Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng, thử nghiệm bộ chỉ thị sinh học phục vụ quan trắc môi trường các lưu vực sông của việt nam áp dụng thử nghiệm cho lưu vực sông nhuệ đáy phân tích, đánh giá các hệ thố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.26 KB, 23 trang )

TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG
TRUNG TÂM QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Chuyên đề

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC HỆ THỐNG CHỈ THỊ SINH
HỌC CHO MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ĐÃ ĐƯỢC
NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG Ở TRONG NƯỚC

Người thực hiện: Nguyễn Hồng Hạnh

7629-4
28/01/2010

Hà Nội, 2008


CHUYÊN ĐỀ
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ
CÁC HỆ THỐNG CHỈ THỊ SINH HỌC
CHO MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG
TRONG NƯỚC


MỞ ĐẦU
Vấn đề ơ nhiễm mơi trường nói chung và vấn đề ơ nhiễm mơi trường nước
nói riêng đang trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Vận dụng sáng tạo và phát
triển các ý tưởng từ các nghiên cứu quốc tế, kết hợp với những kinh nghiệm và kiến
thức thực tiễn trong điều kiện môi trường nước ta, việc nghiên cứu sử dụng sinh vật
chỉ thị để đánh giá chất lượng môi trường nước cũng đã được tiến hành trong các


năm gần đây và đạt được 1 số thành tựu nhất định.
Việc áp dụng phương pháp sinh học trong đánh giá chất lượng nước ngày
nay đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm và áp dụng. Tuy nhiên, sử dụng các
chỉ thị sinh vật để quan trắc, đánh giá chất lượng mơi trường nước cịn chưa được
áp dụng nhiều ở nước ta. Hiện nay chưa có những tiêu chuẩn sinh học cụ thể hay
các chỉ số sinh học đánh giá chất lượng nguồn nước mặt. Cần phải có những nghiên
cứu trên nhiều khu vực để xây dựng một hệ thống chỉ số sinh học dùng để đánh giá
chất lượng nước phù hợp cho từng vùng. Nhìn nhận mơi trường thủy vực dưới góc
độ sinh thái cũng như nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị môi trường mới chỉ bắt
đầu để cập nhưng chưa được thực hiện đồng bộ trên quy mô lớn, và mới chỉ dừng ở
mức đánh giá định tính. Vì vậy chưa có chỉ số riêng cho từng khu vực để đánh giá
giám sát chất lượng thủy vực quốc gia.
Phân tích, đánh giá các hệ thống chỉ thị sinh học cho môi trường nước lưu
vực sông đã được nghiên cứu và xây dựng ở Việt Nam với mục đích xem xét
phương pháp nghiên cứu và số liệu thu được, tiếp thu, thừa kế những thành tựu góp
phần xây dựng bộ chỉ thị có tính ứng dụng phổ biến trên quy mô rộng lớn, phù hợp
với các điều kiện lưu vực sông nước ta và tính chính xác cao về cả mặt định tính và
định lượng.

-1-


I. GIỚI THIỆU CHUNG
Từ những năm 1960 ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về tác động của
nước thải đến số lượng và thành phần các động vật không xương sống cỡ lớn,
nhưng hầu hết những nghiên cứu này tập trung vào sinh vật ở các thuỷ vực trong
một số thị trấn và thành phố chính. Việc nhìn nhận mơi trường nước dưới góc độ
sinh thái học cũng như nghiên cứu sinh vật chỉ thị đánh giá chất lượng môi trường
thủy vực mới bắt đầu được quan tâm từ những năm 1980 trở lại đây. Đặng Ngọc
Thanh (1980) nghiên cứu tác động của ô nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu,

thuốc diệt cỏ lên khu hệ thủy sinh vật cho biết, sau khi phun một số loại thuốc trừ
sâu thì ấu trùng Chirononidae, tơm mất hẳnvà chỉ xuất hiện trở lại sau 8 - 12 ngày,
cịn tơm thì sau 50 ngày vẫn chưa thấy xuất hiện.
Mặc dù việc đánh giá mức độ ô nhiễm các thủy vực đã được quan tâm từ lâu,
nhưng cho tới năm 1995 hầu như chưa có hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn của các
thuỷ vực. Nguyễn Xuân Quýnh khi xác định mức độ ô nhiễm một số thủy vực ở Hà
Nội đã xem tỷ lệ thành phần loài và số lượng của một số nhóm thủy sinh như Trùng
bánh xe, giáp xác Chân chèo, giáp xác Râu ngành, ấu trùng Chironomidae, Giun ít
tơ là những chỉ số đánh giá quan trọng cho các mức ô nhiễm. Khảo sát các hồ ở Hà
Nội cịn cho thấy, ở hầu hết các hồ có hàm lượng PO43- và NO3- cao thì trong thành
phần tảo, nhóm tảo Lục với các loài thuộc chi Scenedesmus thường rất phát triển
nên có thể dùng làm chỉ thị sinh học trong quan trắc chất lượng nước. Khảo sát
trong các nhóm Động vật phù du tại đây thì nhóm Rotatoria và Cladocera phát triển
mạnh nhất. Dường như khơng thấy nhóm Calanoida trong các hồ này (Đặng Ngọc
Thanh, 2002).
Gần đây, năm 2005 có cơng trình của Nguyễn Tác An và các cộng tác viên,
dựa vào quần thể tuyến trùng Nematoda (Giun tròn) và kết quả tính tốn chỉ số đa
dạng Shannon (H’) cho quần xã thực vật và động vật phù du đánh giá chất lượng
môi trường nước một số đầm, vịnh ven biển như vịnh Cam Ranh, vịnh Nha Trang,
vịnh Hạ Long, đầm Nha Phu, đầm Thị Nại...; bước đầu đề xuất một số loài tuyến
trùng chỉ thị cho chất lượng mơi trường ven biển.
Vừa qua có một số tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến chất lượng sinh học
nước đã được Nhà nước ban hành như: TCVN 7176:2002 về Phương pháp lấy mẫu
sinh học- Hướng dẫn lấy mẫu động vật không xương sống cỡ lớn bằng vợt cầm tay;
TCVN 7177:2002 về Hướng dẫn thiết kế và sử dụng dụng cụ lấy mẫu định lượng
đối với động vật không xương sống cỡ lớn trên nền đá ở vùng nước nông… Do
chưa có được một quy trình chuẩn về thu mẫu, một phương pháp thống nhất trong
-2-



xử lý và đánh giá số liệu về thực trạng chất lượng môi trường nước, cho nên chưa
thể xây dựng ở Việt Nam một hệ thống các chỉ số sinh học độc lập để đánh giá và
quan trắc chất lượng mơi trường nước và có thể dự báo được diễn thế của chúng
dưới tác động ngày càng gia tăng của con người.
Chuyên đề này sẽ điểm lại một số nghiên cứu điển hình đã được thực hiện
trong nước về vấn đề sử dụng chỉ thị sinh học nhằm đánh giá chất lượng nước sơng.
Các nghiên cứu này chính là cơ sở bước đầu cho việc đề xuất một Bộ chỉ thị thống
nhất ở Việt Nam sau này.
Dù mới đang ở những bước đầu tiên, việc sử dụng các sinh vật chỉ thị để
quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước còn rất mới đối với nước ta, các
nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị môi trường mới bắt đầu đề cập nhưng chưa
được thực hiện đồng bộ và mới dừng ở đánh giá định tính tuy nhiên nó sẽ góp phần
đánh giá hiện trạng mơi trường một cách toàn diện, cảnh báo những tác động tiêu
cực khi tác động đến các hệ sinh thái hoặc khi chuyển hệ sinh thái tự nhiên sang các
dạng khác, đem lại hiệu quả đáng kể trong cơng tác kiểm sốt chất lượng môi
trường và ra quyết định trong tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội đảm bảo mục tiêu
phát triển bền vững.

-3-


II. NHỮNG NGHIÊN CỨU DÙNG SINH VẬT CHỈ THỊ Ở VIỆT NAM
II.1. Giám sát sinh học môi trường nước ngọt bằng động vật không xương sống
cỡ lớn
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học thuộc trường Đại học
Khoa Học Tự Nhiên- ĐHQGHN phối hợp cùng nhóm các nhà khoa học Anh quốc
diễn ra trong 3 năm 1998-2000.
Mẫu nghiên cứu được thu thập vào tháng 4 và tháng 8 năm 1999. Ở bắc Việt
Nam, các địa điểm thu mẫu được lấy theo thứ tự 1 con suối nhỏ, chảy mạnh trên núi
Tam Đảo, chảy chậm qua những địa điểm ở đồng bằng xung quanh là đồng lúa,

cuối cùng đổ ra sông Cầu, với các nguồn ô nhiễm tiềm năng khác nhau bao gồm
nước thải từ các thành phố, thị trấn và các ngành công nghiệp cũng như nông
nghiệp. Ở miền Nam, các địa điểm lấy mẫu được chọn ở trong và xung quanh thành
phố cao nguyên Đà Lạt, những điểm thuộc suối đổ ra sông Đa Nhim, bao gồm 1
phạm vi rộng về các điều kiện vật lý và hóa học. Tổng số có 14 điểm thu mẫu ở
miền Bắc và 15 điểm thu mẫu ở miền Nam. Tuy nhiên có 1 số điểm khơng thể thu
mẫu vì mùa khô, mực nước quá thấp, hoặc vào mùa mưa, mực nước quá cao không
thể thực hiện thu mẫu.
Kết quả nghiên cứu là đã xây dựng nên khóa định loại động vật không xương
sống (ĐVKXS) cỡ lớn đến cấp họ, thiết lập quy trình lấy mẫu và hệ thống tính điểm
sử dụng trong quan trắc sinh học đối với các thủy vực nước chảy Việt Nam (VN).
Có thể coi đây là những kết quả ban đầu làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo
nhằm từng bước hoàn thiện quy trình quan trắc đánh giá chất lượng nước thơng qua
sinh vật chỉ thị là ĐVKXS cỡ lớn ở VN.
Với mục tiêu nghiên cứu về mặt định tính khu hệ ĐVKXS cỡ lớn ở 1 khúc
sơng có thể cho ta thơng tin về chất lượng mơi trường ở đó. Từ chính những dẫn
liệu thu được có thể phát hiện được những thay đổi thực tế về chất lượng môi
trường ở một hay nhiều địa điểm, phát hiện được những sự khác nhau về không
gian trong chất lượng môi trường nước của 1 dịng sơng hay cả vùng nghiên cứu.
Từ nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra Hệ thống điểm BMWP Vietnam sử
dụng cho Việt Nam.

-4-


Bảng 1. Hệ thống điểm BMWP Vietnam sử dụng cho Việt Nam
Tên taxon
a)

Ephemeroptera : Heptageniidae, Leptophlebiidae, Ephemerellidae, Potaminthidae,

Ephemeridae (mayflies)

b)

Điểm

Plecoptera : Leuctridae, Perlidae, Perlodidae (Stoneflies)

c)

Hemiptera : Aphelocheiridae (bugs)

d)

Odonata : Amphipterygidae (damselflies and Dragonflies)

e)

Trichoptera : Phryganeidae, Molannidae, Odontoceridae/Brachycentridae,
Leptoceridae, Goeridae, Lepidostomatidae (caddis-flies)

a)

Crustacea : Potamidae (crabs),

10

8

b)


Trichoptera : Psychomyiidae, Philopotamidae (caddis-flies)

a)

Ephemeroptera : Caenidae (mayflies)

b)

Plecoptera : Nemouridae (stoneflies)

c)

Trichoptera : Rhyacophilidae, Polycentropodidae, Limnephilidae (Caddis-flies)

a)

Mollusca : Neritidae, Ancylidae (snails)

b)

Crustacea: Atyidae, Palaemonidae (Prawns, Shrimps)

7

6

c)

Trichoptera : Hydroptilidae (caddis-flies)


d)

Odonata : Lestidae, Agriidae (Calopterygidae), Gomphidae, Cordulegastridae,
Aeshnidae, Corduliidae/Libellulidae, Coenagrionidae/Platycnemidae, Chlorocyphidae,
Macromidae (dragonflies)

a)

Hemiptera : Veliidae, Mesovelidae, Hydrometridae, Gerridae, Nepidae, Naucoridae,
Notonectidae, Belostomatidae, Hebridae, Pleidae, Corixidae (bugs)

b)

Coleoptera : Haliplidae, Dytiscidae, Gyrinidae, Hydraenidae, Hydrophilidae,
Hygrobiidae, Helodidae, Dryopidae, Elmididae, Chrysomelidae, Curculionidae,
Psephenidae, Ptilodactylidae (beetles)

c)

Trichoptera : Hydropsychidae (caddis-flies)

d)

Diptera : Tipulidae, Simuliidae (dipteran flies)

e)

Platyheminthes : Planariidae (Dugesiidae) (triclads)


f)

Mollusca : Viviparidae, Amblemidae (bivalves)

5

a)

Ephemeroptera : Baetidae/Siphlonuridae (mayflies)

b)

Megaloptera : Sialidae, Corydalidae (alderflies and dobsonflies)

4

c)

Mollusca: Pilidae, Unionidae (snails, bivalves), Pachychilidae

d)

Oligochaeta : Piscicolidae (leeches)

a)

Mollusca : Hydrobiidae (Bithyniidae, Triculinae), Lymnaeidae, Planorbidae, Thiaridae,
Corbiculidae, Sphaeriidae (Pisidiidae) (snails, bivalves)

b)


Oligochaeta : Glossiphoniidae, Hirudidae, Erpobdellidae (leeches)

c)

Crustacea : Parathelphusidae (crabs)

d)

Odonata : Protoneuridae (dragonflies)

a)

Dipetra : Chironomidae (Diptera)

2

a)

Oligochaeta (whole class)

1

3

Nguồn: Stepan Mustow, 1997; Nguyen Xuan Quynh, Mai Dinh Yen, Cliver Pinder,
Steve Tilling, 2000 có sửa đổi.

-5-



- Điểm số của BMWP được tính như sau:
• Mẫu vật sau khi thu thập được tại các thuỷ vực, tiến hành phân loại và nhận biết
chúng. Lập ra một bảng danh sách các ĐVKXS cỡ lớn thu được tại khu vực lấy
mẫu.
• Dựa vào thành phần các họ tương ứng với các họ có mặt trong bảng tính điểm
BMWP để tính theo từng họ (Bảng tính điểm BMWP), nếu họ nào khơng có
trong bảng tính điểm thì có thể bỏ qua.
• Cộng tất cả các điểm số thu được từ mỗi họ tại từng điểm nghiên cứu ta sẽ được
điểm số tổng cộng BMWP.
• Sau khi có điểm tổng cộng BMWP, tính điểm số trung bình hay cịn gọi là
ASPT (Average Score Per Taxon) bằng cách lấy tổng số điểm chia cho tổng số
họ đã tham gia tính điểm. Điểm số ASPT là chỉ số sinh học tương ứng với một
mức chất lượng nước. Chỉ số này trong khoảng từ 1-10.
Bảng 2. Xếp loại mức độ ô nhiễm các thủy vực theo hệ thống điểm BMWP
Thứ
hạng

Chỉ số ô nhiễm (ASPT) hay chỉ số
sinh học (Bio-index)

Đánh giá chất lượng nước

I

10 - 8

Khơng ơ nhiễm, nước sạch

II


7,9 - 6

Ơ nhiễm nhẹ (Oligosaprobe)

III

5,9 - 5

Ơ nhiễm vừa (β Mesosaprobe)

IV

4,9 - 3

Khá ơ nhiễm (α Mesosaprobe)

V

2,9 - 1

Ô nhiễm nặng (Polysaprobe)

VI

0

Ô nhiễm rất nặng (khơng có ĐVKXS)

Nguồn: Environment Agency, UK, 1997. Richard Orton, Anne Bebbington và

John Bebbington, 1995
Qua việc áp dụng hệ thống điểm BMWPVietnam và điểm sinh học trung bình
ASPT cho việc phân hạng chất lượng nước một số thuỷ vực nước chảy phía bắc
Việt Nam, nghiên cứu đã đưa ra một số nhận xét sau:
• Hầu hết các thuỷ vực sơng suối miền núi đều có giá trị ASPT tương ứng
từ mức Ơ nhiễm nhẹ đến Khá ơ nhiễm. Khơng có điểm khảo sát nào có mơi trường
nước đạt mức Khơng bị ơ nhiễm (nước sạch). Trong khi đó, các kết quả phân tích
mơi trường nước thơng qua các chỉ số thuỷ lý hố chỉ danh ơ nhiễm hữu cơ tại hầu
hết các thuỷ vực ở đây cho thấy chất lượng nước đều dưới mức giới hạn cho phép
nhiều lần theo tiêu chuẩn Việt Nam. Điều đó cho thấy các mức phân hạng môi

-6-


trường nước các thuỷ vực sông suối theo hệ thống điểm BMWP có thể sử dụng để
cảnh báo về chất lượng mơi trường sinh thái thuỷ vực.
• Giá trị điểm tính được phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng lấy mẫu và
kích thước mẫu. Một quy trình lấy mẫu nhất quán sẽ cho điểm số ASPT chính xác
và tin cậy. Kích thước mẫu lớn cho tổng số điểm cao, nhưng điểm ASPT có thể
khơng cao, do số lượng các taxon tham gia tính điểm nhiều, trong đó nhiều họ
thường có điểm chuẩn khơng cao. Điều đó cho thấy điểm BMWP có thể bị ảnh
hưởng bởi tính mùa vụ hoặc điều kiện tự nhiên, trong khi đó, điểm ASPT sẽ ít bị tác
động hơn.
• Hệ thống tính điểm áp dụng cho Anh, Thái Lan và hệ thống tính điểm cải
tiến áp dụng cho Việt Nam đưa ra giá trị điểm trung bình cho những taxon tham gia
tính điểm (ASPT) khơng chênh lệch nhau nhiều. Điều đó cho thấy có thể cải tiến hệ
thống tính điểm (thay thế các họ khơng có bằng các họ phổ biến, thay đổi điểm
chuẩn cho một số họ) để phù hợp với đặc điểm riêng về khu hệ cũng như tiêu chuẩn
môi trường của mỗi Quốc gia và từng vùng.
• Ở một số quốc gia như Bỉ, lấy điểm sinh học > 6 là giới hạn chấp nhận

với tiêu chuẩn nước mặt cho năm 1995. Ở Việt Nam hiện nay, đề xuất điểm sinh
học giới hạn cho tiêu chuẩn nước mặt để phấn đấu là > 5, tương ứng với chất lượng
nước ở mức ô nhiễm vừa (β Mesotrobic)
• Cuối cùng, do u cầu phân tích chỉ đến bậc phân loại là họ, nên việc thu
mẫu, phân tích và tính điểm theo hệ thống BMWP là khơng khó khăn nhiều cho
nhân viên phân tích (khơng phải là một nhà phân loại học) nếu được qua một khóa
tập huấn ngắn.
Nghiên cứu đã đạt được 3 mục tiêu:
• Bước đầu đánh giá các quần xã ĐVKXS trong mối liên quan của nó với
các đặc điểm mơi trường bao gồm chất lượng của những con sông và suối ở Việt
Nam.
• Phương pháp BMWP phản ánh những điều kiện địa phương thông qua
việc bổ sung thêm một số họ không có trong hệ thống gốc ở Anh và sửa đổi các giá
trị điểm số phân bố theo họ trong đó, sao cho phù hợp với các điều kiện Việt Nam.
• Đánh giá hiệu lực của phương pháp đã áp dụng đối với 1 loạt các địa
điểm có sự khác nhau về các đặc điểm vật lý và hóa học trên những hệ thống sơng
ngịi Việt Nam.
-7-


II.2. Ứng dụng phương pháp nghiên cứu đa dạng sinh học hệ sinh thái thủy
vực vào sinh quan trắc chất lượng môi trường nước Việt Nam:
Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Thanh và cộng tác viên sử dụng tính đa dạng
của quần xã động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn và trung bình trong sinh
quan trắc mơi trường. Phương pháp này có các ưu thế sau:
• Số lượng cá thể, tổng số họ, giống, loài…của quần xã ĐVKXS lớn và trung bình
phản ánh tương đối chính xác hiện trạng chất lượng nước của khu vực, nếu quần
xã ĐVKXS lớn và trung bình đa dạng, với sự phát triển bền vững của nhiều lồi,
nhiều họ thì chất lượng nước sẽ tốt, tác động ơ nhiễm ít hoặc khơng đáng kể và
ngược lại, chất lượng nước nguồn sẽ bị tác động, xấu đi nếu nhiều trong số các

họ của ĐVKXS lớn và trung bình bị mất đi;
• Sự phát triển quần xã ĐVKXS lớn và trung bình trong các hệ sinh thái thủy vực
không tách rời với sự phát triển ở một vài giai đoạn nào đó trong chu trình sống
của ấu trùng cơn trùng nước và các nhóm ĐVKXS khác, vì vậy sự hiện diện của
các nhóm cơn trùng nước như Ephemeroptera, Plecoptera, Trichoptera luôn luôn
là thước đo bắt buộc trong tính tổng số điểm (BWMP), điểm trung bình (ASTP)
và xác định các chỉ số sinh học cụ thể khác (BDI);
• Các nhóm ĐVKXS cỡ lớn và trung bình có hàng loạt ưu điểm hơn so với các
nhóm động vật khác ở chỗ: chúng có mặt ở mọi sinh cảnh, vịng đời tương đối
ngắn, sinh sản nhanh, số lượng cá thể lớn, hầu như không di chuyển khỏi chỗ cư
trú, dễ thu mẫu, mẫn cảm với các tác động của môi trường;
• Đối với nhóm ĐVKXS lớn và trung bình, để đánh giá và sinh quan trắc chất
lượng nước sông, taxon chính được sử dụng là Họ, trong trường hợp cần thiết
như phải tính tốn các chỉ số sinh học và chỉ số mơi trường Warwick thì phải
định loại tới giống hoặc lồi mặc định;
• Có thể huy động được sự tham gia của nhiều người, nhiều tổ chức nghiên cứu
quản lý khoa học và xã hội như các Viện, trường đại học, các sở Tài nguyên và
Môi trường, các trường học, các trạm quan trắc nước sông, hồ quốc gia. Thời
gian tập huấn không kéo dài, yêu cầu trang thiết bị không tốn kém và nếu được
tổ chức tập huấn định kỳ thì sẽ làm được;
• Ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu nhóm ĐVKXS lớn và trung bình nhiều
năm qua và tích lũy được một số kinh nghiệm và cũng đã có được một số bộ số
liệu chuẩn (điều tra khảo sát cơ bản từ những ngày các thủy vực còn chưa bị

-8-


hoặc ít bị tác động ơ nhiễm) để tiến hành các nghiên cứu so sánh và hoàn thiện
tiêu chuẩn này.
Một cách tổng quát có thể dựa vào cấu trúc quần xã để phân loại chất lượng

môi trường. Cấu trúc được thể hiện ở các mức độ khác nhau và khi chưa có hệ
thống phân loại quốc gia chính thức, có thể lập một số bảng phân loại và điểm số
phục vụ cho mục đích trên.
Bảng 3. Phân loại với năm dải chất lượng ĐVKXS cỡ lớn và trung bình
Phân loại chất lượng ĐVKXS
cỡ lớn và trung bình

Giải thích

Rất tốt

Quần xã tương đương hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn với
quần xã của nơi chưa bị tác động nhân tạo hoặc được coi là
khơng đáng kể (khơng bị xáo trộn).

Tốt

Có các thay đổi nhỏ trong quần xã được quan sát khi so sánh
với quần xã đối chứng.

Trung bình

Quần xã được quan sát khơng giống ở mức đáng kể và nhiều
nhóm bị thiếu so với danh mục phân loại của quần xã đối chứng.

Xấu

Quần xã được quan sát không giống ở mức đáng kể và nhiều
nhóm bị thiếu so với danh mục phân loại của quần xã đối chứng.


Rất xấu

Quần xã được quan sát bị suy giảm trầm trọng khi được so sánh
với quần xã đối chứng. Chỉ có mặt các nhóm phân loại có khả
năng sống trong điều kiện cực kỳ bị xáo trộn.

Nguồn: TCVN 6966:2001
Để góp phần hồn thiện phương pháp quan trắc dựa trên sự hiểu biết đầy đủ
về độ đa dạng của hệ sinh thái nước, nhất thiết phải tiến hành các nghiên cứu toàn
diện đa dạng sinh học của các hệ sinh thái đặc trưng cho các vùng lãnh thổ khác
nhau trong cả nước. Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng và có thể áp dụng
riêng lẻ hay phối kết hợp tuỳ đặc trưng của từng vùng nghiên cứu. Các chỉ số đa
dạng Shannon- Weaver và Margalef, chỉ số ưu thế Simpson và chỉ số đồng đều
Pielou đã được sử dụng rộng rãi trong sinh quan trắc và sẽ hoàn thiện hơn nếu sử
dụng phương pháp so sánh ABC (Abundance Biomass Comparison Curves) với chỉ
số Warwick.
Kết quả nghiên cứu đối chiếu cho thấy, để thực hiện phân loại chất lượng
nước ở phạm vi lớn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp cho điểm theo bản điểm
sinh học của các Họ sinh vật thuỷ sinh. Phương pháp này cho phép khắc phục khó
khăn trong việc phân loại các nhóm sinh vật đến thứ hạng lồi và nhờ vậy việc sinh
quan trắc mơi trường nước khơng cịn hạn chế nào đáng kể nữa. Qua những đợt tập
-9-


huấn ngắn ngày một người có trình độ trung cấp cũng đã có thể phân loại đến Họ
những nhóm sinh vật có giá trị trong sinh quan trắc mơi trường nước.
II.3. Nghiên cứu sinh vật chỉ thị vùng cửa sông
Đề tài “Nghiên cứu sử dụng sinh vật chỉ thị đánh giá và giám sát chất lượng
môi trường vùng nuôi thủy sản tập trung” thực hiện trong thời gian 2 năm (2004 2005) do Viện Nghiên cứu Hải sản là cơ quan chủ trì.
Đối với các thủy vực có tác động của con người như các thủy vực nuôi, do

ảnh hưởng của chất thải trong q trình ni, của thức ăn thừa, của phân bón, của
ngay nguồn nước cấp đã bị ảnh hưởng ô nhiễm do các hoạt động của con người v.v.
dẫn đến các yếu tố sinh thái của môi trường thay đổi có thể loại trừ một số nhóm
thủy sinh vật hoặc làm xuất hiện một số nhóm thủy sinh vật mới thích nghi. Các
lồi hoặc các nhóm lồi thích nghi này thường phát triển mạnh chiếm ưu thế về số
lượng. Đây chính là các sinh vật chỉ thị (SVCT) cho sự nhiễm bẩn môi trường. Dựa
vào sự xuất hiện cũng như số lượng các SVCT, các thông số sinh học có thể đánh
giá được trạng thái chất lượng môi trường thủy vực.
Giá trị các thông số môi trường đã xác định được ở các thủy vực nghiên cứu
được so sánh với giá trị các thông số môi trường trong Hệ thống đánh giá tổng hợp
chất lượng nguồn nước mặt của Tăng Văn Đoàn và Trần Đức Hạ (2002); Tiêu
chuẩn phân vùng nhiễm bẩn theo hệ thống 4 bậc của Phạm Văn Miên (2004); Tiêu
chuẩn môi trường Việt Nam (TCVN 5943-1995) về giá trị giới hạn cho phép các
thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ để đánh giá chất
lượng môi trường.
Đề tài xếp loại chất lượng môi trường các thủy vực theo hệ thống phân vùng
nhiễm bẩn 4 mức của Kolkwitz & Marsson được hiệu chỉnh bởi Trần Hiếu Nhuệ và
Trần Đức Hạ (1993) và thay đổi mức thứ 4 - mức bẩn rất nặng (Polysaprobic) thành
mức chuyển tiếp là mức bẩn nặng ÷ bẩn rất nặng (α÷Polysaprobic):
1.

Thủy vực bẩn nhẹ (Olygo-saprobic).

2.

Thủy vực bẩn vừa (β-mesosaprobic).

3.

Thủy vực bẩn nặng (α-saprobic).


4.

Thủy vực bẩn nặng ÷ bẩn rất nặng (α -Polysaprobic).

Với mức bẩn rất nặng (Polysaprobic) thực tế trong sản xuất thủy sản hầu như
không gặp bởi do chất lượng môi trường thủy vực quá xấu, các đối tượng nuôi
không thể sống được.
- 10 -


Đặc tính thành phần lồi
- Theo vùng địa lý (theo miền):
Căn cứ vào địa điểm xuất hiện, có thể chia thành phần thủy sinh vật vùng
nghiên cứu thành hai nhóm:
- Nhóm lồi phân bố rộng: gồm 29 lồi thực vật phù du (TVPD) và 28 loài
động vật phù du (ĐVPD) bắt gặp trong các thủy vực nuôi thủy sản ở cả 2 vùng nghiên
cứu Bắc Bộ và Nam Bộ.
- Nhóm loài phân bố hẹp (theo vùng sinh thái): gồm 74 loài TVPD, 26 loài
ĐVPD bắt gặp ở các thủy vực ni thủy sản ven biển Bắc Bộ, 8 lồi TVPD và 10
loài ĐVPD mới chỉ bắt gặp ở các thủy vực nuôi thủy sản ven biển Nam Bộ trong
thời gian nghiên cứu.
- Theo thời gian (theo mùa):
Căn cứ vào thời gian xuất hiện của thủy sinh vật trong các thủy vực ni
thủy sản, có thể chia thành 2 nhóm sau:
- Nhóm lồi phân bố quanh năm: bao gồm 34 lồi TVPD, 30 lồi ĐVPD và 7
nhóm ấu trùng ĐVPD và động vật đáy (ĐVĐ) phân bố quanh năm trong các thủy
vực ni thủy sản
- Nhóm lồi phân bố theo mùa: bao gồm 65 loài TVPD chỉ xuất hiện vào
mùa mưa, 11 lồi TVPD chỉ xuất hiện vào mùa khơ; 15 lồi và nhóm ấu trùng

ĐVPD và ĐVĐ chỉ có mặt vào mùa mưa, 12 lồi và nhóm ấu trùng ĐVPD và ĐVĐ
chỉ có mặt vào mùa khơ.
- Theo tính chất sinh thái (phân bố theo độ muối):
Căn cứ vào sự phân bố của thủy sinh vật trong các thủy vực ni thủy sản
theo độ muối, có thể chia thành 2 nhóm sau:
- Nhóm lồi hẹp muối: bao gồm 5 lồi TVPD và 9 loài ĐVPD chỉ bắt gặp
trong các thủy vực nuôi thủy sản nước lợ nhạt và nước mặn.
- Nhóm lồi rộng muối: là thành phần chính của thủy sinh vật trong các thủy
vực vùng ven biển và hầu hết các sinh vật này đều có nguồn gốc biển. Trong các
thủy vực nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn, đã thống kê được sự hiện diện của
105 loài TVPD, 46 lồi ĐVPD và 9 nhóm ấu trùng của ĐVPD và ĐVĐ phân bố ở
nhiều loại thủy vực nuôi.
- Theo phân mức ô nhiễm:
- 11 -


Sự phân bố của thủy sinh vật theo các mức ô nhiễm biểu hiện khả năng
chống chịu và thích ứng của thủy sinh vật khi điều kiện môi trường thay đổi.
Ngoại trừ mức bẩn nhẹ (do số lượng các thủy vực quan trắc ở mức này cịn
ít), xu hướng chung là số lượng taxon các bậc phân loại của thủy sinh vật giảm dần
theo mức ơ nhiễm. Tổng số lồi của 5 ngành TVPD bắt gặp trong các thủy vực ni
thủy sản là 84 lồi thuộc 43 chi, 27 họ ở mức bẩn vừa; giảm xuống cịn 58 lồi
thuộc 33 chi, 25 họ ở mức bẩn nặng và chỉ còn 12 loài thuộc 9 chi , 6 họ ở mức bẩn
nặng - bẩn rất nặng.
Trong các thủy vực nuôi thủy sản mức bẩn vừa có sự hiện diện của 51 loài
thuộc 37 giống, 26 họ của 4 ngành ĐVPD là Aschelminthes, Arthropoda,
Chaetognatha, Protochordata và 9 nhóm ấu trùng của ĐVPD và ĐVĐ. Các thủy
vực ni thủy sản có mức bẩn nặng, số lượng ĐVPD bắt gặp cịn 16 lồi thuộc 12
giống, 12 họ của 2 ngành Aschelminthes, Arthropoda và 4 nhóm ấu trùng của
ĐVPD và ĐVĐ. Số lượng taxon các bậc phân loại của ĐVPD giảm sút nghiêm

trọng ở mức bẩn nặng - bẩn rất nặng, chỉ cịn 7 lồi thuộc 5 giống, 5 họ thuộc 2
ngành Aschelminthes và Arthropoda. Nhóm ấu trùng ĐVPD và ĐVĐ phong phú ở
mức bẩn vừa, giảm sút ở mức bẩn nặng và hầu như mất hẳn trong mức bẩn nặng bẩn rất nặng.
Bảng 4. Đề xuất các chỉ số sinh học theo phân mức chất lượng môi
trường thủy vực vùng cửa sông
TT

Chỉ số mức môi
trường

1

Sạch
bẩn)*

(không

2

Bẩn nhẹ (Oly)

nhiễm

S

H’

D

N


> 22

3,5 - 5,0 ≤ 0,1

15 - 22

2,5 - 3,5 0,1 - 0,3 - TVPD: hàng chục nghìn tb/lít
-ĐVPD: hàng chục nghìn con/m3

3

Bẩn vừa (β)

10 - 15

1,5 - 2,5 0,3 - 0,6 - TVPD: hàng triệu tb/lít
-ĐVPD: hàng trăm nghìn con/m

4

Bẩn nặng (α)

5 - 10

3

0,5 - 1,5 0,6 - 0,9 - TVPD: hàng chục triệu tb/lít
- ĐVPD: hàng triệu con/m3


5

Bẩn nặng÷ rất nặng (α ≤ 5
- Poly)

≤ 0,5

≥ 0,9

- TVPD: hàng trăm triệu tb/lít
- ĐVPD: hàng chục triệu con/m3

Ghi chú: * Mức sạch (không nhiễm bẩn) của môi trường ni là mức ước
tính hiện chưa có số liệu quan trắc

- 12 -


II.4. Quan trắc ở sông Tô Lịch
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quýnh về thành phần loài và số lượng loài
động vật không xương sống của sông Tô Lịch cho thấy: thành phần và số lượng lồi
động vật khơng xương sống ở những nơi ô nhiễm nặng thường giảm mạnh so với
các đoạn ít ơ nhiễm hơn. Từ kết quả nghiên cứu trong 10 năm (1985-1995) về động
vật không xương sống trong các thuỷ vực có nước thải vùng Hà Nội, Nguyễn Xuân
Quýnh đã đề xuất một hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn các thuỷ vực có nước thải ở
Hà Nội dựa trên một số chỉ tiêu lý hoá học, quy định sự có mặt hay vắng mặt của
một số lồi hay nhóm lồi động vật khơng xương sống, được coi như sinh vật chỉ
thị, quy định sự phát triển về số lượng và khối lượng của chúng ở mức độ khác
nhau.
II.5. Nghiên cứu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá chất

lượng nước trên 4 hệ thống kênh chính tạo thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu do Trương Thanh Cảnh, Ngô Thị Trâm Anh, thuộc trường Đại
Học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM thực hiện trong năm 2006.
Ô nhiễm nguồn nước mặt là một trong những vấn đề mơi trường quan trọng
của TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt người ta
thường sử dụng phương pháp đánh giá qua các chỉ tiêu lý hoá của nước. Phương
pháp này thể hiện một số nhược điểm như: Là phương pháp gián tiếp chỉ có thể
phản ánh tình trạng thủy vực ngay tại thời điểm lấy mẫu, khó có thể dự báo chính
xác về các tác động lâu dài của chúng đến khu hệ sinh vật nước. Trái lại, phương
pháp quan trắc sinh học khắc phục được một số hạn chế của phương pháp trên như
cung cấp các dẫn liệu về thời gian, tiện lợi trong sử dụng và cho kết quả nhanh, trực
tiếp về ảnh hưởng của hiện trạng ô nhiễm đến sự phát triển của hệ thống thủy sinh
vật. Trong nghiên cứu này đã khảo sát thành phần động vật không xương sống
(ĐVKXS) cỡ lớn của 4 hệ thống kênh chính của TP. Hồ Chí Minh nhằm bước đầu
góp phần xây dựng hệ thống chỉ thị sinh học đánh giá chất lượng nước mặt trên TP.
Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được 28 họ ĐVKXS cỡ lớn. Dùng
ĐVKXS cỡ lớn đánh giá chất lượng nước của 4 hệ thống kênh cho thấy nước kênh
bị ô nhiễm từ mức độ trung bình đến rất bẩn. Kết quả này phù hợp với việc đánh giá
chất lượng nước mặt thông qua các chỉ tiêu lý hoá.
Đề tài " Sử dụng động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn để đánh giá
chất lượng môi trường nguồn nước mặt trên bốn hệ thống kênh và sơng chính tại
TP. Hồ Chí Minh” nhằm vào các mục tiêu:

- 13 -


- Thông qua việc xác định ĐVKSX cỡ lớn và phân tích một số chỉ tiêu ơ
nhiễm hố lý của nước trên 4 hệ thống kênh chính để đánh giá ảnh hưởng của các
điều kiện môi trường nước đến sự phát triển của ĐVKXS cỡ lớn.
- Sử dụng ĐVKXS cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng môi

trường nước, so sánh với phương pháp đánh giá qua các chỉ tiêu hóa lý.
- Góp phần đa dạng hóa các phương pháp đánh giá ơ nhiễm nguồn nước mặt,
giúp cho công tác quản lý ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định sự xuất hiện và thành phần họ của ĐVKXS cỡ lớn ở 4 hệ thống
kênh rạch và sơng chính của thành phố HCM.
- Nghiên cứu mối tương quan giữa các yếu tố thủy, lý, hóa của thủy vực với
sự phát triển của ĐVKXS cỡ lớn.
- Sử dụng ĐVKXSCL làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước 4 hệ
thống kênh rạch và sơng chính của thành phố HCM.
Mơ hình nghiên cứu
Khảo sát thành phần và số lượng ĐVKXS cỡ lớn
Đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số ASPT: dùng các ĐVKXS cỡ lớn để
đánh giá chất lượng nước. Sử dụng hệ thống thang điểm BMWP (Biological
Monitoring Working Party, 1976) cho điều kiện Việt Nam.
Đánh giá mối tương quan giữa các chỉ tiêu mơi trường nước mặt và ĐVKXS
cỡ lớn
Phân tích các chỉ tiêu môi trường nước mặt
Phạm vi nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là bốn hệ thống kênh và sông chính trong thành phố
1. Kênh Tham Lương – Vàm Thuật
2. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
3. Kênh Đôi – Tẻ – Tàu Hủ – Bến Nghé
4. Hệ thống sông ở khu vực Nam Sài Gòn.
Mẫu nước lấy hai lần vào mùa mưa và mùa khơ, tại 14 vị trí. 4 điểm trên
kênh Tham Lương –Vàm Thuật, 3 điểm trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, 4 điểm

- 14 -



trên kênh Đôi – Tẻ – Tàu Hủ – Bến Nghé và 3 điểm trên khu vực Nam Sơng Sài
Gịn.
Kết quả khảo sát về thành phần ĐVKXS cỡ lớn
Qua kết quả hai đợt khảo sát tại bốn hệ thống kênh khác nhau ở Thành phố
Hồ Chí Minh, đã ghi nhận được 29 họ ĐVKXS cỡ lớn, bao gồm:
- 19 họ thuộc 08 bộ của ngành Chân khớp (Arthropoda)
- 7 họ thuộc 02 lớp của ngành Thân mềm (Mollusca)
- 1 họ thuộc phân lớp Đỉa (Hirudinea)
- 1 họ thuộc ngành Giun dẹp (Platythelminthes)
- Các đại diện của Giun ít tơ (Oligocheata) và Giun nhiều tơ (Polychaeta)
Kết quả cho thấy có sự khác biệt về thành phần họ giữa 02 mùa và về số
lượng cá thể ĐVĐKXS cỡ lớn. Số lượng cá thể ở các thủy vực cũng khác nhau rõ
rệt.
Như vậy, xét chung cho cả hai mùa, các hệ thống kênh rạch trong thành phố
có số họ hiện diện thấp và tập trung chủ yếu là các họ có khả năng chống chịu cao
với ô nhiễm, các thủy vực thuộc khu Nam Sơng Sài Gịn và Sơng Vàm Thuật, có số
lượng họ phong phú, với khả năng chống chịu ô nhiễm ở mức trung bình.
Tại các vị trí thu mẫu trên Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Kênh Đôi, Tẻ và
Tàu Hủ, Kênh Bến Nghé, là những khu vực nước nông, số lượng họ rất thấp. Thậm
chí tại một số vị trí (Kênh Tàu Hủ) khơng có động vật tồn tại. Điều này có thể được
giải thích do tác động của ô nhiễm ngay tại tại các thủy vực; đồng thời, sinh cảnh
sống cho ĐVKXS cỡ lớn không phù hợp, hầu hết ở các vị trí thu mẫu, nền đáy cấu
tạo là đáy bùn, bị lấp đầy các chất cặn bã và bờ kè là ximăng. Mặt khác, đới thực
vật ven bờ rất thưa thớt, chỉ có một vài cây cao và các cây bụi.
Đánh giá chất lượng nước dựa trên ĐVĐKXS cỡ lớn
Kết quả đánh giá chất lượng nước theo chỉ số ASPT cho thấy các thủy vực
trong thành phố đều bị ơ nhiễm từ mức trung bình bình đến cực kỳ bẩn.
Một số vị trí trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, mức độ ô nhiễm cao, thể hiện
qua giá trị ASPT rất thấp: 1 – 3 , điều này cũng tương tự đối với hệ thống kênh Đôi
– Tẻ – Tàu Hủ – Bến Nghé, đặc biệt tại vị trí C2 trên kênh Tàu Hủ, chất lượng nước

được xếp vào loại cực kỳ bẩn giá trị ASPT bằng 0. Các vị trí trên kênh Tham Lương
và một số thủy vực ở phiá Nam Sài Gòn, chất lượng ở mức bẩn trung bình (α) .
Chất lượng nước sơng Sài Gịn, tại các vị trí thu mẫu đều có giá trị ASPT trong
- 15 -


khoảng 3.0 – 3.5, cho thấy, chất lượng nước sông cũng bị nhiễm bẩn vào loại trung
bình.
Kết quả đánh giá chất lượng nước dựa vào chỉ thị ĐVKXS cỡ lớn cho kết
quả tương ứng khi đánh giá chất lượng nước dựa vào các chỉ tiêu lý hoá. Điều này
cho thấy có thể sử dụng ĐVKXS cỡ lớn để làm chỉ thị đánh giá chất lượng nước
trong 4 hệ thống kênh chính của TP. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu cho thấy có thể dùng chỉ thị sinh học ĐVKXS cỡ lớn để đánh giá
mức đô ô nhiễm của các nguồn nước mặt tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là phương pháp
có nhiều ưu điểm góp phần đa dạng hố các phương pháp đánh giá chất lượng
nguồn nước mặt.
II.6. Đánh giá hiện trạng môi trường một số nhánh sông lưu vực sông Cầu sử
dụng các loài thuỷ sinh
Khảo sát tiến hành tại năm vị trí trên lưu vực sơng Cầu vào hai đợt tháng 6
và 11 năm 2006.
Cụ thể kết quả đánh giá qua các loài thuỷ sinh vật trong lưu vực như sau:
Thực vật thủy sinh (Macrophyte)
Qua nghiên cứu, đã xác định được 40 loài thực vật thủy sinh thuộc hai ngành
Thực vật Quyết (Pteridophyta) và ngành Thực vật có hạt (Spermatophyta) phân bố
trong các dạng thủy vực sông, suối, ao, hồ trong lưu vực sông Cầu. Thực vật thuỷ
sinh thường phân bố tại các khu vực nơi nước đứng, lịng sơng, suối rộng, có các
bãi ngập nước diện tích lớn. Khơng thấy có nhóm thực vật nào phổ biến trong các
dạng thuỷ vực ngoại trừ một số loài rong như rong đi chồn vịng Myriophyllum
verticillatum L., rong đi chồn Myriophyllum spicatum L., rong đi chó
Ceratophylum demersum L. mọc tại các khu vực sơng, suối nước chảy yếu Một số

lồi như dừa nước Ludvigia repens L.: ngổ Limnophyla aromatica (L.): phỏng rạ
Hygroriza aristata (Retz.) Nees ex W. & Arn); rau bợ Marsilea quadrifolia L. mọc
ven sông, suối (nơi nước chảy chậm hoặc khơng chảy). Các lồi thực vật thuỷ sinh
thuộc các họ ráy Araceae, khoai lang Convolvulaceae, hoa tán Apiaceae như cây
khoai nước Colocassia esculenta, rau muống Ipomoea aquatic, rau cần nước
Oenanthe javanica… dân địa phương sử dụng làm thực phẩm, chăn ni gia súc
khá phổ biến. Các nhóm thực vật thuỷ sinh trong khu vực là những loài phổ biến
mọc tại nhiều sông, suối, ao và ruộng trũng để hoang là nơi trú ngụ cho các nhóm
thuỷ sinh vật khác như tơm, cua, ốc và các nhóm cơn trùng nước. Chúng thường
khơng có giá trị kinh tế lớn và cũng khơng gây ảnh hưởng đến môi trường của thuỷ
- 16 -


vực. Trong thực vật thuỷ sinh, ngoài lúa là cây lương thực được trồng phổ biến khắp
nơi, một số loài khác như sen Nelumbo nucifera Gaertn, súng Nymphaea pubessens
Georg cũng được trồng tại một số hồ ở một số khu vực làm cảnh và lấy hạt làm
thuốc, thực phẩm. Rau muống Ipomoea aquatica Forsk là thực phẩm hầu như không
thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của cư dân địa phương cũng được trồng rộng rãi
khắp nơi.
Thực vật thuỷ sinh là nhóm tham gia trong q trình làm sạch tự nhiên của
thuỷ vực. Một số lồi được dùng trong cơng đoạn xử lý nước thải của các cơ sở sản
xuất thực phẩm, bệnh viện như cây sậy Phragmitis comunis Trin, một vài loài rong,
bèo. Chúng giữ lại và hấp thụ một phần các chất thải trước khi đi qua các công đoạn
xử lý khác, làm giảm ô nhiễm cho thuỷ vực. Trên sông Cầu, sông Cà Lồ, sông
Công, nơi nước chảy mạnh và ở những nơi các hoạt động giao thông diễn ra với
cường độ cao, thực vật thuỷ sinh khơng phát triển nhiều. Ven sơng chỉ thấy có một
vài nhóm thực vật thuỷ sinh sống thành đám như cây nghể nước Polygonum
hydropiper tại khu vực gần ngã ba sông Công, sông Cầu.
Thực vật nổi (Phytoplankton)
Mật độ thực vật nổi dao đông từ 3174 tb/l đến 6238 tb/l vào thời kỳ tháng 9

và dao động từ 1870 tb/l đến 9750 tb/l vào thời kỳ tháng 11. Mật độ số lượng thực
vật nổi cả hai thời kỳ đều do 3 nhóm tảo Silic, tảo Lam và tảo Lục quyết định.
Nhóm tảo Mắt tại khu vực trạm 1, 2 và 5 cao hơn các trạm khác cho thấy các khu
vực này mức độ ô nhiễm là cao hơn các khu vực khác. Trong khi tảo Silic khơng
cao có thể thấy các khu vực này có xu hướng bị ơ nhiếm hơn. Khi thuỷ vực bị ơ
nhiễm, tính đa dạng và mật độ của quần xã tảo trong thuỷ vực bị biến đổi. Tại khu vực
khơng ơ nhiễm, số lượng lồi thường cao nhưng mật độ cá thể trong một loài lại thấp.
Ngược lại, quần xã tảo tại nơi ô nhiễm được đặc trưng bởi số lượng lồi ít nhưng mật
độ cá thể lại cao hơn hẳn.
Động vật đáy (zoobenthos)
Tại các khu vực khảo sát, xác định được 20 loài động vật đáy thuộc các
nhóm Mollusca - Gastropoda, Mollusca- Bivalvia, Crustacea - Macrura,
Crustacea- Brachyura và một số nhóm ấu trùng Cơn Trùng. Cũng như thành phần
loài, mật độ động vật đáy do hai nhóm trai, hến và nhóm ốc quyêt định. Hai nhóm
này thay nhau chiếm tỉ lệ quyết định mật độ số lượng đơng vật đáy trên tồn khu
vực. Tại các trạm phía thượng du (trạm1, 2) nhóm ốc chiếm tỉ lệ mật độ cao nhất và
quyết định mật độ đông vật đáy tại đây. Các trạm phía hạ du (3,4,5) mật đơg nhóm
trai hến lại khá cao, đơi khi chiếm tỉ lệ chính, quyết định mật độ động vật đáy. Mật
- 17 -


2

2

độ động vật đáy dao động từ 5 con/m tại khu vực thượng nguồn đến đến 51 con/m
tại khu vực hạ nguồn (trạm 5) trong tháng 9. Trong khi đó vào thời điểm tháng 10,
mật độ động vật đáy lại thấp nhất tại trạm hạ nguồn (trạm 5) và cao nhất tại trạm ở
khu vực sông Cà Lồ.
Qua nghiên cứu thành phần thuỷ sinh vật trên nhánh chính sơng Cầu, sông

Công và sông Cà Lồ cho thấy, môi trường ở khu vực nghiên cứu đã bị ô nhiễm.
Thành phần thuỷ sinh vật có dấu hiệu bị suy giảm so với các khu vực môi trường
sạch hơn, xuất hiện một số nhóm sinh vật chỉ thị cho thủy vực bị nhiễm bẩn hữu cơ.
Các nhóm thực vật nổi, động vật nổi bị suy giảm gián tiếp gây ảnh hưởng đến các
nhóm tơm, cua, cá. Qua đó có thể thấy mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng của nó trên
lưu vực sông. Tại khu vực trạm khảo sát về phía hạ lưu, thành phần thuỷ sinh vật
phong phú hơn, chứng tỏ nước ô nhiễm đã được pha loãng và khả năng tự làm sạch
của sông đã phát huy được một phần nhỏ.
II.7. Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước
Nghiên cứu này tiến hành ở Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
nhằm nghiên cứu thành phần động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn tại cánh
đồng Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, nhằm đánh
giá chất lượng nước mặt tại các khu vực nghiên cứu thông qua chỉ số
BMWPVIETNAM và chỉ số ASPT.
Nghiên cứu cho thấy hệ thống điểm này chứa thông tin về phân bố của hầu
hết các taxa ĐVKXS nằm trong toàn bộ chuỗi thức ăn trong các thuỷ vực nước ngọt
nên có tính tổng qt cao, nhờ phân bố điểm rộng cho phép phân loại thuỷ vực nước
ngọt dễ dàng hơn. Ngồi ra hệ thống này có tính ứng dụng cao do yêu cầu kỹ năng
lấy mẫu và định loại của cán bộ kỹ thuật không cao. Tuy nhiên phương pháp này chỉ
có thể áp dụng ở mức họ, trong khi trong cùng một họ có các giống lồi có tính mẫn
cảm và chống chịu khác nhau, nhất là việc áp dụng trong điều kiện Việt Nam có
nhiều hạn chế do thiếu hụt các khố phân loại.
Chỉ số ASPT không phụ thuộc vào sự đa dạng sinh học lồi và sự thay đổi
mùa trong năm. Do đó có khả năng đánh giá chất lượng nước hiệu quả hơn điểm
BMWP trong một số trường hợp. Tuy nhiên chỉ số này lại có nhược điểm là chỉ
phản ánh được ơ nhiễm hữu cơ, ít có khả năng phản ánh về ơ nhiễm các độc tố vì
khơng tính đến các đơn vị phân loại.
Kết hợp hai chỉ số trên có thể hạn chế nhược điểm của từng phương pháp
riêng biệt. ASTP thấp và điểm BMWPVIET thấp chỉ thị cho sự ô nhiễm hữu cơ. Nếu
- 18 -



ASTP cao hơn và chỉ số BMWPVIETNAM thấp sẽ chỉ thị cho môi trường bị ô nhiễm
do độc tố và các tác động vật lý. Căn cứ trên đó, các nhà nghiên cứu ở trường Đại
học Đà Nẵng đã phát hiện được 26 họ ĐVKXS cỡ lớn có trong bảng điểm
BMWPVIET; chất lượng môi trường nước mặt tại đây đã bị ô nhiễm từ mức “nước
bẩn vừa α” (α-Mesosaprobe) đến “nước rất bẩn” (Polysaprobe).
II.8. Quan trắc sinh học thủy vực dịng sơng Đu sử dụng nhóm động vật khơng
xương sống cỡ lớn
Cho đến nay ở nước ta, việc đánh giá chất lượng dòng chảy chủ yếu đều dựa
trên cơ sở quan trắc các chỉ tiêu lý, hóa. Đây là các thông số rất quan trọng nhưng
không đưa ra được các thông tin về ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với đời sống
thủy sinh. Hơn nữa, các số liệu đo đạc lấy trong một thời điểm chưa hẳn đã đặc
trưng cho chất lượng mơi trường của tồn bộ lưu vực.
Khắc phục "điểm yếu" này, trên thế giới từ nhiều năm qua đã tiến hành quan
trắc sinh học, trong đó một trong những phương pháp có hiệu quả nhất là đánh giá
ảnh hưởng của ô nhiễm đến quần xã động vật không xương sống cỡ lớn đáy sông.
Phương pháp này chưa được ứng dụng nhiều tại các nước nhiệt đới, nhất là khu vực
Đông Nam Á. Ở nước ta, phương pháp quan trắc này mới bắt đầu được tiếp cận
trong những năm gần đây.
Thạc sĩ Hồng Thu Hương và nhóm cộng sự đã lựa chọn sông Đu, nằm trên
địa phận tỉnh Thái Nguyên, chảy qua vùng đông dân, tiếp nhận nguồn nước thải
sinh hoạt, nơng nghiệp, khai khống trước khi đổ vào sông Cầu ở Sơn Cẩm. Giống
như nhiều con sông khác tại khu vực miền núi phía Bắc, sơng Đu mang đặc điểm là
lưu lượng dòng chảy mùa mưa (6-9) chiếm tới 75% tổng dòng chảy cả năm; trong
khi dòng chảy mùa khô (1-3) chỉ chiếm 5,6-7,8% .
Từ năm 2006 đến năm 2008, nhóm nghiên cứu đã tiến hành 7 đợt quan trắc
theo các mùa xuân, hạ, thu đông tại 15 điểm nghiên cứu trên 4 nhánh chính của
sơng Đu (sông Nà Lậu, sông Đu, suối Cát và suối Khe Cốc). Kết quả quan trắc các
thông số môi trường cho thấy, vào mùa mưa, dịng sơng Đu có độ sâu trung bình

cao hơn mùa khơ, nhưng nhiệt độ lại thấp hơn và phần trăm bão hòa oxy trong nước
mùa mưa cao hơn mùa khô. Nồng độ chất hữu cơ mùa mưa như BOD5 cao hơn rõ
rệt so với mùa khô. 19 thơng số lý hóa đặc trưng được lựa chọn để đánh giá chất
lượng môi trường nước sông Đu.
Trong 7 đợt quan trắc, nhóm nghiên cứu đã thu thập 70 taxa động vật không
xương sống cỡ lớn đáy sông Đu, nhiều nhất là nhóm cơn trùng (48 taxa). Nhưng
quan trọng nhất là họ đã xác định được mối quan hệ mật thiết giữa đa dạng sinh học
- 19 -


với các thông số về lưu lượng nước, chỉ tiêu lý hóa trong nước tại các điểm quan
trắc. Kết quả quan trắc cho thấy, quần thể đa dạng sinh học đáy sông Đu phong phú
vào mùa mưa, đặc biệt ở thượng nguồn. Dựa vào đa dạng sinh học quần xã động vật
khơng xương sống cỡ lớn trên sơng Đu có thể phân loại chất lượng môi trường tại
các điểm nghiên cứu. Nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố lý hóa học trong nước
có liên quan mật thiết đến phân loại dựa trên quan trắc sinh học(đối với mùa mưa là
nồng độ kim loại nặng, hàm lượng N-NO2 trong nước, mùa khô là hàm lượng P-PO4
trong nước và hàm lượng Ni tơ trong trầm tích).
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng sinh học sông Đu thấp hơn nhiều so
với đa dạng sinh học tại suối DakPri -DakLak thậm chí thấp hơn cả suối trong
Vườn Quốc gia Tam Đảo. Điều này không chỉ cảnh báo các cơ quan chức năng
quan tâm đến việc xử lý nguồn thải trên lưu vực sông Đu, mà là một minh chứng
cho quan điểm áp dụng phương pháp đánh chất lượng dòng chảy trên các chỉ thị
sinh học với quan trắc hóa học có khả năng đưa ra những kết luận tổng hợp hơn về
ảnh hưởng của chất lượng nước đến hệ sinh thái.

- 20 -


KẾT LUẬN

Những hạn chế còn tồn tại khi nghiên cứu về bộ chỉ thị sinh học thủy vực có
thể áp dụng trên diện rộng như lựa chọn loại và các nhóm sinh vật chỉ thị: mới chỉ
có tính chất thử nghiệm, chưa mang tính hệ thống, cịn tồn tại nhiều hướng và
trường phái về bản chất, khả năng ứng dụng về các loài động thực vật thủy sinh như
sinh vật chỉ thị cho môi trường nước bị ô nhiễm. Đặc tính phức tạp của các nhóm
sinh vật do yếu tố bên ngồi so với các máy móc quan trắc vừa là điểm mạnh cũng
đòi hỏi các nghiên cứu sâu, cụ thể vào phân tích trong thời gian dài. Trong khi các
nghiên cứu trong nước ta mới chỉ mang tính chất của các đề tài, tính thử nghiệm
cịn hạn chế, phân tán gây khó khăn ngay từ khâu tiếp cận.

- 21 -



×