Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản lý tài nguyên đất ngập nước ở vườn quốc gia xuân thủy nam định trên cơ sở đánh giá về giá trị kinh tế tài nguyên đất ngập nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------- oOo ----------------

NGUYỄN MẠNH ĐỨC

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC Ở VƢỜN QUỐC
GIA XUÂN THỦY – NAM ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ
VỀ GIÁ TRỊ KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC

Chuyên ngành: Quản lý môi trƣờng
Mã số

: 60 85 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 07 năm 2014


Cơng trình được hồn thành tại: Trƣờng Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. Đinh Quốc Túc

Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. Đào Thanh Sơn

Cán bộ chấm nhận xét 2:


TS. Châu Nguyễn Xuân Quang

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 19 tháng 07 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. Nguyễn Văn Quán.
2. TS. Đào Thanh Sơn.
3. TS. Châu Nguyễn Xuân Quang.
4. TS. Đinh Quốc Túc.
5. TS. Hà Dương Xuân Bảo.
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trường Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA MƠI TRƢỜNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

--------------------------------------

-----------------------------------


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên

: Nguyễn Mạnh Đức

MSHV

: 12260647

Ngày, tháng, năm sinh : 17/08/1986

Nơi sinh : Tp.HCM

Chuyên ngành

: Quản lý môi trường

Mã số

Khóa

: 2012

: 60 85 10

I. TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC Ở VƢỜN
QUỐC GIA XUÂN THỦY – NAM ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ GIÁ
TRỊ KINH TẾ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƢỚC.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
 Nhiệm vụ:

Xác định được giá trị kinh tế của tài nguyên Đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy
cũng như các tác động tới các giá trị kinh tế đó.
Từ các giá trị kinh tế tính tốn và xác định được, đề xuất các biện pháp quản lý,
sử dụng bền vững tài nguyên ĐNN tại VQG Xuân Thủy.
 Nội dung:
1) Vai trò của vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định trong quá trình phát triển
KT-XH, biện pháp quản lý tài nguyên, nhận dạng giá trị của đất ngập nước.
2) Hiện trạng và dự báo tình hình đất ngập nước tại vườn Quốc gia trong tương
lai.
3) Đánh giá giá trị kinh tế: giá trị sử dụng, giá trị phi sử dụng.
4) Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan:
i.

Quản lý tổng hợp và thống nhất.

ii.

Số liệu nghiên cứu, thu thập để phục vụ cho công tác quản lý.

5) Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước
tại vườn Quốc gia Xuân Thủy
i.

Về tính đột phá trong các giải pháp

ii.

Đề xuất các giải pháp tổng hợp và khả thi



III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

20/01/2014

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

20/06/2014

V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN:

TS. ĐINH QUỐC TÚC
TP. HCM, ngày 30 tháng 06 năm 2014

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)

TRƢỞNG KHOA MÔI TRƢỜNG
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Đinh Quốc Túc đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, chia sẻ kinh

nghiêm bổ ích để em thực hiện và hồn thành tốt luận văn.
Các thầy cơ trong Khoa Môi Trường – trường Đại học Bách khoa Thành phố
Hồ Chí Minh đã giảng dạy nhiều kiến thức, tầm hiểu biết, nâng cao nhận định về
ngành Môi trường của em trong suốt thời gian học qua.
Ban quản lý vườn quốc gia Xuân Thủy – Nam Định đã tạo điều kiện nghiên
cứu, lấy số liệu, tiếp cận người dân.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ba, mẹ, gia
đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, cổ vũ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học.
Trân trọng

Nguyễn Mạnh Đức


ii

TÓM TẮT
Đât ngập nước là nguồn tài nguyên quý giá và có vai trị rất quan trọng với
sự phát triển Kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. Vườn quốc gia
Xuân Thủy là Khu ramsar đầu tiên của Việt Nam. Đây là vùng cửa sông quan trọng
có hệ sinh thái bùn lầy và rừng ngập mặn ven biển cịn sót lại của lưu vực sơng
Hồng. Giá trị của VQG góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương nói riêng và nước ta nói chung. Tuy nhiên, trước áp lực phát triển như hiện
nay khu ramsar Xuân Thủy đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, nên cần có các
giải pháp sử dụng hợp lý, nhằm duy trì được đặc tính sinh thái, bảo tồn và phát triển
bền vững các nguồn tài nguyên đa dạng sinh vật của chúng. Bằng phương pháp điều
tra, thu thập số liệu và sử dụng các phương pháp phân tích, nghiên cứu về giá trị
kinh tế của tài nguyên ĐNN, luận án nghiên cứu các ảnh hưởng, tác động qua lại
giữa tài nguyên ĐNN với các giá trị kinh tế xã hội, để đề xuất các biện pháp quản
lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên này.



iii

ABSTRACT
Wetlands are valuable resources which play an important role in the
development of social economy, environmental protection, biodiversity. Xuan Thuy
National Park is the first Ramsar site of Vietnam. This is important estuary
ecosystems and mangrove mud coast remains of the Red River basin. The value of
the national park contributes significantly to the economic development of the local
society in particular and our country in general. However, the pressure of the
current development Xuan Thuy Ramsar sites are faced with many threats, it
requires the use of reasonable measures, in order to maintain the ecological
character, conservation and development sustainable resources of our biodiversity.
By survey methodology, data collection and use methods of analysis, the study of
the economic value of wetland resources, research thesis effects, interactions
between wetland resources with the cost social and economic value, to propose
measures to manage and effectively use resources sustainably.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Mạnh Đức, là học viên cao học chun ngành Quản lý mơi
trường, khóa học 2012. Tơi xin cam đoan:
- Cơng trình nghiên cứu này do chính tơi thực hiện.
- Các số liệu trong luận văn là hồn tồn trung thực và được thu thập thơng
qua số liệu thống kê của trung tâm kinh tế môi trường và phát triển vùng –
ĐH Kinh tế Quốc Dân, số liệu của Ban quản lý VQG Xuân Thủy và số
liệu xử lý qua quá trình điều tra của tác giả.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp

của mình.
Học viên

Nguyễn Mạnh Đức


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
............................................................................................................. i
TÓM TẮT
............................................................................................................. ii
ABSTRACT
............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC
............................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU
.............................................................................................................
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 3
3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4
3.1 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4
3.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 4
3.2.1 Phương pháp luận...................................................................................... 4
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc ............................................. 5
4.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................................ 5

4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................................... 6
4.3 Tình hình nghiên cứu tại vườn Quốc gia Xuân Thủy ............................................ 7
5. Sản phẩm dự kiến đạt đƣợc ........................................................................................ 8
6. Ý nghĩa của Luận văn .................................................................................................. 8
6.1 Ý nghĩa khoa học ................................................................................................... 8
6.2 Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................................... 8
NỘI DUNG

………………………………………………………………………

Chƣơng I: Tài nguyên ĐNN và cở sở lý luận của việc quản lý tài nguyên ĐNN dựa
vào đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên.................................................................... 9
1.1 Tài nguyên đât ngập nƣớc .................................................................................. 9
1.1.1 Khái niệm đất ngập nước ............................................................................. 9
1.1.2 Mối quan hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế.......................... 10
1.1.3 Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước ........................................... 12
1.2 Cơ sở lý thuyết của đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên đất ngập nƣớc ....... 12
1.3 Các phƣơng pháp đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nƣớc .. 16
1.3.1 Phương pháp thị trường thực ...................................................................... 16
1.3.2 Phương pháp thị trường thay thế ................................................................. 17
1.3.3 Phương pháp thị trường giả định ................................................................ 18


1.3.4 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích ........................................................ 18
1.4 Quy trình đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nƣớc .................. 20
1.5 Quản lý tài nguyên ĐNN trên cơ sở đánh giá giá trị kinh tế ........................... 21
1.5.1 Sự cần thiết của việc đánh giá giá trị kinh tế phục vụ công tác quản lý ĐNN . 21
1.5.2. Ngoại ứng và sự thất bại trong quản lý tài nguyên ĐNN ................................ 21
1.5.3. Quyền tài sản và quản lý tài nguyên ĐNN....................................................... 22
1.5.4 Ứng dụng thông tin về giá trị kinh tế trong quản lý tài nguyên ĐNN .............. 23

Chƣơng II: Đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại vƣờn quốc gia Xuân
Thủy, Nam Định ............................................................................................................... 24
2.1. Tổng quan về vùng ĐNN tại vƣờn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định ............. 24
2.1.1. Giới thiệu chung .............................................................................................. 24
2.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của khu vực nghiên cứu ............................. 24
2.1.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 24
2.1.2.2. Đặc điểm tự nhiên của VQG Xuân Thủy ................................................. 26
2.1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu .................................. 33
2.2. Các giá trị kinh tế của ĐNN tại vƣờn quốc gia Xuân Thủy ........................... 35
2.2.1. Các giá trị sử dụng trực tiếp của ĐNN ............................................................ 35
2.2.2. Các giá trị sử dụng gián tiếp ........................................................................... 56
2.2.3. Các giá trị phi sử dụng .................................................................................... 59
2.3. Giá trị kinh tế toàn phần của tài nguyên ĐNN tại VQG Xuân Thủy ............ 64
Chƣơng III: Quản lý tài nguyên ĐNN tại vƣờn quốc gia Xuân Thủy dựa trên thông
tin về giá trị kinh tế của đất ngập nƣớc ......................................................................... 65
3.1. Đề xuất kế hoạch sử dụng ĐNN dựa trên cơ sở phân tích chi phí - lợi ích của
các phƣơng án sử dụng ĐNN .......................................................................................... 65
3.1.1. Hiện trạng sử dụng và quản lý ĐNN tại VQG Xuân Thủy……………………. 65
3.1.2. Phân tích chi phí - lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN tại vườn quốc gia
Xuân Thủy, Nam Định ....................................................................................................... 67
3.2. Các biện pháp để bảo tồn tài nguyên ĐNN ...................................................... 72
3.2.1. Áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường (PES) .................................... 72
3.2.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN................................................. 75
3.2.3. Lồng ghép thông tin giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN trong các chương trình
giáo dục, truyền thông ....................................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 80
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 85
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................................................. 93



vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐNN

:

Đất ngập nước

VQG

:

Vườn quốc gia

UBND

:

Ủy ban nhân dân

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

RNM


:

Rừng ngập mặn

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

PES

:

Chi trả dịch vụ môi trường

NN & PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

HST

:

Hệ sinh thái

NPV


:

Giá trị hiện tại ròng


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng

Tựa đề

Trang

Bảng 2.1 Thống kê diện tích các loại đất đai trong khu vực vùng lõi

28

Bảng 2.2 Thống kê các loại đất đai ở vùng đệm

28

Bảng 2.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 vùng cửa sông Ba Lạt theo
đơn vị hành chính

29

Bảng 2.4: Diện tích và mực đích sử dụng các loại đất nơng nghiệp

29


Bảng 2.5: Thống kế diện tích các đầm ni tơm

37

Bảng 2.6: Thống kê mô tả hoạt động nuôi tôm theo mẫu điều tra

37

Bảng 2.7: Lợi nhuận nuôi tôm tại Xuân Thủy

39

Bảng 2.8: Lượng du khách tới vườn quốc gia Xuân Thủy giai đoạn 2008-2012 43
Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả điều tra du khách nội địa

44

Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả điều tra với du khách quốc tế:

45

Bảng 2.11: Thống kê khoảng cách trung bình của du khách

46

Bảng 2.12: Tỷ lệ du lịch của du khách nội địa

47


Bảng 2.13: Kết quả điều tra 45 du khách quốc tế

47

Bảng 2.14: Tỷ lệ sử dụng các phương tiện giao thông của du khách

48

Bảng 2.15: Tổng hợp khoảng cách và chi phí đi lại của du khách nội địa

48

Bảng 2.16: Chi phí đi lại đối với du khách quốc tế

49

Bảng 2.17: Chi phí thời gian của du khách nội địa tính theo mức lương tối thiểu 50
Bảng 2.18: Chi phí thời gian của du khách quốc tế

50

Bảng 2.19: Giá nhà nghỉ tham khảo

51

Bảng 2.20: Giá tham khảo dịch vụ thuê phương tiện đi lại ở VQG Xuân Thủy
Bảng 2.21: chi phí khác đối với du khách nội địa

52


Bảng 2.22: Tổng chi phí du lịch của mỗi vùng nội địa

52

Bảng 2.23: Tổng chi phí du lịch với du khách quốc tế

53

Bảng 2.24: Tổng hợp Tỷ lệ tham quan và chi phí tham quan của du khách 53

51


Bảng 2.25: Giá trị du lịch nội địa

54

Bảng 2.26: Tổng hợp chi phí và tỷ lệ du lịch của du khách quốc tế

55

Bảng 2.27: Thặng dư tiêu dùng của du khách quốc tế

55

Bảng 2.28: Thống kê hình thức ni tơm của các hộ điều tra

56

Bảng 2.29: Sự khác biệt giữa hình thức ni quảng canh và ni sinh thái 56

Bảng 2.30: Đặc điểm KT – XH của mẫu điều tra

60

Bảng 2.31: Kết quả về quan điểm bảo tồn ĐNN

61

Bảng 2.32: Mức độ quan trọng của ĐNN

62

Bảng 2.33: Tổng hợp điều tra các hộ trong mẫu

63

Bảng 2.34: Giá trị kinh tế toàn phần của tài nguyên ĐNN tại VQG Xuân Thủy 64
Bảng 3.1: Diện tích các đầm ni trồng thủy sản

65

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng ĐNN Cồn Lu và cồn Ngạn

66

Bảng 3.3: Các phương án sử dụng ĐNN tại VQG Xuân Thủy

68

Bảng 3.4: Tổng hợp các chi phí và lợi ích từ nuôi trồng thủy sản


70

Bảng 3.5: Các lợi ích từ việc trồng RNM (Lợi ích mơi trường)

70

Bảng 3.6: Tóm tắt kết quả tính tốn

71


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình

Tựa đề

Trang

Hình 1.1 Mối quan hệ giữa sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế

11

Hình 1.2 Thay đổi CS và PS khi giá thay đổi

15

Hình 2.1 : Bản đồ hiện trạng Vườn quốc gia Xuân Thủy


25

Hình 2.2: Ảnh vệ tinh VQG Xuân Thủy

25

Hình 2.3: Bản đồ Quy hoạch VQG Xuân Thủy

26

Hình 2.4: Đường cầu du lịch

54

Hình 2.5: Đường cầu du lịch quốc tế

55

Hình 2.6: Hình ảnh Ban quản lý VQG Xuân Thủy

59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là đất nước có tiềm năng đất ngập nước lớn. Với lợi thế đường bờ
biển dài hơn 3000km, lại trải dọc trên 13 độ vĩ tuyến với các đặc điểm địa lý, địa
hình thay đổi. Chính sự khác biệt tự nhiên của các vùng địa lý đã góp phần làm cho
tài nguyên đất ngập nước của nước ta trở nên phong phú, đa dạng. Đất ngập nước

(ĐNN) là một tài nguyên quan trọng cung cấp rất nhiều giá trị trực tiếp và gián tiếp
cho cộng đồng như thủy sản, dược liệu, phòng chống thiên tai, bảo vệ bờ biển, bảo
vệ nguồn gen và đa dạng sinh học cũng như các giá trị văn hóa, lịch sử khác.
Tuy nhiên, tài nguyên ĐNN tại Việt Nam nói chung và tại vườn Quốc Gia Xuân
Thủy nói riêng đang bị ảnh hưởng và suy giảm nghiêm trọng. Với diện tích
7.100ha, Vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Ðịnh) là nơi lưu
trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và các loài chim di cư q hiếm, trong đó
nhiều lồi chim nước nằm trong sách đỏ quốc tế như: Cị mỏ thìa, vịt đầu đen, bồ
nông chân xám... Tuy nhiên nhiều diện tích rừng ngập mặn thuộc vùng đệm ở đây
đang bị chết do sự tác động của con người. Do nguồn lợi từ các loại thủy sản, người
dân địa phương ngày càng lạm dụng vùng ĐNN để nuôi trồng, đánh bắt thủy sản,
hàng ngàn ha rừng ngập mặn đã bị thay thế bởi các đầm ni trơng thủy sản, các
cơng trình phục vụ giao thông, du lịch. Trong hai năm qua, hàng loạt hộ dân nuôi
tôm trong vùng rừng đệm và vùng lõi của VQG tự ý chuyển đổi sang nuôi ngao (do
hiệu quả cao hơn) đã làm thay đổi cảnh quan sinh thái, điều kiện tự nhiên môi
trường làm chết cây rừng. Người dân các xã Giao Lạc, Giao An, Giao Xuân và Giao
Thiện (huyện Giao Thủy) thường lén lút cải tạo đầm vào ban đêm để tránh sự giám
sát, phát hiện của cơ quan chức năng. Trong quá trình làm đã tự ý chặt phá cây
rừng, ngoài ra chất thải trong đầm ni tơm thốt ra khu vực rừng liền kề phá vỡ
môi trường sinh thái bền vững làm cây sú, cây vẹt chết hàng loạt. Ngoài các yếu tố
khách quan trên thì sự yếu kém trong hệ thống quản lý tài nguyên môi trường, hệ
thống pháp lý thiếu đồng bộ… cũng là nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên ĐNN
về cả số lượng và chất lượng. Trước tình hình đó, Ban quản lý VQG Xn Thủy
cũng có những kế hoạch, chiến lược để khơi phục và gìn giữ nguồn tài nguyên quý

Trang 1


giá này. Ban quản lý đã phối kết hợp với UBND huyện và các ban ngành đoàn thể
liên quan để hoàn thiện hệ thồng quản trị dữ liệu VQG. Từ đó giúp bảo tồn các tài

nguyên thiên nhiên quý giá nơi đây. Song song với việc phát triển kinh tế, tạo dựng
sinh kế cho người dân là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát
việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương. Nâng cao nhận thức
của người dân cũng như của cán bộ quản lý để việc quản lý, bảo vệ tài nguyên được
hiệu quả hơn.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy thông tin về giá trị kinh tế của tài nguyên
ĐNN là một yếu tố đầu vào quan trọng cho việc quản lý, sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên này. Các thông tin về giá trị kinh tế cũng giúp cho các nhà quản lý lựa
chọn được các phương án sử dụng và quản lý hiệu quả, xây dựng hệ thống khung
pháp lý hoàn thiện hiệu quả hơn. Quan trọng như vậy nhưng ở Việt Nam các thông
tin về giá trị kinh tế của ĐNN còn thiếu, rời rạc và kém đồng bộ. Việc quản lý, sử
dụng ĐNN ở Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính chất hành chính, kỹ thuật trong khi
các khía cạnh kinh tế chưa được xem xét, nhìn nhận đúng mức. Nguyên nhân do
thiếu các thông tin, dữ liệu về giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN. Nhằm góp phần
cung cấp đầy đủ thơng tin tư liệu phục vụ công tác quản lý tài nguyên ĐNN, việc
đánh giá, tìm hiểu các thơng tin về giá trị kinh tế của các hoạt động trong khu vực
ĐNN là việc làm cần thiết. Việc làm này địi hỏi có sự hợp tác của người dân, chính
quyền địa phương và cả các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế môi trường. Nhận
thức được vai trò quan trọng của tài nguyên ĐNN nói chung và ĐNN ở VQG Xuân
Thủy nói riêng với sự phát triển kinh tế xã hội, trong những năm qua, Nhà nước và
các chính quyền địa phương đã tiến hành nhiều chương trình tổng thể và các hoạt
động cụ thể nhằm sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên này. Nhiều
Nghị định, bộ luật về tài nguyên này được ban hành , trong đó hướng nghiên cứu về
giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN được chú trọng hơn. Hiện nay Việt Nam có tất
cả sáu khu ramsar nhưng luận án chọn nghiên cứu ở khu ramsar Xuân Thủy vì đây
là khu ramsar đầu tiên của nước ta, cũng là nơi có “ba điều nhất”: đa dạng sinh học
cao nhất, năng suất sinh học lớn nhất và cũng là hệ sinh thái nhạy cảm nhất.

Trang 2



Mục tiêu của đề tài
Đánh giá giá trị kinh tế toàn phần và từng phần của tài nguyên ĐNN phục vụ
công tác quản lý; áp dụng cụ thể cho vùng ĐNN tại vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam
Định. Đề xuất các biện pháp quản lý tài nguyên ĐNN tại vườn Quốc gia Xuân
Thủy.
2. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tiến hành thực hiện nghiên cứu nội dung sau:
-

Nội dung 1: Tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, quy phạm pháp lý, các dự án,
cơng trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài:

+ Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước
+ Văn bản về ĐNN của BTNMT
-

Thông tư số 14/2013/BTNMT của Bộ tài ngun mơi trường quy định về
Quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế - kĩ thuật thiết kế, xây dựng mơ hình
bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng tại hệ sinh thái ĐNN ven biển.

-

Nghị định 109/2003/NĐ-CP về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng
ĐNN

-

Thông tư 23/2010/TT-BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường quy định về
điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái cỏ biển và đất

ngập nước vùng ven biển và hải đảo…

+ Các văn bản pháp lý của tỉnh Nam Định và Ban quản lý vườn Quốc gia Xuân
Thủy
-

Nội dung 2: Khảo sát, đánh giá các giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại
vườn Quốc gia Xuân Thủy.

+ Nhận diện các giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN: giá trị nuôi trồng, khai thác
thủy sản, tham quan du lịch tại VQG đồng thời hỗ trợ hệ sinh thái, bảo vệ đê
biển và bảo tồn đa dạng sinh học
+ Đánh giá giá trị kinh tế: giá trị sử dụng, giá trị phi sử dụng…
+ Đánh giá giá trị kinh tế toàn phần của tài nguyên ĐNN tại vườn Quốc gia
Xuân Thủy

Trang 3


- Nội dung 3: Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên
ĐNN tại vườn Quốc gia Xuân Thủy dựa trên các giá trị kinh tế của tài nguyên.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.
-

Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại
VQG Xuân Thủy, Nam Định


-

Phạm vi khơng gian: tồn bộ vùng ĐNN tại VQG Xuân Thủy, Nam Định

-

Phạm vi thời gian: sử dụng tài liệu, số liệu nghiên cứu từ năm 2008 đến năm
2012

3.2.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp luận
Đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên ĐNN tại vườn quốc gia Xuân Thủy là
nghiên cứu đánh giá các giá trị về kinh tế mà nguồn tài nguyên này mang lại
và các tác động chủ quan, khách quan làm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp
tới giá trị này. Từ các nghiên cứu này, rút ra được các vấn đề còn tồn tại và
đưa ra phương pháp quản lý nguồn tài nguyên ĐNN hợp lý hiệu quả và bền
vững nhất.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu.
-

Phương pháp kế thừa: kế thừa các tài liệu, tư liệu, kết quả của các cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nước để hệ thống hóa cơ sở lí luận của đánh giá
giá trị tài nguyên ĐNN phục vụ công tác quản lý; ứng dụng các kết quả
nghiên cứu đó phục vụ cơng tác quản lý ĐNN tại Xuân Thủy.
Luận văn có kế thừa phương pháp và các kết quả nghiên cứu của báo cáo
“Hiệu chính số liệu tính tốn các giá trị thu được tại vùng Vịnh Hạ Long,
Cửa Ba Lạt” của nhóm tác giả PGS.TS Nguyễn Thế Chinh (chủ trì), TS.

Đinh Đức Trường, Th.S. Nguyễn Quang Hồng, Th.S. Đặng Quốc Thắng
(năm 2011) và chun đề “Mơ hình tính tốn các giá trị thu được tại Vịnh
Hạ Long” của Th.S Đặng Quốc Thắng (2011) và nghiên cứu của TS. Đinh

Trang 4


Đức Trường về giá trị kinh tế tài nguyên ĐNN tại cửa sông Ba Lạt năm
2010.
-

Phương pháp điều tra KT-XH : xây dựng bảng hỏi thu thập thông tin từ các
cơ sở nuôi trồng thủy sản, người dân, du khách tham quan…nhằm thu thập
dữ liệu đầu vào phục vụ công tác đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên ĐNN. Từ
đó đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

-

Phương pháp xử lý thống kê: xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp bằng phần mềm
SPSS, Excel…nhằm phục vụ công tác báo cáo kết quả, thảo luận, đề xuất
biện pháp quản lý.

+ Số liệu thứ cấp: sử dụng các kết quả nghiên cứu của các tác giả, các cơng trình
nghiên cứu trước đó, tham khảo số liệu từ sách bào và các tài liệu liên quan. Các
số liệu, kết quả của ban quản lý vườn quốc gia và các báo cáo kinh tế - xã hội,
môi trường.
+ Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua quá trình quan sát
(Trực tiếp hoặc gián tiếp) và kết quả từ quá trình điều tra KT –XH. Các cuộc
nghiên cứu, điều tra được thực hiện tại hiện trường nghiên cứu là khu vực vườn
quốc gia Xuân Thủy. Đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý tại vườn quốc gia,

người dân sinh sống nơi đây, các hộ nuôi ngao, tôm…và khách tham quan, du
lịch tại vườn quốc gia. Cán bộ điều tra sẽ đến khu vực nghiên cứu, gặp đối tượng
và đưa ra các câu hỏi điều tra cũng như mục đích của việc điều tra, nghiên cứu.
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: diễn giải các kết quả thu được từ đó đưa ra
đề xuất, giải pháp quản lý tài nguyên ĐNN

-

Phương pháp đánh giá giá trị tài nguyên môi trường: sử dụng chủ yếu các
phương pháp: phương pháp dựa vào giá trị thực, phương pháp dựa vào giá
trị thay thế, phương pháp phân tích chi phí – lợi ích…

4. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc
4.1.

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Tài ngun ĐNN gắn liền với sự ra đời và phát triển của lồi người. Khơng chỉ
trong thời kì ngun thủy mà ngày nay các vùng ĐNN là nơi cung cấp lúa gạo, thủy
sản…tài nguyên sinh sống cho rất nhiều người trên thế giới. Ngoài ra, sự đa dạng hệ

Trang 5


sinh thái và các nguồn gen sinh học cũng có nhiều chức năng quan trọng với đời
sống con người. Nó giúp duy trì mực nước ngầm, tích trữ nước nên có tác dụng
kiểm sốt lụt lội, cải thiện điều kiện khí hậu. Có thể thấy ĐNN là một mắt xích quan
trọng của sự sống trên trái đất. Tuy nhiên, hiện nay nhiều vùng ĐNN đã và đang bị

hủy hoại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như do chính tác động của các
hoạt động của nhân loại. Đứng trước vấn đề bức thiết đó, trên thế giới đã có nhiều
tổ chức quan tâm đến việc bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá đó.
Ngày 02/02/1971, một số nước quan tâm đến việc bảo vệ đất ngập nước đã
nhóm họp tại thành phố Ramsar, một thành phố nhỏ trên bờ biển Caspia (Iran) để
dự thảo một Công ước về những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc
biệt như là nơi cư trú của chim nước. Địa điểm nơi Công ước ra đời được đặt tên
cho Công ước - Công ước Ramsar và ngày Công ước ra đời cũng được chọn là
Ngày Đất ngập nước Thế giới (ngày 02/02).
Khi đó, mục tiêu chính của Cơng ước là bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng
đất ngập nước chủ yếu làm các nơi cư trú của chim nước. Tuy nhiên qua nhiều năm,
Công ước đã mở rộng phạm vi ra tất cả các phạm trù khác của đất ngập nước và
thừa nhận các vùng đất ngập nước là các hệ sinh thái có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với bảo tồn đa dạng sinh học cũng như cung cấp phúc lợi cho các cộng đồng
dân cư. Vì vậy, hiện nay người ta thường sử dụng tên gọi của Công ước là “Công
ước về các vùng đất ngập nước”. Cơng ước có hiệu lực từ cuối năm 1975, khi thành
viên thứ 7 là Hy Lạp xin gia nhập. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đánh giá
giá trị kinh tế của ĐNN thông qua sử dụng các phương pháp tiên tiến như phương
pháp chi phí du lịch, phương pháp thay thế…
4.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên ĐNN khá phong phú. Trong nước cũng
đã có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về nguồn tài nguyên này. Năm 2000 tác
giả Mai Trọng Nhuận và các cộng sự đã đánh giá giá trị kinh tế của một số điểm
trình diễn ĐNN thông qua phương pháp thị trường [1]. Cũng bằng phương pháp
này, năm 2005 tác giả Đỗ Nam Thắng đã tính toán giá trị sử dụng trực tiếp của tài
nguyên ĐNN tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long [2]. Năm 2006 tác giả Lê Thu


Trang 6


Hoa cũng đã sử dụng kỹ thuật đánh giá thị trường để tính tốn giá trị ni tơm tại
khu ĐNN tại vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định [3]. Có thể thấy, phương pháp
đánh giá giá trị môi trường được sử dụng phổ biến và hoàn thiện nhất ở Việt Nam
hiện nay. Gần đây, các nhà nghiên cứu của Việt Nam đã bước đầu nghiên cứu và áp
dụng thử nghiệm các phương pháp phức tạp hơn như phương pháp chi phí du lịch
(TCM) và đánh giá ngẫu nhiên. Áp dụng phương pháp này mở đầu có nghiên cứu
của Nguyễn Đức Thanh và Lê Thị Hải (1999) về giá trị của Vườn Quốc Gia Cúc
Phương thông qua phương pháp TCM [4]. Năm 2008 một phương pháp đánh giá
mới dựa trên thị trường giả định và lựa chọn hành vi cũng đã được thực hiện trong
nghiên cứu của Đỗ Nam Thắng để xác định giá trị của bảo tồn ĐNN ở Vườn Quốc
Gia Tràm Chim.
Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy tài nguyên ĐNN đang bị suy thoái, cần
được bảo vệ và đã đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu
vẫn có một số mặt hạn chế:
-

Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào giá trị sử dụng trực tiếp của tài
nguyên trong khi các giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng chưa được
nghiên cứu kĩ càng.

-

Kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tính tốn sơ bộ, chưa có sự thảo luận
và liên hệ với các biện pháp quản lý ĐNN cụ thể.

-


Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào các phương pháp truyền thống như giá
thị trường, chi phí du lịch. Các phương pháp tiên tiến chưa được áp dụng
nhiều trong nước vì địi hỏi quy trình thu thập và xử lý thơng tin phức tạp.

4.3.

Tình hình nghiên cứu tại vườn Quốc gia Xuân Thủy

Vườn quốc gia Xuân Thủy là khu Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây có
nguồn tài nguyên phong phú cũng như sự đa dạng về các nguồn gen sinh học. Nơi
đây luôn được các nhà quản lý, nhà khoa học cũng như các nhà nghiên cứu quan
tâm. Để bảo tồn VQG nói chung và tài nguyên ĐNN nói riêng, năm 2010 liên minh
ĐNN được triển khia thực hiện tại 3 tỉnh của Việt Nam là Nam Định, Quảng Nam
và Kiên Giang với mục tiêu chính là nâng cao năng lực của cán bộ và cộng đồng địa
phương trong công tác bảo tồn tài nguyên. Tài nguyên ĐNN ở Vườn Quốc gia Xuân

Trang 7


Thủy và các biện pháp bảo tồn tài nguyên cũng có nhiều các nghiên cứu của các cá
nhân cũng như tập thể trong nước. Như năm 2006 tác giả Lê Thu Hoa cũng đã sử
dụng kỹ thuật đánh giá thị trường để tính tốn giá trị ni tơm tại khu ĐNN tại
vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định [3]. Năm 2010 một nghiên cứu của tác giả
Đinh Đức Trường về tài nguyên ĐNN tại cửa sông Ba Lạt cũng đã nêu khá khái
quát về tình hình tài nguyên và nghiên cứu khá kĩ về các giá trị kinh tế, sinh thái của
nguồn tài ngun này[6]. Từ giá trị tính tốn được, tác giả đã đưa ra các biện pháp
quy hoạch, quản lý nguồn tài nguyên ĐNN cũng như quản lý môi trường tại khu
vực VQG Xuân Thủy. Nghiên cứu đã góp phần đưa ra các hướng quản lý và sử
dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
5. Sản phẩm dự kiến đạt đƣợc

Đánh giá được giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại vườn quốc gia Xuân Thủy
thông qua đánh giá các giá trị sử dụng trực tiếp gián tiếp (giá trị nuôi trồng khai thác
thủy sản, mật ong, giá trị tham quan, du lịch, bảo vệ đê điều) và các giá trị phi sử
dụng (là giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của VQG Xuân Thủy). Từ đó đề xuất đưa
ra các phương hướng quản lý và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên này.
6. Ý nghĩa của Luận văn
6.1.

Ý nghĩa khoa học

Luận văn là cơ sở lý thuyết giúp các nhà quản lý, đầu tư nghiên cứu xây dựng
biện pháp sử dụng, quy hoạch hợp lý trong tương lai. Trên cơ sở ứng dụng một số
phương pháp đánh giá tiên tiến để đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN tại vườn quốc
gia Xuân Thủy cũng góp phần khuyến nghị về khả năng áp dụng một số phương
pháp đánh giá cũng như qui trình đánh giá giá trị kinh tế tài nguyên ĐNN.
6.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Dựa trên các kết quả nghiên cứu được về giá trị toàn phần và từng phần của tài
nguyên ĐNN tại VQG Xuân Thủy, luận án đưa ra các đề xuất ứng dụng thông tin về
giá trị kinh tế, phục vụ cho việc quản lý hiệu quả và sử dụng bền vững tài nguyên
ĐNN tại khu vực nghiên cứu

Trang 8


CHƢƠNG I

TÀI NGUYÊN ĐNN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN

LÝ TÀI NGUYÊN ĐNN DỰA VÀO ĐÁNH GIÁ
GIÁ TRỊ KINH Tế CỦA TÀI NGUYÊN
1.1.

Tài nguyên đât ngập nƣớc

1.1.1. Khái niệm đất ngập nước
Thuật ngữ “Đất ngập nước” có nội hàm khá rộng và tùy theo hồn cảnh, mục
đích sử dụng mà có những cách hiểu khác nhau. Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về
ĐNN đang được sử dụng.
Theo công ước Ramsar (1971) , ĐNN được định nghĩa như sau:
“ĐNN được coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên
hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kì, là nước tĩnh, nước chảy,
nước ngọt, nước lợ hay nước mặn bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực
nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m”. (Điều 1.1)
Ngồi ra điều 2.1 của cơng ước Ramsar cịn quy định “các vùng ĐNN có thể bao
gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như các
đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập
nước”.
Theo chương trình quốc gia về ĐNN của Hoa Kỳ (2004) thì “Về vị trí phân bố,
ĐNN là những vùng đất chuyển tiếp giữa hệ dsinh thái trên cạn và hệ sinh thái thủy
vực, những nơi này mực nước ngầm thường nằm sát mặt đất hoặc thường xuyên
được bao phủ bởi lớp nước nông”. Theo Cowardin và cộng sự (1979), ĐNN phải có
ba thuộc tính sau:
-

Có thời kì nào đó, đất thích hợp cho phần lớn các lồi thực vật thủy sinh.

-


Nền đất hầu như không bị khô

-

Nền đất không có cấu trúc khơng rõ rệt hoặc bão hịa nước, bị ngập nước ở
mức cạn tại một số thời điểm nào đó trong mùa sinh trưởng hàng năm.

Trang 9


Theo các nhà khoa học Canada: “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài,
đủ để hỗ trợ cho các q trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu hóa nước, có
thực vật thủy sinh và các hoạt động sinh học thích hợp với mơi trường ẩm ướt”.
Cịn theo tác giả Lê Văn Khoa định nghĩa trong tác phẩm “Đất ngập nước” xuất
bảm năm 2007 thì “ĐNN là đất bão hòa nước trong thời gian dài đủ để hỗ trợ cho
các q trình thủy sinh. Đó là những nơi khó tiêu thốt nước, có thực vật thủy sinh
và các hoạt động sinh học thích hợp với mơi trường ẩm ướt”.
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung các yếu tố về địa
mạo, thủy văn, thổ nhưỡng, động vật, thực vật, hiện trạng sử dụng đất đai là những
tiêu chí quan trọng để xác định các vùng ĐNN.
Hiện nay, định nghĩa về ĐNN của Công ước Ramsar là định nghĩa được nhiều
quốc gia, tổ chức sử dụng và là cơ sở cho các hoạt động quản lý, nghiên cứu về
ĐNN. Ở Việt Nam, định nghĩa về ĐNN của Công ước Ramsar cũng được sử dụng
là định nghĩa chính thức về ĐNN theo nghị định 109/2003/NĐ-CP của Chính phủ
về “Bảo tồn và PTBV các vùng ĐNN”.
1.1.2. Mối quan hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế
Để đánh giá được giá trị kinh tế của Tài nguyên ĐNN thì trước hết ta phải xác
định được mối quan hệ giữa tài nguyên này với hệ thống kinh tế. Bởi vì, các hoạt
động kinh tế của con người phụ thuộc vào các điều kiện hệ sinh thái. Hệ sinh thái
nói chung và hệ sinh thái ĐNN nói riêng ln có sự tác động qua lại giữa cấu trúc,

quy trình và chức năng của hệ thống. Cấu trúc bao gồm các thành phần vô cơ và
hữu cơ, quy trình bao gồm sự chuyển hóa vật chất và năng lượng. Sự tác độngq ua
lại giữa cấu trúc và quá trình hình thành nên chức năng của hệ sinh thái. Chức năng
này cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho con người, việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó
mang lại lợi ích cho con người. Các lợi ích này có giá trị kinh tế khi con người ưa
thích nó và sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí nhất định để thụ hưởng và có thêm
nhiều lợi ích từ hệ sinh thái đó. Vì vậy, các thuộc tính của hệ sinh thái ĐNN chỉ có
giá trị kinh tế khi nó xuất hiện trong hàm lợi ích của một cá nhân hoặc hàm chi phí
của một tổ chức, doanh nghiệp. Có thể nói các chức năng của hệ sinh thái ĐNN tự
nó khơng mang lại giá trị kinh tế, các chức năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và việc

Trang 10


sử dụng hàng hóa dịch vụ đó mới mang lại giá trị kinh tế cho con người. Về cơ bản
chức năng sinh thái của ĐNN là sự tương tác giữa cấu trúc và quá trình sinh thái.
Các mối tương tác giữa thành phần lý, sinh và hóa của vùng ĐNN giúp vùng ĐNN
đo thực hiện các chức năng nhất định, như:
-

Điều tiết khơng khí, điều hịa khí hậu

-

Lưu giữ nước, chống bão và giảm lụt

-

Phòng ngừa các tác động, ổn định đường bờ, chống xói mịn


-

Kiểm sốt sinh thái, hấp thụCO2

-

Là nới cư trú và sinh sản của các loài động thực vật

-

Cung cấp thực phẩm, nguồn nguyên liệu cho xã hội

-

Tạo ra các giá trị du lịch, văn hóa…

Có thể khái quát mối quan hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế thông qua
sơ đồ sau:
Quá trình

Cấu trúc

Chức năng HST ĐNN

Hàng hóa, dịch vụ sinh
thái cung cấp cho con
người
Giá trị sử dụng

Giá trị phi sử dụng


Tổng giá trị kinh tế

Hình 1.1: Mối quan hệ giữa hệ sinh thái ĐNN và hệ thống kinh tế

Trang 11


×