Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Mô hình hỗ trợ lập kế hoạch cân bằng chi phí và thời gian cho dự án xây dựng dựa trên kỹ thuật đồng thời (concurrent engineering)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 144 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Khoa Kỹ thuật Xây dựng

NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN

MÔ HÌNH HỖ TRỢ LẬP KẾ HOẠCH CÂN BẰNG
CHI PHÍ VÀ THỜI GIAN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG
DỰA TRÊN KỸ THUẬT ĐỒNG THỜI
(CONCURRENT ENGINEERING)
Chuyên ngành : QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã ngành

: 60 58 03 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2015


Cơng trình được hồn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Lương Đức Long

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Lưu Trường Văn

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Nguyễn Thống

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc


gia thành phố Hồ Chí Minh ngày 24 tháng 07 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Phạm Hồng Luân
2. PGS.TS Lưu Trường Văn
3. PGS.TS Nguyễn Thống
4. TS. Lê Hoài Long
5. TS. Nguyễn Anh Thư
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
QL CHUYÊN NGÀNH


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên
: NGUYỄN THỊ THẢO NGUYÊN
Ngày, tháng, năm sinh : 10/11/1988
Chuyên ngành
: Quản lý xây dựng

Phái
: Nữ

Nơi sinh : Bình Định
MSHV : 13080038

I. TÊN ĐỀ TÀI:
MƠ HÌNH HỖ TRỢ LẬP KẾ HOẠCH CÂN BẰNG CHI PHÍ
VÀ THỜI GIAN CHO DỰ ÁN XÂY DỰNG DỰA TRÊN
KỸ THUẬT ĐỒNG THỜI (CONCURRENT ENGINEERING)
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Tổng quan về kỹ thuật đồng thời.
 Tổng quan về tác động của phương pháp thi công khác nhau và thực hiện
gối đầu đến năng suất dự án.
 Xây dựng mơ hình mơ phỏng thực hiện gối đầu cho các công tác thiết kế
của dự án xây dựng áp dụng kỹ thuật đồng thời.
 Lựa chọn phương pháp thi công cho các công tác để thực hiện gối đầu giữa
các công tác thuận lợi và hiệu quả.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 07/07/2014

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ

: 10/06/2015

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: TS. LƯƠNG ĐỨC LONG
Tp. HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2015

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này ngoài nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến quý Thầy Cô trong Bộ môn Thi Công và Quản Lý Xây Dựng, đặc
biệt là Thầy hướng dẫn, gia đình, đồng nghiệp, và bạn bè,…
Trước tiên, tơi xin cảm ơn quý Thầy Cô trong Bộ môn Thi Công và Quản Lý
Xây Dựng đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt q trình học tập,
làm việc và nghiên cứu sau này.
Đặc biệt, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Lương Đức Long là người
đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn đồng nghiệp đang làm việc
trong lĩnh vực xây dựng đã cung cấp cho tôi những thông tin và dữ liệu quý giá về
đề tài để tơi có thể hồn thành tốt luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn
bè, và các anh, chị và các bạn cùng Khóa 2013 đã quan tâm, động viên, chia sẻ, và
giúp đỡ tôi về tinh thần cũng như các kiến thức bổ ích. Nhờ vậy mà tơi có thể vượt
qua những khó khăn và trở ngại nhất định để hoàn thành luận văn.
Với những kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi
những sai sót nhất định. Kính mong Q Thầy cơ, đọc giả thơng cảm và đóng góp ý
kiến để tơi có thể bổ sung, hoàn thiện.
Trân trọng!

Tp. HCM, ngày 10 tháng 06 năm 2015
Nguyễn Thị Thảo Nguyên


TĨM TẮT
Ngày nay, nhu cầu rút ngắn thời gian hồn thành dự án là đặc biệt quan trọng
và thiết yếu. Một phương pháp được công nhận là hiệu quả để rút ngắn thời gian
hoàn thành dự án xây dựng, là kỹ thuật đồng thời. Tuy nhiên, phương pháp này
thường dẫn đến làm lại do tính khơng chắc chắn của thơng tin trước khi bắt đầu
công việc. Việc này làm chi phí của dự án tăng lên. Từ đó, việc cân bằng giữa chi
phí dự án và thời gian hồn thành dự án luôn là vấn đề khiến các chủ dự án phải cân
nhắc cẩn thận trước khi đưa ra quyết định.
Chìa khóa để thực hiện gối đầu là quản lý thông tin giữa các công tác. Bằng
cách kết hợp việc phân tích các yếu tố: độ tiến triển, độ nhạy, khả năng gối đầu giữa
công tác trước và sau, nghiên cứu đã thực hiện mô phỏng nhiều trường hợp gối đầu
cho các công tác. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo trong
Crystal ball để xây dựng một mơ hình mơ phỏng thực hiện gối đầu cho các công tác
thiết kế. Từ kết quả mô phỏng, người quản lý dự án có thể thấy rõ hơn tiềm năng
của việc rút ngắn thời gian cho dự án.
Với các công tác thi công, thực hiện gối đầu phải tránh xảy ra làm lại. Bởi vì
làm lại trong các cơng tác thi cơng sẽ gây tổn thất chi phí rất nhiều. Nghiên cứu tập
trung vào xem xét: (1) khả năng gối đầu giữa các công tác với các cặp phương pháp
thi công khác nhau; (2) mức độ thực hiện gối đầu giữa các cơng tác sao cho chi phí
khơng tăng lên quá nhiều (so với phương pháp cơ bản). Từ đó, chủ dự án có thể
chọn được các phương pháp thi công thuận lợi cho thực hiện gối đầu giữa các công
tác và mang lại nhiều lợi nhuận nhất.


ABSTRACT
Nowadays, the need for project completion in a shorter duration is important

and crucial. One method, which is recognized as an effective way to reduce project
duration, is the concurrent engineering (or Fast-Track method). However, this
method often leads to rework due to the uncertainty of information before starting
work. This problem causes increasing cost of the construction projects. Hence,
trade-off between the cost and the completion time of a construction project is
always the problem that the owner has to consider carefully before making a
decision.
A key to overlapping activities is management of the information transfer
between activities. By means of combination between analyzed factors, namely
evolution, sensitivity, percentage of overlapping between upstream and downstream
activities, this study simulates overlapping cases for the activities. This study used
Monte Carlo simulation methodology in Crystal Ball to build a overlapping
simulation model for the design activities. From the simulation results, the project
manager can see more clearly the potential ability of reduction of project duration,
hence can make the suitable decision according to alternative objectives.
With the construction activities, overlapping must avoid rework. Because
rework in the construction activities will take a lot of expenses. The study focused
on the review: (1) the ability overlapping between activities with different
construction method pairs; (2) the degree of overlapping between activities so that
expenses do not rise very much (compared to the basic method). Hence, the project
owner can choose the construction methods is favorable for overlapping between
activities and bring the most profit.


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 1

GVHD: TS. Lương Đức Long


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ..................................................................... 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. 6
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................... 7
1.1 Giới thiệu chung ...................................................................................................7
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu .................................................................................7
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................9
1.4 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................9
1.5 Đóng góp của nghiên cứu ....................................................................................9
1.5.1 Về mặt học thuật .........................................................................................9
1.5.2 Về mặt thực tiễn .........................................................................................9
1.6 Cấu trúc luận văn ...............................................................................................10
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN.................................................................................. 11
2.1 Tóm tắt chương ..................................................................................................11
2.2 Các định nghĩa....................................................................................................11
2.2.1 Kỹ thuật đồng thời ....................................................................................11
2.2.2 Mô phỏng Monte Carlo ............................................................................13
2.2.3 Phương pháp thực hiện .............................................................................14
2.2.4 Năng suất ..................................................................................................15
2.2.5 Tích trữ cơng việc trong tiến trình ............................................................15
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về kỹ thuật đồng thời ..............................16
2.3.1 Thực hiện gối đầu trong phát triển sản phẩm ...........................................16
2.3.2 Thực hiện gối đầu trong dự án xây dựng..................................................17
2.3.3 Cân bằng chi phí và thời gian khi thực hiện gối đầu ................................18
2.3.4 Nguyên tắc gối đầu (overlap) ...................................................................20
2.3.5 Tính chất, ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật đồng thời ......................21
2.3.6 Phương pháp thi công và năng suất của dự án .........................................23
2.4 Kết luận ..............................................................................................................25
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013


MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 2

GVHD: TS. Lương Đức Long

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 27
3.1 Tóm tắt chương ..................................................................................................27
3.2 Quy trình nghiên cứu .........................................................................................27
3.2.1 Lập mơ hình mơ phỏng cho các công tác thiết kế áp dụng kỹ thuật đồng
thời ......................................................................................................................27
3.2.2 Xác định phương án thi công kết hợp giữa các công tác thuận lợi cho thực
hiện gối đầu ........................................................................................................29
3.2.3 Sơ đồ quy trình nghiên cứu: .....................................................................31
3.3 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................31
3.3.1 Các phương pháp tổ chức xây dựng .........................................................31
3.3.1.1 Phương pháp tuần tự ..............................................................................32
3.3.1.2 Phương pháp song song .........................................................................32
3.3.1.3 Phương pháp dây chuyền.......................................................................33
3.3.1.4 Tổ chức thi công theo Phương pháp dây chuyền ..................................34
3.3.2 Sơ đồ mạng ...............................................................................................43
3.3.3 Làm lại ......................................................................................................47
3.3.4 Cơng việc tích luỹ theo tiến trình (WIP inventory) ..................................50
3.4 Công cụ nghiên cứu ...........................................................................................55
3.5 Kết luận ..............................................................................................................55
CHƢƠNG 4: XÂY DỰNG MƠ HÌNH MƠ PHỎNG THỰC HIỆN GỐI ĐẦU

CHO CÁC CƠNG TÁC THIẾT KẾ ..................................................................... 56
4.1 Tóm tắt chương ..................................................................................................56
4.2 Tương quan giữa các công tác trong dự án xây dựng ........................................56
4.3 Chiến lược gối đầu cho các công tác thiết kế trong dự án xây dựng .................60
4.4 Xây dựng mơ hình ..............................................................................................63
4.5 Mơ phỏng mơ hình .............................................................................................67
4.6 Kết quả ...............................................................................................................73
4.7 Kết luận ..............................................................................................................75
CHƢƠNG 5: LỰA CHỌN PHƢƠNG PHÁP THI CÔNG THUẬN LỢI CHO
THỰC HIỆN GỐI ĐẦU GIỮA CÁC CÔNG TÁC ............................................ 76
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 3

GVHD: TS. Lương Đức Long

5.1 Tóm tắt chương ..................................................................................................76
5.2 Giới thiệu dự án xây dựng..................................................................................76
5.3 Tương quan giữa phương pháp thi công, thực hiện gối đầu và năng suất của
dự án ..........................................................................................................................78
5.4 Phương pháp thi công cho mỗi công tác ............................................................80
5.4.1 Thi công kết cấu bao che và kết cấu mái (bao che bên ngoài) .................81
5.4.2 Xây dựng bên trong ..................................................................................84
5.5 Khả năng thực hiện gối đầu trong mỗi cặp phương pháp thi công ....................86
5.5.1 Công việc tích trữ trong tiến trình hữu dụng cho cơng tác sau ................86

5.5.2 Thực hiện gối đầu giữa hai công tác của các cặp phương pháp ...............92
5.6 Ước tính chi phí của mỗi phương pháp thi cơng................................................96
5.7 Ước tính chi phí bổ sung cho mỗi cặp phương pháp thi cơng khi thực hiện
gối đầu .......................................................................................................................99
5.8 Kết luận ...........................................................................................................103
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 105
6.1 Kết luận ...........................................................................................................105
6.2 Kiến nghị ..........................................................................................................106
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC........................................................ 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 108
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 112

HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 4

GVHD: TS. Lương Đức Long

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Cấu trúc luận văn ......................................................................................10
Hình 2.1. Tương tác giữa thiết kế và xây dựng.........................................................13
Hình 2.2. Tích trữ WIP giữa hai cơng tác .................................................................16
Hình 2.3. Tác động của thời gian gối đầu đến thời gian dự án .................................18
Hình 2.4. Mỗi quan hệ giữa các loại chi phí và thời gian ước tính ...........................19
Hình 2.5. Cấu trúc của cơng tác gối đầu ...................................................................21

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu .......................................................................31
Hình 3.2. Biểu đồ chu trình phương pháp thi cơng tuần tự ......................................32
Hình 3.3. Biểu đồ chu trình phương pháp thi cơng song song..................................32
Hình 3.4. Biểu đồ chu trình phương pháp thi cơng dây chuyền ...............................33
Hình 3.5. Dây chuyền bộ phận ..................................................................................39
Hình 3.6. Dây chuyền nhịp nhàng .............................................................................40
Hình 3.7. Dây chuyền nhịp biến................................................................................41
Hình 3.8. Dây chuyền khác nhịp theo đợt .................................................................42
Hình 3.9. Dây chuyền nhịp biến theo đợt .................................................................42
Hình 3.10. Ba mối quan hệ bổ sung giữa hai cơng việc i và j ...................................47
Hình 3.11. Ba mối quan hệ bổ sung giữa hai công việc j và k..................................48
Hình 3.12. Các kiểu khác nhau của hàm khả năng làm lại .......................................49
Hình 3.13. Quan hệ giữa mức độ gối đầu và thời gian làm lại .................................50
Hình 3.14. Số lượng tích trữ WIP khả dụng (WIPtốt) cho cơng tác sau ....................52
Hình 3.15. Số lượng tích trữ WIP khơng khả dụng (WIPphụ) cho cơng tác sau ........53
Hình 3.16. Cơng việc hồn thành trong cơng tác sau ...............................................53
Hình 3.17. Ví dụ của kích cỡ đợt khơng phù hợp .....................................................54
Hình 4.1. Bốn kiểu quan hệ của cơng tác..................................................................57
Hình 4.2. Khái niệm của độ tiến triển và độ nhạy ....................................................58
Hình 4.3. Đặc điểm độ tiến triển và độ nhạy cảm của cơng tác................................59
Hình 4.4. Lý thuyết mối quan hệ giữa mức độ gối đầu và khả năng làm lại ............60
Hình 4.5. Lý thuyết ảnh hưởng của thiết kế vượt và đưa ra thông tin sơ bộ sớm tới
khả năng làm lại ........................................................................................................63
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ


Trang 5

GVHD: TS. Lương Đức Long

Hình 4.6. Biểu đồ tổng thể thể hiện gối đầu 20% cho trường hợp các cặp cơng tác
đều bị làm lại .............................................................................................................65
Hình 4.7. Cây quyết định cho một cặp cơng tác .......................................................68
Hình 4.8. Kết quả mơ hình mơ phỏng cho thời gian thiết kế khi áp dụng chiến lượt
đưa ra thông tin sớm, gối đầu 40% ...........................................................................74
Hình 4.9. Kết quả mơ hình mơ phỏng chi phí dự án khi áp dụng chiến lược đưa ra
thơng tin sớm, gối đầu 40% ......................................................................................74
Hình 5.1. Sơ đồ mạng của dự án xây dựng ...............................................................77
Hình 5.2. Tiến độ theo đường găng của dự án xây dựng ..........................................78
Hình 5.3. Hai lớp của kết cấu bao che bên ngồi ......................................................81
Hình 5.4.a. Giàn giáo trên một mặt của tồ nhà........................................................82
Hình 5.4.b. Giàn giáo trên tất cả các mặt của tồ nhà ...............................................83
Hình 5.4.c. Thứ tự thực hiện di chuyển theo phương đứng trước ............................83
Hình 5.4.d. Thứ tự thực hiện di chuyển theo phương ngang trước ...........................83
Hình 5.5.a. Kích cỡ đợt là tồn bộ sàn ......................................................................84
Hình 5.5.b. Kích cỡ đợt là nửa sàn ............................................................................84
Hình 5.6. Cặp phương pháp (1+1) ............................................................................87
Hình 5.7. Cặp phương pháp (1+2) ............................................................................88
Hình 5.8. Cặp phương pháp (1+3) ............................................................................90
Hình 5.9. Cặp phương pháp (3+4) ............................................................................91
Hình 5.10. Tích trữ WIP hữu dụng cho cơng tác sau ................................................92
Hình 5.11. Khả năng gối đầu của hai công tác cho cặp phương pháp (1+1) ............93
Hình 5.12. Khả năng gối đầu của hai cơng tác cho cặp phương pháp (1+3) ............94
Hình 5.13. Khả năng gối đầu của hai công tác cho cặp phương pháp (1+2) ............95
Hình 5.14. Khả năng gối đầu của hai cơng tác cho cặp phương pháp (3+4) ............96
Hình 5.15. Chi phí bổ sung cho thời gian rút ngắn .................................................101


HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 6

GVHD: TS. Lương Đức Long

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Ba mối quan hệ bổ sung giữa hai công việc A và B .................................52
Bảng 3.2. Các giá trị thông số đầu vào .....................................................................52
Bảng 4.1. Các cặp công tác trong dự án thiết kế máy bơm.......................................64
Bảng 4.2. Đặc điểm độ tiến triển và độ nhạy của các cơng tác ................................64
Bảng 4.3. Mơ hình mơ phỏng cho các trường hợp gối đầu của 7 cặp công tác thiết
kế ...............................................................................................................................69
Bảng 4.4. Kết quả mơ phỏng của mơ hình ................................................................73
Bảng 5.1. Các công tác của dự án xây dựng .............................................................77
Bảng 5.2. Ước tính chi phí bổ sung cho mỗi phương pháp thi cơng ........................98
Bảng 5.3. Ước tính chi phí bổ sung cho mỗi cặp phương pháp thi công ..................99
Bảng 5.4. Ước tính chi phí bổ sung do cạnh tranh khơng gian làm việc cho mỗi
phương pháp thi công ..............................................................................................100
Bảng 5.5. Ước tính chi phí bổ sung do cạnh tranh khơng gian làm việc cho các cặp
phương pháp thi công ..............................................................................................101
Bảng 5.6. So sánh giữa các cặp phương pháp thi công ...........................................103

HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013


MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 7

GVHD: TS. Lương Đức Long

CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu chung:
Với một dự án mới, giai đoạn ý tưởng và thiết kế có ảnh hưởng rất lớn đến chi
phí và năng suất. Vì lúc này chủ dự án phải đưa ra nhiều quyết định để lựa chọn
phương án thích hợp nhất trong nhiều phương án nhằm đạt được mục tiêu mong
muốn trong điều kiện giới hạn của dự án. Với những mục tiêu khác nhau thì phương
án phù hợp là khác nhau, do đó cần phải có quyết định lựa chọn đúng đắn để đạt
được tối ưu các mục tiêu hướng tới. Quyết định này được đưa ra trên cơ sở dự báo
kết quả sau khi phân tích các phương án lựa chọn.
Trong xây dựng, thời gian thực sự là tiền bạc. Thời gian hoàn thành dự án rút
ngắn sẽ mang lại nhiều lợi ích (như chi phí lãi vay, chi phí cơ hội,…). Một kỹ thuật
được công nhận là hiệu quả để rút ngắn thời gian hoàn thành dự án xây dựng là thực
hiện gối đầu các công việc. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ cho kỹ thuật
này: kỹ thuật đồng thời (Concurrent engineering) hay còn gọi là kỹ thuật cùng lúc
(Simultaneous engineering) hoặc kỹ thuật song song (Parallel engineering). Kỹ
thuật đồng thời có khái niệm tương tự với khái niệm theo dõi nhanh (Fast-tracking).
Do đó, nhiều nghiên cứu về Fast-Track cũng chính là nghiên cứu về kỹ thuật đồng
thời thơng qua điểm giống nhau là thực hiện các công tác gối lên nhau.
Do đáp ứng được nhu cầu rút ngắn thời gian và có lợi thế hơn các phương pháp
truyền thống khác về chi phí vịng đời do chiếm dụng trước đó và giảm chi phí quản

lý..., phương pháp kỹ thuật đồng thời đang ngày càng phổ biến hơn. Ngày nay, FastTrack có tính cạnh tranh cao trên thị trường đối với các dự án cần đưa sản phẩm của
mình ra thị trường sớm để thu lợi nhuận (Williams, 1995). Tuy nhiên, việc tiết kiệm
chi phí khơng phải lúc nào cũng đạt được, Fast-Track cũng có thể làm cho chi phí
dự án cao hơn so với khi áp dụng phương pháp truyền thống (Roemer, 2000).
1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu:
Hoàn thành sớm các dự án xây dựng mang lại nhiều lợi ích cho chủ dự án. Thực
hiện gối đầu các công tác là một phương thức thường dùng trong các dự án xây
dựng khẩn trương. Mặc dù có thể giúp dự án xây dựng hoàn thành sớm hơn nhưng
kỹ thuật đồng thời vẫn ít được các chủ dự án lựa chọn áp dụng. Nguyên nhân là chủ
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 8

GVHD: TS. Lương Đức Long

dự án cịn e ngại về khả năng chi phí sẽ tăng lên nhiều khi áp dụng kỹ thuật đồng
thời cho dự án. Rủi ro về chi phí khi áp dụng kỹ thuật đồng thời là chưa được xác
định, chi phí sẽ giảm hay tăng, trường hợp nào chi phí sẽ giảm, trường hợp nào chi
phí sẽ tăng và chi phí sẽ tăng hay giảm bao nhiêu.
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu được thực hiện chỉ để giúp áp dụng thành công
kỹ thuật đồng thời, xung quanh những vấn đề: những khó khăn đối với việc áp dụng
phương pháp Fast-Track và những ảnh hưởng của những sai lầm trong giai đoạn
thiết kế ban đầu đến hiệu suất của dự án Fast-Track (Fazio và cộng sự, 1988), ưu và
nhược điểm của phương pháp Fast-Track (Williams, 1995), đặc điểm của các công
tác thiết kế có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian rút ngắn dự án áp dụng kỹ thuật

đồng thời (Bogus và cộng sự, 2005).
Lựa chọn của chủ dự án đưa ra không dựa trên cơ sở làm thế nào để thực hiện
phương pháp này cho dự án mà là hiệu quả của phương pháp mang lại và so sánh
với các phương pháp khác nhau về chi phí, thời gian thơng qua một con số dự đoán
cụ thể. Như vậy, cần thiết lập mơ hình có khả năng dự đốn những ảnh hưởng của
việc áp dụng kỹ thuật đồng thời về thay đổi thời gian và chi phí dự án, hỗ trợ cho
quyết định của chủ dự án. Lim và công sự (2014) đã tiến hành mô phỏng tiến độ thi
công áp dụng kỹ thuật đồng thời để xác định mức độ gối đầu tối ưu cho các công
tác. Dehghan và cộng sự (2013) đưa ra mơ hình cân bằng giữa thực hiện gối đầu và
làm lại của các công tác thiết kế. Khoueiry và cộng sự (2013) đưa ra mơ hình tối đa
lợi nhuận cho các công tác thi công theo phương pháp Fast-Track. Shim (2010) xem
xét các thuộc tính của các phương pháp thi cơng có lợi cho thực hiện gối đầu.
Kỹ thuật đồng thời có thể áp dụng từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn thi công
trong một dự án xây dựng. Tuy nhiên, khi thực hiện gối các cơng tác lên nhau càng
nhiều càng gặp nhiều khó khăn và khó quản lý hơn. Vì vậy, tuỳ theo dự án mà mức
độ áp dụng kỹ thuật đồng thời là khác nhau và cách áp dụng cũng khác nhau. Trong
nghiên cứu này, đưa ra hướng áp dụng kỹ thuật đồng thời khác nhau đối với các
công tác thiết kế và các công tác thi công.

HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 9

GVHD: TS. Lương Đức Long


1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu tổng quan về phương pháp kỹ thuật đồng thời.
- Lập mơ hình mơ phỏng thực hiện gối đầu cho các công tác thiết kế trong dự án
xây dựng áp dụng kỹ thuật đồng thời.
- Áp dụng kỹ thuật đồng thời cho các công tác thi công trong dự án xây dựng:
Dựa trên một dự án xây dựng được giả định, xác định cặp phương pháp thi công
thuận lợi cho áp dụng kỹ thuật đồng thời và mức độ gối lên nhau.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu dừng lại ở một số giới hạn sau:
- Tính chất dự án: Nghiên cứu được thực hiện cho các dự án xây dựng cần hồn
thành sớm.
- Góc độ phân tích: Nghiên cứu dựa trên quan điểm đánh giá của chủ đầu tư/đại
diện chủ đầu tư và nhà thầu tham gia thực hiện các dự án xây dựng nhằm chọn
ra phương án để thực hiện dự án này tốt hơn trong điều kiện hiện nay ở Việt
Nam.
1.5 Đóng góp của nghiên cứu:
1.5.1 Về mặt học thuật:
- Nghiên cứu đã đưa ra các đặc điểm của cơng tác có ảnh hưởng tới khả năng
thực hiện gối đầu giữa chúng. Từ đó đưa ra các chiến lược để thực hiện gối đầu
giữa các cơng tác.
- Xây dựng được mơ hình cân bằng chi phí và thời gian cho dự án xây dựng áp
dụng kỹ thuật đồng thời.
1.5.2 Về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu đưa ra cho chủ đầu tư và nhà thầu các chiến lược thực hiện gối
đầu giữa các công tác thiết kế, từ đó thấy được lợi ích cũng như thiệt hại khi áp
dụng kỹ thuật đồng thời vào dự án.
- Đưa ra ví dụ tham khảo cho các phương án thi công thuận lợi để thực hiện gối
đầu, từ đó giúp nhà thầu có cái nhìn mới trong phương pháp thi công khi áp
dụng kỹ thuật đồng thời.
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013


MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 10

GVHD: TS. Lương Đức Long

- Hỗ trợ cho chủ dự án ra quyết định có sử dụng kỹ thuật đồng thời vào dự án
hay không.
1.6 Cấu trúc luận văn:
Chƣơng 1: Đặt vấn đề
- Xác định các mục tiêu nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu
- Đóng góp của nghiên cứu
- Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 2: Tổng quan
- Định nghĩa một số thuật ngữ trong nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu trước đây về kỹ thuật đồng
thời.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
- Quy trình nghiên cứu
- Cở sở lý thuyết
- Cơng cụ nghiên cứu
Chƣơng 4: Xây dựng mơ hình mơ phỏng thực hiện

gối đầu cho các công tác thiết kế
- Tương tác giữa các công tác trong dự án xây dựng
- Các chiến lược thực hiện gối đầu
- Xây dựng mơ hình mơ phỏng
- Xác định thời gian và chi phí cho mỗi phương án gối
đầu
Chƣơng 5: Xây dựng các phƣơng pháp thi công
thuận tiện cho thực hiện gối đầu giữa các công tác
- Tương quan giữa phương pháp thi công, thực hiện gối
đầu và năng suất của dự án
- Xây dựng các cặp phương pháp thi công kết hợp giữa
hai công tác thực hiện gối đầu nhau
- Xác định khả năng thực hiện gối đầu và chi phí bổ
sung trong mỗi cặp phương pháp thi công

Chƣơng 6: Kết luận và kiến nghị
- Kết luận
- Kiến nghị

Hình 1.1. Cấu trúc của luận văn.
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 11

GVHD: TS. Lương Đức Long


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1 Tóm tắt chƣơng:
Kỹ thuật đồng thời

Định nghĩa một số thuật
ngữ trong nghiên cứu

Mô phỏng Monte Carlo

Chƣơng 2: Tổng quan

Phương pháp thực hiện
Năng suất
Dự trữ công việc trong diễn tiến
(WIP)
Thực hiện gối đầu trong phát
triển sản phẩm
Tổng quan các nghiên
cứu trước đây về kỹ
thuật đồng thời

Thực hiện gối đầu trong dự án
xây dựng
Cân bằng chi phí và thời gian
khi thực hiện gối đầu
Nguyên tắc gối đầu
Tính chất, ưu điểm và nhược
điểm của kỹ thuật đồng thời
Phương pháp thi công và năng

suất của dự án

2.2 Các định nghĩa:
2.2.1 Kỹ thuật đồng thời:
Kỹ thuật đồng thời (Concurrent Engineering) là một triết lý quản lý sản xuất đã
nhận được nhiều sự chú ý trong sản xuất trong vài thập kỹ trước. Để đạt được mục
tiêu mong muốn là tiết kiệm thời gian, kỹ thuật đồng thời chủ trương tiến hành đồng
thời và gối lên nhau (overlap) thay vì thiết kế quy trình và sản phẩm tuần tự nhau
(Prasad (1996) được trích dẫn bởi Bogus và cộng sự (2005)).
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 12

GVHD: TS. Lương Đức Long

Trong kỹ thuật đồng thời, các công tác tuần tự được gối lên nhau, nghĩa là một
công tác sau bắt đầu với một phần thông tin hay thông tin chưa đầy đủ từ cơng tác
trước nó (Krishnan và cộng sự, 1997).
Kỹ thuật đồng thời với chủ trương thực hiện các công tác gối lên nhau được
dùng trong các phương pháp thực hiện dự án theo từng giai đoạn hay Fast-Track.
Tarez Hegazy (Computer - based construction project management, 2002) đưa ra 3
phương pháp giao dự án (hình 2.1):
- Rời rạc (Separate): Trong sự phối hợp này, thiết kế được hoàn thành đầy đủ
trước khi đấu thầu và xây dựng ở lúc bắt đầu toàn bộ dự án.
- Theo từng giai đoạn (Phased): Trong sự phối hợp này, thiết kế được chia

thành các giai đoạn được giải quyết như một gói rời rạc. Những gói này có thể gối
lên nhau (overlap). Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn, đấu thầu và thi cơng chỉ có thể
bắt đầu khi giai đoạn thiết kế của nó đã hồn thành.
Các giai đoạn này có thể là: nền móng, tầng trệt, các tầng giống nhau,…Có thể
tiết kiệm thời gian cho nhà thầu từ giai đoạn nền móng, vì nó có thể được xây dựng
trước khi thiết kế cho các giai đoạn cịn lại đang được hồn tất.
- Fast-Track: Sự phối hợp này tương tự với phương pháp giao dự án theo từng
giai đoạn (Phased) với sự mở rộng: trong mỗi giai đoạn, thi cơng có thể bắt đầu
trước khi giai đoạn thiết kế của nó đã hồn thành.
Như vậy, kỹ thuật đồng thời có khái niệm tương tự với khái niệm theo dõi
nhanh (Fast-tracking) ở điểm các công tác có thể gối lên nhau (overlap). Tuy nhiên,
kỹ thuật đồng thời có thể thực hiện gối đầu riêng cho các loại gối đầu bao gồm: thiết
kế - thiết kế, thiết kế - thi cơng, thi cơng - thi cơng, cịn Fast-Track đòi hỏi phải thực
hiện cùng lúc ba loại gối đầu trên tức là thực hiện gối đầu cho toàn dự án.

HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 13
Design

Separate

GVHD: TS. Lương Đức Long

Construction


Phase 1
Phase 2

Phased

Phase 3
Phase 1
Fast-Track

Phase 2
Phase 3
Time

Hình 2.1. Tương tác giữa thiết kế và xây dựng.
(Tarez Hegazy. Computer - based construction project management, 2002)
2.2.2 Mô phỏng Monte Carlo:
Theo bài giảng mô phỏng và mơ hình hố (khoa cơng nghệ điện tử và truyền
thơng bộ mơn cơng nghệ kỹ thuật máy tính, 2011), phương pháp mơ phỏng có thể
định nghĩa như sau:
“Mơ phỏng là q trình xây dựng mơ hình tốn học của hệ thống thực và sau đó
tiến hành tính tốn thực nghiệm trên mơ hình để mơ tả, giải thích và dự đoán hành
vi của hệ thống thực”.
Như vậy, muốn áp dụng mơ phỏng ngẫu nhiên cần phải có mơ hình.
Mơ hình ( Model) là một sơ đồ phản ánh đối tượng, con người dùng sơ đồ đó để
nghiên cứu, thực nghiệm nhằm tìm ra quy luật hoạt động của đối tượng hay nói
cách khác mơ hình là đối tượng thay thế của đối tượng gốc để nghiên cứu về đối
tượng gốc.
Mơ hình mơ phỏng là mơ hình số có thể mơ phỏng được q trình thực của đối
tượng. Ưu điểm của mơ hình mơ phỏng là có thể mơ tả các yếu tố ngẫu nhiên và

tính phi tuyến của đối tượng thực, do đó mơ hình càng gần với đối tượng thực.
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 14

GVHD: TS. Lương Đức Long

Các phương pháp Monte Carlo là một lớp các thuật toán để giải quyết nhiều bài
tốn trên máy tính theo kiểu khơng tất định, thường bằng cách sử dụng các số ngẫu
nhiên (thường là các số giả ngẫu nhiên), ngược lại với các thuật toán tất định. Một
ứng dụng cổ điển của phương pháp này là việc tính tích phân xác định, đặc biệt là
các tích phân nhiều chiều với các điều kiện biên phức tạp.
Phương pháp Monte Carlo có một vị trí hết sức quan trọng trong vật lý tính tốn
và nhiều ngành khác, có ứng dụng bao trùm nhiều lĩnh vực. Phương pháp Monte
Carlo thường thực hiện lặp lại một số lượng rất lớn các bước đơn giản, song song
với nhau. Kết quả của phương pháp này càng chính xác khi số lượng lặp các bước
tăng.
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo là một phương pháp mô phỏng bằng xác
suất. Các nhân tố mà ta không biết một cách chắc chắn là biến ngẫu nhiên. Hành vi
thay đổi biến ngẫu nhiên được mô tả là phân phối xác suất. Trong một mơ hình mơ
phỏng, mơ hình sẽ đánh giá các giá trị hàm mục tiêu đạt được theo sự thay đổi của
tập hợp các giá trị đầu vào (Metropolis and Nicholas, 1987).
2.2.3 Phƣơng pháp thực hiện:
Một phương pháp thực hiện thi công là cách mà công việc thi công được thực
hiện trên một dự án xây dựng (Froese and Rankin (1998), được trích dẫn bởi Shim

(2010)).
Một phương pháp thực hiện thi công được xác định bởi vài yếu tố như: tài
nguyên (các đội, thiết bị), không gian, thứ tự trước sau, vận hành và kỹ thuật . Mỗi
cơng tác có nhiều phương pháp để thực hiện, các phương pháp này khác nhau do
các yếu tố: số lượng tài nguyên, thứ tự thực hiện thi công,... được chọn khác nhau.
Như vậy, tuỳ theo chiến lược khác nhau mà chọn phương pháp thực hiện thi công
cho mỗi công tác sao cho phù hợp.
Với một dự án xây dựng được thực hiện theo phương pháp truyền thống (thi
công tuần tự), phương pháp thực hiện thi công cho mỗi công tác được chọn một
cách độc lập với nhau và được chọn trên quan điểm tối ưu hóa năng suất cơng tác,
thường gọi là phương pháp cơ bản. Phương pháp cơ bản được định nghĩa như sự kết
hợp các phương pháp với yêu cầu chi phí ít nhất trong tiến độ tuần tự thông thường.
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 15

GVHD: TS. Lương Đức Long

2.2.4 Năng suất:
Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra kết quả đầu ra
(số lượng, giá trị gia tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên liệu, năng
lượng…), được biểu thị bằng công thức:

Từ năm 1958, Cơ quan Năng suất Châu Âu (EPA) đã đưa ra định nghĩa về năng
suất hiện được nhiều quốc gia sử dụng như sau: “Năng suất là một hình thái tư duy,

đó là thái độ ln tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. Vì có một sự chắc
chắn rằng, con người ngày hơm nay có thể làm việc tốt hơn hơm qua – ngày mai tốt
hơn hơm nay và dù kết quả có như thế nào, ý chí cải tiến mới là quan trọng; đó là
khả năng ln thích ứng với các điều kiện thay đổi và nỗ lực không ngừng để áp
dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới; và là niềm tin chắc chắn vào sự tiến bộ của
nhân loại”( theo Viện Năng suất Việt Nam).
2.2.5 Tích trữ cơng việc trong tiến trình:
Trong sản xuất, Work-in-Process (WIP) là chuỗi của một sản phẩm hoặc các
sản phẩm ở các giai đoạn hoàn tất khác nhau . Nó bao gồm tất cả các nguyên liệu
được sử dụng từ các vật liệu thô sau khi đưa ra để gia cơng ban đầu đến hồn tất chế
biến, nguyên liệu đang chờ kiểm tra cuối cùng và chấp nhận như là một sản phẩm
hoàn chỉnh. Trong xây dựng, WIP có thể liên quan đến sự khác biệt giữa tiến trình
tích lũy của hai cơng tác liên tiếp và phụ thuộc. Sự khác biệt này là đặc điểm của
các đơn vị cơng việc của một tổ đội phía trước. WIP có thể được thiết kế như bộ
đệm để ngăn cản các tác động tiêu cực của sự biến đổi (ví dụ, thời gian nhàn rỗi
hoặc thời gian chờ đợi của tổ đội do làm việc chậm chạp, làm việc không hiệu quả,
chậm trễ tiến độ) (González và cộng sự, 2006).
Tích trữ cơng việc trong tiến trình (WPI inventory) đại diện cho phần cơng việc
được hồn thành và đưa ra từ công tác trước cho công tác sau (Shim, 2010).

HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 16

GVHD: TS. Lương Đức Long


Hình 2.2. Tích trữ WIP giữa hai cơng tác (Shim và cộng sự, 2013).
Có hai loại tích trữ WIP: WIPphụ và WIPtốt . Tích trữ WIPphụ đại diện cho cơng
việc đã hồn thành bởi công tác trước nhưng không được đưa cho cơng tác sau, tích
trữ WIPtốt đại diện cho cơng việc đưa cho cơng tác sau và có khả năng sử dụng bởi
cơng tác sau. Do đó, các cơng việc trong WIPphụ chỉ trở thành WIPtốt khi công việc
tiếp theo của cơng tác sau u cầu. Bởi vì các phương pháp thực hiện khác nhau thì
trình tự cơng việc khác nhau, số lượng tích trữ WIP (WIPphụ) có thể thay đổi, do đó
cơng tác sau có thể bị trì hỗn (Shim and Reinschmidt (2009) được trích dẫn bởi
Shim (2010)).
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây về kỹ thuật đồng thời:
2.3.1 Thực hiện gối đầu trong phát triển sản phẩm:
Khái niệm kỹ thuật đồng thời được xây dựng đầu tiên cho các công tác thiết kế
trong ngành công nghiệp sản xuất. Prasad (1996) đã khảo sát bản chất vốn có của
việc gối đầu giữa các công tác trong việc phát triển sản phẩm. Krishnan (1997) đã
tập trung vào đặc điểm của các cơng tác để tìm ra cơng tác phù hợp hơn cho việc
gối đầu và đưa ra các kiểu thực hiện gối đầu thông qua hai đặc điểm: độ tiến triển
của công tác trước và độ nhạy của công tác sau. Thông tin thay đổi được mô tả
thông qua tốc độ tiến triển trong công tác trước và độ nhạy của công tác sau với sự
thay đổi thông tin của công tác trước và sử dụng chúng để xác định các công tác
phải thực hiện gối đầu như thế nào. Từ đó, xây dựng mơ hình cho q trình thực
hiện gối đầu. Roemer và cộng sự (2000) xác định khả năng làm lại từ 4 sự kết hợp
độ tiến triển của công tác trước và độ nhạy của công tác sau. Nghiên cứu cố gắng
xác định phương pháp thực hiện gối đầu cân bằng thời gian và chi phí, từ đó đưa ra
các chính sách thực hiện gối đầu tốt nhất.

HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038



Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 17

GVHD: TS. Lương Đức Long

2.3.2 Thực hiện gối đầu trong dự án xây dựng:
Nghiên cứu của Pena Mora và Li (2001) được xem như một trong những nghiên
cứu có đóng góp cao về thực hiện gối đầu trong các dự án xây dựng. Nghiên cứu đã
sử dụng hai khái niệm: độ tiến triển của công tác trước và độ nhạy của công tác sau
do Krishnan và cộng sự (1997) đề xuất, để tạo ra một khung làm việc phù hợp cho
các công tác xây dựng. Nghiên cứu đã xem xét tốc độ sản xuất của công tác sau, độ
tin cậy sản xuất của công tác trước và độ nhạy của công tác sau, phát triển một
phương pháp lên lịch trình và kiểm sốt cho dự án Fast-Track sử dụng phương pháp
tiên đề thiết kế, kỹ thuật đánh giá và xem xét đồ họa và các kỹ thuật hệ thống tự
động. Kỹ thuật đồng thời trong ngành cơng nghiệp xây dựng cũng đã có nhiều
nghiên cứu được thực hiện để giải quyết việc áp dụng thành công phương pháp
Fast-Track. Williams (1995) khơng chỉ phân tích những khác biệt giữa phương pháp
truyền thống và phương pháp Fast-Track về quy hoạch, lập lịch trình, chi phí tổn
thất, thủ tục và quy trình thiết kế xây dựng mà cịn đưa ra ưu và nhược điểm của
phương pháp Fast-Track dựa trên kết quả phân tích đó. Nghiên cứu cho rằng thực
hiện các công việc thiết kế dẫn đến rủi ro do thiết kế chưa tối ưu, thiếu sự hợp tác
giữa thiết kế và thi công, thiếu thông tin thiết kế,… làm tăng mức độ làm lại, lãng
phí vật liệu. Eldin (1997) đã đưa ra bài học từ việc phân tích các yếu tố thành cơng
chính dựa trên một nghiên cứu với các trường hợp thực tế được thực hiện bởi kỹ
thuật đồng thời.
Bogus và cộng sự (2005, 2006) phát triển dựa trên nghiên cứu của Krishnan và
cộng sự (1997) nhưng chi tiết hơn và hướng tới các dự án xây dựng. Tuy nhiên,
nghiên cứu chỉ xem xét thông tin giữa các công tác phụ thuộc ở giai đoạn thiết kế,

giúp các nhà quản lý quyết định trong chọn cặp công tác phù hợp cho thực hiện gối
đầu. Bogus và cộng sự (2006) đưa ra các chiến lược thuận lợi cho thực hiện gối đầu
các công tác thiết kế bằng cách tăng tốc độ tiến triển của các công tác trước và giảm
độ nhạy của các công tác sau. Blacud và cộng sự (2009) mở rộng với khái niệm độ
tiến triển và độ nhạy trong giai đoạn thi công. Nghiên cứu xem xét giữa các công
tác thiết kế trước với các công tác thi công liền sau, đưa ra các yếu tố ảnh hưởng
đến độ nhạy của công tác thi công liền sau.
HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 18

GVHD: TS. Lương Đức Long

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng có thể thực hiện gối
đầu của dự án (Dehghan và Ruwnapura, 2013; Khoueiry và cộng sự, 2013), đưa ra
các phương pháp thực hiện thuận lợi cho việc gối đầu giữa các cơng tác thi cơng
(Shim, 2010).
2.3.3 Cân bằng chi phí và thời gian khi thực hiện gối đầu:
Roemer và cộng sự (2000) tính tốn chi phí thiết kế khi thực hiện gối đầu bằng
cách đánh giá cân bằng giữa thời gian thực hiện gối đầu và chi phí thực hiện gối
đầu. Roemer và Ahmadi (2004) giải thích một cách rõ ràng khả năng tạo ra làm lại
do thực hiện gối đầu, tối ưu việc gối đầu trong một chuỗi các cơng tác. Khoueiry và
cộng sự (2013) đưa ra mơ hình tối ưu lợi nhuận cho các công tác thi công FastTrack, sử dụng hàm chi phí ước tính làm lại và thời gian ước tính làm lại để xác
định khoảng thời gian gối lên nhau của các công tác đem đến lợi nhuận cao nhất.
Cho và Hastak (2013) cũng đưa ra mơ hình tối ưu chi phí và thời gian cho các dự án

Fast-Track bằng cách cân bằng thời gian hồn thành dự án và chi phí dự án. PenaMora và Li (2001) cho rằng các cơng tác có thời gian thực hiện dài hơn có khả năng
gối đầu nhiều hơn, rút ngắn được nhiều thời gian hơn đối với các cơng tác có thời
gian thực hiện ngắn hơn.

Hình 2.3. Tác động của thời gian gối đầu đến thời gian dự án (Dehghan và
Ruwnapura, 2013).

HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


Luận Văn Thạc Sĩ

Trang 19

GVHD: TS. Lương Đức Long

Reda và Carr (1989) đã đưa ra mối quan hệ giữa các chi phí và thời gian ước
tính được thể hiện ở hình 2.4, cho thấy chi phí trực tiếp giảm dần và chi phí gián
tiếp tăng dần theo thời gian.

Hình 2.4. Mối quan hệ giữa các loại chi phí và thời gian ước tính (Reda và Carr,
1989).
Cho và Hastak (2013) đã đưa ra hai loại chi phí:
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí hoạt động và lợi nhuận.
Trên cơ sở lý luận của Reda và Carr (1989), Cho và Hastak (2013) cho rằng khi
thực hiện gối đầu các cơng tác rút ngắn thời gian hồn thành dự án thì chi phí trực
tiếp tăng cịn chi phí gián tiếp thì giảm. Mặt khác, chi phí hoạt động được xem như

chi phí để thực hiện gối đầu (chi phí làm lại) và lợi nhuận ở đây là chính từ thực
hiện gối đầu mang lại. Từ đó, chi phí của dự án được tính như sau:
Chi phí của dự án = Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp + Lợi nhuận
- Chi phí hoạt động

HVTH : Nguyễn Thị Thảo Nguyên – Khóa 2013

MSHV: 13080038


×