Tải bản đầy đủ (.pdf) (338 trang)

NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHẢN ỨNG XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 338 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
------------ *** ------------

BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011
Mã số: B.11 - 26

NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
PHẢN ỨNG XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Cơ quan chủ trì: Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đỗ Đình Hãng
Thư ký đề tài: Th.S Giang Thị Huyền

9120

HÀ NỘI, 2011


LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU

Họ và tên
1. Th.S Trịnh Vương Cường
2. TS Vũ Trường Giang
3. Th.S Bùi Thanh Hà
4. Th.S Nguyễn Thanh Hà
5. PGS.TS Đỗ Đình Hãng
6. Th.S Hà Thị Thu Hằng
7. Th.S Đỗ Thanh Hiền


8. CN Hoàng Minh Hiến
9. Th.S Lưu Khương Hoa
10. Th.S Giang Thị Huyền
11. NCS Trần Thị Lan
12. Th.S Tạ Khánh Trường

Đơn vị công tác
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
UBND huyện Chương Mỹ - Hà Nội
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I
Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I

3


MỤC LỤC
Mở đầu.....………..…………...………………………………………
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phản ứng xã hội……..
1.1. Những khái niệm cơ bản…..……………………………………...
1.1.1. Khái niệm phản ứng……...……………………………………..
1.1.2. Khái niệm phản ứng xã hội……………………………………..
1.1.3. Khái niệm xung đột xã hội……………………………………...

1.2. Phân loại các hình thức phản ứng xã hội………………………….
1.2.1. Phân loại phản ứng xã hội theo hình thức biểu hiện……………
1.2.2. Phân loại phản ứng xã hội theo lĩnh vực (nội dung)……………
1.3. Chức năng của phản ứng xã hội…………………………………..
1.3.1. Chức năng tích cực của phản ứng xã hội…………………………..
1.3.2. Chức năng tiêu cực của phản ứng xã hội…………………………..
Chương 2: Thực trạng phản ứng - xung đột xã hội trong quản lý
phát triển xã hội ở nước ta hiện nay
2.1. Nhận diện các hình thức phản ứng - xung đột xã hội………….....
2.1.1. Phản ứng xã hội xuất phát từ xung đột lợi ích………………….
2.1.2. Phản ứng xã hội xuất phát từ xung đột văn hóa………………….
2.1.3. Phản ứng xã hội xuất phát từ xung đột tôn giáo………………..
2.1.4. Phản ứng xã hội xuất phát từ xung đột tộc người……………….
2.2. Nguyên nhân của phản ứng xã hội………………………………..
2.2.1. Những nguyên nhân từ lợi ích…………………………………..
2.2.2. Những nguyên nhân từ văn hóa lối sống……………………….
2.2.3. Những nguyên nhân do bất bình đẳng dân tộc và do địch lợi
dụng, kích động
2.2.4. Những nguyên nhân nảy sinh từ chính quá trình đổi mới, phát
triển nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng
2.2.5. Những nguyên nhân từ phía cơ chế, chính sách………………...
2.2.6. Những nguyên nhân từ phía hệ thống chính trị ở nông thôn……
2.2.7. Những nguyên nhân từ phía cán bộ và đội ngũ cán bộ…………
2.2.8. Những nguyên nhân từ phía quần chúng nhân dân…………….
2.3. Tác động của phản ứng - xung đột xã hội trong quản lý phát triển xã
hội ở nước ta thời gian qua
2.3.1. Phản ứng - xung đột đã gây ra nhiều hệ quả tiêu cực đến quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
2.3.2. Khía cạnh tích cực từ thực tiễn phản ứng - xung đột xã hội……
Chương 3: Tiêu chí đánh giá phản ứng - xung đột xã hội trong

quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay
3.1. Dự báo xu hướng và hình thức phản ứng - xung đột xã hội ở nước ta
thời gian tới
3.1.1. Các xu hướng chính tác động đến phản ứng - xung đột xã hội……..
4

6
16
16
16
20
21
24
25
26
27
28
29
31
31
31
51
59
67
75
75
76
77
78
80

83
86
90
92
92
95
97
97
97


3.1.2. Dự báo các hình thức phản ứng - xung đột xã hội……………..
3.2. Quan điểm định hướng.....………………………………………...
3.2.1. Tôn trọng quyền con người và luật pháp trong giải quyết khiếu
nại, khiếu kiện, tố cáo
3.2.2. Phản ứng - xung đột xã hội đòi hỏi xã hội một sự phát triển mới
với các chính sách hợp lý
3.2.3. Trách nhiệm trong giải quyết phản ứng - xung đột xã hội……..
3.3. Hệ tiêu chí nhận diện, đánh giá phản ứng xã hội - xung đột xã hội
3.3.1. Mặt biểu hiện của phản ứng - xung đột xã hội
3.3.2. Hình thức (loại hình) phản ứng - xung đột xã hội………………
3.3.3. Các chủ thể tham gia phản ứng - xung đột xã hội………………
3.3.4. Hoàn cảnh và phạm vi diễn ra phản ứng - xung đột xã hội…….
3.3.5. Tiêu chí về tính động cơ và nguyên nhân diễn ra phản ứng xung đột xã hội
3.3.6. Tiêu chí về diễn biến của phản ứng - xung đột xã hội………….
3.3.7. Tiêu chí về quy mô, mức độ, thời gian diễn ra phản ứng -xung
đột xã hội
3.3.8. Tiêu chí về hậu quả phản ứng - xung đột xã hội………………..
Kết luận…………………………………………………………….....
Tài liệu tham khảo…………………………………………………….....


5

99
102
102
103
104
105
107
108
112
113
114
117
120
121
123
125


MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. VỀ MẶT LÝ LUẬN

Phản ứng xã hội là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát
triển, khi con người đứng trước các tác động của tự nhiên hay xã hội. Phản ứng
xã hội khác với các phản ứng của các sinh thể tự nhiên ở dạng thức, cấu trúc,
chức năng và không chỉ rất khó nhận dạng, mà cả nắm bắt, quản trị chúng
một cách có hiệu quả, tránh gây nên các tác động tiêu cực đối với bản thân

từng con người cũng như cả xã hội. Việt Nam đang trong thời kỳ nền kinh tế
chuyển đổi, ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và chịu nhiều tác động
bất lợi do biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội... Do vậy, phản ứng xã hội
của các nhóm dân cư diễn biến rất phức tạp. Đối diện với những biến đổi của
nền kinh tế, của môi trường tự nhiên và xã hội, bản thân tâm lý, tính cách,
hành vi, lối sống con người cũng có những biến đổi so với thời kỳ bao cấp,
khép kín. Diễn biến của phản ứng xã hội có khi theo cá nhân hoặc nhóm xã
hội, biểu hiện dưới nhiều hình thức. Xuất phát từ những nhận thức trên cho
thấy nghiên cứu phản ứng xã hội dưới góc độ học thuật nhằm cung cấp các
khái niệm công cụ, nhận diện loại hình, các hình thức biểu hiện của chúng là
điều cấp thiết của nhiều bộ môn khoa học từ chính trị học, khoa học lãnh đạo
- quản lý, xã hội học, tâm lý học, văn hoá học đến các ngành khoa học phát
triển khác.
1.2. VỀ MẶT THỰC TIỄN

Phản ứng xã hội ở nước ta hiện nay đang diễn biến có phần phức tạp và
nhiều khi khó nhận dạng. Nhiều hình thức phản ứng xã hội mới nảy sinh trong
cơ chế thị trường, toàn cầu hoá mà nguồn gốc của nó chưa được cắt nghĩa một
cách thấu đáo . Phản ứng xã hội từ nhóm lẻ có khả năng lan truyền thành mạng
xã hội khi được sự hỗ trợ bởi mạng truyền thông phi thể chế, điện thoại di
động, internet... Những hình thức phản ứng xã hội dưới hình thức vô ngôn,
6


biểu hiện của thái độ bàng quan chính trị, thờ ơ và vô cảm trước mọi phong
trào xã hội, trước cổ động của bộ máy tuyên truyền... là những dấu hiệu không
thể xem thường.
Vì vậy, nhận diện các hình thức phản ứng xã hội, phân loại các hình
thức phản ứng xã hội, xây dựng hệ tiêu chí đánh giá phản ứng xã hội trong
quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận,

vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
2.1. NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

Có thể thống kê thành 3 nhóm sau đây của các nhà nghiên cứu nước
ngoài về phản ứng xã hội:
Thứ nhất, các nghiên cứu lý thuyết về phản ứng xã hội được thể hiện
trong các công trình của Russell Huebsch (2003): Social Reaction Theory [“Lý
thuyết phản ứng xã hội”], của Jarn R (2008): Social Reaction or Labeling
Theory [“Lý thuyết nhận diện phản ứng xã hội”], của Wellford, C. (1975):
Labeling Theory and Criminology An Assessment - Social Problems [“ Lý
thuyết nhận diện và đánh giá tội phạm học - Những vấn đề xã hội”]... Các nghiên
cứu này đã đưa ra quan niệm về phản ứng xã hội, phân lọai phản ứng xã hội,
bước đầu chỉ ra chức năng ( cả phản chức năng) của phản ứng xã hội , tác động
của nó đối với quản lý phát triển xã hội.
Thứ hai, các nghiên cứu phân tích hình thức và cơ chế biểu hiện của
phản ứng xã hội, bản chất của nó trong giải quyết các quan hệ xã hội mang
tính cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng. Đáng chú ý là nghiên cứu của Sanna
Eronen (2006): Social Reaction Styles, Interpersonal Behaviours and Person
Perception: A Multi-Informant Approach [“Các hình thức phản ứng xã hội,
nhận thức con người và cách hành xử cá nhân với nhau: một sự tiếp cận nhiều
nguồn tin”]. Hình thức của phản ứng xã hội được đề cập ở các nghiên cứu này
rất đa dạng bao gồm cả cá nhân và tập thể, theo kiểu lan truyền đám đông. Cơ
chế phản ứng xã hội có khi thông qua ngôn luận hoặc hành động cụ thể mà
7


hậu quả của nó rất khó định lượng. Phản ứng xã hội do xung đột về giá trị,
đức tin tôn giáo được đề cập trong nghiên cứu của Frederic Harrison (1913):
The positive evolution of religion: its moral and social reaction [“Sự tiến triển

tích cực của tôn giáo: luân lý và phản ứng xã hội”...
Thứ ba, các nghiên cứu về phản ứng xã hội biểu hiện thành xung đột
xã hội. Đây là loại công trình được nghiên cứu rất phổ biến ở phương Tây.
Tiêu biểu là các nghiên cứu của Collins R (1974), “The basic of conflict
theory, Conflict sociology [“Vấn đề cơ bản của xung đột xã hội, xã hội học
xung đột”], của Coser L (1956): The Funcions of social conflict” [“Các chức
năng của xung đột xã hội”], Dahrendorf. R với “Class and class conflict in
industrial society” (1929) [“Giai cấp và xung đột giai cấp trong xã hội công
nghiệp”] và Park R.E and Burgess E.W với “Competition, Conflict,
accomomdation and Assimilation” (1977) [“Cạnh tranh, xung đột, thích nghi
và đồng hoá”]… Các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng phản ứng xã
hội tồn tại một cách khách quan nhưng có khả năng chuyển hoá thành xung
đột xã hội hay không lại chịu sự tác động của nhiều tác nhân khác nhau. Phản
ứng xã hội nếu không được nhận diện, xử lý và hoá giải thấu đáo thường tích
tụ, dồn nén, biến thái thành các xung đột xã hội trên phạm vi rộng lớn hơn.
2.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Các nghiên cứu về phản ứng xã hội ở Việt Nam tuy có muộn hơn so
với nước ngoài, nhưng các chiều cạnh của phản ứng xã hội cũng được đề cập
khá phong phú.
Thứ nhất, các bài viết đề cập đến các dạng thức phản ứng xã hội bột
phát gây bức xúc trong xã hội, thường bộc lộ một cách nhanh chóng, sôi
động, có ảnh hưởng lan toả trong xã hội. Đó là các bài viết đề cập đến các
phản ứng xã hội biểu hiện bằng hành động xã hội của Lê Xuân Thanh:
“Những vấn đề đình công và giải quyết đình công” [2010], của Điền Bắc Nguyễn Duy: “Vụ TP Vinh khốn đốn vì rác: Hàng trăm người lập chốt chặn
xe rác” [2001], của Công Bính: “Dân chặn xe vì quá bụi, gần 100 xe chở đất
8


“tê liệt” [2011], của Phong Cầm - Hữu Cẩm: “Gần 2.000 công nhân đình

công” [2011]... Nhiều bài viết chỉ rõ, trong thời gian qua, phản ứng xã hội
diễn ra trên nhiều mặt của đời sống khi đụng chạm đến lợi ích của một nhóm
xã hội cụ thể, trong đó đình công của công nhân, phản ứng có tính đám đông
của nông dân ở vùng thu hồi đất phục vụ xây dựng khu công nghiệp là những
vấn đề thường nổi bật, thu hút sự quan tâm của dư luận và các nhà quản lý.
Cũng có những phản ứng xã hội xuất hiện trước một tình huống cụ thể thể
hiện qua bài viết … Nó cho thấy tính phong phú, đa dạng của phản ứng xã hội
trong muôn mặt của đời sống con người mà các nhà quản trị phát triển xã hội
luôn phải trù liệu đầy đủ.
Thứ hai, Các nghiên cứu đề cập đến phản ứng xã hội dưới hình thức
ngôn luận, đặc biệt thông qua phản biện xã hội của giới tinh hoa. Đây có thể
được xem là phản ứng xã hội đặc thù của một bộ phận nhỏ trong xã hội thu hút
được sự quan tâm của cả phía người dân lẫn các nhà hoạch định chính sách. Có
thể kể các công trình nghiên cứu của Kiên Định: “Phản biện xã hội - nhân tố
quan trọng của sự phát triển xã hội” [2007], Nguyễn Trần Bạt: “Phản biện xã
hội” [2009], Chính Tâm: “Phản biện xã hội và sự phát triển của Việt Nam”
[2007], Trịnh Duy Luân: “Một số vấn đề về tham gia xã hội và phản biện xã
hội” [2009]… đã chỉ ra một số hình thức đặc thù của phản ứng xã hội mà nếu
các nhà quản lý biết cách lắng nghe, xử lý sẽ cung cấp các thông tin đầu vào
có chất lượng cho các quyết định quản lý.
Thứ ba, Các nghiên cứu đề cập đến môi trường, công cụ, không gian,
điều kiện, cơ chế cho bộc lộ phản ứng - xung đột xã hội. Công cụ, phương
tiện giúp bày tỏ phản ứng xã hội được giới nghiên cứu đặc biệt quan tâm là
báo chí, truyền thông, đặc biệt qua nghiên cứu của Phan Văn Tú: “Truyền
thông và dư luận xã hội” [2006], của Đỗ Chí Nghĩa :"Vai trò báo chí trong định
hướng dư luận xã hội" [2009], của Minh Đăng: “Báo chí khẳng định vai trò
diễn đàn phản biện xã hội” [2011]. Các nghiên cứu này cho rằng, báo chí giúp
bộc lộ phản ứng xã hội một cách gián tiếp, nhưng rất thụ động, tạo ra dư luận
9



nhanh chóng, nhưng cũng dễ sai sót. Vì vậy, để phản ứng xã hội thông qua
báo chí có tác dụng định hướng dư luận đòi hỏi phải phát huy trách nhiệm xã
hội của báo chí, của nhà báo và từng tờ báo. Phản ứng xã hội còn có thể bộc lộ
ở nhiều môi trường phong phú khác nhau, nhất là những nơi tụ tập đông người,
được thể hiện qua nghiên cứu của Nguyễn Quý Thanh, Trịnh Ngọc Hà: “Không
gian bán công và sự hình thành dư luận xã hội: Nghiên cứu trường hợp quán
cà phê ở Hà Nội” [2009]. Tất nhiên, từ phản ứng xã hội đến dư luận xã hội là
hai khoảng cách khác nhau về tính chất của phản hồi xã hội.
Thứ tư, Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa phản ứng xã hội với
xung đột xã hội. Đáng chú ý trong nhóm nghiên cứu này là công trình cura
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của chính phủ:
“Tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo về đất đai” [2009], của Phan Tân: “Xung đột xã hội về đất đai ở nông
thôn thời kỳ đổi mới (trường hợp tỉnh Hà Tây cũ)” [2009], của Thế Cường:
“Góp phần tìm hiểu biến đổi xã hội ở Việt Nam hiện nay” [2010], của Nguyễn
Đình Tấn (chủ biên): “Xu hướng phân tầng xã hội trong quá trình phát triển
kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [2010], của Hồ Bá Thâm - Nguyễn
Trần Dương: “Kinh tế thị trường và mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa nhóm
trục lợi và nhóm thiệt hại hiện nay” [2010], của Thanh tra chính phủ: “Khiếu
nại, tố cáo đông người - Đất đai vẫn là điểm nóng” [2010], của Trần Văn
Long: “Bàn về xung đột lợi ích” [2011]… Các nghiên cứu trên đề cập đến các
dạng thức phản ứng xã hội chuyển hóa thành xung đột xã hội cần được quan
tâm đặc biệt. Trong đó, đáng chú ý là những nỗ lực truy tìm cơ sở kinh tế - xã
hội của các phản ứng xã hội, đặc biệt là lợi ích của các nhóm xã hội, từ đó
khuyến nghị giải pháp phải bắt đầu từ hài hòa hóa quan hệ lợi ích. Một hướng
nghiên cứu khác lại truy tìm nguồn gốc phản ứng xã hội từ yếu tố tâm lý như
các công trình của Nguyễn Văn Hiện: “Giải tỏa xung đột trong khiếu kiện của
công dân dưới góc độ tâm lý học” [2009], của Vũ Trung Quý: “Bàn về khái
niệm “đám đông gây rối an ninh trật tự” [2007]. Các nghiên cứu trên đã đề cập

10


đến phản ứng xã hội biến thành đám đông, mang tính xã hội rộng lớn mà bất
cứ hệ thống quản lý nào cũng không thể xem thường. Cơ chế tâm lý gây nên
phản ứng xã hội được bàn sâu hơn trong bài viết của Lưu Song Hà: “Tâm
trạng của người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp liên
quan đến việc làm” [2008], của Lê Văn Hảo: “Hành vi xã hội trong một số
tình huống (trường hợp một xã ven đô” [2009], của Phan Thị Mai Hương:
“Tâm trạng của các nhóm dân cư Đà Nẵng trước những biến đổi về xã hội do
tác động của đô thị hóa” [2009]… Đây thường là những phân tích trường
hợp, được lưu ý tới là các nhóm cư dân đô thị bị mất đất, với các biểu hiện
tâm lý bất thường có thể gây nên các phản ứng xã hội mà giải quyết chúng
phải bằng các chính sách hợp lý về đền bù đất đai đồng thời tránh bị kích
động tâm lý tạo nên đám đông.
Thứ năm, Các nghiên cứu về quản trị phản ứng xã hội có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với quá trình triển khai đề tài này. Công trình nghiên cứu
của Bùi Thị Xuân Mai: “Lắng nghe - một kỹ năng tham vấn cơ bản của cán
bộ xã hội” [2007] đã chỉ ra một cách thức quan trọng để thâu nhận các phản
ứng xã hội là lắng nghe ý kiến của người dân, quan sát các động thái ảnh
hưởng đến lợi ích của người dân, phân tích các tác nhân với người dân khi
xuất hiện các phản ứng. Điều này rất cần thiết với mọi cán bộ lãnh đạo - quản
lý chứ không chỉ riêng cán bộ làm công tác xã hội. Tính pháp lý khi nhìn
nhận, đánh giá, phân tích một trường hợp cụ thể của phản ứng xã hội được
phân tích trong nghiên cứu của Vũ Quỳnh: “Không dễ đình công đúng luật”
[2010], của Ngọc Hùng: “Chuyện đình công - đôi điều suy nghĩ” [2010], của
Bảo Chân: “Đình công bất hợp pháp có dấu hiệu gia tăng. Vai trò của công
đoàn ở đâu?” [2010]… Các bài viết cũng đề xuất cần xây dựng hệ thống
pháp luật đồng bộ đảm bảo quyền phản ứng xã hội và phòng ngừa các xung
đột xã hội có khả năng gây bất ổn xã hội, đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự

an toàn xã hội. Đặc biệt, một số nghiên cứu trên bình diện rộng lớn hơn của
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đã đề xuất hướng quản trị phản
11


ứng xã hội từ thực hiện công bằng xã hội, giải quyết các nguyên nhân kinh tế
- xã hội phát sinh phản ứng xã hội như bài viết của Phạm Quốc Anh (chủ
biên): “Một số tình hình và giải pháp phòng ngừa, giải quyết “điểm nóng” ở
cơ sở nông thôn nước ta” [2000], của Châu Thanh: “Giá trị của sự đồng
thuận” [2007], của Nguyễn Thị Kim Ngân: “Triển khai đồng bộ các giải pháp
thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng ta về các vấn đề xã hội” [2008], của
Nguyễn Thị Mai Anh: "Điểm nóng chính trị - xã hội ở nông thôn đồng bằng
sông Hồng - Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm" [2008], của
Nguyễn Ngọc Điện: “Giải quyết xung đột lợi ích” [2009], của Võ Khánh Vinh
(chủ nhiệm): “Xung đột xã hội và đồng thuận xã hội trong quá trình phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội: cơ sở lý luận và thực tiễn” [2009],
của Hoàng Chí Bảo (chủ biên): “Luận cứ và giải pháp phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới” [2010], của Trần Đức
Cường (chủ biên): “Những yếu tố tác động đến phát triển xã hội và quản lý
phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam” [2010], của Đinh Xuân
Lý (chủ biên): “Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta thời
kỳ đổi mới: Mô hình, thực tiễn và kinh nghiệm” [2010], của Lưu Văn Sùng:
“Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc ở miền
núi trong những năm gần đây hiện trạng, vấn đề các bài học kinh nghiệm
trong xử lý tình huống” [2010], của Nguyễn Vũ Tiến: “Lý thuyết chung về
quản lý xã hội” [2010], của Võ Khánh Vinh (chủ biên): “Xung đột xã hội một
số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” [2010]… Nhìn chung, các nghiên
cứu đều xem phản ứng xã hội phải được giải quyết bằng nhiều biện pháp cả
kinh tế - xã hội thông qua hài hòa hóa lợi ích, đảm bảo phúc lợi con người lẫn
tác động đến hành vi thông qua tôn trọng các giá trị, xử lý các yếu tố thuộc về

tâm lý ở những thời điểm cụ thể.
Các nhóm nghiên cứu nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng cho nghiên
cứu đề tài này, gồm cả cung cấp tư liệu và cách tiếp cận. Tuy vậy, các nghiên
cứu trên mới chỉ là các nghiên cứu ở một vài trường hợp đơn lẻ của phản ứng
12


xã hội, nhất là chưa phân loại rõ các loại hình phản ứng xã hội, chưa nghiên
cứu sâu về các tiêu chí đánh giá phản ứng - xung đột xã hội trong quá trính
quản lý phát triển xã hội ở nước ta.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nhận diện, phân loại các hình thức phản ứng xã hội.

- Đề xuất hệ tiêu chí cơ bản để đánh giá phản ứng - xung đột xã hội
trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN

- Tiếp cận hệ thống:
Với cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu phản ứng xã hội được đặt trong
tổng thể các vấn đề xã hội của đất nước và thế giới; giữa nghiên cứu phản ứng xã
hội với phản biện xã hội, xung đột xã hội và rộng hơn là quản lý và phát triển xã
hội. Cách tiếp cận này cho phép định vị phản ứng xã hội trong các vấn đề xã hội
và các mối quan hệ tương tác của các bộ phận cấu thành của phát triển xã hội.
- Tiếp cận lịch sử - cụ thể:
Tiếp cận lịch sử - cụ thể đòi hỏi nhận diện và phân tích phản ứng xã
hội gắn với bối cảnh, điều kiện cụ thể của đất nước, của thời cuộc, của từng
thời điểm, từng địa bàn nhất định. Phải trên quan điểm lịch sử - cụ thể mới cắt
nghĩa được các chiều cạnh của thực trạng, đề xuất tiêu chí đánh giá phản ứng
xã hội - xung đột xã hội sát với thực tiễn đất nước, đặc điểm từng hình thức

phản ứng xã hội, đặc biệt là những dấu hiệu mới nảy sinh trong quá trình đổi
mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế thị trường, toàn cầu
hóa... Tiếp cận lịch sử - cụ thể còn phải xem xét phản ứng xã hội trong điều
kiện nền chính trị nhất nguyên, một đảng cầm quyền... để theo đó có tiêu chí
đánh giá thích ứng trong thâu nhận, xử lý và đo đạc các phản ứng xã hội.
- Tiếp cận chức năng:
Tiếp cận chức năng cho phép làm rõ chức năng của phản ứng xã hội
đối với bản thân chủ thể phát sinh phản ứng đó cũng như với cộng đồng xã
13


hội; phản chức năng của phản ứng xã hội nếu không được định hướng hành vi
và kiểm soát hợp lý; loạn chức năng nếu bị các tác nhân bên ngoài lợi dụng,
tác động ngoài khả năng kiểm soát của bản thân từng chủ thể và hệ thống
quản lý.
4.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

- Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Phương pháp phân tích được sử dụng trong phân tích tài liệu, văn bản,
công trình nghiên cứu liên quan.
- Phương pháp chuyên gia:
Phương pháp chuyên gia nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia về
xã hội học hành vi, xã hội học xung đột, tâm lý học, văn hóa học....
- Phương pháp phỏng vấn:
Đưa ra các câu hỏi cho người đối thoại để thu thập thông tin. Chọn
người đối thoại theo mức độ am hiểu vấn đề (rất am hiểu, am hiểu ít, hoàn
toàn không hiểu), thông qua các phỏng vấn khác nhau (có chuẩn bị trước,
không chuẩn bị trước; trao đổi trực tiếp; trao đổi qua điện thoại; phỏng vấn
để biết và phỏng vấn sâu).
Mặc dù không có điều kiện để thực hiện đề tài qua phương pháp điều

tra xã hội học, nhưng các thành viên tham gia đề tài hầu hết là giảng viên
của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có điều kiện
thực tế và giảng dạy tại nhiều địa phương nên thuận lợi trong nghiên cứu
thực tế và tiến hành phương pháp phỏng vấn khá hiệu quả, thiết thực cho đề
tài với nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở.
Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu chung và cụ
thể còn có sự kết hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
V. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu phản ứng xã hội có phạm vi nghiên cứu rất rộng cần có
sự phối hợp của nhiều nghành và thời gian nghiên cứu phù hợp.

14


Xuất phát từ thực trạng và yêu cầu quản trị phản ứng xã hội trong
quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay, phạm vi nghiên cứu của đề
tài giới hạn ở việc chỉ đề cập đến một loại phản ứng xã hội được xem là
bức xúc, nhạy cảm hiện nay, đó là phản ứng - xung đột xã hội, một trong
những phản ứng cấp độ cao.
Những vụ việc thực tế được dẫn làm minh chứng cho sự phân tích có
liên quan đến phản ứng - xung đột xã hội ở khoảng thời gian hai thập niên
gần đây.
VI. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý NGHĨA VỀ PHƯƠNG DIỆN LÝ LUẬN

Góp phần xây dựng tiêu chí đánh giá phản ứng xã hội - xung đột xã
hội trong quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tình hình hiện nay .
6.2. Ý NGHĨA VỀ PHƯƠNG DIỆN THỰC TIỄN


Góp phần vào việc quản trị các phản ứng xã hội, nhất là quản trị xung
đột xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay.
VII. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Nội
dung của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về phản ứng xã hội
Chương 2. Thực trạng phản ứng - xung đột xã hội trong quản lý phát
triển xã hội ở nước ta hiện nay
Chương 3. Tiêu chí đánh giá phản ứng - xung đột xã hội trong quản lý
phát triển xã hội ở nước ta hiện nay

15


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ PHẢN ỨNG XÃ HỘI
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

Phản ứng xã hội liên quan trực tiếp đến vấn đề ổn định xã hội, quản
lý phát triển xã hội . Phản ứng xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội
loài người. Khi nhân loại bước vào toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường,
hội nhập sâu về kinh tế, văn hóa, xã hội chúng ta càng dễ nhận thấy một vấn
đề hình như có tính quy luật: ở nước nào có sự phát triển kinh tế nhanh,
chuyển biến xã hội chưa theo kịp với chuyển biến kinh tế thì càng dẫn đến
biến động nhanh về kết cấu xã hội, điều chỉnh bố cục lợi ích và thay đổi trong
quan niệm tư tưởng dẫn đến nhiều lợi ích, mục đích, giá trị bất tương đồng,
đôi khi còn loại trừ nhau và tương ứng với nó càng có nhiều mâu thuẫn, nhiều

nguồn phản ứng xã hội tiềm ẩn.
Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, ở nước ta, phản ứng xã hội
biểu hiện ở cấp độ cao - xung đột xã hội có chiều hướng gia tăng trên nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội. Tình hình trên đang đặt ra cho công tác quản lý
xã hội, quản lý phát triển xã hội những nhiệm vụ mới, phức tạp, nặng nề và
khó khăn hơn. Chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý xung đột xã hội không thôi
cũng cho thấy nếu thiếu sự hiểu biết khoa học về phản ứng xã hội, nhận diện,
đánh giá phản ứng xã hội thiếu chính xác, thiếu sự sáng tạo trong quản lý
không thể có hiệu quả cao khi giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn
để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
1.1.1. Khái niệm phản ứng:
Khi khái quát và làm rõ cơ sở lý luận của phản ứng xã hội và dạng
biểu hiện rõ nhất của nó là phản ứng - xung đột xã hội chúng tôi dựa vào nội
hàm và đặc tính của phản ánh tâm lý có ý thức của con người.

16


Thuật ngữ phản ứng theo La tinh bao gồm: re - đáp lại, chống lại kết
hợp với từ actio - có nghĩa là hành động. Kết hợp nghĩa của hai từ trên có thể
hiểu phản ứng là hành động đáp lại khi có tác động.
Trong Từ điển tiếng Việt của tác giả Minh Tân, Thanh Nghi và Xuân
Lãm, khái niệm phản ứng được thể hiện ở hai nghĩa:
- Ở nghĩa thứ nhất bao gồm:
+ Hoạt động, trạng thái, quá trình nảy sinh ra để đáp lại một tác động
nào đó.
+ Sự đánh lại của cơ thể sinh vật trước những kích thích bên ngoài hay
bên trong nào đó.
+ Phản ứng hóa học (nói tắt).
- Ở nghĩa thứ hai bao gồm:

+ Có phản ứng trước một tác động, một sự việc nào đó.
+ Có phản ứng trước những kích thích nào đó đối với cơ thể.
+ Tham gia vào một phản ứng hóa học1.
Trong "Từ điển từ và ngữ Việt Nam" của Nguyễn Lân, khái niệm phản
ứng được hiểu theo các nghĩa sau đây:
+ Chống đối lại một sự việc, một hành động.
+ Sự chống lại một việc làm mà mình không tán thành.
+ Hiện tượng sinh lý xảy ra sau khi cơ thể bị kích thích.
+ Hiện tượng hóa học xảy ra khiến những hóa chất tiếp xúc với nhau
và có tác động qua lại2.
Như vậy theo nhận thức chung, hàm nghĩa của khái niệm phản ứng
ngoài việc ám chỉ sự đáp lại trước kích thích bên ngoài hay bên trong còn bao
gồm các loại hình và mức độ phản ứng (phản ứng hóa học, phản ứng sinh
học).

1
2

Từ điển tiếng Việt, (1998), Nxb Thanh Hóa, tr. 914.
NguyÔn L©n,(2000) Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1422.

17


- Phản ứng hóa học là sự chuyển hóa chất này thành chất khác mà nó
có thành phần tính chất khác với chất ban đầu.
- Phản ứng sinh học: Phản ứng thích nghi của động vật và của con
người bị quy định bởi sự kích thích các bộ phận tiếp nhận và bởi hoạt động
của hệ thần kinh trung tâm ở những mức độ khác nhau. Ở động vật và người
các phản ứng được thể hiện ở hai loại phản xạ: Phản xạ không điều kiện và

phản xạ có điều kiện. Hiện tượng hành động tâm lý có bản chất phản xạ đã
được chứng minh bởi các nhà sinh lý học nổi tiếng Xê-trô-nốp và I.Ráp-lốp.
+ Phản xạ không điều kiện là những phản ứng đáp lại có tính chất bẩm
sinh của cơ thể giống nhau ở các cơ thể riêng biệt thuộc cùng một loài.
Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện
được gọi là những bản năng và chúng có được do cơ chế di truyền.
+ Phản xạ có điều kiện là những phản ứng mà cơ thể có được trong
đời sống để đáp ứng sự kích thích các bộ phận tiếp nhận; ở sinh vật bậc cao
và ở người các phản xạ có điều kiện được hình thành bằng cách tạo nên
những dây liên hệ thần kinh tạm thời trong vỏ não và dùng làm cơ chế để
thích nghi với những điều kiện thay đổi phức tạp của môi trường bên ngoài1.
Khái niệm phản ứng được sử dụng trong đề tài này chính là những
phản xạ có điều kiện của các cá nhân, các nhóm xã hội nhằm đáp lại sự tác
động từ môi trường tự nhiên và xã hội có liên quan đến sự thỏa mãn hay
không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân hay của nhóm xã hội đó.
Trong cuộc sống cá nhân hay nhóm xã hội trước tác động của hiện
thực đều có sự phản ứng đáp trả lại mà nó được biểu hiện chủ yếu dưới dạng
thái độ (attitude).
Như vậy, trên thực tế việc nghiên cứu phản ứng của con người trước
tác động của hiện thực được quy thành nghiên cứu thái độ mà tập trung chủ
yếu ở góc độ tâm lý học.

1

Từ điển Triết học, sách đã dẫn... tr. 430 - 431.

18


Những nghiên cứu về thái độ (phản ứng) của cá nhân và nhóm xã hội

hiện rất sớm. Ngay từ năm 1918 hai nhà tâm lý học Mỹ là W.I.Thomas và
F.Zraiecki đã tìm hiểu sự thích ứng và thái độ của những người nông dân Ba
Lan khi họ di cư sang Mỹ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thái độ thực sự có
hệ thống chỉ bắt đầu vào những năm 50 của thế kỷ XX dưới góc độ tâm lý học
xã hội. Trong các nghiên cứu của M. Rokeach (1968), M.P. Zanna và J.
R.Rempell (1988), W.J.Me Guire (1969, 1985) đã đưa ra những quan niệm,
làm rõ cấu trúc và chức năng của thái độ.1 Một số lý thuyết khác như " Thuyết
bất đồng nhận thức", "Thuyết tự thể hiện", "Thuyết tự tin " cũng đã tập trung
nghiên cứu sự hình thành, thay đổi thái độ, các thang độ thái độ2.
Những nghiên cứu về thái độ được chú trọng ở Đức, đặc biệt là ở Liên
Xô cũ như: Thuyết định vị của V.A. Iadov, Thuyết thái độ nhân cách của
V.N.Miaxisev, Thuyết thái độ chủ quan của B.Ph.Lomov và nhất là Thuyết
tâm thế của D.N. Uzatze3.
Trong lý thuyết tâm thế D.N. Uzatze đã làm rõ :
- Về khái niệm: Tâm thế là một trạng thái tâm lý hoàn thiện, là tâm
trạng của cá nhân trong một hành động nhất định.
- Muốn có tâm thế thực hiện hành động thì người đó phải có nhu cầu
về hành động đó và phải ở trong một tình huống tương ứng.
- Khi tâm thế xuất hiện ở con người thì những đặc điểm của nhận
thức, sự đánh giá và hành vi của người đó đều do tâm thế xác định.
- Các nhân tố làm kích thích tâm thế bao gồm:
+ Các nhu cầu của con người
+ Sự nhận thức về bản thân
+ Hiện thực vật chất

Guire MC, W.J.(1985). Attitudes and Action Change, Handbook of Social Psychology, vol 2, New York.
Festinger, L.A, (1957), Theory of Conitive Dissonance, Evansnton, III: Row Peterson.
3
Xem: S.A.Naddivasnili: Tâm lý học tuyên truyền, Nxb Thông tin lý luận, H, 1984. Bản dịch tiếng Việt.
1

2

19


+ Những yêu cầu xã hội: môi trường văn hóa và xã hội, các nhóm xã
hội riêng biệt, các nhóm chuẩn nhỏ mà cá nhân đang sống.
- Chức năng của tâm thế là lựa chọn từ môi trường xung quanh con
người và từ nhận thức, cảm xúc, kinh nghiệm của những khách thể cần thiết
cho việc thực hiện hành vi.
- Tâm thế có tính hai mặt - con người có thái độ khẳng định hay phủ
định đối với những khách thể. Thái độ này có tính chất tình huống, thời điểm
song nó cũng có thể định hình và ổn định.
- Các thành phần của tâm thế gồm: nhận thức, xúc cảm - tình cảm và
hành vi. Trong ba thành phần trên, hành vi là hình thức biểu hiện cụ thể nhất
của thái độ.
- Khái niệm tâm thế được hiểu đồng nghĩa với khái niệm thái độ (attitude).
Từ những điều đã phân tích và khái quát ở trên có thể đi đến lựa chọn
quan niệm về phản ứng như sau:
Phản ứng là thái độ (attitude) hay tâm thế của cá nhân mà biểu hiện
cụ thể nhất của nó là hành vi đáp trả lại tác động của hiện thực dưới hình
thức khẳng định hay phủ định khi những tác động đó có liên quan đến việc
thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của cá nhân đó.
1.1.2. Khái niệm phản ứng xã hội:
Từ việc khái quát và làm rõ khái niệm phản ứng có thể hiểu khái niệm
phản ứng xã hội như sau:
Phản ứng xã hội là sự đáp trả lại của các cá nhân trong mỗi nhóm xã
hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói chung dưới dạng cụ thể, nhất là hành
vi trước tác động nào đó của hiện thực dưới hình thức khẳng định hay phủ
định những tác động đó có liên quan tới việc thỏa mãn hay không thỏa mãn

nhu cầu của họ.
Phản ứng xã hội dưới dạng hành vi xã hội - hành vi của nhiều người
thông thường là hành vi có mục đích, có ý thức. Khuynh hướng, tính chất,

20


mức độ của các phản ứng xã hội dưới dạng hành vi xã hội phụ thuộc vào mức
độ nhận thức, cảm xúc của các chủ thể và tình huống hiện thực.
Những nghiên cứu của các nhà tâm lý học như M.Smith - người Mỹ,
năm 1942, Fishbein và Ajzen (1975), Rokeach (1968), Đ.N Uznatze (1950),
S.A.Nadirasvili (1980) đã chỉ ra rằng hành vi của các cá nhân hay hành vi của
nhóm diễn ra như thế nào trước tiên phụ thuộc vào sự nhận thức (quan điểm),
sự hiểu biết về đối tượng gây ra phản ứng và xúc cảm, tình cảm (sự hài lòng
hay bực tức, đồng tình hay phản đối, quan tâm hay thờ ơ...) của các chủ thể
hành vi. Nhận thức, cảm xúc, hành vi của các chủ thể hành động hay ở mỗi cá
nhân có mối liên hệ, tác động lẫn nhau. Thí dụ: một người có hành vi đạo đức
đúng đắn thì thường người đó có nhận thức, tình cảm đạo đức đúng về đối
tượng đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống của con người mối quan hệ giữa ba mặt
trên không phải lúc nào cũng như vậy. Có người có hành vi đạo đức đúng đắn
song chính người đó chưa chắc đã có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về đối tượng
hay ngược lại.
1.1.3. Khái niệm xung đột xã hội:
Xung đột xã hội xuất hiện rất sớm trong xã hội loài người. Từ xã hội
nguyên thủy, trong quá trình hoạt động chung của nhóm, xung đột đã xuất
hiện ở mức độ khác nhau. Đến khi xã hội có giai cấp, có nhà nước, xung đột
xã hội đã phát triển đa dạng về hình thức và chủng loại trở thành vấn đề trọng
tâm trong quản lý xã hội. Như vậy về mặt khách quan, xung đột xã hội là hiện
tượng bình thường trong bất kỳ cơ cấu xã hội nào, nó là điều kiện tất yếu của
sự phát triển xã hội.

Cho đến nay xung đột xã hội đã được nhiều khoa học quan tâm nghiên
cứu như: xã hội học, tâm lý học xã hội và đôi khi còn cả ở bình diện triết học,
kinh tế - chính trị học. Có thể khái quát một số quan điểm về xung đột như sau:
- Thời cổ đại, các nhà triết học mà tiêu biểu là Heerraclit dựa trên hệ
thống những quan niệm chung về thế giới quan cho rằng các cuộc chiến tranh

21


và xung đột là quy luật thống trị trên hành tinh, là thuộc tính quan trọng và tất
yếu của đời sống xã hội.
- Thời cận đại, các nhà tư tưởng như J.J.Russo, I. Kant cũng đã chú
trọng đến xung đột xã hội và cho rằng sự đồng thuận giữa mọi người giữ vai
trò quyết định đối với sự phát triển xã hội; các ông phê phán chiến tranh và
những hiện tượng nổi loạn ở thời kỳ đó. Heghen cũng nói đến vai trò của
chiến tranh đối với sự phát triển xã hội.
- Những nghiên cứu về xung đột xã hội ở phương Tây từ giữa thế kỷ
XIX đến những thập niên đầu thế kỷ XX trên phương hướng có tính phương
pháp luận của chủ nghĩa Darwin về xã hội và sự phát triển của các khoa học
như xã hội học, chính trị học, luật học đã rút ra những luận điểm hiện đại về
xung đột xã hội như:
+ Xung đột xã hội là hiện tượng xã hội bình thường bởi vì trong bản
chất con người luôn chứa đựng những yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội làm nảy
sinh xung đột xã hội.
+ Xung đột xã hội có vai trò tích cực đối với quá trình phát triển xã hội.
+ Sự mâu thuẫn giữa số ít những người thống trị với số nhiều những
người bị thống trị làm phát sinh các va chạm, mâu thuẫn và xung đột xã hội.
+ Có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa sự thay đổi trên các lĩnh
vực kinh tế, chính trị, xã hội với các tình huống xung đột.
+ Những xung đột xã hội nếu được nhận diện đúng, giải quyết tốt sẽ

tạo ra sự cân bằng nhất định về mặt xã hội.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX trở lại đây, vấn đề xung đột xã hội
đã được quan tâm nghiên cứu không chỉ ở phương Tây, mà còn ở nhiều nước
trên thế giới từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng cơ bản nhất vẫn là cách
tiếp cận xã hội học. Các lý thuyết về xung đột xã hội của xã hội học và tâm lý
học xã hội như: lý thuyết vai trò, lý thuyết tiếp biến văn hóa, lý thuyết trung
tâm - ngoại vi, lý thuyết xã hội nhiều thể chế1, có thể khái quát như sau:
1

Vũ Quang Hà: Xã hội học đại cương, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2002, tr 122 - 123

22


- Xung đột xã hội là sự mâu thuẫn xã hội căng thẳng nhất thể hiện sự xung
khắc giữa các cộng đồng xã hội khác nhau - các giai cấp, các chủng tộc, các quốc
gia, các nhóm xã hội, các thiết chế xã hội... do sự đối lập hoặc sự khác biệt đáng
kể về lợi ích, mục đích, khuynh hướng phát triển của chúng quyết định.
- Xung đột xã hội là sự đụng độ trực tiếp hay gián tiếp của lực lượng
xã hội trên cơ sở phản kháng hay ủng hộ trật tự xã hội hiện tại, là hình thức
đặc biệt về mặt lịch sử của sự thống nhất mới về mặt xã hội.
- Xung đột xã hội là tình huống khi hai bên tác động lẫn nhau, theo
đuổi những mục đích nào đó của mình và những mục đích đó độc lập hoặc
loại trừ nhau1.
- Xung đột xã hội được hiểu là tình huống hoặc quá trình xã hội mà
trong đó tồn tại các mâu thuẫn về lợi ích giữa các cá nhân trong mỗi nhóm xã
hội, giữa các nhóm xã hội và xã hội nói chung, thể hiện bằng sự đối lập, sự
bất đồng, sự tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, cảm xúc, nhu cầu,
giá trị, mối quan tâm về nguồn lực tài nguyên - xã hội và đôi lúc được thể
hiện bằng cả hành vi đụng độ, thù địch2.

Từ các quan niệm dẫn ra ở trên cho thấy quan điểm tiếp cận chung về
xung đột xã hội là định nghĩa nó thông qua mâu thuẫn với tư cách một khái
niệm chung và trước hết là thông qua mâu thuẫn xã hội. Song cần phải chú ý
rằng mâu thuẫn xã hội và xung đột xã hội không phải là hai khái niệm đồng
nghĩa. Sự mâu thuẫn, sự đối lập là điều kiện cần nhưng chưa phải là đủ của
xung đột. Mâu thuẫn xã hội chỉ chuyển thành xung đột xã hội khi những lực
lượng đại diện cho chúng bắt đầu tác động đến nhau.
Tóm lại, có thể hiểu xung đột xã hội là sự biểu hiện đối đầu công khai
của những mâu thuẫn xã hội khách quan hoặc chủ quan phản ánh sự đối lập

Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2010). Xung đột xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam , Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2010, tr 31 - 32
2
Phan Tân: Xung đột xã hội và đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới ( trường hợp tỉnh Hà Tây cũ), Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2009, tr 21
1

23


giữa các chủ thể và những người tham gia vào tương tác xã hội mà nguyên
nhân là sự bất đồng về nhu cầu, lợi ích và giá trị.
Từ những luận giải trên và yêu cầu quản lý phát triển xã hội trong tình
hình thực tế nước ta hiện nay, đề tài lựa chọn quan điểm nghiên cứu như sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về phản ứng xã hội
- Nhận diện ( qua phân loại) các hình thức phản ứng xã hội
- Từ thực trạng phản ứng - xung đột xã hội đề xuất hệ tiêu chí đánh
giá phản ứng - xung đột xã hội, kiến nghị một số vấn đề về quản trị phản ứng
- xung đột xã hội trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay.
1.2. P HÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC PHẢN ỨNG XÃ HỘI


Phản ứng xã hội là một dạng phản ứng của con người trước tác động
trái chiều ảnh hưởng đến lợi ích, nhu cầu xã hội về nguồn lực; trước sự đe dọa
có thể thay đổi nhận thức giá trị, niềm tin xã hội đang tuân thủ...
Cơ sở để phân loại các hình thức phản ứng xã hội xuất phát từ những
quan niệm cơ bản sau:
- Phản ứng xã hội là hiện tượng xã hội khách quan, giải quyết quan
hệ xã hội trung tâm là lợi ích, hợp thành bản chất của mọi xã hội, chứ không
phải là một hiện tượng " lệch chuẩn xã hội" hay "hiện tượng bệnh lý".
- Phản ứng xã hội là biểu hiện mối quan hệ giữa các chủ thể khi giải
quyết quan hệ lợi ích mâu thuẫn nhau.
- Khi phản ứng xã hội trở thành tiêu điểm, gây căng thẳng cho xã hội
thì nó sẽ trở thành vấn đề xã hội và được các cơ quan công quyền, người dân
quan tâm.
- Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành hoạt động mang tính xã
hội của các cá nhân, nhóm. Trong phản ứng xã hội, hành động xã hội là để giải
quyết các mâu thuẫn xã hội, các vấn đề nảy sinh của cá nhân, nhóm xã hội.
- Nếu mâu thuẫn xã hội là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối
lập của xã hội thì phản ứng xã hội là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập của xã

24


hội; và ở mặt nào đó, phản ứng xã hội là một phương thức giải quyết mâu
thuẫn xã hội.
Về cơ bản, có 2 cách phân loại các hình thức phản ứng xã hội:
1.2.1. Phân loại phản ứng xã hội theo hình thức biểu hiện:
Phản ứng xã hội được biểu hiện ở hai cấp độ: Cấp độ thấp và cấp độ cao.
- Ở cấp độ thấp người ta thường sử dụng cách thức trao đổi, thương
lượng, thảo luận, thỏa thuận...để tránh những phản ứng không đáng có hoặc

phản ứng ở dạng bất cần hoặc sợ hãi.
Ở cấp độ thấp, phản ứng xã hội chúng ta có thể thường thấy đó là sự e
ngại của người dân trước một hiện tượng xã hội như: thực phẩm nhiễm bệnh
thì họ sẽ phản ứng bằng cách ngờ vực, sợ hãi và tẩy chay. Trước người có
hành vi xấu thì họ không quan hệ, bất hợp tác hoặc bất cần. Có những loại
phản ứng phụ thuộc vào hoàn cảnh nhất định như, một người uống rượu vào
buổi tối trước khi đi ngủ được cộng đồng cho là bình thường, nhưng anh ta
uống đều các buổi sáng, buổi trưa thì cộng đồng có thể cho là anh ta " nghiện
rượu", " nát rượu". Cao hơn một chút, đứng trước một chính sách được ban ra
không phù hợp thì nhiều người phản ứng bằng cách " lách luật", lợi dụng sự
sơ hở nào đó để không chịu ảnh hưởng.
- Ở cấp độ cao phản ứng xã hội thể hiện ở các dạng thức như sau:
khiếu nại, tố cáo, đình công, biểu tình, phản đối, ngăn cản, phá hoại, lật đổ.
Phản ứng ở cấp độ cao, có thể xem xét theo mối liên hệ đan cài nhau:
biểu tình - phản biện - phản đối - xung đột.
Biểu tình và phản biện là hai cấp độ phản ứng xã hội đối với chính
sách. Biểu tình là phản ứng trực tiếp của người dân, phản biện là phản ứng
của bộ phận điều tra chuyên nghiệp về các "cơn đau" của xã hội đối với các
tác động khác nhau của chính sách trên báo chí hoặc dưới hình thức tuyên
truyền nào đó về một vấn đề xã hội. Hoạt động phản biện được thực hiện để
có được cái nhìn nhiều chiều, cái nhìn đối trọng với mong muốn vấn đề xã hội
sẽ tốt hơn lên, khoa học, công khai, minh bạch hơn. Nếu không có phản biện
25


có nghĩa là con người mặc nhiên hành động mà không cần đếm xỉa đến sự xác
nhận của xã hội về tính phù hợp, tính đúng đắn của hành động đó.
Phản đối và phản biện xã hội là hai cách thể hiện những trạng thái
chính trị khác nhau của xã hội đối với nhà nước. Phản biện là hoạt động thân
thiện, là hoạt động có trách nhiệm, là sự kết hợp giữa trí tuệ xã hội với trí tuệ

của hệ thống chính trị để tạo ra tính chính xác, tính đúng đắn của các quyết
định chính trị. Còn phản đối là các phản ứng cực đoan ở những cấp độ khác
nhau, cùng phát triển với sự sai lầm của các quyết định chính trị.
Phản đối là loại phản ứng xã hội bao gồm: biểu tình, xung đột và nếu
đạt đến mức cao nhất là cách mạng xã hội, thay đổi chế độ.
Biểu tình và xung đột ở mức độ thấp có chức năng điều chỉnh xã hội
nhưng khi sự uất ức tồn tại dồn nén bên trong lòng xã hội đạt đến cao trào, đi
quá giới hạn chịu đựng của nó thì dễ xảy ra cách mạng xã hội, lúc này, chính
các tác nhân, các nhà chính trị khai thác và tổ chức sẽ trở thành các cuộc cách
mạng chính trị...
Với mục đích ổn định xã hội và quản lý xã hội, trong các nghiên cứu
xã hội học thì chú trọng cấp độ cao của phản ứng xã hội. Các dạng thức của
phản ứng xã hội ở cấp độ cao được quy định thành các xung đột xã hội. Đây
cũng là lý do vì sao trong xã hội học người ta chỉ tập trung nghiên cứu những
vấn đề lý luận và thực tiễn của xung đột xã hội chứ ít chú ý nghiên cứu phản
ứng xã hội dưới góc độ xã hội học.
1.2.2. Phân loại phản ứng xã hội theo lĩnh vực (nội dung):
Có thể kể 3 cách phân loại sau đây:
1.2.2.1. Phân loại phản ứng xã hội dựa vào cách tiếp cận hệ thống:
Xã hội tồn tại với tư cách là một hệ thống, song điểu đó không có
nghĩa hệ thống đó có tính cố định, bất biến mà luôn có sự thay đổi thành phần
hay toàn bộ hệ thống. Vì thế có thể phân loại phản ứng xã hội thành:
- Phản ứng xã hội về cấu trúc.
- Phản ứng xã hội về chức năng.
26


×