Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá đô thị xanh áp dụng ở thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


LÊ ANH TUẤN

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ
ĐÁNH GIÁ ĐƠ THỊ XANH
ÁP DỤNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Chuyên Ngành: Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường
Mã số: 60850101

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2016


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. Vương Quang Việt

PGS.TS Phùng Chí Sỹ

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS Phạm Gia Trân

Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS.TS Phạm Hồng Nhật

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa
ĐHQG Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . năm. . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:


1. PGS.TS Lê Văn Khoa
2. PGS.TS Chế Đình Lý
3. TS Phạm Gia Trân
4. PGS.TS Phạm Hồng Nhật
5. TS Lâm Văn Giang
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau
khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC
Họ và tên

: LÊ ANH TUẤN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh

: 22/06/1985


Nơi sinh: Lâm Đồng

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên và môi trường

MS: 60 85 01 01

I. TÊN ĐỀ TÀI :
Nghiên Cứu Xây Dựng Bộ Tiêu Chí Đánh Giá ĐTX - Áp Dụng Ở Thành Phố Đà Lạt
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ
- Tổng quan được các tiêu chí xây dựng ĐTX trên thế giới và tại Việt Nam.
- Xây dựng được bộ tiêu chí và phương pháp tính chỉ số đánh giá ĐTX phù hợp với
điều kiện Việt Nam.
- Áp dụng thử nghiệm tại thành phố Đà Lạt.
Nội dung
- Tổng quan tình hình xây dựng tiêu chí ĐTX ở trong và ngồi nước.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ĐTX phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
- Khảo sát, thu thập và đánh giá tình hình phát triển Đà Lạt theo bộ tiêu chí đã xây
dựng.
- Đề xuất kế hoạch hành động xây dựng TP.Đà Lạt theo các tiêu chí ĐTX.
Ngày giao nhiệm vụ:
19/01/2014
Ngày hồn thành nhiệm vụ: 30/12/2015
Tp, Hồ Chí Minh, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

tháng


năm 2016

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc của mình tơi xin chân
thành cảm ơn Thầy Phùng Chí Sỹ và Thầy Vương Quang Việt đã tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp nhiều tài liệu quý báu để tôi tiếp
cận những kiến thức liên quan đến nội dung xây dựng bộ tiêu chí đơ
thị xanh. Nếu khơng có những lời hướng dẫn, dạy bảo của thầy thì
tơi nghĩ luận văn này rất khó có thể hồn thiện được. Một lần nữa, tôi
xin chân thành cảm ơn các Thầy.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy cô lớp Cao học Quản lý Tài nguyên - Môi trường
Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp HCM đã tận tình truyền đạt
những kiến thức chun mơn và những kinh nghiệm quý giá cho tôi
trong suốt quá trình học tập. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn đến tất cả
các bạn học, các anh chị cao học Khóa 2013.
Các phịng, ban của thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng đã hỗ
trợ giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu và đánh giá hiện trạng của
địa phương.
Quý chuyên gia trong ngành môi trường, quản ly đô thị đã
nhiệt tình cung cấp những nhận xét và ý kiến thiết thực góp phần
hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày 30 thánh 12 năm 2015

Học viên thực hiện đề tài
Lê Anh Tuấn


TĨM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Thơng qua việc tham khảo các nghiên cứu của thế giới và trong, luận văn nghiên
cứu này đề xuất một bộ các tiêu chí ĐTX phù hợp với điều kiện của Việt Nam gồm 7 chủ
đề chính với 121 tiêu chí được đề xuất). Cùng với các tiêu chí được xây dựng trên cộng
với việc thu thập số liệu từ các ban ngành địa phương và phương pháp tính chỉ số SPSS,
ta áp dụng đánh giá cụ thể cho thành phố Đà Lạt trong điều kiện số liệu có thể với chỉ số
GCI là 0,792 (hiện ĐTX ở Đà Lạt đang ở mức trên trung bình). Trên cơ sở đó, ta phần
nào đánh giá được mặt thuận lợi và khó khăn của việc xây dựng bộ tiêu chí ĐTX. Cùng
với đó là tìm ra các vấn đề chủ yếu cần ưu tiên trong việc xây dựng tiêu chí và có các giải
pháp thích hợp để hướng tới ĐTX trong tương lai.

ABSTRACT
With reference to international and domestic research, this thesis proposed a set of
green city criteria including seven main topics (with 121 criteria) appropriate with
conditions of Vietnam. Together with these norms, data collected from local departments
and SPSS statistics calculation method would be applied specifically for Dalat city with
the condition that the GCI index is 0,792 (at present, Dalat green city is above the
medium rate). Pros and cons of building a set of green city criteria could be partly
evaluated relying on those bases. Moreover, the priorities focused in building criteria and
suitable solutions to green city in the future need figuring out.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Luận văn này là thành quả nghiên cứu của tôi,
2. Số liệu, kết quả nêu trong luận văn được điều tra trung thực và chưa từng được

ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khác,
3. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học Viên
Lê Anh Tuấn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................1
1.

Đặt vấn đề ...........................................................................................................2

2.

Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................4

3.

Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................6

4.

Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................6

5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................................7

6.


5.1.

Phương pháp luận ......................................................................................7

5.2.

Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................7

Ý nghĩa đề tài ......................................................................................................9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ THẾ
GIỚI VỀ BỘ TIÊU CHÍ ĐTX ........................................................................................10
1.1.

Các khái niệm căn bản ...................................................................................11
1.1.1. Tiêu chí ....................................................................................................11
1.1.2. Chỉ số .......................................................................................................11
1.1.3. Thơng số/Biến số .....................................................................................11
1.1.4. Khái niệm về đô thị .................................................................................12
1.1.5. Khái niệm tăng trưởng xanh ....................................................................12
1.1.6. Khái niệm ĐTX .......................................................................................13
1.1.7. Tiêu chí ĐTX ...........................................................................................15

1.2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về ĐTX .................................15
1.2.1. Trong khu vực Asean: .............................................................................16
1.2.2. Châu Âu ...................................................................................................18
1.2.3. Thành phố môi trường theo Hiệp định Thành phố môi trường của Liên

Hợp Quốc 2005 (United Nations Urban Environmental Accords) ....................20
1.2.4. Bộ tiêu chí xanh của Green Word City....................................................21
1.2.5. Cách đánh giá chỉ số môi trường trên thế giới ........................................22
1.2.6. Cách đánh giá chỉ số ĐTX của tổ chức Siemens .....................................24

1.3.

Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về ĐTX ................................25
1.3.1. Xu hướng ĐTX ở Việt Nam ....................................................................26
1.3.2. Tiêu chí đơ thị sinh thái ở Việt Nam .......................................................31


1.3.3. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài nguyên và môi trường tại Việt
Nam .................................................................................................................33
1.3.4. Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 09 năm 2015 của Bộ
Tài Nguyên Và Môi Trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi
trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường. ................................................35
1.4.

Điều kiện kinh tế xã hội của TP.Đà Lạt ........................................................36
3.1.1. Đặc điểm ..................................................................................................36
3.1.2. Hiện trạng chất lượng mơi trường ...........................................................48

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐTX PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU
KIỆN VIỆT NAM ............................................................................................................51
2.1.

Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng các tiêu chí ĐTX tại Việt Nam ........52

2.2.


Xây dựng bộ tiêu chí ĐTX phù hợp với điều kiện Việt Nam .......................53
2.2.1. Tiêu chí thứ 1: Khơng gian xanh .............................................................54
2.2.2. Tiêu chí thứ 2: Năng lượng......................................................................56
2.2.3. Tiêu chí thứ 3: Giao thơng vận tải ...........................................................58
2.2.4. Tiêu chí thứ 4: Chất lượng mơi trường ....................................................60
2.2.5. Tiêu chí thứ 5: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh,
cơng trình văn hóa, lịch sử..................................................................................61
2.2.6. Tiêu chí thứ 6: Sức khỏe cộng đồng ........................................................61
2.2.7. Tiêu chí thứ 7: Xã hội ..............................................................................61

2.3.

Phương pháp tính tốn chỉ số ĐTX ...............................................................67

2.4.

Lựa chọn bộ tiêu chí ĐTX phù hợp với điều kiện TP.Đà Lạt .......................68

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ TÍNH CHỈ SỐ GCI CHO THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT ...................................................................................................................72
3.1.

Tính tốn chỉ số ĐTX cho TP.Đà Lạt............................................................73

3.2.

Đánh giá TP.Đà Lạt theo hệ thống phân loại ĐTX .......................................83

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT THEO

HƯỚNG ĐÔ THỊ XANH ................................................................................................88
4.1.

Giải pháp xây dựng thành phố Đà Lạt theo hướng ĐTX ..............................89
4.1.1. Không gian xanh ......................................................................................89
4.1.2. Năng lương ..............................................................................................91
4.1.3. Giao thông vận tải ....................................................................................91


4.1.4. Chất lượng môi trường ............................................................................92
4.1.5. Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, cơng trình văn hóa,
lịch số .................................................................................................................93
4.1.6. Sức khỏe cộng đồng.................................................................................94
4.1.7. Xã hội.......................................................................................................95
4.2.

Các giải pháp chung ......................................................................................95

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .........................................................................................97
1.

Kết Luận ............................................................................................................98

2.

Kiến Nghị ..........................................................................................................99


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 0.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu..............................................................7

Hình 1. 1. Bộ chỉ số đánh giá tính bền vững về tài ngun ở nước ta ...............................34
Hình 1. 2. Chỉ thị đánh giá tính bền vững về mơi trường ở nước ta ..................................34
Hình 1. 3. Bộ chỉ thị mơi trường quốc gia 2015 ................................................................35
Hình 1. 4. Bảng đồ hành chính thành phố Đà Lạt .............................................................37
Hình 1. 5. Biểu diển khí hậu ở Đà Lạt ...............................................................................38
Hình 3. 1. Bảng đồ hành chính thành phố Đà Lạt .............................................................37
Hình 3. 2. Sơ đồ bậc thang đánh giá chất lượng của đơ thị ...............................................83
Hình 3. 3. Chỉ số GCI Đơ thị Đà Lạt thơng qua đơ thị ......................................................86
Hình 4. 1. Định hướng khơng gian cơng cộng Đà Lạt .......................................................90
Hình 4. 2. Sơ đồ định hướng không gian xanh của đô thị Đà Lạt .....................................90
Hình 4. 3. Sơ đồ định hướng hệ thống giao thơng cơng cộng Đà Lạt ...............................92
Hình 4. 4. Sơ đồ hệ thống không gian công viên bảo tồn ..................................................94


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1. Sự khác biệt giữa xanh và bền vững ................................................................14
Bảng 1. 2. Diễn biến quá trình đơ thị hố ở nước ta và dự báo đến 2020 .........................25
Bảng 1. 3. Tỷ lệ đơ thị hóa của một số thành phố ở Việt Nam..........................................26
Bảng 2. 1. Chỉ tiêu diện tích cây xanh cơng cộng ở đơ thị nước ta và trên thế giới ..........55
Bảng 2. 2. Cơng suất lắp đặt các nhà máy điện NLTT tính đến hết 2013 .........................57
Bảng 2. 3. Chi phí cho sản xuất điện từ NLTT ..................................................................58
Bảng 2. 4. Bộ chỉ thị xây dựng ĐTX .................................................................................61
Bảng 3. 1. Biểu diển khí hậu ở Đà Lạt...............................................................................38
Bảng 3. 2. Kết quả tính PT.................................................................................................73
Bảng 3. 3. Bảng đánh giá của các chuyên gia....................................................................77
Bảng 3. 4. Bảng tính giá trị chỉ số GCI..............................................................................79
Bảng 3. 5. Đánh giá tác động của các tiêu chí đề xuất đối với ĐTX .................................84



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEM

Diễn đàn hợp tác Á – Âu (The Asia-Europe Meeting)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTC

Bộ tiêu chí

BVMT

Bảo vệ môi trường

CO2

Carbon dioxit

DTC

Sở giao thông vận tải

ĐTX

ĐTX (Green cities)

Eco


đô thị sinh thái (Ecocity)

EPI

Chỉ số thực thi môi trường (Environmental Performance Index)

GCI

Chỉ số ĐTX (Green City Index)

GĐP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domenstic Product)

GGGI

Viện tăng trưởng xanh tồn cầu

GTCC

Giao thơng công cộng

HST

Hệ sinh thái

KT

Kinh tế


NLTT

Năng lượng tái tạo

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

PADDI

Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị

PLU

Bản đồ quy hoạch đô thị địa phương


POC

Sở xây dựng

PTBV

Phát triển bền vững

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam




Quy định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP

Thành phố

TT

Thông tư

VN

Việt Nam

XH

Xã hội


MỞ ĐẦU

Chương này trình bày về các nội dung bao gồm:

1.


Đặt vấn đề

2.

Tính cấp thiết của đề tài

3.

Mục tiêu nghiên cứu

4.

Nội dung nghiên cứu

5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

6.

Ý nghĩa của đề tài

Trang 1


1.

Đặt vấn đề
Thế giới đang ngày càng tiến tới đô thị hóa. Kể từ năm 2008, có hơn một nửa dân


số thế giới đang sống tại các khu vực đô thị và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trưởng, đặc
biệt là ở các nước đang phát triển. Ở châu Á, dự đoán hơn 1,1 tỷ dân sẽ di chuyển đến các
thành phố trong 20 năm tiếp theo.Bao gồm 11 siêu đơ thị (dân số trên 10 triệu người) ví
dụ, Bắc Kinh, Thượng Hải, Kolkata (Calcutta), Delhi, Jakarta, Osaka và Tokyo…Ngoại
trừ Osaka và Tokyo thì các thành phố cịn lại là ở các nước đang phát triển. Dân số đô thị
mở rộng sẽ đòi hỏi một loạt các cơ sở hạ tầng, dịch vụ, nhà ở và công ăn việc làm,...Việc
mở rộng đất đơ thị có thể đe dọa nguồn cung cấp đất nông nghiệp, gây ra sự tăng trưởng
trong khối lượng giao thông và tăng áp lực đối với môi trường, và ảnh hưởng tới sự
không bền vững cho đất nước và phần còn lại của hành tinh. Trong khi đó, đơ thị phát
triển bền vững là điều quan trọng được các quốc gia theo đuổi như là thành phố tiếp tục
tăng trưởng. (Seetharam Kallidaikurichi, 2010).
Trong hơn nửa thế kỷ gần đây, đặc biệt là từ khi cần phải xây dựng đơ thị ứng phó
với biến đổi khí hậu, ở rất nhiều nước trên thế giới đã và đang rất sôi động bàn luận, tiến
hành nghiên cứu và triển khai quy hoạch và xây dựng các đô thị (khu đô thị) mới và cải
tạo các đô thị cũ theo hướng ĐTX(Green Cities), đô thị sinh thái (Eco Cities) hay đô thị
bền vững về mặt môi trường (Environmentally Sustainable Cities).
Trên thế giới khơng những đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu mơ hình và các
tiêu chí của một ĐTX, đô thị sinh thái, đô thị bền vững về mặt môi trường, mà trong thực
tế ở một số nước đã xây dựng thành công các đô thị được thừa nhận là các ĐTX, đô thị
sinh thái, như là: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore,
Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)… (Seetharam
Kallidaikurichi, 2010).
Những thành tựu nghiên cứu về ĐTX, đô thị sinh thái, đô thị bền vững
về mặt mơi trường và các tiêu chí của loại đơ thị này đã được hình thành trên thế giới là
những kinh nghiệm rất quý báu và là mẫu hình cho Việt Nam học tập.
Ngày nay người ta quan tâm rất lớn đến quy hoạch và xây dựng ĐTX, đô thị sinh
thái và đô thị bền vững về môi trường chủ yếu vì 3 vấn đề chính sau:
 Tài ngun: Từ khi lồi người bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa, đi theo là q
trình đơ thị hóa, với nét đặc trưng là sự tập trung dân số sản xuất phi nông nghiệp trong


Trang 2


một không gian chật hẹp ngày càng lớn, mật độ dân số đô thị hiện nay đã lên tới hàng
chục nghìn người trên 1 km2, khai thác và sử dụng triệt để tài ngun thiên nhiên, năng
lượng, hình thành mơi trường sống nhân tạo và thải ra quá nhiều các loại chất thải, làm
cho môi trường ở đô thị (môi trường khơng khí, mơi trường đất, mơi trường nước, mơi
trườngsinh thái) ngày càng bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thoái, làm
mất cân bằng nhiều hệ thống sinh thái thiên nhiên, sức khỏe người dân đô thị ngày càng
bị ảnh hưởng mạnh hơn và hậu quả cuối cùng là đô thị phát triển thiếu bền vững.
 Gia tăng dân số: Dân số đô thị chiếm tỷ lệ ngày càng lớn. Theo số liệu của Văn
phòng dân số thế giới (PRB) của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2004: tổng dân số thế giới
là 6.396 triệungười, trong đó tỷ lệ dân đơ thị trung bình của các nước phát triển là 76%,
trung bìnhcủa các nước cịn lại là 41%. Theo số liệu của ADB năm 2007, tỷ lệ dân số đơ
thị trung bình của các nước châu Á đã chiếm 50%, tỷ lệ dân số đô thị của Malaysia:
69,3%, của Indonesia: 50,4%, của Trung Quốc: 44%, của Thailand: 32,9%, của Việt Nam
27,7%.
 Năng lượng: Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng
tập trung trong các đô thị. Ở khu vực các nước ASEAN gần 3/4 GDP và khoảng 2/3 tổng
sản lượng xuất khẩu quốc gia đều xuất phát từ các đơ thị. Ví dụ, riêng Metro Bangkok
(2005) đóng góp 4% GDP của Thái Lan, Metro Manila (2006) đóng góp 37% cho GDP
của Philippine, Thành phố Hồ Chí Minh (2006) đóng góp 23,5% cho GDP Việt Nam. Do
đó năng lượng tiêu thụ ở các đơ thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu thụ của
quốc gia, nguồn thải chất ô nhiễm và khí “nhà kính” từ hoạt động đô thị càng lớn và các
vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng thường xảy ra ở các đô thi.
Tuy rằng ĐTX, đô thị sinh thái hay đô thị bền vững về mặt mơi trường đều có
chung một mục tiêu cơ bản là tạo ra môi trường đô thị sống tốt (Livability), bảo đảm sức
khỏe và tiện nghi cho mọi người dân, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên và
năng lượng, giảm thiểu “khí nhà kính”, giảm thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường đô

thị, nhưng chúng cũng có các đặc điểm riêng, cụ thể là:
 ĐTX có đặc điểm nổi bật là đơ thị có nhiều khơng gian xanh, có chất lượng mơi
trường xanh (mơi trường khơng khí sạch, mơi trường nước sạch, mơi trường đất (bao
gồm cả chất thải rắn) sạch);
 Đô thị sinh thái có đặc điểm nổi bật là đơ thị hài hịa các hệ sinh thái nhân tạo
(hệ sinh thái đô thị) và các hệ sinh thái tự nhiên, lấy con người làm trung tâm của các hệ
Trang 3


sinh thái, cân bằng cuộc sống của con người với các hệ sinh thái tự nhiên;
 Đô thị bền vững về mặt mơi trường có đặc điểm nổi bật là trong q trình phát
triển đơ thị đảm bảo hài hịa phát triển 3 trụ cột: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và
bảo vệ môi trường để đảm bảo đơ thị phát triển bền vững.
2.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với những rủi ro chung mang

tính chất tồn cầu như: biến đổi khí hậu, hạn hán, bão lụt, động đất, cháy rừng, hiện
tượng băng tan, ô nhiễm môi trường. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ đến
đời sống của người dân trên tồn thế giới. Đó là chưa kể đến những tác động nặng nề của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng là một trong những nước bị ảnh
hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Về đô thị: Đô thị loại 1 và 2 đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, giao thông
tắc nghẽn, điều kiện sống xấu, sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng. Chính vì vậy, quy
hoạch và xây dựng ĐTX, đô thị sinh thái và đô thị bền vững về môi trường là một hướng
đi mới, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và áp dụng trong thực tiễn.
Có thể thấy tỷ lệ đơ thị hóa ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn gần
đây. Nhưng do thiếu giải pháp phát triển đồng bộ từ quy hoạch, kiến trúc đến công tác
quản lý, nên đô thị mọc lên hay mở rộng ra đều thiếu tính thẩm mỹ và nhạt nhịa bản sắc.

Một thành tố quan trọng của đơ thị là cây xanh thì ngày càng ít, tài ngun ngày càng bị
khai thác quá mức, năng lương cung cấp ngày càng thiếu hụt, chất lượng cuộc sống của
người dân suy giảm, hệ sinh thái bị ảnh hường… Dẫn đến nhu cầu có một khơng gian
sống, một đơ thị sống thân thiện với môi trường là điều hiển nhiên và cũng là xu hướng
cần hướng tới của các đô thị hiện nay.
Về tình hình biến đổi khí hậu: theo báo cáo của WMO, năm 2010 là năm nóng
nhất trong lịch sử, với mức độ tương tự như các năm 1998 và 2005. Ngồi ra, trong mười
năm qua tính từ năm 2001, nhiệt độ trung bình tồn cầu đã cao hơn nửa độ so với giai
đoạn 1961-1990, mức cao nhất từng được ghi nhận đối với bất kì một giai đoạn 10 năm
nào kể từ khi bắt đầu quan trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Michel Jarraud, 2011). Vấn
đề trái đất nóng dần lên do ảnh hưởng của các loại khí nhà kính là nguyên nhân chính dẫn
đến việc khí hậu đang biến đổi một cách khắc nghiệt, và hậu quả do việc biến đổi khí hậu
gây ra với những thảm họa khó lường khơng cịn là vấn đề của thế giới mà còn đang đe

Trang 4


dọa trực tiếp đến Việt Nam. Hạn hán, bão lụt, nguy cơ cháy rừng gia tăng gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới các cơng trình thủy lợi, nguồn tài ngun nước, tài nguyên sinh vật.
Nhiệt độ trái đất tăng làm băng tan, nước biển có xu thế dâng lên, tài nguyên đất bị thu
hẹp, nguồn nước ngọt bị xâm chiếm, gia tăng nạn phá rừng. Những ảnh hưởng trên kéo
theo một loạt các vấn đề về an ninh lương thực, nguồn nước, dịch vụ y tế, làm gia tăng
xung đột do mâu thuẫn về quyền lợi...sẽ gây ảnh hưởng đến sự an toàn của cuộc sống con
người và của nền kinh tế. Vì vậy, việc chung tay góp phần vào việc hạn chế sự gia tăng
của biến đổi khí hậu là điều cần thiết hiện nay.
Về năng lượng: theo chiến lược năng lượng của quốc gia thì: phấn đấu tăng tỷ lệ
các ngồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp
vào năm 2010; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050. Tuy nhiên,
theo các chuyên gia về năng lượng, khó khăn đầu tiên và lớn nhất trong việc tìm kiếm và
phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, và hiện nay vẫn chưa có nghiên

cứu hay cơ sở dữ liệu nào xác định được tiềm năng chính xác của các loại tài nguyên
thiên nhiên.
Bộ Xây dựng đã ban hành “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 09: 2013/BXD Các cơng trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả”. Theo đánh giá của các chuyên
gia, việc tuân thủ chặt chẽ các quy định của Quy chuẩn này trong thiết kế và vận hành
các cơng trình sẽ góp phần tiết kiệm tổng năng lượng tiêu thụ từ 14 - 36% trong các cơng
trình xây dựng. Hiện Bộ cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển
đơ thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và đang tổ chức xây dựng “Chiến lược phát
triển cơng trình xanh ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050”.
Mặt khác, Theo quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Thủ
Tướng Chính Phủ đã “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng
phụ cận đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” với mục tiêu phát triển là: ”Xây dựng
phát triển thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2030 trở thành một vùng đô thị
hiện đại, đẳng cấp quốc tế; có đặc thù khí hậu, cảnh quan tự nhiên, văn hóa lịch sử và di
săn kiến trúc tầm quốc gia khu vực và có ý nghĩa quốc tế”.
Đi cùng với quy hoạch đó thì ta cũng cần phải có những tiêu chí phù hợp cho địa
phương nhằm đảm bảo và có định hướng tốt cho sự phát triển của quy hoạch. Trước
những thách thức lớn của q trình đơ thị hóa với tốc độ cao, phát triển "ĐTX" là giải
pháp giúp các thành phố Việt Nam phát triển thịnh vượng, bền vững, có bản sắc và thân
Trang 5


thiện với môi trường. Với đặc điểm nổi bật là có nhiều khơng gian xanh, hài hịa hệ sinh
thái nhân tạo, các ĐTX giúp giảm thiểu “khí nhà kính”, chất thải gây ô nhiễm môi
trường.
Trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, trước nhứng thách thức lớn của q
trình đơ thị hóa với tốc độ cao ở Việt Nam đang phải đối mặt với các vấn đề toàn cầu như
khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… Vì vậy, ĐTX, đơ thị thơng
minh sẽ là một trong những tầm nhìn chiến lược trong mục tiêu xây dựng và phát triển đô
thị của Việt Nam nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Là giải pháp
giúp các thành phố Việt Nam phát triển thịnh vượng, bền vững, có bản sắc và thân thiện

với mơi trường.
Rỏ ràng lợi ích mà ĐTX mang lại với cuộc sống người dân là điều không thể bàn
cãi. Với đặc điểm nổi bật là có nhiều khơng gian xanh, chất lượng mơi trường xanh, hài
hịa các hệ sinh thái nhân tạo (hệ sinh thái đô thị) và hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu khí
nhà kính, giảm thiểu chất thải gây ơ nhiễm… nó sẽ tạo ra mơi trường sống tốt, bảo đảm
sức khỏe và tiện nghi cho người dân.  Có thể nói ĐTX là hướng phát triển tương lai.
Tuy nhiên, cho đến nay các cơ quan nhà nước ta chưa xây dựng được bộ tiêu chí
cho một ĐTX tại Việt Nam. Luận văn này sẽ nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí ĐTX phù
hợp cho đơ thị ở Việt Nam và đánh giá áp dụng cụ thể ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng (một thành phố mà kinh tế trọng yếu là phát triển du lịch vì vậy việc phát triển
ĐTX là điều cần thiết).
3.

Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan về tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, luận văn sẽ

xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá ĐTX phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam,
đồng thời áp dụng thử nghiệm đánh giá thành phố Đà Lạt theo tiêu chí ĐTX. Từ đó, nâng
cao ý thức của xã hội, thúc đẩy và định hướng phát triển quy hoạch đô thị Việt Nam theo
hướng ĐTX, mà đô thị đó có đẳng cấp quốc tế theo đúng nghĩa một thành phố xanh –
sạch – đẹp thân thiện với môi trường
4.

Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cần phải thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:
- Tổng quan tình hình xây dựng tiêu chí ĐTX ở trong và ngoài nước

Trang 6



- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ĐTX phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.
- Khảo sát, thu thập và đánh giá tình hình phát triển Đà Lạt theo BTC đã xây dựng.
- Đề xuất kế hoạch hành động xây dựng TP.Đà Lạt theo các tiêu chí ĐTX
Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.

Phương pháp luận

5.1.

Ta sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để xây dựng bộ chỉ số ĐTX bằng
định lượng và định tính, phương pháp này được chọn làm luận văn tốt nghiệp của ngành
quản lý tài nguyên môi trường tại trường đại học Bách Khoa – đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh. Phương pháp này được sử dụng đẻ phân tích các vấn đề của đơ thị
trong q trình phất triển, nhằm làm rõ bản chất, nội dung, hình thức của một ĐTX và
xác định được các tiêu chí để xây dựng một đơ thị xanh.
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới

Xây dựng bộ tiêu chí đơ thị xanh cho Việt Nam

Đánh giá hiện trạng của Đà
Lạt

Lựa chọn các chỉ thị, thông số phù hợp với điều kiện Đà Lạt

Thu thập dữ liệu có liên quan


Tính tốn và đánh giá các chỉ số GCI của Đà Lạt

Đưa ra các giải pháp

Hình 0.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu

5.2.

Để đạt được các nội dung nêu trên, các phương pháp nghiên cứu sau sẽ được áp
dụng:

Trang 7


5.2.1. Tổng quan tài liệu: là bài viết tổng hợp một cách đầy đủ nhất có thể được
những hiểu biết về một chủ đề xuất phát từ việc phân tích tồn bộ mọi mặt các tài liệu và
cơng trình nghiên cứu liên quan. Viết tổng quan tài liệu có thể có nhiều mục đích khác
nhau.như: trình bày một lí thuyết và những nghiên cứu thử nghiệm lí thuyết này đã được
thực hiện; Trình bày một vấn đề và những giải pháp giải quyết vấn đề đã được các nghiên
cứu đề xuất, thử nghiệm; Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã được thực
hiện; Nêu nhu cầu cho nghiên cứu tiếp theo;
5.2.2. Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả nghiên cứu và các dự án trong
và ngoài nước liên quan đến xây dựng hệ thống các tiêu chí và chỉ số mơi trường để có
cái nhìn tồn diện trong việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá theo hướng phát ĐTX phù
hợp với điều kiện của Việt Nam.
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp bằng
SPSS, exel...Nhằm phục vụ công tác báo cáo kết quả, thảo luận, đề xuất biện pháp quản
lý. Dùng để xử lý các số liệu thông tin nghiên cứu về xác xuất, về thống kê, về logic toán
đại số (ma trận, lập số liệu, trung bình cộng, độ lệch chuẩn), cuối cùng tính ra được chỉ số

GCI.
5.2.4. Phương pháp chuyên gia: Nhận định đánh giá các tiêu chí bằng cách sử
dụng trí tuệ của một đội ngũ chun gia có trình độ cao, ý kiến của các cơ quan ban
ngành liên quan. Để đánh giá ưu nhược điểm của một số phương pháp, tiêu chí xây dựng
ĐTX ở Việt Nam. Các chuyên gia là các nhà khoa học nghiên cứu về đô thị, xây dựng bộ
tiêu chí, về quy hoạch đơ thị, các nhà quản lý mơi trường….
5.2.5. Phương pháp phân tích: Phân tích các đối tượng nghiên cứu cũng như các
kết qua thu được từ đó đưa ra các đề xuất và giải pháp giải quyết các vấn đề. Nội dung
gồm có 4 bước cơ bản sau:
-

Xác định vấn đề

-

Xác định nhóm nguyên nhân

-

Xác định các nguyên nhân chi tiết trong từng nhóm nguyên nhân cụ thể

-

Phân tích tồn bộ sơ đồ nhằm xác định các nguyên nhân quan trọng nhất.

Trang 8


Ý nghĩa đề tài


6.

1.1. Ý nghĩa khoa học
Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệp của các quốc gia trên thế giới, cùng với quá trình
nghiên cứu hiện trạng ở Việt Nam, đưa ra được các kết quả đánh giá được tình hình mơi
trường. Từ đó xác định được sự ơ nhiễm môi trường và sự thay đổi của môi trường sinh
thái…Để đưa ra các giải pháp và hành động cụ thể để đối phó với nhũng thay đổi tiêu cực
của mơi trường theo hướng ĐTX cũng như góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu tồn
cầu.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu hỗ trợ cho việc ra các văn bản pháp lý thích hợp giúp cho việc
xây dựng các ĐTX thân thiện với môi trường ở Việt Nam. Tạo điều kiện thuận lợi cho
các cơ quan quản lý trong việc bảo vệ môi trường cũng như nâng cao nhận thức của cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường, từ đó họ thấy được trách nhiệm của mình để điều
chỉnh hành vi, tập quán sinh hoạt…

Trang 9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH
HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ THẾ GIỚI VỀ BỘ TIÊU CHÍ ĐTX

Trong chương này sẽ trình bày về các khái niệm căn bản của ĐTX cũng như việc
nghiên cứu, áp dụng vào việc xây dựng ĐTX của các nước trên thế giới cũng như
những nghiên cứu hiện có ở Việt Nam.
1. Các khái niệm căn bản
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới về đơ thị xanh
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về đô thị xanh
4. Tổng quan điều kiện kinh tế - xã hội của Đà Lạt


Trang 10


1.1. Các khái niệm căn bản
Để có thể thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ĐTX áp dụng
ở thành phố Đà Lạt”, đầu tiên ta cần phải hiểu và phân biệt được các ý nghĩa cơ bản của
nội dung (như: tiêu chí, chỉ số, đô thị, ĐTX, đô thị sinh thái, đô thi phát triển bền
vững…..). Từ đó, ta có thể hiểu rõ hơn đề tài cũng nhưng tránh lầm lẫn khi thực hiện nội
dung nghiên cứu. Sau đây là một số khái niệm cơ bản.
1.1.1. Tiêu chí (Indicator):
Là phản ảnh một tính chất, dấu hiệu đặc trưng của một bộ phận hệ thống cần đo, để
phê phán nhằm đánh giá.
Là giá trị đánh giá sự biến đổi về tài nguyên và môi trường được tính tốn từ các
thơng số (parameters) hay biến số (variables) (Theo xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền
vững về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam).
1.1.2. Chỉ số (Index)
Là tổng hợp các tiêu chí đơn thơng qua một cách tính có hay khơng có trọng số, cho
cái nhìn nhanh về đặc trưng của cả hệ thống cần đo.
Là giá trị tích hợp đánh giá sự biến đổi về tài ngun và mơi trường được tính tốn
từ một số các chỉ thị. (Theo xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững về tài ngun và
mơi trường ở Việt Nam).
1.1.3. Thông số/Biến số (Parameter/variable):
Là các số đo đạc thực tế hoặc/và tính tốn ra từ hiện trạng hoặc/và dự báo xu thế
diễn biến về tài nguyên và mơi trường, mà từ chúng sẽ tính tốn ra các chỉ thị, rồi từ các
chỉ thị (indicator) sẽ tiếp tục tính tốn ra các chỉ số (index) theo thuật tốn tích hợp trung
bình cộng - trừ đa cấp có hay khơng có trọng số của các thơng số/biến số và chỉ thị.
Để đánh giá một hệ thống thường dùng rất ít tiêu chí và thường chỉ có 1 chỉ số. Ví
dụ để đo sự phát triển con người, UNDP dùng chỉ số phát triển con người HDI chỉ gồm 3
tiêu chí đơn là: tuổi thọ bình qn, thu nhập bình qn và tiêu chí về mặt bằng dân trí (đo

bằng tỷ lệ người lớn biết chữ cùng số năm đi học bình qn).
Tiêu chí cịn phải đáp ứng các yêu cầu của đánh giá nhanh như:
 Có thể thu thập số liệu nhanh với chi phí thấp,
 Trung lập và ít phụ thuộc vào chủ quan người đánh giá,
 Không biến đổi quá nhanh nhưng phải đủ nhạy cảm với sự thay đổi bản chất
Trang 11


của hệ thống cần đo
 Cuối cùng là dễ tính tốn.
1.1.4. Khái niệm về đơ thị (urban)
Đơ thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, một hình thức cư trú mang tính tồn vẹn
lịch sử con người được đặc trưng bởi các yếu tố:
 Số lượng dân cư tập trung cao trên một phạm vi lãnh thổ hạn chế
 Đại bộ dân cư làm các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp (tiểu thủ công, công
nghiệp, buôn bán thương mại, dịch vụ, lao động trí óc…)
 Giữ vai trị chủ đạo với các vùng nơng thơn và với tồn bộ xã hội nói chung.
1.1.5. Khái niệm tăng trưởng xanh (green growth)
Theo Hàn Quốc: "Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng đạt được bằng cách tiết kiệm
và sử dụng các nguồn tài nguyên và năng lượng hiệu quả để giảm thiểu biến đổi khí hậu
và thiệt hại tới mơi trường, tạo ra các động lực tăng trưởng mới thông qua nghiên cứu và
phát triển công nghệ xanh, tạo các cơ hội việc làm mới và đạt được sự hài hịa giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ mơi trường".
Theo Tổ chức Sáng kiến tăng trưởng xanh của Liên Hợp Quốc: Tăng trưởng
xanh hay xây dựng nền kinh tế xanh là quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và cơ sở
hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài nguyên, nhân lực và tài
chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính, khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên
nhiên hơn, tạo ra ít chất thải hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD (Organization for Economic
Co-operation and Development): Tăng trưởng xanh là thúc đẩy tăng trưởng và phát

triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài
nguyên và dịch vụ môi trường thiết yếu cho cuộc sống của chúng ta. Để thực hiện điều
này, tăng trưởng xanh phải là nhân tố xúc tác trong việc đầu tư và đổi mới, là cơ sở cho
sự tăng trưởng bền vững và tăng cường tạo ra các cơ hội kinh tế mới.
Định nghĩa tăng trưởng xanh của Việt Nam: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng
dựa trên quá trình thay đổi mơ hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi
thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên
cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng
hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí

Trang 12


×