Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THẢO THANH THANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM
GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI
BUÔN BÁN NHỎ LẺ TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THẢO THANH THANH

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI
BUÔN BÁN NHỎ LẺ TẠI THÀNH PHỐ BÉN TRE

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340101



Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập hội đồng:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:

Số 452/QĐ-ĐHNT, ngày 28/4/2018

TS. QCH THỊ KHÁNH NGỌC
Chủ tịch hợi đờng:
Phịng Đào tạo sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Khánh Hòa, ngày 10 tháng 03 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thảo Thanh Thanh

iii


LỜI CẢM ƠN
Qua hai năm học tập, nghiên cứu và với sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của quý
Thầy cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, đến nay tơi đã hồn thành xong luận văn tốt

nghiệp, đây cũng là kết quả nghiên cứu đầu tiên của bản thân.
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô trường
Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện và hỗ trợ
cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến TS. Quách Thị Khánh Ngọc, cô là người giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn, giúp tơi
hồn thành luận văn của mình, xin cảm ơn cơ trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn,
góp ý kiến sửa đổi, bổ sung để cơng trình nghiên cứu của tơi ngày càng hồn thiện hơn.
Lời cám ơn tiếp theo, tôi xin được gửi đến Ban Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành
phố Bến Tre cùng các anh, chị đồng nghiệp đã luôn quan tâm, tạo điều kiện và hỗ trợ tơi
trong thời gian thực hiện cơng trình nghiên cứu tại thành phố Bến Tre.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cô, chú, anh, chị buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành
phố Bến Tre, đã dành thời gian q báu của mình để hồn thành bảng câu hỏi phỏng vấn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình cùng tập thể lớp Cao học quản trị kinh doanh
Bến Tre đã ln động viên, khích lệ đã giúp tơi giữ vững tinh thần và quyết tâm trong
suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn.
Một lần nữa, tơi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Luận văn này chắc chắn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................iv
MỤC LỤC.........................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .....................................................................................x
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................ xii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.5. Những đóng góp của đề tài ........................................................................................3
1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận.........................................................................................3
1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ......................................................................................3
1.6. Kết cấu luận văn ........................................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .............................5
2.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................................................5
2.1.1. An sinh xã hội .........................................................................................................5
2.1.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội ................................................................................5
2.1.1.2. Bản chất của an sinh xã hội .................................................................................6
2.1.1.3 Vai trò của an sinh xã hội .....................................................................................7
2.1.2. Bảo hiểm xã hội ......................................................................................................7
2.1.2.1. Khái niệm .............................................................................................................7
2.1.2.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội ..............................................................................8
2.1.2.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội ...............................................................................10
2.1.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................................................................10
v


2.1.3.1. Khái niệm........................................................................................................... 10
2.1.3.2. Đối tượng tham gia, phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
......................................................................................................................................... 11

2.1.3.3. Quyền lợi khi tham gia ...................................................................................... 12
2.2. Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng ..................................................................... 15
2.2.1 Khái niệm hành vi người tiêu dùng ....................................................................... 15
2.2.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng ........................................ 16
2.3. Lý thuyết về thái độ khách hàng ............................................................................. 16
2.3.1. Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA - Theory of Reasoned Action) ............ 17
2.3.2. Mơ hình hành vi dự định (TPB - Theory of Planned Behaviour)........................ 18
2.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................................. 19
2.4.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ........................................................................ 19
2.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................... 19
2.5. Các giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu ................................................. 20
2.5.1. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 20
2.5.1.1. Thái độ đối với việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ............................... 21
2.5.1.2. Nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................................... 21
2.5.1.3. Ảnh hưởng của xã hội ....................................................................................... 22
2.5.1.4. Thu nhập ............................................................................................................ 23
2.5.1.5. Sự quan tâm đến sức khỏe khi về già ................................................................ 23
2.5.1.6. Công tác tun truyền ........................................................................................ 24
2.5.2. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................. 24
Tóm tắt chương 2 ............................................................................................................ 25
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP .................................. 26
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 26
3.1. Giới thiệu về Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre ................................................. 26
3.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ........................................................... 26
3.1.2. Thực trạng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại thành phố Bến Tre ............. 26
3.1.3. Tình hình thực hiện thu bảo hiểm qua các năm ................................................... 27
3.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 28
3.2.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 28
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 29
vi



3.2.3. Cỡ mẫu và quy cách lấy mẫu................................................................................30
3.3. Xây dựng thang đo ...................................................................................................31
3.3.1. Thang đo Thái độ đối với việc tham gia BHXH tự nguyện.................................31
3.3.2. Thang đo Nhận thức về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ..........................32
3.3.3. Thang đo Ảnh hưởng xã hội .................................................................................33
3.3.4. Thang đo Thu nhập ............................................................................................... 33
3.3.5. Thang đo Sự quan tâm đến sức khỏe khi về già ..................................................34
3.3.6. Thang đo Công tác tuyên truyền ..........................................................................35
3.3.7. Thang đo ý định tham gia BHXH TN ..................................................................35
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................36
3.4.1. Thống kê mơ tả .....................................................................................................36
3.4.2. Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha ) ................37
3.4.3. Phân tích nhân tố (Factor Analysis) EFA ............................................................ 37
3.4.4. Phân tích hệ số tương quan Pearson .....................................................................38
3.4.5. Phân tích hồi quy ..................................................................................................38
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................................39
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................40
4.1. Thống kê mơ tả mẫu nghiên cứu .............................................................................40
4.2. Phân tích thống kê mô tả thang đo...........................................................................43
4.2.1. Thang đo Thái độ đối với việc tham gia BHXH TN ...........................................43
4.2.2. Thang đo Nhận thức về chính sách của BHXH tự nguyện ..................................44
4.2.3. Thang đo Ảnh hưởng xã hội .................................................................................44
4.2.4. Thang đo Thu nhập ............................................................................................... 45
4.2.5. Thang đo Sự quan tâm đến sức khỏe khi về già ..................................................46
4.2.6. Thang đo Công tác tuyên truyền ..........................................................................46
4.2.7. Thang đo Ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ........................................47
4.3. Đánh giá thang đo ....................................................................................................47
4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha....................................47

4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .........................................................................50
4.3.2.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến độc lập .................................50
4.3.2.2. Phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc “Ý định tham gia BHXH TN”
.........................................................................................................................................52
vii


4.4. Phân tích tương quan ............................................................................................... 53
4.5. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình và phân tích hồi quy ...................................... 55
4.5.1. Kiểm định sự phù hợp của mơ hình ..................................................................... 55
4.5.2. Phân tích hồi quy .................................................................................................. 58
Tóm tắt chương 4 ............................................................................................................ 61
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................................... 62
5.1. Các kết quả chính của đề tài .................................................................................... 62
5.2. Một số hàm ý quản trị .............................................................................................. 63
5.2.1. Tăng cường cơng tác Marketing, xác định nhóm đối tượng tiềm năng của BHXH
tự nguyện và vai trò của sự ảnh hưởng xã hội đối với những người đang tham gia BHXH
tự nguyện......................................................................................................................... 63
5.2.2. Đảm bảo tính hợp lý của chính sách, pháp luật và quyền lợi của người dân khi
tham gia BHXH TN ........................................................................................................ 64
5.2.3. Tăng cường hơn nữa cơng tác cải cách thủ tục hành chính nâng cao chất lượng
phục vụ người dân, người tham gia BHXH TN ............................................................. 64
5.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển đối tượng tham gia BHXH
TN, ngay tại cơ sở và ở từng địa bàn, từng cụm dân cư ................................................ 65
5.2.5. Hoàn thiện, mở rộng mạng lưới đại lý thu BHXH TN và ứng dụng công nghệ
thông tin .......................................................................................................................... 66
5.3. Kết luận .................................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 68
PHỤ LỤC............................................................................................................................


viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

- ASXH

: An sinh xã hội

- BHXH

: Bảo hiểm xã hội

- BHXH BB

: Bảo hiểm xã hội bắt buộc

- BHXH TN

: Bảo hiểm xã hội tự nguyện

- BHYT

: Bảo hiểm y tế

- EFA: (Exploration Factor Analysis): Phân tích nhân tố khám phá
- HĐLĐ: Hợp đồng lao động
- ILO: (International Labour Organization): Tổ chức lao động quốc tế
- ISSA: (Information Systems Security Association): Hiệp hội an sinh xã hội quốc tế
- QĐ: Quyết định

- SPSS: (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý thống kê dùng trong
các ngành khoa học xã hội.

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Số liệu thu bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các năm 2015 - 2017 ................ 27
Bảng 3.2: Tiến trình của nghiên cứu .............................................................................. 29
Bảng 3.3. Thang đo Thái độ đối với việc tham gia BHXH tự nguyện .......................... 31
Bảng 3.4. Thang do Nhận thức về chính sách BHXH tự nguyện .................................. 32
Bảng 3.5: Thang đo Ảnh hưởng xã hội .......................................................................... 33
Bảng 3.6: Thang đo Thu nhập ........................................................................................ 34
Bảng 3.7: Thang đo Sự quan tâm đến sức khỏe khi về già ............................................ 34
Bảng 3.8: Thang đo Công tác tuyên truyền.................................................................... 35
Bảng 3.9: Thang đo ý định tham gia BHXH TN ........................................................... 36
Bảng 4.1. Thống kê đặc điểm nhân khẩu học của mẫu điều tra .................................... 40
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả thang đo Thái độ (TD) ............................................ 43
Bảng 4.3: Kết quả thông kê mô tả thang đo Nhận thức (NT) ........................................ 44
Bảng 4.4. Kết quả thông kê mô tả thang đo Ảnh hưởng xã hội (AH) ........................... 44
Bảng 4.5. Kết quả thông kê mô tả thang đo Thu nhập (TN) ......................................... 45
Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả thang đo Sự quan tâm đến sức khỏe ....................... 46
Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả thang đo Công tác tuyên truyền (TT) ..................... 46
Bảng 4.8. Kết quả thống kê mô tả thang đo Ý định tham gia BHXH TN (YDTG) ...... 47
Bảng 4.9: Độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Apha .................................... 48
Bảng 4.10: Tóm tắt phân tích EFA nhóm độc lập ......................................................... 50
Bảng 4.11. Tổng phương sai trích .................................................................................. 51
Bảng 4.12. Ma trận xoay vng góc nhóm độc lập ....................................................... 51
Bảng 4.13: Tóm tắt phân tích EFA nhóm phụ thuộc ..................................................... 53
Bảng 4.14: Ma trận nhân tố ............................................................................................ 53

Bảng 4.15: Kết quả phân tích tương quan Pearson ....................................................... 53
Bảng 4.16. Phân tích độ phù hợp của mơ hình .............................................................. 58
Bảng 4.17: Phân tích phương sai ANOVA trong phân tích hồi quy ............................. 58
Bảng 4.18. Kết quả hồi quy ............................................................................................ 59

x


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình Học thuyết hành động hợp lý của Ajzen và Fishbein .....................17
Hình 2.2. Mơ hình hành vi dự định (TPB) .....................................................................18
Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................................25
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................28
Hình 4.1: Biểu đồ phân phối chuẩn (Histogram) ...........................................................56
Hình 4.2: Đồ thị phần dư chuẩn hóa...............................................................................56
Hình 4.3. Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đốn ..........................57

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà
người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình. Với chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tạo điều kiện cho những người bn
bán nhỏ, lẻ có thu nhập thấp và khơng ổn định có điều kiện được tham gia và hưởng chế
độ hưu trí, tử tuất. Tại thành phố Bến Tre, cơng tác tun truyền dành cho chính sách bảo
hiểm xã hội tự nguyện luôn được chú trọng đẩy mạnh. Tuy nhiên, đến nay những người
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất hạn chế, tác động chủ yếu có thể kể đến như
trình độ học vấn, mức độ nhận thức, rào cản tâm lý, thu nhập thấp và không ổn định,
người dân chưa quen với tính chất tích lũy, dự phịng cho tương lai của bảo hiểm xã hội

tự nguyện. Ngồi ra, cơng tác tun truyền phối hợp giữa các ngành về chính sách này
chưa thật sự đạt hiệu quả. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ là hết sức cần
thiết và quan trọng trong việc thực thi và hồn thiện chính sách này. Đó là lý do tác giả
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm
xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ, lẻ tại thành phố Bến Tre”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá thực trạng việc tham gia BHXH
TN của người dân buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Bến Tre. Qua đó xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
ý định tham gia BHXH TN của người dân buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Bến Tre. Trên
cơ sở kết quả của nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm phát triển đối tượng
tham gia BHXH TN ở thành phố Bến Tre.
Phương pháp nghiên cứu này được thực hiện thơng qua 2 bước chính: Nghiên
cứu sơ bộ thơng qua phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức thơng qua phương
pháp định lượng. Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 như: phân
tích thống kê mô tả thang đo; kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach
Alpha để phát hiện những chỉ báo không đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu; phân
tích nhân tố khám phá EFA; kiểm định mơ hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất bằng
phân tích hồi quy.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN
của người dân buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Bến Tre .
xii


Thứ nhất nhân tố Ảnh hưởng xã hội (AH) có mức tác động mạnh nhất đến ý định
tham gia BHXH TN của người dân buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Bến tre. Hệ số Beta
của biến này là β = 0,326, tiếp đến là NT - Nhận thức về chính sách của BHXH TN ( β
= 0,301) ; TN - Thu nhập ( β = 0,265); SK – Sự quan tâm đến sức khỏe khi về già (β =
0,187) và cuối cùng là TT - Công tác tuyên truyền (β= 0,089) và TD - Thái độ đối với
việc tham gia BHXH tự nguyện (β = 0,086).

Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao và phát triển ý định tham gia BHXH TN của người dân buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố
Bến Tre, cũng như xác định thứ tự ưu tiên của các giải pháp như: Tăng cường công tác
Marketing, xác định nhóm đối tượng tiềm năng của BHXH TN và vai trò của sự ảnh
hưởng xã hội đối với những người đang tham gia BHXH TN; Đảm bảo tính hợp lý của
chính sách, pháp luật và quyền lợi của người dân khi tham gia BHXH TN; Tăng cường
hơn nữa cơng tác cải cách thủ tục hành chính nâng cao chất lượng phục vụ người dân, người
tham gia BHXH TN ; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển đối tượng
tham gia BHXH TN, ngay tại cơ sở và ở từng địa bàn, từng cụm dân cư và hoàn thiện,
mở rộng mạng lưới đại lý thu BHXH TN và ứng dụng công nghệ thông tin.
Các giải pháp trên đều nhằm mục tiêu là đưa chính sách BHXH TN đến gần hơn với
mọi người dân lao động từng bước góp phần vào việc bảo đảm ASXH của tỉnh nhà.
Từ khóa : BHXH TN, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của
người dân buôn bán nhỏ lẻ tại thành phố Bến Tre.

xiii



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là một khái niệm quen thuộc và đóng vai trị quan trọng trong
việc đảm bảo an sinh xã hội cho mỗi quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, bảo hiểm xã
hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Để góp
phần thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hội nhập
sâu vào nền kinh tế thế giới thì hệ thống an sinh xã hội nhất là bảo hiểm xã hội phải từng
bước hoàn thiện và phát triện, đáp ứng toàn diện nhu cầu của người dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của công cụ bảo hiểm xã hội trong hệ thống an

sinh xã hội của quốc gia, từ năm 2007 khi Luật Bảo hiểm xã hội ra đời và có hiệu lực,
Đảng và Nhà nước ta đã khơng ngừng hồn thiện các chính sách bảo hiểm xã hội đảm
bảo toàn diện những quyền lợi chính đáng của người dân, áp dụng rộng rãi, đa dạng các
hình thức tuyên truyền nhằm mở rộng hơn nữa đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Trên
tinh thần đó, Bảo hiểm xã hội tự nguyện được áp dụng từ năm 2008, nhằm tạo điều kiện
cho những đối tượng không thuộc phạm vi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy
định của Luật bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội
do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng
phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng. Với chính
sách bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tạo điều kiện cho những người bn bán nhỏ, lẻ có
thu nhập thấp và khơng ổn định được tham gia và hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.
Tại thành phố Bến Tre, công tác tuyên truyền dành cho chính sách bảo hiểm xã
hội tự nguyện ln được chú trọng đẩy mạnh. Tuy nhiên, đến nay những người tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất hạn chế. Tác động chủ yếu có thể kể đến như trình
độ học vấn, mức độ nhận thức, rào cản tâm lý, thu nhập thấp và không ổn định, người
dân chưa quen với tính chất tích lũy, dự phịng cho tương lai của bảo hiểm xã hội tự
nguyện. Ngoài ra, công tác tuyên truyền phối hợp giữa các ngành về chính sách này
chưa thật sự đạt hiệu quả. Chính vì vậy, việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của những người buôn bán nhỏ, lẻ là hết sức cần
thiết và quan trọng trong việc thực thi và hoàn thiện chính sách này. Đó là lý do tác giả
thực hiện nghiên cứu đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã
1


hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ, lẻ tại thành phố Bến Tre”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ, lẻ tại thành phố Bến Tre.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu chung, đề tài hướng tới những mục tiêu cụ thể như
sau:
- Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện của người buôn bán nhỏ, lẻ tại thành phố Bến Tre.
- Phân tích mức độ tác động của các nhân tố đó đến ý định tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ.
- Gợi ý một số hàm ý quản trị nhằm giúp cho Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre
thu hút thêm người buôn bán nhỏ lẻ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Những nhân tố nào tác động đến ý định tham gia BHXH TN của người buôn
bán nhỏ, lẻ tại thành phố Bến Tre?
- Mức độ tác động của các nhân tố đó đến ý định tham gia BHXH TN của người
buôn bán nhỏ, lẻ như thế nào?
- Những hàm ý quản trị gì cần lưu tâm nhằm giúp Bảo hiểm xã hội thành phố
Bến Tre thu hút thêm người buôn bán nhỏ lẻ tham gia BHXH TN?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ý định tham gia BHXH TN của những người
buôn bán nhỏ, lẻ và những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến ý định đó.
- Đối tượng khảo sát: Những người bn bán nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố Bến
Tre.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: đề tài thực hiện trên cơ sở các dữ liệu được thu thập qua
khảo sát thông tin từ những người buôn bán nhỏ, lẻ trên địa bàn thành phố Bến Tre.
2


- Phạm vi thời gian: việc thu thập thông tin dữ liệu cho đề tài được tiến hành từ
tháng 8 đến tháng 10 năm 2018.
1.5. Những đóng góp của đề tài

1.5.1. Đóng góp về mặt lý luận
- Luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về Bảo hiểm xã hội và BHXH
TN đối với đối tượng buôn bán nhỏ lẻ.
- Bổ sung cơ sở lý thuyết về những nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH
TN của người dân đang kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ.
1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn
- Phác họa bức tranh tổng thể về BHXH TN của thành phố Bến Tre, chỉ ra những
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH TN của người dân đang kinh
doanh buôn bán nhỏ lẻ.
- Là tài liệu tham khảo tốt cho Bảo hiểm xã hội thành phố Bến Tre nói riêng và
Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong cơng tác xây dựng kế hoạch tuyên truyền phát triển đối
tượng và hồn thiện chính sách BHXH TN, đảm bảo hơn nữa những quyền lợi chính
đáng của người dân khi tham gia BHXH TN góp phần củng cố và phát triển hệ thống an
sinh xã hội của quốc gia.
1.6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, các danh mục và tài liệu tham khảo, luận văn có 5 chương
gồm:
- Chương 1: Giới thiệu.
Chương này trình bày tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, cấu trúc luận
văn.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu.
Chương này trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan đến bảo hiểm xã
hội và chính sách BHXH TN, cơ sở lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng, kế thừa
các nghiên cứu trước có liên quan, trên cơ sở đó đề xuất các giả thuyết và mơ hình
nghiên cứu .
3


- Chương 3: Đặc điểm đối tượng và phương pháp nghiên cứu.

Chương này trình bày tóm tắt về đặc điểm và thực trạng Bảo hiểm xã hội thành
phố Bến Tre, giới thiệu các bước tiến hành nghiên cứu, phương pháp thiết kế nghiên
cứu, xây dựng các thang đo trong mô hình và phương pháp xử lý phân tích dữ liệu.
- Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương này sẽ trình bày những kết quả chính của đề tài, bao gồm các phần:
Thống kê mô tả mẫu, kết quả phân tích Cronbach Alpha, kết quả phân tích nhân tố khám
phá EFA, và kiểm định mơ hình giả thuyết và các giả thuyết đề xuất bằng phân tích hồi
quy.
- Chương 5: Kết luận và các hàm ý quản trị.
Ở chương này sẽ bàn luận kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến ý định tham gia BHXH TN của người dân. Từ đó đề xuất các hàm ý quản trị để
phát triển đối tượng tham gia BHXH TN trong thời gian tới tại thành phố Bến Tre.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1.1. An sinh xã hội
2.1.1.1. Khái niệm về an sinh xã hợi
An sinh xã hội có thể được hiểu là các chương trình hành động của chính phủ
nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền
tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn và tăng cường sức khỏe và
phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị tổn thương như
trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp.
Nói cách khác, an sinh xã hội là một thuật ngữ dùng để chỉ sự bảo đảm thu nhập
và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị
giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho
những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và
những người bị thiên tai, dịch bệnh,..

Có rất nhiều cách định nghĩa về thuật ngữ này như:
- Theo H. Beveridge, nhà kinh tế học và xã hội học người Anh (1879-1963) thì
an sinh xã hội là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm việc và bảo đảm một
lợi tức khi người ta khơng cịn sức làm việc nữa.
- Trong Đạo luật về an sinh xã hội của Mỹ, an sinh xã hội được hiểu khái quát
hơn, đó là sự bảo đảm của xã hội, nhằm bảo tồn nhân cách cùng giá trị của cá nhân,
đồng thời tạo lập cho con người một đời sống sung mãn và hữu ích để phát triển tối đa
tài năng.
- Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã có cách nhìn nhận về an sinh xã hội tương
đối đầy đủ: an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thơng
qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội
do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất
nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp
cho các gia đình đơng con.
- Đối với Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) thì an sinh xã hội thành tố của hệ
5


thống chính sách cơng liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã
hội mà khơng riêng cơng nhân. Những vấn đề như chăm sóc sức khoẻ thông qua bảo
hiểm y tế; hệ thống bảo hiểm xã hội, chăm sóc tuổi già; phịng chống tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã hội là những vấn đề trong hệ thống an sinh xã hội mà tổ
chức ISSA quan tâm.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng nhìn chung an sinh xã hội là những
tác động của Nhà nước và xã hội bằng một số biện pháp phòng ngừa, hạn chế, khắc
phục rủi ro của những thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi
các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, mất sức
lao động hoặc tử vọng, đảm bảo chăm sóc về mặt y tế, áp dụng các hình thức trợ cấp,…
Đây cũng là cách định nghĩa được thừa nhận rộng rãi tại Việt Nam.
2.1.1.2. Bản chất của an sinh xã hội

Từ cách định nghĩa về an sinh xã hội, ta có thấy những mảnh ghép an sinh xã hội
gồm:
- An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình.
- Các biện pháp cơng cộng là công cụ để xã hội bảo vệ những thành viên của
mình.
- Mục đích của sự bảo vệ này nhằm đảm bảo thu nhập và đời sống cho các thành
viên trong xã hội thông qua các biện pháp công cộng, nhằm tạo ra sự “an sinh” cho mọi
thành viên trong xã hội
Thơng qua những mảnh ghép trên có thể nói an sinh xã hội mang tính xã hội và
tính nhân văn sâu sắc, cụ thể như sau:
- Quyền con người được biểu hiện rõ rệt thông qua nội dung của an sinh xã hội.
Bản chất này được thể hiện qua mục tiêu của an sinh xã hội là giúp đỡ các thành viên
của xã hội trước những biến cố, những “ rủi ro xã hội” dẫn đến bị giảm hoặc mất thu
nhập,.. thông qua những công cụ như trợ cấp bảo hiểm xã hội, sự cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cho người lao động và các thành viên gia đình họ, các loại trợ giúp xã hội
cho những người có rất ít hoặc khơng có tài sản, những người cần sự giúp đỡ đặc biệt
cho các gánh nặng gia đình.
- An sinh xã hội thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Bằng những biện pháp hỗ
6


trợ của mình, an sinh xã hội đã tạo cho những cho những người nghèo khó, những người
cần sự giúp đỡ đặc biệt, những người kém may mắn hơn những người bình thường khác
có thêm những điều kiện cần thiết để khắc phục những “biến cố”, những “rủi ro xã hội”,
có cơ hội để phát triển, hồ nhập vào cộng đồng, giúp mọi người hướng tới một xã hội
nhân ái, góp phần tạo nên một cuộc sống cơng bằng, bình yên.
- An sinh xã hội thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân
tương ái của cộng đồng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là một trong
những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội. Sự san sẻ trong cộng đồng, giúp đỡ những
người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những giá trị nhân bản của con người, bảo đảm cho

một xã hội phát triển lành mạnh.
Tóm lại, an sinh xã hội là công cụ quản lý của Nhà nước giúp ổn định xã hội, tạo
nên sự đồng thuận và gắn kết giữa các thành phần trong xã hội.
2.1.1.3 Vai trò của an sinh xã hội
- Hệ thống an sinh xã hội giúp thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội. An sinh xã
hội là một công cụ để cải thiện các điều kiện sống của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là
đối với những người nghèo khó, những nhóm dân cư “kém may mắn” trong xã hội. Từ
đó giảm bất bình đẳng, phân hố giàu nghèo, phân tầng xã hội; tạo nên sự đồng thuận
giữa các giai tầng, các nhóm xã hội trong q trình phát triển góp phần ổn định và phát
triển về xã hội - kinh tế - chính trị của đất nước.
- An sinh xã hội là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát
triển một đất nước bền vững, một xã hội nhân ái, đồn kết thơng qua việc điều hồ các
mâu thuẫn xã hội.
2.1.2. Bảo hiểm xã hợi
2.1.2.1. Khái niệm
Bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, nếu
như không có bảo hiểm xã hội thì khơng thể có một nền an sinh xã hội vững mạnh.
Trong lịch sử phát triển, từ khi con người sinh sống thành cộng đồng thì các mối
quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng được hình thành
và phát triển ngày càng phức tạp và đa dạng, khi xã hội ngày càng phát triển, thì nhiều
vấn đề phát sinh trong đó có cả nhu cầu lẫn rủi ro, nhu cầu càng cao thì rủi ro càng nhiều.
7


Để một đất nước phát triển thì yếu tố về nhân lực càng phải được chú trọng. Tuy nhiên,
trong thực tế khơng phải người lao động nào cũng có đủ điều kiện về sức khỏe, khả năng
lao động để tạo ra thu nhập, trong quá trình cống hiến sức lao động của mình, họ có thể
gặp nhiều rủi ro như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc mất việc vì những lý do
khách quan hay chủ quan. Chính những rủi ro đó, người lao động cần được sự bảo trợ
của cộng đồng và xã hội. Và đây là cơ sở và lý do phải có sự tồn tại của hệ thống an sinh

xã hội. Với tính chất đồn kết và san sẻ, bảo hiểm xã hội dần khẳng định tầm quan trọng
và ý nghĩa trong hệ thống an sinh xã hội.
Theo định nghĩa của tổ chức lao động quốc tế: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của
xã hội đối với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu
nhập gây ra bởi ốm đai, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết. Hơn nữa bảo
hiểm xã hội cịn bảo vệ cho việc chăm sóc y tế, sức khoẻ và trợ cấp cho các gia đình khi
cần thiết”.
Cịn theo từ điển bách khoa Việt Nam thì Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố
làm giảm hoặc mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, tử tuất, già yếu, mất việc làm, trên cơ hình thành một quỹ tài chính do sự
đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, có sự bảo hộ của Nhà nước theo đúng
pháp luật. Nhằm bảo đảm an toàn, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ,
đồng thời góp phần đảm bảo xã hội.
Ở Việt Nam, khái niệm về bảo hiểm xã hội được thừa nhận và cụ thể hóa tại
Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã
hội.
2.1.2.2. Bản chất của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một chính sách trong hệ thống an sinh xã hội đảm bảo đời
sống của người lao động thơng qua các chính sách dành cho người lao động khi họ tham
gia bảo hiểm xã hội, là hình thức bảo hiểm thu nhập cho người lao động, là sản phẩm
8


tất yếu khách quan của xã hội phát triển, là hình thức dịch vụ cơng để quản lý và đáp
ứng nhu cầu chia sẻ các rủi ro trong cộng đồng, là quyền cơ bản của người lao động.
Bảo hiểm xã hội vừa để thực hiện các mục đích xã hội, vừa để thực hiện các mục đích

kinh tế trong mỗi cộng đồng, quốc gia và hai mục đích ln song hành cùng nhau, được
thực hiện đồng thời, đan xen lẫn nhau, là hai mặt không thể tách rời của bảo hiểm xã
hội, chính vì vậy mà bản chất của bảo hiểm xã hội tồn tại ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Ở khía cạnh kinh tế: Sự tồn tại của rủi ro đối với thu nhập của người lao động là
không thể đốn trước. Tuy nhiên với chính sách bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ
cần đóng góp hàng tháng một tỷ lệ nhỏ phần trăm so với tiền lương của mình cùng với
sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước để tạo ra một quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ này là tập
hợp của số đông người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để bù đắp cho số ít người
tham gia bị rủi ro. Khi rủi ro xảy ra bằng hình thức lấy số đơng bù số ít người bị rủi ro
sẽ giúp khắc phục những khó khăn trong đời sống cá nhân từng lao động do bị mất hoặc
giảm thu nhập. Ở phương diện kinh tế có thể nói bảo hiểm xã hội là dịch vụ tài chính
nhằm phân phối lại nhưng khoản thu nhập bị mất của người lao động khi gặp sự cố trong
cuộc sống.
Ở khía cạnh xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự chia sẻ rủi ro, bảo đảm an toàn xã hội.
Nhờ có bảo hiểm xã hội, khi người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp, già yếu, chết làm cho thu nhập của họ bị mất hẳn hoặc giảm sút, họ
sẽ được bù đắp lại một phần hoặc tất cả từ quỹ bảo hiểm xã hội, mà quỹ này là do số
đông người lao động đóng góp, cùng trách nhiệm của người sử dụng lao động và sự hỗ
trợ của Nhà nước. Qua đó cũng thể hiện rõ trách nhiệm xã hội giữa người sử dụng lao
động với người lao động, của người lao động với nhau và sự quan tâm của Nhà nước tới
sự cống hiến cho lợi ích xã hội của người lao động.
Ở khía cạnh pháp lý: Mối quan hệ các bên tham gia bảo hiểm xã hội được quy
định, điều chỉnh thông qua Luật Bảo hiểm xã hội, hoặc các văn bản về bảo hiểm xã hội
dưới luật hoặc phần quy định bảo hiểm xã hội ở bộ luật khác, từ đây ràng buộc chặt chẽ
trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên có liên quan, khẳng định trách nhiệm người sử
dụng lao động và người lao động trong vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy, bảo
hiểm xã hơi là một chính sách xã hội quan trọng, là bộ phận cơ bản để đảm bảo an sinh
xã hội của các quốc gia.
9



2.1.2.3. Vai trị của bảo hiểm xã hợi
- Thứ nhất, bảo hiểm xã hội là một công cụ giúp người lao động ổn định đời sống
sau những rủi ro mất mát như bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc
chết. Thơng qua những chính sách của bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được thay
thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị mất do những rủi ro từ đó giúp họ khắc phục
nhanh chóng những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để
tiếp tục cống hiến sức lao động của mình.
- Thứ hai, bảo hiểm xã hội góp phần kích thích nâng cao năng suất lao động cá
nhân và năng suất lao động xã hội. Giúp người lao động ln n tâm, gắn bó tận tình
với cơng việc, tích cực trong lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả
kinh tế, từ đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người sử dụng
lao động và Nhà nước.
- Thứ ba, bảo hiểm xã hội là một yếu tố giúp thu hút lao động, hình thành và phát
triển thị trường lao động, gắn bó các lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động
và các lợi ích xã hội.
- Thứ tư, bảo hiểm xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công
bằng xã hội. Về mặt kinh tế, quỹ bảo hiểm xã hội bên cạnh việc sử dụng để chi trả các
chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định, phần nhàn rỗi còn được sử dụng trong các hoạt
động đầu tư kinh doanh để bảo tồn và phát triển quỹ. Về mặt cơng bằng xã hội, bảo
hiểm xã hội làm giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo thơng qua tính
chất chia sẻ giữa những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những
người ốm yếu, gặp phải những biến cố mất mát trong lao động sản xuất và trong cuộc
sống.
2.1.3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1.3.1. Khái niệm
Căn cứ Khoản 3, Điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng
11 năm 2014 thì bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước
tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với
thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người

tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
10


Tính chất tự nguyện của loại bảo hiểm này thể hiện thông qua quyền tự quyết
của người tham gia về mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp với khả năng kinh
tế của chính người tham gia.
2.1.3.2. Đối tượng tham gia, phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện
- Đối tượng tham gia
Theo quy định tại Điều 8 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội,
thẻ bảo hiểm y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4
năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) thì đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Bao
gồm:
- Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày
01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày
01/01/2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thơn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu,
khu phố;
- Người lao động giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền
lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã;
- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ
chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời

gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH.
- Phương thức đóng
Với loại bảo hiểm xã hội tự nguyện người tham gia được quyền lựa chọn phương
11


×