Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện vạn ninh, tỉnh khánh hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HỮU KHIÊM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2018



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HỮU KHIÊM

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP
CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Kinh tế Phát triển

Mã số:

8310105


Quyết định giao đề tài:

614/QĐ-ĐHNT ngày 26/5/2015

Quyết định thành lập hội đồng:

1513/QĐ-ĐHNT ngày 20/12/2018

Ngày bảo vệ:

3/1/2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM HỒNG MẠNH
Chủ tịch Hội Đồng:
TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Phòng Đào tạo Sau Đại học:

KHÁNH HÒA - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn: “PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH TẠI HUYỆN VẠN NINH, TỈNH KHÁNH HỊA là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và được trích dẫn đầy đủ.
Khánh Hòa, tháng 10 năm 2018
Học viên


Nguyễn Hữu Khiêm

iii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của q thầy, cô Trường Đại học Nha Trang và
bạn bè học viên.
Trước tiên, tôi xin gởi lời chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô Trường Đại học
Nha Trang, đặc biệt là quý thầy, cô Khoa Kinh tế và Khoa Sau Đại học - Trường Đại học
Nha Trang đã truyền đạt kiến thức và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tơi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến TS.Phạm Hồng Mạnh đã nhiệt tình dành
nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình xây dựng đề cương, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tơi đã cố gắng, tuy nhiên, vì giới hạn về thời gian và trình độ hiểu biết
của bản thân cịn có những hạn chế và khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
sự góp ý chân thành sâu sắc và quý báu của quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện, đạt
giá trị học thuật cao.
Khánh Hòa, tháng 10 năm 2018
Học viên

Nguyễn Hữu Khiêm

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................iv

MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................................xi
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..........................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu .........................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .....................................................................................3
1.4.1. Về mặt khoa học ....................................................................................................3
1.4.2. Về ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................3
1.5. Kết cấu của đề tài .....................................................................................................3
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................5
2.1. Các khái niệm liên quan ...........................................................................................5
2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình...................................................5
2.1.2. Hoạt động kinh tế của hộ gia đình.........................................................................6
v


2.1.3. Các đặc điểm về hoạt động kinh tế của hộ gia đình.............................................. 6
2.2. Lý thuyết về thu nhập hộ gia đình............................................................................ 7
2.2.1. Thu nhập kinh tế hộ gia đình................................................................................. 7
2.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của hộ gia đình.................................... 8

2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan...................................................... 11
2.3.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................. 11
2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................................. 12
2.3.3. Đánh giá về các nghiên cứu liên quan................................................................. 15
2.4. Khung phân tích của nghiên cứu............................................................................ 17
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 17
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 18
3.1. Đặc điểm địa bàn.................................................................................................... 18
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên........................................................................ 18
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh giai đoạn 2011 - 2016 .............. 19
3.1.3. Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại địa bàn huyện Vạn Ninh............................. 21
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 22
3.2.1. Phương pháp tiếp cận .......................................................................................... 22
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................. 22
3.2.3. Mơ hình kinh tế lượng và các giả thuyết nghiên cứu .......................................... 24
3.2.4. Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 30
3.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu........................................... 31
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 31
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 32
4.1. Khái quát về đặc điểm thu nhập của hộ gia đình tại khu vực nơng thơn Việt Nam ...... 32
4.2. Đặc điểm của nông hộ và thu nhập của nông hộ tại huyện Vạn Ninh ................... 36
4.2.1. Khái quát về mẫu điều tra ................................................................................... 36
4.2.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân khẩu học, kinh tế xã hội với thu nhập của nông
hộ tại huyện Vạn Ninh .................................................................................................. 41
vi


4.3. Kết quả phân tích mơ hình kinh tế lượng ...............................................................50
4.3.1. Kết quả phân tích tương quan..............................................................................50
4.3.2. Kết quả phân tích hồi qui.....................................................................................51

4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................54
4.4.1. Về mối quan hệ giữa đặc điểm thu nhập và đặc điểm kinh tế xã hội của nông hộ.....54
4.4.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của nơng hộ tại Vạn Ninh ...........55
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ................................................................................................58
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM CẢI THIỆN
THU NHẬP CHO NÔNG HỘ TẠI VẠN NINH ......................................................59
5.1. Kết luận...................................................................................................................59
5.2. Các khuyến nghị chính sách tạo thu nhập cho nơng hộ tại huyện Vạn Ninh, Khánh
Hịa.................................................................................................................................61
5.2.1. Cần có chính sách tạo việc làm cho lao động nhàn rồi trong hộ gia đình...........61
5.2.2. Khuyến khích thực hiện đa dạng hóa sinh kế đối với hộ gia đình để tạo thu thập
phi nơng nghiệp ............................................................................................................ 61
5.2.3. Chính sách phân bổ nguồn lực về đất đai............................................................62
5.2.4. Vốn cho sản xuất nông nghiệp ............................................................................62
5.2.5. Tăng cường công tác khuyến nông phù hợp với điều kiện của sản xuất nông
nghiệp tại Vạn Ninh...................................................................................................... 63
5.2.6. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tại địa bàn huyện ............................................64
5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................65
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Nghĩa giải thích


KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

NN

:

Nông nghiệp

OECD

:

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organisation for Economic
Co-operation and Development)

TFP

:

Năng suất các nhân tố tổng hợp (Total factor productivity)

UBND

:

Ủy ban nhân dân


WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

WB

:

World Bank (Ngân hàng Thế giới)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố chính ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình từ nghiên
cứu liên quan .................................................................................................................16
Bảng 3.1: Cơ sở khoa học và kỳ vọng dấu các biến trong mơ hình hồi qui đa biến .....27
Bảng 3.2: Phân bổ mẫu điều tra.....................................................................................31
Bảng 4.1: Thu nhập BQĐN 1 tháng chia theo khu vực thành thị - nông thôn ở Việt
Nam thời kỳ 2002 - 2012...............................................................................................34
Bảng 4.2: Cơ cấu thu nhập BQĐN 1 tháng chia theo nguồn thu và khu vực thành thị nông thôn thời kỳ 2002 - 2012 ......................................................................................35
Bảng 4.3: Đặc điểm tuổi chủ hộ trong mẫu điều tra......................................................36
Bảng 4.4: Đặc điểm học vấn chủ hộ trong mẫu điều tra ...............................................38
Bảng 4.5: Các hoạt động làm thêm của hộ trong mẫu điều tra .....................................39
Bảng 4.6: Nguồn thu nhập của hộ từ các hoạt động kinh tế..........................................41
Bảng 4.7: Mối quan hệ giữa thu nhập của hộ gia đình với đặc điểm giới tính của chủ
nông hộ ..........................................................................................................................41

Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa thu nhập với đặc điểm tuổi của chủ nông hộ trong mẫu
điều tra ...........................................................................................................................42
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe chủ hộ và thu nhập của hộ gia đình
trong mẫu điều tra..........................................................................................................43
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa thu nhập với trình độ học vấn của chủ nơng hộ trong
mẫu điều tra ...................................................................................................................44
Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa đặc điểm thu nhập với tình trạng hơn nhân của chủ nơng
hộ trong mẫu điều tra.....................................................................................................45
Bảng 4.12: Mối quan hệ giữa thu nhập với kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp...........46
Bảng 4.13: Mối quan hệ giữa đặc điểm thu nhập với đặc điểm làm thêm của hộ ........47
Bảng 4.14: Mối quan hệ giữa đặc điểm thu nhập với tiếp cận tín dụng........................48
Bảng 4.15: Mối quan hệ giữa đặc điểm thu nhập với tình trạng tiếp cận đất đai của
nông hộ ..........................................................................................................................49
Bảng 4.16: Mối quan hệ giữa đặc điểm tập huấn khuyến nông và thu nhập của hộ.....50
ix


Bảng 4.17: Kết quả phân tích tương quan..................................................................... 51
Bảng 4.18: Kết quả kiểm định tương quan hạng Spearman.......................................... 52
Bảng 4.19: Hệ số phóng đại phương sai ....................................................................... 53
Bảng 4.20: Kết quả mơ hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ
tại huyện Vạn Ninh........................................................................................................ 54
Bảng 4.19: Bảng tổng hợp kết quả hồi qui về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
hộ gia đình và kiểm định giả thuyết mơ hình nghiên cứu ............................................. 58

x


DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Khung phân tích nghiên cứu .........................................................................17

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Vạn Ninh .............................................................18
Hình 3.2: Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................23
Hình 4.1: Đặc điểm giới tính trong mẫu điều tra ..........................................................37
Hình 4.2: Tình trạng sức khỏe của chủ hộ trong mẫu điều tra ......................................37
Hình 4.3: Đặc điểm hơn nhân của chủ hộ trong mẫu điều tra.......................................38
Hình 4.4: Đặc điểm tiếp cận đất sản xuất của hộ trong mẫu điều tra............................40
Hình 4.5: Tỉ lệ tập huấn khuyến nông của hộ trong mẫu điều tra .................................40
Hình 4.6: Biểu đồ phân phối của phần dư .....................................................................52

xi


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Trong thời gian vừa qua, các mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân nói chung và đặc biệt là cải thiện thu nhập cho các nơng hộ nói riêng đã được
chính quyền của huyện quan tâm, nghiên cứu phân tích. Bài tốn làm thế nào để cải
thiện được thu nhập của các hộ nông dân ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện nâng
cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân tại huyện Vạn Ninh vừa là mục tiêu vừa là
yêu cầu của các cấp chính quyền địa phương trong thời gian tới. Với thực tế và yêu
cầu bức thiết đó mà cần phải có những nghiên cứu sâu hơn, bám sát thực tiễn sinh
động của cộng đồng địa phương trong việc cải thiện thu nhập cho họ là hết sức cấp
thiết. Với những lý do trên đề tài được hình thành nhằm phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hịa nhằm giúp
cho cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương có những giải pháp thiết thực trong
việc nâng cao đời sống của hộ gia đình tại khu vực này.
Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cho thấy:
Trong 234 hộ điều tra, chủ hộ là nam chiếm 76,1 %, chủ hộ là nữ giới chiếm
23,9. Tỉ lệ chủ hộ đã có gia đình chiếm 96,6% và chưa có gia đình 3,4%. Tỉ lệ chủ hộ
đã có lập gia đình là 96.6 và và tỉ lệ chủ hộ chưa lập gia đình là 3.4%.
Độ tuổi của các chủ hộ điều tra chủ yếu từ 22 đến 82 tuổi. Nhìn chung, tuổi của chủ

hộ từ 40 – 50 tuổi chiếm tỉ lệ lớn. Trung bình tuổi chủ hộ trong mẫu nghiên cứu là 45 tuổi.
Hầu hết chủ hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp tập trung ở độ tuổi từ 25 đến 55 tuổi.
Trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu là tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ
thông và trung cấp nghề chiếm 88%; cao đẳng, đại học chiếm 2,6%. Những bậc học
khác không đáng kể. Số năm đi học của chủ hộ cao nhất là 17 năm, thấp nhất là 2 năm.
Trung bình số năm học của chủ hộ là 9 năm. Qui mô hộ gia đình thấp nhất là 1 người,
lớn nhất là 11 người. Trung bình qui mơ hộ trong mẫu nghiên cứu là 4,6 người;
Tỉ lệ lao động có việc làm trong hộ thấp nhất 20%, cao nhất là 100%. Trung bình
tỉ lệ lao động có việc làm trong hộ là 73.62%. Trong khi đó, kinh nghiệm sản xuất
nơng nghiệp của chủ hộ thấp nhất là 1 năm và nhiều nhất là 50 năm. Tỉ lệ chủ hộ gia
đình chủ yếu tập trung từ 10 – 20 năm kinh nghiệm. Kinh nghiệm sản xuất nông
nghiệp của chủ hộ tại huyện Vạn Ninh trong mẫu điều tra trung bình 14,28 năm
xii


Phần lớn các hộ gia đình có vay vốn dưới nhiều hình thức khác nhau. Mức vay
thấp nhất là 3 triệu đồng, cao nhất là 300 triệu đồng. Mức vay vốn bình qn là 33.65
triệu đồng. Trong khi đó, tỉ lệ hộ gia đình khơng có đất sản xuất nơng nghiệp trong địa
bàn huyện là khá cao, với 28.6%; tỉ lệ hộ gia đình có đất sản xuất chiếm 71.4% tỉ lệ hộ
gia đình trong mẫu điều tra. Có 46.2% tỉ lệ hộ tham gia tập huấn khuyến nông chiếm,
trong khi đó 53.8% tỉ lệ hộ gia đình khơng tham gia.
Các nơng hộ tại Vạn Ninh, ngồi hoạt động sản xuất chính là nơng nghiệp cịn
tham gia nhiều hoạt động sinh kế khác, như: chăm sóc vật ni, cho th xe máy, phụ
vụ, thợ hồ, Buôn bán, cho thuê dịch vụ, làm tài xế xe chở hàng, nhân viên các công ty
trong địa bàn huyện.
Về thu nhập của hộ gia đình: Kết quả điều tra cho thấy có đến 19.31% nguồn thu
nhập từ hoạt động trồng lúa; Thu nhập từ trồng cây ăn trái, hoa màu chiếm 22.95%;
nguồn thu nhập từ chăn nuôi chiếm 9.81%, Từ hoạt động phi nông nghiệp chiếm
47.93%. Mức thu nhập bình quân 1 hộ/năm đạt 77.75 triệu đồng. Kết quả phân tích
cho thấy, khơng có mối quan hệ giữa đặc điểm giới tính, tình trạng sức khỏe, tình trạng

hơn nhân, kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp chủ hộ, tập huấn khuyến nông với đặc
điểm thu nhập của hộ tại mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên lại có mối quan hệ mật thiết giữa
các độ tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, tình trạng việc làm thêm, tiếp cận vốn vay và tiếp
cận đất sản xuất với thu nhập của hộ tại huyện Vạn Ninh ở mức ý nghĩa 5%.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Vạn Ninh. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng thực sự đến thu nhập bình qn đầu người
của nơng hộ tại huyện Vạn Ninh, bao gồm: tỉ lệ lao đông có việc làm, kinh nghiệm sản
xuất nơng nghiệp, hoạt động làm thêm ngồi nơng nghiệp, tín dụng, đất đai và tập huấn
khuyến nơng. Trong đó, tỉ lệ lao động có việc làm của hộ gia đình có tác động lớn nhất
và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của chủ hộ có tác động nhỏ nhất.
Đặc điểm giới tính chủ hộ, tình trạng sức khỏe chủ hộ, số năm đi học và tình trạng
hơn nhân của chủ hộ khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả ước lượng
mơ hình cho thấy, bộ dữ liệu đã giải thích được sự biến thiên của mơ hình ở mức 23,1%.
Trong đó, hầu hết các biến giải thích đều có dấu như mong đợi.
Từ kết quả phân tích, nghiên cứu đã đề xuất các chính sách nhằm cải thiện thu nhập
cho nông hộ tại huyện Vạn Ninh trong thời gian tới.
Từ khóa: nơng hộ, thu nhập, huyện Vạn Ninh
xiii



CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Việc nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn, đặc biệt là những khu

vực rất đặc biệt khó khăn đang là một chủ trương lớn, là sự quan tâm hàng đầu của
Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua. Đây là vấn đề luôn được coi là mục tiêu nhất
quán và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong các giai đoạn phát

triển của đất nước. Bên cạnh đó, chiến lược Phát triển Nơng nghiệp, Nơng dân và
Nơng thơn cùng với Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới
đang trong quá trình triển khai và đã đem lại những kết quả tích cực ban đầu trên phạm
vi tồn quốc, trong đó có tỉnh Khánh Hịa.
Huyện Vạn Ninh là một huyện nơng nghiệp nằm ở phía bắc của tỉnh Khánh
Hịa là một trong những địa phương được cho là có nhiều khó khăn so với các huyện,
thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa. Mức thu nhập bình qn đầu người của
huyện ở mức khá thấp. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp thiết thực, cơ bản và lâu
dài để những hộ gia đình tại huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa cải thiện được thu nhập,
được tiếp cận với những cơ hội mới và được hưởng lợi từ quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế vẫn là một thách thức lớn đối với khu vực này.
Trong thời gian vừa qua, các mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân nói chung và đặc biệt là cải thiện thu nhập cho các nơng hộ nói riêng đã được
chính quyền của huyện quan tâm, nghiên cứu và phân tích. Bài toán làm thế nào để cải
thiện được thu nhập của các hộ nông dân ở nông thôn, đồng thời tạo điều kiện nâng
cao chất lượng cuộc sống cho các hộ dân tại huyện Vạn Ninh vừa là mục tiêu vừa là yêu
cầu của các cấp chính quyền địa phương trong thời gian tới. Với thực tế và yêu cầu bức
thiết đó mà cần phải có những nghiên cứu sâu hơn, bám sát thực tiễn sinh động của
cộng đồng địa phương trong việc cải thiện thu nhập cho họ là hết sức cấp thiết.
Việc thực nghiên cứu sẽ có những bằng chứng thực nghiệm, những thơng tin chi
tiết hơn, chính xác hơn sẽ là bước đầu tiên và là cơ sở quan trọng trong việc tìm kiếm
các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ tại huyện Vạn Ninh hiện nay.
Với những lý do trên đề tài được hình thành nhằm phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến thu nhập của hộ gia đình tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa nhằm giúp
cho cơ quan quản lý, chính quyền các địa phương có những giải pháp thiết thực trong
việc nâng cao đời sống của hộ gia đình tại khu vực này.
1


1.2. Mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, mục tiêu nghiên cứu bao
trùm của đề tài là nghiên cứu và xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ
gia đình tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hịa, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản
và cần thiết nhằm nâng cao thu nhập cho những hộ gia đình tại địa phương này.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1)

Phân tích đặc điểm thu nhập của nông hộ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

(2)

Xác định các yếu tố chủ yếu tác động tới thu nhập của các hộ gia đình tại
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

(3)

Xem xét mức độ tác động của các yếu tố tới thu nhập của các hộ gia đình tại
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

(4)

Đề xuất các gợi ý về chính sách và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
thu nhập cho các hộ gia đình tại huyện Vạn Ninh.

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu như sau:
(1)

Đặc điểm thu nhập của nông hộ tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa hiện

nay như thế nào?

(2)

Những yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng tới thu nhập của các hộ gia đình tại
huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hịa?

(3)

Tác động của các yếu tố đó tới thu nhập của các hộ gia đình tại huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hịa ra sao?

(4)

Các gợi ý về chính sách và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao thu nhập
cho các hộ gia đình tại huyện Vạn Ninh?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến thu nhập của các
hộ gia đình tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về mặt không gian: nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi huyện Vạn Ninh.
+ Về mặt thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ quá trình điều tra trong
thời gian từ tháng 1/ 2018 đến tháng 6/2018.
2


1.4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.4.1. Về mặt khoa học

Thứ nhất, đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở khoa học về nông hộ và đặc điểm
thu nhập của hộ gia đình nơng thơn
Thứ hai, đề tài góp phần làm sáng tỏ đặc điểm và cấu trúc thu nhập của hộ gia
đình nơng hộ tại huyện Vạn Ninh.
Thứ ba, đề tài sẽ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình,
mức độ tác động của chúng đến thu nhập của nông hộ tại huyện Vạn Ninh.
Thứ tư, trên cơ sở những yếu tố ảnh hưởng đến tình thu nhập của nơng hộ, luận
văn đưa ra những giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cải thiện thu nhập
cho nông hộ tại huyện Vạn Ninh.
1.4.2. Về ý nghĩa thực tiễn
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng cho các kế
hoạch và chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các hộ gia đình tại huyện Vạn Ninh
trong giai đoạn tới.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng có thể cung cấp thơng tin cho những nghiên
cứu của sinh viên, học viên cao học khi nghiên cứu về vấn đề thu nhập cho nơng hộ
nói riêng.
1.5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần tài liệu tham khảo và phụ lục,... đề tài được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu
Trong chương 1, luận văn trình bày các vấn đề tổng quan của đề tài, từ sự cần
thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa
của nghiên cứu cũng như bố cục của đề tài luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Trong chương 2, luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về kinh tế hộ gia đình, các
đặc điểm về hoạt động kinh tế và thu nhập của hộ gia đình và việc vận dụng lý thuyết
này nhằm phân đặc điểm thu nhập của nông hộ tại huyện Vạn Ninh.
Chương 3: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Trong chương 3, luận văn sẽ trình bày đặc điểm địa bàn nghiên cứu, khái qt
tồn bộ qui trình nghiên cứu của đề tài cũng như các vấn đề liên quan đến mơ hình
3



nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu liên quan và phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu
thống kê.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương 4, luận văn sẽ tập trung phân tích tình đặc điểm thu nhập của
nông hộ tại huyện Vạn Ninh và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Các
nội dung trình bày trong chương, như: khái quát về mẫu điều tra, đặc điểm thu nhập
của những hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu, phân tích yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của nông hộ tại huyện Vạn Ninh.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Trong chương 5, luận văn sẽ rút ra những kết luận chính từ kết quả nghiên cứu,
đồng thời đưa ra gợi ý những chính sách nhằm cải thiện thu nhập của hộ gia, như:
chính sách việc làm, tín dụng, đất đai… Ngồi ra, nghiên cứu cịn nêu ra hạn chế và
hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của đề tài luận văn đã trình bày các vấn đề tổng quan của đề
tài, từ sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu, ý nghĩa của nghiên cứu cũng như bố cục của đề tài luận văn.

4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Khái niệm về hộ gia đình và kinh tế hộ gia đình
 Khái niệm hộ gia đình
Gia đình là nhóm người cùng huyết tộc và hơn nhân. Gia đình hạt nhân: 1 vợ, 1
chồng và các con – là đơn vị cơ bản của xã hội. Gia đình mở rộng gồm nhiều thế hệ
khác nhau sống dưới một mái nhà; một gia đình có thể bao gồm nhiều hộ. Gia đình có

trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo đời sống cho các thành viên của nhóm. Gia đình là
cơ sở của hộ vì chứa đựng các yếu tố để hình thành các loại hộ khác nhau. Theo
nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hương Dịu (2009) đã phân biệt hộ và gia đình như
sau: (i) Gia đình: có mối tương quan về mặt xã hội như khía cạnh sinh học truyền
thống, hơn nhân; (ii) Hộ: là một đơn vị kinh tế nhỏ nằm trong một nền kinh tế nói
chung; (iii) Hộ được coi là Gia đình khi các thành viên có quan hệ huyết thống và hơn
nhân; (iv) Gia đình được coi là Hộ khi các thành viên có chung cơ sở kinh tế.
Cịn nghiên cứu của Vương Thị Vân (2009) đưa ra 3 tiêu thức chính thường được
nói đến khi định nghĩa khái niệm hộ gia đình: có quan hệ huyết thống và hơn nhân, cùng
cư trú, có cơ sở kinh tế chung. Tác giả cũng cho rằng, đại đa số các hộ ở Việt Nam đều
gồm những người có quan hệ hơn nhân, quan hệ huyết thống. Vì vậy, khái niệm hộ
thường được hiểu đồng nghĩa với gia đình, nhiều khi được gộp thành khái niệm chung là
hộ gia đình.
Trong khi đó, nghiên cứu của Võ Thành Nhân (2011) lại cho rằng hộ gia đình là
một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6 tháng trở lên trong
12 tháng qua và có chung quỹ thu chi.
 Kinh tế hộ gia đình
Ở Việt Nam, kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày
05/4/1988 về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, với mục đích giải phóng sức sản
xuất trong nơng nghiệp, nơng thôn, chuyển giao đất đai và các tư liệu sản xuất khác
cho hộ nông dân quản lý và sử dụng lâu dài, thì các hộ nơng dân đã trở thành những
đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, tức là thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh
tế cơ sở (gọi là kinh tế hộ gia đình). Từ đó, các hộ gia đình được tự chủ trong sản xuất
kinh doanh, được toàn quyền trong điều hành sản xuất, sử dụng lao động, mua sắm vật
tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do họ làm ra. Như vậy, có thể hiểu
5


kinh tế hộ gia đình là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó
các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp cơng sức để hoạt động kinh tế chung

trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác
do pháp luật quy định (Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền, 2013).
Kinh tế hộ gia đình đang có cơ hội, điều kiện phát triển mạnh mẽ khi chúng ta
thực hiện q trình xây dựng nơng thôn mới. Xây dựng nông thôn mới là một nội dung
quan trọng của Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Ngày 16-4-2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 491 ban hành Bộ Tiêu
chí Quốc gia về Nơng thơn mới. Bộ Tiêu chí quy định việc thực hiện nông thôn mới ở
nước ta gồm 7 vùng, với 5 nội dung, 19 tiêu chí. Trong đó, phát triển kinh tế hộ gia
đình, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao
động nông thôn là những nội dung của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng
Nơng thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
2.1.2. Hoạt động kinh tế của hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình là một loại hình kinh tế tương đối phổ biến và được phát triển
ở nhiều nước trên thế giới. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
nhất là trong nông nghiệp. Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế
hộ gia đình là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác.
Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình
sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành tồn bộ mọi q trình sản xuất kinh doanh
và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Đối với hộ gia đình nơng thơn
thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công
nghiệp và kinh doanh ngành nghề phụ (Đỗ Văn Quân, 2014).
Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng khu vực, từng địa bàn, cần phân loại các hộ
gia đình theo trình độ sản xuất hàng hố, khả năng tự chủ trong kinh doanh, mức độ đa
dạng hóa hoạt động kinh tế để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp. Hộ gia đình có nhiều
ưu thế, nhưng cũng có nhiều khó khăn, hạn chế về nhiều mặt (Đỗ Văn Quân, 2014).
2.1.3. Các đặc điểm về hoạt động kinh tế của hộ gia đình
Đặc điểm nổi bật của kinh tế hộ gia đình theo Đinh Văn Quảng (2006) là một
trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh
tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ
hộ điều hành tồn bộ mọi q trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về

6


mọi hoạt động của mình. Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nơng
thơn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nơng dân, cịn ở thành thị gọi là các hộ tiểu thủ
công nghiệp.
Để phân biệt kinh tế hộ nơng dân với các hình thức kinh tế khác thì Vương Thị
Vân (2009) đã đưa ra 3 đặc điểm chính như sau: tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai; lao
động sản xuất chủ yếu là các thành viên trong hộ tự đảm nhận và sức lao động của các
thành viên trong hộ không được xem là lao động dưới hình thái hàng hóa, họ khơng có
khái niệm tiền cơng, tiền lương và cuối cùng là tiền vốn chủ yếu do họ tự tạo ra từ sức
lao động của họ.
Nghiên cứu của Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền (2013) đã tổng kết
và đưa ra các đặc điểm để có thể nhận diện kinh tế hộ gia đình như sau: Kinh tế hộ gia
đình được hình thành theo một cách thức tổ chức riêng trong phạm vi gia đình. Các
thành viên trong hộ cùng có chung sở hữu các tài sản cũng như kết quả kinh doanh của
họ, tồn tại chủ yếu ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, một bộ
phận khác có hoạt động phi nơng nghiệp ở mức độ khác nhau. Chủ hộ là người sở hữu
nhưng cũng là người lao động trực tiếp, tùy điều kiện cụ thể, họ có thuê mướn thêm
lao động. Về quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình thường nhỏ, vốn đầu tư ít. Sản
xuất của kinh tế hộ cịn mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới mục đích đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu. Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức
lao động thủ công và công cụ truyền thống; do đó, năng suất lao động thấp. Vì vậy,
tích lũy của hộ chủ yếu chỉ dựa vào lao động gia đình là chính. Trình độ quản lý và
chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ rất hạn chế, chủ yếu là theo kinh nghiệm từ đời
trước truyền lại cho đời sau.
2.2. Lý thuyết về thu nhập hộ gia đình
2.2.1. Thu nhập kinh tế hộ gia đình
 Khái niệm nhập kinh tế hộ gia đình
Thu nhập của hộ gia đình là tồn bộ số tiền và giá trị hiện vật mà hộ và các thành

viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm:
(1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (đã trừ
chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (4) Thu khác được tính vào
7


thu nhập (khơng tính tiền rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần tuý, thu nợ và các khoản
chuyển nhượng vốn nhận được) (Võ Thành Nhân, 2011).
Theo FAO (2007), đã xác định phương pháp tính thu nhập của nơng hộ như sau:
Thu nhập của hộ gia đình = Tổng giá trị nơng sản thu về – Tổng chi phí cho các
yếu tố đầu vào – chi phí thuê lao động – chi phí lãi vay – chi phí thuê đất (các khoản
chi phí này khơng bao gồm chi phí lao động gia đình tham gia vào quá trình sản xuất).
Một cách khái quát, thu nhập của hộ gia đình được xác định như sau:
Thu nhập của hộ = Tổng thu – Tổng chi phí
Trong đó:
- Tổng thu là: ghi giá trị tất cả các nguồn thu từ trồng trọt của hộ trong năm bao
gồm cả sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
- Tổng chi là: bao gồm các khoản chi để có các khoản thu trong năm tính tốn,
như chi về giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuê làm đất, th nhân cơng, th máy
móc, trả lãi tiền vay cho sản xuất, vật dụng rẻ tiền mau hỏng... (xác định chi cho từng
vụ rồi cộng lại). Chi phí tính theo giá mua thực tế. Khơng ghi những khoản chi phí do
hộ tự túc được (khơng phải mua). Chỉ tính các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến
sản phẩm cho thu hoạch trong năm tính tốn; khơng tính chi phí sản xuất sản phẩm dở
dang cho cây trồng, vật ni chưa cho thu hoạch.
 Khái niệm nhập bình qn tế hộ gia đình
Thu nhập bình quân một nhân khẩu được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong
năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ (Võ Thành Nhân, 2011).
2.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố đến thu nhập của hộ gia đình
 Tiếp cận trên lý thuyết sản xuất

Hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế học thống nhất lựa chọn cách tiếp cận hàm sản
xuất mà dạng hàm thích hợp nhất ứng dụng phân tích nguồn gốc tăng trưởng thu nhập
trong thực tiễn ở cả cấp độ vi mơ (hộ gia đình, doanh nghiệp) và vĩ mô (nền kinh tế).
Hàm sản xuất tổng quát mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào của quá trình
sản xuất và giá trị sản xuất đầu ra được tạo ra từ q trình này. Có thể viết hàm sản
xuất dưới dạng tổng quát:
Y = F(K, L)
8


Trong đó:
- Y là thu nhập
- K là vốn
- L là lao động
Từ hàm sản xuất tổng quát trên, hàm sản xuất thường được sử dụng là dạng hàm
sản xuất Cobb-Douglas. Hàm sản xuất Cobb_Doulass tổng quát được thể hiện từ
phương trình:
Y  AL K 

Trong đó:
- A là hệ số tăng trưởng thu nhập tự định ngoài các yếu tố vốn và lao động
- K là quy mô vốn sản xuất
- L là qui mô lao động đang làm việc trong nền kinh tế
-  : là hệ số co giãn của thu nhập (Y) theo lao động
-

 : là hệ số co giãn của thu nhập (Y) theo vốn

 Tiếp cận trên khía cạnh thực nghiệm
Theo các nghiên cứu (Abdulai và CroleRees, 2001) thu nhập của nông hộ chịu

ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm vốn, đất đai, trình độ học vấn, kinh nghiệm sản
xuất, số lao động, khả năng đa dạng hóa thu nhập, cơ hội tiếp cận thị trường.
Thật vậy, vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu bởi nông hộ cần vốn để mua vật
tư, giống, máy móc, thuê lao động.…nhằm đảm bảo tính thời vụ và giảm thiểu rủi ro,
qua đó làm tăng thu nhập. Ngồi ra, vốn cịn giúp nơng hộ đầu tư phát triển hệ thống
tưới tiêu cũng như áp dụng kỹ thuật mới đa dạng hóa loại hình sản xuất để tránh phải
bán sản phẩm với giá thấp (Mink và cộng sự, 2004).
Lao động cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất nông nghiệp, không chỉ
số lượng mà còn cả chất lượng. Trong điều kiện sản xuất ít được cơ giới hóa, số lượng
lao động sẽ là yếu tố cơ bản giúp làm tăng thu nhập cho nơng hộ (Abdulai và
CroleRees, 2001). Tuy nhiên, do tính thời vụ và trình độ của người lao động cịn hạn
chế, khó tham gia các hoạt động phi nơng nghiệp nên tình trạng lao động nhàn rỗi ở
nơng thơn cịn khá phổ biến. Do đó, nơng hộ có thể có nhiều lao động nhưng thu nhập
không cao bởi một số lao động không trực tiếp làm ra thu nhập (Yang, 2004).
Trong nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và khó thay thế. Do phần lớn
thu nhập của nông hộ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mà sản xuất nông nghiệp
9


×