Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY DỆT 8-3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.88 KB, 16 trang )

CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY
DỆT 8/3
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài
chính, tổ chức thực hiện những quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp , đó là tối đa hoá lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh
nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong hoạt động kinh doanh, có nhiều vấn đề tài chính nảy sinh đòi hỏi các
nhà quản trị tài chính phải đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn và tổ
chức thực hiện các quyết định ấy một cách kịp thời và khoa học, có như vậy Công
ty mới đứng vững và phát triển. Các quyết định tài chính có nhiều loại, có những
quyết định thuộc về chiến lược phát triển tài chính Công ty. Chẳng hạn các quyết
định đầu tư dài hạn để đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất của Công ty; các quyết
định mở rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh; các quyết định tham gia
liên doanh liên kết hoặc huy động vốn…Các quyết định chiến lược trong hoạt động
tài chính thường có ảnh hưởng rất lớn, lâu dài đến sự phát triển và khả năng cạnh
tranh của Công ty trong tương lai.
Để các quyết định tài chính có tính khả thi và hiệu quả cao đòi hỏi nó phải
được lựa chọn trên cơ sở phân tích, đánh giá cân nhắc kỹ về mặt tài chính.
I. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH, VỐN LƯU ĐỘNG
1. Vốn cố định
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt
các tài sản cố định của Công ty đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền. Số vốn đầu
tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt các tài sản cố định hữu hình hay vô
hình được gọi là vốn cố định của Công ty. Đó là số vốn đầu tư ứng
trước vì số vốn này nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, Công ty sẽ
thu hồi lại được sau khi tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá hay dịch vụ của mình.
Là số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng các tài sản cố định nên
quy mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô củaTSCĐ, ảnh hưởng
rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh
của Công ty. Sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh
được thể hiện như sau:


- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần trong chu kỳ sản xuất.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển
và cấu thành chi phí sản xuất sản phẩm( dưới hình thức chi phí khấu hao) tương
ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ.
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Sau mỗi chu kỳ sản xuất phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dần
dần tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần giảm xuống cho đến
khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản
phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.
Vốn cố định của Công ty là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà
đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và
hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng.
Trong vòng hơn 10 năm qua, kể từ khi Công ty Dệt 8/3 được giao quyền chủ
động sản xuất kinh doanh, Công ty đã đầu tư đổi mới tài sản cố định của mình.
Công ty đã thực hiện đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa quy mô sản
xuất và khả năng cạnh tranh của toàn Công ty trên thị trường.

BIỂU 18: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CƠ CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
CỦA CÔNG TY DỆT 8/3
Đơn vị: trđ

Năm TSCĐ Nhà xưởng Thiết bị
Trị giá % Trị giá %
1997 90.806 28.436 31,4 62.370 68,6
1998 112.324 30.362 27 81.962 73
1999 128.374 30.766 24 97.608 76
2000 140.291 30.041 20,4 110.250 79,6
2001 152.886 31.953 20,9 120.933 79,1
Qua biểu trên ta thấy giá trị máy móc thiết bị của Công ty chiếm một tỷ lệ rất

lớn, khoảng gần 80% tổng tài sản cố định. Đây là điều kiện tốt vì Công ty có thể
khai thác tài sản cố định có hiệu quả hơn. Để trang bị hiện đại hoá dây chuyền sản
xuất, Công ty đã nhập thêm nhiều máy mới của Thuỵ Sĩ, Nhật Bản ... mà đặc biệt
là trong 2/2001, Công ty đã khánh thành xí nghiệp may với gần 500 máy móc thiết
bị các loại. Đó là một phần trong chương trình mục tiêu của Tổng Công ty Dệt may
Việt Nam nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Trong thời gian tới, Công
ty còn tiếp tục nhập thêm một số thiết bị khác phục vụ cho sản xuất đáp ứng nhu
cầu thị trường ngày càng mở rộng của Công ty.
2. Vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động các Công ty còn
cần có các đối tượng lao động. Khác với các tư liệu lao động, các đối tượng lao
động (như nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm…) chỉ tham gia vào một chu kỳ
sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được dịch
chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi là
các TSLĐ, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của Công ty. Trong các
Công ty người ta thường chia TSLĐ thành hai loại : TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu
thông. TSLĐ sản xuất bao gồm các loại nguyên nhiên vật liệu; phụ tùng thay thế,
bán thành phẩm, sản phẩm dở dang…đang trong quá trình dự trữ sản xuất hoặc sản
xuất, chế biến. Còn TSLĐ lưu thông bao gồm các sản phẩm thành phẩm chờ tiêu
thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản chi phí chờ
kết chuyển, chi phí trả trước…Trong quá trình sản xuất kinh doanh các TSLĐ sản
xuất và TSLĐ lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau, đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ, để hình thành các TSLĐ sản
xuất và TSLĐ lưu thông, các Công ty phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất
định. Vì vậy, cũng có thể nói vốn lưu động của Công ty là số vốn tiền tệ ứng trước
để đầu tư, mua sắm các TSLĐ của Công ty.
Đến cuối năm 2001 Công ty Dệt 8/3 đã có số vốn lên tới 321 tỷ đồng, trong
đó là vốn tự có, vốn nhà nước cấp một phần, còn lại phải đi vay ngân hàng. Thời

gian qua Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao sức mạnh tài chính
như: thanh lý các tài sản ứ đọng,các thiết bị cũ nát, thường xuyên kiểm xoát công
nợ, thực hiện đúng nguyên tắc tài chính.Tình hình tài chính mạnh là cơ sở để Công
ty thực hiện các chiến lược kinh doanh mới đầu tư vào các dự án khả thi nhằm tăng
doanh thu của Công ty.
BIỂU 19: CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY DỆT 8/3
Đơn vị : trđ
1997 1998 1999 2000 2001
VCĐ 110881 123756 125112 144868 153109
VLĐ 100830 110245 110452 150963 168581
Tổng vốn 211711 234001 235564 295831 321690

Tỷ lệ vốn cố định và vốn lưu động của Công ty trong những năm gần đây là
khá ổn định, khoảng gần 50 %. Do vậy Công ty có thể tiến hành ký kết các hợp
đồng và xây dựng các chiến lược kinh doanh dài hạn. Do nhu cầu mở rộng sản xuất
ngày càng cao nên đòi hỏi Công ty phải có biện pháp để sử dụng vốn hợp lý và
luôn bổ xung vốn để sản xuất kinh doanh. Công ty cũng nên huy động từ các
nguồn như : tín dụng ngân hàng Việt Nam, vốn vay trực tiếp nước ngoài, vốn tín
dụng nước ngoài ưu đãi... nhằm tăng khả năng sản xuất và cạnh tranh trên thị
trường.
II. NGUỒN TÀI TRỢ CÔNG TY
Nguồn tài trợ của Công ty chủ yếu là do tự Công ty tự sản xuất kinh doanh
có lãi trên cơ sở vốn của nhà nước cấp. Dựa trên khả năng trình độ của tập thể cán
bộ công nhân viên toàn Công ty đã không ngừng phấn đấu để trưởng thành đi lên
từ chính năng lực của bản thân. Bên cạnh nguồn vốn tự có của Công ty thì nguồn
vốn vay tín dụng dài hạn cũng là nguồn tài chính quan trọng của Công ty, chiếm
trên 50% tổng số nguồn vốn của toàn Công ty. Ngoài nguồn tài trợ dài hạn Công ty
còn huy động các nguồn tài trợ ngắn hạn. Công ty không huy động vốn bằng cách
phát hành cổ phiếu hay trái phiếu Công ty.
BIỂU 20: NGUỒN TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY

Đơn vị : Trđ
Nội dung Năm 2000 Năm 2001
Vốn vay dài hạn 71.127 108.377
Vốn vay ngắn hạn 81.180 70.213
III. DOANH THU, LỢI NHUẬN
1. Doanh thu
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra được sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ các Công ty phải dùng tiền để mua sắm nguyên nhiên vật liệu công cụ
dụng cụ…để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, tiến hành
tiêu thụ và thực hiện các dịch vụ bán hàng và thu tiền về, tạo nên doanh thu của
Công ty. Ngoài phần doanh thu do tiêu thụ những sản phẩm do Công ty sản xuất ra,
còn bao gồm những khoản doanh thu do các hoạt động khác mang lại. Từ góc độ
của Công ty xem xét, có thể thấy rằng doanh thu của Công ty là toàn bộ các khoản
tiền thu được từ các hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác mang lại.
Doanh thu của Công ty có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của
Công ty. Doanh thu là nguồn tài trợ chính quan trọng để đảm bảo trang trải các
khoản chi phí hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho Công ty có thể tái sản xuất giản
đơn cũng như tái sản xuất mở rộng; là nguồn để các Công ty có thể thực hiện các
nghĩa vụ với nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định.
2. Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của
Công ty. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của Công
ty, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật
tư, tài sản cố định…
Lợi nhuận của Công ty là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí
mà Công ty bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của Công ty đưa lại.
Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng, là nguồn hình
thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức. Một bộ

×