Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Đánh giá thực trạng nhu cầu con giống nghêu lụa và nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ, kích thích sinh sản nghêu lụa (paphia undulata born, 1778) tại kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH VĂN QUÝT

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHU CẦU CON GIỐNG NGHÊU LỤA
VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NI VỖ, KÍCH THÍCH SINH SẢN
NGHÊU LỤA (Paphia undulata Born, 1778) TẠI KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH VĂN QUÝT

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHU CẦU CON GIỐNG NGHÊU LỤA VÀ
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NI VỖ, KÍCH THÍCH SINH SẢN NGHÊU
LỤA (Paphia undulata Born, 1778) TẠI KIÊN GIANG

Ngành

Nuôi trồng thủy sản

Mã số

8620301


Quyết định giao đề tài

Số 780/QĐ-ĐHNT
ngày 06/07/2018

Quyết định thành lập HĐ

391/QĐ-ĐHNT ngày
10/04/2019

Ngày bảo vệ

13/05/2019

Người hướng dẫn khoa
học:
TS. LÊ ANH TUẤN
Chủ tịch Hội đồng:
PGS TS. LÊ MINH
HOÀNG
Khoa sau đại học
ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của chính bản thân. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất cứ nghiên cứu nào. Đề tài này là một phần nội dung thuộc đề tài nghiên cứu khoa
học cấp tỉnh: “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và thí điểm
ni thương phẩm nghêu lụa (Paphia undulata Born, 1778) tại Kiên Giang” và đã

được chủ nhiệm đề tài đồng ý cho sử dụng một phần số liệu.
Học viên thực hiện

Huỳnh Văn Quýt

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới quý thầy, cô Trường Đại học Nha
Trang, đặc biệt quý thầy, cô giảng dạy lớp CHNTTS 2017-1 tại trường Đại học Kiên
Giang. Tôi cũng xin bày tỏ sự cám ơn chân thành tới thầy TS. Lê Anh Tuấn, người đã
hướng dẫn tận tình cho tơi trong q trình thực hiện luận văn này. Đồng thời tơi cũng
gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Vũ Trọng Đại - chủ nhiệm đề tài NCKH cấp Tỉnh:
“Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và thí điểm nuôi thương
phẩm nghêu lụa (Paphia undulata Born, 1778) tại Kiên Giang” đã giúp đỡ để thực
hiện thành công luận văn này.
Tôi xin gửi lời cám ơn vô hạn tới Ban lãnh đạo và tồn thể cán bộ cơng nhân viên
chức trại thực nghiệm giống thủy sản Ba Hòn, Kiên Lương, Kiên Giang đã giúp đỡ tơi
tận tình về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để thí nghiệm cho cơng trình nghiên
cứu này.
Tơi xin gửi lời cám ơn tới Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công chức Hội Nông
dân huyện An Biên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và
làm đề tài.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi tới bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã luôn động viên, giúp đỡ cổ vũ rất nhiều trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, với lòng biết ơn vơ hạn, tơi xin được dành cho gia đình, bố mẹ những người đã có cơng sinh thành, giáo dưỡng để tơi có được như ngày hơm nay.
Những lời động viên và chia sẻ từ vợ và các con tôi là nguồn sinh lực vô hạn giúp tôi
vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như học tập.
Kiên Giang, tháng 03 năm 2019

Tác giả

Huỳnh Văn Quýt

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC .............................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................v
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .................................................................................. viii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1.

Một số đặc điểm sinh học của nghêu lụa .............................................................. 3

1.1.1.

Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái cấu tạo ....................................................3

1.1.2.

Đặc điểm phân bố................................................................................................ 3


1.1.3.

Đặc điểm dinh dưỡng ..........................................................................................4

1.1.4.

Đặc điểm sinh sản ............................................................................................... 5

1.2

Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và ni thương phẩm nghêu lụa................7

1.2.1 Trên thế giới .............................................................................................................7
1.2.2 Tại Việt Nam ...........................................................................................................8
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................10
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................10
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 11
2.3 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................12
2.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát .............................................................................12
iii


2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục nghêu lụa bố mẹ .................................14
2.3.3. Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản nghêu lụa bố mẹ ..................................15
2.3.4. Phương pháp thu mẫu và xác định các chỉ tiêu môi trường ............................... 16
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 19
3.1 Hiện trạng nghề nuôi nghêu lụa thương phẩm tại Kiên Giang ................................ 19
3.1.1 Đặc điểm phân bố của nghêu lụa...........................................................................19
3.1.2 Hiện trạng nghề nuôi nghêu lụa thương phẩm ......................................................20

3.1.3 Hiện trạng nghề khai thác nghêu lụa .....................................................................21
3.1.4 Hiệu quả kinh tế của nghề khai thác và nuôi thương phẩm nghêu lụa .................22
3.2 Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục nghêu lụa bố mẹ .........................................................23
3.2.1 Kỹ thuật tuyển chọn nghêu lụa bố mẹ ...................................................................23
3.2.2 Kết quả nuôi vỗ thành thục đàn nghêu lụa bố mẹ .................................................24
3.3 Kỹ thuật kích thích sinh sản nghêu lụa bố mẹ .........................................................30
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................35
4.1. Kết luận ....................................................................................................................35
4.2. Kiến nghị..................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................36
PHỤ LỤC ...............................................................................................................39

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

DO

Hàm lượng oxy hịa tan trong nước (Dissolved Oxygen)

Ha


Héc-ta

Km

Ki-lơ-mét

TSD

Tuyến sinh dục

TB

Trung bình

ĐH

Đại học

ĐVTM

Động vật thân mềm

ĐVPD

Động vật phù du

K

Hệ số sinh trưởng


PE

Polyme

L

Lít

AT

Ấu trùng

TLS

Tỷ lệ sống

CT

Cơng thức

CTV

Cộng tác viên

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3. 1. Các yếu tố môi trường tại bãi phân bố nghêu lụa ................................ 19
Bảng 3. 2. Diện tích và lượng giống nghêu lụa thả ni những năm gần đây .....20

Bảng 3. 3. Thông tin khai thác nghêu lụa tự nhiên ...............................................21
Bảng 3. 4. Hiệu quả kinh tế nghề khai thác và nuôi thương phẩm nghêu lụa ......22
Bảng 3. 5. Kết quả tuyển chọn nghêu lụa bố mẹ ...................................................23
Bảng 3. 6. Điều kiện môi trường trong quá trình ni vỡ .....................................25
Bảng 3. 7. Kết quả ni vỡ thành thục nghêu lụa bố mẹ ......................................28
Bảng 3. 8. Thông số đầu vào đàn nghêu lụa bố mẹ (n= 600) ............................... 30
Bảng 3. 9. Kết quả kích thích sinh sản nghêu lụa .................................................31

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 2. 1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu...........................................................11
Hình 3. 1. Nghêu bố mẹ sau khi được tuyển chọn………………………………24
Hình 3. 2: Ao ni thành thục nghêu lụa bố mẹ ...................................................26
Hình 3. 3. Bể ni thành thục nghêu lụa bố mẹ ....................................................27
Hình 3. 4. Kích thích nghêu lụa bố mẹ sinh sản....................................................31
Hình 3. 5. Phơi giai đoạn đa bào và ấu trùng chữ D của nghêu lụa ......................33

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghêu lụa Phaphia undulata là đối tượng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
cao, tuy nhiên hiện nay, nghề ni nghêu lụa nói riêng và ni động vật thân mềm hai
mảnh vỏ nói chung tại Kiên Giang chưa phát triển là do người dân vẫn chưa chủ động
được con giống, vì nguồn cung cấp giống nghêu cho nuôi thương phẩm đều được khai
thác từ tự nhiên. Nguồn giống nghêu khơng ổn định vì khai thác quá mức và chất
lượng thấp do kích cỡ nghêu giống quá nhỏ dẫn đến tỷ lệ sống thấp khi nuôi thương

phẩm. Luận văn được thực hiện nhằm cung cấp dữ liệu về hiện trạng nghề nuôi nghêu
lụa thương phẩm tại tỉnh Kiên Giang và nghiên cứu nhằm tìm ra các thơng số kỹ thuật
thích hợp (hình thức ni vỡ thành thục và phương pháp kích thích sinh sản) trong
sinh sản nhân tạo nghêu lụa bố mẹ tại Kiên Giang.
Kết quả điều tra cho thấy: những năm gần đây, lượng con giống nghêu lụa tại
Kiên Giang có xu hướng ngày càng suy giảm, từ 105 tấn nghêu giống/năm (2016)
giảm còn 35 tấn nghêu giống/năm (2018). Nghề nuôi thương phẩm nghêu lụa cho lợi
nhuận cao nhưng chưa bền vững do con giống thu từ tự nhiên. Kết quả từ các thí
nghiệm là: đàn nghêu bố mẹ được tuyển chọn có chiều dài trung bình 38,93 ± 2,12mm
tương ứng khối lượng khoảng 120 – 150con/kg và ngoài tự nhiên nghêu thành thục tốt
trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm.
Nghêu lụa được nuôi vỗ trong bể composite cho kết quả thành thục tốt với tỷ lệ
sống trung bình 76 ± 2,9%, tỷ lệ thành thục đạt 89,7 ± 5,3%. Khi tiến hành kích thích
sinh sản bằng phương pháp kích thích qua sử dụng dung dịch amoniac cho kết quả sức
sinh sản thực tế đạt cao nhất (0,5 ± 0,02 trứng/ml) so với phương pháp dùng oxy già
(0,29 ± 0,04 trứng/ml) và phương pháp sốc nhiệt (0,41 ± 0,02 trứng/ml). Phương pháp
kích thích sinh sản bằng cách sốc nhiệt cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng cao hơn
hai phương pháp còn lại (tương ứng là 77,3 ± 4,33% và 70,3 ± 2,91%).
Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã cung cấp các thông tin cơ bản về hiện
trạng nguồn giống và nghề thương phẩm nghêu lụa tại Kiên Giang, làm cơ sở quan
trọng cho nhà quản lý xây dựng các chính sách qui hoạch và phát triển đối tượng này
tại địa phương theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, kết quả của luận văn cũng cung cấp
viii


những thơng số kỹ thuật cơ bản trong q trình nghiên cứu vỡ thành thục và kích thích
sinh sản nghêu lụa bố mẹ,qua đó, làm tiền đề cho việc nghiên cứu xây dựng thành
cơng quy trình sản xuất giống nhân tạo đối tượng này tại địa phương.
Từ khóa: Nghêu lụa, Phaphia undulata, mùa vụ khai thác, ni thương phẩm, kích thích sinh
sản


ix


MỞ ĐẦU
Kiên Giang là địa phương nằm trong vùng ĐBSCL có vị trí thuận lợi và tiềm
năng phát triển thủy sản rất lớn. Tổng diện tích NTTS tỉnh Kiên Giang liên tục tăng từ
153.920 ha trong năm 2011 lên 221.580 ha vào năm 2016, trong đó diện tích ni
động vật thân mềm là 19.372 ha. Tổng sản lượng NTTS tỉnh Kiên Giang liên tục tăng
từ 110.498 tấn năm 2011, tăng lên 196.049 tấn năm 2016, trong đó sản lượng của các
đối tượng động vật thân mềm hai mảnh vỏ là 57.960 tấn. Nghêu lụa là đối tượng có giá
trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, có phân bố tự nhiên với trữ lượng lớn tại địa
phương. Tuy nhiên hiện nay, nghề ni nghêu lụa nói riêng và ni động vật thân
mềm hai mảnh vỏ nói chung tại Kiên Giang chưa phát triển là do người dân vẫn chưa
chủ động được con giống, vì nguồn cung cấp giống nghêu lụa cho nuôi thương phẩm
đều được khai thác từ tự nhiên. Nguồn giống nghêu lụa không ổn định và chất lượng
thấp do kích cỡ nghêu lụa giống quá nhỏ dẫn đến tỷ lệ sống thấp khi nuôi thương
phẩm. Mặt khác, thực tế cho thấy do việc khai thác một cách bừa bãi, không theo qui
hoạch nên các bãi nghêu lụa giống ngồi tự nhiên ngày càng ít đi, kết quả là lượng
giống cung cấp ngày càng ít, khơng đáp ứng được nhu cầu cho ni thương phẩm nên
nhiều diện tích bãi triều có thể ni nghêu lụa đang bị bỏ hoang do thiếu con giống.
Bên cạnh đó, trong quy trình kỹ thuật sản xuất giống nghêu lụa hiện nay mức độ thành
công phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của nguồn nghêu lụa bố mẹ hay chính là phụ
thuộc vào mức độ thành thục của nghêu lụa bố mẹ. Trong tự nhiên, nghêu lụa bố mẹ
chỉ thành thục sinh dục và sinh sản rộ 2 lần trong năm, do đó trong kỹ thuật sản xuất
giống hiện nay khi kích thích cho nghêu lụa bố mẹ sinh sản nếu không trùng vào thời
điểm mùa vụ sinh sản rộ của chúng thì tỷ lệ thành cơng rất thấp. Do đó, việc nghiên
cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục nhằm tăng tỷ lệ thành thục sinh dục của nghêu lụa bố
mẹ, và tìm ra phương pháp tốt nhất để kích thích nghêu lụa bố mẹ sinh sản, nâng cao
hiệu quả sinh sản là vấn đề cần thiết và cấp bách để xây dựng thành cơng quy trình sản

xuất giống nhân tạo đối tượng này.
Từ những vấn đề cấp thiết nói trên, được sự cho phép và phân công của Viện
NTTS, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng nghề nuôi và thử nghiệm sinh sản
nhân tạo nghêu lụa Paphia undulata(Born, 1778) tại Kiên Giang”.
1


Mục tiêu của đề tài:
- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi thương phẩm nghêu lụa tại Kiên Giang.
- Xác định được các biện pháp kỹ thuật trong nuôi vỗ thành thục nghêu lụa bố mẹ.
- Xác định được các phương pháp kích thích cho hiệu quả sinh sản tốt nhất cho
nghêu lụa bố mẹ.
Nội dung:
- Hiện trạng nghề nuôi thương phẩm nghêu lụa.
- Ảnh hưởng của hình thức ni vỡ thành thục đến hiệu quả sinh sản của nghêu
lụa bố mẹ.
- Ảnh hưởng của phương pháp kích thích đến hiệu quả sinh sản của nghêu lụa bố mẹ.
Ý nghĩa của đề tài:
Về mặt khoa học
Cung cấp dữ liệu về hiện trạng nghề nuôi nghêu lụa thương phẩm tại tỉnh Kiên
Giang và các thơng số kỹ thuật thích hợp (hình thức ni vỡ thành thục và phương
pháp kích thích sinh sản) trong sinh sản nhâ tạo nghêu lụa bố mẹ tại Kiên Giang.
Về mặt thực tiễn
- Cung cấp các thông tin quan trọng về hiện trạng nghề nuôi thương phẩm nghêu
lụa tại Kiên Giang, làm cơ sở cho nhà quản lý xây dựng các chính sách qui hoạch và
phát triển đối tượng này tại địa phương theo hướng bền vững.
- Giúp người ni chọn được hình thức ni vỡ thành thục và phương pháp kích
thích sinh sản nghêu lụa bố mẹ tốt nhất,qua đó, làm cơ sở cho việc xây dựng thành
cơng quy trình sản xuất giống nhân tạo đối tượng này tại địa phương.


2


CHƯƠNG 1.
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Một số đặc điểm sinh học của nghêu lụa

1.1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm hình thái cấu tạo
Theo Habevà Sadao (1966), vị trí phân loại của nghêu lụa như sau[19]:
Ngành: Mollusca
Lớp: Bivalvia
Bộ: Eulamellibranchia
Phânbộ: Heterodonta
Họ: Veneridae
Giống: Paphia
Lồi: P. undulata Born, 1778
Đặc điểm hình thái cấu tạo của các loài trong họ nghêu lụa Veneridae đã được
mô tả bởi Purchon (1977), Quayle and Newkirk (1989) [22, 23]. Theo các tác giả này
thì hình thái cấu tạo ngồi của nghêu lụa cũng có các đặc điểm chung giống như các
loài khác trong họ Veneridae như sau: nghêu lụa có hai vỏ dày, chắc chắn, có dạng
thon dài, dính chặt vào nhau bằng một bản lề và góc vỏ có các răng khớp rất khít.
Chanrachkij (2009) đã mơ tả hình thái cấu tạo của nghêu lụa P. undulata như sau:
nghêu lụa có 2 vỏ thon dài, chắc chắn và đồng dạng với nhau. Đỉnh vỏ hơi nhô cao và
ngả về phía sau, mặt lưng vỏ lõm vào theo hướng nhô lên của đỉnh vỏ. Vỏ nghêu lụa
trơn nhẵn, mặt ngoài màu nâu nhạt, mặt trong màu trắng ngà. Phía trên vỏ có các
đường vân sinh trưởng song song với nhau, uốn cong theo miệng vỏ với tâm là đỉnh
vỏ. Tầng xà cừ trên vỏ có những đường vân màu nâu đen bao phủ và nối với nhau như

hình mạng lưới. Mặt trong của vỏ có màu trắng và hai vỏ được nối với nhau bởi bản lề
có cấu tạo bằng chất sừng [16].
1.1.2. Đặc điểm phân bố
Trên thế giới, nghêu lụa phân bố ở các vùng biển từ Biển Đỏ tới Úc và Nhật Bản
[12]. Loài này cũng phổ biến ở vịnh Thái Lan và trở thành một trong những nguồn lợi
3


thân mềm hai mảnh vỏ quan trọng của Thái Lan [24]. Ở Việt Nam nghêu lụa phân bố
nhiều nhất ở khu vực vùng biển nông ven biển miền Trung đến Nam Bộ và sống vùi
trong nền đáy bùn cát. Chúng tập trung chủ yếu ở vùng biển Kiên Lương, An Biên, An
Minh, quần đảo Bà Lụa (tỉnh Kiên Giang) và vùng biển ven bờ tỉnh Bình Thuận.
Nghêu lụa cũng đang được nuôi bằng cách khoanh vùng bãi phân bố tự nhiên để bảo
quản và thu hoạch ở một số vùng ở xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang
và hiện nay chưa có nơi nào ni thương phẩm từ nguồn giống nhân tạo. Ở Bình
Thuận, Nghêu lụa phân bố từ Phan Rí đến Hàm Tân. Từ năm 2006 trở lại đây, Nghêu
lụa xuất hiện khá nhiều và trở thành đối tượng khai thác mới ở vùng nước biển ven bờ
Tây tỉnh Cà Mau. Sản lượng khai thác hiện tại khoảng 1.000 – 4.000 tấn/năm ở huyện
U Minh và huyện Phú Tân [3].
Nghêu lụa P.undulata sống ở vùng nước ven biển, độ mặn cao (>32ppt), nước
trong, từ vùng dưới triều đến vùng biển nông. Nghêu phân bố ở độ sâu từ 5–24m, chất
đáy của vùng phân bố sơ bộ được xác định là cát, cát bùn, cát mịn và cả ở những nơi
cát có pha vỏ động vật thân mềm cùng mùn bã hữu cơ [7].
Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng tới mật độ phân bố của nghêu
lụa P. Undulata tại Thái Lan. Theo đó nhiệt độ tầng mặt của nước biển thích hợp cho
nghêu lụa dao động trong khoảng từ 22°C – 34°C, pH nước 6,5 – 8,5, các yếu tố môi
trường đặc trưng của bãi nghêu lụa biến đổi theo mùa rõ rệt, chúng phụ thuộc vào
lượng mưa lũ tràn qua vùng rừng ngập mặn đổ ra các bãi nghêu lụa [4].
1.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Đặc điểm dinh dưỡng của nghêu lụa cũng giống như các loài động vật hai mảnh

vỏ khác, đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Purchon (1977), Quayle and Newkirk
(1989)… [22, 23] Theo đó, thức ăn của ấu trùng nghêu lụa là các loài vi khuẩn, mùn
bã hữu cơ, tảo đơn bào có kích thước nhỏ. Đến giai đoạn con non và trưởng thành thì
thức ăn chính của nghêu lụa là các loài tảo đa bào, ấu trùng của các loài giáp xác,
nguyên sinh động vật và mùn bã hữu cơ có kích thước lớn.
Hoạt động bắt mồi của nghêu lụa nói riêng và các lồi động vật thân mềm hai
mảnh vỏ nói chung là giống nhau theo phương thức lọc bị động nhờ vào hoạt động của
4


các tấm mang. Trong q trình hơ hấp, nước mang theo thức ăn đi qua mang, ở đó có
các tiêm mao nằm trên tia mang bắt lấy thức ăn nhờ vào dịch nhờn. Do phương thức
bắt mồi là bị động nên nghêu lụa khơng có khả năng chọn lọc theo loại thức ăn nhưng
chúng vẫn có khả năng chọn lựa thức ăn theo kích thước. Theo đó, những loại thức ăn
có kích thước lớn bị thải ra ngồi, cịn những loại thức ăn có kích thước nhỏ (< 10 µm)
sẽ được làm mềm và cuốn thành viên chuyển vào miệng. Kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Tác An và Nguyễn Văn Lục (1994) cho thấy, thức ăn chính của nghêu lụa là
tảo silic chiếm 65% và mùn bã hữu cơ chiếm 35%; bên cạnh tảo silic thì tảo giáp, tảo
lam, tảo lục… cũng là nguồn thức ăn chính cho nghêu lụa [1].
1.1.4. Đặc điểm sinh sản
Các nghiên cứu về đặc điểm sinh sản của nghêu lụa cho thấy chúng là loài phân
tính đực cái riêng biệt, tuy nhiên trong quần đàn nghêu lụa ngồi tự nhiên ln ln
tồn tại tỷ lệ nhỏ nghêu lụa lưỡng tính. Việc xác địnhgiới tính của nghêu lụa chỉ có thể
được phân biệt sau khi giải phẫu, thơng qua màu sắc tuyếnsinh dục có thể phân biệt
giai đoạn thành thục sinh dục của nghêu bằng mắt thường. Tuy nhiên, kiểm tra bằng
kính hiển vi mới có thể khẳng định chính xác giới tính của nghêu lụa. Để đánh giá
mức độ thành thục, cần quan sát tế bào sinh dục (trứng và tinh trùng) và quan sát tiêu
bản mô học [23]. Sự thành thục sinh dục của nghêu lụa phụ thuộc vào độ tuổi, kích
thước và địa lý phân bố. Nghêu lụa đạt kích thước khoảng 50mm sẽ bắt đầu thành thục
sinh dục và có thể tham gia sinh sản lần đầu. Bằng phương pháp cắt mô tế bào sinh

dục, có thể phân chia sự phát triển của cơ quan sinh dục ĐVTM hai mảnh vỏ nói
chung thành 5 giai đoạn [15, 20, 23]và có thể tóm tắt như sau:
- Giai đoạn 0 (Không xác định): Tuyến sinh dục khơng rõ ràng, chưa có sự hiện
diện của nang follicule, ở giai đoạn này không xác định được giới tính. Mơ leydig
chiếm tồn bộ tuyến sinh dục.
- Giai đoạn I (Tiền giao tử): Quá trình tạo giao tử bắt đầu với sự xuất hiện của các
nang follicule chen lẫn trong các mô leydig. Tế bào sinh dục phát triển trên vách nang.

5


- Giai đoạn II (Phát triển tích cực, sắp chín): Nang follicule phình to chiếm gần
hết khối nội tạng, mơ leydig giảm nhanh, các giao tử hình thành nhưng chưa chín.
Nỗn bào gia tăng kích thước và đạt giai đoạn chín.
- Giai đoạn III (Chín, sinh sản): Nang tinh phồng lên và hầu hết chứa trứng
vàtinh trùng, vách nang mỏng dần, tuyến sinh dục ở trạng thái chín. Trứng sẵn sàng
thụ tinh và tinh trùng có khả năng hoạt động.
- Giai đoạn IV (Giai đoạn nghỉ): Sau khi sinh sản, vách nang bị rách, bên trong cịn
sót lại một ít tinh trùng và trứng. Giai đoạn này mô sinh dục bị thay thế dần bởi mô leydig.
Cũng giống như các loài động vật thân mềm hải mảnh vỏ khác, nghêu lụa là lồi
sinh sản theo phương thức nỗn sinh. Mùa vụ sinh sản của các loài thân mềm hai mảnh
vỏ có liên quan đến các yếu tố mơi trường như: độ mặn, thủy triều, dòng chảy, đặc
biệt là yếu tố nhiệt độ. Ở vùng ôn đới, mùa sinh sản của nghêu lụa thường là mùa
xuân. Trong thủy vực vùng ôn đới chu kỳ phát triển cơ quan sinh dục liên quan đến sự
gia tăng nhiệt độ vào mùa xuân, cơ quan sinh dục hồn tồn chín khi nhiệt độ đạt đến
ngưỡng sinh sản. ĐVTM hai mảnh vỏ ở vùng nhiệt đới có mùa sinh sản kéo dài và
kém tập trung hơn so với vùng ôn đới [23]. Trong mùa sinh sản, nghêu lụa thành thục
chứa đầy trứng và tinh trùng trong các ống dẫn, khi gặp các điều kiện môi trường
thuận lợi (thay đổi về nhiệt độ, dòng chảy, mưa gió…) nhờ sự co giãn của cơ khép vỏ,
vỏ mở ra và khép lại rất nhanh, mạnh tạo thành áp lực ép đẩy tinh trùng hoặc trứng

thốt ra ngồi qua ống siphon. Tinh trùng có kích thước rất nhỏ 3-4 µm chuyển động
rất nhanh trong nước. Trứng nghêu lụa có đường kính từ 75-80 µm, ban đầu trứng có
hình quả lê nhưng sau khi tiếp xúc với môi trường nước trứng bị trương nước và
chuyển sang hình cầu. Sức sinh sản của nghêu lụa, kích thước trứng, tinh trùng và sự
hình thành giao tử liên quan đến kích thước của nghêu bố mẹ, nhiệt độ nước, số lượng
và chất lượng thức ăn. 20 phút sau khi thụ tinh, nhân tế bào tan biến, ở cực động vật
xuất hiện cực diệp thứ nhất, 5 phút sau cực diệp thứ 2 xuất hiện, sau đó trứng bắt đầu
phân cắt 2, 4, 8 tế bào. Q trình phát triển phơi nang, phơi vị kéo dài trong khoảng 10
đến 16 giờ tùy vào điều kiện nhiệt độ của mơi trường sau đó chuyển sang ấu trùng chữ
D kích thước 80 x 70µm (Veliger – đỉnh vỏ thẳng). Ấu trùng nghêu lụa trải qua giai
đoạn phù du (giai đoạn bơi tự do) khoảng 8-10 ngày, phụ thuộc vào nguồn thức ăn và
6


nhiệt độ nước trở thành ấu trùng sống đáy. Thức ăn cho ấu trùng là Isochrysis galbana,
Thalasiosira pseudonana và Chaetoceros calcitrans. Ấu trùng hoàn thành giai đoạn
biến thái trở thành nghêu lụa giống với hình dạng tương tự nghêu lụa trưởng thành,
kích thước đạt 1 mm – nghêu lụa cám hay nghêu lụa giống cấp 1 ( 25-30 ngày sau khi
thụ tinh).
Mùa sinh sản của nghêu lụa hầu như quanh năm, nhưng mùa sinh sản tập trung
vào tháng 3 đến tháng 6 - 7 hàng năm. Nghêu lụa ở nhóm chiều cao 11 – 15mm đã có
tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn I. Tuy nhiên, nhóm kích thước chiều cao 16 –
20mm với xuất hiện một số cá thể thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu
[8].
1.2 Tình hình nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm nghêu lụa
1.2.1 Trên thế giới
Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản lượng nuôi thương phẩm ĐVTM hai mảnh
vỏ trong đó có nghêu lụa. Sản lượng ni thương phẩm động vật thân mềm của Trung
Quốc tăng từ 86.900 tấn năm 1950 lên 15,5 triệu tấn năm 2009, chiếm 80,3% tổng sản
lượng, trong đó sản lượng của các đối tượng hai mảnh vỏ như hàu, nghêu, sò chiếm

gần 85%. Tại đây, quy trình ni nghêu lụa trong ao đất được chia ra làm 2 giai đoạn,
thả nghêu lụa giống cỡ 16-20 vạn con/kg nuôi lên cỡ 600-1.000 con/kg; ni trong 2
năm nghêu lụa đạt kích cỡ 30-60 con/kg [13].
Ở Thái Lan, nghề nuôi nghêu lụa bắt đầu từ những năm 1973, nguồn giống được
nhập từ Malaysia về nuôi tại tỉnh Satun, từ đó ni nghêu lụa thương phẩm phát triển lan
rộng ở các tỉnh phía Nam Thái Lan. Tại đây nghêu lụa là một trong 3 loài nghêu lụa được
khai thác chính, đó là P. undulata, P. alapapilionis và P. crassisulca, trong đó lồi nghêu
lụa P. undulata là lồi có giá trị kinh tế nhất. Q trình ni được tiến hành theo các bước
như: Thu giống → chuẩn bị bãi nuôi → thả giống → quản lý, chăm sóc → thu hoạch
[21].
Tại Trung Quốc, Yi và CTV (2010) đã thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo nghêu
lụa và cơng bố điều kiện mơi trường thích hợp cho ấu trùng và nghêu lụa giống như sau:
nhiệt độ 23-29,6oC, độ mặn 28-34 ppt, pH 7,8 – 8,4 và DO 4 – 7 mg/l. Giai đoạn ấu
7


trùng chữ D hình thành khoảng 17h tính từ khi trứng được thụ tinh với chiều dài 180 μm
[27].
1.2.2 Tại Việt Nam
Hiện nay tình hình nghiên cứu ni nghêu lụa ở nước ta mới chỉ có các cơng
trình nghiên cứu thăm dị ban đầu, chưa có cơng bố chính thức. Tuy nhiên, về cơ bản
thì các biện pháp kỹ thuật trong qui trình ni thương phẩm nghêu lụa thường khá
giống nhau cho các lồi trong họ nghêu Veneridae. Do đó, các phương pháp kỹ thuật
trong nghiên cứu nuôi vỗ thành thục và kích thích sinh sản nghêu lụa được thực hiện
trong luận văn này sẽ được kế thừa từ các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện
trên đối tượng nghêu Bến Tre.
Nghiên cứu về sản xuất giống nhân tạo nghêu Bến Tre M. lyrata lần đầu
tiênđược thực hiện bởi Nguyễn Đình Hùng và CTV (2003). Kết quả cho thấy nghêu bố
mẹđược tuyển chọn trong mùa sinh sản và kích thích sinh sản bằng phương pháp sốc
nhiệt khơ sẽ cho hiệu quả tốt nhất [5]. Tại Khánh Hòa,Vũ Trọng Đại (2016) đã nghiên

cứu nuôi nghêu bố mẹ thành thục trong bể composite bằng thức ăn là tảo tươi. Kết quả
cho thấy tỷ lệ sống trung bình của nghêu bố mẹ là 84,6 ± 4,55, tỷ lệ thành thục là
71,6± 2,9% [4].
Nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của nghêu lụa phân bố ở Bình Thuận cho thấy
nghêu lụa là lồi khơng đồng tăng trưởng và có tốc độ tăng trưởng khối lượng nhanh
hơn chiều cao. Độ béo của nghêu lụa ở Hàm Tân cao hơn so với hai vùng còn lại là
Phan Thiết và Phan Rí. Nghêu lụa phát triển thuận lợi nhất trong thời gian từ tháng 8
đến tháng 12 (trong và sau thời kỳ có hiện tượng nước trồi) và bất lợi nhất trong tháng
4-5 [10]. Các thông số sinh trưởng của nghêu lụa theo phương trình sinh trưởng Von
Bertalanffy cho thấy, chiều cao cực đại của nghêu nằm trong khoảng 46,09 – 53,89 mm.
Nghêu lụa sau 1 năm tuổi đạt kích thước trong khoảng 28,5 – 30,6mm, và đạt kích thước
cực đại sau 6+ năm tuổi. Kích thước trung bình của đàn nghêu lụa khai thác hiện nay là
29,04mm, tức đạt 1 + tuổi. Bài nghiên cứu cũng đã đưa ra dẫn liệu về đặc điểm sinh
trưởng cùng với những dẫn liệu về mùa vụ và kích thước sinh sản lần đầu để qui định
về kích thước và mùa vụ khai thác hợp lý nguồn lợi [10].
8


Đỡ Chí Sỹ (2007) đã đưa ra được những kết luận cơ bản về đặc tính sinh trưởng,
sinh sản, dinh dưỡng và kích thước của nghêu lụa ven biển Tây Cà Mau, đồng thời đề
xuất phương pháp, phương tiện, mùa vụ, sản lượng khai thác hợp lý đối với nghêu lụa:
Mùa sinh sản của nghêu lụa hầu như quanh năm, nhưng mùa sinh sản tập trung vào
tháng 3 đến tháng 6 - 7 hàng năm. Nghêu lụa ở nhóm chiều cao 11 – 15mm đã có
tuyến sinh dục phát triển ở giai đoạn I. Tuy nhiên, nhóm kích thước chiều cao 16 –
20mm với xuất hiện một số cá thể thành thục sinh dục và tham gia sinh sản lần đầu [8].
Nghêu lụa là đối tượng động vật thân mềm hai mảnh võ mới được khai thác ở
nước ta trong những năm gần đây, vì vậy mà các nghiên cứu về đối tượng này khơng
nhiều.
Tại Kiên Giang tình hình khai thác nghêu lụa giống và nuôi nuôi thương phẩm
nhiều nhất trong nhiều năm qua, nuôi nghêu lụa thương phẩm dễ ni có lợi nhuận

cao; nhưng năm 2017, 2018 do khai thác quá mức nên nguồn nghêu giống giảm nhiều,
đồng nghĩa với việc cung cấp con giống cho nghề nuôi thương phẩm không đủ.

9


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghêu lụa (Paphia undulata Born, 1778) được lựa chọn
trực tiếp từ các bãi nghêu lụa tự nhiên tại huyện Kiên Lương, Kiên Giang do ngư dân
đánh bắt về.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3/2018 đến tháng 12/2018.
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm điều tra: Tại 03 địa phương: huyện An Minh, huyện Kiên Lương và
huyện An Biên.
Các thí nghiệm được bố trí tại trại thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản
Ba Hịn, Trung tâm Khuyến nơng Kiên Giang.Địa chỉ: Quốc lộ 80, huyện Kiên
Lương, tỉnh Kiên Giang.
2.1.4. Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm
Nguồn nước
Nguồn nước được lấy từ biển vào trại giống qua lọc thô (lọc cát) để loại bỏ bớt
tạp chất bẩn và chứa trong bể lắng 30m3 sau đó để lắng 2-3 ngày. Nước thường được
lấy vào trại khi con nước lớn để đảm bảo nước trong và sạch. Khi sử dụng cho nước
chảy qua lọc bơng kích thước 1 µm, 5µm.
Nguồn nước cấy tảo được xử lý bằng Chlorine 25 ppm trong 2 ngày, sau đó phơi
nắng và trung hịa bằng Natrithiosulfate với tỉ lệ 1:1.
Thiết bị, dụng cụ
- Dụng cụ nuôi nghêu lụa bao gồm: bể composite 2m3, 4m3, máy sục khí, ống

dẫn khí, van khí, đá bọt, máy bơm nước, đường ống, van nước, túi lọc, thiết bị lọc
nước có kích thước 1µm, 5µm, các loại vợt ấu trùng, túi lưới thay nước…
- Hệ thống ao nuôi, bể lọc và bể chứa dùng chung cho toàn trại.
10


- Khu ni tảo sinh khối ngồi trời gồm các bể ni composite 2m3, thùng nhựa
200 lít, túi nylon để nuôi được nhiều loại tảo trong nhiều đợt khác nhau.
- Trang thiết bị bao gồm: Máy khúc xạ kế, máy đo nhiệt độ, máy đo độ mặn, các
bộ test (NH4+/NH3, NO2-, NO3-, kiềm, pH), kính hiển vi, cân điện tử để cân thức ăn,
thước đo, đèn soi ấu trùng, đèn tuýp chiếu sáng, xơ nhựa 220 lít, thùng xốp...
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng nghề nuôi và thử nghiệm sinh sản nhân tạo nghêu lụa Paphia
undulata (Born, 1778) tại Kiên Giang

Đánh
giá hiện
trạng
nghề
nuôi
nghêu
lụa
thương
phẩm

Kỹ thuật nuôi vỗ
thành thục nghêu
lụa bố mẹ

Ni

vỡ
trong
ao

Kỹ thuật kích thích
sinh sản nghêu lụa
bố mẹ

Ni
vỡ
trong
bể

Phương
pháp sốc
nhiệt

Kết luận và kiến nghị

Hình 2. 1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

11

Phương
pháp
ngâm
NH40H

Phương
pháp

ngâm
ôxy già


2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, khảo sát
Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin sơ cấp và thứ cấp về đặc điểm phân bố, nhu
cầu con giống, tình hình ni, khai thác, tiêu thụ nghêu lụa.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Trong phương pháp đánh giá nhanh nông
thôn (RRA) và phương pháp điều tra qua phiếu (QS- Phụ lục) được sử dụng nhằm thu
thập thơng tin một cách nhanh chóng và hiệu quả [18, 25]. Trước hết, tham khảo các
phiếu điều tra thông dụng và điều kiện thực tế nghề nuôi nghêu lụa của địa phương xây
dựng bộ phiếu điều tra về đánh giá hiện trạng nghề nuôi nghêu lụa thương phẩm tại
Kiên Giang. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 113 hộ của 3 huyện An Minh, Kiên Lương,
An Biên bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu và phỏng vấn thêm các thơng tin có
liên quan nhằm tìm hiểu và đánh giá đúng hiện trạng nghề nuôi nghêu lụa thương phẩm
tại địa phương.
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài
báo, báo cáo tổng kết của Sở Nông nghiệp và PTNT, các Phịng Kinh tế/Nơng nghiệp
của 03 địa phương trên.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tiến hành điều tra tại 3 địa phương là huyện
An Minh, huyện Kiên Lương và huyện An Biên với các nội dung sau:
+ Phỏng vấn cán bộ phụ trách lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại mỗi địa phương,
số lượng 01 phiếu/địa phương.
+ Phỏng vấn người dân nuôi trồng/khai thác nghêu lụa và các đại lý thu mua,
buôn bán hải sản, số lượng người phỏng vấn/địa phương được tính tốn qua cơng thức
Yamane (1967) : n = N/(1 + N x β2) [26].
Trong đó: n là kích cỡ mẫu; N là tổng thể (tổng số người dân nuôi/khai thác/đại
lý ở mỗi địa phương); β là xác suất phạm sai lầm loại II (thường là 10%). Ngồi ra, số
người được phỏng vấn ở mỡi địa phương có thể thêm 10% để dự phịng.


12


Bảng 1.1. Địa điểm và số cơ sở điều tra
Tên huyện, thị
xã, thành phố

Số hộ ni
hiện có

Số cơ sở ni
được điều tra

Thêm
10%

Tổng
cộng

1

An Minh

45

31

3,1


34

2

Kiên Lương

100

50

5,0

55

3

An Biên

27

21

2,1

23

Tổng

172


102

TT

113

+ Nội dung điều tra, khảo sát: Số lượng và nhu cầu con giống thả nuôi, vị trí các
bãi phân bố nghêu lụa, hiện trạng ni thương phẩm nghêu lụa (nguồn giống, kỹ thuật
ni, diện tích nuôi, thời gian nuôi...), mùa vụ khai thác, phương pháp khai thác, ngư
trường khai thác, sản lượng và kích cỡ nghêu lụa khai thác tại mỗi địa phương.
- Điều tra thực địa: Tại mỗi địa phương tiến hành điều tra thực địa để xác định
các chỉ tiêu về đặc điểm phân bố của nghêu lụa:
+ Vị trí, số lượng các bãi có nghêu lụa phân bố.
+ Điều kiện mơi trường bãi phân bố:
• pH: Đo bằng máy đo pH.
• Độ mặn: Đo bằng khúc xạ kế với độ chính xác 0,1 ‰.
• Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế với độ chính xác 0,1°C.
+ Đặc điểm nền đáy của bãi phân bố: Xác định loại chất đáy, một số loài sinh vật
đáy (động vật thân mềm, rong biển, cỏ biển) đặc trưng phân bố vùng nghêu lụa.
+ Xác định mật độ (con/m2) và khối lượng (kg/m2) của nghêu lụa tại các bãi phân
bố: Sử dụng khung thu mẫu có diện tích 10m2 để tiến hành thu mẫu nghêu lụa. Tại mỗi
địa phương tiến hành thu ngẫu nhiên tại 3 địa điểm, mỗi địa điểm thu 3 mẫu để xác
định mật độ và khối lượng của nghêu lụa.
+ Xác định hình thức và kỹ thuật nuôi thương phẩm nghêu lụa tại các địa phương
trên.

13


2.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ thành thục nghêu lụa bố mẹ

Chọn nghêu lụa bố mẹ có phân bố tự nhiên ở các vùng biển của địa phương, tùy
thuộc vào thời gian mà nghêu lụa bố mẹ có mức độ thành thục khác nhau với các đặc
điểm hình thái ngồi như sau: Khối lượng đạt kích cỡ thành thục sinh dục, khỏe mạnh,
màu sắc tự nhiên, khơng có các dấu hiệu bệnh lý.
Đánh giá mức độ thành thục sinh dục ban đầu của nghêu lụa sau khi chọn: Tiến
hành mổ thử 30 cá thể nghêu sau khi chọn tại bãi, dựa vào đặc điểm về màu sắc, hình
dạng, kích thước cơ quan sinh dục đưa ra đánh giá ban đầu về độ thành thục sinh dục.
Chia lượng nghêu sau khi lựa chọn về trại thành 2 phần bố trí thành 2 hình thức
ni vỡ thành thục trong ao đất và trong bể composite. Nghêu lụa được xếp đều vào rổ
nhựa hình chữ nhật (kích thước 80 cm x 40 cm x 20cm), sau đó treo lập thể trong bể
hoặc trong ao để nuôi thành thục. Khi nuôi trong ao, vì số lượng ao hạn chế nến tiến
hành treo 3 rổ nhựa, mỗi rỗ 200 cá thể nghêu lụa tương ứng với 3 lần lặp.
Sử dụng 2 nghiệm thức thí nghiệm tương ứng với 2 hình thức ni là:
+ Ni trong bể composite, thể tích 2m3, mật độ ni 200 con/bể.
+ Ni trong trong ao diện tích 3.000m2.Mỡi ao treo 3 rổ nhựa, mỗi rổ 200 cá
thể nghêu tương ứng với 3 lần lặp.
Bể nuôi được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phịng sau đó rửa lại bằng nước ngọt, phơi
bể 2- 3 ngày. Cấp nước biển lọc sạch vào bể, lắp sục khí, duy trì điều kiện mơi trường
nước có các yếu tố mơi trường phù hợp cho sinh trưởng của nghêu lụa như: độ mặn 25
± 2‰, nhiệt độ 30 ± 2oC, pH 7,5 – 8,5.
Ao nuôi là ao chứa có sẵn trong trại, kiểm tra các yếu tố môi trường. Vệ sinh bờ
ao, phát quang bụi rậm xung quanh bờ.
Đối với hình thức ni trong bể, nghêu lụa bố mẹ được cho ăn 2 lần/ngày (7h00 và
16h00), thức ăn là các lồi tảo tươi được ni sinh khối N. oculata, Chlorella sp, I.
galbana với mật độ 15.000-30.000 tế bào/ml. Định kỳ thay nước kết hợp si phông tùy
theo chất lượng nước của bể ni. Đối với hình thức nuôi trong ao, thức ăn của nghêu
lụa là các loại tảo tự nhiên và mùn bã hữu cơ sẵn có trong ao. Tiến hành thu mẫu thực
14



×