Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng internet of things

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.14 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------

ĐẶNG THÁI ĐOÀN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG
INTERNET OF THINGS

Nghành: Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
Mã số: 60340405

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

1. TS Nguyễn Mạnh Tuân
2. TS Nguyễn Đức Thái

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Lê Lam Sơn
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS. Vũ Thanh Nguyên
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày
30 tháng 12 năm 2015


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS Đặng Trần Khánh
2. TS. Trần Minh Quang
3. TS. Lê Lam Sơn

4. PGS.TS Vũ Thanh Nguyên
5. TS. Lê Thành Sách

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS Đặng Trần Khánh

TRƯỞNG KHOA KH&KTMT


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------------------

----------------------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ và tên học viên: ĐẶNG THÁI ĐỒN

MSHV: 7140646

Chun nghành: Hệ thống thơng tin quản lý

Mã số: 60340405

Ngày, tháng, năm sinh: 06/11/1988

Nơi sinh: Bình Dương

I.

TÊN ĐỀ TÀI

II.

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

2.

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ IoTs.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Internet of Things.
1.
3.
4.

IoTs


Tổng hợp một số lý thuyết về IoTs.

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng dịch vụ IoTs.

Khuyến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy sự chấp nhận sử dụng các dịch vụ

III.

NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 19/01/2015

V.

HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN MẠNH TUÂN và

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 04/12/2015

TS NGUYỄN ĐỨC THÁI
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TS NGUYỄN MẠNH TUÂN

TS NGUYỄN ĐỨC THÁI

Tp.HCM, ngày 04 tháng 12 năm 2015

TRƯỞNG KHOA KH&KTMT



i

LỜI CÁM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin được gửi đến TS. NGUYỄN MẠNH TUÂN và TS.
NGUYỄN ĐỨC THÁI cảm ơn hai thầy đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm giúp
tơi hồn thành luận văn này.

Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Khoa Học & Kỹ Thuật Máy Tính, Khoa

Quản Lý Cơng Nghiệp và Phịng Sau Đại Trường Đại học Bách Khoa- Đại Học Quốc

Gia TP.HCM đã tham gia giảng dạy, quản lý lớp học và truyền đạt kiến thức cho tơi
trong suốt khóa học vừa qua.

Xin cảm ơn các bạn sinh viên, học viên trường Đại học Bách Khoa ,các bạn học viên

cao học lớp MIS2013, MIS2014, CS2013,CS2014 và những người đã dành thời gian
trả lời bảng khảo sát .Nếu khơng có sự đóng góp của mọi người tơi đã khơng thể hồn
thành luận văn này.

Lời cảm ơn sau cùng tôi xin được gửi đến gia đình và bạn bè, xin cảm ơn những niềm
vui và lời động viên của mọi người đã giúp tơi có thêm niềm tin trong cơng việc.

TP.HCM, ngày 04 tháng 12 năm 2015
Học viên cao học khóa 2014

Đặng Thái Đoàn



ii

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Bài nghiên cứu thực hiện nhằm xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng
dịch vụ Internet of Things tại thành phố Hồ Chí Minh. Mơ hình nghiên cứu lý thuyết

được sử dụng để phỏng vấn các chuyên gia và khảo sát khách hàng là mơ hình được
xây dựng từ lý thuyết thống nhất và chấp nhận công nghệ (UTAUT2) kết hợp với các
nghiên cứu khác. Kết quả từ 295 người tham dự khảo sát thông qua các phương pháp

kiểm định, đánh giá cho thấy rằng có bốn yếu tố ảnh hưởng đến “ Ý định sử dụng
dịch vụ Internet of Things” là: “Động lực hưởng thụ”, “Giá trị cảm nhận” , “Mong

đợi về thành tích” và “Sự đổi mới của khách hàng”. Trong đó khám phá ra rằng “Điều
kiện thuận tiện” là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến bốn nhân tố trên để dẫn đến ý định

sử dụng của khách hàng. Kết quả của bài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho các nhà quản
lý, các nhà quảng cáo và tiếp thị có được cơ sở để tham khảo trong các chiến thuật
xây dựng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ IoTs tại Việt Nam.


iii

ABSTRACT
The research determines various factors that affect the willing of using Internet of

Thing’s services in Ho Chi Minh City. The theorical model which is used to

qualitatively and quantitatively survey was developed from unified theory of
acceptance and use of technology (UTAUT) associated with other research. Through

accredited and evaluated method, the survey result of 295 candidates shows that there

are 4 main factors affect the “Intension to Use IoTs’ services” which are: “Hedonic
Motivation”,

“Perceived

Value”,

“Performance

Expectancy”,

“Consumer

Innovativeness”. In addition, Facilitating Conditions is another factor that influences

4 above factors and leads to intension to use IoTs’ services. The research’s outcome

can benefit the managers, marketing and advertising company by giving them the
data on creating and developing IoTs products and services in Vietnam.


iv

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung và số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là

do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện. Các dữ liệu được thu thập và xử lý một
cách khách quan và trung thực.



v

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................... i
TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN ................................................................................ ii

ABSTRACT ..................................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. iv

MỤC LỤC ........................................................................................................................ v
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... x
1.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1

1.1.

Giới thiê ̣u đề tài................................................................................................... 1
1.1.1. Tổng quan về Internet of Things ................................................................... 1
1.1.2.
1.1.3.

Cơ sở hình thành đề tài ........................................................................................ 5

1.4.


Ý nghĩa đề tài ...................................................................................................... 6

1.5.

Mu ̣c tiêu và nô ̣i dung đề tài ................................................................................. 6

1.6.

Pha ̣m vi giới ha ̣n đề tài ........................................................................................ 6
Bố cu ̣c luâ ̣n văn ................................................................................................... 7

2.1.

Giới thiệu ............................................................................................................ 9

CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI DỊCH VỤ INTERNET OF THINGS ................................ 9

2.2.

Các ứng dụng, dịch vụ Internet of Things ............................................................ 9

2.2.1.
2.2.2.

2.3.
3.

Tình hình phát triển dịch vụ Internet of Things ............................................. 3

1.2.

1.3.

2.

Giới thiệu Internet of Things ........................................................................ 2

2.4.

Các ứng dụng trong ngôi nhà thông minh ................................................... 11
Các dịch vụ giao thông thông minh dựa trên nền tảng IoTs......................... 12

Thách thức và cơ hội từ các dịch vụ Internet of Things ...................................... 13
Tóm tắt chương ................................................................................................. 14

CHƯƠNG 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU....................... 15

3.1.
3.2.

Giới thiệu .......................................................................................................... 15
Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 15

3.2.1.

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA)............................................................. 15

3.2.3.

Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (TAM) ........................................................ 16


3.2.2.
3.2.4.
3.2.5.

Lý thuyết hành vi dự định (TBP) ................................................................ 15
Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) ................................ 18
Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT2 ................................ 19


vi
3.2.6.

Lý thuyết tính tốn tính riêng tư mở rộng (EPCM) ..................................... 20

3.3.1.

Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 21

3.3.

Các nghiên cứu liên quan .................................................................................. 21

3.3.2.

3.4.

Mơ hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ................................................... 26

3.4.1.
3.4.2.


4.

Mô hıǹ h nghiên cứu đề x́ t ....................................................................... 26
Thành phần mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu...................................... 27

3.5.

Tóm tắt chương ................................................................................................. 33

4.1.

Giới thiệu .......................................................................................................... 34

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁ P NGHIÊN CỨU ...................................................... 34

4.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 34

4.2.1.

Nghiên cứu sơ bộ (nghiên cứu định tính) .................................................... 34

4.2.3.

Quy trình nghiên cứu.................................................................................. 35

4.2.2.
4.3.


4.3.2.

4.4.

Nghiên cứu chính thức (nghiên cứu định lượng) ......................................... 34

Nguồn thông tin ................................................................................................ 36

4.3.1.

Dữ liệu thứ cấp........................................................................................... 36

Dữ liệu sơ cấp ............................................................................................ 36

Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 36

4.4.1.

Thang đo mong đợi về thành tích ............................................................... 36

4.4.3.

Thang đo ảnh hưởng xã hội ........................................................................ 38

4.4.2.
4.4.4.
4.4.5.
4.4.6.
4.4.7.

4.4.8.
4.4.9.

4.5.
4.6.

Thang đo kỳ vọng nỗ lực ............................................................................ 37

Thang đo điều kiện thuận tiện..................................................................... 39
Thang đo động lực hưởng thụ ..................................................................... 40

Thang đo giá trị cảm nhận .......................................................................... 41
Thang đo nhận thức rủi ro về sự riêng tư .................................................... 42

Thang đo tính đổi mới của khách hàng ....................................................... 43
Thang đo ý định sử dụng dịch vụ Internet of Things ................................... 44

Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 45

Xử lý mẫu ......................................................................................................... 46

4.6.1.

Biến và thang đo ........................................................................................ 46

4.6.3.

Làm sạch biến ............................................................................................ 46

4.6.2.

5.

Các nghiên cứu ngoài nước ........................................................................ 22

Giá trị biến ................................................................................................. 46

4.7.

Tóm tắt chương ................................................................................................. 46

5.1.

Giới thiệu .......................................................................................................... 48

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 48

5.2.

Mô tả mẫu nghiên cứu ....................................................................................... 48


vii
5.2.1.
5.2.2.

5.3.

Các thống kê mơ tả .................................................................................... 48

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................... 51


5.3.1.
5.3.2.

Kết quả phân tích EFA giai đoạn 1 ............................................................. 51
Kết quả phân tích EFA giai đoạn 2 ............................................................. 51

5.4.

Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (α) .................................................. 54

5.6.

Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM) .................................................... 61

5.5.
5.7.
5.8.
6.

Phương pháp lấy mẫu ................................................................................. 48

5.9.

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA).................................................................. 56
Kiểm định Bootstrap ......................................................................................... 65

Phân tích cấu trúc đa nhóm................................................................................ 67

Tóm tắt chương ................................................................................................. 70

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHI ..................
72
̣

6.1.
6.2.

Giới thiệu .......................................................................................................... 72
Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 72

6.2.1.
6.2.2.

6.3.
6.4.

Tóm tắt nội dung nghiên cứu ...................................................................... 72

Kết luận ..................................................................................................... 73

Khuyến nghị ...................................................................................................... 75
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................. 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 80
PHỤ LỤC A: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI .......................................................... 86

PHỤ LỤC B : BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ................................................................. 90
PHỤ LỤC C : THỐNG KÊ MƠ TẢ DỮ LIỆU................................................................ 95

PHỤ LỤC D : PHÂN TÍCH EFA .................................................................................... 96

PHỤ LỤC E : PHÂN TÍCH CRONBACH’S ANPHA ................................................... 100

PHỤ LỤC F : PHÂN TÍCH CFA .................................................................................. 105

PHỤ LỤC G : PHÂN TÍCH MƠ HÌNH SEM................................................................ 115
PHỤ LỤC H : KIỂM ĐỊNH BOOTSTRAP ................................................................... 117

PHỤ LỤC I : PHÂN TÍCH ĐA NHĨM ........................................................................ 119
PHỤ LỤC J : DANH SÁCH NGƯỜI THAM GIA THẢO LUẬN................................. 125

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ........................................................................................... 126


viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Dự báo số lượng thiết bị IoTs đến năm 2020 ..................................................... 1
Hình 1.2: Dự báo doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ IoTs đến năm 2020 ......................... 4

Hình 2.1 Các ứng dụng IoTs trong các lĩnh vực khác nhau ............................................. 10
Hình 2.2: Mơ hình SmartHome ....................................................................................... 11

Hình 2.3: Dịch vụ Grab Taxi .......................................................................................... 12
Hình 3.1: Mơ hình TRA .................................................................................................. 15

Hình 3.2: Mơ hình TPB ................................................................................................... 16

Hình 3.3: Mơ hình TAM.................................................................................................. 17
Hình 3.4 Mơ hình TAM2................................................................................................. 17


Hình 3.5: Mơ hình UTAUT ............................................................................................. 19
Hình 3.6: Mơ hình UTAUT2 ........................................................................................... 20

Hình 3.7: Mơ hình EPCM ................................................................................................ 21
Hình 3.8: Mơ hình ý định sử dụng IPHONE .................................................................... 22

Hình 3.9: Mơ hình ý định sử dụng thẻ RFID .................................................................... 23
Hình 3.10: Mơ hình ý định chia sẻ thơng tin khi dùng dịch vụ IoTs ................................. 24

Hình 3.11: Mơ hình chấp nhận sử dụng dịch vụ tích hợp thẻ RFID .................................. 25

Hình 3.12: Mơ hình ý định chấp nhận cơng nghệ IoTs ..................................................... 26

Hình 3.13: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 27
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn .................................................................. 35

Hình 5.1: Phân bố mẫu theo giới tính............................................................................... 49
Hình 5.2: Phân bố mẫu theo độ tuổi ................................................................................. 50
Hình 5.3: Phân bố mẫu theo nghề nghiệp ......................................................................... 51

Hình 5.4: Phân bố mẫu theo loại dịch vụ IoTs ................................................................. 51

Hình 5.5: Phân tích CFA ................................................................................................. 57
Hình 5.6: Mơ hình SEM cuối cùng .................................................................................. 63


ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Thang đo mong đợi về thành tích .......................................................... 37
Bảng 4.2: Thang đo kỳ vọng nỗ lực ....................................................................... 38

Bảng 4.3: Thang đo ảnh hưởng xã hội ................................................................... 39
Bảng 4.4: Thang đo điều kiện thuận tiện................................................................ 40

Bảng 4.5: Thang đo động lực thụ hưởng ................................................................ 41
Bảng 4.6: Thang đo giá trị cảm nhận ..................................................................... 42

Bảng 4.7: Thang đo nhận thức rủi ro về sự riêng tư ............................................... 43

Bảng 4.8: Thang đo lợi ích cá nhân........................................................................ 44

Bảng 4.9: Thang đo ý định sử dụng dịch vụ IoTs ................................................... 45
Bảng 5.1: Các thống kê mô tả ................................................................................ 49

Bảng 5.2: Kết quả phân tích EFA giai đoạn 2 ........................................................ 53

Bảng 5.3: Kiểm định Cronbach’s Anpha ............................................................... 55
Bảng 5.5: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích ................................................ 59

Bảng 5.6: Độ tin cậy tổng hợp ............................................................................... 60
Bảng 5.7: Ước lượng chuẩn hóa cho mơ hình SEM ............................................... 62

Bảng 5.8: Kết quả mơ hình sau khi kiểm định ....................................................... 63

Bảng 5.9: Kết quả kiểm định Bootstrap ................................................................. 66
Bảng 5.10: So sánh sự khác biệt về giới tính.......................................................... 68
Bảng 5.11: Phân tích ảnh hưởng của 2 nhóm giới tính ........................................... 68
Bảng 5.12: So sánh sự khác biệt về tuổi ................................................................. 69

Bảng 5.13: Phân tích ảnh hưởng của 2 nhóm tuổi .................................................. 69

Bảng 5.14: So sánh sự khác biệt về nghề nghiệp.................................................... 70
Bảng 5.15: Phân tích ảnh hưởng của 2 nhóm nghề nghiệp ..................................... 70


x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMOS

Analysis of MOment Structures (Phần mềm xử lý dữ liệu)

CNTT

Công nghệ thông tin

CFA
EFA

Confirmatory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khẳng định)

Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá)

EPCM

Extended Privacy Calculus Model (Mơ hình lý thuyết tính tốn tính

IoTs


Internet of Things (Internet vạn vật)

riêng tư mở rộng)
UTAUT

Unified Theory of Acceptance and Use of Technology (Lý thuyết thống

nhất chấp nhận và sử dụng kỹ thuật)
SEM

Structural Equation Modeling (Mơ hình cấu trúc tuyến tính)

TPB

Theory of Planned Behavior (Thuyết hành vi dự định)

TAM
TRA

Technology Acceptance Model (Mơ hình chấp nhận công nghệ)
Theory of Reasoned Action (Thuyết hành động hợp lý)


1

1.1. Giới thiêụ đề tài

1. CHƯƠNG 1: GIỚI THIÊU
̣


1.1.1. Tổng quan về Internet of Things

Trong khoản thời gian gần đây trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau

chúng ta thường nghe đề cập đến cụm từ “Internet of Things”. Đây là một khái niệm

còn mới mẻ tại Việt Nam và nhất là với những người sử dụng thông thường, thực
chất, biểu hiện của Internet of Things (IoTs) đã xuất hiện ngay từ thời kỳ sơ khai của
Internet, khi các nhà phát minh mong muốn kết nối tất cả mọi thứ qua một mạng lưới
đồng nhất để có thể điều khiển chúng phục vụ cho mục đích của con người.

Cisco dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet,

bao gồm hàng tỷ thiết bị di động, tivi, máy giặt, … (CISCO, 2011).

Hình 1.1: Dự báo số lượng thiết bị IoTs đến năm 2020 1

Intel, đơn vị mới tham gia vào thị trường sản xuất chip cho các thiết bị thông

minh phục vụ IoT cũng đã thu về hơn 2 tỷ USD trong năm 2014 từ lĩnh vực này, tăng
trưởng 19% so với năm 2013 (www.vietnamplus.vn, 2015).
1

Nguồn Cisco, 2011


2

Rõ ràng, Internet of Things có thể thay đổi hồn toàn cách sống của con người


trong tương lai. Khi mọi thứ đã được “Internet hóa”, người dùng hồn tồn có thể
điều khiển chúng từ bất cứ đâu, chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối Internet
1.1.2. Giới thiệu Internet of Things
1.1.2.1.

Lịch sử phát triển Internet of Things

IoTs là thuật ngữ dùng để chỉ các đối tượng có thể được nhận biết cũng như

chỉ sự tồn tại của chúng trong một kiến trúc mang tính kết nối. Cụm từ này được đưa

ra bởi Kevin Ashton vào năm 1999. Ông là một nhà khoa học đã sáng lập ra Trung
tâm Auto-ID ở đại học MIT, nơi thiết lập các quy chuẩn tồn cầu cho RFID (một
phương thức giao tiếp khơng dây dùng sóng radio) cũng như một số loại cảm biến
khác. IoTs sau đó cũng được dùng nhiều trong các ấn phẩm đến từ các hãng và nhà
phân tích (Weber & Romana Weber, 2010).

Vào tháng 6 năm 2009, Ashton từng cho biết rằng "hiện nay máy tính - và do

đó, Internet gần như phụ thuộc hoàn toàn vào con người để chuyển tải dữ liệu. Gần
như tất cả trong số 50 petabyte dữ liệu đang có trên Internet (vào thời điểm đó) đều
được ghi lại hoặc tạo ra bởi con người chúng ta, thông qua các các thức như gõ chữ,
nhấn nút, chụp ảnh, quét mã vạch v.v.". Con người chính là nhân tố quyết định trong

thế giới Internet hiện nay. Thế nhưng con người lại có nhiều nhược điểm: chúng ta
chỉ có thời gian hạn chế, khả năng tập trung và độ chính xác cũng ở mức thấp so với

máy móc. Điều đó có nghĩa là chúng ta khơng giỏi trong việc thu thập thông tin về
thế giới xung quanh, và đây là một vấn đề lớn (Gubbi, 2013).


Còn nếu như máy tính có khả năng giúp con người thu thập tất cả những dữ

liệu về mọi thứ xung quanh, chúng ta có thể "theo dõi và đếm mọi thứ, giúp giảm hao
phí, chi phí và lỗ. Chúng ta sẽ biết chính xác khi nào các vật dụng cần phải sửa chữa,

thay thế, khi nào chúng còn mới và khi nào thì chúng hết hạn sử dụng. Chưa kể đến

việc chúng ta có thể kiểm sốt chúng mọi lúc mọi nơi. IoTs có tiềm năng thay đổi thế

giới, giống như cách mà Internet đã thay đổi cuộc sống của chúng ta. Ngơi nhà thơng
minh với các bóng đèn thơng minh, máy giặt thơng minh, tủ lạnh thơng minh,v.v. Có


3

thể xem là bước đầu của IoTs bởi chúng đều được liên kết với nhau và/hoặc liên kết
vào Internet (semiconvn.com, 2015), (Lee, 2015).
1.1.2.2.

Đặc tính cơ bản của Internet of Things

Internet of Things là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người

được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao
đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực
tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của
công nghệ không dây, cơng nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập
hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngồi
để thực hiện một cơng việc nào đó.


Kiến trúc IoT được đại diện cơ bản bởi 4 phần: Vạn vật (Things), trạm kết nối

(Gateways), hạ tầng mạng và điện toán đám mây (Network and Cloud) và các lớp tạo
và cung cấp dịch vụ (Services-creation and Solutions Layers) (Atzori & Luigi, 2010),
(www.vietnamplus.vn, 2015).
1.1.2.3.

Xu hướng Internet of Things hiện nay

Sự thông minh và tự động trong điều khiển thực chất không phải là một phần

trong ý tưởng về IoT. Các máy móc có thể dễ dàng nhận biết và phản hồi lại mơi

trường xung quanh (ambient intelligence), chúng cũng có thể tự điều khiển bản thân

(autonomous control) mà không cần đến kết nối mạng. Tuy nhiên, trong thời gian gần

đây người ta bắt đầu nghiên cứu kết hợp hai khái niệm IoT và hệ thống tự động hóa
lại với nhau. Tương lai của IoT có thể là một mạng lưới các thực thể thơng minh có
khả năng tự tổ chức và hoạt động riêng lẻ tùy theo tình huống, mơi trường, đồng thời

chúng cũng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thơng tin, dữ liệu. Việc tích hợp trí
thơng minh vào IoT cịn có thể giúp các thiết bị, máy móc, phần mềm thu thập và
phân tích các dấu vết điện tử của con người khi chúng ta tương tác với những thứ
thơng minh, từ đó phát hiện ra các tri thức mới liên quan tới cuộc sống, môi trường,
các mối tương tác xã hội cũng như hành vi con người (HTQT, 2015).
1.1.3. Tình hình phát triển dịch vụ Internet of Things


4


1.1.3.1.

Phát triển dịch vụ Internet of Things trên thế giới

Khái niệm Internet of Things được thực sư đưa ra vào năm 1999, khi mà người

ta bắt đầu nhìn nhận được tiềm năng của xu hướng này, lúc mà các rào cản giới hạn

Internet, khoa học công nghệ dần được khai phá. Tuy nhiên, mãi cho đến những năm
gần đây nó mới được nhiều doanh nghiệp cũng như các nhà khoa học để ý và phát
triển mạnh mẽ. Bằng chứng là, tại các triển lãm công nghệ CES thường niên hay triển

lãm di động toàn cầu… các hãng sản xuất lớn thay nhau giới thiệu và thương mại hóa

các thiết bị thông minh như tivi thông minh, tủ lạnh thông minh, laptop, table PC,
smatphone.… với mức giá ngày càng hấp dẫn.

Theo một thống kê mới đây của Gartner cho thấy cả khách hàng cá nhân và

doanh nghiệp ngày càng mạnh tay chi tiền để sử dụng dịch vụ này. Theo đó, khách

hàng cá nhân và doanh nghiệp đã sẵn sàng bỏ ra 939 tỷ USD để kết nối 3,8 tỷ thiết bị

vào mạng IoT vào năm 2014. Số tiền này tăng lên thành 1.183 tỷ vào tháng 11/2015
và được dự báo sẽ tăng lên thành 1.414 vào năm sau.

Hình 1.2: Dự báo doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ IoTs đến năm 2020 2

Theo dự báo của Gartner, vào năm 2020, sẽ có hơn 20 tỷ thiết bị kết nối vào


mạng IoT toàn cầu, tăng gấp 4 lần so với hiện nay. Để đạt được con số này, người

dùng (cả cả nhân và doanh nghiệp) phải chi ra khoản tiền 3.010 tỷ USD (Gartner,
2015).

1.1.3.2.

2

Nguồn: Gartner

Tình hình dịch vụ Internet of Things tại Việt Nam


5

Tại Việt Nam thì cụm từ “Internet of Things” chỉ thật sự phổ biến trong các

phương tiện truyền thông trong khoảng năm 2014. Từ đó đến nay đã có nhiều tập
đồn cơng nghệ lớn đề xuất các giải pháp triển khai cũng như hỗ trợ kỹ thuật trong
lĩnh vực này tại Việt Nam như Intel, Microsoft, Samsung, v.v.

Tuy nhiên do điều kiện khoa học kỹ thuật thì Việt Nam vẫn là một nước còn

non trẻ trong các lĩnh vực phát triển công nghệ thông tin. Các sản phẩm và dịch vụ

trong thời đại Internet of Things vẫn còn hạn chế và trong các phạm vi hẹp. Một số
sản phẩm dịch vụ có thể kể đến như: Nhà thơng minh, các công ty vận tải thông minh,
sản phẩm thiết bị điện tử IoTs, các dự án xây dựng thành phố thông minh, v.v.

(ICTnews, 2015)

Với những đặc thù riêng thì IoTs tại Việt Nam tương lai sẽ rất phát triển do

dân số Việt Nam đang sử dụng Internet rất cao, dân số trẻ và xu hướng chấp nhận các
sản phẩm mới trong lĩnh vực CNTT là rất lớn như các sản phẩm trước đây:
Smartphone, các dịch vụ OTT, Internet Banking, v.v.
1.2. Cơ sở hình thành đề tài

Hiện nay từ khóa “Internet of Things” hiện đang rất phổ biến tại các diễn đàn

công nghệ và các trang kinh doanh các giải pháp ứng dụng CNTT tại Việt Nam. Tuy

nhiên thì khái niệm này còn khá mới mẻ tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và

càng mới hơn nữa đối với người tiêu dùng thông thường. Như các số liệu đã đề cập

bên trên thì các sản phẩm và dịch vụ mới ứng dụng IoTs sẽ mang lại nguồn lợi vô
cùng lớn cho các các nhà đầu tư trong 10 năm tiếp theo. Tuy nhiên các số liệu trên
hồn tồn có nguồn gốc từ các nước phát triển như: Mỹ, Euro, Trung Quốc, Nhật
Bản, v.v còn ở Việt Nam hiện tại vẫn chỉ là những ước lượng và những dự đoán bám
theo các nghiên cứu và số liệu của các báo cáo chung mà chưa có cơng trình nghiên

cứu về tiềm năng phát triển, nhu cầu người tiêu dùng, cũng như các yếu tố liên quan
khác.

Để có thể định hình và phát triển những lợi ích mang lại trong thời đại Internet

of Things thì cần rất nhiều nghiên cứu và thử nghiệm từ các nhà sản xuất và cung ứng



6

các dịch vụ liên quan cũng như các chính sách phát triển CNTT của nhà nước. Trong

bối cảnh như thế việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Internet of
Things cũng là một nghiên cứu cần thiết cho sự chuẩn bị tốt nhất nhằm để nắm lấy

cơ hội và mang lại hiệu quả cao nhất cho các nhà kinh doanh và người tiêu dùng, giúp

cho các nhà đầu tư có thể hoạch định các chiến lược đầu tư và tiếp thị phù hợp với
những đối tượng khách hàng tại Việt Nam.
1.3. Mu ̣c tiêu và nô ̣i dung đề tài

Xác định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Internet of Things

của người tiêu dùng tại Việt Nam, cụ thể là tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Đưa ra những khuyến nghị, đề xuất cho các nhà cung cấp các sản phẩm, dịch

vụ Internet of Things tại Việt Nam có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả trong thị
trường kinh doanh mới nổi này.
1.4. Ý nghĩa đề tài

Xu hướng “Internet of Things” sẽ đem lại cơ hội chưa từng có cho tổ chức,

doanh nghiệp. Đây là xu thế tất yếu cho q trình đổi mới và ước đốn sẽ mang lại

các giá trị tương đương 19.000 tỷ USD trong vịng 10 năm tới (vietnamnet.vn, 2015).
Những dự đốn trên thật sự sẽ là cơ hội rất lớn cho các nhà kinh doanh trong


và ngoài nước. Tuy nhiên thị trường tại Việt Nam có những đặc thù riêng về điều
kiện kinh tế xã hội cũng như hành vi người tiêu dùng. Sẽ rất khó khăn cho các nhà
đầu tư đạt được hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực này nếu không nắm rõ được các yếu tố

ảnh hưởng đến ý định sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mới trong xu hướng “Internet

of Things” bởi vì đây là các sản phẩm và dịch vụ rất mới so với các loại hình truyền
thống. Đề tài với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ kiến thức để giúp các nhà đầu
tư có thêm các cơ sở để xây dựng các chiến lược kinh doanh hợp lý trong thời đại
“Internet of Things”.

1.5. Pha ̣m vi giới ha ̣n đề tài

Bên cạnh việc giới thiệu về Internet of Thing và các dịch vụ liên quan ứng

dụng trên nền tản Internet of Things, đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh


7

hưởng đến ý định sử dụng Internet of Things. Do thời gian hạn chế đề tài chỉ tập trung
vào những sản phẩm, dịch vụ hiện đang có và ứng dụng tại Việt Nam, đề tài khơng

phân tích sâu vào tồn bộ các loại sản phẩm dịch vụ có liên quan đến Internet of
Things đang có hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu là những người sinh sống, học tập tại thành phố Hồ Chí

Minh đã sử dụng qua các dịch vụ Internet of Things, những người đã từng nghe đề

cập đến hay đã tìm hiểu các dịch vụ này thơng qua các phương tiện truyền thông.
1.6. Bố cu ̣c luâ ̣n văn

Luận văn được chia thành 6 chương chính, tài liệu tham khảo và các phụ lục

đính kèm.

Chương I: Giới thiệu tổng quan - Giới thiệu về những vấn đền liên quan đến

IoTs, lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi nghiên cứu, ý
nghĩa thực tiễn và bố cục của luận văn.

Chương II: Các loại dịch vụ Internet of Things - Phân tích, tổng hợp một số

sản phẩm, dịch vụ ứng dụng nền tảng Internet of Things hiện đang có trong và ngồi
nước.

Chương III: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu - Trình bày tổng quan về

cơ sở lý thuyết, các mơ hình nghiên cứu trước đây và đưa ra mơ hình nghiên cứu đề
xuất.

Chương IV: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày phương pháp nghiên cứu,

lý thuyết về xây dựng và đánh giá thang đo, nhằm đo lường các khái niệm nghiên
cứu, đồng thời kiểm định các giả thuyết về độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu.

Chương V: Kết quả nghiên cứu – Trình bày kết quả kiểm định thang đo, phân

tích nhân tố khám phá (EFA), nhân tố khẳng định (CFA), mơ hình SEM và đánh giá

mức độ phù hợp của mơ hình.

Chương VI: Kết luận và khuyến nghị - nhận định kết quả nghiên cứu, nêu

những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.


8

Tài liệu tham khảo

Các phụ lục đính kèm theo luận văn. ( 9 phụ lục)
Lý lịch cá nhân


9

2. CHƯƠNG 2: CÁC LOẠI DỊCH VỤ INTERNET OF THINGS

2.1. Giới thiệu

Chương này sẽ trình bài sơ lược qua một số ứng dụng, dịch vụ IoTs đã và đang

phát triển trên thế giới và Việt Nam.

2.2. Các ứng dụng, dịch vụ Internet of Things

Trong 50 năm qua, CNTT đã tạo ra hai lần biến đổi lớn hay còn được gọi là

những làn sóng cơng nghệ. Làn sóng đầu tiên diễn ra vào năm 1960 và 1970 với việc


ứng dụng CNTT để tác động vào q trình tự động hóa, thiết kế và hoạch định sản
xuất thông qua sự hỗ trợ của máy tính. Làn sóng thứ 2 là Internet và mới nhất chính
là IoT (career.fpt-software.com, 2015).

Theo báo cáo tháng 6/2015 của McKinsey về Internet of Things có tên là

Mapping the value beyond the hype - định ra các giá trị Internet của vạn vật bỏ qua
những sự phóng đại, thì IoT có tiềm năng ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội

và hướng tới doanh thu lên tới hàng chục ngàn tỷ USD mỗi năm vào năm 2025. Báo
cáo đưa ra tổng kết là chúng ta (ở đây là thế giới và bao gồm cả nước Mỹ) đang đánh
giá tiềm năng của IoT thấp hơn thực tế, bởi IoT khơng chỉ có mặt trong mọi lĩnh vực

của cuộc sống, mà nó cịn tạo ra nhiều ý niệm và lĩnh vực mới trong cuộc sống cũng
như trong kinh doanh (vfossa.vn, 2015).

IoTs có ứng dụng rộng vơ cùng, có thể kể ra một số thứ như sau (Basak, 2015):

 Xây dựng thành phố thơng minh: Có thể kể đến các dịch vụ như: Bãi đậu xe
thơng minh, giám sát tình trạng các cơ sở hạ tầng, hệ thống chiếu sáng thơng
minh, v.v.

 Quản lí mơi trường thơng minh: Giám sát các điều kiện tự nhiên cho các khu

rừng, biển, giám sát các khí thải ơ nhiễm, động đất, sóng thần bằng các hệ
thống giám sát thời gian thực, v.v.

 Phản hồi trong các tinh huống khẩn cấp: Các cảm biến phục vụ tại các địa
điểm nhạy cảm, dễ xảy ra các sự cố giúp dễ dàng khắc phục các vấn đề, v.v.



10

 Mua sắm thông minh: Xây dựng các khu mua sắm, thanh toán và giao hàng
hợp nhất, tiết kiệm chi phí thời gian và con người, v.v.

Hình 2.1 Các ứng dụng IoTs trong các lĩnh vực khác nhau 3

 Nhà thơng minh: Xây dựng các tính năng tự động hóa trong nhà, giúp giảm
thiểu thời gian và giảm các rủi ro cũng như tiết kiệm chi phí vận hành thất
thốt, lãng phí.

 Y tế: Xây dựng các hệ thống chẩn đoán và giám sát bệnh nhân tại nhà, các
thiết bị xử lý các triệu chứng bệnh từ xa, tự chấn đốn, v.v.

 Giao thơng: Xây dựng hệ thống giao thơng thông minh, giảm thiểu áp tắc và
ô nhiễm môi trường, các hệ thống đèn cảnh báo thời gian thực, v.v.

 An ninh và cảnh báo: Hệ thống an ninh và cảnh báo thời gian thực giúp hệ
thống được đảm bảo an ninh và khi xảy ra sự cố được cảnh báo ngay lập tức
và có thể tự khắc phục dựa trên các tình hướng được xây dựng sẵn, v.v.

 Các sản phẩm thiết bị cơng nghệ tích hợp vào các sản phẩm thời trang, trang
sức: Giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, giám sát, hay trao đổi thông tin, v.v.

 Nông nghiệp và chăn nuôi: Xây dựng các nông trại thông minh, giám xác và
quản lý vật nuôi theo thời gian thực. Các hệ thống tưới nước, bón phân và
chăm sóc tự động hóa theo điều kiện thời tiết, v.v.


Trong luận văn này đề cập đến các sản phẩm và dịch vụ IoTs tại Việt Nam đã

và đang có khá phổ biến là ngôi nhà thông minh và các dịch vụ giao thông thông
3

Nguồn: />

11

minh dựa trên nền tảng IoTs. Việc lựa chọn này nhằm giúp cho việc phân loại các đối
tượng trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu được chính xác hơn.
2.2.1. Các ứng dụng trong ngôi nhà thông minh

Khái niệm căn nhà thông minh lần đầu được Hiệp hội xây dựng Hoa Kỳ đưa

ra năm 1984. Trong thập kỷ sau đó, Hollywood cố gắng mơ tả và tái hiện nó qua hàng
loạt các sản phẩm cịn mang tính giả định. Những dự định từng bị coi là mang tính

“hoang tưởng” ấy đã dần trở thành những phát minh vĩ đại nhờ các hãng công nghệ
hàng đầu như. Theo một báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Markets and

Markets có trụ sở tại thành phố Dallas (Mỹ) dự báo công nghệ nhà thông minh sẽ tạo
ra doanh thu lên tới 50 tỉ USD/năm vào năm 2020 (iotvietnam.vn, 2015).

Hình 2.2: Mơ hình SmartHome 4

Với một ngơi nhà thơng minh, bạn sẽ khơng cịn phải lo nghĩ nhiều về cách

vận hành. Chỉ cần liếc mắt qua màn hình của chiếc smartphone ln bên mình là bạn
nhanh chóng nắm bắt đầy đủ tình hình ở nhà, dễ dàng giao tiếp và điều khiển các vật

dụng nhờ tất cả cùng được kết nối chung vào một hệ thống nhà thông minh và nối

với Internet. Hơn nữa, cịn có thể tự động hóa các hoạt động trong nhà theo ngữ cảnh
4

Nguồn: bkav.com


12

được lập trình trước, từ ánh sáng, nhiệt độ, an ninh bảo vệ, cho đến các hệ thống giải

trí. Trong nhà thơng minh, nhiều vật dụng có thể tương tác ăn ý với nhau để nâng cao
mức tự động hóa của ngơi nhà.

Tại Việt Nam thì SmartHome của cơng ty BKAV. Một sản phẩm dành cho các

chủ ngôi nhà mong muốn sự kết hợp của hiện đại khoa học kỹ thuật vào cuộc sống

hàng ngày. Mang đến chất lượng cuộc sống cao hơn, giúp tiết kiệm được nhiều chi
phí về điện năng, thời gian (Bkav, 2015).

2.2.2. Các dịch vụ giao thông thông minh dựa trên nền tảng IoTs.

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng và vượt bật của cơng nghệ thì giá của

các sản phẩm Smartphone, Tablet trở nên rất rẻ, bên cạnh đó cách dịch vụ 3G từ các
nhà cung cấp với mức giá phải chăng thúc đẩy người tiêu dùng trang bị các sản phẩm
dịch vụ trên nền tảng các thiết bị di động (linkedin.com, 2015).


Hiện nay tại Việt Nam đã xuất hiện nhiều các công ty vận tải ứng dụng Internet

of Things vào quy trình vận hành. Sử dụng khả năng kết nối và định vị trên các thiết

bị di động, kết hợp với việc xây dựng ứng dụng trên các nền tảng di động giúp cho
việc gọi đặt xe trở nên nhanh chóng, tiện lợi và minh bạch về giá cả cũng như lộ trình.

Điều này giúp ích rất nhiều cho các nhu cầu của khách hàng và xa hơn nữa là giảm
thiểu số lượng xe lưu thơng trên đường, tiết kiệm chi phí .

Hình 2.3: Dịch vụ Grab Taxi 5
5

Nguồn: grabtaxi.com


×