Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp cho công ty tnhh hanwa việt nam áp dụng đánh giá bốn nhà cung cấp chính của công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------

NGUYỄN QUANG VIỆT

THIẾT LẬP TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ NHÀ CUNG CẤP
CHO CÔNG TY TNHH HANWA VIỆT NAM. ÁP DỤNG
ĐÁNH GIÁ BỐN NHÀ CUNG CẤP CHÍNH CỦA CƠNG TY
Chun ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI NGUYÊN HÙNG

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...........................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...........................................................................
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.
HCM ngày 10 tháng 04 năm 2015.
Thành phần Hội đồng đánh giá khóa luận thạc sĩ gồm:
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................


4. ..............................................................
5. ..............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Khóa Luận và Trưởng Khoa quản
lý chuyên ngành sau khi khóa luận đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: NGUYỄN QUANG VIỆT

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 03/06/1989

Nơi sinh: Đồng Tháp

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

MSHV: 13170777


Khoá (Năm trúng tuyển): 2013
1- TÊN ĐỀ TÀI: Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp cho công ty TNHH
Hanwa Việt Nam. Áp dụng đánh giá bốn nhà cung cấp chính của cơng ty.
2- NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN:
Thiết lập tiêu chuẩn mới để đánh giá nhà cung cấp cho công ty TNHH Hanwa Việt
Nam. Áp dụng đánh giá bốn nhà cung cấp chính của cơng ty. Từ đó đưa ra kết luận
và kiến nghị để cải thiện hiệu quả nhà cung cấp của Hanwa.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/11/2014
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/04/2015
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Bùi Nguyên Hùng

Nội dung và đề cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.Tp.HCM, Ngày 10 tháng 04 năm 2015
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô trong khoa Quản Lý
Công Nghiệp trường đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng
dạy và truyền đạt phương pháp học tập, kiến thức quý báo với tất cả tâm huyết và
say mê để chúng em có thể khám phá ra những điều mới mẻ, hữu ích và đầy lý thú.
Em xin ghi nhớ ơn Thầy Bùi Nguyên Hùng, một người Thầy gương mẫu,

đáng kính, rất nhiệt tình và ln hết lịng trong việc đào tạo, đã dành thời gian để
định hướng và giúp đỡ em để thực hiện khóa luận này.
Xin cảm ơn bạn bè và người thân đã giúp đỡ, động viên tinh thần em trong
những lúc khó khăn.
Cuối cùng, con cảm ơn ba mẹ và các anh chị luôn là chỗ dựa vững chắc và
tin cậy để con vững bước trong cuộc sống và trong học tập.
NGUYỄN QUANG VIỆT

i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động thiết thực và diễn ra
thường xuyên trong đời sống mỗi công ty (đặt biệt đối với công ty sản xuất và các
công ty thương mại kiểu B2B) để có thể tìm được những nguồn cung thích hợp với
chiến lược kinh doanh đã đề ra và nâng cao sức cạnh tranh cũng như hiệu quả hoạt
động của chuỗi cung ứng. Hanwa Việt Nam, một công ty thương mại kiểu B2B, với
vai trò dẫn đầu trong thị trường nhập khẩu sản phẩm cơ khí dân dụng làm từ sắt
thép ở Nhật Bản, Hanwa Việt Nam cần rà sốt và đánh giá lại các nhà cung cấp hiện
có của mình để sàng lọc, chọn ra những nhà cung cấp có năng lực tốt nhất hổ trợ
cho chiến lược đáp ứng nhanh và chi phí thấp. Trong phạm vi khóa luận, người thực
hiện đề tài xây dựng bản tiêu chí đánh giá nhà cung cấp các sản phẩm cơ khí dân
dụng dựa trên các yêu cầu kinh doanh của Hanwa. Với bộ tiêu chí này, Hanwa có
thể tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn những nhà cung cấp mới có năng lực phù hợp
cũng như có thể sử dụng nguồn dữ liệu nội bộ sẵn có để đánh giá hiệu năng của các
nhà cung ứng hiện tại một cách dễ dàng, nhanh chống và ít tốn kém chi phí. Đồng
thời, tác giả cũng tiến hành đánh giá một số nhà cung cấp trong nước hiện tại của
Hanwa để xem mức độ đáp ứng đối với các tiêu chí đề ra và từ đó đề suất nội dung
thương lượng hợp đồng và chương trình phát triển nhà cung cấp.


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung nghiên cứu là do tơi thực hiện, các số liệu hồn
tồn trung thực và kết quả khóa luận này chưa từng được công bố trước đây.

Tác giả

Nguyễn Quang Việt

iii


ABSTRACT

Evaluation and selection of supply is a practical activity and occurs frequently in the
life of each company (especially for companies producing and trading company
B2B type) to be able to find the source providing appropriate business
strategy outlined and enhance the competitiveness and efficiency of the supply
chain. Hanwa Vietnam, a type of B2B trading company, with a leading role in the
import market of civil engineering products made from steel in Japan, Hanwa
Vietnam need to review and re-evaluation of suppliers to their existing screening,
selecting suppliers with the best capacity for strategic support rapid response and
low cost. In the scope of thesis, the implementation of the subject building
evaluation criteria provider of civil engineering products based on the business
requirements of Hanwa. With this criterion, Hanwa can search, evaluation and
selection of new suppliers have appropriate capacity can be used as internal
data sources available to evaluate the performance of suppliers present an easy,
fast and inexpensive cost. At the same time, the authors also evaluated a number of

vendors in the country's current Hanwa to see the responses to the criteria set
out

and

from

that

proposed

content

development providers.

iv

contract negotiations and program


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
ABSTRACT .............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN ..............................................1
1.1


PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ...............................................................1

1.2

TÊN ĐỀ TÀI .................................................................................................4

1.3

CÂU HỎI QUẢN LÝ ....................................................................................4

1.4

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN .............................................................4

1.5

PHẠM VI THỰC HIỆN ................................................................................5

1.6

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................5

1.7

QUI TRÌNH THỰC HIỆN KHĨA LUẬN ...................................................6

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHÓA LUẬN ...............................................7
2.1


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG ..........................................7

2.1.1 Một số khái niệm về chuỗi cung ứng ........................................................7
2.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng ............................................................................8
2.1.3 Cấu trúc và thành phần của chuỗi cung ứng .............................................8
2.1.4 Hoạt động của chuỗi cung ứng ..................................................................9
2.1.5 Tìm nguồn cung ứng .................................................................................9
2.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ - LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP ......10

2.2.1

Đánh giá nhà cung cấp ..........................................................................10

2.2.2.

Phát triển nhà cung cấp .........................................................................12

2.2.3

Thương lượng hợp đồng .......................................................................12

2.3

CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................13

2.4

CÔNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG ..................................................13


v


2.5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................14

Chương 3: ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN HIỆN TẠI .................................................15
3.1

GIỚI THIỆU CHUỖI CUNG ỨNG CỦA HANWA ..................................15

3.1.1

Tổng quan về công ty TNHH Hanwa Việt Nam ..................................15

3.1.2

Chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí của Hanwa ......................................15

3.2

TIÊU CHUẨN HIỆN TẠI CHỌN NHÀ CUNG CẤP CỦA HANWA......17

3.2.1

Giới thiệu tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp của Hanwa .....................17

3.2.2


Phân tích các thành phần của bộ tiêu chuẩn hiện tại ............................19

3.3

PHÂN TÍCH ƯU, KHUYẾT ĐIỂM. XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN .......20

3.3.1

Ưu điểm và khuyết điểm của tiêu chuẩn hiện tại..................................20

3.3.2

Nguyên nhân các vấn đề của nhà cung cấp ..........................................21

Chương 4: XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN MỚI. ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ THỬ BỐN
NHÀ CUNG CẤP CHÍNH HIỆN TẠI .....................................................................24
4.1

XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CHỌN NHÀ CUNG CẤP HANWA ...........24

4.1.1

Xác định các yêu cầu cần thiết về nhà cung cấp...................................24

4.1.2 Hoàn thành bộ tiêu chuẩn mới ..................................................................28
4.2

ĐÁNH GIÁ BỐN NHÀ CUNG CẤP CHÍNH CỦA HANWA ..................38


4.2.1 Đánh giá công ty Goodsteel ......................................................................39
4.2.2 Đánh giá công ty Star IMC........................................................................44
4.2.3 Đánh giá cơng ty Võ Đình .........................................................................49
4.3.4 Đánh giá công ty Quốc Thảo .....................................................................54
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................60
Phụ Lục 1 - Bảng tiêu chí đánh giá để chọn nhà cung cấp hiện tại của Hanwa .......62
Phụ Lục 2 - Bảng mẫu thu thập dữ liệu từ nhà cung cấp phục vụ cho việc đánh giá
nhà cung cấp theo tiêu chí mới..................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................70
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .......................................................................................72

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 - Số lượng xuất hàng tháng của Hanwa Việt Nam. .....................................2
Bảng 1.2 - Bảng theo dõi hàng lỗi của các nhà cung cấp. ..........................................3
Bảng 3.1 – Đơn giá trung bình từ các nhà cung cấp.................................................17
Bảng 3.2 - Thống kê nguyên nhân hàng lỗi trong tất cả lần xuất trong năm ...........21
Bảng 4.1- Tiêu chí chọn nhà cung cấp mới cho công ty Hanwa Việt Nam .............29
Bảng 4.2 - Tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp hiện tại cho công ty Hanwa Việt Nam
...................................................................................................................................34

vii


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1- Chuỗi cung ứng đặc trưng [1]. ...................................................................7

Hình 2.2- Cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản [3]. ......................................................8
Hình 2.3 - Cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng [3]. ......................................................8
Hình 2.4 – Năm tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng [3]. ............................9
Hình 2.5 - Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng [3]. .............................10
Hình 2.6 – Qui trình đánh giá nhà cung cấp áp dung từ Robert M. Monczka [6]. ..13
Hình 3.1- Chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí Hanwa ................................................16
Hình 3.2 – Sơ đồ qui trình hiện tại đánh giá nhà cung cấp của Hanwa ...................18

viii


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN
1.1

PHÁT BIỂU VẤN ĐỀ QUẢN LÝ
Với thị trường thế giới ngày càng cạnh tranh khốc liệt và mang tính chất tồn

cầu như hiện nay, các công ty luôn chịu sức ép mãnh liệt để tìm ra cách cắt giảm chi
phí ngun vật liệu, chi phí sản xuất, vận chuyển hàng hóa để có thể tồn tại và duy
trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, việc có được nhà cung cấp chất lượng
là một yếu tố quan trọng và một nguồn tốt nhằm cắt giảm các chi phí trên, đánh giá
và lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng đã trở thành một bước quan trọng trong
việc quản lý chuỗi cung ứng [9]. Một qui trình lựa chọn nhà cung cấp hiệu quả là rất
quan trọng cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào. Mục tiêu chính
của qui trình lựa chọn nhà cung ứng là phải giảm được rủi ro mua hàng, tối đa hóa
giá trị tổng thể cho ngời mua, và phát triển mối quan hệ gần gủi, lâu dài giữa người
mua và nhà cung ứng trong viễn cảnh thị trường cạnh tranh toàn cầu [8].
Những điều nêu trên không chỉ đúng đối với các cơng ty sản xuất, mà nó
cũng hồn tồn đúng với các loại tổ chức, doanh nghiệp khác như: các công ty
thương mại, nhà phân phối, nhà hàng, hay thậm chí bệnh viện. Ví dụ: nhờ có được

một chuỗi cung ứng tốt, một nhà phân phối của Dell ở Mỹ đã có thể giảm được 2%
đến 3% chi phí vận chuyển (Transportation Costs); hệ thống nhà hàng Darden ở
Mỹ đã tinh gọn từ 52 nhà cung cấp ở 35 địa điểm xuống còn 22 nhà cung cấp hiệu
quả, chỉ ở 16 địa điểm, qua đó cắt giảm được 300 triệu đơ la, từ 1.5 tỷ đơ xuống cịn
1.2 tỷ đơ; ở bệnh viện Arnold Palmer, sau một năm tiến hành sàng lọc nhà cung cấp,
đã tiết kiệm được 7 triệu đô chi phí mua hàng, trong đó, hiệu quả đến từ 2 – 5 hợp
đồng với nhà cung cấp tốt, mỗi hợp đồng tiết kiệm được tới 400 ngàn đô [5].
Ở Hanwa Việt Nam, một công ty thương mại 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản, do đặc
điểm là công ty thương mại, khơng có nhà máy sản xuất, Hanwa phải đặt hàng từ
các nhà sản xuất ở Việt Nam sau đó xuất khẩu sang Nhật nên việc đánh giá và lựa
chọn nhà cung cấp hiệu quả quyết định đến sự sống cịn của cả cơng ty.

1


Hanwa là công ty thương mại hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: thủy hải
sản, dầu khí, gỗ, sắt thép, hóa chất,.. Do giới hạng về thời gian, nên trong đề tài
khóa luận này, chỉ xét đến mãng sản phẩm sắt thép của Hanwa Việt Nam.
Ước tính hàng tháng Hanwa Việt Nam xuất từ 10 đến 12 container 40 ft, giá
trị mỗi container khoảng 36,500USD, lợi nhuận của mỗi container từ 5% đến 7%,
tức vào khoảng 2,190USD/container. Tập trung chủ yếu ở bốn nhà cung cấp chính
là GoodSteel, Star IMC, Quoc Thao, và Vo Dinh. Có thể tham khảo cụ thể ở bảng
1.1 dưới đây.
Bảng 1.1 - Số lượng xuất hàng tháng của Hanwa Việt Nam.
Nhà cung

Số

Giá trị đơn


Lợi

Phần trăm

cấp

cont/tháng

hàng/cont

nhuận/cont

tổng số

GoodSteel

3

64,828.00

3,241.40

41.40%

Star IMC

3

45,225.00


2,261.25

28.88%

Quoc Thao

2

22,205.00

1,332.30

14.18%

Vo Dinh

2

13,747.00

1,649.64

8.78%

Khác

1

10,575.00


1,057.50

6.75%

156,580.00

9,542.09

Tổng

Tuy hiện tại đây là những nhà cung cấp chính, tốt nhất của cơng ty Hanwa
Việt Nam, nhưng vấn đề sản phẩm lỗi, giao hàng chậm tiến độ hoặc giá cả không ổn
định vẫn thường xuyên xảy ra ở các công ty này. Cụ thể theo số liệu ghi nhận tình
hình các nhà cung cấp thì trong năm lần giao hàng liên tiếp, có một lần một trong
bốn nhà cung cấp này địi trì hỗn, hoặc dời thời gian giao hàng chậm hơn một hoặc
hai tuần do khơng sản xuất hàng kịp.
Tình trạng hàng xuất bị lỗi cũng được theo dõi và thống kê như bảng dưới
đây đối với bốn nhà cung cấp chính này.

2


Bảng 1.2 - Bảng theo dõi hàng lỗi của các nhà cung cấp.
Nhà cung

Số đơn vị

Số lượng sản phẩm

cấp


sản phẩm/cont

bị than phiền

GoodSteel

220

1.00

0.00

$0.00

Star IMC

4,450

65.00

65.00

$660.59

220

2.00

1.00


$100.93

Vo Dinh

1,200

30.00

20.00

$229.12

Khác

3,000

10.00

5.00

$17.63

Tổng

9,090

108.00

91.00


$1,008.26

Quoc Thao

Số sản phẩm lỗi

Thiệt hại

phải sản xuất lại thành tiền

Như vậy có thể nhận thấy hàng tháng dù xuất khoảng 9,090 đơn vị sản phẩm,
nhưng số lượng sản phẩm bị than phiền về chất lượng đã lên đến 108 (chiếm
1.19%), và phải sản xuất lại 91 sản phẩm trong số 108 sản phẩm bị than phiền,
chiếm hơn 1% tổng số sản phẩm được xuất. Điều này gây thiệt hại gần 1,008USD,
khoảng 11% trong tổng số 9,542USD lợi nhuận hàng tháng của bộ phận này.
Đây là một con số đáng báo động đối với bộ phận sản phẩm sắt thép của
công ty Hanwa Việt Nam, không chỉ ảnh hưởng tới lợi nhuận của cơng ty mà nó
cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tính của Hanwa đối với các khách hàng ở Nhật
Bản. Như chúng ta đều biết, Nhật Bản là quốc gia rất tôn trọng chất lượng sản
phẩm.
Đặc biệt, theo thông tin báo cáo của Hanwa Nhật Bản và Hanwa Trung Quốc
thì trong vịng một đến hai năm nữa, tức theo lộ trình từ 2015 đến 2016, một số
khách hàng lớn của công ty Hanwa sẽ chuyển đơn hàng từ sản xuất ở Trung Quốc
sang đặt hàng sản xuất ở các nhà máy ở Việt Nam. Ước tính số lượng sẽ vào khoảng
65,000 đơn vị sản phẩm trong một tháng (hơn 10 container/tháng), nghĩa là nếu
Hanwa Việt Nam có được các nhà cung cấp tốt, đảm bảo được chất lượng sản
phẩm, thời gian giao hàng đúng hẹn, sản lượng đặt hàng của Hanwa Việt Nam sẽ
tăng gấp đơi trong vịng hai năm tới.
Tất cả vấn đề nêu trên đặt ra nhiều câu hỏi cho công ty Hanwa Việt Nam

như:

3


-

Liêu các tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp hiện tại của cơng ty có tốt chưa?
Đã chọn được những nhà cung cấp phù hợp nhất chưa?

-

Nếu chưa, qui trình, tiêu chuẩn nào sẽ phù hợp hơn cho bối cảnh hiện tại và
tương lai của công ty?

-

Kết quả thử nghiệm đánh giá nhà cung cấp hiện tại bằng tiêu chuẩn mới như
thế nào?
TÊN ĐỀ TÀI

1.2

Thiết lập tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp cho công ty TNHH Hanwa Việt Nam.
Áp dụng đánh giá bốn nhà cung cấp chính của cơng ty.
1.3

CÂU HỎI QUẢN LÝ
Với vấn đề quản lý nêu trong mục 1 ở trên, đề tài khóa luận này hướng đến


trả lời các câu hỏi sau:
-

Liệu các tiêu chuẩn hiện tại để lựa chọn nhà cung cấp của công ty Hanwa
Việt Nam có đánh giá đúng và đầy đủ năng lực nhà cung cấp không?

-

Tiêu chuẩn nào sẽ phù hợp hơn trong việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp
cho công ty Hanwa?

-

Kết quả thử nghiệm đánh giá các nhà cung cấp hiện tại để kiểm tra tiêu
chuẩn mới ra sao?
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI KHĨA LUẬN

1.4

Đề tài khóa luận này nhằm hướng đến các mục tiêu sau:
-

Đánh giá tiêu chuẩn hiện tại để lựa chọn nhà cung cấp của công ty Hanwa
Việt Nam.

-

Xây dựng bộ tiêu chuẩn mới để lựa chọn nhà cung cấp cho công ty TNHH
Hanwa Việt Nam.


-

Áp dụng bộ tiêu chuẩn lập được, đánh giá lại các nhà cung cấp hiện tại của
công ty.

4


1.5

PHẠM VI THỰC HIỆN
Đề tài này được thực hiện tại công ty TNHH Hanwa Việt Nam và các nhà

cung cấp chính của cơng ty trong khoảng thời gian từ tháng 12/2014 đến cuối tháng
02/2015, dựa vào các số liệu trong khoảng thời gian một năm trở lại đây, nhằm
đánh giá hiệu quả, năng lực của các nhà cung cấp chính cho công ty TNHH Hanwa
Việt Nam.
1.6

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt ý nghĩa khoa học, đề tài này giúp mở rộng thêm các hiểu biết về các

yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến qui trình, tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp, cũng
như các tác động trực tiếp đến hiệu quả của một dây chuyền cung ứng. Mà cụ thể
trong đề tài là dây chuyền cung ứng sản phẩm sắt thép của công ty Hanwa Việt
Nam.
Về mặt thực tiễn, kết quả của đề tài này sẽ giúp cho công ty Hanwa Việt
Nam nói riêng, và các cơng ty hoạt động tương tự nói chung xác định được tiêu
chuẩn và qui trình đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp, và có được một bảng đánh giá
cụ thể cho các nhà cung cấp hiện tại. Từ đó, góp phần năng cao hiểu quả kinh doanh

và cải thiện uy tính doanh nghiệp.

5


1.7

QUI TRÌNH THỰC HIỆN KHĨA LUẬN

Đặt vấn đề
Hình thành đề tài
Xác định mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
Xác định ý nghĩa của đề tài

Xác định cơ sở khoa học của khóa luận
-

Lý thuyết nhà cung cấp

-

Đánh giá hệ thống lựa chọn nhà cung cấp

-

Công cụ, phương pháp áp dụng

-

Phương pháp nghiên cứu


Đánh giá bộ tiêu chuẩn, hệ thống hiện tại
Hậu quả của việc dùng bộ tiêu chuẩn hiện tại
Phân tích nguyên nhân
Xác định lại nguyên nhân
Đề xuất bộ tiêu chuẩn mới
Dùng bộ tiêu chuẩn mới để đánh giá nhà cung cấp

Kết luận: điểm tích cực và hạn chế trong quá trình thực hiện
khóa luận
Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

6


Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KHÓA LUẬN
Chương này sẽ giới thiệu một số cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng cũng như
quản lý chuỗi cung ứng và tìm nhà cung cấp. Nền tảng lý thuyết của khóa luận hoàn
toàn dựa trên cơ sở lý thuyết của chương này. Bên cạnh đó, cũng liên hệ thực tế với
cơng ty TNHH Hanwa Việt Nam.
Chương này cũng đề cập đến vai trò và nhiệm vụ của Hanwa trong chuỗi
cung ứng mà Hanwa đang tham gia vào, để từ đó góp phần nhấn mạnh nguyen
nhân, lý do cần thiết để hình thành nên bộ tiêu chí mới nhằm tìm ra nhà cung cấp có
đầy đủ năng lực, góp phần nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng và cải thiện uy
tính doanh nghiệp.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI CUNG ỨNG

2.1

2.1.1 Một số khái niệm về chuỗi cung ứng

-

Một chuỗi cung ứng đặc trưng là một chuỗi các hoạt động bao gồm: thu mua
nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm, chuyển vào hệ thống kho và cuối cùng là
chuyển đến các đại lý và khách hàng [1].

-

Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các sự lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm
thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán
thành phẩm và thành phẩm, cuối cùng phân phối sản phẩm đến khách hàng [2].
Thu mua

Sản xuất

Phân phối

Nhà cung

Nguyên liệu

Nhà

Nhà kho/Tồn

Nhà bán

cấp

đầu vào


máy

trữ

lẻ/Khách hàng

Hình 2.1- Chuỗi cung ứng đặc trưng.

7


2.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng
Là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên tham
gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối lượng công việc hiệu quả nhất trong
thị trường đang phục vụ. Xét trên tính hệ thống, đó là sự kết hợp chiến lược của các
chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt theo các chức
năng đó trong những cơng ty riêng biệt, kết hợp những chức năng kinh doanh
truyền thống với chức năng kinh doanh trong chuỗi cung ứng nhằm mục đích cải
tiến hoạt động trong dài hạn cho nhiều công ty cũng như cho toàn bộ chuỗi cung
ứng. Mục tiêu quản lý chuỗi cung ứng là tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng
thời hàng tồn kho và chi phí vận hành [3].
2.1.3 Cấu trúc và thành phần của chuỗi cung ứng
Nhà

Cơng

cung cấp

ty


Khách hàng

Hình 2.2- Cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản.

Nhà cung cấp

Nhà

Công

Khách

Khách hàng

cuối cùng

cung cấp

ty

hàng

cuối cùng

Nhà cung cấp
dịch vụ
Hình 2.3 - Cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng.
-


Nhà cung cấp: cung cấp nguyên vật liệu (NVL) từ quá trình sản xuất (SX),
cung cấp chi tiết trong quá trình SX

8


-

Nhà sản xuất: là các tổ chức SX ra sản phẩm, bao gồm những công ty sản
xuất NVL và SX thành phẩm

-

Nhà phân phối: là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản
xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng

-

Nhà bán lẻ: tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn

-

Khách hàng: là bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm

-

Nhà cung cấp dịch vụ: là những tổ chức cung cấp dịch vụ như: hậu cần, tài
chính, nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin cho nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng.
2.1.4 Hoạt động của chuỗi cung ứng

1. Sản xuất

2. Tồn kho

SX cái gì, như thế

SX bao nhiêu và dự

nào và khi nào?

trữ bao nhiêu?

5. Thông tin
Những vấn đề cơ bản
để ra quyết định.

4. Vận tải

3. Địa điểm

Vận chuyển sản phẩm

Nơi nào thực hiện tốt nhất

bằng cách nào và khi nào?

Tính đáp ứng và tính hiệu quả

cho hoạt động gì?


Hình 2.4 – Năm tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng.
2.1.5 Tìm nguồn cung ứng
Chức năng thu mua có thể được chia thành năm hoạt động chính như sau:
mua hàng, quản lý mức tiêu dùng, lựa chọn nhà cung cấp, thương lượng hợp đồng
và quản lý hợp đồng [3]. Trong đó, việc lựa chọn nhà cung cấp là hoạt động quan
trọng nhất của chức năng thu mua để đảm bảo mua đúng sản phẩm/dịch vụ có chất
lượng cao vào đúng thời điểm với mức giá hợp lý. Qua nhiều năm quan sát ở hầu

9


hết các ngành SX cơng nghiệp, chi phí ngun liệu chiếm khoảng 60 – 80% tổng
chi phí [7].

Hoạch định
Dự báo nhu cầu
Định giá sản phẩm
Quản lý tồn kho

Phân phối

Tìm nguồn cung ứng

Quản lý đơn hàng

Cung ứng

Lịch giao hàng

Sản xuất


Tín dụng và khoản phải thu

Thiết kế sản phẩm
Lịch trình sản xuất
Quản lý dây truyền

Hình 2.5 - Bốn yếu tố chính của hoạt động chuỗi cung ứng.
2.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ - LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP
Lựa chọn nhà cung cấp là một hoạt động diễn ra liên tục để xác định khả

năng cung ứng cần thiết để thực hiện kế hoạch và vận hành mơ hình kinh doanh của
cơng ty. Lựa chọn nhà cung cấp phải xem xét đến một số yếu tố như: phù hợp chiến
lược công ty, năng lực nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng đúng
hẹn,… Để có được những đề xuất với nhà cung cấp về khả năng cung cấp các sản
phẩm/dịch vụ cần thiết, cơng ty phải hiểu rõ tình hình mua hàng hiện tại và đánh giá
được những gì cơng ty cần hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Một nguyên
tắc chung là công ty phải thu hẹp dần số lượng nhà cung cấp để lựa chọn đối tác
kinh doanh phù hợp. Đây chính là địn bẩy quyết định quyền lực của người mua đối
với nhà cung cấp để có được một mức giá tốt nhất khi mua sản phẩm số lượng lớn.
Quá trình lựa chọn nhà cung cấp gồm 3 bước: đánh giá nhà cung cấp, phát triển nhà
cung cấp và thương lượng hợp đồng [3].
2.2.1 Đánh giá nhà cung cấp
Bao gồm việc tìm kiếm các nhà cung cấp tìm năng và xác định khả năng họ
trở thành nhà cung cấp tốt. Một số cách đánh giá nhà cung cấp thường gặp:

10



2.2.1.1 Đánh giá dựa trên qui trình (Process-based evaluation)
Một nhóm gồm các chuyên gia chức năng chéo (cross-funtional experts) gồm
5 đến 7 người đến cơ sở của nhà cung cấp tiềm năng để thanh tra. Các tiêu chí đánh
giá được thảo luận bởi các thành viên trong nhóm thanh tra. Những lưu đồ q trình
có thể được phát triển để xác định các hoạt động không mang lại giá trị nên loại bỏ
đi để cải thiện hiệu năng kinh doanh. Các tổ chức mua hàng lớn còn yêu cầu nhà
cung cấp của họ phải đạt được chứng chỉ của bên thứ ba cấp như ISO 9000,…[4].
Đối với công ty Hanwa Việt Nam, q trình thành lập đồn chức năng chun giá
để đánh giá nhà cung cấp được thực hiện thường xuyên, ngay từ khoảng thời gian
đầu, công ty mẹ, Hanwa Tokyo cử đại diện sang Việt Nam, thực hiện các cuộc gặp
gỡ, chào hỏi nhà cung cấp kết hợp đánh giá cơ bản về năng lực nhà cung cấp. Trong
bước này, các chuyên gia đánh giá được dựa vào các quan sát trang thiết bị, máy
móc ở nhà máy, số lượng công nhân, số lượng đơn hàng đang tiến hành làm và sẽ
làm, các qui trình sản xuất, thủ tục, quá trình lưu trữ bán thành phẩm, thành phẩm
sản phẩm, đóng gói và chờ xuất,… thơng qua các quan sát thực tế này, kết hợp với
các chứng chỉ mà nhà máy nhận được như ISO, OHSAS,… Các chuyên gia có thể
cơ bản đưa ra các nhận xét về nhà cung cấp này có tiềm năng hay khơng.
2.2.1.2 Đánh giá dựa trên hiệu năng
Đánh giá hiệu năng cung ứng thực sự của nhà cung cấp dựa trên các tiêu chí
khác nhau như chất lượng, chi phí, giao hàng,… Cách đánh giá này thiên về chiến
thuật nhiều hơn và đo hiệu năng hàng ngày của nhà cung cấp. Phương pháp này
được sử dụng phổ biến hơn đánh giá dựa trên qui trình vì dữ liệu mục tiêu có sẵn và
dễ đo lường hơn. Ưu điểm của nó là làm giảm đi sự thiên lệch do chủ quan của
người đánh giá (perceptual bias) và cung cấp một phương tiện cho sự đối chuẩn
(benchmarking) hiệu năng nhà cung cấp [4].

11



2.2.2. Phát triển nhà cung cấp
Đánh giá nhà cung cấp là một loại của chương trình phát triển nhà cung cấp
(SDP: Supplier Development Program) được thực hiện nhằm đáp ứng các yêu cầu
kinh doanh hiện tại và tương lai của doanh nghiệp bằng cách cải thiện hiệu năng và
năng lực nhà cung cấp. Để duy trì mối quan hệ kinh doanh, nhà quản lý bên mua
phải tìm cách truyền đạt vấn đề như thực hiện đánh giá nhà cung cấp hoặc gửi bản
báo cáo và thông tin các kết quả đến nhà cung cấp với hi vọng và mong chờ về sự
cải tiến hiệu năng và thúc đẩy nhà cung cấp thay đổi nó. Bên mua cần thiết kế một
chiến lược truyền thông cụ thể trong những nổ lực phát triển nhà cung cấp. Kết quả
của sự nổ lực truyền thông hợp tác trong là nâng cao nhận thức của nhà cung cấp về
mối quan hệ bên mua – bên bán và nâng cao sự cam kết của nhà cung cấp đối với
bên mua. Cuối cùng, bên bán có được những lợi thế về cơ hội học hỏi, cải thiện
hiệu năng một cách toàn diện với bên mua và với cả hững khách hàng khác nữa.
Các chính sách mua hàng cũng cần được công bố. Tỷ lệ phần trăm giao dịch với
từng nhà cung cấp cũng được xem xét [4].
Đối với Hanwa, chương trình phát triển nhà cung cấp sản phẩm cơ khí thơng
qua đánh giá, truyền đạt kết quả đến nhà cung cấp với kỳ vọng cải thiện hiệu năng
cung ứng, xây dựng chính sách phân biệt đối xử bằng các hợp đồng với các loại
hình thanh tốn khác nhau như trả trước, trả chậm 30 ngày,… Tăng cường mối quan
hệ hợp tác với sự cam kết của các nhà cung cấp quan trọng là rất phù hợp để xây
dựng một nguồn cung ứng sản phẩm với giá cả, chất lượng ổn định nhất có thể.
2.2.3 Thương lượng hợp đồng
Thương lượng hợp đồng với nhà cung cấp dựa trên một danh sách các nhà
cung cấp đã được lựa chọn ngày càng phổ biến trong kinh doanh. Các yếu tố thương
lượng phải phù hợp căn cứ trên chiến lược chuỗi cung ứng. Thương lượng hợp đồng
có thể giải quyết các vấn đề như danh mục sản phẩm, chất lượng, giá cả, mức phục
vụ, thanh tốn,… Có ba loại chiến lược thương lượng hợp đồng:

12



► Giá dựa trên chi phí (Cost-based price model)
► Giá theo thị trường (Market-based price model)
► Giá cạnh tranh (Competitive bidding) [5].
2.3
-

CƠ SỞ THỰC TIỄN
Nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu lịch sử của nội bộ công ty như: bảng theo
dõi hợp đồng, tổng hợp doanh số hàng tháng, quí, năm, bảng theo dõi hàng
hư hỏng của nhà cung cấp, bảng ghi nhận theo dõi ý kiến phản hồi của khách
hàng,…
Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài như báo chí, internet,…

2.4
-

CƠNG CỤ, PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG
Qui trình đánh giá nhà cung cấp của Robert M. Monczka, xem hình 2.6.
2/. Đánh giá bộ tiêu
chuẩn, hệ thống hiện tại

1/. Ghi nhận sự cần thiết

3/. Xác định nguyên nhân

của lựa chọn

nhà cung ứng kém


4/. Hậu quả của việc sử
dụng tiệu chuẩn hiện tại

7/. Nhận xét, hoàn thành
bộ tiêu chuẩn mới

5/. Đề xuất bộ tiêu chuẩn,
hệ thống mới
6/. Dùng bộ tiêu chuẩn mới
đánh giá nhà cung cấp

Hình 2.6 – Qui trình đánh giá nhà cung cấp áp dung từ Robert M. Monczka [6].

13


2.5

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study research) [10]: là một trong

vài phương pháp nghiên cứu khá phổ biến trong lĩnh vực khoa học xã hội, nghiên
cứu kinh doanh và quản lý. Chiến lược nghiên cứu này cho phép người thực hiện đề
tài điều tra sâu về vấn đề hiện tại của tổ chức, điển hình ở đây là vấn đề về nguồn
cung cấp sản phẩm cơ khí cho cơng ty TNHH Hanwa Việt Nam, qua việc trả lời các
câu hỏi “như thế nào” (“how”) và “tại sao” (“why”) dựa trên quá trình tập hợp và
liên kết các dữ liệu định tính cũng như định lượng để từ đó đề xuất các giải pháp
khắc phục.

14



×