Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.67 KB, 29 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ HUY ĐỘNG
VỐN CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
A. Tổng quan về Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam:

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 45 XÂY DỰNG,
TRƯỞNG THÀNH:

Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (NHĐT&PTVN) được thành lập
theo nghị định 177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của chủ tịch hội đồng bộ
trưởng nay là Thủ Tướng Chính Phủ. 45 năm qua NHĐT&PTVN đã có những tên
gọi:
- Ngân Hàng kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
- Ngân Hàng Đầu Tư và xây dựng Việt Nam từ 24/6/1981
- Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
 Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam là một doanh nghiệp đặc biệt, được
tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống
thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các công ty trong toàn quốc, có ba
đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 Ngân Hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ
chức tín dụng .
 Trọng tâm hoạt động và nghề nghiệp truyền thống của NHĐT PTVN là phục vụ
đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then
chốt của đất nước. Thực hiên đầy đủ các mặt nghiệp vụ của Ngân Hàng phục vụ
các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, tổng
công ty. NHĐT&PTVN không ngừng mở rộng quan hệ đại lí với hơn 400
Ngân Hàng và quan hệ thanh toán với hơn 50 Ngân Hàng trên thế giới.
 NHĐT&PTVN là một Ngân Hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 43 năm xây dựng, trưởng thành và phát
triển luôn gắn liền với các giai đoạn lịch sử của đất nước.
1. 1957 - 1975: Thời kì khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất, thời kì này xây dựng và bảo vệ tổ quốc:


Từ năm 1957 đến năm 1960, thời kì khôi phục kinh tế và thực hiên kế hoạch 5
năm lần thứ nhất NHĐT&PTVN đã cung ứng 1.483 tỉ đồng (theo giá năm 1960)
tương đương 1480 tỉ đồng (theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn
gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà
bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
2. 1976 -1989 thời kì khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn
toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội:
NHĐT&PTVN đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của
Đại Hội Đảng lần thứ IV, V,VI và phương hướng đầu tư để khôi phục kinh tế sau
chiến tranh tạo những tiền đề để đầu tư phát triển kinh tế .
3. 1990 - 1999 : thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước:
Bước vào thời kì thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước,
hoạt động của NHĐT&PTVN cón những thuận lợi cũng như những khó khăn, thử
thách. Về thuận lợi: Có các nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI, VII, IIX soi đường
và được sự chỉ đạo trực tiếp của Chính Phủ, ban cán sự Đảng, ban lãnh đạo
NHNN. Song NHĐT & PT cũng gặp không ít khó khăn, thử thách như:
- Là một Ngân Hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư , phát triển nhưng
nguồn vốn của NHĐT&PTVN còn ít, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lí.
- Nhiều hoạt động của Ngân Hàng còn sơ khai, chưa được ứng dụng các
công nghệ hiện đại.
- Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập...
- Đặc biệt từ năm 1995, khi chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn từ
NHĐT&PTVN sang Tổng cục đầu tư (thuộc bộ tài chính), NHĐT&PTVN
thực sự hoạt động như một Ngân Hàng thương mại nên chưa có nhiều kinh
nghiệm. Tuy vậy, toàn bộ hệ thống NHĐT&PTVN đã phát huy động vốn
những thuận lợi, nhận thức rõ những khó khăn, thử thách ; với truyền thống
đoàn kết, sáng tạo, tự tin và tinh thần không chùn bước trước mọi khó khăn
NHĐT&PTVN luôn quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được
giao.
B. SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SGD I (BIDV)
SGD I được thành lập theo thông báo số 572 TCCB/ĐT ngày 26/12/1990.Của
Vụ Tổ chức cán bộ Ngân Hàng Nhà nước về tổ chức bộ máy của NHĐT&PTVN
và Quyết Định số76 QĐ/TCCB ngày 28/3/1991 của Tổng giám đốc
NHĐT&PTVN. Theo QĐ này, SGD I là đơn vị trực thuộc, là đại diện pháp nhân
của NHĐT&PTVN, thực hiện hoạch toán nội bộ, có bảng cân đối tài khoản riêng,
có con dấu riêng và trực tiếp giao tiếp với khách hàng. Trụ sở theo qui định đặt tại
Hà Nội (hiện nay tại tòa nhà số 53 Quang Trung).Là một đơn vị thành viên lớn
nhất của hệ thống NHĐT&PTVN.Là NHTM quốc doanh hoạt động đa năng trong
mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là trong đầu tư phát triển. Là đơn vị
xuất sắc trong hệ thống NHĐT&PTVN, liên tục đi đầu trong một số lĩnh vực như
huy động tiền gửi và cho vay phục vụ đầu tư phát triển ... Năm 2002 đơn vị đã
được cấp chứng chỉ ISO 9001.
SGD NHĐT&PTVN là một Ngân Hàng thương mại trực thuộc NHĐT&PTVN
trực tiếp kinh doanh với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay đầu tư đối
với các dự án thuộc các thành phần kinh tế có địa điểm xây dựng trải dài qua nhiều
tỉnh Thành Phố.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, trong từng giai đoạn, tùy tình hình
cụ thể mà các cấp quản lí giao cho NHĐT&PTVN (hoạt động thông qua SGD I )
những chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Do vậy mà chức năng, nhiệm vụ của SGD I
trong từng giai đoạn cũng thay đổi. Quá trình phát triển của SGD I có thể chia
thành hai giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I từ 1991- 1995: Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là cấp phát vốn
ngân sách cho đầu tư XDCB.
Giai đoạn này (từ khi thành lập tháng 1/1990 đến năm 1995): Ngân Hàng hoạt
động như một Ngân Hàng phát triển. SGD nhận cấp phát vốn từ TW và thực hiện
các dự án được Chính Phủ chỉ định, để thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội .
Tuy nhiên Ngân Hàng chỉ tham gia với tư cách là nguời cấp phát, quản lí vốn,
Ngân Hàng không được từ chối các dự án này cũng không được tham gia thẩm

định các dự án.
- Giai đoạn II từ 1995 – nay: Thực hiện kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ thanh toán,
tự cân đối nguồn, tìm dự án cho vay.
Giai đoạn này hệ thống NHĐT&PTVN chuyển dần sang hoạt động như một
Ngân Hàng thương mại (với mốc đánh dấu là tháng 10 năm 1994 khi
NHĐT&PTTW nói chung và SGD nói riêng thực hiện phát hành kì phiếu). Tuy
nhiên, SGD vẫn còn mang dáng dấp của một Ngân Hàng phát triển với việc thực
hiện các dự án mang tính chất phát triển Kinh tế – Xã hội do Chính Phủ chỉ định
(nhưng lúc này chỉ mang tính chất định hướng), SGD xem xét các dự án và quyết
định có thực hiện các dự án này hay không. Nguồn vốn cho các dự án này hoặc lấy
từ nguồn vốn ủy thác hoặc từ nguồn thu nợ của các dự trước hoặc lấy từ nguồn huy
động của SGD và được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất (quan hệ thuần túy là
quan hệ vay-trả).
1.1 Cơ cấu tổ chức của SGD I:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC SỞ GIAO DỊCH I NHĐT&PTVN
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng nguồn vốn kinh doanh
Phòng quản lý khách hàng
Phòng tín dụng 1
Phòng tín dụng 2
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng Kiểm soát nội bộ
Phòng tài chính kế toán
Phòng điện toán
Phòng tổ chức hành chính và kho quĩ
Phòng giao dịch trung tâm Tràng tiền Plaza
Phòng giao dịch 1
Phòng giao dịch 2
Chi nhánh khu vực Gia Lâm
Chi nhánh trực thuộc

Phòng ban thuộc hội sở
10 quỹ tiết kiệm

Cơ cấu tổ chức của SGD được tổ chức xắp xếp theo quyết định số 210
QĐ/TCCT của tổng Giám Đốc NHĐT&PTVN ra ngày 18/12/1998 về việc thành
lập bộ máy của SGD. Ban Giám Đốc hiện nay bao gồm một Giám Đốc và hai phó
Giám Đốc, Giám Đốc hiện nay là một phó tổng Giám Đốc NHĐT&PTVN. Giúp
việc cho ban Giám Đốc là các trưởng phòng, giúp việc cho trưởng phòng là các
phó phòng. SGD gồm 12 phòng ban, hai phòng giao dịch tại trung tâm thương mại
Tràng Tiền Plaza và ở Hàng Vôi, một chi nhánh Gia Lâm, 10 quĩ tiết kiệm. Đội
ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo ở trình độ cao của đơn vị không ngừng
tăng trưởng, hiện nay sở có khoảng 200 người, tăng 20% so với cuối năm trước, đa
số là cán bộ trẻ, có trình độ, nhiệt tình phấn đấu vì sự phát triển của đơn vị.
1.2 Chức năng và quyền hạn của Sở Giao Dịch:
Theo quyết định số 76 QĐ/TCCB, Sở Giao Dịch được quản lí, sử dụng vốn, tài
sản và các nguồn lực khác của NHĐT&PTVN và các nguồn vốn huy động, tiếp
nhận và đi vay theo qui định của pháp luật và hướng dẫn của NHĐT&PTVN để
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Sở Giao Dịch có nghĩa vụ sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn
vốn, tài sản và các nguồn lực khác được giao để thực hiện các nhiệm vụ được giao
để thực hiện các mục tiêu kinh doanh và các nhiệm vụ do NHĐầu Tư &Phát Triển
giao.Sở Giao Dịch có nghĩa vụ thực hiện :
- Hoàn trả đầy đủ và đúng hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thỏa
thuận.
- Các khoản nợ, phải thu, phải trả trong bảng tổng kết tài sản trong phạm vi
số vốn do Sở Giao Dịch quản lí.
- Hoàn trả các khoản tín dụng do Sở Giao Dịch trực tiếp vay hoặc thực hiện
nghĩa vụ thay cho khách hàng được Sở Giao Dịch bảo lãnh nếu khách
hàng
- không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

1.3 Các nghiệp vụ hoạt động tại Ngân Hàng:
SGD là một pháp nhân có tính độc lập cao trong hệ thống NHĐT&PTVN, có
quyền tổ chức, ra các quyết định quản lí, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và
điều lệ hoạt động của NHĐT&PTVN.
1.3.1 Nhận tiền gửi và thanh toán :
- Sở Giao Dịch BIDV nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ
của các tổ chức tín dụng và các cá nhân dưới mọi hình thức:
Nhận tiền gửi thanh toán có kì hạn, không kì hạn;
Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều kì hạn đa dạng, phong phú;
Huy động trái phiếu, kì phiếu với các loại kì hạn;
- Gửi tiền và thanh toán qua Sở Giao Dịch:
1.3.2 Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn:
Sở Giao Dịch không chỉ là đơn vị hoạt động tronglĩnh vực đầu tư phát triển
mà còn là Ngân Hàng cung cấp nhiều loại hình tín dụngngắn hạn phong phú.
Các loại cho vay:
Cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh theo hạn mức tín
dụng thường xuyên hoặc theo món.
Cho vay hỗ trợ vốn trong khi chờ thanh toán của chủ đầu tư.
Cho vay chờ nguồn vốn đầu tư theo kế hoạch Nhà nước.
Cho vay ngoại tệ phục vụ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư cho sản xuất, thi công.
Cho vay đối ứng bằng tiền gửi.
Cho vay theo hạn mức tín dụng để dự phòng mở L/C.
Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ.
Cho vay thiếu hụt tài chính tạm thời.
Cho vay tiêu dùng đối với CBCNV.
Cho vay cầm cố bằng các chứng từ có giá.
1.3.3Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn:
Các loại cho vay:
Cho vay trung, dài hạn phục vụ đầu tư phát triển.
Cho vay thiết bị theo hình thức cho thuê tài chính.

Cho vay hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cho vay ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào sản xuất.
Cho vay kết hợp với quĩ phát triển .
Cho vay đồng tài trợ cho các dự án.
Cho vay tiêu dùng.
Các loại cho vay trung, dài hạn khác.
1.3.4 Nghiệp vụ bảo lãnh:
Các loai bảo lãnh :
Bảo lãnh dự thầu.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
Bảo lãnh bảo hành chất lượng sản phẩm.
Bảo lãnh nộp thuế.
Bảo lãnh mua thiết bị trả chậm.
Bảo lãnh vay vốn nước ngoài.
Bảo lãnh thanh toán.
Bảo lãnh đối ứng.
Các loại bảo lãnh khác.
1.3.5 Giao dịch L/C hàng xuất
1.3.6 Giao dịch L/C hàng nhập
1.3.7 Giao dịch nhờ thu
Nhờ thu đến (thanh toán hàng nhập khẩu)
Nhờ thu đi (đòi tiền hàng xuất)
Nhờ thu séc
1.3.8 Giao dịch chuyển tiền đi
Chuyển tiền thanh toán hàng hóa
Chuyển lợi nhận
Chuyển tiền cho các mục đích khác
Chuyển tiền trả nợ vay, lãi vay
Chuyển lương và các khoản khác

1.3.9 Các dịch vụ khác
Dịch vụ rút tiền tự động
Dịch vụ HOME - BANHKING
Các loại dịch vụ khác
1.3.10 Dịch vụ bảo hiểm (phối hợp cùng công ty liên doanh bảo hiểm Việt-Úc)
1.3.11 Dịch vụ chứng khoán (phối hợp cùng công ty chúng khoán NHĐT&PTVN
– BSC)
Loại hình dịch vụ :
Môi giới chứng khoán
Lưu kí chứng khoán
Tư vấn đầu tư
Bảo lãnh, phát hành
Quản lí danh mục đầu tư
2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠI SGD I TRONG THỜI
GIAN QUA
2.1 Công tác nguồn vốn, huy động vốn:
Công tác nguồn vốn đã trở thành một công cụ điều hành quan trọng giúp ban
giám đốc quản lí sử dụng nguồn vốn hợp lí, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo an toàn,
sinh lợi. Bước đầu thực hiện việc kinh doanh tiền tệ nhằm tăng thêm thu nhập cho
Ngân Hàng.
Tổng nguồn vốn huy động cuối năm 2000 đạt 5.339.002 triệu đồng, tăng
67.76% so với năm 1999. Trong đó tiền gửi khách hàng và phát hành kì phiếu, trái
phiếu đạt 3.727.046 triệu, chiếm 70.4% nguồn vốn của sở.
Năm 2001, nhờ có chính sách huy động vốn tương đối nhạy bén, linh hoạt
tổng nguồn vốn huy động của sở đạt 6.650.865 triệu, tăng 24.5% so với năm 2000,
Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm 66%. Trong năm, cùng với toàn hệ
thống, Sở Giao Dịch đã thực hiện phát hành trái phiếu đợt 3 năm 2001 theo chỉ
định của NHĐT&PTVN với tổng số huy động được gần 397 tỉ đồng (USD là 93%)
chiếm gần 30% số trái phiếu huy động đợt 3 của toàn nghành, đưa số dư huy động
trái phiếu đạt hơn 1265 tỉ VND (bao gồm cả ngoại tệ qui đổi), tăng 5.2% so với

đầu năm, cải thiện cơ cấu kì hạn của nguồn vốn huy động.
Đến 31/12/2002, nguồn vốn huy động là 7.626.796 triệu, tăng 14.7% so với
năm 2001, trong đó huy động vốn dân cư tăng 20.4%, tiền gửi khách hàng tăng
19.7% giữ vững được thị phần huy động vốn của sở, góp phần tạo một nền vốn
tương đối ổn định cho hoạt động Ngân Hàng .
2.2 Công tác tín dụng:
Sở Giao Dịch I luôn dẫn đầu toàn hệ thống, khẳng định được vị trí của mình
trongviệc cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư phát
triển nói riêng. Với doanh số cho vay tăng đều đặn trong đó tập trung chủ yếu cho
đầu tư phát triển các nghành công nghiệp và xây dựng .
Đến 31/12/2002, dư nợ tín dụng là 5 660 368 triệuVND, tăng trưởng 8.36% so
với 31/12/2001, về số tuyệt đối tăng 436 542 triệu VND.
Biểu 1: Hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch I
Phân theo kì hạn cho vay (31/12/2001)
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SGD I NHĐT&PTVN
Đơn vị: Triệu VND
Loại cho vay 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002
Tín dụng 4 560 162 5 223 826 5 660 368
Dư nợ cho vay ngắn
hạn
938 288 1 310 429 830 339
Dư nợ cho vay trung,
dài hạn.
(Trong đó dư nợ cho
vay trung, dài hạn
thương mại)
3 216 232
725 964
2 869 607
1 813 109

3 277 855
2 215 679
Phân theo nội ngoại tệ (12/2002)
Dư nợ tín dụng ngắn hạn:
Tăng qua các năm, nhất là nội tệ. Đến 31/12/2002 dư nợ tín dụng là 5 660 368
triệu VND . Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại
đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp
đồng hạn mức tín dụng thường xuyên cả VND và ngoại tệ đối với các tổng công ti,
các khách hàng có quan hệ tín dụng tốt.

×