Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

DE-DAP AN-MT-VAN 7 - HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.93 KB, 3 trang )

PHÒNG GD-ĐT NINH SƠN KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN Môn: Ngữ Văn (2010-2011)
Lớp : 7
Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Đề thi:
I. Phần trắc nghiệm : (3 điểm )
Câu 1( 0,5đ )
Bài thơ " Qua Ñèo Ngang" là của tác giả nào ?
A. Nguyễn Khuyến B. Bà Huyện Thanh Quan
C. Xuân Quỳnh C. Hồ Xuân Hương
Câu 2: ( 0,5đ )
Trong những từ sau đây, từ nào không phải là từ láy?
A. Mạnh mẽ B. Mong manh
C. Mặt mũi C. Mập mạp
Câu 3: ( 0,5đ )
Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau?
“ Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.”
A. Ai B. trúc
B. mai C. nhớ
Câu 4: ( 0,5đ )
Kiểu điệp ngữ nào được dùng trong câu thơ sau?
" …Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."
(Hồ Chí Minh )
A. Điệp ngữ cách quãng B. Điệp ngữ chuyển tiếp
B. Điệp ngữ nối tiếp C. Cả hai điệp ngữ A và B
Câu 5: (0,5 đ )
Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh là gì?
A. Cách diễn đạt tự nhiên với những hình ảnh giản dị chân thực.
B. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.


C. Sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa có giá trị biểu cảm cao.
D. Sử dụng rộng rãi lối liên tưởng tưởng tượng.
Câu 6 (0,5đ)
Phương thức biểu đạt trong bài thơ" Bài ca nhà tranh bị gió thu phá" của Đỗ Phủ là
phương thức nào?
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Biểu cảm D. Kết hợp cả 3 phương thức trên
II. Phần tự luận ( 7 điểm )
7/ Đặt một câu với cặp từ trái nghĩa sau: sáng- tối (0,5đ)
8/ So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” và cụm từ “ta với ta”
trong bài “Bạn đến chơi nhà” có gì giống và khác nhau?( 1,5 đ )
9/ Tập làm văn: (5,0đ)
Đề bài : Cảm nghĩ về thầy, cô giáo.
--------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 7
HỌC KÌ I (2010-2011)
I. Phần trắc nghiệm (3 đ)
Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án B C A B A D
II. Phần tự luận ( 7 đ )
Câu 7 : (0,5 đ ) Đặt câu hay có đầy đủ cả cặp từ trái nghĩa đó .
Câu 8 : (1,5đ) ( mỗi ý đúng :0,5đ)
- Giống: Cả hai cụm từ đều đặt ở cuối mỗi bài thơ và đều thể hiện tâm trạng của
chủ thể trữ tình .
- Khác : * Bài “ Qua Ñèo Ngang” cụm từ “ ta với ta” sự cô đơn gần như tuyệt
đối
* Bài “ Bạn đến chơi nhà” cụm từ “ ta với ta” niềm vui và sự đồng nhất
giữa chủ và khách .
Câu 9: Phần Tập làm văn ( 5,0 đ )
Mở bài : ( 0,75 đ )

Có thể giới thiệu đối tượng biểu cảm bằng câu ca dao hay tục ngữ nói về
công ơn thầy, cô giáo nói chung và một người thầy (cô ) đã để lại nhiều ấn tượng
nhất .
Thân bài (3,75đ)
- Dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra những đối tượng biểu cảm và gởi
gắm cảm xúc .
- Hồi tưởng lại những kỉ niệm để bày tỏ tình cảm đối với thầy (cô ).
- Suy nghĩ về hiện tại và tương lai của người thầy (cô) giáo đã mang lại những kiến
thức cho những đứa học trò .
Kết bài (0,5đ)
- Hình ảnh người thầy ( cô ) luôn mang theo trong kí ức của mình.
- Mình phải làm gì để đền đáp công ơn đó .

BIỂU ĐIỂM
Điểm 4,5-5,0
Bài làm đầy đủ theo dàn bài trên ,bố cục rõ ràng, mạch lạc,trình bày sạch,đẹp ,có
sự liên kết chặt chẽ ,giàu cảm xúc. Sai từ 1-2 lỗi chính tả ,ngữ pháp .
Điểm 3,0-4,0
Bài làm tương đối đầy đủ theo dàn bài trên ,bố cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày
sạch,đẹp có sự liên kết chặt chẽ ,có cảm xúc. Mắc lỗi nhưng không đáng kể .
Điểm 1-2,5
Bài làm đúng yêu cầu của đề,nhưng kiến thức còn hạn chế nhiều .Bố cục chưa rõ
ràng ,trình bày thiếu cẩn thận .
Điểm 0-1
Xác định sai yêu cầu của đề ,hoặc thiếu kiến thức nhiều còn sai về lỗi chính tả và
lỗi ngữ pháp nhiều .
-------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận: NGỮ VĂN 7 ( HKI-2010-2011 )
Mức độ

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Lĩnh vực nội dung TN TL TN TL
Thấp Cao
TN TL TN TL
Văn
Học
Tác giả
C 1 1
PT biểu đạt
C 6 1
Nội dung
C 8 1
Nghệ thuật
C 5 1
Tiếng
Việt
Từ láy
C 2 1
Từ trái nghĩa
C 7 1
Đại từ
C 3 1
Biện pháp
Tu từ
C 4 1
TLV
Viết bài văn
biểu cảm
C 9 1
Tổng số câu

Tổng số điểm
3
1,5
3
1,5
2
2
1
5
9
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×