Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tài liệu Chuyên đề Mỹ thuật cấp Quận năm học 2016-2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 55 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC </b>


Lời mở ... 2


Phần mở đầu ... 3


Chương 1 ... 5


Lịch sử hội họa sơn mài Việt Nam ... 5


1.1 Hội họa hiện đại Pháp với sự ra đời của sơn mài Việt Nam ... 5


1.2 Từ nghề sơn thủ công đến diện mạo tranh sơn mài ngày nay ... 17


Tiểu kết ... 29


Chương 2 ... 30


Kỹ thuật vẽ tranh sơn mài ... 30


1.3 Biểu cảm đặc trưng của sơn mài ... 31


1.4 Nghệ thuật từ kỹ thuật - hay quy trình vẽ tranh sơn mài ... 32


1.5 Một số kỹ thuật đáng quan tâm ... 39


Tiểu kết ... 41


Kết luận ... 43


Phụ lục- một số khái niệm chuyên môn... 45



Tài liệu tham khảo ... 49


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Lời mở </b>



Tôi trong phần lời mở xin mượn lời của họa sỹ Tô Ngọc Vân nói về sơn mài,
đây là bài thuyết trình của ông trong Hội nghị Văn Hóa Toàn Quốc năm 1948, sau đó
được in lại trên báo Văn Nghệ, số 5 tháng 9-1948, nội dung như sau:


<i>“Danh từ sơn mài (laque) là một danh từ mới đặt sau này để chỉ một kỹ thuật </i>
<i>trước kia gọi là Sơn Ta nhưng đã biến hoá hẳn do nghệ thuật mài sơn. Kỹ thuật Sơn </i>
<i>Ta cũng tương tự như sơn Tàu, có từ đời nhà Hán. Sử dụng cùng với Sơn Ta một </i>
<i>nguyên liệu là sơn sống. Chất sơn sống này, ở nước ta, miền Phú Thọ sản xuất rất </i>
<i>nhiều và vẫn bán sang Tàu cùng Nhật. Từ năm 1931 trở về trước, công dụng Sơn Ta </i>
<i>cũng như Sơn Tàu ở Tàu và Sơn Nhật ở Nhật là phủ lên đồ vật làm nó tơn vẻ lộng </i>
<i>lẫy, lên những vật dùng thường như cái khay, cái tráp, đôi guốc, đồ thờ như hương </i>
<i>án dài, bát đĩa, đồ trang trí như câu đối, hồnh phi, bình phong... màu sắc đại để có: </i>
<i>son, đen, nâu, cánh gián, vàng, bạc theo cổ truyền. Nói rõ ra, Sơn Ta chỉ có cơng </i>
<i>dụng trang trí, địa vị là ở trong trang trí. Mặc dầu ở Nhật, nghệ thuật sơn có tế nhị </i>
<i>hơn cả, nhưng chưa một nước nào nghĩ đến tìm tịi, sử dụng ngun liệu sơn một </i>
<i>cách khác cổ truyền, phiêu lưu trong nghệ thuật sơn để tìm một con đường nào tăng </i>
<i>phẩm giá mỹ thuật sơn bằng cách phát minh thêm khả năng của nó. </i>


<i>Song, từ 1931 trở đi, nhờ sự tìm tịi thiết tha của một số họa sĩ có tài bỏ sơn </i>
<i>dầu để chuyển hẳn về sơn mài, Sơn Ta đã vượt được ra ngoài nơi cầm hãm, ngang </i>
<i>nhiên trên đường bao la của hội họa, cứ phương trời xa lạ mà tiến. Từ cái tráp, </i>
<i>chiếc guốc, nó vượt lên bức họa lồng khung quý giá, từ một phương tiện phụ thuộc </i>
<i>làm tơn vẽ đồ vật, nó trở nên một phương tiện độc đáo diễn đạt nổi tâm hồn người </i>
<i>nghệ sĩ, một phương tiện lấn át cả sơn dầu. Quên dĩ vãng Sơn Ta đổi tên nhũn nhặn </i>
<i>là Sơn Mài”- </i>



Chuyên đề được viết ra với sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thanh Toàn, thầy Mai
Ngọc Chánh, và sự góp ý của cô Bạch Thị Cẩm Vân tuy nhiên vẫn không tránh khỏi
những sai sót, tôi rất mong những đóng góp, phản hồi của thầy cô để giúp cho nội
dung được hoàn thiện hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i><b>Phần mở đầu </b></i>



<b>Lý do chọn đề tài </b>


Chuyên đề “Hội họa Sơn mài Việt Nam- lịch sử và kỹ thuật”, tác giả chuyên
đề chọn chất liệu hội họa sơn mài, là một chất liệu hội họa độc đáo chỉ riêng có của
Việt Nam để giúp các thầy cô qua hiểu sâu về một chất liệu mà từ đó trân trọng và
yêu quý hơn nền hội họa nói riêng và mỹ thuật Việt Nam nói chung.


Hiện nay danh từ sơn mài với người Việt Nam được dùng và hiểu theo nghĩa
rộng nhất của nó, không phân biệt sơn quang hay sơn phủ (là loại sơn không mài), từ
này được xem như có nghĩa tương đương với “la lacque” (tiếng Pháp), “the lacquer”
hay “lacquerware” (tiếng Anh), “漆 树” (tiếng Trung Quốc), “ラッカー” (tiếng
Nhật), “칠기” (tiếng Hàn Quốc)… , danh từ sơn mài nếu dịch sát nghĩa sang tiếng
Anh là “lacquer painting” nhưng không cần thiết bởi chất liệu, kỹ thuật và đặc trưng
bề mặt tranh sơn mài Việt Nam có nét riêng không lẫn với sản phẩm sơn của các
quốc gia khác.


Nếu được học về kỹ thuật sơn mài, không đơn giản chỉ là động tác vẽ và động
tác mài thì sản phẩm sơn mài mỹ nghệ hiện nay của Việt Nam, hay bất kỳ một sản
phẩm sơn (quang) của các nước như Nhật, Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc…
chúng ta khi đều gọi chung là sơn mài là do từ này được dùng một cách dễ dãi, bất
cẩn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tóm lại chuyên đề nhằm giúp các thầy cô hiểu đúng và hiểu đủ về danh từ
SƠN MÀI, nguồn gốc chất liệu hội họa sơn mài Việt Nam và kỹ thuật vẽ loại tranh
này, ngoài ra nội dung chuyên đề cũng giúp ích cho các thầy cô khi tìm tư liệu cho
các bài thường thức mỹ thuật, đặc biệt là chương trình Mỹ thuật lớp 7 và 8.


<b>Giới hạn của chuyên đề </b>


Chuyên đề có nội dung chính xoay quanh chất liệu hội họa sơn mài Việt Nam
(tranh sơn mài) nên phần lịch sử ở chương 1 nếu có cũng chủ yếu nhấn mạnh ở mảng
lịch sử hội họa thế giới để cho thấy cách phát triển về nội dung và hình thức của hội
họa, điều này giúp thầy cô có cái nhìn tham chiếu vào sơn mài Việt Nam. Ngoài ra,
phần mỹ thuật Châu Á và mỹ thuật Việt Nam trình bày lướt qua những thành tựu để
cho thấy sự hiện diện đời sống thẩm mỹ luôn hiện diện nơi này. Đồng thời nội dung
chú ý đến nghề sơn và sản phẩm sơn của Việt Nam xưa là kỹ thuật khởi nguồn từ đó
sơn mài ra đời.


Phần kỹ thuật vẽ tranh sơn mài (chương 2) là những kỹ thuật được các sinh
viên, họa sỹ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khám phá và phát triển từ
nghề sơn cổ truyền đầu thế kỷ XX.


Cần nói thêm rằng, song song đó thì sơn mài mỹ nghệ Việt Nam luôn phát
triển và cũng rất thành công, sơn mài mỹ nghệ Việt Nam có hướng đi riêng với kỹ
thuật riêng, do phải cạnh tranh nên hiện nay các làng nghề dùng sơn tổng hợp hoặc
sơn điều (đặc biệt là các họa sỹ vẽ sơn mài vẫn luôn tiếp tục học hỏi kỹ thuật từ mỹ
nghệ); những năm gần đây có một số họa sỹ thử nghiệm vẽ sơn mài nhưng không
mài một số mảng hình, cố tình để mặt tranh gồ gề… đó là những kỹ thuật cùng nằm
ngoài chuyên đề này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Chương 1 </b>




<b>Lịch sử hội họa sơn mài Việt Nam </b>



Sơn mài ra đời vào đầu thế kỷ XX, thời kỳ của hội họa hiện đại, là một chất
liệu của hội họa ra đời từ sự giao thoa giữa mỹ thuật hiện đại Phương Tây (Pháp) và
nghệ thuật thủ công mỹ nghệ Phương Đông, để hiểu rõ nghệ thuật chất liệu nội dung
chương 1 giúp chúng ta có một cái nhìn bao quát và thấu suốt, bằng cách dẫn dắt và
chỉ ra lịch sử nghệ thuật sơn mài Việt Nam bắt nguồn từ đâu trong dòng chảy lịch sử
mỹ thuật thế giới nói chung, lịch sử hội họa nói riêng, thông qua tìm hiểu sự ra đời
hết sức đặc biệt của chất liệu này, lý giải tại sao sơn mài lại độc đáo đến vậy.


Hai họa sỹ, một người Pháp, Victor Tardieu (1870-1937) và một người Việt,
Nguyễn Nam Sơn (1890-1973), đồng sáng lập Trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông
Dương (1925), ngôi trường này không chỉ đưa mỹ thuật hiện đại Pháp vào giảng dạy
mà còn khai thác vốn mỹ thuật bản địa (Việt) và nghệ thuật hội họa sơn mài hay chỉ
đơn giản là hai từ SƠN MÀI bắt đầu có từ đây. Mỹ thuật Việt Nam đã luôn và sẽ tự
hào về chất liệu vừa rất dân tộc nhưng cũng hết sức hiện đại này, nội dung dưới đây
do vậy được chia làm hai phần chính:


- Hội họa hiện đại Pháp với sự ra đời của sơn mài Việt Nam
- Từ nghề sơn thủ công đến diện mạo tranh sơn mài ngày nay
<b>1.1 Hội họa hiện đại Pháp với sự ra đời của sơn mài Việt Nam </b>


Hội họa, cũng như nhiều loại hình nghệ thuật, thể hiện óc quan sát, cảm nhận,
suy tư về đời sống nhân loại với ngôn ngữ hình ảnh, màu sắc dễ nhận được sự chiêu
cảm ngay lập tức của người xem. Lịch sử hội họa thể hiện sức lao động nghệ thuật
nghiêm túc và đầy cống hiến của các lớp họa sỹ, lớp sau tiêp nối lớp trước… sức
sáng tạo tạo hình trong hội họa luôn đi cùng nhịp thở của thời đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Những tác phẩm của họ không chỉ là những mô tả cuộc sống đơn thuần mà còn đầy
suy tưởng.



<i>H1. Paul Gauguin (1848-1903), Chúng ta đến từ đâu ? Chúng ta là ai ? Chúng ta đi về đâu ?(1897), sơn dầu </i>
trên vải, 139 × 375 cm, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Boston, MA


Nước Pháp đã có nhiều đóng góp cho nền hội họa hiện đại thế giới, như ta sẽ
thấy, đó là nền hội họa với đa dạng trường phái, phong cách, chất liệu…, mỗi thời kỳ
dọc theo dòng lịch sử đã có những đóng góp thêm vào để hiểu rõ điều này cần có
một cái nhìn lướt qua những dấu mốc để dẫn đến hội họa hiện đại Châu Âu trong đó
có Pháp.


<b>1.1.1 Mỹ thuật thế giới từ cổ đại đến hiện đại </b>


<b> </b> <b>Thời cổ đại </b>


Xây dựng hình tượng trung tâm- con người


<i>H2. Bản sao Tượng “Người ném đĩa” </i>
(460-450 TCN), mỹ thuật Hy Lạp cổ đại.


<i>H3. Tượng “Thần vệ nữ Mi-lo” </i>


(130 TCN), cao 203cm, Bảo tàng Louvre, Paris,


Mỹ thuật cổ đại Hy Lạp- La Mã đã xây dựng đối tượng- hình tượng mỹ thuật
<i>trung tâm đó là con người với vẻ đẹp toàm mỹ (H2,3). </i>


<b>Thời kỳ Phục Hưng đỉnh cao - thế kỷ XIV- XVI </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Mỹ thuật của người cổ đại Hy Lạp đã bị 1000 năm chôn vùi nhưng đến thế kỷ
XIV các nghệ sỹ- họa sỹ Châu Âu đã tìm thấy nét đẹp trong những pho tượng Hy


Lạp cổ đại, họ làm sống lại tư duy thẩm mỹ của người Hy Lạp bằng cách cho ra đời
một loạt tranh tượng ca ngợi vẻ đẹp của cơ thể người. Trong phong trào Phục Hưng
này nổi bật hơn cả là các nghệ sỹ- họa sỹ Italia, không chỉ là những người vẽ tranh
làm tượng đơn thuần các họa sỹ đã để lại nhiều nghiên cứu mang tính học thuật như
giải phẫu hình họa và nghiên cứu về phối cảnh cho tranh.


Họa sỹ nghiên cứu hình họa giải phẫu: tỉ lệ hình khối và các chuyển động của
cơ (H4).


H4. Michelangelo (1475-1564), <i>Nhà tiên tri Libyan, 1511, Thánh Đường Sistine, Italia. </i>


Các họa sỹ thời kỳ này khi vẽ đã nghiên cứ hình họa giải phẫu giúp cho tác
phẩm đạt khả năng miêu tả chân thật con người với nhiều dáng điệu, tư thế ở các góc
<i>nhìn khác nhau. </i>


Bên cạnh đó, các họa sỹ Phục Hưng đã có những nghiên cứu về luật phối
cảnh cho tranh vẽ, vốn là bề mặt hai chiều, nhờ có luật phối cảnh họa sỹ có thể tạo
chiều sâu hay tạo không gian xa gần cho tranh (H5).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Chất liệu sơn dầu ở thời kỳ này là chất liệu mới được dùng để vẽ, sơn dầu lâu
khô, có thể vẽ chồng lớp sau lên lớp trước tạo ra nhiều lớp màu trung gian, giúp
chuyển độ được êm màu dày và đậm đà, là chất liệu giúp khả năng tả hình khối và tả
chất trở nên hoàn hảo (H6), không giống chất màu tempera, thường khó tạo nhiều
lớp trung gian, nên cũng khó tạo chiều sâu cho tranh (H7).


<i>H6. Leonardo da Vinci, Mona Lisa hay còn gọi là La </i>


<i>Gioconda (1503-1507), Louvre, Paris </i>


H7. Sandro Botticelli (1445-1510), <i>Chân dung phụ </i>



<i>người nữ trẻ (1484), tempera </i>


<b>Thời kỳ hậu Phục Hưng - thế kỷ XVI-XVII </b>


Họa sỹ của những thế kỷ trước vẽ về tôn giáo và tầng lớp quý tộc, đến thế kỷ
này đã có những đề tài gần gũi, đời thường: tĩnh vật (H8), chân dung những người
<i>dân lao động (H10) hay vẽ về sinh hoạt cộng đồng (H9) hoặc sinh hoạt lao động </i>
thường nhật (H11).


<i>H8. Jacob Gillig (1636-1701), Cá nước </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<i>H10. Johannes Vermeer (1632-1675), Cô </i>


<i>bán sữa (1658–1660) </i>


<i>H11. Pieter Bruegel the Elder (1525-1569), Mùa xuân </i>


<i>(1565), v ẽ chì. </i>


<b>Thời kỳ hiện đại cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX </b>


<i>(Bài 20 và 29: Mỹ thuật hiện đại Phương Tây cuối thể kỷ XIX đến đầu thế kỷ </i>
<i>XX, mỹ thuật 8) </i>


Đây là thời kỳ bùng nổ trong phát triển các trường phái hội họa, theo tư liệu
hình ảnh cho thấy tư duy đề tài mà các họa sỹ đã khai thác thể hiện sự phong phú,
sống động, suy cảm và đầy trăn trở được gửi lên tranh.


Một số phân tích chuyên sâu:



- Tư duy về nội dung, đề tài: đến thời kỳ này hoàn toàn bùng nổ với sự xuất
hiện nhiều phong cách, trường phái: từ mô tả phong cảnh đầy lãng mạn (H12) tới thể
hiện thái độ gay gắt với thời cuộc (H13) các họa sỹ đã dùng cây cọ như một cách
không chỉ để bày tỏ, mà còn là để tuyên ngôn (H14), (họa sỹ Picasso đã vẽ bức tranh
<i>này để phản đối cuộc chiến phi nghĩa ở thành phố Guernica). </i>


H12. Isaac Levitan (1860- 1900), Mùa thu vàng
(1895)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>H14. Pablo Picasso (1881-1973), Guernica (1937), Bảo tàng Reina Sofia. </i>


- Tư duy về kỹ thuật chất liệu (kỹ thuật vẽ hay bút pháp): họa sỹ thời kỳ này
đã hoàn toàn có tư duy khai thác chất sơn dầu khác với những thế kỷ trước, nếu
những thế kỷ trước kỹ thuật xử lý chất liệu từ dùng cọ mềm để dễ làm tan màu giúp
diễn tả chân thực hình khối, đến thế kỷ 19 các họa sỹ bắt đầu dùng cọ cứng đi những
vệt màu dày, sống sượng để cảm xúc mãnh liệt được tự do tràn ra mặt tranh (H15),
hoặc dùng cách chấm những điểm màu để tạo sắc lung linh (H16).


<i>H15. Van Gogh (1853-1890), Cánh đồng với những con quạ </i>


<i>(1890), Bảo tàng Van Gogh, Amsterdam. </i>


H16. Alfred Sisley (1839-1899), Cảnh
kênh đào Saint-Martin (1870), Bảo tàng


<i>d'Orsay. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

là những diện tích hình có cùng một diện (H19, H22), thậm chí chỉ viền hình bằng
nét, hay cắt mảng, bóp méo hình… (H21); cường độ màu chói, rực không thể có


trong thực tế và nét cọ thiếu trau chuốt (H18, 21a) cũng là một đặc trưng của hội họa
hiện đại


H17. Frans Hals (1582-1666),


<i>Gypsy Girl (1628–30). Sơn dầu </i>


trên gỗ, 58 cm × 52 cm, Louvre,
Pari.


H18. Henri Matisse (1869-1954),


<i>Phụ nữ với cái mũ (1905). </i>


H19. Joseph Inguimberty
<i>(1896-1971), Cô gái miền Bắc (1934). </i>


H20. Sandro Botticelli (1445-1510), Vườn mùa xuân
(Primavera/ Allegory of Spring) (1482), tempera.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

H21b. Picasso, Những cô gái ở Avignon (1907), Bảo
tàng Mỹ thuật Hiện đại Mỹ, New York


H21c. Henri Matisse (1869-1954), Vũ điệu I (1909),
Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York.


<i>H22. Joseph Inguimberty (1896-1971), Gia đình bên bờ ao (1925-1930?) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

bắp đang hình thành, các đô thị bắt đầu mọc lên thay đổi dần nếp sống nông thôn,
giao thông và liên lạc đã có máy móc tham gia…, đặc biệt là sự xuất hiện máy ảnh,


là một dụng cụ ghi hình ảnh chân thực nhất mà không cây cọ nào vượt qua.


Hội họa của đầu thế kỷ XX, các họa sỹ tự thấy vai trò mô tả cuộc sống dường
như không còn cần thiết nữa, ngôn ngữ của nó cần sắc sảo và góc cạnh hơn, đặc biệt
hội họa thời kỳ này nhấn mạnh được nhãn quan của họa sỹ điều không máy móc nào
có thể thay thế (H23, 24).


<i>H23. Wassily Kandinsky (1866–1944), Trong màu </i>


<i>trắng (1923) </i>


<i>H24. Wassily Kandinsky (1866–1944), Mền và cứng </i>
(1927).


<b>Mỹ thuật Châu Á </b>


Mỹ thuật phản ánh văn hóa cho nên giữa Châu Á và Châu Âu cùng thời kỳ có
sự khác biệt, Mỹ thuật Châu Á, thời trung đại chủ yếu là mỹ thuật tôn giáo, phát triển
mạnh ở Ấn Độ và phong cách Ấn- Phật giáo lan truyền sang các nước Miến Điện,
Campuchia, Lào, Thái…, những hình vẽ hoặc tượng khắc đã đạt được trình độ điêu
luyện cách đây khoảng 1500 năm (H25), hình này cho thấy cách vẽ người và phối
cảnh không gian tranh sánh ngang với mỹ thuật Phục hưng Châu Âu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Tranh vẽ trên lụa ở Trung Quốc có từ thời Đường (cách đây khoảng 1400
năm), theo tư liệu còn lưu lại tranh các họa sỹ Trung Quốc vẽ phong cảnh rất điêu
luyện (H26). Từ thế kỷ XVI ở Nhật Bản và Trung Quốc đã có những dòng tranh vẽ
phong cảnh, vẽ người nhưng vẽ nét mà không tả khối và đặc biệt thế kỷ XVII Nhật
Bản phát triển dòng tranh khắc gỗ, bức Sóng Lừng của Hokusai cho thấy sự quan sát
tinh tế cũng như nội dung gửi gắm của họa sỹ vào tranh tinh thần kiên cường của
người Nhật khi chống chọi lại với điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên (H27).



<i>H26. Trương Trạch Đoan (Zhang Zeduan) (1085-1145), Bờ sông ngày lễ Thanh Minh. </i>


<i>H27. Katsushika Hokusai (1760-1849), Sóng lừng ở ngồi khơi Kanagawa, Bản in tranh khắc gỗ. </i>


<b>Mỹ thuật Việt nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Việt hoàn toàn có tư duy tạo hình khác với rồng Trung Quốc, đặc biệt là phần đầu
rồng (H32)


H28. Trống đồng Đôn sơn


H29. Hình rồng thời nhà Lý


H30. Hình rồng thời Nhà Trần, khắc gỗ, Chùa Dâu,
Bắc Ninh


H31. Hình rồng thời nhà Lê, khắc gỗ, Đình Chu
Quyến, Hà Nội


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Tóm lại mỹ thuật thế giới đã đạt đến đỉnh cao về hình thức và nội dung, nếu
xét riêng từng thời kỳ, từng châu lục, tứng quốc gia có thể có những sự chênh lệch
nhưng rõ ràng mỹ thuật luôn gắn bó và là một phần không thể thiếu trong đời sống
văn hóa tinh thần. Mỹ thuật tạo hình (điêu khắc, hội họa và đồ họa) thể hiện đây là
ngôn ngữ đầy mạch lạc, sắc bén thể hiện tư duy triết lý thông qua ngôn ngữ đặc
trưng là hình khối, màu sắc là thứ ngôn ngữ mà người ta có thể tiếp cận nhanh chóng
và trực tiếp qua cổng giác quan thị giác.


<b>1.1.2 Hội họa Pháp đầu thế kỷ XX và sự ra đời ban Sơn Mài Trường Cao </b>
<b>Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương </b>



Nước Pháp, vốn là trung tâm văn hóa Châu Âu thế kỷ này đã là nơi chứng
kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của hội họa, với các họa sỹ như Claude Monet
(1840-1926), Alfred Sisley (1839-1899), Pierre-Auguste Renoir (1841-1919), Berthe
Morisot (1841-1895) (H33-35).


H33. Claude Monet (1840-1926),
Ấn tượng mặt trời mọc (1872), sơn
dầu trên toan, Bảo tàng Marmottan


Monet, Paris.


H34. Berthe Morisot (1841-1895),


<i>Cái nôi (1872), Bảo tàng d'Orsay. </i>


H35. Pierre-Auguste Renoir
(1841-1919), Khiêu vũ ở Moulin


de la Galette (1876), Bảo tàng
d'Orsay.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Thầy là những họa sỹ Pháp hoặc người Việt học vẽ ở Pháp (H36-39), do đó
cách vẽ đặc trưng mà các học trò Việt Nam nhận được đó là vẽ mảng, mô tả ánh
sáng màu sắc một cách tương đối (H40).


H36. Joseph Inguimberty
(1896-1971), Tên tranh?


H37. Joseph Inguimberty, Janette,


Dominique và bà vú em, sơn dầu.


<i>H38. Victor Tardieu (1870-1937), </i>


<i>Chợ bên bến sông, sơn dầu. </i>


<i>H39. Nguyễn Nam Sơn (1890-1973), Thiếu nữ </i>
(1937), màu bột.


<i>H40. Tô Ngọc Vân, Hai thiếu nữ và em bé (1944), </i>
sơn dầu, 101 x 78,4cm


<b>1.2 Từ nghề sơn thủ công đến diện mạo tranh sơn mài ngày nay </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

đến là lớp sinh viên, họa sỹ như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí… và đặc biệt có sự
hỗ trợ kỹ thuật của nghệ nhân Đinh Văn Thành họ đã thực hành nhiều thử nghiêm
với sơn, nhưng người khẳng định để sơn mài trở thành chất liệu hội họa của dân tộc
là họa sỹ Nguyễn Gia Trí (H41).


<i>H41. Nguyễn Gia Trí (1908-1993), Vườn Xuân Trung Nam Bắc (1969-1989), Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. </i>


Bức tranh trên rực lên toàn màu đặc trưng của nghề sơn cổ truyền Việt Nam
(vàng son rực rỡ) nhưng được sắp xếp tạo hình dưới dạng tranh, những màu sắc đặc
trưng đó là: đỏ của son, vàng của vàng quỳ và trắng của vỏ trứng vỏ trai, đen của sơn
then. Để biết rõ hơn điều này nội dung tiếp theo tìm hiểu nghề sơn iệt Nam đầu thế
kỷ XX qua những hình ảnh được lưu lại.


<b>1.2.1 Nghề sơn thủ công truyền thống Việt Nam đầu thế kỷ XX </b>


Sơn mài là một chất liệu hội họa hiện đại của Việt Nam mang tầm thế giới,


ngoài tiếp thu kiến thức tạo hình hiện đại Pháp, sơn mài là chất liệu phát triển từ
nghề sơn truyền thống Việt Nam đầu thế kỷ XX.


Nghề sơn có từ rất lâu ở khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc…, Việt Nam là một trong những quốc gia có nghề sơn phát triển với nhiều kỹ
thuật tinh xảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

H42. Dụng cụ làm sơn trong mộ Việt Khê; H43. Người thợ khảm trai, Hà Nội, thế
kỷ XIX;


H44. Xe kéo Tu
Minh Huệ Hoàng


Hậu, TK XIX.


Pháp khi đến Việt Nam đã chú ý đến chất lượng nhựa cây sơn Việt được trồng
chủ yếu ở Phú Thọ, họ đã chụp hình ảnh các sản phẩm sơn mài cẩn trai của Việt
Nam thế kỷ XIX (H43-44), nhiều tượng gỗ trong các chùa được tô phủ (H45), Văn
Miếu của Việt Nam là kiến trúc gỗ được bảo quản và trang trí hoàn toàn bằng chất
nhựa bằng sơn (h46).


Câu nói “đẹp vàng son, ngon mật mỡ”, truyền khẩu trong dân gian, không biết
từ bao giờ, từ “đẹp vàng son” chính là dể chỉ màu đỏ son và màu vàng hoàn kim là
hai màu rất quen thuộc trong không gian trang trí bằng sản phẩm sơn ta xưa
(H45-46).


H45. Phật Quan Âm, 1656, Chùa Bút Tháp, Việt
Nam;


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Theo đó sản phẩm nghề sơn Việt Nam đầu thế kỷ XX có thể được chia thành


các loại sau:


- Đồ sơn khảm trai, xà cừ: là đồ sơn sau khi bó vóc xong người ta cẩn lên đó
những hoa văn họa tiết đã được cắt theo hình sẵn, những sản phẩm này có màu đen
của sơn then; màu trắng, ngà, xanh lạnh của vỏ trai, xà cừ (H43-44)


- Đồ sơn được sơn son thếp vàng: là đồ sơn sau khi đã qua bó vóc được quét ở
ngoài cùng một lớp màu pha từ sơn quang với son những sản phẩm này có màu từ
nâu đỏ, đỏ và cam (là màu của ba loại son: son nhì, son tươi và son trai); màng cần
màu vàng được dán vàng hoặc bạc sau đó phủ sơn quang (dán vàng hoặc bạc là
vàng, bạc lá nguyên chất dát móng còn gọi là vàng quỳ, bạc quỳ) (H46)


- Đồ sơn phủ hoàn kim: là đồ sơn được dán vàng, bạc hoặc thiếc dát mỏng sau
đó quét sơn quang (hoặc sơn phủ hoàn kim) để có màu vàng (H45) hoặc màu đồng.


Như vậy màu sắc trên đồ sơn rất dễ nhận ra đó là màu đỏ của son; màu vàng
hoàng kim; màu đen của sơn then; và màu nâu sơn cánh dán hoặc của son nhì; màu
trắng, màu ngà hoặc xanh lạnh của vỏ trai, xà cừ.


Nghề sơn thủ công xưa nay được biết đến với tên sơn mài mỹ nghệ, kể từ đầu
thế kỷ XX đến nay vẫn có những bước đi riêng, sau đây là một số hình ảnh về sản
phẩm sơn ở các làng nghề sơn mài mỹ nghệ ngày nay:


H47. Hình chụp bán hàng chú tễu ở
một cửa hàng bán đồ sơn mài tại Sơn


Đồng (2007), Hà Tây


H48. Người thợ làm tủ
thờ phủ hoàn kim tại


Sơn Đồng (2007), Hà


Tây


H49. Sản phẩm sơn mài trưng bày tại cửa
hàng sơn mài ở Tương Bình Hiệp (2012),


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Từ nghề sơn truyền thống như vừa được biết ở trên để trở thành một chất liệu
hội họa đã trải qua quá trình khám phá, tìm tòi, thử nghiệm của nhiều lớp sinh viên,
họa sỹ đặc biệt là nhờ những khuyến khích động viên từ những họa sỹ- giáo viên
người Pháp và Việt của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, những người đã bị
sắc nâu trầm của sơn ám ảnh, và cho đến nay nó vẫn tiếp tục là chất liệu của nhiều
những chinh phục và khám phá bất ngờ.


Sơn mài thuở ban đầu mới đưa vào thử nghiệm đã gặp không ít khó khăn, thời
của các họa sỹ mở đường những năm 30 như Lê Phổ, Trần Quang Trân, Phạm
Hậu… đã nhận được những nhận định bi quan: “Sơn ta không nên và cũng không thể
đi vào con đường hội họa… phương tiện của nó nghèo nàn không đủ sắc màu để
diễn đạt tạo vật một cách xác thực”. Hội họa như được biết chất liệu để lên tranh cần
rất nhiều sắc độ và gam màu, nếu một chất liệu kém phong phú về màu sắc chắc
chắn nó rất khó để được lựa chọn cho sáng tác.


<b>1.2.2 Các bước phát triển mở đầu của sơn mài trong Trường Cao đẳng Mỹ </b>
<b>thuật Đông Dương </b>


<i>(Bài 14 và 21: Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954, mỹ thuật 7) </i>
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương lập ra ban sơn ta năm 1927, mọi
nghiên cứu, tìm tòi và phát triển sơn mài được bắt đầu từ thời điểm này.


Các bước phát triển của sơn mài cũng chính là quá trình phát triển bảng màu


của nó, chất liệu hội họa rất cần có nhiều màu và sắc độ như vậy giúp cho họa sỹ
không hạn chế trong ý tưởng sáng tác, nghề sơn truyền thống Việt Nam bảng màu
của nó rất han chế: màu đen, màu son, màu vỏ trai và màu vàng hoàn kim đây là một
bảng màu rất hạn chế nhưng nhờ quá trình tìm tòi các họa sỹ đã giúp bảng màu sơn
mài ngày càng phong phú.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Giai đoạn mở đầu những năm 1927-1932 </b>


Bảng màu sơn mài trước hết là sự tiếp nối bảng màu của nghề sơn ta gồm có 3
màu chính: đen của sơn then, đỏ của son, vàng của bạc quỳ, và nâu của cánh dán
(sơn nhựa).


Các họa sỹ như Lê Phổ, Phạm Hậu, Nguyễn Khang, Trần Quang Trân là lớp
họa sỹ đầu tiên học kỹ thuật trang trí của sơn ta, tuy nhiên tác phẩm không còn tư
liệu để tham khảo trừ bức tranh “Phong cảnh Bắc Kỳ” của Lê Phổ nhưng hình chụp
trắng đen nên khó nhận xét về màu.


<i>Lê Phổ, Phong cảnh Bắc Kỳ (1930), sơn mài </i>


<b>Giai đoạn khám phá mở đường những năm 30-40 </b>


Nhờ sự tìm tòi và kết hợp nhiều kỹ thuật mà bảng màu sơn mài đã từ trang trí
chuyển sang sáng tác nghệ thuật:


- Pha nhựa thông vào sơn cánh dán để chất sơn này có thể mài được;


- Dùng bạc vụn, vàng vụn (học từ kỹ thuật của Nhật bản) kết hợp với màu nân
cánh dán, với son


- Ứng dụng cẩn vỏ trứng



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Các họa sỹ từ những kết quả khả quan từ việc áp dụng, tìm tòi kỹ thuật, họ thấy được
khả năng “tả” của sơn mài đã có những tiến bộ rõ rệt như bức “Ngày xuân trẩy hội”
của Nguyễn Tường Lân toàn bộ cổng gạch, mái chùa, cầu đá, thiện nam, tín nữ đều
gắn toàn bộ bằng trứng trên nền màu son trai đỏ tươi; bức “Hội chùa” của Lê Quốc
Lộc dùng sơn cánh dán phủ toàn bộ lên màu của tranh khiến cho các lớp màu đều
được nhìn xuyên qua nâu cánh dán…


Từ những thành công ban đầu các họa sỹ thời kỳ này có lẽ đã bạo dạn và linh
động hơn trong việc tìm tòi những kỹ thuật cá nhân như Nguyễn Gia trí đã dán trứng
2/3 nền của bức bình phong “Dọc mùng” (H50); bên cạnh sắc đỏ truyền thống đã có
màu trằng của vỏ trưng và sắc xanh của phẩm nhuộm, bức “Gió mùa hạ” của Phạm
Hậu (H51), “Nghỉ chân bên đồi” của Tô Ngọc Vân (H52).


50. Nguyễn Gia Trí, Bình phong “Dọc mùng” (1939), sơn mài, 160x400cm


<i>51. Phạm Hậu, Gió mùa hạ, 1940, sơn mài. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>1.2.3 Giai đoạn phát triển (từ năm 1954 đến 1975) </b>


<i>(Bài 10 và 14: Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1954-1975, Mỹ thuật lớp 8) </i>


Bảng màu sơn ta dần phong phú và sức diễn tả của chất liệu này khá ngoạn
mục chỉ trong chưa đầy 15 năm người ta không thể phủ nhận khả năng chuyển tải
sáng tạo nghệ thuật của nó, được chú ý bởi sức hút huyền hoặc trong sắc màu của
trang trí tuy gam màu rất nghèo nàn chỉ có đen- nâu- đỏ- vàng, sơn mài đến lúc này
chứng tỏ khả năng có thể mở rộng vừa về màu lẫn về sắc của nó.


Các vật liệu và kỹ thuật đã có sự gia tăng như:



Son là màu của sắc đỏ theo truyền thống thì nay khái niệm “son” hiểu không
chỉ là màu đỏ, mọi loại màu sản xuất theo lối thủ công của Việt Nam khi pha chế
không bị sơn làm cho mất màu đều được gọi là “son”.


Bên cạnh son, các họa sỹ mạnh dạn dùng màu bột ngoài son, là loại màu bột
của Nhật, màu bột tan trong dầu, màu phẩm… những loại màu này có nhiều màu sắc
phong phú, có đủ 12 màu cơ bản từ nóng đến lạnh. Để dùng những màu này, do
thường bị sơn cánh dán tác động làm xuống màu, chuyển màu (trừ màu bột của
Nhật), nên khi vẽ phải xử lý chung với bạc.


Kỹ thuật xử lý bạc khá phong phú bên cạnh bạc dán truyền thống (lấy kỹ
thuật từ bạc phủ hoàn kim) và dùng vụn bạc các họa sỹ đã tìm tòi ra nhiều kỹ thuật
xử lý bạc khác nhau để khắc phục nhược điểm làm xuống màu, mất màu của cánh
dán. Các cách xử lý bạc được kết hợp dùng đồng thời tùy theo mảng màu: vỗ bạc,
xoa bạc, phẩy bạc… giúp cho gia tăng độ xốp cho mảng màu bột. Trong màu và gia
tăng hiệu ứng kết hợp đan sắc nhờ vậy bên cạnh gam màu đỏ son truyền thống các
gam màu nghiêng về vàng sáng và xanh lạnh không còn là cá biệt. Các phác thảo đôi
khi không còn phụ thuộc vào gam truyền thống mà cho phép mọi sở thích về màu
được phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn (H55), Nguyễn Sáng (H53)… đó là những tấm
gương và đích đến của mọi thế hệ họa sỹ Việt Nam.


<i>53. Nguyễn Sáng, Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ, 1956, sơn mài. </i>


<i>H54.Nguyễn Đức Nùng, Quay tơ dệt vải (1957), sơn mài, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i>H56. Huỳnh Văn Gấm, Em Liên (1958), Sơn mài, Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam </i>


H57. Phan Kế An, Nhớ một chiều Tây Bắc (1955), sơn mài, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>1.2.4 Sơn mài ngày nay </b>


Tiếp tục với truyền thống giữ gìn và khai thác sáng tạo, chất liệu sơn mài luôn
là một chất liệu nhận được sự đầu tư, trên nền tảng kỹ thuật vẽ sơn mài đã được
khám phá, chuyên đề giới thiệu một số tranh của họa sỹ sáng tác chất liệu sơn mài
phía Nam, dù không đại diện được cho toàn bộ sáng tác sơn mài của cả nước nhưng
cũng cho thấy tính đa dạng mỗi họa sỹ đã khai thác được từ chất liệu sơn mài. Từ
màu sắc (gam màu), cho đến nội dung đề tài rất phong phú cho thấy sơn mài là một
chất liệu không bị hạn chế và đơn điệu theo một khuôn mẫu (rất dễ gặp ở mỹ nghệ),
nó có thể cho ra một bố cục theo được với sở thích sáng tác miễn người vẽ có đam
mê tìm tòi (H59-64).


<i>H59. Đào Minh Tri, Cá vũ trụ (1997), sơn mài, 120x240cm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

H61. Đặng Bích Trâm, Phong cảnh 4, 60 x80cm


<i>H62. Nguyễn Quang Sơn, Tôi, 2005, sơn mài, 180 x480 cm. </i>


<i>H63. Trương Huyền Mỹ, Giờ cao điểm (2009), sơn mài, 100 x200 cm. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>Tiểu kết </b>


Sơn mài là chất liệu hội họa đặc biệt của Việt Nam, nằm trong sự phát triển
của dòng chảy mỹ thuật thế giới, ra đời sau nên nó nhận được kiến thức tạo hình hiện
đại do vậy những sáng tác trên chất liệu này vừa có tính dân tộc vừa có tính hiện đại.
Tính dân tộc thể hiện trên biểu cảm chất liệu (trong, bóng, vàng son), tính hiện đại
thể hiện trên phong cách tạo hình (hình khối và không gian).


Sơn mài với Mỹ thuật Việt Nam nó giúp phần thưởng thức không chỉ luôn


vẫn đủ cho văn hóa tinh thần người Việt mà còn góp thêm tiếng nói phong phú cho
đời sống mỹ thuật thế giới, nó là một chất liệu quý không chỉ bới:


-Tính độc (đặc biệt): do chất nhựa sơn chỉ có ở vùng Phú Thọ Việt Nam, chất
nhựa được đánh giá là tốt nhất so với các nước cũng trồng và khai thác sơn như
Campuchia, Lào, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…


-Tính quý: vì nguyên liệu vẽ tranh đắt đỏ (vàng, bạc quỳ là vàng bạc nguyên
chất); ngoài ra các nguyên vật liệu đều được làm ra rất công phu nhưng đổi lại nếu
tranh làm đúng quy trình sẽ rất bền chắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Chương 2 </b>



<b>Kỹ thuật vẽ tranh sơn mài </b>



Trong lịch sử hội họa có nhiều họa sỹ mà tên tuổi gắn liền với một chất liệu
nào đó, khi ta nhìn vào tác phẩm sẽ nhận thấy sức biểu cảm thu hút của chất liệu đã
được sử dụng dưới bàn tay của họa sỹ. Một số ví dụ: tranh phấn tiên của họa sỹ
Edgar Degas; tranh- ký họa bột màu của họa sỹ Bùi Xuân Phái… và đặc biệt tranh
sơn mài của họa sỹ nguyễn Gia Trí.


Nghệ thuật là sự bày tỏ chân thật bằng “ngôn ngữ” đỉnh cao của điêu luyện và
sáng tạo, mỗi mợt loại hình nghệ tḥt có ngơn ngữ riêng cho nên để thưởng thức
được nghệ thuật phải hiểu về ngôn ngữ của nó. Nghệ thuật trong chất liệu chính là sự
biểu cảm bề mặt chất liệu, mỗi chất liệu đều có độ biểu cảm khác nhau, họa sỹ khi
sáng tác hiểu về chất liệu, độ biểu cảm của nó và đẩy được độ biểu cảm này lên
thành đặc sắc thì chất liệu với thế mạnh của mình góp phần làm cho tăng thêm thành
công của tác giả, tác phẩm.


Nghệ thuật chất liệu là ngôn ngữ đỉnh cao của bản thân chất liệu, mỡi chất


liệu có mợt đặc điểm nhận dạng cảm quan, trở thành những thế mạnh hay vẻ đẹp đặc
trưng chất liệu, ln có những hạn chế và những thế mạnh từ chất liệu, vật liệu. Hình
và màu là hai thành phần cấu trúc chính của tranh, họa sỹ thường chủ động với hình
và chất màu của mình, tuy nhiên đôi khi chất liệu làm cho họa sĩ thay đổi tư duy về
về tạo hình trong đó có lựa chọn gam màu, sơn mài là một chất liệu mạnh, người vẽ
thiếu kinh nghiệm sẽ bị chất liệu này áp đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>1.3 Biểu cảm đặc trưng của sơn mài </b>


Sơn mài, nếu không biết đến những đặc trưng của nó sẽ được xem là thất bại
chất liệu, với một chất liệu đẹp như vậy, nghệ thuật chất liệu của tranh sơn mài đó là
kết hợp nhịp nhàng các loại vật liệu với nhựa sơn.


Tranh vẽ trên nền vật cứng chắc, người vẽ cần sự cứng chắc này bởi nó phải
chịu được lực mài; mặt tranh bóng và trong có cảm giác soi gương được, màu sắc
dịu và trầm nghiêng về nâu vàng và đỏ cam; ở mảng trắng thường thấy những khe
nứt của vỏ trứng; tranh phải đạt một độ phẳng nhất định để có độ sâu màu; mảng
dùng màu bột phải cho cảm giác xốp, trong, dày dặn; mảng xử lý bạc cho cảm giác
bóng, mỏng, lạnh; mảng cẩrn, chạm cho sắc sáng, xốp, ấm nếu là vỏ trứng hoặc lung
linh nếu là vỏ trai…


Phát huy thế mạnh của chất liệu như màu đen của sơn then, màu đỏ của son,
màu trắng của trứng, màu vàng của bạc, vàng… tranh đạt được sự trong trẻo và sâu
màu, gam màu dịu và sang trọng muốn vậy phải cân nhắc sử lý vật liệu cho mỗi
mảng hình mợt tỉ lệ hợp lý: màu bột cho chất thịt; bạc cho phần bóng, trong, lấp
lánh; cẩn, chạm gia tăng cường độ màu, tạo hiệu ứng đan sắc.


Nghệ thuật tranh sơn mài bắt ng̀n từ đặc tính chất liệu, vật liệu các họa sỹ
hiểu về chất liệu sơn, vật liệu từng thành phần nhỏ để phát huy tối đa thế mạnh chất
liệu khi đạt đến một đỉnh điểm nào đó được xem là nghệ thuật, dưới đây là các thành


phần làm nên thế mạnh sơn.


- Sắc nâu trầm của sơn cánh dán: sơn cánh dán có thế mạnh của sơn là màu
nâu trong rất sang trọng, sắc nâu ẩm và trong chắc chỉ có sơn mài mới đạt được. Với
mảng có màu nâu phải dùng nhiều lớp màu nâu cánh dán đem trộn với mầu bột trắng
tỉ lệ sơn nhiều hơn mầu bột như vậy tranh mới có độ ẩm trong. Tranh gam màu nâu
phải dùng nhiều lớp sơn dù thời gian chờ khơ có thể kéo dài và các lớp sơn phải vẽ
thật mỏng nhưng những mảng nâu trong khi tranh hoàn tất sẽ rất độc đáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

những mảng đen có sự liên kết nhịp nhàng hệ thống nét trên bề mặt tranh có thể tạo
ra mợt nhịp điệu sinh động,.


- Son và sắc đỏ: son làm cho tranh sơn mài có màu đỏ trầm không bị chói hay
thô và trơ, màu của son rất ngọt dù dùng nhiều nhưng sắc son không cho cảm giác
gắt hay lố màu nên gam màu đỏ luôn là một thế mạnh của sơn mài.


- Sắc vàng của vàng, bạc quỳ: đây là thế mạnh tuyệt đối của chất liệu không
có màu vàng nào vàng được như sắc vàng của sơn mài vì đây là “vàng thật” màu
vàng của vàng bạc, không phải vàng từ màu bột như các chất liệu khác.


- Trứng và các mảng màu trắng: trứng dùng cho các mảng màu trắng ngoài ra
trứng cũng dùng với mục đích tạo hiệu ứng đan sắc, sắc sáng của trứng trở nên đắt
giá khi được lấy đúng độ và dúng mảng hình cần thiết. Sự độc đáo của sáng trứng là
khi nhìn gần người ta vô cùng gạc nhiên xen lẫn thú vị khi phát hiện ra những khe
nứt tự nhiên của các mảng trắng trứng.


<b>1.4 Nghệ thuật từ kỹ thuật - hay quy trình vẽ tranh sơn mài </b>
MINH HỌA MỘT SỐ CÔNG ĐOẠN VẼ SƠN MÀI


Phác thảo màu Phác thảo trắng đen Vóc



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Lớp vẽ màu kèm xử lý bạc <sub>Nhuộm bạc để có màu xanh </sub> Bức tranh hoàn tất




Tham khảo thêm phim


Đường link: />


Những thế mạnh chất liệu qua nhiều những cống hiến và đóng góp của các
lớp họa sỹ tiền bối, sơn mài đã có những thành công chất liệu to lớn, tuy nhiên, để có
thể tìm tòi ra nhiều hơn nữa những nét đẹp tiềm tàng của chất liệu người họa sỹ phải
nắm thật rõ kỹ thuật chất liệu.


Sơn mài rất đẹp, đó là mợt chất liệu quý tuy nhiên để có một tác phẩm đẹp
sơn mài khi thể hiện cần nhất là một bố cục chắc chắn và phác thảo sắc độ hồn
chỉnh, mọi chỉnh sửa về hình và chủn đởi sắc độ khi đã làm việc trên vóc đều rất
khó. Sơn mài để chắc có mợt bức vẽ hồn hảo thì phương án chất liệu, định hình các
bước vẽ và các lớp màu phải được tính kỹ bao gờm cả thời gian chờ khơ hợp lý. Khi
có một tác phẩm sơn mài hoàn hảo cũng có thể cho thấy các bước tính tuần tự trên đã
được cân nhắc kỹ lưỡng, để rõ hơn nghệ thuật trong kỹ thuật sơn mài cần tìm hiểu
quy trình vẽ tranh sơn mài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

phác thảo cho sơn mài phải đi liền với hiểu biết về kỹ thuật vẽ sơn, các chỉnh sửa,
nhấn nhá đều liên quan đến kỹ thuật này.


Nghệ thuật tranh sơn mài cũng có thể gọi là nghệ thuật xử lý sơn ta, khác với
các loại sơn công nghiệp khác mà mỹ nghệ thường dùng, cẩn chìm và các lớp màu
luôn phải kèm theo xử lý bạc, mài để lấy màu không phải vẽ để lấy màu, độ phẳng
tranh đưa lại độ bóng tranh chứ không phải nhờ sơn phủ… quy trình chuẩm mực và
nghiêm ngặt để có một bức tranh hoàn thiện đúng chất liệu truyền thống sơn mài


Việt Nam.


Quy trình vẽ tranh sơn mài (sơn ta) có thể chia thành ba công đoạn lớn, trong
từng công đoạn lớn đó có các công đoạn nhỏ (tổng cộng 10 công đoạn)


(1)Xây dựng nội dung
- Tìm ý tưởng


- Làm phác thảo
- Phóng lớn phác thảo


(2)Xây dựng phương án bố cục
- Cẩn, chạm


- Vẽ nét
- Vẽ màu
(3)Hoàn tất
- Mài (mài đi)
- Vẽ sửa
- Mài (mài lại)
- Đánh bóng


<b>Xây dựng nội dung </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Tìm ý tưởng </b>


Xem ý tưởng là tư duy hay ý niệm mà tác giả muốn chuyển tải, theo đó ý
niệm là một cảm xúc bên trong hối thúc không ngừng dưới dạng thông tin cần được
bày tỏ. Thông tin ý niệm có nhiều ngôn ngữ khác nhau (với hội họa ý niệm nằm ở
dạng hình ảnh) để hình thành nên tác phẩm, ý niệm cần phải định hình và đây là điều


khó nhất, ý niệm chưa có, hoặc chưa định hình việc vẽ phác thảo sẽ rất khó khăn.
Người vẽ để có ý tưởng dễ dàng nhất là dựa trên thực tế (vẽ những hình đồ vật thực,
cảnh thực, người thực)


<b>Phác thảo </b>


Phác thảo sơn mài cần nhất là mảng hình và đường dẫn mắt (đường dẫn), khi
không chắc mảng mà lại vẽ vờn hình sẽ làm khó cho sơn mài. Mảng là những chu vi
hình có cùng sắc độ vậy làm sao để mảng dù lớn hay nhỏ đều có thể nhận ra nhờ
chênh lệch sắc độ ít hay nhiều với mảng liền kề, mỗi mảng là một diện của hình, mỗi
hình có thể gọi tên (như bàn, nghế, mặt đất…) về cơ bản được xem là một mảng, bức
tranh càng nhiều mảng thì càng phức tạp. Phác thảo hoàn tất khi nội dung đã thể hiện
rõ và tối thiểu phải có đủ ba sắc độ: sáng, tối và trung gian.


Phác thảo khi đã hoàn chỉnh để trở thành tác phẩm cần có những bước chuyển
tiếp, những hình thể hiện trên phác thảo chỉ được xem là tinh thần chung, các mảng
hình, khới cụ thể cần kiểm sốt tớt hơn, các chi tiết nhỏ chưa được cân nhắc khi làm
phác thảo, và tương quan cũng cần ổn định và định hình hơn do đó cần có công đoạn
tiếp theo là phóng lớn phác thảo bằng đúng kích thước tranh (gọi tắt là phóng lớn
phác thảo hay phác thảo phóng lớn)


<b>Phóng lớn phác thảo </b>


Sơn mài việc phóng lớn vô cùng quan trọng, đây là chân dung của tác phẩm
sơn mài tương lai và cần nhấn mạnh thêm là tất cả hình, sắc trên phác thảo này sẽ
được lập lại toàn bộ, khi đã vẽ trên vóc mọi thay đổi hầu như là không thể.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

họa sắc tạo ra không gian (không phải màu), càng nhiều sắc độ thì tranh càng có
nhiều lớp, có chiều sâu. Sơn mài cần bản phóng lớn để:



- Lấy mảng cần cẩn, chạm: thường là mảng sáng là phần cần đưa lên vóc
trước tiên.


- Lấy nét: can và đưa xuống vóc sau khi mài xong phần cẩn, chạm.
- Lấy ranh giới mảng hoàn chỉnh: can đưa lên vóc sau cùng


Khi bản phóng lớn hoàn tất đủ hình và đủ sắc công việc tiếp theo là cân nhắc
những lớp kỹ thuật xử lý trên vóc hay gọi là lên phương án xử lý chất liệu.


<b>Phương án xử lý chất liệu </b>


Xây dựng phương án xử lý chất liệu là các hiệu ứng cần có để cân nhắc lựa
chọn những kỹ thuật cẩn, chạm; những tính toán các lớp vẽ, chọn loại màu và xử lý
bạc; tỉ lệ màu trộn với sơn cánh dán…


Sơn mài dùng KỸ THUẬT VẼ LỚP bởi đặc tính của sơn chín (sơn cánh dán
và sơn then), sơn trộn với màu bột tạo thành hỗn hợp dẻo dễ dàng bám trên mọi bề
mặt; sơn có thể gắn dính các vật liệu đá, gỗ, kim loại… khi khô trở nên cứng chắc;
Chất nhựa sơn cần có mợt đợ phẳng nhất định để có thể hiện ra màu có đợ trong và
bóng, những màu sắc đã trộn với sơn và chất gắn dính nếu được mài sẽ được cợng
hưởng màu tự thân với màu của sơn (nâu trong) để ra mợt hịa sắc đặc trưng sản
phẩm sơn. “Kỹ thuật vẽ lớp” trong sơn mài là kỹ thuật căn cứ trên đặc tính của sơn
chín kể trên, vẽ chồng lớp lên nhau để cuối cùng dùng kỹ thuật mài lấy ra tương
quan mong muốn.


Để xây dựng phương án xử lý phù hợp, tùy theo bố cục mà có những phương
án khác nhau, những cân nhắc phương án cơ bản như sau:


<b>Lựa chọn các mảng cần cẩn, chạm </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Tranh sơn mài mảng sáng thường được lựa chọn phương án cẩn trứng để nếu
những lớp màu sau này không đủ độ sáng cần thiết vẫn còn có nền trứng dưới cùng
để lấy ra.


<b>Công đoạn các mảng vẽ màu </b>


Tính toán các mảng vẽ màu, mảng nào vẽ trước, mảng nào vẽ sau, người ta
căn cứ vào phác thảo và bản phóng lớn, can mảng hình chuyển qua vóc, bằng sự am
hiểu xử lý chất liệu sơn và kinh nghiệm về kỹ thuật mài, vóc khi đã có nền trứng các
lớp vẽ tiếp theo là các lớp vẽ màu (nếu xem sơn then là màu đen) tính làm sao để
không bị mất các chi tiết khi mài, cụ thể:


- Sơn mài, để khi mài không mất chi tiết và mảng hình, quan trọng nhất là các
chi tiết như mắt, nét của mũi, miệng… bên cạnh đó đường viền hình (nét) có nhiệm
vụ làm điểm nhấn và dùng tách mảng do vậy toàn bộ hệ thống nét trên tác phẩm (nếu
có) thường được cân nhắc và đưa xuống vóc trước, chỉ sau nền trứng. Cũng như vậy
với các chi tiết, những điểm nhấn và những mảng hình nhỏ… cũng phải vẽ trước và
vẽ đủ cao thì mới vẽ sang những mảng khác. Sơn mài khi mài xuống mà không tìm
thấy chi tiết hoặc khi mài vô tình làm mất chi tiết là do hoặc chi tiết được vẽ chưa đủ
cao (đủ lớp) hoặc chi tiết quên vẽ xuống trước và để đến các lớp cuối mới vẽ.


- Các mảng còn lại được vẽ khi nét và chi tiết đã có đủ cao trên vóc, để không
bị lấn mảng hay lạc mảng, rất dễ sảy ra với sơn mài, có một mẹo nhỏ là sử dụng mỗi
mảng liền kề một cách xử lý bạc khác nhau. Điều này quan trọng với những mảng
liền kề có sắc độ chênh nhau không đáng kể bởi màu đã pha sơn khi đưa xuống vóc
xẽ thâm lại, thậm chí dù cho các mảng hình có màu khác nhau nhưng đôi khi cũng
khó phân biệt.


Mỗi mảng màu vẽ cần lập lại tối thiểu 3 lớp, mỗi lớp vẽ xong đều cần ủ khô
mới vẽ lớp kế tiếp, lớp cuối cùng, lớp thứ tư xem là lớp màu phủ không xử lý bạc.



<b>Hoàn tất </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

vẽ phù hợp… xem như đã đi được 9/10 chặng đường, chặng còn lại là giai đoạn hoàn
tất gồm có mài, sửa, mài và đánh bóng.


Hoàn tất là giai đoạn có chút hồi hộp khi tranh dưới những lần đưa tay mài
qua, mài lại xuất hiện những mảnh hình đã “chôn” trước đó, càng mài xuống chi tiết
càng hiện ra và cuối cùng toàn bộ tranh xuất hiện dưới làn nước.


<b>Mài lần đầu (mài đi) </b>


Tranh mài lần đầu tiên cũng có thể được gọi là mài đi, dùng kỹ thuật mài
phẳng (tiểu mục 2.1.2.4), mục đích của mài là để lấy các mảng hình bằng cách cắt
dần xuống dưới để lấy tương quan phù hợp. Yêu cầu của kỹ thuật mài đi là sau khi
các lớp màu đã thực hiện hoàn tất, lớp màu cuối cùng đã khô, tranh có thể mang ra
mài. Mài lớp đầu tiên gọi là mài phá, tay mài phải làm sao cho tranh phẳng, không
phân biệt và khơng cớ gắng tìm những mảng hình đã vẽ, tranh giai đoạn này không
làm phẳng rất khó để kiểm soát ở giai đoạn sau, giai đoạn vẽ sửa và giai đoạn mài
lại.


<b>Vẽ sửa </b>


Vẽ sửa là việc dập lại các mảnh hình, nét: chưa rõ, chưa đủ độ màu, hoặc
chưa đúng màu mong muốn. Lý do cần vẽ sửa thường là rất khó để mọi mảng hình
đều xuất hiện đúng như mong muốn, thường bị mất nét, chưa đủ hoặc quá độ, tranh
ở một vài nơi chưa có sự nhịp nhàng cần thiết, việc dập lại nét hoặc vẽ phủ lại các
mảng màu là điều hiển nhiên. Việc vẽ sửa tùy thuộc vào sự xuất hiện các mảng hình
đã gần với ý đờ tác giả hay chưa, sửa về nét nếu mất nét; sửa về hình nếu mất hình;
sửa về đợ nếu chưa đủ độ...



<b>Mài lần hai (mài lại) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Đánh bóng </b>


Đánh bóng là việc ma sát tạo nhiệt trên bề mặt tranh giúp cho tranh trở nên
bóng và trong. Tranh sau khi đã mài xong, đánh bóng giúp cho màu sắc hấp dẫn hơn
nhờ đợ bóng của sơn, sơn sẽ trong hơn, giúp các lớp màu nhìn thêm phần sâu lắng và
hòa quyện, cách đánh bóng như sau: dùng tay hoặc bông gòn hoặc vải... ma sát trên
mặt tranh, nhiệt do ma sát giúp cho sơn trở nên bóng, ma sát kéo dài khoảng mợt đến
ba giờ đồng hồ, xem là hoàn tất khi tranh đã đạt độ bóng, trong và sâu màu.


<b>1.5 Một số kỹ thuật đáng quan tâm </b>


<b>Kỹ thuật mài </b>


Trong kỹ thuật mài có hai kỹ thuật là kỹ thuật mài phẳng và kỹ thuật mài moi
đây là kiến thức quan trọng dễ gây sai lầm cho người mới học. Phải chăng muốn mài
phẳng thì phải vẽ phẳng. Không đơn giản như vậy, mài phẳng là để giúp kiểm soát
các lớp vẽ và lớp mài sau đó, phải cố tình mài phẳng dù tranh còn nhiều chỗ không
phẳng, còn nhiều lỗ trống phải vá… thì các bước vẽ dặm, trám lỗ, vẽ sửa… mới thực
sự có ý nghĩa và đạt hiệu quả. Kỹ thuật mài moi chỉ là động tác mài lúc cuối cùng,
không còn vẽ tiếp hay vẽ sửa, như vậy cần hiểu là muốn vẽ tranh sơn mài thì phải
mài phẳng, mài để còn vẽ tiếp ví dụ nền trứng, và vẽ để còn mài tiếp ví dụ mài lại.


- Kỹ thuật mài phẳng là: dùng vật phẳng có độ nhám (giấy nhám cuốn quanh
một khối chữ nhật vừa tay) để tạo ma sát, diện tích mài luôn ướt nước, động tác đưa
tay theo một chiều để tranh tránh bị xước, giấy nhám cần thay đổi độ nhám nhỏ dần
theo độ xuất hiện các màng hình, mài lấy mặt phẳng, khơng phân biệt và khơng cớ
gắng tìm những mảng hình đã cẩn, chạm hoặc đã vẽ, mài phẳng để kiểm soát được


mảng hình ở giai đoạn sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>Kỹ thuật xử lý bạc </b>


Sơn mài vẽ màu luôn đi kèm với xử lý bạc để khi mài ra màu sẽ xốp và trong
nếu không màu sẽ bị khô và trơ, thường thì màu (cách dán trợn với màu bợt kể cả
son) vẫn được phủ trên tồn bợ diện tích của vóc kể cả những mảng đã cẩn trứng.
Màu cho chất thịt trên tranh và nó gia tăng độ hòa quyện cho mọi mảng vật liệu khác
nhau cho nên phần vẽ màu luôn là phần được chú ý.


Có nhiều cách xử lý bạc khác nhau như xoa, rây, vỗ, dán... tùy theo độ xốp
mảng màu cần có, sau đây là một số cách xử lý bạc cho mảng hình vẽ màu:


- Bạc rây dùng cho mọi mảng phủ màu nói chung để có độ trong xốp, nếu bỏ
qua công đoạn này sơn mài sẽ lỳ và đục màu, cách làm như sau: bạc bỏ vào trong rây
dùng cọ quét để những lá bạc lọt qua rây rơi xuống mặt sơn còn ướt, những hạt bạc
vụn sẽ bám vào lớp sơn ướt, dùng cọ quét lớp bạc bay cho sạch gọn rồi đen ủ chờ
khô để vẽ lớp tiếp theo.


- Phẩy bạc dùng để tạo ra trên một mảng hình có phía sáng hơn và phía tối
hơn, cách làm như sau: rây bạc giống trên nhưng rây về phía cần sáng nhiều hơn và
cố tình rây ra bên ngoài mảng hình (đảm bảo phía bên ngoài đó không ướt sơn để
bạc không bị bám lại), sau đó dùng cọ quét (phẩy) hất bạc vào bên trong chắc chắn
rằng phía được hất vào đó sẽ được bám bạc nhiều hơn phía còn lại.


- Bạc xoa dùng khi cần một độ trong xốp sáng đều do vậy đây thường là kỹ
thuật dùng để vẽ màu da, cách làm như sau: bạc quỳ dùng rây để tạo thành mạc vụn
sau đó đổ phủ trùm lên lớp sơn ướt cần xoa bạc, sau khi quét để bạc phủ đều dùng
giấy báo đậy lên mặt bạc rồi dùng bàn tay xoa để ép bạc dính chặt xuống mặt sơn.
Chú ý: bạc phải đủ nhiều để lớp sơn hoàn toàn bị ngập bạc nếu bạc quá ít sơn sẽ dính


ngược lên báo, lớp bạc xoa sẽ không đều màu, dễ bị tróc lở khó coi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Bạc dán dùng cho những mảng cẩn, chạm hoặc mảng cần sáng mà không
tìm thấy trứng hoặc gia tăng độ sáng mà màu bột không làm được [Hình 2.12] hoặc
cần màu vàng ánh kim, cách làm như sau: quét sơn cánh dán không pha gì thêm, lấy
bớt sơn ra khỏi vóc (để khi dán bạc sẽ phẳng đều) bằng cách dùng báo trải lên lớp
sơn mới quét và miết tay phía trên để báo ép đều xuống sơn, lột báo lên bỏ đi và
thấm bằng báo như vậy khoảng hai, ba lần thấy sơn không thấm vào báo thì thôi.
Dán những vuông bạc bằng cách cầm sấp bạc trên tay ép nhẹ lên nền sơn, bạc khi có
hơi sơn sẽ tự hít dính xuống vóc, lá bạc sau nên dán song song với lá bạc trước và
hơi cách ra khoảng 2 ly. Khi đã dán xong diện tích cần dán dùng cọ mềm quét nhẹ để
những vụn bạc lọt xuống khe bạc sẽ ăn liền, phẳng và đẹp.


Lưu ý với xử lý bạc nếu muốn đồng thời xử lý nhiều mảng cùng một thời
điểm thì phải xử lý mảng cần ngậm bạc nhiều nhất trước, những mảng cuối cùng là
những mảng không cần hoặc chỉ cần rất ít bạc như vậy sẽ kiểm soát được lượng bạc
đưa xuống tốt hơn.


Tóm lại với sơn mài lớp nền cẩn, chạm và lớp chi tiết (thường là vẽ nét đen)
cần xử lý kỹ nhất. Nếu ví sơn mài như một ngôi nhà thì lớp nền cẩn chạm và lớp chi
tiết bao gồm cả phần nét nếu có được xem là phần phần “nền móng” các lớp màu xử
lý bạc là lớp phủ bên ngoài. Lớp nền móng tốt các lớp vẽ sau sẽ được xử lý rất dễ
dàng và nếu như có sửa lỗi thì cũng chỉ là những lỗi nhỏ, dễ sửa.


<b>Tiểu kết </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42></div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>Kết luận </b>



Chuyên đề Sơn mài lịch sử và kỹ thuật trình bày lý thuyết về kỹ thuật và đặc
biệt có nhắc rất nhiều đến lịch sử mỹ thuật là nội dung mà các thầy cô rất quen


thuộc.


Chuyên đề hoàn toàn lý thuyết, có trải nghiệm nhỏ thực hành dán vỏ trứng lên
vóc, nhưng qua đây giúp chúng ta am hiểu hơn về tranh, thưởng thức được ngôn ngữ
không phải lúc nào cũng dễ hiểu, mỗi chất liệu vẽ cần những kỹ thuật khác nhau,
chất liệu vẽ khó nhất và lâu nhất có lẽ là sơn mài nhưng hội họa hướng đến gửi gắm
thông điệp qua những sắp xếp hình ảnh (màu để tạo hấp dẫn và sắc độ để tạo chiều
sâu), không phải để khoe khoang sự cầu kỳ.


Họa sỹ tạo hình để sáng tác cần nhiều năm học nghiên cứu về vẽ hình, nên
mỗi tác phẩm khi công bố đều cần phải có yếu tố khác biệt với những tác phẩm của
các họa sỹ khác, thậm trí khác biệt với ngay cả với những tác phẩm đã công bố của
chính mình, những khác biệt (yếu tố lạ, mới) đó là: về gam màu, về nội dung, về
cách sắp xếp, bố cục, về đề tài, về bút pháp.... một tác phẩm mới khi công bố nếu có
sự na ná giống với tranh của một họa sỹ nào đó thì xem là tác phẩm bị thất bại. Mỹ
thuật sở dĩ kị sự “na ná giống” đó vì nó thể hiện sự sao chép, là cách vẽ bào mòn tư
duy, họa sỹ khi đã học vẽ nhiều năm khả năng chép giống đều rất dễ dàng nhưng để
vẽ một cái gì đó mới thì không phải ai cũng làm được. Lịch sử hội họa thế giới
Picasso là một hiện tượng đặc biệt ông đã thay đổi phong cách vẽ theo mỗi giai đoạn
khác nhau của cuộc đời, và mỗi phong cách của ông đều để lại dấu ấn rất đậm nét.


Mỹ thuật không bao giờ xa rời cuộc sống, nó luôn là tấm gương phản chiếu
cuộc sống, với kiến thức của bậc phổ thông trung học cuộc sống sinh động qua nhãn
quan các em thể hiện trên tranh thì dẫu có nguyệch ngoạc cũng đều đáng khen. Các
em học sinh vì mê môn vẽ mà chép theo một phong cách vẽ nào đó miết rồi quen
tay, với cách vẽ này sẽ làm thui chột nhãn quan cảm nhận cuộc sống của bản thân
học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44></div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Phụ lục- một số khái niệm chuyên môn </b>




<b>1. Hội họa </b>


“Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu vẽ để tô
lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải, để thể hiện các ý tưởng nghệ thuật. Thông
thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ dùng để chỉ những người coi
hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả của cơng việc đó là các tác phẩm hợi họa
hay cịn gọi là các tranh vẽ. Hội họa là một trong những loại hình nghệ tḥt quan
trọng và phở biến nhất. Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý
tưởng của người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và
phương pháp (thuật) của họa sĩ.” Theo Bách khoa toàn tư mở Vi.Wiki


Sản phẩm của hội họa là tranh vẽ


Ngôn ngữ của hội họa là hình khối và màu sắc


Những kiến trức cần cho hội họa đó là khả năng vẽ hình và kỹ năng xử lý chất
liệu vẽ (chất liệu hội họa), cách tạo không gian cho tranh (luật xa gần)


Hình họa giải phẫu cơ thể người:


Hình họa giải phẫu cơ thể người: là những kiến thức về giải phẫu cơ thể người
bao gồm tỉ lệ của các phần trên cơ thể thường so sánh với chiều cao của đầu người,
nghiên cứu về các bó cơ và các khớp nối của xương để diễn đạt đúng hình, tỉ lệ và
chuyển động của khối. Hình họa được nghiên cứu tìm tòi để phục vụ cho sáng tác từ
thời Hy Lạp cổ đại, nhưng những nghiên cứu còn lưu lại có từ thời Phục Hưng,
những họa sỹ nghiên cứu tiêu biểu: Rapael, Leonardo da Vinci và Michelangelo.


<b>Chất liệu hội họa (màu vẽ) </b>


Chất liệu hội họa là những chất liệu màu có thể bám dính trên một mặt phẳng


(vật liệu nền), mỗi chất liệu vẽ sẽ có tương ứng với nó là một (hoặc hơn) loại vật liệu
nền. Ví dụ: than vẽ trên giấy, Sơn dầu vẽ trên toan, sơn mài trên vóc…


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

thể thêm phụ gia như cồn, dầu hỏa, xăng thơm), các dung môi khác nhau sẽ cho ra
những loại chất liệu màu vẽ khác nhau.


Có hai loại dung môi chính: dung môi gốc nước và dung môi gốc dầu


 Dung môi gốc nước: keo nước (nước pha keo), lòng đỏ trứng, lòng
trắng trứng


 Dung môi gốc dầu: dầu lanh, nhựa cây sơn…
Ví dụ một số chất liệu trong hội họa:


 Tempera là màu bột trộn lòng đỏ hoặc lòng trắng trứng thường vẽ trên
gỗ


 Sơn dầu: màu ở dạng bột trộn dầu lanh vẽ trên toan (là loại vải không
thấm nước)


 Sơn mài: màu ở dạng bột trộn nhựa cây sơn vẽ trên vóc


 Màu bột: màu ở dạng bột trộn với keo nước vẽ trên giấy


Đặc tính chất liệu hợi họa phụ tḥc vào loại dung môi, dung môi gốc nước
(keo nước) dễ xử lý hơn loại màu có dung môi gốc dầu (dầu cá, nhựa cây). Chất liệu
hội họa có loại được chế biến sẵn như màu nước, sơn dầu, acrylic nhưng cũng có loại
phải tự pha chế như màu bột, tempera, sơn mài…, người vẽ hiểu về đặc tính của chất
liệu sẽ xử lý tốt chất liệu và phát huy được thế mạnh vẻ đẹp đặc trưng của nó.



<b>Luật xa gần- cách tạo không gian cho tranh </b>


Lorenzo Ghiberti (1378 - 1438) một họa sĩ, kiêm nghệ nhân kim hồn, nói ra
những ngun tắc chỉ đạo: tiếp cận thiên nhiên, quan sát các tỉ lệ và sử dụng phối
cảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Leonard de Vinci cho rằng: “Phối cảnh là cái thắng và là tay lái của hội họa”.
Và ông đã chia sẻ: “Họa sĩ thiếu niên trước tiên phải học luật phối cảnh và tỉ lệ của
mọi vật, kế đó anh ta phải làm việc dưới sự bảo trợ của một họa sĩ giỏi để tập vẽ cho
quen hình tay chân, rời tập vẽ theo mẫu để vững lòng tin vào những điều anh ta đã
học; cuối cùng anh ta phải nghiên cứu những tác phẩm của những họa sư khác nhau
trong một thời gian để tập quen với nghề họa”...


<b>Quy luật ánh sáng và màu sắc dùng tạo không gian cho tranh </b>


Mắt con người nhận biết được màu sắc nhờ có ánh sáng, ánh sáng yếu dần
(tối dần) thì màu sắc cũng càng khó gọi tên dần, nếu tối đen sẽ không phân biệt được
màu sắc. Hội họa theo thực tế trên đã ứng dụng quy luật này để diễn tả xa gần
(không gian tranh), cường độ va đập của sắc và màu ở những khu vực chính sẽ được
vẽ mạnh hơn so với xung quanh, những khu vực phụ sắc của màu sẽ làm cho yếu đi
để mắt người khó phân biệt hơn do vậy khi nhìn vào bức tranh người ta có cảm giác
về không gian, chính phụ.


<b>2. Mỹ thuật </b>


Mỹ thuật: là nghệ thuật của cái đẹp với ngôn ngữ là hình, khối, màu và sắc.


Sản phẩm của mỹ thuật tạo ra cái đẹp cho con mắt nhìn, cho nên mỹ thuật còn được
gọi là nghệ thuật của thị giác, hay những loại hình nghệ thuật nào liên quan đến thị
giác cũng có thể xem nó thuộc vào ngành mỹ thuật.



<b>Các loại hình của mỹ thuật </b>


Theo quá trình phát triển lịch sử nhân loại, sản phẩm của mỹ thuật ngày một
phong phú, thời kỳ cổ đại mỹ thuật có những loại hình như kiến trúc, điêu khắc, hội
họa, gốm. Đến thời kỳ hiện đại (thế kỷ XIX), mỹ thuật có thêm một số ngành như
thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, thiết kế bao bì và gần đây (giữa thế kỷ XX, còn
gọi là thời kỳ hậu hiện đại) mỹ thuật tiếp tục có thêm một số ngành nữa như nghệ
thuật trình diễn (body art), nghệ thuật sắp đặt (installation art), video art, nghệ thuật
đa phương tiện, nghệ thuật khái niện (conceptual art)….


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>3. Sơn mài </b>


<b>Sơn mài tên gọi sơn mài bắt nguồn từ nguyên liệu pha trộn, kết dính là SƠN </b>


với kỹ thuật MÀI. Tên này do các sinh viên và họa sỹ của trường Cao đẳng Mỹ thuật
Đông Dương đặt những năm 30-40 thế kỷ XX, kỹ thuật vẽ sơn pha màu sau đó đem
mài nhờ đặc tính của sơn (sơn có tính trong, bám dính tốt, đanh mặt khi khô) nên cho
phép vẽ nhiều lớp chồng lên nhau, khi khô có thể chịu được lực mài, mài cắt xuống
các lớp vẽ trước đó để lấy ra những lớp màu ưng ý nhất.


<b>Sơn mài nghệ thuật là cách gọi nhấn mạnh của từ “sơn mài” nhằm phân biệt </b>


tranh do họa sỹ vẽ với sơn mài mỹ nghệ.


Sơn mài hay sơn mài nghệ thuật chỉ dùng sơn ta (sơn Phú Thọ), chất liệu này
được phát triển từ chất liệu, vật liệu và kỹ thuật nghề sơn vào những năm 30 của thế
kỷ XX, đặc trưng chỉ có ở nghệ thuật sơn mài Việt Nam, để có những mảng màu sắc
phải dùng kỹ thuật vẽ và mài cắt lớp, độ bóng và trong của tranh nhờ độ phẳng tranh
và dặc tính trong của sơn cánh dán.



<b>Sơn mài nghệ thuật truyền thống (danh từ): là từ chỉ sơn mài nghệ thuật </b>


nhưng nhấn mạnh đến việc khi vẽ phải dùng hoàn toàn chất liệu sơn ta hay sơn chín
được chế biến từ nhựa cây sơn Phú Thọ, áp dụng kỹ thuật vẽ chồng và mài cắt lớp để
<b>có các mảng màu. </b>


<b>Sơn mài mỹ nghệ là sản phẩm sơn mài sản xuất ở các làng nghề, chất liệu kết </b>


dính hiện nay chủ yếu là sơn Nhật (là sơn sản xuất công nghiệp được nhập khẩu từ
nước Nhật Bản) và sơn điều (sơn sản xuất công nghiệp từ chất nhựa của vỏ hạt điều,
sản xuất ở Việt Nam)


<b>Tranh sơn mài là từ dùng chung bao gồm cả sơn mài mỹ nghệ và sơn mài </b>


mỹ thuật


<b>Đồ sơn là từ nói tắt “hàng đồ sơn” dùng trong nghề sơn xưa, khoảng đầu thế </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Tài liệu tham khảo </b>



<i>1. Trương Duy Bích, “Tranh khảm xà cừ và làng khảm Chuyên Mỹ”, Tc.VHDG </i>
(1989), số 3, tr.23-24.


2. Nguyễn Văn Chiến ‘Những tìm tòi, thể nghiệm đưa sơn ta thành sơn mài hội
<i>họa trong bước đi lịch sử mỹ thuật”, Kỷ yếu hội thảo Sơn ta và nghề sơn </i>
<i>truyền thống Việt Nam, NXB Mỹ thuật (2002), tr.79-87. </i>


<i>3. Phạm Đức Cường, Kỹ thuật sơn mài, NXB Văn hóa Thông tin, 2005. </i>



<i>4. Lê Phụng Hoàng (chủ biên), Lịch sử Văn minh Thế giới, (tái bản lần thứ 5), </i>
NXB Giáo dục, 2005.


<i>5. Nguyễn Phi Hoanh, Mĩ thuật Việt Nam, NXB TP.HCM, 1984. </i>


<i>6. Đàm Luyện (chủ biên) Âm nhạc và Mỹ thuật 6, NXB Giáo Dục Việt Nam, </i>
2002.


<i>7. Đàm Luyện (chủ biên) Âm nhạc và Mỹ thuật 8, NXB Giáo Dục Việt Nam, </i>
2012.


<i>8. Trương Huyền Mỹ, Vận dụng kỹ thuật cẩn trứng Bình Dương trong sáng tác, </i>
Luận văn Thạc sỹ Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật, TP.HCM, 2015.


<i>9. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng, Mĩ thuật của người Việt, NXB Mĩ thuật </i>
Hà Nội, 1989.


10. Quang Việt, Hội họa sơn mài Việt Nam, NXB Mỹ thuật, 2005


11. Nguyễn Thu Yên (chủ biên), Thực hành mỹ thuật 7, NXB Giáo Dục, 2007.
12. Nguyễn Thu Yên (chủ biên), Thực hành mỹ thuật 9, NXB Giáo Dục, 2006.


<b>Tài liệu Internet </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

14. ,
15.


16.
17. ,
18. Bách khoa toàn thư Wikipedia.



</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Bài đọc tham khảo: SỰ RA ĐỜI CỦA TRANH SƠN MÀI </b>



<i>Nguồn: </i>


Thực chất, giai đoạn mới mở trường (1925-1930) chính là giai đoạn đầu tiên đánh dấu quá trình khám phá chất
liệu sơn dầu châu Âu như một điểm tham chiếu cho sự phát triển các loại hình, chất liệu á Đơng.


Riêng về hội họa sơn mài, trên bình diện lịch sử, Claude Mahoudot cũng đã có những lời nhận định khá chính
xác:


“Trường Mỹ tḥt Hà Nợi bắt đầu hoạt động từ năm 1926. Khoá đầu tốt nghiệp năm 1931(2). Mười lăm năm
trong cuộc sống nghệ thuật của một nước có ý nghĩa gì? Tuy nhiên, công việc làm được rất lớn. Một giáo sư,
Inguimberty, đã thực sự tạo ra được một phong trào hội họa, và đã đưa cái gọi là “sơn ta” (laque) vào phục vụ
các họa sĩ. Chất sơn sau này hình như sẽ có mợt vị trí rất lớn trong lịch sử tương lai của nghệ thuật Đông
Dương”.


Năm 1934, xuất phát từ những đòi hỏi của thực tế nghiên cứu và thực nghiệm về “sơn ta” ngày càng trở nên
nghiêm túc và có triển vọng, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã “chính thức” mở xưởng kỹ thuật
nghiên cứu “sơn ta”, đặt cơ sở cho sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật và cho sự phát triển của tranh sơn mài. Bốn
năm sau, 1938, trường đã được tổ chức lại (theo nghị định ký ngày 24/5/1938 của Tồn qùn Đơng Dương)
và lấy tên là Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật thực hành Đông Dương (l’Ecole supérieure des
Beaux-Arts et des Beaux-Arts appliqués de l’Indochine).


Theo đó, nhà trường có hai ban chính: ban hội họa, điêu khắc và sơn mài (section de peinture, sculpture et
laque) và ban kiến trúc, đều thuộc ngành giáo dục đại học (l’enseignement supérieur).


Ba ban phụ thuộc về nghệ thuật thực hành: ban trần thiết (bậc 2), ban kim hồn và chạm trở (bậc1, nghề thủ
công), ban gốm (bậc1) và cuối cùng là một lớp bổ túc (cours complémentaire) về hội họa và nghệ thuật trang
trí. Thời kỳ này, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã thuộc quyền giám đốc của nhà điêu khắc évariste


Jonchère (người chủ trương tăng cường giáo dục thủ công mỹ nghệ), sau cái chết của ông Victor Tardieu vào
năm 1937. Như vậy là “sơn mài”, từ chỗ là một môn học thử nghiệm, đã trở thành một môn học cơ bản tương
đương với hội họa và điêu khắc.


Nếu bức tranh sơn mài “Bờ ao” (bình phong, sáu tấm, mỗi tấm 110x25cm) của Trần Quang Trân, sáng tác vào
năm 1932, có thể được xem như bằng chứng đầu tiên khẳng định đẳng cấp “hội họa” đích thực của thể loại
sơn mài - thì lịch sử biên niên của hợi họa sơn mài trước và sau thời điểm ra đời của tác phẩm ấy quả là những
bước đi dồn dập.


Sơn mài - tuy x́t hiện có ṃn hơn đơi chút so với tranh lụa và tranh khắc gỗ (là những chất liệu hợi họa đã
có nền tảng ở á Đơng, tất nhiên) - nhưng có thể nói giấc mợng về mợt chất liệu hồn tồn có tính dân tợc Việt
Nam thì đã được các nghệ sĩ Việt Nam ấp ủ ngay từ ban đầu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

“...Sự kiện đặc biệt quan trọng ở thời kỳ đầu xây dựng nền hội họa hiện đại Việt Nam là sự xuất hiện tranh sơn
mài. Từ kỹ thuật “sơn ta” cổ truyền đến kỹ thuật “sơn mài hiện đại” là cả một bước ngoặt lớn - đánh dấu kỷ
nguyên về một chất liệu mới mang tính đặc thù dân tộc có khả năng áp dụng vào hợi họa.”


Đờng quan điểm với học giả người Pháp Claude Mahoudot, họa sĩ Quang Phòng khẳng định:


“Người quan tâm đến vấn đề này (tức vấn đề chuyển hoá “sơn ta” vào hội họa - Q.V) sớm nhất là họa sĩ
Joseph Inguimberty (1896 - 1971), bắt đầu ngay từ khi ông mới sang nhậm chức giảng viên mơn trang trí
Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, năm 1925.”


Và dưới đây là một câu chuyện đã được họa sĩ Quang Phòng viết lại trong cuốn sách (đã dẫn), theo lời kể trực
tiếp của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn (1890 - 1973):


“...Nguyên một buổi được họa sĩ Nam Sơn hướng dẫn đi vẽ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Joseph
Inguimberty đã thực sự sửng sốt, bàng hoàng trước các hoành phi, câu đối, đồ thờ sơn son thếp vàng lâu đời,
lên nước thời gian, ngả sang các gam màu vô cùng phong phú và kỳ lạ, ở nhà đại bái. Ông đã đề xuất ngay ý
kiến với hiệu trưởng Victor Tardieu để đưa sơn ta vào chương trình nghiên cứu và thực tập... Từ đó trở về sau,


chất liệu sơn mài luôn luôn và bao giờ cũng là niềm kỳ vọng về sự sáng tạo một ngôn ngữ nghệ thuật riêng
cho dân tộc của nhiều nghệ sĩ tài năng lớp trước...”


Sách “Lê Phổ”, với lời tựa nhan đề “Người họa sĩ tuyệt diệu” của Waldemar George, xuất bản tại Paris, 1970,
trong phần niên biểu cho biết:


“1930. Ơng tớt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương, nhận những bản hợp đồng đầu tiên: những bình phong
lớn bằng sơn ta và tranh trang trí cho Dinh Toàn quyền.


1931. Ông được Tồn qùn Đơng Dương chỉ định làm phụ tá cho ông Victor Tardieu, Giám đốc nghệ thuật
Toà Angkor tại triển lãm thuộc địa Paris. Thành viên ban giám khảo ngành mỹ nghệ do Jean Dunand(4) - một
chuyên gia về đồ sơn phương Đông, người đã trang trí cho con tàu thủy chở khách Normandie bằng những
tấm sơn nổi danh - làm chủ tịch...”


Với bức hoành sáu tấm “Phong cảnh Bắc Kỳ”, sáng tác vào khoảng 1929-1930 (sử dụng then, son, vàng và
bạc ), in trong tập “Ba trường mỹ thuật Đông Dương”, nhân dịp Đấu xảo Paris 1931, có thể nói, Lê Phở
(1907-2002) là mợt trong sớ ít họa sĩ Việt Nam đầu tiên đặt chân trên con đường mới của chất liệu sơn ngàn năm cổ
truyền của dân tộc.


Tuy nhiên, theo họa sĩ Hoàng Tích Chù, trong tập giáo trình về sơn mài(5): “...kết quả những bước đầu ấy vẫn
chưa thoát được những hình thức trang trí cở điển vì kỹ tḥt chưa phát triển được, nên cịn tình trạng đóng
khung trong những phương pháp cũ trong việc làm sơn cũng như pha chế chất liệu và màu sắc.


Trong những thời kỳ ấy, mỗi màu sơn được sử dụng riêng cho những họa tiết, như núi thì màu đen, nhà cửa
màu nâu, cây cới màu đỏ, trời thì thếp vàng... hịa sắc... chỉ vẻn vẹn có mấy màu đơn giản...


Từ màu nọ đến màu kia màu nào cũng đều sơn một nền màu nguyên vẹn, và mỗi màu sơn đều có cách biệt về
mặt sơn cao thấp, nghĩa là trước khi bôi những màu sơn, trong lúc làm vóc phải can (in) bản họa tiết xuống và
phải khắc những mảng màu cao thấp khác nhau của từng họa tiết...



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Nhưng vẫn phải cịn chờ đợi mợt nghiên cứu tìm tịi mới nữa mới có thể đưa nền nghệ thuật sơn mài đến mợt
trình đợ nghệ tḥt có khả năng diễn tả tình cảm, biểu hiện được hiện thực” .


Đến năm 1935, tại triển lãm SADEAI (la Société annamite d’Encouragement à l’Art et à l’Industrie/ Hợi An
Nam khún khích Mỹ thuật và Kỹ nghệ) lần thứ nhất, tổ chức ở Hà Nợi, mùa xn, có khoảng 200 bức sơn
dầu, lụa, khắc gỗ, mực tàu trên giấy bản, nhưng chỉ có mợt bức bình phong “sơn” duy nhất của Lê Phổ, kỹ
thuật và bút pháp vẫn hồn tồn theo lới cũ.


Từ 1937, họa sĩ Lê Phổ sang Pháp định cư, và kể từ đó ông không còn có cơ hội để tiến xa hơn nữa trên con
đường chinh phục chất liệu sơn mài - một công việc rất phù hợp với khả năng sáng tạo nghệ tḥt tồn diện
của ơng.


Năm 1927, nghệ nhân Đinh Văn Thành (tức Phó Thành hay còn gọi là Thiềng, sinh năm 1898 - mất 1977) đã
được mời vào làm việc tại xưởng nghiên cứu “sơn ta” (sơ khai) của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương,
bên cạnh Joseph Inguimberty - giáo sư phụ trách chuyên ngành trang trí.


“... Bác Thành kể lại cho tôi nghe cái việc tìm ra cách làm sơn mài - họa sĩ Lê Quốc Lộc đã ghi trong bài “Gặp
gỡ nghệ nhân sơn mài cao tuổi Đinh Văn Thành”(6) - Từ năm 1932, lớp sinh viên mỹ thuật thường sử dụng
sơn ta để vẽ bài trang trí. Các thứ sơn cánh gián, sơn cánh gián pha son, lúc đó đều có pha dầu trẩu, gọi là sơn
quang dầu. Vẽ xong, sơn khô là được, chứ không mài để ra tranh. Cho nên mặt sơn có dầu thường bóng lống,
gợn nét vẽ, khơng phẳng nhẵn, mịn màng như sơn mài về sau.


Có lần anh Trần Văn Cẩn vẽ hình con phượng bằng sơn then, rồi phủ sơn son lên hình phượng, phủ bằng sơn
khơng có dầu mà có nhựa thơng (nhấn mạnh của Q.V): khi sơn khô bác Thành đem mài, hình phượng rõ ra,
mặt tranh nhẵn phẳng. Sự tìm tịi ra cách làm này mở đầu cho kỹ thuật mài sơn, khiến người giáo sư Pháp (tức
Joseph Inguimberty - Q.V) khi xem quá mừng rỡ, đem đập vỡ hết các chai đựng dầu pha sơn. Ông ta cho rằng
đó là một khám phá quan trọng đối với nghề sơn.


Căn cứ vào cách làm mới như trên, các sinh viên mỹ thuật hồi đó bổ sung thêm cho kỹ thuật, như gắn vỏ
trứng, đắp sơn nổi, hoặc chế ra cát bạc, cát vàng rắc chìm trong làn sơn còn ướt, cớt tạo ra thêm hịa sắc và các


sắc độ khác nhau.


Không phải là việc giản đơn, sự x́t hiện mợt sáng kiến vớn có q trình tìm tịi cơng phu. Từ thượng cở chưa
hề đem nhựa thông thay dầu trong sơn cánh gián, nhựa chỉ có trong sơn then(7). Sáng kiến đó đem lại một tác
dụng rất tớt đẹp góp phần làm phong phú nền nghệ thuật của dân tộc sau này.


Bác Thành nhớ khá rõ, kể cho tôi nghe về các tác phẩm sơn không mài và có mài vào những năm 1932-1937
của các sinh viên vẽ sơn ta ngày trước: ông Nguyễn Đăng Bốn (đúng ra là Vũ Đăng Bốn - Q.V) vẽ sơn ta
khơng mài trên bình phong, cảnh chùa Láng; ông Phạm Hữu Khánh vẽ sơn mài trên bình phong, cảnh đồng
ruộng; ông Trần Quang Trân vẽ sơn mài trên bình phong một cảnh thôn Kim Liên có bụi tre bóng nước..., các
ơng Trần Văn Cẩn, Nguyễn Khang vẽ sơn mài trên các bình phong, cảnh ông nghè vinh quy,v.v.


Sơn mài Việt Nam ra mắt ở nước ngoài đầu tiên là tại hội chợ đấu xảo quốc tế ở Ba-Lê (Paris), thủ đô nước
Pháp, vào năm 1937. Chính bác Thành là người có mặt tại hội chợ lớn này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

chúng đến thăm hợi chợ. Người dân Pháp thời ấy chỉ có thể hiểu việc đó là một thứ công nghệ ở một xứ thuộc
địa xa xôi...”


Sự ra đời của chất liệu sơn mài đã diễn ra quả đúng như vậy, nhưng dưới đây là qua lời kể của họa sĩ Trần Văn
Cẩn (1910 - 1994), Triều Dương ghi(8):


“...Người Pháp, với sự thính nhạy, nên ngay khi mở Trường Mỹ thuật Đông Dương đã chủ trương mở khoa
sơn, dạy cho sinh viên nghề làm đồ sơn mỹ nghệ.


Bác phó Thành, mợt người nắm được rất nhiều kỹ thuật nghề sơn được mời về trường. Lê Phổ, Phạm Hậu,
Nguyễn Khang, Trần Quang Trân là những sinh viên đầu tiên trong nhóm nghiên cứu sơn ta. Cho dù có thay
đổi lối vẽ, cách vẽ, bút pháp đắp nổi, khắc chìm, chủn từ làm hợp, khay, hồnh phi sang phong cảnh, nhưng
mọi sự tìm tịi này vẫn chưa thể thốt ly lới trang trí mỹ nghệ và kỹ tḥt làm sơn thì vẫn rút từ bác phó Thành.
Hời đó Trần Văn Cẩn đang tập nghề sơn, mà bài làm đầu tiên là chiếc hộp chữ nhật rồi tới mợt tấm trang trí có
họa tiết chép được từ mợt cỡ kiệu ở đền Lý Bát Đế. Ơng thắc mắc với bác phó Thành tại sao sơn then và chỉ


có sơn then mới mài được mà sơn đỏ thì vẫn cứ phải để nguyên. Người thợ già tìm mọi lời giải thích để khẳng
định đó là chuyện của người trước để lại, làm khác đi sẽ hỏng. Nhưng Trần Văn Cẩn đã thuyết phục được bác
Thành thử pha trộn sơn khác lối vẫn làm từ xưa. Hai người hì hục mà phải làm giấu giáo sư (tức Joseph
Inguimberty - Q.V). Hai lần thử không kết quả, đến lần thứ ba, mới thành công. Với cách pha chế mới này
(sơn pha nhựa thông - Q.V), ông đã có thể vẽ nhiều lớp chồng lên nhau, và mài đều tất cả mặt tranh, cả đỏ, cả
đen đều được. Từ đó một số anh em khác như được khích lệ bởi kết quả của Trần Văn Cẩn, đã tìm thêm màu
và thuật ngữ sơn mài ra đời” ...


QUANG VIỆT


1. Tạp chí “Indochine”, số 171, ngày 9/12/1943, nhân dịp “Salon Unique 1943” được tổ chức tại Hà Nợi.
Claude Mahoudot từng là giảng viên dạy trình bày chữ tại Trường Mỹ thuật Đông Dương, thường viết báo với
bút danh Cl.M.


2. Thực tế Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 11-1925. Khóa này tớt
nghiệp năm 1930 (QV).


3. Nhà xuất bản Mỹ thuật, Hà Nội, 1993.


4. Jean Dunand (1877-1942): là một nhà tư sản người Pháp. Ông đã cho lập một xưởng đồ sơn lớn mang tên
ông và nổi tiếng với những sản phẩm lan tràn khắp thị trường châu Âu nửa đầu thế kỷ XX, chủ ́u là tranh
trang trí và bình phong, do thợ Nhật Bản và Việt Nam thực hiện, theo hình thức trang trí châu Âu, đặc biệt có
áp dụng kỹ thuật gắn vỏ trứng có thể đã học được theo phương pháp “khảm xà cừ” của các nghệ nhân làm đồ
sơn Bắc Kỳ (QV).


5. Trên thực tế, ban đầu đây chỉ là một chuyên khảo nhan đề “Sơ lược lịch sử phát triển chất liệu sơn mài của
các nước châu á và châu Âu” (1963). Sau họa sĩ Hoàng Tích Chù đã cộng tác với các họa sĩ Nguyễn Đức
Nùng và Nguyễn Văn Tỵ mở rộng tài liệu này thành giáo trình về sơn mài để giảng dạy tại Trường Cao đẳng
Mỹ thuật Việt Nam. Bản tham khảo in trong cuốn “Một số vấn đề mỹ thuật”, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội,
1985.



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

7. Thực chất, sơn then có thể tạng gần với sơn cánh gián, bởi vì nó cùng là thứ sơn chín như sơn cánh gián, chỉ
khác là được chế biến thông qua việc dùng thanh sắt non quấy vào sơn giọi - một thứ sơn sống tốt, liền trong
vài ba ngày để ngả thành đen (Q.V).


</div>

<!--links-->

×