Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Ứng dụng mô hình thuộc tính tầng miocene mỏ tê giác trắng bồn trũng cửu long phục vụ đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.02 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

PHAN VƯƠNG TRUNG

ỨNG DỤNG MƠ HÌNH THUỘC TÍNH TẦNG MIOXEN MỎ TÊ GIÁC TRẮNG
BỒN TRŨNG CỬU LONG PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU TẠI CHỖ

Chuyên ngành : Kỹ Thuật Dầu Khí.
Mã số:60520604

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2015


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :TS. Trần Văn Xuân
TS. Hồ Trọng Long
Cán bộ chấm nhận xét 1 :TS. Ngô Thường San
Cán bộ chấm nhận xét 2 :TS. Bùi Thị Luận
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày 05 tháng 09 năm 2015
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. ..............................................................
2. ..............................................................
3. ..............................................................
4. ..............................................................


5. ..............................................................
6. .………………………………………
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA KT ĐC&DK


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phan Vương Trung......................................... MSHV: 13410357 ...........
Ngày, tháng, năm sinh: 10/07/1989 ........................................... Nơi sinh: Đồng Nai .........
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Dầu Khí ............................................ Mã số : 60520604 ........
I. TÊN ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MƠ HÌNH THUỘC TÍNH TẦNG MIOXEN MỎ
TÊ GIÁC TRẮNG BỒN TRŨNG CỬU LONG PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ TRỮ
LƯỢNG DẦU TẠI CHỖ
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và tiến hóa kiến tạo của các đơi kiến tạo khu vực.
- Phân tích mẫu và minh giải Địa vật lý giếng khoan, giải đốn tướng và mơi
trường trầm tích, xác định các thơng số vỉa và tài liệu địa chấn.
- Xây dựng mô hình tham số
- Đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : .....................................................................................
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: .....................................................................

V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. Trần Văn Xuân
TS. Hồ Trọng Long

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA….………
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong khoa Kỹ Thuật Địa Chất & Dầu Khí – Trường
Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Thầy Cô trong bộ môn Địa
Chất Dầu Khí đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho học viên.
Xin chân thành cảm ơn TS.Trần Văn Xuân và TS. Hồ Trọng Long đã tận tình hướng dẫn
và truyền đạt bổ sung kiến thức cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn, đồng thời tạo
điều kiện tốt nhất cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình và đồng nghiệp bạn bè đã giúp đỡ, góp ý cho luận văn
được hoàn thiện.
Học viên

Phan Vương Trung

i



TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nội dung luận văn bao gồm 3 chương, 11 bảng biểu và 61 hình vẽ.
Chương 1: Khái quát khu vực nghiên cứu, đặc điểm địa chất địa tầng và hệ thống dầu khí.
Chương 2: Lý thuyết và một số bước xây dựng mơ hình địa chất.
Chương 3: Sử dụng các tài liệu có được giải đốn mơi trường trầm tích và sự phân bố các
tướng trầm tích tương ứng trong từng môi trường. Dựa vào sự phân bố tướng trầm tích tiến
hành xây dựng mơ hình tướng, mơ hình thơng số và tính tốn trữ lượng dầu khí.

i


LỜI CAM ĐOAN
Trong q trình thực hiện luận văn, tơi có sử dụng tài liệu thực tế từ cơ sở sản xuất với sự
tuân thủ nghiêm ngặt về bảo mật phù hợp với quy định của công ty. Tôi xin cam đoan những
ý tưởng, kết quả nghiên cứa là của bản thân và chưa được công bố trên các bài báo cũng như
tạp chí chuyên ngành nào
Người viết lời cam đoan

Phan Vương Trung

i


Mục lục
 

MỞ ĐẦU .................................................................................................................................vii
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỎ TÊ GIÁC TRẮNG............................................................ 1
1. Địa chất khu vực lô 16.1 ...................................................................................................... 1
2. Lịch sử thăm dò và đánh giá ............................................................................................... 1

3. Địa tầng ................................................................................................................................. 3
3.1 Đá móng – Đệ Tam ............................................................................................................ 3
3.2 Hệ tầng Lower Trà Tân (tầng E/F – Oligoxen sớm) ....................................................... 4
3.3 Hệ tầng Trà Tân giữa (tầng D – Oligoxen muộn) ........................................................... 4
3.4 Hệ tầng Trà Tân trên (tầng C – Oligoxen muộn) ........................................................... 5
3.5 Hệ tầng Bạch Hổ BI (Mioxen sớm – BI) .......................................................................... 5
3.6 Hệ tầng Côn Sơn (Mioxen giữa BII) ................................................................................ 7
3.7 Hệ tầng Đồng Nai (Mioxen muộn – BIII) ........................................................................ 7
3.8 Hệ tầng Biển Đông (A-Plioxen)......................................................................................... 7
4. Cấu trúc mỏ TGT................................................................................................................. 9
5. Lịch sử kiến tạo .................................................................................................................. 13
6. Tiềm năng dầu khí mỏ TGT ............................................................................................. 14
7. Các vỉa chứa trong mỏ TGT ............................................................................................. 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊA
CHẤT ...................................................................................................................................... 16
1. Tổng quan về mơ hình địa chất ........................................................................................ 16
2. Cơ sở tài liệu xây dựng mô hình ....................................................................................... 16
2.1 Tài liệu địa chấn ............................................................................................................... 16
2.2 Tài liệu địa chất-địa vật lý giếng khoan ......................................................................... 16
2.3 Tài liệu công nghệ mỏ ...................................................................................................... 16
3. Phương pháp xây dựng mơ hình địa chất ........................................................................ 17
3.1 Phương trình chung ......................................................................................................... 17
3.2 Lựa chọn phần mềm ........................................................................................................ 17
4. Mơ hình cấu trúc ............................................................................................................... 17
a) Xây dựng mơ hình đứt gãy ............................................................................................... 17
b) Xây dựng mạng 3 chiều..................................................................................................... 17
c) Xây dựng tầng ................................................................................................................... 18
ii



d) Xây dựng Layer ................................................................................................................. 18
5. Mơ hình tướng ................................................................................................................... 18
6. Mơ hình tham số................................................................................................................. 18
6.1 Mơ hình độ rỗng ............................................................................................................... 18
6.2 Các tham số khác ............................................................................................................. 19
7. Đánh giá trữ lượng dầu khí.............................................................................................. 20
8 Đánh giá và lựa chọn mơ hình ........................................................................................... 20
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MƠ HÌNH THUỘC TÍNH TẦNG MIOXEN MỎ TÊ GIÁC
TRẮNG BỒN TRŨNG CỬU LONG PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG DẦU TẠI
CHỖ ........................................................................................................................................ 22
1. Cơ sở tài liệu ...................................................................................................................... 22
1.1 Tài liệu địa chấn ............................................................................................................... 22
1.2 Tài liệu địa chất ................................................................................................................ 23
1.3 Tài liệu địa vật lý giếng khoan ........................................................................................ 23
2. Chuẩn bị phân tích số liệu đầu vào .................................................................................. 29
2.1 Tạo các file dữ liệu giếng khoan để đưa vào mơ hình: ................................................. 29
2.2 Xem xét và hiệu chỉnh mơ hình khung cấu trúc: .......................................................... 29
3. Xác định mơi trường trầm tích tầng 5.2U ....................................................................... 31
3.1. Định mơi trường trầm tích chính và mơ tả tướng trầm tích dựa trên tài liệu mẫu
core và log ............................................................................................................................... 31
3.2. Phân chia mặt ngập lụt, ranh giới bất chỉnh hợp và liên kết giếng khoan ................ 36
3.3 Minh giải mơi trường, tướng trầm tích chính theo tài liệu giếng khoan, ứng dụng
xây dựng bản đồ môi trường tầng 5.2U khối H1.1, H1.2 và H2: ....................................... 44
4. Xây dựng mơ hình địa chất 3 chiều .................................................................................. 53
4.1. Xây dựng mơ hình cấu trúc............................................................................................ 53
4.2. Xây dựng mơ hình tướng trầm tích............................................................................... 58
4.3 Ứng dụng kết quả xây dựng mơ hình thơng số phục vụ đánh giá trữ lượng dầu khí
tại chỗ ban đầu ....................................................................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 68

 

iii


Hình vẽ
Hình 1.1: Vị trí địa lý mỏ TGT (Tê Giác Trắng RAR 2014) ................................................. 1 
Hình 1.2: Vị trí các khối trong mỏ TGT (Tê Giác Trắng RAR 2014) .................................. 3 
Hình 1.3: Cột địa tầng mỏ TGT (Tê Giác Trắng RAR 2014) ................................................ 8 
Hình 1.4: Mặt cắt địa chấn phương Đơng Bắc- Tây Nam cắt qua mỏ TGT ...................... 9 
Hình 1.5: Bản đồ cấu trúc nóc tầng 5.2U (Tê Giác Trắng RAR 2014) ............................... 10 
Hình 1.6: Bản đồ cấu trúc nóc tầng 5.2L (Tê Giác Trắng RAR 2014) ............................... 11 
Hình 1.7: Bản đồ cấu trúc nóc tầng C (Tê Giác Trắng RAR 2014) .................................... 12 
Hình 1.8: Bản đồ cấu trúc nóc tầng D (Tê Giác Trắng RAR 2014) .................................... 13 
Hình 2.1: Các bước xây dựng mơ hình địa chất (Schlumberger petrel manual)............... 16 
Hình 2.2: Mơ hình dịng chảy sơng (nguồn internet) .......................................................... 18 
Hình 3.1: Bản đồ nóc tầng 5.2U (2011 PSTM)..................................................................... 22 
Hình 3.2: Bản đồ nóc tầng 5.2L (2011 PSTM) ..................................................................... 23 
Hình 3.3: Hàm tính độ bão hịa nước áp dụng cho mỏ TGT (Tê Giác Trắng FDP 2014)24 
Hình 3.4: Mối quan hệ rỗng thấm cho loại đá chứa rất tốt trong tầng Mioxen (Tê Giác
Trắng FDP 2014) .................................................................................................................... 25 
Hình 3.5: Mối quan hệ rỗng thấm cho loại đá chứa tốt trong tầng Mioxen (Tê Giác
Trắng FDP 2014) .................................................................................................................... 25 
Hình 3.6: Mối quan hệ rỗng thấm cho loại đá chứa trung bình trong tầng Mioxen (Tê
Giác Trắng FDP 2014) ........................................................................................................... 26 
Hình 3.7: Mối quan hệ rỗng thấm cho loại đá chứa kém trong tầng Mioxen (Tê Giác
Trắng FDP 2014) .................................................................................................................... 26 
Hình 3.8: Khoảng phân cấp trữ lượng P1, P2, P3 .............................................................. 29 
Hình 3.9: Lưới ơ mạng trên trước khi hiệu chỉnh (trái) và sau khi hiệu chỉnh (phải) .... 30 
Hình 3.10: Lưới ô mạng giữa trước khi hiệu chỉnh (trái) và sau khi hiệu chỉnh (phải) .. 30 

Hình 3.11: Lưới ô mạng dưới trước hiệu chỉnh (trái) và sau khi hiệu chỉnh (phải) ........ 30 
Hình 3.12: Mơi trường sơng (nguồn internet) ...................................................................... 31 
Hình 3.13: Mơi trường hồ (nguồn internet) ......................................................................... 31 
Hình 3.14: Các tướng mơi trường sơng (nguồn internet) ................................................... 32 
Hình 3.15: Đoạn mẫu lõi thể hiện tướng cát lịng sơng được lấy trong tầng 5.2L TGT-2X
(MD: 2807-2811) (nguồn Hồng Long JOC)........................................................................ 33 
Hình 3.16: Biểu hiện log (GR, CNC, ZDEN) của mơi trường sơng ................................... 33 
Hình 3.17: Đoạn mẫu lõi thể hiện tướng bãi bồi ven sông được lấy trong 5.2L (MD: 2816
-2818m) (nguồn Hồng Long JOC)....................................................................................... 34 
Hình 3.18: Tướng đổ trọng lực (nguồn internet) ................................................................. 35 
Hình 3.19: Tướng doi cát cửa sơng (nguồn internet) .......................................................... 35 
Hình 3.20: Tướng sét đầm hồ................................................................................................ 36 
Hình 3.21: Phân chia thời địa tầng cho hệ thống Nonmarine (3 hệ thống trầm tích
Lowstand System tract LST, Transgressive System Tract TST and Highstand System
Tract HST) và Marine ( 4 hệ thống trầm tích Falling stage system track FSST,
Lowstand System tract LST, Transgressive System Tract TST and Highstand System
Tract HST) (Cyclelog manual) .............................................................................................. 37 
iv


Hình 3.22: Từ xu hướng phân bố thơ dần (nghiêng trái) và mịn dần (nghiêng phải) có
thể định được các mặt chính và hệ thống trầm tích chính. Mỗi hệ thống trầm tích lại
được chia ra các phân vị á nhịp. (parasequence set) (Cyclelog manual) ........................... 38 
Hình 3.23:Vị trí tuyến liên kết giếng khoan ........................................................................ 38 
Hình 3.24: Các mặt bào mịn và ngập lụt chính qua các giếng thăm dị .......................... 39 
Hình 3.25: Các mặt bào mịn và ngập lụt chính qua các giếng khối H1.1 ........................ 40 
Hình 3.26: Các mặt bào mịn và ngập lụt chính qua các giếng khối H1.2 ........................ 41 
Hình 3.27: Các mặt bào mịn và ngập lụt chính qua các giếng khối H2 ........................... 42 
Hình 3.28: So sánh các tầng chính (5.2U và 5.2L) minh giải bởi Hoàng Long và mặt
minh giải thời địa tầng........................................................................................................... 43 

Hình 3.29: Bản đồ đẳng dày tầng 5.2U ................................................................................ 45 
Hình 3.30: Minh giải tướng trầm tích dọc theo giếng khoan thuộc khối H1.1................. 46 
Hình 3.31: Minh giải tướng trầm tích dọc theo giếng khoan thuộc khối H1.2................. 47 
Hình 3.32: Minh giải tướng trầm tích dọc theo giếng khoan thuộc khối H2.................... 48 
Hình 3.33: Phân bố của trầm tích bãi bồi (a), trầm tích vỡ đê (b) và trầm tích cát lịng
sơng (c) .................................................................................................................................... 50 
Hình 3.34: Phân bố của trầm tích bùn lịng hồ (a), doi cát cửa sơng (b) và trầm tích đổ
trọng lực (c) ............................................................................................................................ 51 
Hình 3.35: Phân tích hướng đổ trầm tích bằng tài liệu FMI (nguồn Hồng Long JOC)52 
Hình 3.36: Phác họa mơi trường trầm tích có thể hiện diện tại tầng 5.2U ....................... 52 
Hình 3.37: Workflow xây dựng mơ hình địa chất (Schlumberger petrel manual)............ 53 
Hình 3.38: Mơ hình đứt gãy .................................................................................................. 54 
Hình 3.39: Mơ hình mạng ..................................................................................................... 55 
Hình 3.40: Mơ hình mạng và mơ hình hóa đứt gãy ............................................................ 55 
Hình 3.41: Mơ hình hóa địa tầng và chia zone .................................................................... 57 
Hình 3.42: Các bước chính xây dựng mơ hình tướng (Schlumberger petrel manual)...... 61 
Hình 3.43: Mơ hình mơi trường trầm tích chính của khu vực nghiên cứu ...................... 61 
Hình 3.44: Phân loại hình thái tướng cát mơi trường sơng và hình thái sơng được chọn
cho khu vực TGT ................................................................................................................... 62 
Hình 3.45: Mối quan hệ giữa thơng số hình học bề rộng và bề dày của sơng (Reynolds,
AAPG 211)............................................................................................................................... 62 
Hình 3.46: Mối quan hệ giữa bề rộng và khoảng cách 2 điểm uốn (wavelength) của sông
(Reynolds, AAPG 211) ............................................................................................................ 63 
Hình 3.47: Mơ hình tướng trầm tích .................................................................................... 63 
Hình 3.48: Mơ hình chất lượng đá chứa .............................................................................. 64 
Hình 3.49: Mơ hình độ rỗng .................................................................................................. 64 
Hình 3.50: Mơ hình độ thấm ................................................................................................. 65 
Hình 3.51: Mơ hình độ bão hòa nước ................................................................................... 65 

v



Bảng biểu
Bảng 3.1: Kết quả thử vỉa DST (Tê Giác Trắng RAR 2014) ............................................... 27 
Bảng 3.2: Kết quả phục vụ phân cấp trữ lượng khối H1.1(Tê Giác Trắng RAR 2014) ... 27 
Bảng 3.3: Kết quả phục vụ phân cấp trữ lượng khối H1.2 (Tê Giác Trắng RAR 2014) .. 28 
Bảng 3.4: Kết quả phục vụ phân cấp trữ lượng khối H2 (Tê Giác Trắng RAR 2014) ..... 28 
Bảng 3.5: Thống kê bề dày mỗi tướng trầm tích trên từng giếng theo m và % trong tầng
5.2U.......................................................................................................................................... 49 
Bảng 3.6: Các top maker của các vỉa chứa và lớp chắn ..................................................... 56 
Bảng 3.7: Thơng số mơ hình cấu trúc .................................................................................. 57 
Bảng 3.8: Phân loại đá chứa.................................................................................................. 64 
Bảng 3.9: Trữ lượng dầu tại chỗ vỉa 6, vỉa 7, vỉa 8 khối H1.1............................................ 66 
Bảng 3.10: Trữ lượng dầu tại chỗ vỉa 6, vỉa 7, vỉa 8 khối H1.2.......................................... 66 
Bảng 3.11: Trữ lượng dầu tại chỗ khối H1.1 và H1.2 HLHV tính theo phương pháp
pixel base (5.2U_052 tương đương vỉa 6, 5.2U_055 tương đương vỉa 7, 5,2U_060 tương
đương vỉa 8) (Tê Giác Trắng RAR 2014): ............................................................................. 66

iv


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ khơng thể khơng nhắc đến những
đóng góp to lớn và quan trọng của ngành cơng nghiệp dầu khí. Ngành dầu khí Việt Nam từ
khi bắt đầu khai thác những tấn dầu đầu tiên đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn và là chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Ngành cơng nghiệp này đã và đang đóng góp cho ngân sách nhà nước một nguồn ngoại tệ
lớn, giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế nước nhà.
Hiện nay, bên cạnh đối tượng khai thác chính là đá móng thì đối tượng trầm tích ngày

càng đóng vai trị quan trọng và thậm chí có thể vượt lên trên cả đá móng, trở thành đối tượng
khai thác chính khi sản lượng dầu khí trong đá móng ngày càng suy giảm. Hiện nay việc đánh
giá chính xác trữ lượng dầu khí tại chỗ đang được thực hiện gấp rút để có thể quy hoạch phát
triển khai thác một cách hiệu quả, bền vững nâng cao hiệu quả khai thác là vô cùng cấp thiết.
Trước thực thế đó đề tài: “Ứng dụng mơ hình cấu trúc tầng Mioxen mỏ Tê Giác Trắng bồn
trũng Cửu Long phục vụ đánh giá trữ lượng dầu khí tại chỗ” được học viên chon làm luận
văn tốt nghiệp bậc thạc sỹ chuyên ngành Kỹ thuật Dầu khí.
Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất mỏ Tê Giác Trắng cũng như đóng góp vào sự
hồn thiện phương pháp luận nghiên cứu và mơ hình hóa mỏ trầm tích lục ngun. Trọng tâm
của nghiên cứu là xây dựng và lựa chọn mơ hình có độ tin cậy cao để phục vụ cho việc đánh
giá trữ lượng mỏ Tê Giác Trắng một cách tin cậy nhất.
Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cho nhà quản lý dữ liệu về trữ lượng và mơ hình mỏ Tê Giác Trắng đảm bảo độ
tin cậy. Luận văn giúp cho sự hoạch định chiến lược phát triển mỏ trong tương lai một cách
đúng đắn và kinh tế hơn. Cung cấp cơ sở cho sự lựa chọn các phương pháp thu hồi tăng
cường sau này.
Tổng quan các nghiên cứu:




Jeremie Bruyelle, Terra 3E, với cơng trình “An Accurate Volumetric Calculation Method
for Estimating Original Hydrocarbons in Place for Oil and Gas Shales including
Adsorbed Gas using High-Resolution Geological Model” (2014): Đã ứng dụng phương
pháp sử dụng mơ hình Địa chất 3 chiều phân giải cao mơ phỏng sự cân bằng giữa trọng
lực, áp suất mao dẫn và khí dư. Với mỗi tướng thạch học, mơ hình mô phỏng được sự
phân bố 3 chiều độ rỗng, độ thấm và áp suất mao dẫn hiện diện trong từng tướng. Kết
quả tính tốn trữ lượng thể hiện độ tin cậy cao đặc biệt là ở mỏ có độ bất đồng nhất lớn.
D.J.Hammerlindl, với cơng trình “Predicting Gas Reserves in Abnormally Pressured

Reservoirs”.SPE-3479-MS (1971): Đã sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu để có thể dự
báo trữ lượng khí chính xác hơn khi sử dụng đường P/Z plot tại thời điểm ban đầu khai
thác. Phương pháp đầu tiên sử dụng tỷ số giữa độ nén ép trung bình hiệu dụng của tồn
mỏ và độ nén ép trung bình hiệu dụng của khí, phương pháp thứ 2 bổ sung đại lượng độ
nén ép vào vế độ giản nở trong phương trình cân bằng vật chất.
vii










P.Dromgoole and R, Speers, với cơng trình “Geoscore; a method for quantifying
uncertainty in field reserve estimates”(1997): Đã nghiên cứu và phát triển công cụ mang
tên Geoscore, Geoscore là một chuỗi các quy trình cho phép nhận diện và đo lường sự
bất định trong việc đánh giá trữ lượng trước khi quyết định cho việc phát triển. Khi kết
quả Geoscore càng cao thì mỏ càng phức tạp và nhiều yếu tố bất định và rủi ro hơn.
R.M.Larsen, H.Brekkle, với đề tài “Structural and Tectonic Modelling and its
Application to Petroleum Geology” (1992): Nghiên cưu sự ứng dụng mơ hình cấu trúc và
kiến tạo vào việc giải quyết các vấn đề về địa chất dầu khí. Nghiên cứu chú trọng vào
vùng thềm lục địa biển Bắc và những khu vực lân cận. Những vấn đề nghiên cứu tiếp cận
bao gồm nhiều khía cạnh và mức độ từ sự phát triển của bề trầm tích, đến hệ thống khe
nứt đứt gãy và sự sinh dầu khí.
Bin Jia,với đề tài “Linking Geostatistics with Basin and Petroleum System Modeling:
Assessment of Spatial Unsertainties” (2010): Nghiên cứu ứng dụng địa thống kê đa điểm
vào giải quyết sự bất định trong việc xây dựng mơ hình cấu trúc (sự bất định trong quá

trình chuyển đổi time-depth) và trong việc xây dựng tướng địa chất (sự phân bố tướng,
thạch học). Kết quả của nghiên cứu giúp bổ sung vào hệ phương pháp tính tốn sự bất
định bên cạnh tính tốn sự bất định bằng phương pháp Monte Carlo thông thường.
Laurent Maerten, với đề tài “Geomechanics to Solve Structure Related Issues in
Petroleum eservoirs”: Nghiên cứu ứng dụng Geomechanic sáng tạo 2 phần mềm Poly 3D
và Dynel2D/3D để giải quyết các vấn đề trong việc xây dựng và ứng dụng mơ hình cấu
trúc như: Sự tái hoạt động của hệ thống khe nứt đứt gãy, ổng định thành giếng, tái hiện
lại sự phát triển của cấu trúc mỏ và đánh giá lại tài liệu cấu trúc mỏ đã được minh giải.
Mục tiêu của luận văn

Đánh giá đặc trưng điều kiện địa chất: Kiến tạo, đặc điểm thạch học – trầm tích, tướng đá
và mơi trường lắng đọng trầm tích của tập Mioxen.
Xây dựng mơ hình thân cát chứa dầu dựa trên các thơng số vỉa: Độ rỗng, độ thấm, độ bão
hịa, tỷ lệ cát sét.
Đánh giá trữ lượng mỏ.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục tiêu nêu trên cần giải quyết các nhiệm vụ sau:
1. Làm sáng tỏ đặc điểm địa chất và tiến hóa kiến tạo của các đới kiến tạo khu vực.
2. Phân tích mẫu và minh giải Địa vật lý giếng khoan,giải đốn tướng và mơi trường trầm
tích,xác định các thông số vỉa và tài liệu địa chấn.
3. Xây dựng mơ hình tham số
4. Đánh giá trữ lượng dầu tại chỗ ban đầu
Đối tượng và giới hạn vùng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tầng Mioxen hạ, mỏ Tê Giác Trắng, lô 16.1, bồn trũng Cửu Long.
Cơ sở tài liệu của luận văn
Luận văn thực hiện trên cơ sở các tài liệu được phép công bố và thu thập tại Cơng ty
Thăm dị và Khai thác dầu khí (PVEP):
 Các báo cáo địa chất khu vực.
 Dữ liệu các giếng khoan trong mỏ Tê Giác Trắng và các báo cáo đánh giá liên quan.
viii






Tài liệu ảnh điện, đặc điểm địa chất và giếng khoan của các lô kế cận.
Các báo cáo khoa học liên quan đã được cơng bố trên các tạp chí, các hội nghị trong
nước và quốc tế.

ix


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT MỎ TÊ GIÁC TRẮNG
1. Địa chất khu vực lô 16.1
Bể Cửu Long được thành tạo trước kỉ ĐệTam, bể nằm ở phía Đơng Nam của Việt Nam,
kéo dài từ 9◦B đến 11◦B, với diện tích xấp xỉ 50.000 km2.
Lô 16.1 nằm ở hướng Đông Bắc của bể Cửu Long. Tại góc Tây Bắc của lơ 16.1 cách phía
Nam Vũng Tàu gần 70km, có diện tích khoảng gần 1974 km2 với giá trị độ sâu nước biển
khoảng từ 20 đến 50m (hình 1.1).

Hình 1.1: Vị trí địa lý mỏ TGT (Tê Giác Trắng RAR 2014)
2. Lịch sử thăm dị và đánh giá
Hồng Long JOC được thành lập với vai trị điều hành lơ 16-1, bồn trũng Cửu Long ngồi
khơi miền Nam Việt Nam. Cổ đơng thành lập Hoàng Long JOC với cổ phần tương ứng bao
gồm:
 Tổng cơng ty thăm dị và khai thác dầu khí (PVEP): 41%
 SOCO Việt Nam (SOCO): 28.5%
 PTT Exploration and Production (PTTEP): 28.5%
 OPECO Vietnam Ltd: 2.0%
1



Hợp đồng dầu khí được kí kết vào ngày 8/11/1999 và có hiệu lực vào ngày 8/12/1999.
Giai đoạn tìm kiếm thăm dò bắt đầu từ ngày 8/12/1999 đến 7/12/2007.
Trong pha 3 của giai đoạn tìm kiếm thăm dị, giếng TGT-1X được khoan đầu tiên vào lô
16.1 với kết quả thử vỉa DST ở phần Mioxen dưới Intra Bạch Hổ 5.2 (2701-2760m) là 8376.7
thùng một ngày và 4.11 MMSCFPD tại choke size 80/64’’ với tỷ trọng dầu là 37.7 API.
Tiếp nối thành cơng của giếng TGT-1X trong giai đoạn thăm dị, vào tháng 8 năm 2005 là
6 giếng thẩm lượng: TGT-2X, TGT-3X, TGT-4X, TGT-5X, TGT-6X, TGT-7X khoan vào
các khối (H1, H2, H4, H3, H3N) trong chiến dịch khoan thứ nhất tại giàn H1-WHP và chiến
dịch khoan thứ 2 tại giàn H4-WHP đều cho kết quả tốt. Dựa trên kết quả của các giếng khoan
(well log corrected tops, formation pressures/ excess pressure) mơ hình tầng ILBH 5.2, C
được cập nhật cho các khối H1, H2, H4, H3, H3N (hình 1.2).
Trong chiến dịch khoan thứ 3 được thực hiện từ tháng 7 năm 2012 với 4 giếng được khoan
tại giàn H1-WHP. Trong đó có 2 giếng đan dày được khoan vào khối H1.1 (TGT-H1-15P &
TGT-H1-16P), 1 giếng khai thác vào khối H2 (TGT-H1-17P nhưng bị treo lại do kẹt cần vào
ngày 15/08/2012) và 1 giếng thẩm lượng vào khối H2N (giếng TGT-8X).
Chiến dịch khoan năm 2013 được thực hiện với 4 giếng (TGT-9X, TGT-10X, TGT-11X
và TGT-H1-19I).
Chiến dịch khoan năm 2014 với các giếng chắc chắn bao gồm: TGT-H4-20P, TGT-H421P, TGT-H4-26P, TGT-H5-22P, TGT-H5-23P, TGT-H5-24P, TGT-H5-25P, TGT-12X).

2


Hình 1.2: Vị trí các khối trong mỏ TGT (Tê Giác Trắng RAR 2014)
3. Địa tầng
3.1 Đá móng – Đệ Tam
Các Gk trong phạm vi mỏ TGT (TGT-2X, 2X, 3X, 4X, 5X) đều chưa chạm đến lớp
đá móng.
3



Nhìn chung thành phần trầm tích trong hệ tầng khu vực TGT phù hợp và nằm trong khung
hệ tầng chung của bồn trũng Cửu Long với tầng sét khu vực Rotalia BI.1 bao phủ rộng khắp
tạo cơ sở chắn tốt cho các tích tụ dầu khí bên dưới.
3.2 Hệ tầng Lower Trà Tân (tầng E/F – Oligoxen sớm)
Hệ tầng Trà Tân không bắt gặp tại TGT
3.3 Hệ tầng Trà Tân giữa (tầng D – Oligoxen muộn)
Hệ tầng Trà Tân giữa được mô tả bởi đặc điểm lớp đá phiến sét, sét kết màu nâu đen, nâu
tối, có chứa vơi, rất giàu nguồn vật chất hữu cơ. Trong đó có xen lẫn với các lớp cát kết và
bột kết mỏng có thể chia ra thành ba phần.
a) Upper D – Oligoxen muộn
Upper D gồm các lớp cát dày xen lẫn với các lớp đá phiến sét, sét kết màu nâu đen, nâu
tối, có chứa vơi và giàu nguồn hữu cơ.Mơi trường trầm tích đầm hồ nước mặn và đầm hồ
nước lợ.
Cát kết: màu xám đến xám hồng, độ hạt từ mịn đến trung bình, độ cứng từ trung bình đến
tốt. Thành phần thạch học bao gồm các khoáng vật thạch anh nhỏ, nền xi măng bao gồm
kaolinit màu xám, dolomit và cát. Mảnh đá màu xanh xám, nâu đỏ góc cạnh, hầu hết tái trầm
tích gần nguồn rất thơ, mài trịn và chọn lọc kém.Ngồi ra có sự góp mặt của các khoáng vật
khác như chlorit màu xám xanh, biotit, pyrit.
Bột kết: màu nâu vàng, xám nâu, độ cứng từ trung bình đến tốt, xi măng gắn kết tốt bao
gồm dolomit, thành phần xi măng giàu silicat, mica, biotit màu đen, chlorite màu xanh, đốm
pyrite và kết tinh pyrite.
Sét kết/đá phiến sét: màu nâu - nâu đen giàu nguồn hữu cơ, độ cứng trung bình.
b) D2 – Oligoxen muộn
Phần D2 được bắt gặp chỉ tại GK TGT-1X lô 16.1. Thành phần thạch học gồm có
đá phiến sét/sét màu nâu tối, nâu đen, giàu nguồn hữu cơ xen lẫn các lớp bột kết mỏng (phần
trên), cát kết xen kẽ với đá phiến sét/sét màu nâu tối nâu đen có nguồn hữu cơ và lớp
bột kết mỏng (phần giữa), sét kết /đá phiến sét xen kẽ với lớp cát kết mỏng và bột
kết mỏng (phần dưới). Mơi trường trầm tích đầm hồ nước mặn.

Cát kết: màu xám sáng, xám hồng nhạt, xám nâu sáng, cát kết dạng arkzo (arkozic), cát kết
có chứa sét, khoảng không giữa hạt được lấp nhét bởi bột kết, rắn chắc, độ cứng từ trung
bình đến tốt, nền xi măng có những thớ lớp chứa vơi mỏng, khống vật fenpat màu xám
sáng, có đốm mica, chlorite màu xanh, biotit đen, có kết tinh pyrite, có những thớ lớp chứa
cancit và dolomit.
Bột kết: màu vàng nâu nhạt, xám nâu, độ cứng từ trung bình đến rắn chắc, xi măng
có chứa sét, dolomit, giàu silic, dạng hạt, có chứa đốm mica, khống vật biotit đen, chlorite
xanh, khống vật pyrite và có kết tinh pyrite.
Đá phiến sét/sét kết: màu nâu tối, nâu đen, rất giàu nguồn hữu cơ, độ cứng từ
cứng đến rất cứng, có tính chất rắn lại, dạng tấm, có khả năng kéo dài, tăng khả năng tách
ra theo chiều sâu, có những thớ lớp chứa vơi mỏng, có đốm trắng nhạt-vàng cam, thớ
lớp mỏng chứa cancit.

4


c) D1 – Oligoxen muộn
Phần D1 cũng được bắt gặp chỉ giếng khoan TGT-1X. Thành phần thạch học gồm có đá
phiến sét/sét màu nâu tối, nâu đen, với lớp bột kết mỏng và cát kết xám sáng, xám nhạt, xám
nâu sáng (phần trên), cát kết xen kẽ với đá phiến sét, sét kết màu nâu tối, giàu nguồn hữu cơ
và lớp bột kết mỏng (phần giữa), đá phiến sét, sét kết màu nâu tối, nâu đen xen kẽ với cát kết
mỏng và bột kết (phần dưới). Mơi trường tích tụ đầm hồ nước lợ và phù sa bồi tích lịng sông.
Cát kết: Màu xám sáng, xám hồng nhạt, xám nâu sáng, một vài nơi có cát kết arkozic, độ
cứng trung bình, khơng gắn kết, hạt thơ, có chứa sét màu trắng nhạt, sét kaolinit màu trắng,
xám nhạt, có chứa vơi và dolomit ở một vài nơi, có các đốm mica, biotit đen, muscovite xám
nhạt, chlorite màu xanh, kết tinh pyrite, có những thớ lớp chứa cancit và dolomit mỏng.
Đá phiến sét/sét kết: Nâu tối, nâu đen, đen xám, giàu nguồn hữu cơ, dạng khối, có khả
năng kéo dài, có thể tách được, có những thớ lớp chứa vơi, có đốm trắng nhạt .
Bột kết: Nâu vàng nhạt, xám nâu, thỉnh thoảng màu đen nâu tối, đen xám, có xi măng, một
số phần có chứa vơi, dolomit, kết hợp với các thớ lớp chứa cát mỏng, có đốm mica, khống

vật biotit, khống vật chlorite xanh, có đốm kết tinh pyrite khống vật pyrite.
3.4 Hệ tầng Trà Tân trên (tầng C – Oligoxen muộn)
Nóc tập C hệ tầng Trà Tân trên là bề mặt bất chỉnh hợp Oligoxen được thấy rõ trong khu
vực mỏ TGT đối với hầu hết các GK (TGT-1X, 2X, 3X, 5X). Được mô tả là các lớp cát kết
xen lẫn các lớp sét bột kết màu xám xanh đến xám nâu, giàu vật chất hữu cơ. Môi trường
trầm tích đầm hồ ven biển.
Cát kết: màu xám sáng, thỉnh thoảng màu xám nâu sáng, vàng nhạt, độ cứng trung bình
đến tốt, có chứa các thành phần xi măng như: can xít, dolomit tăng dần theo chiều sâu. Độ
hạt từ rất mịn đến trung bình, rất hiếm khi có thành phần hạt thơ, á trịn đến trịn, độ cầu
từ trung bình đến tốt, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt. Có chứa các thành phần khống như
thạch anh, chlorit, mica (mảnh biotit nhỏ) và đốm kết tinh pyrit.
Sét kết: Màu xám, xám xanh hàm lượng vật chất hữu cơ tăng dần theo chiều sâu, độ cứng
trung bình, dạng khối, dạng tấm có nhiều thớ lớp nâu đỏ mỏng, thỉnh thoảng có những thớ
lớp chứa vơi mỏng.
Bột kết: màu xám xanh đến xám nâu, độ cứng trung bình, có chứa mica, chlorit màu xanh
lá, đốm vết pyrite và kết tinh pyrit.
3.5 Hệ tầng Bạch Hổ BI (Mioxen sớm – BI)
Tại khu vực mỏTGT, có thể chia hệ tầng Bạch Hổ thành các phụ hệ tầng sau:
a) Phụ hệ Bạch Hổ trên – Mioxen sớm (tầng BI.2)
Nằm phần trên cùng của hệ tầng Bạch Hổ trên là các lớp sét xám – xám xanh rất dày,
được biết đến như tầng chắn khu vực của bồn trũng Cửu Long được gọi là tầng chắn sét Bạch
Hổ. Phần dưới cấu hệ tầng Bạch Hổ trên là các cát xen lẫn bột sét
Cát kết: Màu xám sáng đến hồng, độ hạt từ rất mịn đến mịn, độ mài trịn từ góc cạnh đến
trịn cạnh, độ cầu từ trung bình đến tốt, độ chọn lọc rất tốt, độ cứng từ trung bình đến rất
cứng, nền có chứa sét màu xanh nhạt: kaolinit, dolomit, calcadone, nhiều màu sắc khác nhau:
đỏ, cam, xanh, xám, đen.

5



Bột kết: màu xám xanh đến xám oliu, rất hiếm khi dạng xám sáng, độ cứng từ trung bình
đến tốt, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt, có chứa những mảnh cát kết rất mịn và rất ít các
kết hạch pyrit, mica, chlorit xanh.
Sét kết: Màu xám – xám xanh đến nâu đỏ, độ cứng từ trung bình đến tốt.
Đá vôi: Màu trắng, xanh sáng, độ cứng từ trung bình đến tốt.
b) Phụ hệ Bạch Hổ dưới – Mioxen sớm (BI.1)
Đỉnh của phụ hệ tầng này bao gồm các lớp sét nâu đỏ rất dày, phần dưới có thể chia ra
03 phân vị nhỏ bao gồm: Upper Bạch Hổ dưới, Bạch Hổ5.1 và Bạch Hổ5.2
Bạch Hổ 5.2-Mioxen sớm (Intra Lower Bach Ho)
Bao gồm các lớp cát kết xen lẫn các lớp bột, sét kết màu xám, mơi trường trầm
tích đầm hồ ven biển.
Cát kết: màu xám xanh đến xám sáng, độ hạt từ rất mịn đến trung bình, ít gặp hơn là cát
kết hạt thơ, á góc cạnh đến tròn cạnh, á cầu đến cầu, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt, gắn
kết trung bình. Các hạt thạch anh sáng tới á trong mờ thỉnh thoảng có hạt màu trắng sữa,
phổ biến khoáng vật 2 mica, pyrit và chlorit. Mẫu vụn hầu hết ở dạng gắn kết yếu tuy nhiên
thỉnh thoảng bắt gặp cát kết rất mịn với vật chất lấp đầy là xi măng kaolinit với nhiều màu sắc
khác nhau: Xanh xám, đen.
Bột kết: Màu xám sáng tới xám nâu, độ cứng trung bình, vơ định hình hoặc dạng khối,
nhiều kaolinit, đốm khoáng vật mica và pyrit.
Sét kết: Màu xám xanh nhạt đến nâu đỏ, độ cứng từ trung bình đến tốt, vơ định hình hoặc
dạng khối, thỉnh thoảng có bột và chứa vật chất hữu cơ gần đáy tập.
Bạch Hổ5.1-Mioxen sớm (Intra Lower Bach Ho)
Bao gồm các lớp sét rất dày màu xám xen lẫn các lớp cát, bột kết mỏng. Mơi trường trầm
tích đầm hồ nước ngọt, nước lợ và điều kiện đầm hồ nước ngọt gần biển.
Cát kết: Màu xám xanh đến xám sáng, độ hạt rất mịn đến trung bình á trịn cạnh đến trịn,
á cầu, độ chọn lọc từ trung bình đến tốt, gắn kết yếu. Mẫu vụn hầu hết dạng rời rạc nhưng
thỉnh thoảng có cát kết hạt mịn thì có vẻ như gắn kết yếu với vật chất lấp đầy xi măng
kaolinit màu xám sáng. Thành phần khoáng bao gồm thạch anh, chlorite, mica, có kết tinh
pyrit.
Bột kết: Xám xanh đến xám sáng độ cứng trung bình thỉnh thoảng có chứa các

mảnh cát kết rất mịn.
Sét kết: Màu xám xanh sáng đến nâu đỏ, độ cứng trung bình đến tốt, dạng khối.
Upper Bạch Hổ dưới - Mioxen sớm
Phần trên là các thành tạo sét kết màu nâu đỏ rất dày xen lẫn các lớp bột kết mỏng màu
xám nâu. Phần dưới xen lẫn bởi các lớp mỏng bột kết và cát kết. Mơi trường tích tụ trầm tích:
Bồi tích lịng sông và đầm lầy ven biển.
Cát kết: màu xám xanh đến xám sáng, độ hạt từ mịn đến thô á trịn cạnh đến trịn cạnh, á
cầu có độ chọn lọc tốt, khá cứng, gắn kết yếu. Thỉnh thoảng có cát kết gắn kết tốt bằng xi
măng sét hoặc xi măng dolomit.
Bột kết: Màu xám sáng đến xám nâu tối, rắn chắc, có chứa mica, chlorite và các kết tinh
pyrite.
Sét kết: Màu nâu đỏ là chủ yếu, hiếm hơn là sét xám xanh.

6


3.6 Hệ tầng Côn Sơn (Mioxen giữa BII)
Hệ tầng Côn Sơn gồm có lớp cát kết dày xen kẽ với lớp sét kết màu đỏ, xám, xanh, xám
xanh với than và đá vôi.Lớp sét kết màu đỏ chiếm chủ yếu ở phần trên và giảm dần theo
chiều sâu, phần sét kết xám xanh thì tăng lên theo chiều sâu. Mơi trường trầm tích: bồi tích
lịng sơng, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hoạt động của thủy triều.
Cát kết: Loang lổ màu xám xanh đến nâu đỏ, độ hạt từ rất mịn đến thơ, dạng á góc cạnh
đến trịn cạnh, hình dạng á cầu đến cầu, chọn lọc trung bình đến tốt. Thành phần khống
có sự xuất hiện của thạch anh, calxedoan, glauconit màu xám xanh, mica, có kết tinh
pyrit.
Sét kết (đỏ): Màu xám đến xám xanh, nâu đỏ, độ cứng trung bình đến cứng dạng tấm,
trơn nhẵn.
Bột kết: màu xám, xám xanh nhạt đến nâu đỏ, độ cứng trung bình dễvỡ có chứa kèm
những mảnh đá cát kết rất mịn màu xám.
Đá vơi dolomit: có màu hồng, trắng, độ cứng cao dạng khối có kiến trúc dạng kết tinh, ẩn

tinh.
Than: màu đen, ánh thủy tinh mờ, độ cứng từ trung bình đến cứng, giịn kèm theo có
những vết nứt hình vỏ ốc.
3.7 Hệ tầng Đồng Nai (Mioxen muộn – BIII)
Hệ tầng Đồng Nai được đặc trưng bởi lớp cát kết dày xen kẽ với lớp sét kết màu xám đỏ,
than đá và đá vơi. Trong hệ tầng này có các tích tụ bồi tích lịng sơng và chịu ảnh hưởng
một cách mạnh mẽ bởi hoạt động của thủy triều.
Cát kết: màu xám xanh đến xám nhạt, xám độ hạt từ mịn đến thơ, độ chọn lọc từ kém đến
trung bình, độ mài trịn từ trung bình đến tốt, gắn kết yếu kèm theo những mảnh đá đa dạng
về màu sắc. Cát trong mẫu vụn thường rời rạc đơi chỗ có cát kết gắn kết bằng xi măng
sét, xi măng đolomit, độ rỗng kém.
Sét kết: với nhiều màu sắc như hồng, đỏ nhạt, đỏ xám, đỏ nâu, cam vàng nhạt, nâu đỏ
nhạt, nâu sáng, đỏ tươi, dạng khối, nhẵn, rắn chắc.
Bột kết: xám sáng, xám xanh sáng, nâu đỏ, đỏ nhạt, đỏ xám, xám nâu, cam đỏ, mềm, độ
cứng trung bình, dạng khối, gắn kết trung bình, có chứa vơi.
Đá vơi: trắng, xám nhạt, nâu nhạt, có dạng đá phấn, đá vôi xen lẫn với những lớp dolomit
mỏng.
Than: màu nâu đen, đen, hơi cứng có dạng khối hoặc á phân phiến và có vết pyrit.
3.8 Hệ tầng Biển Đơng (A-Plioxen)
Hệ tầng Biển Đông bao gồm những lớp cát, cát kết bở rời xen lẫn các lớp sét xám mỏng và
những mảnh đá vơi, gần đáy tập có những lớp than nâu mỏng, mơi trường trầm tích biển
nơng.
Cát - cát kết: màu xám xanh - xám nhạt, độ hạt từ mịn đến thơ, á góc cạnh đến trịn cạnh,
độ chọn lọc và mài trịn kém đến trung bình, gắn kết yếu, chứa vơi, ít xi măng hóa và chứa
nhiều mảnh vụn với màu sắc đa dạng đỏ, cam, xanh, xám. Thành phần khoáng vật bao gồm:
Thạch anh màu trắng sữa, glauconit màu xanh, mica dạng phiến vẩy, chlorit màu xanh mờ,
một ít quặng magnetit màu đen, pyrit. Ngồi ra cịn có các cổ sinh vật như; foraminifera,
bivalves, những mảnh san hô bị vỡ.
7



Sét kết: có màu xám nhạt - xám xanh oliu, mềm dẻo, vơ định hình và có khả năng hịa tan
cao.
Đá vơi: màu nâu nhạt, nhẵn bóng, dễ vỡ vụn thường có cát và glauconit
Hóa thạch đặc trưng chủyếu là hóa đá foram thuộc nhóm Operculina và Nanoplakton.

Hình 1.3: Cột địa tầng mỏ TGT (Tê Giác Trắng RAR 2014)

8


4. Cấu trúc mỏ TGT
Cấu trúc mỏ TGT được chi phối bởi các đứt gãy phương ĐĐB – TTN có dạng đứt gãy
thuận, listric hướng NTN và đứt gãy nghịch hướng BĐB. Hệ thống đứt gãy tạo cho mỏ TGT
dạng địa hình phần lớn sụt lún bậc thang về phía Nam với bề dày trầm tích lớn ở cánh sụt và
mỏng hơn ở cánh nâng thể hiện đứt gãy đồng trầm tích từ thời Mioxen giữa đến Mioxen
muộn. Hầu hết các đứt gãy ngưng hoạt động từ Mioxen dưới tuy nhiên một vài đứt gãy vẫn
tiếp tục hoạt động đến Bạch Hổ shale trong Mioxen giữa. Một vài đứt gãy ảnh hưởng đến
tầng đá móng trong khi đa số đứt gãy chỉ ảnh hưởng đến tầng D (hình 1.4-1.8).
Các cấu trúc bẫy chứa nhơ cao 4 chiều được hình thành do sự kế thừa địa hình nhơ cao của
đá móng đối với sự tích tụ của các lớp trầm tích phía trên. Các cấu trúc khép kín 3 chiều được
hình thành do sự kết hợp giữa các cấu trúc khép kín 4 chiều kề áp với một đứt gãy có khả
năng chắn.

Hình 1.4: Mặt cắt địa chấn phương Đơng Bắc- Tây Nam cắt qua mỏ TGT

9


Hình 1.5: Bản đồ cấu trúc nóc tầng 5.2U (Tê Giác Trắng RAR 2014)


10


Hình 1.6: Bản đồ cấu trúc nóc tầng 5.2L (Tê Giác Trắng RAR 2014)

11


×