Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Phân tích tính khả thi dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa, thu mua sữa tại xã tân hà, huyện lâm hà, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 95 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN HỒNG SƠN

PHÂN TÍCH TÍNH KHẢ THI
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
TRANG TRẠI CHĂN NI BỊ SỮA,
THU MUA SỮA TẠI XÃ TÂN HÀ,
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 603406
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học:

TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ

Cán bộ chấm nhận xét 1:…………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: ………………………………………..
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ


Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM, ngày……tháng…..năm 2015.
Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: ……………………………………….
2. Thư ký: ………………………………………...
3. Ủy viên: ………………………………………..
4. Ủy viên: ………………………………………..
5. Ủy viên: ………………………………………..
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý
chuyên ngành sau khi LV đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch hội đồng

Trưởng khoa


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: NGUYỄN HỒNG SƠN

MSHV: 12801039

Ngày, tháng, năm sinh : 17/10/1981

Nơi sinh: Nghệ An


Chuyên ngành

Mã số:

: Quản Trị Kinh Doanh

603406

1- TÊN ĐỀ TÀI: Phân tích tính khả thi dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn ni
bị sữa, thu mua sữa tại xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Phân tích tài chính của dự án.
- Phân tích rủi ro của dự án.
- Phân tích kinh tế và xã hội của dự án.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 18/08/2014
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 02/01/2015
5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ
Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2015.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. NGUYỄN THIÊN PHÚ
TRƯỞNG KHOA


iii


LỜI CÁM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô của trường Đại học Bách
Khoa thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cơ khoa Quản lý Công
nghiệp đã hướng dẫn và cung cấp cho tôi những kiến thức về quản lý trong
suốt hơn 2 năm học vừa qua.
Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thiên Phú, người đã kiên nhẫn
hướng dẫn những vướng mắc và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận
văn. Sự giúp đỡ và động viên của thầy đã giúp tơi hồn thành luận văn đúng
theo yêu cầu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, Phịng kế tốn cơng ty
TNHH Kim Ngân đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi thực hiện
luận văn này.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã giúp đỡ,
động viên tôi, là những người luôn ủng hộ để tôi thực hiện tốt luận văn của
mình.


iv

TÓM TẮT
Lâm Hà là vùng trồng cây cà phê trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên
trong những năm qua, cây cà phê đã khơng cịn mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho nông dân như trước. Để định hướng phát triển nền kinh tế địa phương
trong tương lai, nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI (Nhiệm kỳ 2010
– 2015) đã xác định chương trình phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao là một
trong 06 chương trình trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực
hiện, trong đó việc chăn ni bị sữa được đặc biệt chú trọng.
Dự án được nghiên cứu trong luận văn do Công ty TNHH Kim Ngân đầu tư là
dự án nơng nghiệp chăn ni bị sữa được xem như là mơ hình tiêu biểu, là

hình mẫu kinh tế cho người dân trong khu vực. Mục tiêu nghiên cứu của luận
văn là phân tích khả thi dự án đầu tư thơng qua việc phân tích các chỉ tiêu tài
chính, kinh tế, phân tích rủi ro của dự án.
Để thực hiện yêu cầu trên, tác giả xây dựng một đề cương nghiên cứu xem xét
các cơ sở lý thuyết và thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết. Bước tiếp theo là
tiến hành xử lý dữ liệu để tính tốn ra kết quả. Cuối cùng là nhận định, phân
tích kết quả thu được.
Kết quả phân tích tài chính cho thấy NPV tổng đầu tư của dự án bằng dương
và IRR tài chính lớn hơn MARR. Bên cạnh đó, thời gian hồn vốn cũng đạt
yêu cầu của nhà đầu tư. Kết quả kiểm tra mô phỏng với 10.000 lần thử cho
thấy mức độ rủi ro của dự án thấp hơn 50%.
Kết quả phân tích kinh tế cho thấy NPV kinh tế dương và chỉ ra những đóng
góp rõ ràng, cụ thể của dự án với nền kinh tế địa phương.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, tôi kiến nghị chủ đầu tư đầu tư nhanh chóng
hồn tất hồ sơ và chuẩn bị đầy đủ nguồn lực vốn, nhân sự để xây dựng dự án,
đưa dự án vào hoạt động đúng kế hoạch.


v

ABSTRACT
Lam Ha is the coffee-growing areas of the province of Lam Dong, however in
recent years, coffee has not also bring economic benefits to farmers as before.
To orient the development of local economy in the future, Resolution of the
Congress of the Sixth District (tenure from 2010 to 2015) has identified hightech agriculture is a program in 06 central leaders to focus and direct
implementation, including the dairy is especially important.
The project was studied in the thesis by Kim Ngan Co. investment projects
dairy farming is seen as typical models, the economic model for people in the
area. A research objective of the thesis was to analyze the feasibility of
investment projects through the analysis of financial indicators, economic risk

analysis of the project.
To make a request, the authors develop a research proposal to consider the
theoretical basis and collect information and data necessary. The next step is
to process the data to calculate the results. Finally identify, analyze results.
The results of financial analysis showed that the NPV of the total investment
of the project in a positive and greater financial IRR MARR. Besides, the
payback period is satisfactory investors. Results of test simulations with
10,000 trials showed that the level of project risk is lower than 50%.
The economic analysis showed that NPV positive economic contribution and
indicates clear, specific projects for the local economy.
Based on the research results, it is recommended investors to invest quickly
complete records and prepare enough capital resources and personnel to build
the project, the project put into operation as planned.


vi

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên Nguyễn Hồng Sơn, là học viên lớp cao học khoá 2012, chuyên ngành
Quản trị kinh doanh, trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh.
Tơi xin cam đoan luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ
Nguyễn Thiên Phú. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều
được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Một lần nữa, tôi xin cam đoan trước Khoa Quản lý Công nghiệp của Trường
đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chi Minh, cũng như Hội đồng chấm luận văn của
nhà trường rằng, những gì tơi viết trên đây là đúng sự thật và hoàn toàn chịu
mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Trân trọng!



vii

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ........................................................................ ii
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT .................................................................................................................iv
ABSTRACT ...............................................................................................................v
LỜI CAM ĐOAN .....................................................................................................vi
MỤC LỤC ............................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT………………………….. ...........xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... xii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................... xiii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU .......................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
1.1.1 Lý do hình thành dự án ..............................................................................1
1.1.2 Lý do hình thành đề tài ..............................................................................2
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................3
1.3 Ý NGHĨA, PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI ................................................................3
1.4 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................4
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ....................................6
2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN......................................................................6
2.2 PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ .....................................................................................6
2.3 KHUNG PHÂN TÍCH KHẢ THI DỰ ÁN .......................................................7
2.4 CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ ......................................8
2.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ...................................................9
2.5.1 Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng – NPV .........................................................10


viii


2.5.2 Chỉ tiêu suất sinh lợi nội tại - IRR ...........................................................10
2.5.3 Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí – B/C ...................................................11
2.5.4 Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn ......................................................................12
2.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KINH TẾ .....................................................12
2.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH XÃ HỘI .......................................................13
2.8 PHÂN TÍCH RỦI RO .....................................................................................14
2.8.1 Phân tích độ nhạy .....................................................................................15
2.8.2 Phân tích tình huống ................................................................................15
2.8.3 Phân tích mơ phỏng..................................................................................15
CHƯƠNG 3 MƠ TẢ DỰ ÁN .................................................................................18
3.1 GIỚI THIỆU DỰ ÁN......................................................................................18
3.1.1 Chủ đầu tư ................................................................................................18
3.1.2 Căn cứ pháp lý .........................................................................................19
3.2 ĐẶC ĐIỂM DỰ ÁN .......................................................................................19
3.2.1 Mục tiêu dự án .........................................................................................19
3.2.2 Quy mô của dự án ....................................................................................20
3.2.3 Tiến độ dự án ...........................................................................................20
3.3 DỮ LIỆU DỰ ÁN ...........................................................................................21
3.3.1 Dữ liệu sơ cấp ..........................................................................................21
3.3.2 Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu .............................................................21
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN .................................................23
4.1 XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN TÍCH DỰ ÁN ......23
4.2 XÂY DỰNG DÒNG NGÂN LƯU .................................................................24
4.2.1 Xác định chi phí của dự án.......................................................................24


ix

4.2.2 Chi phí đầu tư ban đầu .............................................................................24

4.2.3 Chi phí vận hành hàng năm......................................................................27
4.3 DOANH THU CỦA DỰ ÁN ..........................................................................31
4.4 NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ ................................................................................31
4.5 SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA DỰ ÁN ..............................................................31
4.6 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ................................................................32
4.6.1 Báo cáo thu nhập của dự án .....................................................................32
4.6.2 Biểu đồ ngân lưu ......................................................................................32
4.6.3 Xác định và phân tích các thơng số tài chính...........................................34
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH RỦI RO ......................................................................37
5.1 PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY ................................................................................37
5.1.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến NPV của dự án ..........................................37
5.1.2 Ảnh hưởng của chi phí lãi vay đến NPV của dự án .................................40
5.1.3 Ảnh hưởng của giá bán đến NPV của dự án ............................................40
5.1.4 Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến NPV của dự án ................................41
5.2 PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG .........................................................................42
5.3 PHÂN TÍCH MƠ PHỎNG MONTE CARLO ...............................................42
CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI ..................................................46
6.1 PHÂN TÍCH KINH TẾ...................................................................................46
6.1.1 Phân tích hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế........................46
6.1.2 Phân tích ngoại tác tích cực và tiêu cực ...................................................47
6.1.3 Phân tích ngân lưu kinh tế........................................................................48
6.2 PHÂN TÍCH XÃ HỘI.....................................................................................48
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................50


x

7.1 TĨM TẮT KẾT QUẢ PHÂN TÍCH...............................................................50
7.2 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI................................................................................50
7.3 KẾT LUẬN .....................................................................................................51

7.4 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53
PHỤ LỤC .................................................................................................................55
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ....................................................................................80


xi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
B/C:

Lợi ích/chi phí (Benefits/Costs)

BHXH:

Bảo hiểm xã hội

CFi:

Hệ số chuyển đổi từ giá tài chính sang giá kinh tế (Conversion Factor)

EOCK:

Chi phí kinh tế của vốn (Economic Opportunity Cost of Capital)

IRR:

Suất sinh lợi nội tại (Internal Rate of Return)

MARR:


Tỷ suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được (Minimum Acceptable Rate
of Return)

MTV:

Một thành viên

NPV:

Giá trị hiện tại rịng (Net Present Value)

STT:

Số thứ tự

Thv:

Thời gian hồn vốn

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

HU:

Huyện ủy

UBND:


Ủy ban nhân dân

VAT:

Thuế giá trị gia tăng

VNĐ:

Việt Nam đồng

WACC:

Chi phí vốn bình qn trọng số (Weighted Average Cost of Capital)


xii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Diện tích xây dựng các cơng trình
Bảng 3.2 Tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu
Bảng 4.1 Các hạng mục xây dựng cơng trình
Bảng 4.2 Chi phí thiết bị
Bảng 4.3 Tổng mức đầu tư dự án
Bảng 4.4 Chi phí thức ăn định mức
Bảng 4.5 Chỉ tiêu tài chính của dự án
Bảng 5.1 Ảnh hưởng của lạm phát đến NPV của dự án
Bảng 5.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến dòng ngân lưu cụ thể
Bảng 5.3 Ảnh hưởng của chi phí lãi vay đến dự án
Bảng 5.4 Ảnh hưởng của giá bán đến NPV của dự án

Bảng 5.5 Ảnh hưởng của chi phí thức ăn đến NPV của dự án
Bảng 5.6 Kết quả phân tích kịch bản
Bảng 6.1 Hệ số chuyển đổi giá tài chính sang giá kinh tế
Bảng 6.2 Tóm tắt kết quả phân phối


xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Các nội dung phân tích của nghiên cứu tiền khả thi
Hình 4.1 Ngân lưu Tổng đầu tư – Danh nghĩa
Hình 4.2 Ngân lưu Tổng đầu tư – Thực
Hình 4.3 Ngân lưu Chủ đầu tư – Danh nghĩa
Hình 4.4 Ngân lưu Chủ đầu tư – Thực
Hình 5.1 Kết quả mô phỏng Monte-Carlo của NPV Tổng đầu tư
Hình 5.2 Kết quả mơ phỏng Monte-Carlo của NPV Chủ đầu tư
Hình 5.3 Biểu đồ độ nhạy của NPV Tổng đầu tư
Hình 5.4 Biểu đồ độ nhạy của NPV Chủ đầu tư


1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.1 Lý do hình thành dự án
Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ kéo theo
mức thu nhập, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Nếu trước đây
“ăn no mặc ấm” là mơ ước của nhiều người thì với mức sống như hiện nay, đa số
người Việt Nam có nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp”. Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần
gũi hơn và là sản phẩm không thể thiếu đối với đại bộ phận dân chúng. Riêng 2

thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh , mức tiêu thụ sữa chiếm 80%
sản lượng tiêu thụ cả nước. Theo khảo sát mới nhất của Công ty nghiên cứu thị
trường AC Nielsen, thị trường sữa tại Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cực
thịnh với tốc độ tăng liên tục ở mức 15 – 20% /năm. Những năm đầu của thập niên
90, mỗi người Việt Nam trung bình chỉ sử dụng 0,65 lít sữa/năm thì đến năm 2000 ,
con số đó đã tăng gấp 12 lần tương đương 8 kg/người/năm. Hiện nay, mức tiêu
dùng của người Việt khỏang 15lít/người/năm. Tuy nhiên mức tiêu thụ này cịn thấp
so với nước trong khu vực như: Thái Lan (23 lít/ người/ năm), Trung Quốc (25 lít)
và càng thấp hơn khi so với những nước phát triển trên thế giới: Ireland 160 lít/
người/năm, Australia 108 lít/ người/năm .
Theo dự báo, mức tiêu thụ sữa của người Việt Nam trong những năm tới sẽ tăng
nhanh: 16kg/người vào năm 2015 và 20kg/người vào năm 2020. Với một thị trường
dân số hơn 90 triệu người, tỷ lệ tăng trưởng dân số 1,2%, GDP khoảng 6-8%/năm,
thị trường sữa Việt Nam thực sự là một trong những thị trường tiềm năng nhất thế
giới. Theo Cục chăn ni Việt Nam, phát triển chăn ni bị sữa theo hướng trang
trại, thâm canh, năng suất cao và sản xuất hàng hóa là xu hướng tất yếu của Việt
Nam trong giai đoạn 2010-2020 để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm sữa tươi ngày
càng cao của người tiêu dùng trong nước. Dự báo đến năm 2020, tổng đàn bò sữa
của Việt Nam từ 450.00 đến 500.000 con.


2

Tại khu vực tỉnh Lâm Đồng, đàn bò sữa của tỉnh tăng nhanh về số lượng, từ chỗ chỉ
có 2.400 con năm 2009 nay đã tăng lên gần 10.000 con, với sản lượng đạt bình quân
5,5 tấn sữa tươi/con/chu kỳ. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến ngành
chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở Lâm Đồng là sự xuất hiện của các doanh nghiệp
chăn ni bị sữa như DaLat Milk, Vinamilk.... Cùng với việc chăn nuôi, các doanh
nghiệp này cũng tiến hành thu mua sữa của nông dân địa phương, giúp đảm bảo đầu
ra ổn định cho các hộ chăn nuôi. Mặt khác, sự ra đời của các công ty sữa trên cũng

tạo nên sự cạnh tranh về nguồn sữa nguyên liệu, đẩy giá sữa tươi tăng. Hiện tại, các
công ty này đang thu mua sữa nguyên liệu của nơng dân với giá 14.000 đồng/lít,
cao hơn 1.000 đồng/lít so với hồi đầu năm. Đây là một trong những nhân tố quan
trọng khuyến khích các hộ chăn ni bị sữa ở đây mở rộng sản xuất. Theo dự kiến,
năm 2015, Lâm Đồng sẽ tăng quy mơ đàn bị sữa lên 10.450 con (Nguồn: Báo điện
tử Đảng Cộng Sản Việt Nam).
Huyện Lâm Hà là vùng đất có điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc chăn ni bị
sữa, UBND Huyện Lâm Hà cũng đã xây dựng đề án số 03/ĐA-UBND ngày
09/11/2011 V/v phát triển chăn nuôi Huyện Lâm Hà đến năm 2020 và tầm nhìn đến
năm 2030. Đặc biệt, hiện nay, Huyện có chủ trương đẩy mạnh việc phát triển chăn
ni bị sữa. Chủ trương này nằm trong chủ trương phát triển chung của Tỉnh nên
đang là một vấn đề nóng bỏng hiện nay của nền kinh tế, xã hội tại Huyện Lâm Hà.
Cơng ty TNHH Kim Ngân, có địa chỉ trụ sở tại Số 137, khu phố Sơn Hà -Thị trấn
Đinh Văn - Huyện Lâm Hà - Lâm Đồng, có ngành nghề kinh doanh chính là chăn
ni, đã nhận thấy tiềm năng phát triển của ngành chăn ni bị sữa. Vì vậy, đơn vị
đã xin chủ trương thành lập dự án đầu tư xây dựng trang trại bò sữa, thu mua sữa tại
xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
1.1.2 Lý do hình thành đề tài
Dự án thực hiện trong luận văn này do chủ đầu tư là Công ty TNHH Kim Ngân ký
hợp đồng với Công ty TNHH tư vấn thiết kế Đương Đại lập dự án đầu tư. Nội dung
dự án đầu tư bao gồm nhiều hạng mục như: cơng trình xây dựng, nghiên cứu thị
trường, phân tích khả thi dự án. Tác giả hiện là cộng tác viên của công ty tư vấn,


3

tham gia vào việc lập dự án đầu tư ở bộ phận phân tích khả thi dự án. Dự án nhằm
xây dựng một trang trại chăn ni bị sữa kiểu mẫu và là hạt nhân cho chương trình
phát triển bị sữa tại Lâm Hà. Với một chu trình khép kín gồm: cung cấp con giống,
vật tư chuyên ngành – dịch vụ kỹ thuật – thu mua sữa, góp phần giúp hình thành

một ngành chăn ni bị sữa tại huyện Lâm Hà phát triển bền vững, thúc đẩy việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi của địa phương, từ đó tăng thu nhập của
người nơng dân.
Vì vậy, đây được xem như là một trong những dự án đầu tiên, chun biệt của địa
phương cho ngành chăn ni bị sữa. Dự án được các cơ quan quản lý, chủ đầu tư
dự án và các bên liên quan quan tâm, theo dõi sát sao về kỹ thuật, quy mô, đặc biệt
là về hiệu quả đầu tư.
Cũng từ đó, đề tài “Phân tích tính khả thi của dự án xây dựng trang trại bò sữa, thu
mua sữa tại xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” được hình thành nhằm
đánh giá tính khả thi của dự án, đồng thời là nội dung nghiên cứu của Luận văn cao
học.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là phân tích tính khả thi cho dự án xây dựng trang trại bò sữa,
thu mua sữa tại xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng về các mặt tài chính,
kinh tế và xã hội.
1.3 Ý NGHĨA, PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này sẽ là một tài liệu tham khảo quan trọng cho các bên tham gia vào dự án.
Kết quả việc đánh giá dự án ở giai đoạn tiền khả thi thể hiện bằng việc phân tích tài
chính theo quan điểm chủ đầu tư và tổng đầu tư, phân tích kinh tế và xã hội. Các đối
tượng tham gia vào dự án sẽ thấy được một cách cụ thể hiệu quả thực sự mà dự án
mang lại cho chính chủ đầu tư trong dài hạn và cho nền kinh tế, xã hội tại địa
phương. Dự án sẽ được đặt vào một môi trường gần với những biến động thực tế
của nền kinh tế, xã hội thơng qua việc phân tích rủi ro của dự án bằng phương pháp
mô phỏng khi cho các yếu tố liên quan đến dự án biến đổi ngẫu nhiên. Các thông tin


4

thu thập và phân tích, nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi huyện Lâm Hà và
tỉnh Lâm Đồng. Tên đề tài bao gồm hai phần là chăn ni bị sữa và đại lý thu mua

sữa tươi, tuy nhiên, hiện nay chủ đầu tư yêu cầu phân tích khả thi dự án ở việc chăn
ni bị sữa do việc thu mua sữa chưa thực hiện trong giai đoạn đầu triển khai dự
án.
1.4 ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài khi hồn thành sẽ có những đóng góp cụ thể như sau:
- Là cơ sở để chủ đầu tư quyết định có đầu tư dự án hay khơng?
- Cấp quản lý có nên cấp phép đầu tư cho dự án hay không?
- Các yếu tố tác động tích cực hoặc tiêu cực được trình liên quan đến dự án sẽ góp
phần giúp chủ đầu tư chủ động quản lý dự án có hiệu quả, kịp thời điều chỉnh dự án
khi có sự thay đổi bất ngờ.
- Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm tổng đầu tư sẽ ành hưởng đến khả năng
được cho vay vốn.
- Đề tài giúp tác giả hiểu rõ hơn, tổng quát hơn về các vấn đề tài chính liên quan
đến dự án đầu tư như việc phân bổ vốn, phân bổ khấu hao, kế hoạch vay và trả
nợ…. Từ cơ sở của nghiên cứu, tác giả sẽ rút ra thêm những phương pháp xây
dựng, đánh giá dự án đầu tư để có thể lập một dự án đầu tư tương đối đầy đủ và có
mức sai số chấp nhận được so với thực tế.
1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Luận văn dự kiến gồm bảy chương. Chương 1 giới thiệu cơ sở hình thành dự án và
đề tài nghiên cứu. Mục tiêu, ý nghĩa, đóng góp của đề tài sẽ được trình bày cụ thể.
Chương 2 là cơ sở lý thuyết, là căn cứ để thực hiện các chương tiếp theo. Các khái
niệm và quan điểm đánh giá được thể hiện thông qua các lý thuyết, khái niệm, học
thuyết đã được chứng minh. Từ đó, tác giả sẽ trình bày các phương pháp sử dụng
trong phân tích tài chính, kinh tế, xã hội của dự án. Chương 3 mô tả dự án, giới
thiệu về chủ đầu tư và trình bày những đặc điểm cụ thể của dự án. Chương 4 tiến
hành phân tích tài chính của dự án dựa trên việc tính tốn các chỉ tiêu theo phương


5


pháp dòng tiền chiết khấu và phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó, chương này
đưa ra những nhận xét, đánh giá căn cứ trên các kết quả thu được. Chương 5 tiến
hành phân tích rủi ro thơng qua những yếu tố tác động đến dự án, sử dụng phương
pháp phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản và phân tích Monte Carlo. Chương tiếp
theo sẽ đánh giá những tác động của dự án đối với kinh tế, xã hội. Chương 7 là
chương tổng kết sẽ trình bày những kết luận liên quan đến dự án đồng thời là những
kiến nghị và tự xem xét những mặt còn hạn chế của đề tài.


6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Chương này sẽ trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết được ứng dụng vào các phân tích
trong đề tài này. Các lý thuyết được áp dụng bao gồm Phương pháp phân tích tài
chính theo dịng tiền tệ chiết giảm có xét đến tác động của lạm phát, phân tích rủi ro
và các phương pháp phân tích kinh tế, xã hội.
2.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
Theo quan điểm của nhà đầu tư: đầu tư là hoạt động bỏ vốn kinh doanh, để từ đó
thu được số vốn lớn hơn số đã bỏ ra, thông qua lợi nhuận trong tương lai.
Theo quan điểm xã hội: đầu tư là hoạt động bỏ vốn phát triển, để từ đó thu được các
hiệu quả kinh tế- xã hội, vì mục tiêu phát triển quốc gia.
Theo luật đầu tư (29-11-2005): đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài
sản hữu hình hoăc vơ hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Vũ Công
Tuấn, 2010, tr.20).
Dự án đầu tư: là một tập hợp những đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành
các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định (Vũ Công
Tuấn, 2010, tr.19).
2.2 PHÂN LOẠI ĐẦU TƯ
Phân loại theo chức năng quản lý vốn đầu tư:

- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn khơng trực tiếp tham
gia quản lý và sử dụng đã bỏ ra. Người bỏ vốn không chịu trách nhiệm về kết quả
đầu tư, chỉ có người quản lý và sử dụng vốn đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả đầu
tư. Hoạt động đầu tư gián tiếp như hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng,
ngân hàng…, là việc tổ chức hoặc cá nhân cho vay vốn, mua các chứng chỉ có giá
như cổ phiếu, chứng khốn, trái phiếu,… (đầu tư tài chính), lợi nhuận của họ thu
được thơng qua việc thu lãi vay hay lợi tức.


7

- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người sử dụng vốn là
một chủ thể. Người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện
và vận hành kết quả đầu tư.
Phân loại theo tính chất hoạt động của kết quả đầu tư. Các loại đầu tư được chia
thành: đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành.
- Đầu tư cơ bản nhằm tạo ra các tài sản cố định mới hay nâng cao tính năng hoạt
động của các tài sản cố định đang hoạt động.
- Đầu tư vận hành nhằm tạo ra các tài sản lưu động các cơ sở sản xuất kinh doanh
mới hình thành hay tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ sở hiện có, đáp ứng nhu
cầu hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật.
Giữa đầu tư cơ bản và đầu tư vận hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đầu tư cơ
bản là cơ sở quyết định đầu tư vận hành, đầu tư vận hành là điều kiện của đầu tư cơ
bản phát huy tác dụng.
Phân loại theo mục tiêu đầu tư:
- Đầu tư mới: là hoạt động đầu tư nhằm hình thành các cơng trình mới. Đầu tư mới
gắn liền với việc mua sắm thiết bị mới, xây dựng các phân xưởng mới hoặc mở
rộng các phân xưởng chính hiện có, xây dựng thêm các cơng trình phụ trợ mới
nhằm mục đích tăng cơgn suất hoặc tăng chủng loại mặt hành, tăng khả năng phục
vụ cho nhiều loại đối tượng so với các hoạt động ban đầu.

- Đầu tư chiều sâu: đầu tư chiều sâu bao gồm việc thay đổi, cải tiến các thiết bị cũ
đã hao mòn trên cơ sở kỹ thuật mới nhằm nâng cao các thơng số kỹ thuật của thiết
bị, hiện đại hóa hay đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất trên cơ sở các cơng trình có
sẵn đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết giảm chi phí; đầu tư chiều sâu
cũng nhằm xây dựng cơng trình bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ, làm sạch môi
trường khu vực doanh nghiệp đang hoạt động. Trên cơ sở quy trình cơng nghệ và kỹ
thuật mới được cải tiến, hiện đại hóa, doanh nghiệp hồn thiện trình độ tổ chức
quản lý và sản xuất.
2.3 KHUNG PHÂN TÍCH KHẢ THI DỰ ÁN
Các lĩnh vực phân tích của nghiên cứu khả thi được thể hiện trong Hình 2.1.


8

Hình 2.1 Các nội dung phân tích của nghiên cứu tiền khả thi
Nguồn: Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004.

Nội dung chính của luận văn chủ yếu phân tích ba nội dung là phân tích tài chính,
phân tích kinh tế và phân tích xã hội. Các yếu tố liên quan đến thị trường, kỹ thuật
và phân tích nguồn lực do chủ đầu tư dự án thực hiện.
2.4 CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dự án đầu tư thường được phân tích theo quan điểm tài chính, quan điểm kinh tế và
quan điểm xã hội. Trong quan điểm tài chính có hai quan điểm thường được sử
dụng là quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư.
- Quan điểm tổng đầu tư (quan điểm của ngân hàng): nhằm đánh giá mức độ an toàn
của việc cho vay nợ bằng cách xem xét dịng tiền chi phí đầu tư và vận hành, bảo trì
của dự án và dịng tiền tính tốn doanh thu để xác định nhu cầu vay vốn và khả
năng trả nợ của dự án.
- Quan điểm chủ đầu tư: xem xét giá trị tiềm năng của dự án, nhà đầu tư muốn biết
lợi nhuận ròng của dự án sau khi đã thực hiện tất cả các nghĩa vụ trong đó bao gồm

đến trả lãi vay và vốn vay liệu có thật sự hấp dẫn hơn việc họ không thực hiện đầu
tư hay đầu tư vào dự án khác.


9

Về quan điểm kinh tế: bên cạnh đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án
theo quan điểm người đầu tư và người cung cấp tài chính thì một dự án đầu tư cần
phải được chứng minh trong phạm vi rộng của nền kinh tế xã hội của quốc gia. Điều
này có ý nghĩa quan trọng bởi vì các mục tiêu của doanh nghiệp và chính sách đầu
tư được xác định bởi nhà đầu tư có thể khơng phải lúc nào cũng phù hợp với chính
sách kinh tế xã hội của quốc gia hay khu vực. Trong phân tích kinh tế, các nhà phân
tích thẩm định quyết định đầu tư trên cơ sở sử dụng giá cả đã được điều chỉnh ứng
với các biến dạng thị trường để chúng phản ánh chi phí nguồn lực hay lợi ích kinh
tế thực sự đối với xã hội.
Đối với quan điểm xã hội, nếu như phân tích theo quan điểm tài chính và kinh tế
đánh giá các tác động kinh tế của dự án thì phân tích dự án theo quan điểm xã hội
liên quan đến việc xác định và nếu có thể định lượng hố những tác động ngồi
kinh tế của dự án như các tác động về chính trị và xã hội. Phân tích xã hội cần xác
định ai là đối tượng được hưởng lợi từ dự án, hưởng như thế nào và ai là người chịu
thiệt từ dự án, chịu theo cách nào.
Phân tích theo quan điểm kinh tế và xã hội được các cơ quan Quốc gia quan tâm vì
muốn đánh giá lợi ích dự án liên quan đến lợi ích quốc gia hay khơng, làm cơ sở
cho việc phê duyệt dự án đầu tư (Đinh Thế Hiển, 2009).
2.5 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích tài chính được dựa trên những ước tính lợi ích tài chính rịng mà dự án
mang lại cho chủ đầu tư và những người đóng góp nguồn lực tài chính khác cho dự
án bằng cách xem xét tất cả các khoản thu và chi về tài chính trong vịng đời dự
kiến của dự án. Mục tiêu của công tác phân tích tài chính là để đánh giá tính vững
mạnh về mặt tài chính của dự án trên quan điểm của chủ đầu tư, chủ nợ, tổ chức vận

hành…Cơ sở để ước tính lợi ích tài chính rịng của dự án là xác định và ước tính
ngân lưu vào và ngân lưu ra về mặt tài chính trong vịng đời dự kiến của dự án.
Việc thẩm định dự án về mặt tài chính được dựa trên nguyên tắc ước lượng ngân
lưu tài chính của dự án rồi chiết khấu ngân lưu này về hiện tại bằng cách sử dụng
một suất chiết khấu thích hợp. Trong thẩm định dự án về mặt tài chính, suất chiết


10

khấu áp dụng cho việc chiết khấu ngân lưu của dự án trong tương lai về hiện tại
chính là chi phí cơ hội của vốn. Để xác định các biến số có tác động quan trọng đến
NPV của dự án và để đánh giá tính chất biến thiên của mức sinh lợi từ hoạt động
đầu tư này, cần tiến hành các phân tích độ nhạy và phân tích rủi ro:
2.5.1 Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng – NPV
Khái niệm: Giá trị hiện tại ròng là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về
năm hiện tại theo tỷ lệ nhất định.
Công thức (Glenn P. Jenkins và Arnold C. Harberger, 2002):

Bt: lợi ích của dự án.

Ct: chi phí của dự án.

r : lãi suất.

n: số năm hoạt động dự án.

Đánh giá:
Dự án khả thi khi NPV ≥ 0
Khi lựa chọn một trong số nhiều dự án, dự án nào có NPV dương và lớn nhất thì sẽ
được chọn đầu tư (Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004).

2.5.2 Chỉ tiêu suất sinh lợi nội tại - IRR
Khái niệm: Suất sinh lợi nội tại là mức lãi suất mà nếu dùng nó để chiết khấu dịng
tiền tệ của dự án về hiện tại thì giá trị hiện tại của lợi ích bằng giá trị hiện tại của chi
phí, lúc đó NPV=0.
Cơng thức (Glenn P. Jenkins và Arnold C. Harberger, 2002):


11

r1: tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn.

r2: tỷ suất chiết khấu lớn hơn.

NPV1: giá trị hiện tại ròng, là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1.
NPV2: giá trị hiện tại rịng, là số âm gần 0 được tính theo r2.
Đánh giá: Dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ lãi giới hạn định mức đã quy định
sẽ khả thi về tài chính.
Việc ra quyết định được thực hiện trên cơ sở so sánh IRR của dự án với suất thu lợi
tối thiểu chấp nhận được (MARR). Theo quan điểm chủ đầu tư, IRR sẽ được
so sánh với MARR của chủ đầu tư, dự án được xem là có hiệu quả nếu
IRR ≥ MARR. Nếu xét theo quan điểm tổng đầu tư, chúng ta sẽ so sánh IRR với
WACC – giá sử dụng vốn trung bình có trọng số, dự án được xem là có hiệu quả
nếu IRR ≥ WACC.
Khi so sánh và lựa chọn các dự án theo chỉ số IRR, chúng ta thường sẽ áp dụng
phương pháp “gia số vốn đầu tư”. “Nếu IRR (∆) ≥ MARR thì dự án có vốn đầu tư
lớn hơn là phương án đáng giá hơn” (Cao Hào Thi, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan,
2004).
2.5.3 Chỉ tiêu tỷ số lợi ích trên chi phí – B/C
Khái niệm: Tỷ số lợi ích trên chi phí (B/C) là thương số giữa hiện giá dịng ngân
lưu vào với hiện giá dịng ngân lưu ra.

Cơng thức (Glenn P. Jenkins và Arnold C. Harberger, 2002):

Bt - lợi ích dự án ở năm thứ t
r - suất chiết khấu (%)
Đánh giá:

Ct - chi phí của dự án ở năm thứ t


×