Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng thịt của cá chình hoa (anguilla marmorata) nuôi trong bể bằng thức ăn công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THẾ DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata)
NI TRONG BỂ BẰNG THỨC ĂN CƠNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HỒ - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THẾ DƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA CÁ CHÌNH HOA (Anguilla marmorata)
NI TRONG BỂ BẰNG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:
Mã số:
Quyết định giao đề tài:
Quyết định thành lập HĐ:
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGƠ VĂN MẠNH


Chủ tịch hội đồng:
PGS. TS. LẠI VĂN HÙNG
Phịng Đào tạo Sau Đại học:

Nuôi trồng Thủy sản
8620301
386/QĐ-ĐHNT ngày 20/4/2017
1368/QĐ-ĐHNT ngày 19/11/2018

KHÁNH HOÀ - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận văn là do tôi nghiên cứu và
thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Ngô Văn Mạnh và ThS. Hoàng Văn Duật chủ
nhiệm Dự án Hoàn thiện c ng nghệ sản uất thức n c ng nghiệp nu i c ch nh .
Số liệu trong luận văn là hồn tồn chính xác, trung thực và chƣa từng có ai cơng
bố kết quả này. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này là một phần nội dung trong Dự
án và tôi với tƣ cách là thành viên tham gia thực hiện dự án, đã đƣợc Chủ nhiệm dự án
cho phép sử dụng số liệu để báo cáo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những kết quả đã nêu trong luận văn này.
Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Dƣơng

iii


năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đƣợc nghiên cứu này, tơi đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ. Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Nhà trƣờng, Viện Ni trồng Thuỷ
sản, Phịng Đào tạo Sau Đại học - Trƣờng Đại học Nha Trang; Giám đốc Trung tâm
Tƣ vấn, Sản xuất, Dịch vụ và Chuyển giao công nghệ Thuỷ sản, Ban Lãnh đạo Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III đã tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh
thần để tơi hồn thành khố học.
Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Nuôi trồng Thuỷ sản Vạn Xuân
cùng tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật
chất và trang thiết bị để tơi thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hƣớng dẫn TS. Ngô Văn Mạnh đã
tận tình hƣớng dẫn và động viên tơi trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn. Tơi
xin chân thành cảm ơn Th.S Hồng Văn Duật chủ nhiệm Dự án đã tạo mọi điều kiện
để giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng lớp khoá học 2015 – 2017 đã
ln sẵn lịng giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn gia đình đã ln luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn các tập thể, cá nhân đã giúp đỡ tơi trong q
trình thực hiện luận văn.
Khánh Hòa, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thế Dƣơng


iv

năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................x
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
Chƣơng 1.
1.1

TỔNG QUAN ..........................................................................................3

Một số đặc điểm cá chình ..................................................................................3

1.1.1

Vị trí phân loại ............................................................................................3

1.1.2

Đặc điểm hình thái ......................................................................................3


1.1.3

Đặc điểm tiêu hố ........................................................................................4

1.2

Nhu cầu dinh dƣỡng và thức ăn của cá chình ....................................................5

1.2.1

Nhu cầu protein ...........................................................................................6

1.2.2

Nhu cầu lipid ...............................................................................................6

1.2.3

Nhu cầu carbohydrate .................................................................................7

1.2.4

Nhu cầu Vitamin .........................................................................................8

1.2.5

Nhu cầu khoáng...........................................................................................9

1.3


Nguyên liệu sản xuất thức ăn cho cá chình......................................................10

1.3.1

Nhóm ngun liệu cung cấp protein .........................................................10

1.3.2

Nhóm cung cấp năng lƣợng ......................................................................13

1.3.3

Nhóm cung cấp tinh bột ............................................................................13

1.3.4

Dầu động vật .............................................................................................14

1.3.5

Nhóm cung cấp chất khống và vitamin ...................................................14
v


1.3.6

Nhóm chất phụ gia ....................................................................................15

1.4


Một số nghiên cứu về sản xuất thức ăn cá chình .............................................15

1.5

Tình hình sản xuất cá chình trên thế giới và ở Việt Nam ................................16

1.5.1

Tình hình ni cá chình trên thế giới ........................................................16

1.5.2

Tình hình ni cá chình tại Việt Nam .......................................................17

Chƣơng 2.
2.1

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................20

Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................20

2.1.1

Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................20

2.1.2

Thời gian nghiên cứu ................................................................................20

2.1.3


Địa điểm nghiên cứu .................................................................................20

2.2

Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................21

2.2.1

Sơ đồ khối nghiên cứu ..............................................................................21

2.2.2

Nội dung nghiên cứu .................................................................................21

2.3

Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................28

Chƣơng 3.
3.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................29

Đánh giá sinh trƣởng, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chình hoa ni trong bể

bằng thức ăn công nghiệp ..........................................................................................29
3.1.1

Các yếu tố môi trƣờng trong q trình ni thƣơng phẩm ......................29


3.1.2

Tốc độ tăng trƣởng của cá chình thƣơng phẩm.........................................31

3.1.3

Hệ số thức ăn và tỉ lệ sống của cá chình thƣơng phẩm .............................36

3.2

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng các công thức thức ăn khác nhau ...
37

3.3

Đánh giá chất lƣợng thịt cá chình ....................................................................39

Chƣơng 4.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ....................................................41

4.1

Kết luận ............................................................................................................41

4.2

Đề xuất ý kiến ..................................................................................................41
vi



TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................42

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CT

: Công thức

CTTA

: Công thức thức ăn

CV

: Hệ số phân đàn

DHA

: Acid béo không no Omega-3, C22:6n-3 (Docosahexaenoic Acid)

DGR

: Tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối (g/ngày) (Daily Growth Rate)

DO


: Hàm lƣợng oxy hoà tan (Dissolved Oxygen)

EPA

: Acid béo không no Omega-3, C20:5n-3 (Eicosapentanoic Acid)

FCR

: Hệ số thức ăn

HUFA

: Acid béo khơng no có ít nhất 4 nối đơi (Highly Unsaturated Fatty Acid)

KLTB

: Khối lƣợng trung bình

NTTS

: Nuôi trồng thuỷ sản

SGR

: Tốc độ sing trƣởng đặc trƣng (Specific Growth Rate)

TLS

: Tỉ lệ sống


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ tinh bột có thể sử dụng tối đa trong thức ăn một số loài cá [14] ............7
Bảng 1.2 Nhu cầu vitamin của một số lồi cá [13] .........................................................8
Bảng 1.3 Nhu cầu khống chất trong thức ăn cho một số loài cá nƣớc ngọt [25] ..........9
Bảng 1.4 Thành phần hoá học của một số loại bột cá thành phẩm [16] .......................10
Bảng 2.1 Công thức phối trộn thức ăn cho cá chình .....................................................23
Bảng 2.2 Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn cá chình thƣơng phẩm .........................24
Bảng 3.1 Các yếu tố mơi trƣờng nƣớc trong q trình nuôi thử nghiệm ......................29
Bảng 3.2 Tăng trƣởng về khối lƣợng theo thời gian của cá chình ................................31
Bảng 3.3 Tốc độ tăng trƣởng về khối lƣợng của cá chình thƣơng phẩm ......................32
Bảng 3.4 Tốc độ tăng trƣởng về chiều dài của cá chình thƣơng phẩm .........................34
Bảng 3.5 Hệ số thức ăn và tỉ lệ sống của cá chình thƣơng phẩm ..................................36
Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế nuôi thử nghiệm thƣơng phẩm cá chình .............................37
Bảng 3.7 Thành phần hố học của cá chình thí nghiệm ................................................39

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Hình dạng ngồi của cá chình hoa [6] ..............................................................3
Hình 1.2 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa của cá chình hoa [6] .................................................5
Hình 2.1 Địa điểm bố trí thử nghiệm ni cá chình thƣơng phẩm................................20
Hình 2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .....................................................................21
Hình 2.3 Bể ni thử nghiệm cá chình thƣơng phẩm ...................................................22
Hình 2.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm ni thƣơng phẩm cá chình ......................................22
Hình 3.1 Hệ thống bể lắng, lọc nƣớc nguồn cho nuôi thƣơng phẩm ............................29
Hình 3.2 Tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối của cá chình thƣơng phẩm theo thời gian ........31

Hình 3.3 Tăng trƣởng khối lƣợng tƣơng đối theo ngày của cá chình thƣơng phẩm .....32
Hình 3.4 Tăng trƣởng về chiều dài tuyệt đối của cá chình thƣơng phẩm .....................34
Hình 3.5 Tăng trƣờng chiều dài tƣơng đối theo ngày của cá chình thƣơng phẩm ........34

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Ni cá chình bằng thức ăn cơng nghiệp đã chứng tỏ tính ƣu việt là có khả năng
nuôi với mật độ cao, năng suất lớn, tốc độ sinh trƣởng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi,..
Và quan trọng hơn cả là chất lƣợng thịt cá đáp ứng các yêu cầu hàm lƣợng đạm, mùi
thơm, lipid béo theo tiêu chuẩn của thị trƣờng xuất khẩu. Nguồn thức ăn công nghiệp
cho cá chình trong nƣớc hiện chủ yếu nhập ngoại từ Trung Quốc, Đài Loan... chƣa có
doanh nghiệp nào trong nƣớc sản xuất. Trƣớc nhu cầu thực tiễn của sản xuất, với mong
muốn góp phần cho sự phát triển ổn định và bền vững của nghề ni cá chình trong
nƣớc, luận văn: Đ nh gi sinh trƣởng, tỷ lệ sống và chất lƣợng thịt của cá chình
hoa (Anguilla marmorata) ni trong bể bằng thức n c ng nghiệp đã đƣợc thực
hiện với mục tiêu xác định đƣợc ảnh hƣởng của các cơng thức thức ăn tổng hợp cho cá
chình thƣơng phẩm lên sinh trƣởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và chất lƣợng thịt cá chình
làm tiền đề cơ sở cho việc xây dựng và hồn thiện đƣợc cơng thức thức ăn cơng nghiệp
cho cá chình ở quy mơ sản xuất.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Đánh giá sinh trƣởng, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chình hoa ni
trong bể bằng thức ăn cơng nghiệp.
Nội dung 2: Đánh giá chất lƣợng thịt của cá chình hoa nuôi trong bể bằng thức ăn công
nghiệp.
Nghiên cứu đã đạt đƣợc kết quả
1. Sau thời gian 6 tháng nuôi, tốc độ tăng trƣởng tuyệt đối về khối lƣợng (DGR w)
ở CT1 là cao nhất: 2,24 g/ngày và CT3 thấp nhất: 2,05 g/ngày. Tốc độ tăng trƣởng
tuyệt đối về chiều dài (DGRL) ở CT1 là cao nhất: 0,13 mm/ngày và CT3 thấp nhất:

0,10 mm/ngày. FCR ở CT1 là thấp nhất: 2,26, CT3 là cao nhất: 2,45. Khơng có sự
khác biệt về TLS giữa các cơng thức (trung bình 97%). Tổng doanh thu (TR) ở CT1 là
cao nhất: 339,6 triệu đồng và CT3 là thấp nhất: 317,7 triệu đồng. Lợi nhuận (LN) ở
CT1: 29,0; CT2: 31,5 và CT3: 27,2 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận (LN/TC) ở CT1:
8,5%; CT2: 9,5% và CT3: 8,6%.
2. Thành phần sinh hóa của thịt cá chình sử dụng các cơng thức thức ăn khác nhau
có hàm lƣợng: độ ẩm (52,03 – 54,37%), protein (13,57 – 15,13%), lipid (24,54 –
xi


26,87%), tro tổng số (2,09 – 2,85%), chất xơ (<0,1%) khơng có sự sai khác có ý nghĩa
(p>0,05) giữa các cơng thức thức ăn.
Từ khóa: Anguilla marmorata, cá chình hoa, thức ăn công nghiệp.

xii


MỞ ĐẦU
Cá chình hoa (Anguilla marmorata) là lồi cá có phần lớn đời sống ở nƣớc ngọt,
giá trị dinh dƣỡng cao, thịt thơm ngon. Tuy nhiên, do kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá
chình nói chung và cá chình hoa nói riêng chƣa có nhiều tiến bộ nên nguồn cá giống
hiện nay vẫn cịn phụ thuộc hồn tồn vào lƣợng cá chình bột trắng vớt ngồi tự nhiên.
Ni cá chình theo qui mơ cơng nghiệp đã chứng tỏ tính ƣu việt là có khả năng
ni với mật độ cao, năng suất lớn, tốc độ sinh trƣởng nhanh, rút ngắn thời gian ni,
hồn tồn chủ động trong sản xuất và thời điểm thu hoạch đã mang lại lợi ích to lớn
cho đối tƣợng này.
Ở Việt Nam cá chình đƣợc ni lần đầu tiên vào năm 2000 ở Bình Định và Phú
Yên, sau đó nhanh chóng đƣợc phát triển ở các tỉnh phía Nam nhƣ: TP. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Cà Mau, Bạc Liêu. Năm 2010, Cà Mau và các tỉnh
lân cận có hơn 700 ha ao ni cá chình. Nhìn chung ni cá chình đem lại hiệu quả

kinh tế cao và có triển vọng phát triển ở nhiều nơi trên khắp cả nƣớc.
Hiện tại nguồn thức ăn cho cá chình chủ yếu nhập ngoại từ Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan,... chƣa có doanh nghiệp nào trong nƣớc sản xuất. Ni cá chình
thƣơng phẩm sử dụng nguồn thức ăn cá tạp mang lại nhiều rủi ro nhƣ: ô nhiễm môi
trƣờng nƣớc, dịch bệnh,... ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nuôi cá chình ở Việt Nam, cần thiết phải
hồn thiện cơng nghệ sản xuất thức ăn theo phƣơng thức công nghiệp. Hồn thiện
cơng thức thức ăn nhằm tăng tỉ lệ tiêu hoá, giảm hệ số thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế,
đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm và mơi trƣờng.
Trƣớc nhu cầu thực tiễn của sản xuất, để làm cơ sở cho việc phát triển nghề ni
cá chình, với mong muốn góp phần cho sự phát triển nghề ni cá chình nƣớc ta, và
đƣợc sự đồng ý của Viện Nuôi trồng Thuỷ sản, Trƣờng Đại học Nha Trang, luận văn:
Đ nh gi sinh trƣởng, tỷ lệ sống và chất lƣợng thịt của cá chình hoa (Anguilla
marmorata) ni trong bể bằng thức n c ng nghiệp đã đƣợc thực hiện.
Mục tiêu của luận v n: xác định đƣợc ảnh hƣởng của các cơng thức thức ăn tổng
hợp cho cá chình thƣơng phẩm lên sinh trƣởng, tỷ lệ sống, hệ số thức ăn và chất lƣợng

1


thịt cá chình làm tiền đề cơ sở cho việc xây dựng và hồn thiện đƣợc cơng thức thức ăn
cơng nghiệp cho cá chình ở quy mơ sản xuất.
Nội dung nghiên cứu
-

Nội dung 1: Đánh giá sinh trƣởng, tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chình hoa

ni trong bể bằng thức ăn công nghiệp.
-


Nội dung 2: Đánh giá chất lƣợng thịt của cá chình hoa ni trong bể bằng thức

ăn công nghiệp.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
-

Ý nghĩa khoa học: Góp phần hiểu thêm về nhu cầu dinh dƣỡng của cá chình khi

sử dụng thức ăn cơng nghiệp.
-

Ý nghĩa thực tiễn: Có thể ứng dụng trong sản xuất thức ăn cơng nghiệp cho cá

chình, nhằm đảm bảo sự bền vững góp phần hạn chế nhập khẩu, nâng cao hiệu quả
kinh tế nghề ni cá chình tại Việt Nam.

2


Chương 1.

TỔNG QUAN

1.1 Một số đặc điểm cá chình
1.1.1 Vị trí phân loại
Lớp: Osteichthyes
Phân lớp: Actinopterygii
Bộ: Anguilliformes
Phân bộ: Anguillidei
Họ: Anguillidae

Giống: Anguilla
Lồi: Anguilla marmorata (Quoy & Gaimard, 1824).

Hình 1.1 Hình dạng ngồi của cá chình hoa [6]
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Thân cá có hình trụ dài, chiều dài thân gấp 7 lần chiều dài đầu. Khơng có vây
bụng, vây ngực nhỏ gần nhƣ hình trịn. Vây lƣng có màu sẫm, khởi điểm của vây lƣng
trƣớc vây hậu môn, vây đuôi dài nối liền với vây hậu môn tƣơng đối phát triển [11].
Đầu cá chình trịn, mắt bé ở phía đỉnh đầu đƣợc bao phủ bởi lớp màng trong suốt,
miệng hơi chếch, mơi dày, lƣỡi tự do khơng dính vào đáy miệng. Hàm dƣới và trên có
răng nhỏ xếp thành hình đai. Cá chình có hai lỗ mũi, mũi rất nhỏ, lỗ trƣớc ở phía trƣớc
miệng dạng ống ngắn, lỗ sau ở trƣớc mắt dạng khe nứt. Do tập tính sống ở hang hốc và
đáy sơng hồ nên cá chình có mắt nhỏ, các cơ quan khứu giác và cơ quan đƣờng bên
phát triển, da gồm nhiều biểu bì bài tiết để làm giảm bớt lực cản của nƣớc và giảm ma
sát khi chui vào hang. Cá chình có thể thay đổi màu sắc để phù hợp với điều kiện của
3


mơi trƣờng sống. Da có đốm xanh đen trên nền màu nâu của thân, đây là đặc điểm nổi
bật nhất giúp phân biệt lồi này với các lồi cá chình khác [24].
1.1.3 Đặc điểm tiêu ho
Cá chình là lồi cá dữ, chúng có tập tính bắt mồi chủ yếu vào ban đêm, thức ăn tự
nhiên của cá chình bao gồm: giun ít tơ, thân mềm, chân khớp, cá, tơm, tép, lƣỡng cƣ
v.v. Tính ăn của cá chình thay đổi tùy từng giai đoạn phát triển, cá chình con sống ở
vùng cửa sông, thức ăn chủ yếu là động vật phù du nhóm Cladocera, giun ít tơ nhƣ
Neomysis, Alona và cả mùn bã hữu cơ [46]. Thức ăn của cá chình trƣởng thành là cá,
tơm và các lồi động vật đáy. Khi đói cá chình cũng có xu hƣớng ăn đồng loại, những
con có kích thƣớc nhỏ, yếu hơn [36].
Cá chình có thói quen ban ngày cá chui rúc vào hang, dƣới đáy ao nơi có ánh
sáng yếu, tối mị ra bên ngoài đi kiếm thức ăn. Theo nghiên cứu của Matsui (1979) khi

cá chình đói có xu hƣớng ăn thịt đồng loại, những con có kích thƣớc nhỏ, yếu hơn
[36].
Theo nghiên cứu của Halver (1989), khoang miệng của cá chình khơng có tuyến
nƣớc bọt tiết amylase, do đó cá khơng tiêu hóa carbohydrate trong khoang miệng.
Thực quản chứa nhiều tế bào niêm mạc vận chuyển thức ăn vào dạ dày, nhƣng khơng
có bất kỳ thành phần nào có tính chất giống nhƣ enzym. Dạ dày hình chữ Y, đƣợc chia
thành hai phần riêng biệt. Biểu mơ của dạ dày có chứa ba loại tế bào: các tế bào
oxyntic, tế bào nội tiết và bề mặt tế bào nhầy; các tế bào sản xuất pepsin, HCl, gastrin,
somatostatin. Cũng nhƣ với hầu hết động vật, ruột của cá chình đƣợc phân biệt thành
ba phần: tá tràng, ruột non, ruột già. Tá tràng là các đoạn của ruột ngay sau dạ dày và
nối với ống mật. Tiếp theo là ruột non hơi rộng hơn so với tá tràng. Các enzym tiêu
hóa tìm thấy ở đây bao gồm những enzym tiết ra bởi gan và tụy (trypsin, amylase,
lipase), sucrase, maltase, invertase. Đoạn thứ ba là ruột già, rộng và mƣợt có ít lơng
mao, vai trị tiêu hóa ít rõ ràng hơn so với các phần khác của ruột. Tuyến tụy nằm ở
khoảng hai phần ba chiều dài của dạ dày và chứa các tuyến ngoại tiết dẫn đến một ống
dẫn duy nhất. Khi vào ruột chia thành ba ống dẫn nhỏ bài tiết dịch tụy vào ruột. Những
enzym do dịch tụy tiết ra chủ yếu là trypsin, amylase và lipase. Gan kéo dài trong bụng
bao quanh thực quản, dạ dày và một phần của ruột non. Giống nhƣ tụy, gan tiết các

4


enzym tiêu hóa cụ thể là trypsin, amylase và lipase thơng qua các thùy gan sau đó đổ
vào ruột [30].
Theo Hoàng Văn Duật và ctv (2014) cấu tạo hệ tiêu hóa của cá chình hoa (A.
marmorata) tƣơng tự nhƣ cá chình Nhật (A. japoica) (Hình 1.3). Dấu hiệu đặc trƣng
chung là khơng có manh tràng, dạ dày khá lớn hình chữ Y và có đƣờng thơng ngang
với ruột, ruột trƣớc ngắn có độ dài tƣơng đƣơng dạ dày, tuyến tụy phát triển bao quanh
ruột trƣớc. Giá trị pH tối ƣu cho hoạt động phân giải protein ở ruột non dao động từ
pH 7,5 - 8,2; ở dạ dày có pepsin tại pH 2, hoạt tính pepsin hai giai đoạn của cá khơng

khác nhau nhiều. Hoạt tính trypsin, chymotrypssin ở tuyến tụy cao hơn ở ruột non gấp
nhiều lần. Tuyến tụy sản sinh ra các enzyme sau đó đổ vào ruột để thủy phân lần 2 các
protein sau khi đã đƣợc pepsin dạ dày thủy phân. Hoạt tính amylase cũng phát hiện ở
tụy và ở ruột đây cũng là sự thích nghi với thức ăn cơng nghiệp. Hoạt tính các enzyme
này dao động ở cá nhỏ và cá lớn không đáng kể [6].

Hình 1.2 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa của cá chình hoa [6]
1.2 Nhu cầu dinh dƣ ng và thức n của c ch nh
Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn đóng vai trị quan trọng và chiếm một tỷ trọng
lớn trong cơ cấu giá thành, khoảng 40 - 60% tổng chi phí [21]. Giá trị dinh dƣỡng của
thức ăn phụ thuộc vào tỷ lệ tiêu hóa đƣợc các chất đạm, tinh bột v.v. Thức ăn có khả
năng tiêu hóa tốt trong ni cá sẽ có giá trị kinh tế cao và giảm ô nhiễm. Thức ăn của
cá yêu cầu một số chất dinh dƣỡng chính nhƣ đạm, chất béo, đƣờng, vitamin và
khoáng chất. Nghiên cứu hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở một số lồi cá chình khi
cho ăn thức ăn tổng hợp, kết quả ở cá chình Châu Âu (Anguilla anguilla): 1,8 -2,0; cá
chình Anguilla australis và Anguilla reinhardti nuôi ở Queensland (Úc): 1,5-2,1, ở
New Zealand: 1,0-1,5 và cá chình Anguilla anguilla: 1,6-2,3 [23]. Cũng theo các tác
giả trên FCR phụ thuộc vào lồi cá ni, lứa tuổi và chất lƣợng của thức ăn. Nghiên
5


cứu tiêu hóa in vitro đánh giá mức độ tiêu hóa của nguyên liệu, góp phần nâng cao
chất lƣợng thức ăn và FCR.
Hiện nay hầu hết các trại nuôi cá chình đều sử dụng thức ăn cơng nghiệp, chủ
yếu là dạng bột, lúc cho ăn bổ sung thêm dầu và nƣớc, dùng máy đánh nhuyễn thành
khối bột nhão dính và thả vào sàng cho ăn cố định. Sử dụng loại bột này có ƣu điểm là
dễ luyện ăn nhƣng dễ tan trong nƣớc và làm cho nƣớc bị ô nhiễm. Thức ăn tổng hợp
dạng viên nổi cũng đã đƣợc sản xuất và sử dụng, thức ăn viên có tính ổn định cao ít
tổn hao khi hịa tan vào nƣớc, dễ vớt bỏ thức ăn thừa, giảm thiểu mức độ ô nhiễm
nƣớc. Ngoài ra thức ăn dạng viên đã đƣợc xử lý ở nhiệt độ và áp suất cao làm cho tinh

bột trong thức ăn chín, nâng cao hiệu suất tiêu hóa.
1.2.1 Nhu cầu protein
Nhu cầu protein của cá chình cao (450 g protein/1kg thức ăn khô), cao hơn so với
những loài cá nƣớc ngọt khác [25]. Nhu cầu về hàm lƣợng protein trong thức ăn tổng
hợp có sự khác nhau tùy từng lồi cá chình. Hàm lƣợng protein trong thức ăn ni cá
chình Châu Âu (A. anguilla) từ 46 - 52% [38]; cá chình Mỹ (A. rostrata) từ 55 - 60%;
cá chình Nhật (A. japonica) lớn hơn 52%. Sarojnalini (2010) đã báo cáo rằng khẩu
phần có chứa 48% protein thơ, 22% chất béo và 18% tinh bột ngũ cốc là hiệu quả nhất
trong bảy hỗn hợp khác nhau đƣợc thử nghiệm trong việc thúc đẩy tăng trƣởng của cá
chình châu Âu cỡ 70-90g [39]. Costas (2009) đã tiến hành thí nghiệm trên cá chình cỡ
40g và ni ở nhiệt độ 250C, trong 60 ngày với các công thức thức ăn sử dụng có hàm
lƣợng protein khác nhau (35, 40, 45, 50 và 55%). Protein sử dụng từ 2 nguồn là bột cá
trắng (white fish meal) và bột cá trích (sardine). Theo dõi thử nghiệm riêng biệt, kết
quả sử dụng thức ăn bằng thịt cá trắng tốt hơn từ bột cá trích ở tất cả các hàm lƣợng
protein khác nhau thể hiện qua tăng trƣởng của cá và mức độ tiêu hóa [34].
Nhu cầu hàm lƣợng protein trong thức ăn ni cá chình khác nhau ở từng giai
đoạn phát triển, ở cá chình bột trắng (glass eel) và cá chình đen (black eel) hàm lƣợng
protein thơ trên 49%, cá chình giống (elver) là 47%, cá chình trƣởng thành là 45% trở
lên [46].
1.2.2 Nhu cầu lipid
Lipid đƣợc coi là chất dinh dƣỡng quan trọng thứ 2 trong thức ăn của cá [25].
Lipid là nguồn cung cấp năng lƣợng cho hoạt động và dự trữ năng lƣợng cho cơ thể,
6


đặc biệt đối với cá dữ là những loài mà khả năng sử dụng carbonhydrate để cung cấp
năng lƣợng rất thấp.
Tùy theo các loài cá khác nhau mà nhu cầu lipid trong thức ăn cũng khác nhau.
Hàm lƣợng lipid trong thức ăn nuôi cá biến động trong khoảng 2,5 - 15% [36]. Hàm
lƣợng lipid trong thức ăn cho cá chình châu Âu (A. anguilla) là 3 - 5% [38]; cá chình

Nhật (A. japonica) là 4% [46].
Theo Gallego và cộng sự (1995) thì ni cá chình châu Âu (A. anguilla) cho kết
quả tốt nhất khi sử dụng thức ăn có thành phần protein 30%, chất béo 20%, tỷ lệ
protein/năng lƣợng là 16,10 g/MJ năng lƣợng thô so với tổng năng lƣợng là 19,0
MJ/kg. Xu hƣớng chung cho thấy khi tỷ lệ protein/năng lƣợng giảm dần đến giá trị là
16,10 g/MJ thì tốc độ sinh trƣởng của cá chình tăng, FCR giảm, hiệu suất sử dụng
protein trong thức ăn cũng đƣợc cải thiện. Tổng năng lƣợng của thức ăn cũng là một
chỉ tiêu quan trọng [29].
1.2.3 Nhu cầu carbohydrate
Tuy khả năng hấp thụ carbohydrate của cá tƣơng đối thấp, nhƣng nó là vật chất
dinh dƣỡng không thể thiếu của cá. Là thành phần cấu tạo của tổ chức cơ thể, một
lƣợng nhỏ carbohydrate và dẫn xuất của nó là thành phần cấu tạo của tế bào nhƣ
đƣờng 5C, đƣờng galactose và một phần lipid là thành phần cấu tạo nên tổ chức thần
kinh, nhiều loại đƣờng protein là thành phần của màng tế bào. Khi đƣờng glucose
đƣợc đƣa vào cơ thể nó đƣợc oxy hóa thành CO2 và H2O và tỏa nhiệt cung cấp cho cơ
thể.
Bảng 1.1 Tỷ lệ tinh bột có thể sử dụng tối đa trong thức n một số loài cá [14]
Cá nƣớc ngọt

% tinh bột

Cá biển

% tinh bột

Cá chép

40-45

Cá măng biển


35-40

Cá da trơn

30-35

Cá chẽm

20-25

Cá hồi

25-30

Cá bơn Atlantic

15-20

Cá rô phi

35-40

Cá cam

10-15

Cá chình

25-30


7


Degani (1987) đã đánh giá ảnh hƣởng của các nguồn carbohydrat khác nhau lên
hoạt động của enzym và glucose chứa trong cơ và gan của cá chình. Nhóm tác giả cho
rằng cá chình ăn 30% bột mì hoặc tinh bột ngơ thì có mức glucose trong cơ và gan cao
và hoạt động của aldolase cao khi cá ăn hạt lúa mì, bột mì hoặc tinh bột [27]. Hidalgo
và cộng sự (1993) đã nghiên cứu sử dụng các mức carbohydrate khác nhau trong thức
ăn của cá chình Châu Âu và xác định tỉ lệ 40% carbohydrate cho kết quả tốt nhất [33].
1.2.4 Nhu cầu Vitamin
Vitamin có vai trị rất quan trọng trong dinh dƣỡng động vật. Vitamin tham gia
vào hệ thống enzym và chu trình chuyển hố, thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau,
giúp cơ thể kháng bệnh và duy trì các hoạt động trao đổi chất [37].
Bảng 1.2 Nhu cầu vitamin của một số loài cá [13]
Đơn vị: mg/kg thức ăn khơ
Vitamin

Cá hồi Thái
Bình Dƣơng

Cá chép

Cá da trơn

Theamin

10-15

2-3


1-3

Riboflavin

20-25

7-10

9

Pyridoxin

15-20

5-10

3

Pantothenic acid

40-50

30-40

25-50

Vitamin PP

150-200


30-50

14

Vitamin B12

0,015-0,02

Inostol

300-400

200-300

Cloline

600-800

1.500-2.000

Biotine

1,0-1,5

1-1,5

Vitamin C

100-150


30-50

60

Vitamin A

2.000-2.500

1.000-2.000

1.000-2.000

Vitamin D

2.400

Vitamin E

30

8

đƣờng

5-6

300-400

500-1.000

80-100

Cá bánh

30

1.000-2.000


Vitamin K

10

Hiện nay thức ăn sử dụng trong nuôi cá chình đƣợc bổ sung một lƣợng vitamin
cần thiết từ 1 -10%, khác nhau tùy theo khu vực và loài cá chình ni. Ở Nhật hàm
lƣợng vitamin sử dụng trong thức ăn cho cá chình thay đổi tùy theo nhiệt độ môi
trƣờng nƣớc, khi nhiệt độ dƣới 180C lƣợng vitamin bổ sung là 5%, nhƣng nhiệt độ
trên 280C lƣợng vitamin bổ sung vào khoảng 10% [46].
1.2.5 Nhu cầu khoáng
Canxi, photpho, natri, clo, lƣu huỳnh, magiê, kali v.chiếm 0,01% khối lƣợng cá
trở lên là chất khống thơng thƣờng, cịn các ngun tố nhƣ sắt, đồng, kẽm, mangan,
coban, iod, flo, crom, molybden, seleni chiếm dƣới 0,01% khối lƣợng cá là những
nguyên tố vi lƣợng. Các nguyên tố này không thể thay thế cho nhau hoặc là chuyển
hóa lẫn nhau. Nhu cầu khống ở cá chình nhƣ sau: Ca: 0,27%; P: 0,3%, Mg: 0,04%,
Fe: 170 mg/kg thức ăn [38].
Bảng 1.3 Nhu cầu khoáng chất trong thức n cho một số loài c nƣớc ngọt [25]
Chất khống

Cá hồi


Cá chình

Cá chép

(Nhật Bản)

Cá rơ phi

Cá da trơn

(Tilapia)

Các nguyên tố đa lƣợng (g/kg thức ăn khô)
Ca (g)

0,3 – 3

0,3 – 3

0,3 – 3

4,5

7

P (g)

6

6


6

4,2 – 4,5

4,2 – 6

Mg (mg)

0,4 – 0,7

0,4 – 0,7

0,4 – 0,7

0,4 – 0,7

0,4 – 0,7

K (g)

Max 1,6

Max 1,6

Max 1,6

Các nguyên tố vi lƣợng (mg/kg thức ăn khô)
Fe


200

170

30

-

Cu

3

3

-

5

-

Mn

12 – 13

12 – 13

-

2–3


-

Zn

15 – 30

15 – 30

-

200

-

Co

0,05

-

-

9

-

-


Se


0,2 – 0,4

-

0,3 – 0,5

-

-

I

0,6 – 2,8

-

-

-

-

Trong môi trƣờng nƣớc, cá chình có thể thẩm thấu qua da để hấp thu một phần
ion từ nƣớc, nhƣng lƣợng này rất thấp so với nhu cầu, phần chủ yếu vẫn phải dựa vào
thức ăn. Trong 100g thức ăn của cá chình cần phải cho thêm một lƣợng muối vô cơ là:
KCl: 437 mg, MgSO4 (7H2O): 414 mg, CuSO4(5H2O): 3mg, ZnSO4: 6 mg, MnSO4
(1H2O): 3,9 mg, CoSO4: 0,5 mg, CaI2: 0,23 mg, NaCl: 6,19 mg, CaCO3: 759 mg, Sắt
fumarat (C4H2FeO4): 57,7 mg [44].
1.3 Nguyên liệu sản xuất thức n cho c ch nh

New (1987) đã xác định đƣợc 10 nhóm nguyên liệu để sản xuất thức ăn cho cá
gồm bột cá, rau, đậu, quả, cây củ, ngũ cốc, hạt mang dầu, sản phẩm động vật, các
nguyên liệu khác và các chất bổ sung [37].
Chất lƣợng nguyên liệu là vấn đề then chốt trong thức ăn thủy sản. Lựa chọn
nguyên liệu thích hợp để phối chế thức ăn cho động vật thủy sản cần phải hội đủ hai
điều kiện cơ bản là chất lƣợng và giá thành. Vì vậy việc hiểu biết về thành phần, tính
chất của từng loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế thức ăn là rất cần thiết.
1.3.1 Nhóm nguyên liệu cung cấp protein
Nguồn protein động vật có hàm lƣợng protein từ 50% trở lên và thƣờng đƣợc
động vật thủy sản sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vật.
Nhóm protein có nguồn gốc động vật
Bột cá: Bột cá là nguồn cung cấp protein tốt nhất, đƣợc dùng làm nguyên liệu
chính cung cấp protein (trung bình từ 45-60%), có loại hơn 70% và chủ yếu đƣợc làm
từ cá biển. Bột cá chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho động vật thuỷ sản, đặc biệt
biệt trong thành phần lipid của bột cá có nhiều acid béo cao phân tử khơng no
(HUFA). Bột cá làm cho thức ăn có mùi chất hấp dẫn vì chứa hàm lƣợng acid
glutamid cao. Đây là một trong những nguyên nhân hấp dẫn vật nuôi bắt mồi. Hàm
lƣợng khống trong bột cá ln lớn hơn 16% và là nguồn khoáng đƣợc động vật thủy
sản sử dụng hiệu quả.
Bảng 1.4 Thành phần ho học của một số loại bột c thành phẩm [16]
10


Đơn vị: % khối lượng khô
Nguyên liệu

TT

Protein


Lipid

Tro



Độ

thô

thô

thô

thô

ẩm

1

Bột cá Kiên Giang 65% protein

65,26

6,19

1,01

19,08


8,01

2

Bột cá Kiên Giang 60% protein

60,04

6,94

1,89

20,50

9,42

3

Bột cá Kiên Giang 55% protein

55,67

7,89

1,88

24,23

10,1


4

Bột cá Vũng Tàu 55% protein

55,13

7,37

2,33

22,72

8,65

5

Bột cá Kisimex 60% protein

60,44

6,42

1,54

21,20

9,17

6


Bột cá Kisimex 55% protein

55,56

6,80

1,80

23,35

8,88

55,30

7,13

0,83

24,16

9,64

60,03

6,97

1,15

20,72


10,11

7

8

Bột cá Nam Hƣơng Chang 55%
protein
Bột cá Nam Hƣơng Chang 60%
protein

9

Bột cá Phan Thiết 65% protein

65,06

6.1

1,50

18,25

9,08

10

Bột cá Malysia 60% protein

61,06


4,98

1,47

19,97

7,58

11

Bột cá Peru 65% protein

65,94

4,92

1,48

18,96

7,22

Khi sử dụng thức ăn có thành phẩn 50% là bột cá và FCR của cá khi sử dụng
thức ăn trên là 1.5 thì để sản xuất ra 1 kg sản phẩm cá cần phải sử dụng 0,75 kg bột cá
tƣơng đƣơng với 3,75 kg cá nguyên liệu. Nếu sản xuất thức ăn nhân tạo cho cá ni ở
qui mơ lớn thì phải khai thác rất nhiều cá tự nhiên để sản xuất bột cá, từ đó sẽ tạo ra áp
lực lớn về khai thác và làm suy giảm nguồn lợi [37].
Để giảm tỉ lệ sử dụng bột cá, có thể sử dụng các nguyên liệu giàu protein có khả
năng thay thế một phần bột cá nhƣ: glutein (60% P); bột huyết (80% P), bột xƣơng thịt

(50% P), phế phẩm gia cầm (58% P), bột đậu nành (48,5 P). Tuy nhiên protein trong
các ngun liệu nói trên là protein thơ, thiếu cân bằng amino acid, khó tiêu hóa đối với
động vật thủy sản. Do vậy các nghiên cứu phối hợp các loại nguyên liệu có bổ sung
enzym giúp tăng khả năng tiêu hóa là cần thiết.

11


Trùn quế: Trùn quế cung cấp nguồn dinh dƣỡng tuyệt vời cho động vật nuôi thủy
sản [35]. Bột trùn quế có hàm lƣợng protein 68-70%, lipid 7-8%, tro 11-12% tính trên
trọng lƣợng chất khô. Hàm lƣợng bột trùn quế bổ sung vào thức ăn cho lợn và gia cầm
từ 3-5% [12]. Bột trùn quế là loại thức ăn quan trọng của các vật nuôi nhƣ cá, ếch,
tôm, cua, đặt biệt là đối với ấu trùng của các đối tƣợng này. Cho động vật thủy sản ăn
bột trùn 2-3% trùn tƣơi xay nhuyễn trong khẩu phần ăn giúp chúng phát triển nhanh,
tăng trọng, nâng cao khả năng kháng bệnh, phát triển đồng đều. Đặc biệt cho động vật
nuôi thủy sản ăn trùn quế làm giảm thiếu tính ăn thịt đồng loại, nâng cao tỉ lệ sống,
mùi vị hấp dẫn [5].
Ở Bangladesh, nghiên cứu về dinh dƣỡng của trùn quế trong thức ăn chăn nuôi
cho thấy trùn quế là nguồn cung cấp protein động vật tiềm năng thay thế bổ sung cho
bột cá [31]. Nghiên cứu sử dụng bột đạm trùn quế thuỷ phân làm thức ăn cho hậu ấu
trùng tôm sú trộn tỷ lệ 50%, kết quả cho thấy tăng trƣởng chiều dài và chất lƣợng
ƣơng tôm Postlarve 15 tốt hơn so với thức ăn chế biến tƣơi bột trùn quế chƣa thuỷ
phân và thức ăn ngoại nhập Fripark [20].
Nhóm protein có nguồn gốc thực vật
Nhóm protein thực vật hiện nay đƣợc sử dụng nhiều trong thức ăn thuỷ sản với
mục đích thay thế nguồn protein bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn. Tuy nhiên khi
sử dụng các nguồn protein thực vật sẽ gặp phải một số trở ngại nhƣ: độ tiêu hóa thấp,
thƣờng chứa các chất kháng dinh dƣỡng và độc tố, không cân đối về acid amin, thƣờng
thiếu lysine và methionine.
Bột gluten: Có hàm lƣợng protein cao, đƣợc sử dụng nhƣ là chất kết dính thơng

dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản. Gluten bột mì (Wheat gluten): là sản phẩm phụ
của các nhà máy sản xuất tinh bột từ bột mì. Protein lúa mì gồm albumin, globulin,
glutenin và gliadin trong đó glutenin và gliadin chiếm 75% hàm lƣợng protein. Hai
protein này khơng hịa tan vào trong nƣớc và khi nhào trong nƣớc thì trƣơng lên tạo
thành một khối có khả năng đàn hồi và mềm dẻo. Trong tổng hàm lƣợng vật chất khơ
của gluten lúa mì có chứa khoảng 75 - 85% đạm, 5 - 10% chất béo, phần còn lại là tinh
bột và phi tinh bột [47].
Bột đậu nành: Bột đậu nành đƣợc xem là một nguồn cung cấp protein có nhiều
triển vọng, có thể thay thế một phần hoặc hoàn toàn bột cá trong thức ăn của cá, có
12


hàm lƣợng protein cao, chứa nhiều acid amin thiết yếu, nguồn cung cấp ổn định và có
giá hợp lý [32].
Sử dụng 30% protein bột đậu nành thay thế bột protein bột cá trong thức ăn mà
không ảnh hƣởng đến tăng trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá thát lát còm
giống [4].
Hạn chế của bột đậu nành là thiếu methionine, cystine và chứa nhiều loại độc tố,
nhất là chất ức chế enzyme tiêu hóa protein: anti – trypsine, chất này ức chế hoạt động
của enzyme tiêu hóa protein là trypsine và chymotrypsine.
Bã nành: Là phụ phẩm của quá trình tách dầu đậu nành, đƣợc sử dụng rộng rãi do
có hàm lƣợng protein cao, giá rẻ, số lƣợng lớn và dễ sử dụng. Bã nành đƣợc chia thành
các loại với hàm lƣợng protein khác nhau bao gồm bã nành chƣa tách vỏ khoảng 4047%, bã nành bóc vỏ 45-48%, bã nành nguyên hạt nhiều béo 36%. Bã nành là một
trong những bã thực vật có chứa đủ các acid amin thiết yếu. Các acid amin trong bã
nành có hàm lƣợng hạn chế nhƣ methionine, lysine và cystine hạn chế ,nhƣng lại rất
giàu hàm lƣợng arginine và phenylalanine. Hàm lƣợng carbohydrate có trong đậu nành
thì hàm lƣợng carbohydrate hịa tan và oligosaccharide có trong đậu chiếm khoảng
10%, 20% cịn lại là carbohydrate khơng hịa tan và polysaccharide. Năng lƣợng tiêu
hóa của bã nành ở tất cả các loại từ 2,57 - 3,34 Kcal/g. Hàm lƣợng bã nành có trong
khẩu phần làm giảm khả năng tạo viêm thức ăn. Khi sử dụng bã đậu nành với hàm

lƣợng 30% hoặc cao hơn thì sẽ làm độ bền trong nƣớc của viên thức ăn một cách đáng
kể, tỷ lệ bã đậu nành thích hợp cho phép sử dụng trong khẩu phần trong thức ăn của cá
thông thƣờng với mức tối đa là 20% [17].
1.3.2 Nhóm cung cấp n ng lƣợng
Nhóm nguyên liệu cung cấp năng lƣợng gồm có nhóm cung cấp carbohydrate
(chủ yếu là nhóm thực vật cung cấp tinh bột) và nhóm dầu mỡ (dầu động vật và thực
vật).
1.3.3 Nhóm cung cấp tinh bột
Bột cám gạo: Cám gạo chứa 20% dầu, 15% protein, 50% carbohydrate, giàu các
vi chất dinh dƣỡng nhƣ oryzanols, tocopherols, tocotrienols, phytosterols [40].

13


×