ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------
NGUYỄN THỊ HƯƠNG LINH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNGLASER BÁN DẪN CÔNG
SUẤTTHẤP TRONG ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP Ở
NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2
Chuyên ngành: Vật Lý Kỹ Thuật
Mã số: 60 44 17
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ HƯƠNG LINH
Ngày, tháng, năm sinh: 29/05/1981
Chuyên ngành : Vật lý kỹ thuật
MSHV: 12054900
Nơi sinh : Hải Dương
Mã số: 60520401
I. TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT
THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2
II. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Bối cảnh hình thành đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ chính của luận văn
Tổng quan các vấn đề chính liên quan trực tiếp đến đề tài.
Mô phỏng sự lan truyền chùm tia laserbán dẫn công suất thấp từ bề mặt
da vùng lưng đến tụy tạng bằng phương pháp Monte Carlo.
Xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp điều trị cao huyết áp ở người
tiểu đường loại 2 bằng laserbán dẫn cơng suất thấp.
Thiết kế mơ hình điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2 bằng
laser bán dẫn công suất thấp.
Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng cao huyết áp ở người tiểu đường
loại 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 07/07/2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 07/12/2014
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ NGỌC DUNG
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
(Họ tên và chữ ký)
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và thực hiện luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, hỗ trợ về mọi mặt của nhiều thầy, cô, đồng nghiệp, gia đình và
bạn bè. Tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
• PGS.TS Trần Minh Thái và TS Trần Thị Ngọc Dung đã tận tình hướng
dẫn, định hướng trong suốt quá trình học tập và hồn thiện luận văn.
• Cơ Ngơ Thị Thiên Hoa – Phòng điều trị phục hồi chức năng Tân Châu,
An Giang, đã hỗ trợ để tơi hồn thành luận văn này.
• Các thành viên trong hội đồng phê duyệt luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ,
chuyên ngành Vật lý Kỹ thuật.
• Các Thầy, Cô của khoa Khoa học Ứng dụng đã truyền đạt cho tơi những
kiến thức, kinh nghiệm trong q trình học tập.
• Các anh, chị, em đồng nghiệp đã giúp đỡ tơi trong suốt thời gian qua.
• Gia đình, bạn bè đã ủng hộ và động viên.
Nguyễn Thị Hương Linh
TÓM TẮT
Ngày nay, với chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao thì tỷ lệ người đái
tháo đường kèm theo tăng huyết áp ngày càng tăng cao. Tăng huyết áp ở người tiểu
đường loại 2 làm tăng nguy cơ tim mạch, bệnh lý mạch vành và tai biến mạch máu
não lớn 2 – 3 lần so với người không bị tiểu đường loại 2.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào điều trị triệt để căn bệnh tiểu đường loại
2 và cao huyết áp. Vì vậy, đề tài này với tên gọi “Nghiên cứu ứng dụng laser bán
dẫn công suất thấp trong điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2” được hình
thành.
Nội dung chính của phương pháp điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường
loại 2 bằng laser bán dẫn cơng suất thấp như sau:
• Sử dụng laser bán dẫn nội tĩnh mạch nhằm cải thiện hệ tuần hoàn máu và
cung cấp máu cho tuyến tụy và gan đầy đủ với chất lượng cao.
• Đồng thời sử dụng hiệu ứng hai bước sóng đồng thời do hai loại laser bán
dẫn làm việc ở bước sóng khác nhau tạo nên, tác động trực tiếp lên tuyến
tụy và gan nhằm điều trị phục hồi chức năng của chúng bị rối loạn.
• Kết hợp quang châm bằng laser bán dẫn công suất thấp tác động lên các
huyệt trong châm cứu cổ truyền phương Đông để điều trị cao huyết áp và
hạ đường huyết cho người bệnh tiểu đường loại 2.
Sử dụng phương pháp vừa nêu trên điều trị cho 35 người, tiến hành song
song điều trị: cao huyết áp và tiểu đường loại 2.Kết quả bước đầu cho thấy, điều trị
cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2 bằng laser bán dẫn cơng suất thấp có những
ưu điểm như sau:
• Đạt hiệu quả cao. Khơng xảy ra tai biến hay phản ứng phụ có hại. Phương
thức điều trị đơn giản, dễ phổ cập rộng rãi.
• Hình thức điều trị ngoại trú, thuận lợi cho bệnh nhân. Đồng thời góp phần
đưa giá thành điều trị về mức thấp, để bệnh nhân có khả năng điều trị.Hạ
huyết áp tâm thu và tâm trương đồng bộ, nhằm tránh hiện tượng huyết áp
khấu trừ.
ABSTRACT
Nowadays, the lifequality is increasingly the percentage of people with
diabetes and high blood pressure rising. The high blood pressure in the people with
type 2 diabetes increases the risk of heart disease, coronary artery disease and
cerebral vascular accident 2-3 times higher than those without type 2 diabetes.
Currently, there is no method thorough treatment of the type 2 diabetes and
the high blood pressure. Therefore, this thesis entitled "Applied research of the low
power semiconductor laser in the treatment of hypertension in people with type 2
diabetes"
The
maincontentsof
thetreatmentofhypertensioninpeoplewithtype
2
diabeteswith the lowpowersemiconductorlaserasfollows:
• Using intravascular semiconductor laser to improve the blood circulation
and supply the high quality blood to the pancreas and liver.
• Using the effects of two wavelengths simultaneously at the same time by
two semiconductor lasers supplying two different wavelengths, effects
directly on the pancreas and the liver to treat their rehabilitation disorder.
• Using optical of the low power semiconductor laser to impact to
acupuncture points in the traditional oriental acupuncture for treating high
blood pressure and low blood sugar for people with type 2 diabetes.
Using the above method to treat for 35 patients. The treatment of both
hypertension
and
type
2
diabetes.
Theresultsshowedthatthe
treatmentofhypertensionwithtype 2 diabetesby thelowpowersemiconductorlaserhas
the advantagesas:
•
Achieving
high
efficiency.
treatmentdidn’toccurcomplicationsorsideeffectsthatareharmful
The
to
the
patients. Methodoftreatingsimple, universalwidely.
•
Outpatienttreatment, convenientforthe patients, contributing to the
lowcostof
thetreatment.
Lowersystolicanddiastolicsynchronized
avoidwithholdingbloodpressure.
to
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần
Thị Ngọc Dung. Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chính xác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hương Linh
i
MỤC LỤC
PHẦN I. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHÍNH
CỦA NĨ. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN
ĐỀ TÀI ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
CHÍNH CỦA NĨ. ....................................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh hình thành đề tài [1,2,3] .................................................................. 1
1.2 Mục tiêu của đề tài.......................................................................................... 4
1.2.1 Mục tiêu trước mắt .................................................................................. 4
1.2.2 Mục tiêu lâu dài ....................................................................................... 4
1.3 Các nhiệm vụ chính của đề tài ........................................................................ 4
1.3.1 Tổng quan các vấn đề chính liên quan trực tiếp đến đề tài, bao gồm: .... 4
1.3.2 Mô phỏng sự lan truyền chùm tia laser làm việc ở các bước sóng khác
nhau với cơng suất thấp từ bề mặt da vùng lưng đến tuyến tụy bằng phương
pháp Monter Carlo. .......................................................................................... 4
1.3.3 Xây dựng lý luận của phương pháp điều trị tăng huyết áp ở người tiểu
đường loại 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp. ............................................. 4
1.3.4 Thiết kế mô hình thiết bị điều trị tăng huyết áp ở người tiểu đường loại
2 bằng laser bán dẫn công suất thấp. ................................................................ 5
1.3.5 Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng tăng huyết áp ở người tiểu đường
loại 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp. ......................................................... 5
1.3.6 Kết luận ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP [1] .......................................... 6
2.1 Định nghĩa huyết áp........................................................................................ 6
2.2 Phân loại huyết áp........................................................................................... 7
2.2.1 Huyết áp thấp .......................................................................................... 7
2.2.2 Huyết áp cao ............................................................................................ 7
2.2.3 Huyết áp kẹp (hay huyết áp kẹt huyết áp khấu trừ) ................................ 8
2.3 Định nghĩa tăng huyết áp ................................................................................ 8
ii
2.4 Phân loại tăng huyết áp................................................................................... 9
2.5 Đặc điểm dịch tễ học .................................................................................... 11
2.6 Nguyên nhân ................................................................................................. 12
2.6.1 Theo y học hiện đại ............................................................................... 12
2.6.2 Theo y học cổ truyền ............................................................................. 13
2.7 Chẩn đoán ..................................................................................................... 14
2.7.1 Chẩn đoán theo y học hiện đại (YHHĐ) ............................................... 14
2.7.2 Chẩn đoán theo y học cổ truyền ............................................................ 15
2.8 Các phương pháp điều trị cao huyết áp [5,6] ............................................... 16
2.8.1 Mục tiêu và nguyên tắc trong điều trị cao huyết áp .............................. 16
2.8.2 Nguyên tắc trong điều trị cao huyết áp ................................................. 16
2.8.3 Các phương thức điều trị cao huyết áp.................................................. 17
2.8.4 Phương pháp khác điều trị cao huyết áp: hủy thần kinh thận [9,10] .... 22
CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG [1,2,3] .............................. 25
3.1 Định nghĩa bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường)..................................... 25
3.2 Phân loại bệnh tiểu đường ............................................................................ 29
3.2.1 Bệnh tiểu đường loại 1 .......................................................................... 29
3.2.2 Bệnh tiểu đường loại 2 .......................................................................... 29
3.2.3 Bệnh tiểu đường ở thai phụ ................................................................... 30
3.2.4 Bệnh tiểu đường các loại đặc biệt ......................................................... 30
3.3 Tình hình bệnh tiểu đường trong và ngồi nước .......................................... 30
3.4 Các yếu tố gây bệnh tiểu đường ................................................................... 31
3.5 Quan niệm của y học cổ truyền về bệnh ĐTĐ ............................................. 31
3.5.1 Chứng tiêu khát ..................................................................................... 31
3.5.2 Chứng hư lao ......................................................................................... 32
3.5.3 Chứng ma mộc ...................................................................................... 32
3.6 Nguyên nhân và bệnh sinh của tiểu đường................................................... 33
3.6.1 Nguyên nhân ......................................................................................... 33
3.6.2 Cơ chế sinh bệnh của bệnh tiểu đường loại 2 ....................................... 33
3.7 Chẩn đoán ..................................................................................................... 34
iii
3.7.1 Chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2 theo y học hiện đại ......................... 34
3.7.2 Chẩn đoán theo y học cổ truyền ............................................................ 35
3.8 Biến chứng .................................................................................................... 37
3.8.1 Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường ........................................... 37
3.9 Điều trị bệnh tiểu đường loại 2 ..................................................................... 37
3.9.1 Nguyên tắc chung .................................................................................. 37
3.9.2 Điều trị bằng tân dược: gồm điều trị bằng thuốc uống tân dược và tiêm
insulin. Điều trị bệnh tiểu đường loại 2 bằng tân dược theo phác đồ chữa trị
sau: ................................................................................................................. 38
3.9.3 Điều trị bệnh tiểu đường loại 2 theo y học cổ truyền............................ 39
3.9.4 Một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường khác ............................. 39
CHƯƠNG 4. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA THẾ GIỚI VỀ LASER
BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI
TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 ............................................................................................ 41
4.1 Ảnh hưởng của châm cứu bằng laser công suất thấp trong điều trị cao huyết
áp [14,54] .................................................................................................................. 41
4.2 Ảnh hưởng của laser bán dẫn công suất thấp trong điều trị bệnh đái tháo
đường [16,17] ............................................................................................................ 42
PHẦN III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................... 44
CHƯƠNG 5. MÔ PHỎNG SỰ LAN TRUYỀN CHÙM TIA LASER LÀM VIỆC Ở
CÁC BƯỚC SĨNG KHÁC NHAU VỚI CƠNG SUẤT THẤP TỪ BỀ MẶT DA
VÙNG LƯNG ĐẾN BỀ MẶT TỤY TẠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MONTER
CARLO. .................................................................................................................... 44
5.1 Lời dẫn .......................................................................................................... 44
5.2 Các thông số dùng trong mô phỏng. ............................................................ 45
5.3 Kết quả mô phỏng ở các công suất 10mW, 20mW, 30mW trong thời gian
20 phút. ...................................................................................................................... 46
5.3.1 Mật độ cơng suất của các bước sóng 633nm, 780nm, 850nm, 940nm ở
10mW. ............................................................................................................ 46
iv
5.3.2 Mật độ cơng suất của các bước sóng 633nm, 780nm, 850nm, 940nm ở
20mW. ............................................................................................................ 48
5.2.3 Mật độ công suất của các bước sóng 633nm, 780nm, 850nm, 940nm ở
30mW. ............................................................................................................ 50
CHƯƠNG 6. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CAO
HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 BẰNG LASER BÁN DẪN CƠNG
SUẤT THẤP ............................................................................................................. 52
6.1 Nội dung chính của phương pháp................................................................. 52
6.2 Chọn bước sóng thích hợp của laser bán dẫn phục vụ cho điều trị. ............. 52
6.3 Cơ chế điều trị .............................................................................................. 53
6.3.1 Về cơ chế điều trị hạ đường huyết ở người tiểu đường loại 2 .............. 53
6.3.2 Về cơ chế điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2. .................. 54
6.4 Mơ hình thiết bị điều trị lâm sàng cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2
bằng laser bán dẫn công suất thấp. ............................................................................ 55
6.4.1 Thiết bị laser bán dẫn nội tĩnh mạch ..................................................... 55
6.4.2 Thiết bị quang châm – quang trị liệu bằng laser bán dẫn loại 12 kênh. 56
CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ LÂM
SÀNG BỆNH CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 BẰNG
LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT THẤP ................................................................ 58
7.1 Tổ chức nghiên cứu lâm sàng ....................................................................... 58
7.2 Phương pháp nghiên cứu điều trị và đối tượng trong diện chữa trị.............. 58
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu điều trị lâm sàng ........................................... 58
7.3 Kết quả điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2 bằng laser bán dẫn
công suất thấp ............................................................................................................ 61
7.3.1 Kết quả điều trị cao huyết áp................................................................. 62
7.3.2 Kết quả điều trị đường huyết ở người bệnh tiểu đường loại 2 bị cao
huyết áp .......................................................................................................... 62
7.3.3 Tai biến và phản ứng phụ có hại xảy ra trong q trình điều trị ........... 64
7.3.4 Đánh giá chung...................................................................................... 64
7.4 Kết luận......................................................................................................... 66
v
7.4.1 Phương pháp điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2 bằng laser
bán dẫn công suất thấp có những điểm nổi bật sau: ....................................... 66
7.4.2 Phương pháp điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2 bằng laser
bán dẫn cơng suất thấp có những ưu việt so với các phương pháp điều trị
khác, đó là: ..................................................................................................... 66
7.4.3 Phương thức điều trị song hành ............................................................ 66
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN ........................................................................................ 67
8.1 Những kết quả đã thu được .......................................................................... 67
8.1.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của chùm tia laser bán dẫn công suất thấp
sử dụng trong thiết bị quang châm, quang trị liệu lên chức năng tụy tạng của
bệnh nhân trong quá trình điều trị cho thấy: .................................................. 67
8.1.2 Kết quả mô phỏng sự lan truyền chùm photon làm việc với các bước
sóng 633nm, 780nm, 850nm và 940nm với công suất thấp (10, 20 và 30mW)
từ bề mặt da ở vùng lưng đến tuyến tụy bằng phương pháp Monte Carlo đã
thu được các kết quả như sau: ........................................................................ 67
8.1.3 Tiến hành xây dựng cơ sở lý luận của phương pháp điều trị phục hồi
chức năng gan bị tổn thương bằng laser bán dẫn công suất thấp. Về cơ chế
điều trị gồm các vấn đề chính sau đây: .......................................................... 68
8.1.4 Dựa vào cơ sở lý luận của phương pháp điều trị cao huyết áp ở người
tiểu đường loại 2 bằng laser bán dẫn cơng suất thấp, phịng thí nghiệm Cơng
nghệ laser đã đề xuất các thiết bị điều trị phục hồi chức năng gan bị rối loạn
bằng laser bán dẫn công suất thấp, bao gồm: ................................................. 69
8.1.5 Đã tiến hành điều trị trên lâm sàng cho 35 bệnh nhân. Các bệnh nhân
trong diện nghiên cứu điều trị, với đặc điểm sau: .......................................... 70
8.1.6 Điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2 bằng laser bán dẫn cơng
suất thấp có nhiều ưu điểm như sau: .............................................................. 71
8.2 Đóng góp về mặt khoa học của luận văn. ..................................................... 71
8.3 Hướng phát triển. .......................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72
vi
PHỤ LỤC A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LASER BÁN DẪN CÔNG SUẤT
THẤP TRONG ĐIỀU TRỊ CAO HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LOẠI 2 75
PHỤ LỤC B. MÔ PHỎNG MONTER CARLO ...................................................... 90
PHỤ LỤC C. CÁC HUYỆT SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRỊ ............................... 104
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Huyết áp là thơng số đo lực tác động của máu lên thành động mạch .......6
Hình 3.1 Vị trí của tuyến tụy trong cơ thể ................................................................25
Hình 3.2 Vị trí của tuyến tụy trên thiết đồ đứng dọc giữa .......................................25
Hình 3.3 Cấu trúc cơ sở của tuyến tụy .....................................................................26
Hình 3.4 Tuyến tụy nội tiết.......................................................................................28
Hình 4.1 Chỉ số huyết áp tâm thu của 2 nhóm A, B, trước và sau khi đều trị .........41
Hình 4.2 Chỉ số huyết áp tâm trương của 2 nhóm A, B, trước và sau khi đều trị ....42
Hình 4.3 (A) Nồng độ Insulin giữa các nhóm sau khi chiếu LLT 810 nm. P < 0.05
...................................................................................................................................43
Hình 4.3 (B) Nồng độ Insulin giữa các nhóm sau khi chiếu LLT 630 nm. P< 0.001.
...................................................................................................................................43
Hình 5.1 Sự phân bố mật độ công suất ứng với các giá trị 10-1 W/cm2, 10-2 W/cm2,
10-3 W/cm2, 10-4 W/cm2 của các bước sóng 633nm, 780nm, 850nm, 940nm với
cơng suất chiếu 10mW. .............................................................................................46
Hình 5.2 Các đường đẳng mật độ cơng suất (10-4 W/cm2) ứng với các bước sóng
633nm, 780nm, 850nm, 940nm tại cơng suất 10mW. ..............................................47
Hình 5.3 Sự phân bố mật độ công suất ứng với các giá trị 10-1 W/cm2, 10-2 W/cm2,
10-3 W/cm2, 10-4 W/cm2 của các bước sóng 633nm, 780nm, 850nm, 940nm với ....48
Hình 5.4 Các đường đẳng mật độ cơng suất (10-4 W/cm2) ứng với các bước sóng
633nm, 780nm, 850nm, 940nm tại cơng suất 20mW. ..............................................49
Hình 5.5 Sự phân bố mật độ công suất ứng với các giá trị 10-1 W/cm2, 10-2 W/cm2,
10-3 W/cm2, 10-4 W/cm2 của các bước sóng 633nm, 780nm, 850nm, 940nm với
cơng suất chiếu 30mW. .............................................................................................50
Hình 5.6 Các đường đẳng mật độ cơng suất (10-4 W/cm2) ứng với các bước sóng
633nm, 780nm, 850nm, 940nm tại cơng suất 30mW. ..............................................51
Hình 6.1 Thiết bị laser bán dẫn nội tĩnh mạch .........................................................56
Hình 6.2 Thiết bị quang châm – quang trị liệu bằng laser bán dẫn loại 12 kênh .....57
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Phân loại mức huyết áp theo WHO/ISH 1999 ............................................9
Bảng 2.2 Phân loại nguy cơ theo hướng dẫn WHO/ISH ..........................................16
Bảng 2.3 Bảy lớp thuốc hạ huyết áp được khuyên sử dụng đầu tiên trong chữa trị
cao huyết áp vô căn không biến chứng .....................................................................19
Bảng 2.4: Các thuốc chính yếu điều trị cao huyết áp vơ căn ...................................21
Bảng 3.1 Bảng đánh giá theo Tổ chức y tế thế giới và Hội đái tháo đường Hoa Kỳ
...................................................................................................................................35
Bảng 3.2 Phác đồ điều trị bệnh tiểu đường loại 2 bằng tân dược .............................38
Bảng 5.1 Các thông số quang học sử dụng trong mô phỏng từ da lưng đến bề mặt
tụy tạng. .....................................................................................................................45
Bảng 7.1 Chỉ số đường huyết được đánh giá dựa theo tiêu chí của Tổ chức Y tế thế
giới và Hội tiểu đường Hoa Kỳ .................................................................................58
Bảng 7.2 Phân loại huyết áp theo WHO/ISH 1999 ..................................................59
Bảng 7.3 Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi ...............................................................60
Bảng 7.4: Mức độ cao huyết áp của bệnh nhân trong diện điều trị ..........................61
Bảng 7.5: Kết quả điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2 bằng laser bán
dẫn công suất thấp .....................................................................................................62
Bảng 7.6: Kết quả điều trị hạ đường huyết ở người tiểu đường loại 2 bị cao huyết
áp bằng laser bán dẫn công suất thấp ........................................................................63
Bảng 7.7: Kết quả điều trị đường huyết ở người tiểu đường loại 2 bị cao huyết áp
bằng laser bán dẫn cơng suất thấp theo tiêu chí của Bộ y tế .....................................63
Bảng 7.8: Giá trị trung bình đường huyết lúc đói trước và sau khi kết thúc điều trị
bằng laser bán dẫn công suất thấp .............................................................................64
1
PHẦN I. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
CHÍNH CỦA NĨ. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH LIÊN QUAN
TRỰC TIẾP ĐẾN ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI, MỤC TIÊU, NHIỆM
VỤ CHÍNH CỦA NĨ.
1.1 Bối cảnh hình thành đề tài [1,2,3]
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay tăng huyết áp được xem là một
trong 10 căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân loại, có thể làm
giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 tuổi.
Đồng thời theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về nguyên nhân
tai biến mạch máu não: đứng hàng đầu là xơ vữa động mạch não, sau đó là tăng
huyết áp, hai yếu tố này có thể đi cùng hoặc riêng lẻ.
Vấn đề không chỉ nghiêm trọng ở sự phổ biến và gia tăng nhanh chóng, mà
cao huyết áp đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch – một
gánh nặng bệnh tật tử vong hàng đầu trên thế giới.
Phần lớn những người bị cao huyết áp thường không có triệu chứng, nhưng
khi có những dấu hiệu như: nhức đầu, chóng mặt, chống váng, buồn nơn, mệt
mỏi,…lúc đó, tình trạng cao huyết áp đã nặng hoặc người bệnh đã có những biến
chứng mạch vành hay tai biến mạch máu não. Cao huyết áp phản ánh tình trạng
mạch máu của cơ thể bị tổn thương. Khi mạch máu bị tổn thương sẽ kéo theo tổn
thương các cơ quan khác như: não, mắt, động mạch ngoại vi, tim, suy thận,…
Cùng với sự gia tăng của cao huyết áp, tỉ lệ béo phì và bệnh tiểu đường ngày
càng tăng nhanh.
Bệnh tiểu đường đang gia tăng và bùng nổ trên toàn cầu, trở thành đại dịch
của thế giới, đặc biệt là ở các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo
nghiên cứu của các chuyên gia về bệnh tiểu đường thuộc Tổ chức y tế thế giới
(WHO) cho biết, tỷ lệ gia tăng bệnh tiểu đường ở khu vực châu Á cao hơn ở châu
Âu.
2
WHO cảnh báo, 20 năm nữa bệnh tiểu đường và những bệnh có liên quan
đến nó sẽ trở thành khủng hoảng y tế lớn nhất thế kỷ 21, sẽ có khoảng 330 triệu
người mắc bệnh. Trong đó, khu vực châu Á có bốn quốc gia có nhiều người mắc
bệnh tiểu đường, đó là: Ấn Độ (33 triệu), Trung Quốc (23 triệu), Pakistan (9 triệu),
Nhật Bản (7 triệu). Việt nam có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao, tại các thành phố
lớn khoảng 6% dân số, tỷ lệ này trên toàn quốc là 4.4%.
Triệu chứng bệnh tiểu đường âm thầm, gây suy giảm nhanh sức khỏe cũng
như khả năng lao động bởi các biến chứng nguy hiểm của bệnh trên nhiều cơ quan,
làm ảnh hưởng đế chất lượng của cuộc sống, hiệu quả lao động và tuổi thọ của bệnh
nhân. Một điều đáng lo là 50% người bệnh tiểu đường không biết mình bị bệnh.
Đây là một nguy cơ cho tình trạng sức khỏe của cộng đồng.
Theo các chuyên gia nội tiết cho biết:
• Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm 90% bệnh tiểu đường.
• Hiện chưa có phương pháp nào điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Cho nên, hướng nghiên cứu tập trung vào việc điều trị hạ đường huyết lúc
đói và sau 2 giờ ăn về mức gần sinh lý là chính.
Một số cơng trình nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tăng huyết áp có
nồng độ insulin máu cao hơn người không tăng huyết áp. Và một số khác sử
dụng kĩ thuật “kẹp hay cố định” để chẩn đoán đề kháng insulin cho thấy những
bệnh nhân đề kháng insulin có tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn. [4]
Tăng huyết áp ở người tiểu đường loại 2 làm tăng nguy cơ tim mạch, bệnh lý
mạch vành và tai biến mạch máu não lớn 2 – 3 lần so với người không bị tiểu đường
loại 2.
Bệnh nhân đái tháo đường có khoảng 50% bệnh nhân kèm theo tăng huyết áp
và bệnh nhân tăng huyết áp cũng có khoảng 50% kèm theo đái tháo đường. Vì vậy
bây giờ người ta gọi bằng tên chung là tim mạch chuyển hóa.
Nguyên nhân:
-
Khi bệnh nhân mắc một bệnh sẽ làm cho bệnh kia dễ xuất hiện hơn, khi bệnh
nhân bị đái tháo đường thì mức độ đường huyết tăng sẽ làm giữ nước trong
cơ thể, việc giữ nước trong cơ thể sẽ làm tăng huyết áp.
3
-
Khi bệnh nhân bị đái tháo đường thì các thành mạch bị cứng lại, dẫn đến con
số huyết áp tăng lên.
-
Rối loạn insulin cũng làm tăng huyết áp.
Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp cũng chính là các yếu tố nguy cơ của bệnh
đái tháo đường, ví dụ như: thừa cân, béo phì, có lối sống tĩnh tại, có chế độ ăn giàu
chất béo, chất tinh bột, hoặc bệnh nhân có hút thuốc lá, bị stress,…
Khi bệnh nhân bị đái tháo đường và tăng huyết áp thì điều trị sẽ khó khăn
hơn. Vì khi đó biến chứng về xơ vữa động mạch, biến chứng về chuyển hóa của
bệnh nhân sẽ cao lên, nghĩa là có nhiều khả năng xuất hiện biến chứng hơn, và
những biến chứng ấy sẽ xuất hiện sớm hơn và nặng hơn.
Những bệnh nhân bị đái tháo có kèm theo tăng huyết áp đều thuộc hội chứng
là có rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, vì vậy việc hình thành các mảng xơ vữa
trong cơ thể sẽ nhiều lên, làm hẹp các lòng mạch, như vậy tổn thương các cơ quan
sẽ nặng nề hơn.
Việc điều trị tăng huyết áp ở người tiểu đường loại 2, hiện nay chỉ tiến hành
bằng tân dược. Hàng ngày, bệnh nhân phải uống hai dạng thuốc:
- Dạng thứ nhất: dành cho việc điều trị hạ đường huyết;
- Dạng thứ hai: dành cho việc điều trị cao huyết áp.
Nhược điểm:
• Hai dạng thuốc nêu trên phải “đồng thuận” trong điều trị. Tuy nhiên có một
số loại thuốc điều trị cao huyết áp có thể làm tăng chỉ số đường huyết và
ngược lại có một số loại thuốc điều trị đái tháo đường không thể dùng được ở
bệnh nhân kèm tăng huyết áp, nhất là những bệnh nhân có biến chứng tim
mạch.
• Liều lượng thuốc sẽ tăng dần theo thời gian điều trị. Điều này dẫn đến cùng
một lúc phải sử dụng số lượng lớn thuốc, làm cho bệnh nhân lo âu là điều
khơng thể tránh khỏi.
• Khó tránh được phản ứng phụ có hại xảy ra.
Hơn nữa, để điều trị cao huyết áp ở người bệnh tiểu đường loại 2 không thể
sử dụng phương pháp châm cứu truyền thống.
4
Trong bối cảnh ấy, chúng tôi chọn “Ứng dụng laser bán dẫn công suất thấp
trong điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2” làm hướng nghiên cứu của
mình.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu trước mắt
Xây dựng cơ sở lý luận cho phương pháp điều trị tăng huyết áp ở người tiểu
đường loại 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp.
Trên cơ sở ấy, thiết kế mơ hình thiết bị phục vụ phục vụ cho việc điều trị lâm
sàng tăng huyết áp ở người tiểu đường loại 2.
Đồng thời, tổ chức điều trị lâm sàng với số lượng bệnh nhân đủ lớn để bước
đầu đánh giá hiệu quả của phương pháp mới này.
1.2.2 Mục tiêu lâu dài
Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng tăng huyết áp ở người tiểu đường loại 2
với số lượng bệnh nhân từ 100 đến 150 người để đánh giá toàn diện phương pháp
mới này.
1.3 Các nhiệm vụ chính của đề tài
1.3.1 Tổng quan các vấn đề chính liên quan trực tiếp đến đề tài, bao
gồm:
a. Đại cương về tăng huyết áp.
b. Đại cương về bệnh tiểu đường loại 2.
c. Các cơng trình nghiên cứu ứng dụng laser cơng suất thấp trong
điều trị cao huyết áp ở người tiểu đường loại 2.
1.3.2 Mô phỏng sự lan truyền chùm tia laser làm việc ở các bước sóng
khác nhau với cơng suất thấp từ bề mặt da vùng lưng đến tuyến tụy bằng
phương pháp Monter Carlo.
1.3.3 Xây dựng lý luận của phương pháp điều trị tăng huyết áp ở người
tiểu đường loại 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp.
5
1.3.4 Thiết kế mơ hình thiết bị điều trị tăng huyết áp ở người tiểu đường
loại 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp.
1.3.5 Tổ chức nghiên cứu điều trị lâm sàng tăng huyết áp ở người tiểu
đường loại 2 bằng laser bán dẫn công suất thấp.
1.3.6 Kết luận
6
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TĂNG HUYẾT ÁP [1]
2.1 Định nghĩa huyết áp
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu
đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Vậy, huyết áp là thứ phải tồn tại đương nhiên
trong cơ thể con người giống như áp lực nước trong lòng mương, ống nước, ….
Huyết áp được xác định bởi lượng máu tim bơm được (cung lượng tim) và sức cản
của động mạch. Tim càng bơm nhiều máu và động mạch càng hẹp thì càng dễ bị
tăng huyết áp.
Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số:
(1) Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc gọi là chỉ số trên): là huyết áp
đo được khi tim tống máu vào động mạch, thể hiện sức bóp của tim, bình thường từ
90 đến 139 mm Hg (milimét thuỷ ngân).
(2) Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc gọi là chỉ số dưới): là
huyết áp đo được khi tim hút máu về, thể hiện sức cản của lịng mạch, bình thường
từ 60 đến 89 mm Hg.
Hình 2.1 Huyết áp là thông số đo lực tác động của máu lên thành động mạch
Sự dao động của huyết áp:
Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống
thấp nhất vào khoảng (1-3) giờ sáng – khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ (8-10)
giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh, ...
7
đều có thể làm tăng huyết áp. Ngược lại, khi nghỉ ngơi, thư giãn sẽ làm huyết áp hạ
xuống.
2.2 Phân loại huyết áp
2.2.1 Huyết áp thấp
Huyết áp thấp là khi huyết áp tối đa dưới 90mmHg, huyết áp tối thiểu dưới
60mmHg (< 90/60). Bệnh nhân ý thức lơ mơ hoặc mất hoàn toàn do thiếu oxy não.
a. Nguyên nhân: do mất máu, mất nước, giãn tĩnh mạch, một số loại thuốc
có thể gây ra tụt huyết áp, do lão hóa, yếu tố di truyền, tiểu đường lâu ngày,
một số bệnh lý của hệ thần kinh.
b. Các loại huyết áp thấp:
Huyết áp thấp đột biến: Huyết áp đang bình thường hay cao từ trước, nay
hạ xuống đột ngột (hạ chừng 30-40mmHg), trường hợp này thường là do
một bệnh lý.
Huyết áp thấp liên tục: huyết áp luôn luôn thấp hơn mức bình thường.
Hiện tượng này thường gặp ở người có cơ địa huyết áp thấp và ở một số
bệnh gây huyết áp thấp.
¾ Huyết áp thấp tiên phát: do cơ địa hay do cấu tạo của cơ thể và di
truyền, thường xun có huyết áp thấp, nhưng khơng có trở ngại gì
trong sinh hoạt.
¾ Huyết áp thấp hậu phát: thường do một nguyên nhân nào đó gây ra,
bệnh nhân thấy mệt mỏi, thống ngất, ngón tay, ngón chân lạnh, có
khi tím da.
2.2.2 Huyết áp cao
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay tăng huyết áp được xem là một
trong 10 căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân loại, có thể làm
giảm tuổi thọ từ 10 đến 20 tuổi.
Đồng thời theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) về nguyên nhân
tai biến mạch máu não: đứng hàng đầu là xơ vữa động mạch não, sau đó là tăng
huyết áp, hai yếu tố này có thể đi cùng hoặc riêng lẻ.
8
2.2.3 Huyết áp kẹp (huyết áp khấu trừ)
Huyết áp kẹp được định nghĩa trên lâm sàng là tình trạng khi hiệu số giữa
huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương <=25mmHg (hoặc <=20 mmHg). Ví dụ:
huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65 - 75. Nếu huyết
áp tâm trương là 85 - 90 thì có thể coi là huyết áp kẹp.
Bình thường thì huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương luôn có một hiệu số
khoảng từ 40-50 mmHg, huyết áp kẹt xảy ra có nghĩa là có 1 sự giảm huyết áp tâm
thu và tăng huyết áp tâm trương, nguyên nhân có thể là do:
• Do mất máu nội mạch: Có thể do chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch
(trong bệnh cảnh Sốt xuất huyết Dengue) hoặc suy tim.
• Bệnh van tim:
+ Hẹp van động mạch chủ: khi van động mạch chủ hẹp, lượng máu được
tống ra khỏi thất trái trong thì tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn
đễn huyết áp kẹp.
+ Hẹp van 2 lá: khi van 2 lá hẹp máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong thì tâm
trương chính điều đó làm tăng huyết áp tâm trương.
• Một số nguyên nhân khác: là chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài
tim), cổ trướng cũng gây ra huyết áp kẹp.
Theo 1 nghiên cứu trên diện hẹp của các tác giả ở Mỹ năm 2010 với tiêu đề
“Low Pulse Pressure as a Predictor of Death in Patients with Mild to Advanced
Heart Failure”, nghiên cứu chỉ ra rằng huyết áp kẹp là một tiên đoán về tình trạng
xấu đi của những bệnh nhân có vấn đề tim mạch.
2.3 Định nghĩa tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác
nhau gây nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch của đại
tuần hoàn.
Theo Tổ chức y tế thế giới (OMS), ở người lớn có huyết áp (HA) bình
thường, nếu huyết áp động mạch tối đa < 140 mmHg và huyết áp động mạch tối
thiểu < 90 mmHg. Tăng huyết áp khi huyết áp động mạch tối đa > 160 mmHg và
huyết áp động mạch tối thiểu > 95 mmHg. Huyết áp động mạch tối đa còn gọi là
9
huyết áp tâm thu, huyết áp động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương.
2.4 Phân loại tăng huyết áp
-
Theo WHO: huyết áp bình thường ở người lớn là huyết áp tâm thu (HATT)
<140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) < 90mmHg.
-
Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp động mạch tăng cao bền bỉ, nói rõ hơn là
đo thấy cao trên mức bình thường ít nhất trong 2 kỳ cách nhau 1 đến nhiều
ngày, mỗi kỳ đo 2-3 lần cách nhau 2-20 phút, việc đo huyết áp được tiến hành
đúng theo những quy định chặt chẽ về máy đo huyết áp, cách đo huyết áp và
chuẩn bị bệnh nhân.
Phân loại mức huyết áp mới theo WHO/ISH 1999, được áp dụng cho những
đối tượng không sử dụng thuốc chống tăng huyết áp.
Hạng
HATT (mmHg)
Tối ưu
<120
Bình thường
<130
Bình thường cao
130-139
THA giới hạn
140-149
THA độ 1 (nhẹ)
140-159
THA độ 2 (trung bình)
160-179
THA độ 3 (nặng)
>180
THA tâm thu đơn đôc
>140
Bảng 2.1 Phân loại mức huyết áp theo WHO/ISH 1999
HATTr (mmHg)
<80
<85
85-89
90-94
90-99
100-109
>110
<90
Theo hướng dẫn của WHO/ISH 1999 về tăng huyết áp, nhằm mục đích xếp
loại nguy cơ và lượng giá tiên lượng, bệnh nhân tăng huyết áp được phân thành 4
nhóm để dễ dàng cho việc lựa chọn phương pháp điều trị, bao gồm:
-
Nhóm nguy cơ thấp (nguy cơ có sự cố tim mạch nặng trong 10 năm dưới
15%).
-
Nhóm nguy cơ trung bình (nguy cơ có sự cố tim mạch nặng trong 10 năm từ
15 - 20%).
-
Nhóm nguy cơ cao (nguy cơ có sự cố tim mạch nặng trong 10 năm từ 20 30%).
10
-
Nhóm nguy cơ rất cao (nguy cơ có sự cố tim mạch nặng trong 10 năm trên
30%).
Yếu tố nguy cơ:
¾ Yếu tố dùng để xếp loại nguy cơ:
- Tăng HATT và HATTr (độ 1, 2, 3), nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi, hút thuốc
lá
- Rối loạn lipid huyết (cholesterol TP > 6,5mmol tức > 250mg/dl)
- Tiền căn gia đình bị bệnh tim mạch sớm, tiểu đường, uống thuốc ngừa
thai.
¾ Yếu tố ảnh hưởng xấu đến tiên lượng:
- HDL-C giảm, LDL-C tăng
- Tiểu albumin vi thể trên người bị tiểu đường, rối loạn dung nạp đường
- Béo phì, lối sống tĩnh tại, fibrinogen tăng
- Nhóm kinh tế xã hội nguy cơ cao, nhóm dân tộc nguy cơ cao
- Vùng địa lý nguy cơ cao.
+ Tổn thương cơ quan đích (giai đoạn II theo phân loại cũ của WHO):
■ Dầy thất trái (điện tâm đồ, siêu âm, X quang)
■ Tiểu đạm và/hoặc là tăng nhẹ creatinin huyết (1,2 - 2mg/dl)
■ Hẹp lan tỏa hoặc từng điểm động mạch võng mạc
■ Siêu âm hoặc X quang có bằng chứng mảng xơ vữa.
+ Tình trạng lâm sàng đi kèm (giai đoạn III theo phân loại cũ của WHO):
■ Bệnh mạch não: nhũn não, xuất huyết não, cơn thiếu máu não thoáng
qua
■ Bệnh tim: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, điều trị tái tưới máu mạch
vành, suy tim
■ Bệnh thận: suy thận (creatinin huyết >2mg/dl), bệnh thận do tiểu đường
■ Bệnh mạch máu lớn ngoại vi có triệu chứng lâm sàng đi kèm
■ Bệnh đáy mắt: xuất huyết hoặc xuất tiết động mạch võng mạc, phù gai
thị.
11
Dựa theo định nghĩa
- Tăng huyết áp giới hạn khi trị số huyết áp trong khoảng 140/90
mmHg.
-
Tăng huyết áp tâm thu khi huyết áp động mạch tối đa (PAs) lớn hơn 160
mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu (PAd) nhỏ hơn 90 mmHg.
-
Tăng huyết áp tâm trương khi huyết áp động mạch tối đa (PAs) thấp hơn 140
mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu (PAd) cao hơn 95 mmHg.
Dựa vào tình trạng biến thiên của trị số huyết áp
-
Tăng huyết áp thường xuyên, có thể phân thành tăng huyết áp ác tính và tăng
huyết áp lành tính.
-
Tăng huyết áp cơn: trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường,
bệnh xuất hiện với những cơn cao vọt, những lúc này thường có tai biến.
-
Tăng huyết áp dao động: con số huyết áp có thể lúc tăng, lúc không tăng
(OMS khuyên không nên dùng thuật ngữ này và nên xếp vào loại giới hạn vì
tất cả các trường hợp tăng huyết áp đều ít nhiều dao đông).
Dựa vào nguyên nhân
-
Tăng huyết áp nguyên phát (khơng có ngun nhân), ở người cao tuổi.
-
Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân), phần lớn ở trẻ em và người trẻ tuổi.
2.5 Đặc điểm dịch tễ học
Ở châu Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ người lớn mắc bệnh từ 15 - 20%. Theo một cơng
trình của Tcherdakoff thì tỷ lệ này là 10-20%. Ở Việt Nam tỷ lệ người lớn mắc bệnh
tăng huyết áp là 6 - 12%.
Bệnh này có liên quan đến:
• Tuổi: tuổi càng cao thì càng nhiều người bệnh huyết áp cao. Nếu ở lứa tuổi
trẻ số người có bệnh huyết áp cao chiếm tỷ lệ 1-2% thì ở người cao tuổi tỷ
lệ mắc bệnh tăng đến 18,2-38% (thậm chí đến 50,2%). Trên 40 tuổi số
người huyết áp cao gấp 10 lần so với khi dưới 40 tuổi.
• Sự phát triển cơng nghiệp: ở đơ thị và nơi có nhịp sống căng thẳng, tỷ lệ
mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn. Tương tự, ở các nước phát triển có mức
sống cao và ở thành thị tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp nhiều hơn ở nông