và học tập
theo. Tơi cho học sinh tập thảo luận nhóm vài lần vẫn trong một hoạt động đó, để
các em nhớ được các bước khi thảo luận nhóm, cho đến khi vào đầu năm học, học
chính thức là các em đã quen dần với kỹ năng thảo luận nhóm.


Nhóm trưởng, thư ký không cố định mà luân phiên để điều hành hoạt động
nhóm. Cứ hai tháng tơi cho học sinh trong nhóm bầu em khác làm nhóm trưởng, để
các em có cơ hội thể hiện mình. Tất cả học sinh được gọi để phát biểu trong nhóm.
Như vậy các em sẽ được hợp tác chia sẻ những nội dung cần thảo luận, được học
tập lẫn nhau, tạo cho các em một khơng khí thoải mái, cởi mở hơn, từ đó các em
còn nhút nhát sẽ mạnh dạn hơn.


Thường xuyên động viên khích lệ những học sinh cịn rụt rè, chưa mạnh dạn
khi giao tiếp, tuyên dương trước lớp để học sinh đó có động lực học tập và khơng


cịn thấy cảm giác sợ mình nói sai, đồng thời nhắc nhở những học sinh học khá tốt
không nên chê bạn, mà thường xuyên giúp đỡ các bạn để các bạn mạnh dạn, tự tin
hơn trong học tập và trong giao tiếp .


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Học sinh thảo luận nhóm


Trong thời gian học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần đi vịng quanh các
nhóm và lắng nghe ý kiến của mỗi học sinh trong nhóm để giúp đỡ, gợi ý cho học
sinh nếu cần thiết.


Kết quả thảo luận có thể trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau như: Bằng
lời, đóng vai, viết, hoặc vẽ trên giấy khổ to…Có thể do một người thay mặt nhóm
trình bày.


<i>*Ví dụ như là một em thay mặt nhóm trình bày trước lớp kết quả một bài tốn mà</i>
<i>nhóm vừa thảo luận. Có thể nhiều người trình bày, mỗi người mỗi đoạn nối tiếp</i>
<i>nhau. Ví dụ: Nhìn tranh kể lại câu chuyện theo nhóm.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>(thời gian này là ở tuần 1 và tuần 2 đầu năm học). Mỗi thành viên trong nhóm sẽ</i>
làm quen dần với sự phân cơng nhiệm vụ của mình được giao và phải nỗ lực,
khơng ỷ lại vào người khác, cả nhóm phối hợp với nhau để cuối cùng đạt được mục
tiêu bài học.


<i>+ Cấu tạo của một hoạt động nhóm có thể là: </i>
- Nhận nhiệm vụ được giao


- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho mỗi cá nhân làm việc độc lập, rồi
trao đổi theo cặp hoặc cả nhóm.


- Thống nhất ý kiến trong nhóm



- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc nhóm.
<b>2.4. Kết quả đạt được: </b>


Trong q trình giảng dạy tơi đã vận dụng các biện pháp trên và nhận thấy.
lớp học đã thực sự sơi nổi hẳn lên, học sinh hồn tồn chủ động với bài học, tự
giác, tích cực trong học tập. Học sinh đã biết chia sẻ, hợp tác lẫn nhau và tiến bộ rõ
rệt nhất là những học sinh đầu năm học còn nhút nhát đã mạnh dạn rất nhiều, học
sinh đã học tập được lẫn nhau cách điều khiển nhóm. Tuy rằng đây cũng chỉ là một
kết quả nhất định nhưng bản thân tơi cũng cảm thấy hài lịng vì các em đã tự chủ
động, lĩnh hội được tri thức và khắc sâu kiến thức bài học. Với cách học nhóm nói
trên, tơi vẫn tiếp tục khuyến khích, giúp đỡ các em có kỹ năng hoạt động nhóm tốt.


Kết quả học sinh cuối kỳ I năm học 2016-2017 đạt như sau:
<b>Thời</b>
<b>gian</b>
<b>Lớp</b>
<b>Sĩ số </b>
<b>HS</b>
<b>HS chủ </b>
<b>động, tích </b>
<b>cực, tự tin </b>
<b>trong học </b>
<b>tập</b>


<b>HS cịn thụ</b>
<b>động, chưa </b>
<b>tích cực </b>
<b>trong học </b>
<b>tập</b>


<b>HS biết </b>
<b>điều khiển </b>
<b>hoạt động </b>
<b>nhóm </b>
<b>HS chưa </b>
<b>biết điều </b>
<b>khiển </b>
<b>hoạt động </b>
<b>nhóm</b>
Cuối học
kỳ I


4A 30 26 04 21 09


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>3.1.Kết luận:</b>


Qua việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giúp học sinh hoạt động
nhóm có hiệu quả cho thấy học sinh học mạnh dạn hơn và linh hoạt sáng tạo, tích
cực trong học tập, đã quen dần với cách hoạt động nhóm và có thói quen làm việc
theo 10 bước học tập, Nhiều học sinh đã thể hiện được khả năng của mình khi điều
khiển hoạt động của nhóm. Tuy nhiên để đạt được cách học nhóm có hiệu quả , địi
hỏi người giáo viên phải thật là kiên trì, vận dụng thường xuyên, hằng ngày thì mới
tạo cho học sinh có thói quen trong học tập. Có như vậy mới phát huy được tính
sáng tạo, tinh thần chủ động, hợp tác chia sẻ của các em học sinh.


<b>3.2. Kiến nghị: </b>


Cần tổ chức cho giáo viên tham quan thực tế tại các trường bạn, nhằm trao
đổi kinh nghiệm về các phương pháp dạy học, để áp dụng vào giảng dạy, giúp học
sinh học tập đạt hiệu quả cao.



Trên đây là một vài biện pháp giúp học sinh hoạt động nhóm có hiệu quả mà
bản thân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy trong thời gian qua. Rất mong muốn được
chia sẻ với quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn !


<i> Buôn choah, ngày 20 tháng 12 năm 2016</i>


Người viết


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>MỤC LỤC</b>


STT Tên Trang


<b>1</b>
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
<b>MỞ ĐẦU</b>
Lí do chọn đề tài.


Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu.


1
2
2


2
2
<b>2</b>
2.1
2.2
2.3
2.4
<b>NỘI DUNG</b>
Cơ sở lí luận của vấn đề.


Thực trạng của vấn đề.


Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết các vấn đề.
Kết quả đạt được.


2
3
6
9
<b>3</b>
3.1
3.2


<b>KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ</b>
Kết luận.


Kiến nghị


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Để nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi căn cứ vào các tài liệu sau:
1, Tài liệu tập huấn cho giáo viên tiểu học


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14></div>

<!--links-->

×