Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về cổng thông tin điện tử tại trường đại học kinh tế luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THỊ ÁNH

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÀI LỊNG CỦA SINH
VIÊN VỀ CỔNG THƠNG TIN ĐIỆN TỬ TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ -LUẬT

Chuyên ngành: Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
Mã ngành: 60.34.48

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Võ Thị Ngọc Châu

Cán bộ chấm nhận xét 1:

TS. Bùi Hoài Thắng ........................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Lê Hoài Bắc ........................................................

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 05 tháng 01 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1.TS. Nguyễn Thanh Bình ..................................
2. TS. Phạm Quốc Trung ....................................
3. TS. Bùi Hồi Thắng. ........................................
4. PGS.TS Lê Hoài Bắc .......................................
5. TS. Lê Thanh Vân ............................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trƣởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN THỊ ÁNH

MSHV : 10320906

Ngày, tháng, năm sinh: 01/07/1986

Nơi sinh: Thanh Hố


Chun ngành: Hệ thống thơng tin quản lý

Mã số : 603448

I. TÊN ĐỀ TÀI:
Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên về cổng thông tin
điện tử tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cổng
thông tin điện tử tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật.
2. Đo lƣờng và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố .
3. Đƣa ra mơ hình nghiên cứu sau khi thực hiện phần 1 và phần 2.
4. Đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên về cổng thông
tin điện tử tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật.
5. Hƣớng phát triển của nghiên cứu trong tƣơng lai.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 07/07/2014
IV.NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 07/12/2014
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Võ Thị Ngọc Châu

Tp. HCM, ngày .05 . . . tháng ..01 . . năm 2015
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. Võ Thị Ngọc Châu
TRƢỞNG KHOA


i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, Tôi xin trân trọng cảm ơn Cơ TS.Võ Thị Ngọc Châu đã tận tình
giúp đỡ, định hƣớng và hƣớng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn để
tơi có thể hồn thành nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cám ơn các quý Thầy Cô công tác và giảng dạy ở trƣờng
Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tham gia giảng dạy và truyền đạt
kiến thức cho tơi trong q trình học tập.
Xin chân thành cám ơn Thầy Cô Khoa Hệ thống thông tin giúp đỡ, động viên
trong quá trình thực hiện luân văn. Đồng thời, cảm ơn các em sinh viên, cựu
sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế -Luật đã hỗ trợ và dành thời gian tham gia
trả lời bảng khảo sát, nhờ có sự giúp đỡ này mà nghiên cứu của tơi mới có thể
hồn thành.
Cuối cùng, xin đƣợc cảm ơn gia đình và bạn bè, động viên và ủng hộ tôi
trong học tập và cuộc sống.

TP.HCM, ngày 07 tháng 12 năm 2014
Học viên cao học khóa 2010

Trần Thị Ánh


ii

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến Sự hài lòng của sinh
viên đối với cổng thông tin điện tử tại Trƣờng Đại học kinh tế - Luật.
Bài nghiên cứu điều tra đối tƣợng là sinh viên đã và đang sử dụng cổng thông
tin điện tử tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật thông qua bảng hỏi. Kết quả thu
đƣợc 339 mẫu số liệu. Dữ liệu đƣợc sử dụng để đánh giá độ tin cậy và độ giá
trị của thang đo, sau đó tác giả phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy đa

biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tính thân thiện, tính hữu ích, khả năng
tìm kiếm và truy cập, đảm bảo an tồn ninh thơng tin của cổng thơng tin điện
tử có ảnh hƣởng đến Sự hài lòng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu góp phần
đƣa ra mơ hình nghiên cứu đối với cổng thông tin điện tử tại các Trƣờng Đại
học tại Việt Nam. Hơn nữa, qua nghiên cứu này giúp cho Nhà quản lý, Ban
quản trị cổng thông tin điện tử tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật hiểu rõ hơn
và cải thiện về dịch vụ mà mình đã cung cấp trên cổng thông tin điện tử của
Trƣờng.


iii

ABSTRACT

The study aims to identify the factors that affect students' satisfaction with electronic
portal at the University of Economics and Law.
The study investigated subjects that students have been using electronic portal at the
University of Economics and Law through questionnaires. Results obtained 339
samples of data. The data are used to evaluate the reliability and validity of the scale,
then the author analyzes the correlation and regression analysis.
The study results showed that the factors friendly properties, usefulness, Ability to
search and access, ensure safety and security of information electronic portal that
affect student satisfaction. The research results contribute to the research model for
electronic portal at the University in Vietnam. Furthermore, this study helps
managers, administrators electronic portal at the University of Economics and Law to
better understand and improve the services provided on the electronic portal of the
University.



iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung luận văn do chính tác giả thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của TS. Võ Thị Ngọc Châu. Bên cạnh đó, số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu
này là do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Các dữ liệu thu thập và xử lý một
cách trung thực.


v

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................................i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ................................................................................................ ii
ABSTRACT ...................................................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................................ viii
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................................ix
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................................................... x
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
1.1 Cơ sở hình thành vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài.............................................................................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 3
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.5 Bố cục luận văn ............................................................................................................................. 4
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN .................... 5
2.1 Tổng quan về Cổng thơng tin điện tử (Web Portal) ...................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm Web Portal .......................................................................................................... 5
2.1.2 Sự khác biệt giữa Portal và website ..................................................................................... 7

2.1.3 Phân loại cổng thông tin....................................................................................................... 8
2.1.4 Giao diện của Portal ............................................................................................................. 9
2.1.5 Portlet và chuẫn Portlet ....................................................................................................... 9
2.1.6 Các Tính năng chính của Portal ......................................................................................... 10
2.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của ngƣời sử dụng.......................................................... 12
2.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu ........................................................................................................... 14
2.4 Tổng quan về cơng trình liên quan .............................................................................................. 14
2.4.1 Trong nƣớc ......................................................................................................................... 14
2.4.2 Thế giới .............................................................................................................................. 18
2.4.3 Đánh giá các cơng trình liên quan ...................................................................................... 24
2.5 Tóm tắt ........................................................................................................................................ 25
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 27
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................................. 27
3.1.1 Nghiên cứu định tính.......................................................................................................... 27
3.1.2 Nghiên cứu định lƣợng ...................................................................................................... 27
3.2 Quy trình nghiên cứu .................................................................................................................. 28
3.3 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu.................................................................................................... 29
3.3 Xác định bộ tiêu chí và mơ hình nghiên cứu............................................................................... 31


vi
3.3.1 Xác định bộ tiêu chí ........................................................................................................... 31
3.3.2 Mơ hình nghiên cứu đề nghị .............................................................................................. 32
3.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................. 32
3.4 Nghiên cứu định tính ................................................................................................................... 33
3.4.1 Thang đo nội dung thơng tin .............................................................................................. 33
3.4.2 Thang đo tính thân thiện .................................................................................................... 34
3.4.3 Thang đo chuyên mục......................................................................................................... 35
3.4.4 Thang đo liên kết ................................................................................................................ 36
3.4.5 Thang đo hiệu quả.............................................................................................................. 36

3.4.6 Thang đo hiệu suất ............................................................................................................. 36
3.4.7 Thang đo tính hữu ích ........................................................................................................ 37
3.4.8 Thang đo hỗ trợ cộng đồng ................................................................................................ 38
3.4.9 Thang đo cá nhân hoá ........................................................................................................ 38
3.4.10 Thang đo hỗ trợ truy cập.................................................................................................. 39
3.4.11 Thang đo khả năng tìm kiếm ............................................................................................ 39
3.4.12 Thang đo thống kê mức độ truy cập ................................................................................. 40
3.4.13 Thang đo đảm bảo an toàn, an ninh thơng tin ................................................................. 40
3.4.14 Thang đo sự hài lịng........................................................................................................ 41
3.5 Nghiên cứu định lƣợng................................................................................................................ 41
3.6 Xử lý mẫu ................................................................................................................................... 42
3.6.1 Biến và thang đo ................................................................................................................ 42
3.6.2 Giá trị biến ......................................................................................................................... 42
3.6.3 Làm sạch biến .................................................................................................................... 43
3.7 Tóm tắt ........................................................................................................................................ 43
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 44
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu................................................................................................................. 44
4.1.1 Phƣơng pháp lấy mẫu ......................................................................................................... 44
4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo...................................................................................................... 46
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................................................ 51
4.3.1 Phân tích nhân tố các biến.................................................................................................. 51
4.3.2 Đặt lại tên biến ................................................................................................................... 54
4.3.3. Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh......................................................................................... 56
4.3.4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................... 56
4.4 Kiểm định mơ hình nghiên cứu ................................................................................................... 57
4.4.1 Phân tích tƣơng quan.......................................................................................................... 57
4.4.2 Phân tích hồi quy................................................................................................................ 59
4.5 Phân tích sự khác biệt giữa đặc điểm nhân khẩu học .................................................................. 65



vii
4.5.1 Kiểm định ảnh hƣởng của giới tính đến sự hài lòng .......................................................... 66
4.5.2 Kiểm định sự ảnh hƣởng của khố học đối với sự hài lịng của sinh viên ......................... 67
4.5.3 Kiểm định sự ảnh hƣởng của ngành học đối với sự hài lòng của sinh viên....................... 67
4.5.4 Kiểm định sự ảnh hƣởng của địa phương đối với sự hài lịng của sinh viên ..................... 67
4.6 Tóm tắt ........................................................................................................................................ 68
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 69
5.1 Kết quả nghiên cứu ..................................................................................................................... 69
5.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................................................ 69
5.1.2 So sánh kết quả nghiên cứu với mô hình đề nghị .............................................................. 70
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................................................... 71
5.3 Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai .............................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 75
PHỤ LỤC .......................................................................................................................................... 79
PHỤ LỤC 1 – DÀN BÀI THẢO LUẬN .......................................................................................... 79
PHỤ LỤC 2 – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................................. 80
PHỤ LỤC 3- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO ................................................ 91
PHỤ LỤC 4- PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA .................................................................................... 97
PHỤ LỤC 5- PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUY ......................................................... 110
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ............................................................................................................. 112


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1:Mơ hình hình thành sự hài lịng của ngƣời sử dụng đối với hệ thống thông tin
(Chin & Lee, 2000) .................................................................................................. 13
Hình 2: Mơ hình đánh giá hệ thống công thông tin dựa trên phân hoạch các thành
phần cơ bản với nhiều cấp độ phân tích khác nhau.(Theo Demetrios Sampson and
Nikos Manouselis,2007) .......................................................................................... 19

Hình 3: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sử dụng cổng thông
tin điện tử (Rex P. Bringulaand Roselle S. Basa, 2011). ......................................... 21
Hình 4: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 28
Hình 5: Mơ hình nghiên cứu đề nghị ....................................................................... 32
Hình 6: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh .................................................................. 56
Hình 7: Biểu đồ tần số các phần dƣ ......................................................................... 63
Hình 8: Biểu đồ P-P Plot của phần dƣ chuẩn hóa ................................................... 64
Hình 9: Mơ hình hồi quy ......................................................................................... 60


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sự khác biệt giữa Portal và Website ............................................................ 7
Bảng 2:Các tiêu chí cơ bản đánh giá trang thông tin điện tử trên mạng Internet của
các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ [18] ......................................... 15
Bảng 3: Bảng câu hỏi khảo sát (WebQual questionnaire) ....................................... 23
Bảng 4: Bảng tổng kết các tiêu chí sử dụng của các cơng trình .............................. 25
Bảng 5: Bộ tiêu chí ảnh hƣởng đến sự hài lịng của sinh viên về cổng thông tin điện tử
tại Trƣờng Đại học Kinh tế -Luật ............................................................................ 31
Bảng 6: Bảng thống kê mô tả .................................................................................. 44
Bảng 7: Bảng hệ số Cronbach’s Alpha .................................................................... 47
Bảng 8:Kết quả phân tích nhân tố các biến ............................................................. 52
Bảng 9: Bảng ma trận tƣơng quan Pearson giữa biến phụ thuộc (HL) và các biến độc
lập (ND, TCK, AT, TT, HS, HI) ............................................................................. 58
Bảng 10: Kết quả hồi quy ........................................................................................ 59
Bảng 11: Bảng kết quả của kiểm định Spearman .................................................... 65
Bảng 12: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết thống kê ......................... 62
Bảng 13: Thống kê Giới tính ................................................................................... 66
Bảng 14: Kiểm định T-test Giới tính ....................................................................... 66

Bảng 15: Kiểm định phƣơng sai đồng nhất giữa Khoá học .................................... 67
Bảng 16: Kiểm định phƣơng sai đồng nhất giữa Ngành học .................................. 67
Bảng 17: Kiểm định phƣơng sai đồng nhất với Sự hài lòng của sinh viên. ............ 67
Bảng 18: Bảng ANOVA về Địa phương của sinh viên .......................................... 68


x

DANH MỤC VIẾT TẮT

EFA
KMO
PCA
Web Portal

Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
Kaiser Meyer – Olkin
Principal Component Analysis
Cổng thông tin điện tử


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở hình thành vấn đề
Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển bùng nổ cùng với đó là số lƣợng
ngƣời sử dụng Internet cũng ngày càng tăng. Theo thống kê của Trung tâm
Internet Việt Nam, tính đến tháng 10/2012, có 31.196.878 ngƣời sử dụng
Internet, chiếm tỉ lệ 35,49 % dân số. Việt Nam đứng thứ 18/20 quốc gia có số
ngƣời dùng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 khu vực Châu Á và đứng vị

trí thứ 3 ở khu vực Đơng Nam Á (Asean). Có thể thấy số lƣợng ngƣời sử dụng
Internet ở Việt Nam không phải là nhỏ và việc tiếp cận đƣợc số ít khoảng 1%2% nhóm ngƣời này cũng tạo ra thành công rất lớn đối với bất kỳ tổ chức nào
muốn gửi đến xã hội những việc làm, định hƣớng hay mục tiêu nhằm phục vụ
cộng đồng. Nhận biết đƣợc điều này, các trƣờng đại học cũng đã xác định đƣợc
cơng cụ để tiếp cận nhóm khách hàng của mình chính là website của trƣờng.
Website của trƣờng đại học là nơi giới thiệu về trƣờng, quy mơ hoạt động của
trƣờng, loại hình đào tạo, nghiên cứu và dịch vụ mà nhà trƣờng đang hƣớng
đến… Nói một cách khác Website là bộ mặt của nhà trƣờng trên cộng đồng
Internet. Hơn nữa, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, web site cịn là “kênh” thơng
tin chính thống chun biệt không thể thiếu đối với mỗi trƣờng đại học.
Theo thông tƣ số 07/2010/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chức
năng và nhiệm vụ Cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học:
Về chức năng:
“1. Thông tin trên Cổng thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học có giá trị
pháp lý. (website của cơsởgiáo dục đại học sau đây gọi tắt là Website)
2. Website của cơ sở giáo dục đại học là tiêu chí quan trọng để tự thể hiện năng
lực, trách nhiệm công khai thông tin của cơsởgiáo dục đại học đối với xã hội và
phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.”
Về nhiệm vụ:
“1. Công bố công khai, đầy đủ, chính xác và kịp thời các thơng tin của cơ sở
giáo dục đại học.


2

2. Xây dựng mối quan hệ trực tuyến giữa cơ sở giáo dục đại học với các tổ
chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật”.
Hiện nay, đứng trƣớc xu thế đại học số hoá của thế giới, khi công nghệ trở
thành một công cụ quan trọng trong việc giảng dạy và tổ chức học tập, cổng
thông tin điện tử đang trở thành một phƣơng tiện giáo dục cho các trƣờng đại

học. Do đó, các trƣờng đã chú trọng hơn trong việc cung cấp thông tin theo các
đối tƣợng sử dụng nhằm mục đích cung cấp dịch vụ tốt nhất trong đào tạo và
nghiên cứu khoa học. Mặc dù vai trị của các cổng thơng tin điện tử đã đƣợc các
trƣờng đại học nhận thức khá rõ nhƣng để đánh giá hiệu quả hoạt động của cổng
thơng tin điện tử của trƣờng thì hầu nhƣ các trƣờng lại bỏ quên hoặc chƣa kịp
thực hiện.
Cổng thông tin điện tử (gọi tắt là web portal) của Trƣờng đại học Kinh tế Luật đƣợc xây dựng và vận hành vào năm 2010. Trong thời gian hoạt động từ
2010 đến nay, cổng thông tin điện tử cũng ngày càng đƣợc cải tiến hơn về mặt
thiết kế, tuy nhiên những cải tiến đó liệu đã làm hài lịng ngƣời dùng hay chƣa,
cũng nhƣ việc đánh giá hiệu quả hoạt động của cổng thông tin điện tử trong thời
gian 4 năm vận hành đã mang lại những lợi ích gì cho ngƣời sử dụng và những
hạn chế còn tồn tại khi sử dụng vẫn cịn bỏ ngõ. Chính vì vậy đây là vấn đề cần
đƣợc giải quyết.
Từ những lý do trên, đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài
lịng của sinh viên đối với cổng thơng tin điên tử tại Trƣờng đại học Kinh tế
-Luật” đƣợc hình thành với mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của cổng
thơng tin điện tử; từ đó, đề xuất các giải pháp để cổng thông tin điện tử hoạt
động hiệu quả hơn nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, công tác nghiên cứu
khoa học của giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý,…
1.2 Mục tiêu đề tài
 Xác định phƣơng pháp phân tích, đánh giá web portal
 Đánh giá hiệu quả hoạt động của web portal của Trƣờng Đại học
Knh tế - Luật


3

 Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh
viên dành cho web portal của Trƣờng Đại học Kinh tế - Luật
 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, tính điểm cho các yếu tố ảnh hƣởng

đến sự hài lòng của sinh viên đối với web portal giáo dục
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học:
-

Xây dựng đƣợc bộ tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài

lòng của sinh viên đối với cổng thông tin điện tử của Trƣờng đại học.
-

Đƣa ra phƣơng pháp đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lịng

của sinh viên đối với cổng thơng tin điện tử của Trƣờng đại học.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Việc đánh giá cổng thông tin điện tử của Trƣờng sẽ giúp cho nhà trƣờng đánh
giá đƣợc mức độ hiệu quả của Web portal về những mặt đạt đƣợc và mặt hạn chế
sau một thời gian vận hành Web Portal, với các kết quả lƣợng hóa đƣợc, tổng hợp
đƣợc nhằm hỗ trợ ra quyết định (hỗ trợ về tài chính, các yếu tố liên quan đến thiết
kế, vận hành hệ thống, sự khai thác dịch vụ) với mục đích cuối cùng là nâng cao
chất lƣợng dịch vụ, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời sử dụng; cụ thể là:
-

Cải thiện dịch vụ cho sinh viên/ nhân viên (giảng viên, chuyên viên)

-

Cải thiện hiệu quả quản lý

-


Thu hút sinh viên

-

Nâng cao hình ảnh của Trƣờng

1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào cổng thông tin điện tử (gọi tắt là Web portal), trong đó tác giả
tập trung vào phƣơng pháp đánh giá webportal nói chung và yếu tố ảnh hƣởng đến
sự hài lòng của ngƣời dùng. Đối tƣợng tham gia khảo sát là sinh viên Trƣờng đại
học Kinh tế - Luật.


4

 Phạm vi đề tài:
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhằm đảm bảo tính tập trung trong vấn đề
nghiên cứu và đánh giá web portal cho Trƣờng: phƣơng pháp tiếp cận của đề tài
coi cổng thông tin điện tử là một sản phẩm và ngƣời sử dụng dịch vụ trên cổng
thơng tin là khách hàng.Trên giả thiết đó, phƣơng pháp tập trung phân tích và
đánh giá các đặc tính của cổng ảnh hƣởng đến đến sự hài lòng của ngƣời dùng.
1.5 Bố cục luận văn
Luận văn đƣợc chia làm 5 chƣơng
Chƣơng 1: Tổng quan đề tài - Giới thiệu những vấn đề liên quan đến cổng thông
tin điện tử, cơ sở hình thành vấn đề, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết - Trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về cổng thông
tin điện tử, kỹ thuật phân tích dữ liệu, các cơng trình nghiên cứu liên quan, đề xuất
mơ hình nghiên cứu.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu - Trình bày phƣơng pháp nghiên cứu, lý

thuyết về xây dựng và đánh giá thang đo, đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu, kiểm
định giả thuyết về sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả nghiên cứu
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị - Nhận định kết quả nghiên cứu, nêu ra hƣớng
nghiên cứu tƣơng lai


5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH LIÊN
QUAN

2.1 Tổng quan về Cổng thơng tin điện tử (Web Portal)
2.1.1 Khái niệm Web Portal
Có nhiều khái niệm/định nghĩa về cổng thông tin điện tử khác nhau, và cho đến
nay chƣa có khái niệm/định nghĩa nào đƣợc coi là chuẩn xác.
Theo định nghĩa của Wikipedia thì Portal có thể đƣợc hiểu: “Portal là một giao diện
dựa trên nền Web, tích hợp các thơng tin và dịch vụ có thể có. Nó cho phép khai
báo, cá biệt hóa thơng tin và dịch vụ, cho phép quản trị nội dung và hỗ trợ một
chuẩn về một nội dung và giao diện hiển thị. Nó cung cấp cho ngƣời dùng một
điểm truy cập cá nhân, bảo mật tƣơng tác với nhiều loại thông tin, dữ liệu và các
dịch rộng rãi đa dạng ở mọi lúc mọi nơi nhờ sử dụng một thiết bị truy cập Web”
Theo cách định nghĩa của IBM thì một Portal là “một tích hợp đơn lẻ, phổ biến
và truy cập thuận tiện đến thông tin dữ liệu, các ứng dụng và người dùng”. Một
Portal giống nhƣ một Website nhƣng nó lớn hơn nhiều. Về sau, trong chiến lƣợc
truyền thơng của các trƣờng đại học thì nó là cách cung cấp thơng tin tĩnh từ phía
nhà trƣờng (Richard N. Katz and Associates, 2006, chap. 8).
Trong phạm vi đề tài này, chúng ta tạm sử dụng khái niệm sau cho cổng thông
tin điện tử (portal) theo quan điểm của Christian Wege:


Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập tập trung và duy nhất, tích hợp các kênh
thơng tin, các dịch vụ và ứng dụng, phân phối tới người sử dụng thông qua một
phương thức thống nhất và đơn giản trên nền tảng Web


6

Với thuật ngữ “Portal” chúng ta có các tên gọi tƣơng đƣơng nhƣ Cổng thông tin
điện tử hoặc Cổng giao tiếp điện tử hoặc Cổng giao dịch điện tử. Cả 3 tên gọi này
đều có thể hiểu tƣơng đƣơng với “portal”, tuy nhiên với các ứng dụng ở Việt Nam,
chúng lần lƣợt thể hiện 3 cấp độ phát triển khác nhau, từ thấp đến cao. Tùy theo
nhu cầu và định hƣớng phát triển của đơn vị, ngƣời lãnh đạo có thể quyết định tên
gọi nào cho phù hợp, trong khi bản chất không thay đổi, đƣợc tạm gọi là bản chất
về “cổng”.
Cổng thông tin điện tử: Là một dạng web site tổ chức theo hƣớng portal và sử
dụng công nghệ portal, chủ yếu mang tính chất thơng tin. Đây là bƣớc phát triển
đầu tiên của quá trình xây dựng cổng giao tiếp điện tử hoặc cổng giao dịch điện tử
sau này.
Cổng giao tiếp điện tử: Là bƣớc kế thừa của một cổng thông tin điện tử, nhƣng
giàu dịch vụ hơn, và điều căn bản là cung cấp các khả năng giao tiếp 2 chiều giữa
ngƣời cung cấp và ngƣời sử dụng. Bên trong của hình thức này là các khả năng
giao tiếp ngang có tính chất liên thơng và tự động cao.
Cổng giao dịch điện tử: Là bƣớc kế thừa của một cổng giao tiếp điện tử, nhƣng
giàu dịch vụ thƣơng mại, dịch vụ trực tuyến hơn, hƣớng tới một “cuộc sống trực
tuyến” cho mỗi ngƣời. Ngày càng nhiều dịch vụ đƣợc ghép thêm vào cổng, kể cả
các ứng dụng Thƣơng mại điện tử hay chính phủ điện tử của địa phƣơng. Cổng
giao dịch còn thực hiện các chức năng giao dịch với các nhà cung cấp dịch vụ khác,
các cổng khác, một cách tự động thông qua các dịch vụ công nghệ bên dƣới hệ
thống mà ngƣời dùng không cần quan tâm.


Portal cho phép cung cấp nhiều loại dịch vụ Internet trên cùng một trang chủ, sử
dụng mơ hình cổng, ngồi nhiệm vụ chính cịn cung cấp một số dịch vụ miễn phí
nhƣ cơng cụ tìm kiếm, tin tức trong và ngồi nƣớc, nơi truy tìm hàng bán, thƣ điện
tử hay phòng thoại (chat room) và các diễn đàn. Đây là một mơ hình tổng hợp
nhiều chức năng, ngày càng đƣợc ƣa chuộng vì sự đa dạng của nó. Mơ hình này có
nhiều ƣu điểm, nhƣng cũng địi hỏi phải đầu tƣ rất lớn và quản lý chuyên nghiệp.


7

Portal cho phép ngƣời dùng khai thác hiệu quả một khối lƣợng lớn tài nguyên
thông tin và dịch vụ qua cơng cụ cho phép tích hợp thơng tin và các ứng dụng chạy
trên web, đồng thời cung cấp khà năng tùy biến cho từng đối tƣợng sử dụng, qua đó
cho phép khai thác thơng tin hiệu quả, nhanh chóng và thân thiện.
2.1.2 Sự khác biệt giữa Portal và website
Portal là bƣớc phát triển của công nghệ web, theo Connie L. Fulmer (2007) có
thể phân biệt Portal và website thơng qua các đặc tính sau:
-

Webiste đƣợc xây dựng nhƣ một đơn vị độc lập, còn Portal đƣợc thiết

kế để trở thành trung tâm tích hợp thơng tin, ứng dụng và dịch vụ mạng.
-

Portal cho phép cá nhân hóa các dịch vụ theo ngƣời dùng

-

Portal hổ trợ khả năng cùng cộng tác và tích hợp các ứng dụng, các


hệ thống xử lý luồng công việc.
-

Xây dựng một hệ thống Portal, khác với việc xây dựng một webiste,

đòi hỏi việc các định và lập danh sách các chức năng chun mơn nghiệp vụ
chính đƣợc thực hiện trên Portal.
Bảng 1: Sự khác biệt giữa Portal và Website
Portal

Website

Khả năng đăng nhập một lần: Tính năng này là Một
website
thơng
một trong các tính năng tối quan trọng của giải thƣờng khơng có khả
năng đăng nhập một lần
pháp portal, vì số lƣợng ngƣời dùng và dịch vụ
ứng dụng sẽ tăng dần theo thời gian. Khi hệ
thống cung cấp tính năng này, ngƣời sử dụng chỉ
cần đăng nhập đúng một (01) lần duy nhất khi
bắt đầu sử dụng hệ thống, mỗi khi dịch chuyển
giữa các màn hình làm việc hoặc các module
nghiệp vụ thì khơng cần phải đăng nhập lại, và
khi đó các thành phần của hệ thống phải tự nhận
biết đƣợc đó là ngƣời sử dụng nào, thẩm quyền
đến đâu.


8


Khả năng cá nhân hoá: Đây là một trong những Thƣờng không hỗ trợ,
khả năng quan trọng của Portal, giúp nó phân hoặc hỗ trợ ở mức độ rất
nhỏ khơng phỉa đặc điểm
biệt với một website thông thƣờng. Portal cá
nổi bật.
nhân hóa nội dung hiển thị, tự động dựa trên các
quy tắc tác nghiệp, ví dụ nhƣ vai trị của ngƣời
sử dụng trong một tổ chức.

Khả năng tích hợp nhiều loại thông tin: Đây là Chỉ sử dụng các liên kết
một đặc tính quan trọng bậc nhất của hệ thống để tới các site khác
nhƣng nội dung chủ yếu
portal, đặc tính này thể hiện portal có thể mở
vẫn tập trung trong trang
rộng đƣợc hay khơng. Portal có khả năng liên đó.
kết tới tài nguyên dữ liệu rộng lớn, gốm nhiều
kiểu dữ liệu từ dữ liệu thông thƣờng đến siêu dữ
liệu

Portal hỗ trợ tốt khả năng liên kết và hợp tác Hầu hết không hỗ trợ
ngƣời dùng. Khả năng liên kết đƣợc thực hiện
bởi các dịch vụ hợp tác thông qua các mơ hình
làm việc cộng tác hay cơng đồng ảo. Hỗ trợ mơ
hình tự động xử lý cơng việc theo quy trình đã
xác định từ trƣớc. Cung cấp một giao diện
chung, tích hợp đến các luồng cơng việc và cho
phép tƣơng tác với các quy trình cơng việc.
2.1.3 Phân loại cổng thông tin
Cổng thông tin cung cấp cho ngƣời dùng cuối nhiều loại dịch vụ khác nhau với

nhiều nhu cầu khác nhau, theo tác giả Christian Wege có thể phân loại các cổng
thông tin (portal) nhƣ sau:


9

-

Cổng thơng tin cơng cộng (Public portals): ví dụ nhƣ Yahoo, loại

cổng thông tin này thƣờng đƣợc sử dụng để ghép nối các thông tin lại với
nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều ngƣời, cho phép cá nhân
hoá (personalization) các website tuỳ theo từng đối tƣợng sử dụng.
-

Cổng thông tin doanh nghiệp (“Enterprise portals” hoặc

“Corporate Desktops”): đƣợc xây dựng để cho phép các thành viên của
doanh nghiệp sử dụng và tƣơng tác trên các thông tin và ứng dụng nghiệp vụ
tác nghiệp của doanh nghiệp.
-

Cổng giao dịch điện tử (Marketplace portals): ví dụ nhƣ eBay và

ChemWeb, cổng thông tin này là nơi liên kết giữa ngƣời bán và ngƣời mua.
-

Cổng thông tin ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): ví dụ

nhƣ SAP portal, cổng thơng tin loại này cung cấp các ứng dụng chuyên biệt

khác nhau
2.1.4 Giao diện của Portal
Giao diện của Portal đƣợc xây dựng hoàn toàn trên nền tảng web đối với ngƣời
dùng. Các trang của Portal đƣợc chia làm nhiều vùng, chứa các Portlet và các
mục thông tin. Porlet là một thành tố hiển thị thơng tin, có thể dễ dàng tái sử
dụng. Các dạng thơng tin có thể là văn bản, hình ảnh, liên kết … Thiết kế trình
bày của các trang Portal có thể đƣợc xây dựng dựa trên các mẫu với bố cục, kiểu
dáng đƣợc xác định sẵn.
2.1.5 Portlet và chuẫn Portlet
Portlet là một thành phần web trên đó Portal thực hiện một chức năng cụ thể.
Mọi yêu cầu của ngƣời sử dụng đối với Portal đề thông qua Portlet. Portlet đƣợc
thực hiện dƣới dạng giao diện với ngƣời dùng, dựa trên Java, xử lý các yêu cầu và
sinh ra nội dung động. Portlet hiện tại đƣợc chia làm 2 chuẫn chính:
-

Portlet API (JSR 168): là tiêu chuẩn do hiệp hội Java Community

Process công bố, hiện tại chủ yếu đƣợc áp dụng cho các portal xây dựng trên
nền tảng Java. Chuẩn này chỉ ra cách tƣơng tác giữa ứng dụng nghiệp vụ
(portlet) với portal framework. Các portlet tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ có thể
hoạt động đƣợc ở tất cả các portal server tuân thủ/hỗ trợ tiêu chuẩn JSR
168. Ví dụ: một ứng dụng nghiệp vụ (portlet) do Oracle phát triển, tuân thủ


10

theo tiêu chuẩn JSR 168 thì có thể chạy trên IBM WebSphere Portal mà
không phải biên dịch lại hoặc sửa đổi mã cho tƣơng thích.
Cộng đồng .NET cũng đã tích cực áp dụng tiêu chuẩn này để đƣa ra chuẩn
portlet cho portal xây dựng trên .NET Framework (còn gọi là .NET Portlet

API) nhƣng do Microsoft (hãng sinh ra .NET Framework) khơng chịu đứng
ra chịu trách nhiệm chuẩn hố nên đến ngày hôm nay tiêu chuẩn .NET
Portlet API vẫn chƣa đƣợc xác định rõ ràng.
-

Web Services for Remote Portlets (WSRP): chuẩn này do OASIS

(Organization for the Advancement of Structured Information Standards)
công bố. Chuẩn này chỉ ra các thức giao tiếp giữa một portal server với một
ứng dụng nghiệp vụ từ xa (remote portlet) thông qua dịch vụ Web (Web
Services). Các ứng dụng nghiệp vụ tuân thủ tiêu chuẩn này có thể chạy trên
bất kỳ một portal server nào áp dụng tiêu chuẩn WSRP, không cần quan tâm
rằng ứng dụng hay portal server xây dựng trên cơng nghệ/ngơn ngữ nào.
Hiện tại, có 2 loại công nghệ hỗ trợ Web Services tốt nhất là J2EE (Java 2
Enterprise Edition) và .NET Framework
2.1.6 Các Tính năng chính của Portal
Các tính năng cơ bản (bắt buộc phải có) của một portal bao gồm:
-

Khả năng cá nhân hố (Customization hay Personalization): cho

phép thiết đặt các thơng tin khác nhau cho các loại đối tƣợng sử dụng khác
nhau theo yêu cầu. Tính năng này dựa trên hoạt động thu thập thông tin về
ngƣời dùng và cộng đồng ngƣời dùng, từ đó cung cấp các thơng tin chính
xác tại thời điểm đƣợc u cầu.
-

Tích hợp nhiều loại thơng tin (Content aggregation): cho phép xây

dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tƣợng sử

dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ đƣợc xác định qua các ngữ
cảnh hoạt động của ngƣời dùng (user-specific context), ví dụ nhƣ đối với
từng đối tƣợng sử dụng sau khi thơng qua q trình xác thực thì sẽ đƣợc
cung cấp các thông tin khác nhau, hoặc nội dung thông tin sẽ đƣợc cung cấp
khác nhau trong quá trình cá nhân hố thơng tin.


11

-

Xuất bản thông tin (Content syndication): thu thập thông tin từ

nhiều nguồn khác nhau, cung cấp cho ngƣời dùng thông qua các phƣơng
pháp hoặc giao thức (protocol) một cách thích hợp. Một hệ thống xuất bản
thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản thơng tin với các định
dạng đã đƣợc quy chuẩn, ví dụ nhƣ RDF (Resource Description Format),
RSS (Realy Simple Syndication), NITF (News Industry Text Format) và
NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải đƣợc áp dụng
để quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất, xuyên suốt trong quá
trình xuất bản thông tin. Các tiêu chuẩn dựa trên XML này cho phép đƣa ra
giải pháp nhanh nhất để khai thác và sử dụng thông tin trên các Web site
khác nhau thông qua q trình thu thập và bóc tách thơng tin với các định
dạng đã đƣợc quy chuẩn.
-

Hỗ trợ nhiều môi trường hiển thị thông tin (Multidevice support):

cho phép hiển thị cùng một nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác
nhau nhƣ: màn hình máy tính (PC), thiết bị di động (Mobile phone, Wireless

phone, PDA), sử dụng để in hay fax…. một cách tự động bằng cách xác định
thiết bị hiển thị thơng qua các thuộc tính khác nhau. Ví dụ: cùng một nội
dung đó, khi hiển thị trên màn hình máy tính thì sử dụng HTML, nhƣng khi
hệ thống xác định đƣợc thiết hiển thị là PDA hay mobile phone, hệ thống sẽ
loại bỏ các ảnh có trong nội dung và tự động chuyển nội dung đó sang định
dạng WML (Wireless Markup Language) để phù hợp cho việc hiển thị trên
màn hình của thiết bị di động.
-

Khả năng đăng nhập một lần (Single Sign On - SSO): cho phép

dịch vụ xuất bản thông tin hoặc các dịch vụ khác của portal lấy thông tin về
ngƣời dùng khi hoạt động mà không phải yêu cầu ngƣời dùng phải đăng
nhập lại mỗi khi có u cầu. Đây là một tính năng rất quan trọng vì các ứng
dụng và dịch vụ trong portal sẽ phát triển một cách nhanh chóng khi xuất
hiện nhu cầu, mà các ứng dụng và dịch vụ này tất yếu sẽ có các nhu cầu về
xác thực hoặc truy xuất thông tin ngƣời dùng.
-

Quản trị portal (Portal administration): xác định cách thức hiển thị

thông tin cho ngƣời dùng cuối. Tính năng này khơng chỉ đơn giản là thiết lập
các giao diện ngƣời dùng với các chi tiết đồ hoạ (look-and-feel), với tính


×