Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.56 KB, 37 trang )

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TƯ
VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I
2.1 Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Bộ máy của Công ty tư vấn xây dựng điện I được tổ chức theo mô hình trực tuyến
chức năng, tức là kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán của công ty và
phòng kế toán phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công tác tài chính kế toán
theo chế độ sản xuất và các khoản khác được phân phối. Công tác kế toán không chỉ được
thực hiện tài phòng kế toán của công ty mà công ty còn có kế toán ở các xí nghiệp. Bốn xí
nghiệp (đã nói ở trên) có tư cách pháp nhân không đầy đủ, hạch toán theo chế độ hạch toán
phụ thuộc có con dấu riêng, có phòng kế toán cũng được tổ chức giống như bộ máy kế toán
của công ty. Chức năng nhiệm vụ của các nhân viên kế toán ở xí nghiệp cũng tương tự như
chức năng nhiệm vụ của các nhân viên kế toán ở công ty. Ngoài ra, công ty còn có kế toán
ở phân xưởng (kế toán Đoàn, Đội). Toàn công ty có 16 đoàn, đội. Mỗi đoàn, đội có trách
nhiệm phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đó và báo cáo lên bộ phận kế
toán của công ty.
Hiện nay phòng kế toán của công ty gồm có 13 nhân viên, phân công chức năng
nhiệm vụ cụ thể như sau:
Trưởng phòng kế toán kiêm Kế toán trưởng: Tổ chức, xây dựng bộ máy kế toán từ
công ty xuống các đơn vị trực thuộc cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của
toàn công ty. Kế toán trưởng trực tiếp đều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế
toán, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính
của công ty, thay mặt nhà nước kiểm tra, việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của nhà
nước về lĩnh vực kế toán cũng như lĩnh vực tài chính.
Phó phòng kế toán kiêm kế toán phó: Điều hành và quản lý công tác kế toán khi kế
toán trưởng vắng mặt, lập kế hoạch tài chính hành năm báo cáo tổng công ty Điện lực Việt
Nam. Lập và giao kế hoạch tài chính hàng năm cho các xí nghiệp trực thuộc công ty, xem
xét kế hoạch tài chính hàng quý của các đơn vị khoán. Phó phòng cùng phòng kế hoạch và
phòng khoa học môi trường xem xét giá cả chất lượng máy móc thiết bị mua sắm, hay sửa
chữa lớn theo kế hoạch được duyệt, đăng kí nộp thuế giá trị gia tăng hàng quý và quyết
toán thuế hàng năm với các cục thuế địa phương, tham gia nghiệm thu và thanh toán với
bên A ở một số công trình.


Theo dõi chi tiết tài khoản: 161,461,333. Lập báo cáo quyết toán vốn nghiên cứu
khoa học hàng quý, năm trình Tổng công ty. Lập báo cáo chi tiết tài khoản 333 hàng quý.
Kế toán tổng hợp: Tổng hợp khối cơ quan và toàn công ty để báo cáo với tổng công
ty và nhà nước.
Quản lí toàn bộ bảng kê, chứng từ, sổ sách kế toán ổ khối cơ quan công ty, kiểm tra
tổng hợp toàn bộ báo cáo tài chính hàng quý, năm của 2 đơn vị Đoàn thiết kế I, và Phòng
địa vật lý, các xí nghiệp, và các đơn vị khác. Vào sổ chi tiết TK 421, 431, 711, 721, 811,
821, 911, chi tiết TK 1363, cùng kế toán thanh toán ngân hàng hoàn thiện dần công tác kế
toán vào chương trình máy tính. Đồng thời hưỡng dẫn nghiệp vụ kế toán và mở sổ sách
cho nhân viên kế toán mới về đơn vị.
Kế toán tiền mặt: kiểm tra các thủ tục chứng từ trước khi thanh toán các khoản chi
bằng tiền mặt. Lập, đóng chứng từ, lên bảng kê, vào sổ chi tiết TK 111,002. Vào máy số
liệu thu chi, theo dõi số dư hàng ngày. Thường xuyên đối chiếu số phát sinh, số dư với thủ
quỹ.
Hàng tháng cùng thủ quỹ, kế toán tổng hợp và phó phòng kế toán tổ chức kiểm kê
quỹ, xác định số dư cuối tháng, lập biên bản kiểm kê quỹ đóng cùng với bảng kê cuối
tháng.
Kế toán thanh toán với ngân hàng: Làm công tác kế toán giao dịch với Ngân hàng
đầu tư Hà Nội, Ngân hàng ngoại thương, Kho bạc nhà nước, đồng thời lên bảng kê, vào sổ
chi tiết TK 112, 311, 131. Cuối mỗi tháng đối chiếu xác nhận số dư vối các ngân hàng, lên
phiếu đối chiếu để đóng vào bảng kê cuối tháng và báo cáo quyết toán hàng quý khối cơ
quan công ty. Cuối mỗi quý lập báo cáo chi tiết số dư TK 131.
Phụ trách việc hướng dẫn và sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán của phòng.
Lập báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học về việc ứng dụng chương trình vi tính trong công
tác kế toán của Công ty tư vấn xây dựng điện I .
Kế toán giá thành: theo dõi đề cương, dự toán được duyệt của các công trình để cùng
Phòng kế hoạch xét nghiệm thu cho các đơn vị, xí nghiệp cũng như giải trình với Cục đầu
tư khi thanh toán. Theo dõi chi tiêt về hợp đồng nghiệm thu A-B, các công trình và báo cáo
giá thành khối cơ quan công ty hàng quý. Vào sổ chi tiết các TK 642 theo khoản từng mục,
TK 3318 theo các đối tượng. Đưa các công tác giá thành vào máy vi tính.

Kế toán TSCĐ: theo dõi TSCĐ và nguồn vốn toàn công ty, lập số dư TSCĐ, vào sổ
chi tiết các TK 211, 214, 411, 099, 335, 1361. Lập thẻ TSCĐ theo quy định của nhà nước.
Lập báo cáo hàng quý theo yêu cầu của Tổng công ty. Báo cáo tổng hợp kiểm kê TSCĐ
theo định kỳ hàng năm. Phối hợp với Phòng kế hoạch trình Hội đồng kiểm kê và Hội đồng
thanh lý TSCĐ về thừa, thiếu, thanh lý, hay nhượng bán TSCĐ theo quy định của nhà
nước và Tổng công ty.
Kế toán vật tư: theo dõi vật tư, vào sổ chi tiết các TK 152, 153, 142, 331. Hàng quý
báo cáo số dư chi tiết TK 311. Báo cáo tổng hợp kiểm kê vật tư, công cụ, dụng cụ theo
định kỳ hàng năm. Chịu trách nhiệm lên báo cáo giải quyết những tồn đọng xử lý sau kiểm
kê.
Kế toán công nợ nội bộ: Vào sổ chi tiết tài khoản 136, 336 cho 16 đơn vị khoán và 4
xí nghiệp, hạch toán bù trừ công nợ cho tài khoản 136 và 336. Vào sổ tài khoản 131, theo
dõi giá trị nghiệm thu A-B, và đối chiếu giữa nghiệm thu A-B và nghiệm thu nội bộ. Hàng
tháng, hàng quý lập báo cáo chi tiết công nợ giữa công ty với 16 đơn vị khoán và 4 xí
nghiệp.
Kế toán thanh toán lương và các khoản phải thu, phải trả khác: vào sổ chi tiết và
đối chiếu số dư hàng quý các TK 141, 138, 338. Báo cáo số dư chi tiết để lập báo cáo
quyết toán khối cơ quan công ty.
Kế toán thuế: hàng ngày tập hợp chứng từ có liên quan để vào sổ chi tiết tài khoản
133. Cuối tháng, tiến hành cộng dồn và khấu trừ thuế. Cuối quý, chuyển số liệu cho kế
toán tổng hợp để lập báo cáo.
Thủ quỹ: Kiểm tra chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ thì xuất nhập tiền cho các
khoản thu chi; bảo quản tiền mặt và chịu sự điều hành của kế toán trưởng.
SƠ ĐỒ 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN
CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I
Kế toán trưởng (Trưởng phòng Tài chính- kế toán)
Kế toán phó(Phó phòng Tài chính- kế toán)
Kế toán tiền mặtKế toán ngân hàng Kế toán vật tư
Kế toán giá thành Kế toán công nợ nội bộ
Kế toán thuế GTGTKế toán tổng hợpKế toán TSCĐ

Kế toán các đơn vị trực thuộc
2.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.2.1 Chính sách kế toán ở công ty
Chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty tư vấn xây dựng điện I là chế độ kế toán
tuân thủ đúng theo quy định của Pháp luật, của Bộ Tài Chính. Điều này đã được quy định
rất rõ trong Điều lệ của công ty, như sau:
Hệ thống kế toán áp dụng tại công ty là bất kỳ hệ thống kế toán nào mà được sự cho
phép của Bộ Tài Chính, và Pháp Luật
Về năm tài chính: Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01hàng năm và
kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm đó. Năm tài chính đầu tiên được bắt đầu từ ngày
công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và kết thúc vào ngày 31 tháng 12
cùng năm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đó.
Về phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng tại công ty được tính
theo phương pháp khấu trừ.
Về phương pháp tính giá hàng tồn kho: Do số lượng nguyên vật liệu tại công ty là
tương đối ít, số lần nhập mỗi loại không nhiều nên hiện nay công ty đang áp dụng phương
pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập để tính giá hàng tồn kho
Về phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Do số lượng vật tư ít nên công ty sử dụng
phương pháp kiểm kê thường xuyên.
Về hình thức kế toán áp dụng: Vì hoạt động kế toán tại Công ty tư vấn xây dựng điện
I hiện nay chủ yếu đã được cập nhật trên máy vi tính theo phần mềm MFIST nên hình thức
kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chung.
Về phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Hiện nay công ty sử dụng phương pháp khấu
hao theo đường thẳng cho tất cả các loại TSCĐ hiện có tại công ty
2.2.2 Hệ thống chứng từ kế toán
Hiện nay công ty áp dụng hệ thống chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số
1141/1995/QĐ- BTC ngày 01 tháng 11 năm1995 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. Công ty đã
áp dụng một số chứng từ bắt buộc và một số chứng từ mang tính chất hướng dẫn để phục
vụ cho quá trình hạch toán ban đầu. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ được thực hiện
đúng, đầy đủ, và hợp lý theo từng phần hành cụ thể và đúng chế độ kế toán hiện hành.

2.2.2.1 Chứng từ tiền tệ
Theo đúng quy định hiện hành, để tiến hành quá trình hạch toán chi tiết tiền mặt hiện
nay công ty đang sử dụng những chứng từ tiền mặt sau:
− Phiếu thu (mẫu số 01-TT)
− Phiếu chi (mẫu số 02- TT)
− Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03- TT)
− Bảng thanh toán tạm ứng (mẫu số 04- TT)
− Bảng kiểm kê quỹ (mẫu số 7a- TT)
Quy trình luân chuyển các chứng từ như sau:
Đối với phiếu thu:
Người nộp tiền kế toán tiền mặt kế toán trưởng thủ quỹ
Đề nghị nộp tiền Lập phiếu thu Ký phiếu thu Thu tiền
Ghi sổ, lưu trữ
Đối với phiếu chi:
Người có nhu Thủ trưởng đvị, Kế toán Thủ quỹ cầu
chi tiền Kế toán trưởng tiền mặt
Đề nghị Ký duyệt Lập Phiếu chi Xuất tiền
chi tiền ghi sổ, lưu trữ
Đối với cả 2 trường hợp thu và chi tiền công ty đều sử dụng phương án kiểm tra nghiệp vụ
thu, chi tiền trước khi thu tiền hay chi tiền khỏi quỹ để đảm bảo tính trọng yếu của nghiệp
vụ.
Mẫu số 1:
NỢ:……….
CÓ:………
Họ tên người nộp tiền:………………………………………….
Lý do nộp:………………………………………………………………………………..
Số tiền:……………………………viết bằng chữ:…………………………......................
…………………………………………………………………………………………….
Kèm theo……………………………………………………………chứng từ gốc
Đã nhận đủ sổ tiền (viết bằng chữ)………………………………………………………….

PHIẾU THU
Ngày…tháng…năm…
CÔNG TY TƯ VẤN
XÂY DỰNG ĐIỆN I

Quyển số:………
Mẫu số: 01 – TT
QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐK
Ngày 1- 11- 1995 của BTC
………………………………………………………………………………………………..
Ngày …. tháng… năm 200…
Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Mẫu số 2:
NỢ:……….
CÓ:………
Họ tên người nhận tiền:……………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………..
Lý do chi:………………………………………………………………………………..
Số tiền:……………………………viết bằng chữ:…………………………......................
…………………………………………………………………………………………….
Kèm theo…………………………………………………………..…………chứng từ gốc
Đã nhận đủ sổ tiền (viết bằng chữ)………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………….
Ngày …tháng…năm 200…
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập phiếu Thủ quỹ Người nhận tiền
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.2.2.2 Chứng từ hàng tồn kho
Để phục vụ cho quá trình hạch toán chi tiết vật tư, hiện nay công ty đang sử dụng
những chứng từ sau:

− Các chứng từ nhập: hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, phiếu nhập hàng và
phiếu nhập kho
− Các chứng từ xuất: phiếu xuất kho, lệnh xuất kho
Quá trình nhập vật tư được tiến hành theo trình tự như sau:
PHIẾU CHI
Ngày…tháng…năm200…
Mẫu số: 02 – TT
QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐK
Ngày 1- 11- 1995 của BTC
CÔNG TY TƯ VẤN
XÂY DỰNG ĐIỆN I

Quyển số:………
Bộ phận cung Hội đồng Phòng Thủ kho Kế toán
ứng vật tư kiểm nghiệm nghiệp vụ NVL
Hóa đơn Biên bản Phiếu Nhập NVL Ghi sổ,bảo
mua hàng kiểm nghiệm nhập kho ghi thẻ kho quản,lưu trữ
Căn cứ vào hóa đơn của nhà cung cấp, thủ kho tiến hành kiểm nhận hàng bằng
phương pháp kiểm kê, ghi số thực nhập vào phiếu nhập kho và cùng với người giao hàng
ký vào phiếu nhập, sau đó làm thủ tục nhập kho (ghi số lượng nhập lên thẻ kho cho từng
thứ vật tư). Hàng ngày, thủ kho tập hợp các chứng từ nhập để gửi lên phòng kế toán. Căn
cứ vào chứng từ này, kế toán vật tư ghi sổ chi tiết các TK 152, 153, 141, 331. Kế toán tổng
hợp cũng sẽ ghi vào nhật ký chung hàng ngày những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các
chứng từ mua hàng có liên quan rồi từ đó vào sổ cái các TK 152, 153, 141, 331.
Quá trình xuất vật tư được tiến hành theo trình tự như sau:
Đơn vị có Thủ trưởng đvị, Nhân viên Phó phòng phụ Thủ kho Kế toán
nhu cầu NVL Phó phòng phụ P.kế hoạch trách cung tiêu, NVL
trách cung tiêu Kế toán trưởng
Bảng liệt kê Phê duyệt Lập phiếu Duyệt phiếu Xuất kho Ghi sổ
nhu cầu sử dụng xuất kho xuất kho ghi thẻ kho

Các đơn vị khi có nhu cầu sử dụng thì lập bảng kể số lượng và chủng loại vật tư (đã
được trưởng phòng ký duyệt) và đưa sang cho phòng kế hoạch xem xét và ký duyệt (cụ thể
là phó phòng phụ trách cung tiêu ký duyệt). Sau khi ký duyệt xong thì giao cho một cán bộ
phòng kế hoạch viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho sau khi lập xong phải được phó phòng
phụ trách cung tiêu và kế toán trưởng ký duyệt, sau đó sẽ mang xuống cho thủ kho. Thủ
kho căn cứ vào phiếu xuất kiểm kê và giao hàng, cùng người nhận hàng ký vào phiếu xuất,
đồng thời ghi vào thẻ kho số lượng xuất. Phiếu xuất được lập thành 4 liên: Một liên do kế
toán vật tư giữ, một liên do thủ kho giữ, một liên giao cho người nhận hàng và liên còn lại
lưu giữ ở phòng tài vụ.
Thủ kho có nhiệm vụ tập hợp những chứng từ xuất và khoảng 10 ngày thì đem nộp
cho phòng kế toán. Căn cứ vào các chứng từ xuất đó, kế toán vật tư tính ra giá trị xuất theo
phương pháp tính giá xuất đã đăng ký từ đó ghi vào sổ các chi tiết vật tư. Cũng căn cứ vào
phiếu xuất, kế toán tổng hợp cũng ghi vào nhật ký chung và các sổ cái có liên quan.
Mẫu số 3:
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
KHỐI VĂN PHÒNG CÔNG TY Mẫu số 02 – VT
Km 9+200 Đường Nguyễn Trãi Số: 1206VP10020
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 29 tháng 12 năm 2006
Liên 1: Lưu tài chính kế toán
Họ và tên người nhận hàng: ĐKS
Lý do xuất kho: ĐKS – Lĩnh xăng dầu T12/2006
Xuất tại kho: Kho Công Ty
ST
T
Mã VT Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư Đvt
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực xuất
1 12102197 Xăng A 95 (KC) Lít 750,000 9.363,64 7.033.730

2 12102196 Xăng A 92 (KC) Lít 790,000 9.090.91 7.181.820
3 11101001 Dầu Diesel Hộp 220,000 7.545,45 1.659.999
4 13123412 Dầu Racer – 4L Kg 4,000 131.818,00 527.282
Tổng cộng (bằng số):……………………………………………………..16.391.821
Tổng giá trị xuất (viết bằng chữ): Mười sáu triệu ba trăm chín mươi mốt ngàn tám trăm hai
mươi mốt đồng
Xuất, ngày…..tháng…..năm200….
NGƯỜI LẬP PHIẾU PHỤ TRÁCH VẬT TƯ NGƯỜI NHẬN HÀNG THỦ TRƯỞN ĐƠN VỊ
Mẫu số 4:
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
KHỐI VĂN PHÒNG CÔNG TY Mẫu số 01 – VT
Km 9+200 Đường Nguyễn Trãi Số: 1206VP10004
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 29 tháng 12 năm 2006
Liên 1: Lưu tài chính kế toán
Họ và tên người nhận hàng: thudung – (thudung)
Lý do xuất kho: nhập xăng dầu T12/2006
Xuất tại kho: Kho Công Ty
ST
T
Mã VT Tên, nhãn hiệu quy cách vật tư Đvt
Số lượng
Đơn giá Thành tiền
Yêu cầu Thực nhập
1 13123415 Dầu Racer Plus – 4L Hộp 5,000 136.364 681.820
2 13123412 Dầu Racer – 4L kg 4,000 131.818 527.272
3
Tổng thành tiền: 1.209.092
Tổng chi phí:0
Tổng giá trị nhập(bằng số) 1.209.092

Tổng giá trị nhập (viết bằng chữ): Một triệu hai trăm linh chín ngàn chín mươi hai đồng
Xuất, ngày…..tháng…..năm200….
NGƯỜI LẬP BIỂU PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG THỦ KHO NGƯỜI NHẬP
VẬT TƯ ĐƠN VỊ
2.2.2.3 Chứng từ TSCĐ
Về TSCĐ, công ty hiện nay đang sử dụng những chứng từ sau:
− Hóa đơn GTGT, Phiếu nhập xuất thẳng TSCĐ
− Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01- TSCĐ- BB)
− Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu số 03- TSCĐ- BB)
− Thẻ TSCĐ (mẫu số 02- TSCĐ- BB)
− Biên bản giao nhận sửa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04- TSCĐ- HD)
Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ như sau
Ban lãnh đạo P.nghiệp vụ Hội đồng KToán TSCĐ
giao nhận
Bảo quản,
Lưu trữ
Quyết định tăng, Hợp đồng Giao nhận TSCĐ Lập thẻ TSCĐ,
giảm TSCĐ hóa đơn và lập biên bảnGhi sổ chi tiết TSCĐ,
Lập bảng tính và phân
bổ khấu hao,
Ghi sổ tổng hợp.
Mẫu số 5:
Công ty tư vấn xây dựng điện I CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đội Địa vật lý Độc lập - tự do - hạnh phúc
Số thẻ: 15
Mã số TSCĐ: 3.2.04.02.04.002
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 12 tháng 03 năm 2006
Căn cứ vào: Biên bản kiểm kê TSCĐ ngày 12/03/2006
Tên TSCĐ: Máy khoan

Ký hiệu, quy cách: BCK 2M – 100
Số hiệu TSCĐ……TK 2113
Nước sản xuất(xây dựng): NGA Năm sản xuất: 1998
Bộ phận quản lý, sử dụng: Đội địa vật lý
Năm đưa vào sử dụng: 1999
Công suất thiết kế (Diện tích):…………
Phần a: Đơn vị tính: 1000 đồng
Chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ
Giá trị
còn lại
TSCĐ

Ngày
tháng
Diễn giải
Nguồn
vốn
đầu tư
TK
đối
ứng
Lượng Tiền
Năm
SD
TK
đối
ứng
Mức
khấu
hao

(năm)
Lũy kế
từ khi
sử dụng
kk
1/1/04 Máy khoan VNS 01 60 000 07 6274 14% 38 118 21 882
Phần b:
TT Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng
………………………………
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày …tháng…năm…..
Lý do đình chỉ………………………………….
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số… ngày…..tháng….năm….
Lý do giảm………………………………………………
Kế toán trưởng
Ký, họ tên
2.2.2.4 Chứng từ lao động – tiền lương
Hiện nay ở công ty đang áp dụng hai hình thức trả lương:
− Hình thức tiền lương theo thời gian đối với các cán bộ quản lý
− Hình thức lương khoán theo sản phẩm đối với công nhân chế biến, thời vụ và
đối tượng thuê ngoài
Chính vì thế chứng từ về lao động - tiền lương mà công ty sử dụng bao gồm:
 Các chứng từ về lao động: Bao gồm
Chứng từ theo dõi số lượng và cơ cấu lao động: Sổ báo cáo lương của các xí nghiệp, các
quyết định tuyển dụng, quyết định thuyên chuyển, quyết định bổ nhiệm, quyết định bãi
miễn, quyết định sa thải
Chứng từ phản ánh thời gian lao động: bảng chấm công
Chứng từ phản ánh kết quả lao động : Phiếu giao nhận sản phẩm hoàn thành.
 Các chứng từ về tiền lương: bảng thanh toán lương và BHXH, Danh sách chi
quyết toán lương.
Quy trình luân chuyển các chứng từ tiền lương như sau:

Bảng chấm công được kê khai hàng ngày tại bộ phận sử dụng lao động. Cuối tháng,
người phụ trách lập Bảng kê khai công tính lương, đồng thời gửi lên phòng nghiệp vụ các
chứng từ về thời gian lao động và kết quả lao động (đã được thủ trưởng đơn vị xác nhận).
Phòng nghiệp vụ căn cứ vào định mức, đơn giá và phê duyệt vào Bảng kê khai công tính
lương và chuyển cho phòng tài chính kết toán. Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào các chứng
từ theo dõi tiền lương, các khoản trích theo lương và lập bảng phân phối thu nhập, sau đó
sẽ cùng với kế toán tiền mặt để thanh toán lương cho nhân viên.
2.2.2.5 Chứng từ bán hàng
Sản phẩm của công ty là loại sản phẩm mang tính đặc thù. Đó là những bản vẽ, thiết
kế mẫu thăm dò địa chất, những kết quả thí nghiệm hay những dịch vụ tư vấn về điện…
chúng là những sản phẩm mang tính đơn chiếc. Tuy vậy, khi bán những sản phẩm, dịch vụ
này công ty cũng phải sử dụng chứng từ bán hàng là Hóa đơn giá trị gia tăng như bất cứ
doanh nghiệp kinh doanh nào. Đó là quy định của pháp luật.
Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng như sau:
Ghi sổ kế toán
lương, thưởng, trợ
cấp khác
Các quy định về cơ cấu
LĐ-TL, thưởng, ché độ
Bộ phận
kế toán
Bộ phận quản lý
LĐ - TL
Nơi sử dụng
lao động
Thời
gian LĐ
Kết quả

XD cơ cấu LĐ:

định mức, đơn giá
Lập ctừ TL và
thanh toán khác
Bảng chấm công
Người mua Cán bộ phòng Thủ trưởng Cán bộ Thủ quỹ
kế toán đơn vị P.kế toán
Đề nghị Lập hóa đơn Ký hóa đơn Lập phiếu thu Thu tiền mua
hàng ghi sổ, lưu trữ
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng do cán bộ phòng kế toán lập (đã được thủ trưởng đơn vị ký
duyệt), khách hàng tiến hành thủ tục nộp tiền tại phòng kế toán và thủ quỹ. Trường hợp
không trả tiền ngay thì không thực hiện bước lập phiếu thu và thu tiền.
Mẫu số 6:
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01 GTKT-3LL
GIÁ TRỊ GIA TĂNG NA/2006B
Liên 1: Lưu 0098094
Ngày 12 tháng 02 năm 2007
Đơn vị bán hàng:……………………………
Địa chỉ:………………………………………
Số tài khoản:…………………………………………………………………….
Điện thoại …………………….. MS …………………………………….
Họ và tên người mua hàng: ………………………………………………….
Tên đơn vị: Ban quản lý dự án thủy điện I…………………………………..
Địa chỉ: D10 Khuất Duy Tiến- Thanh Xuân Bắc- Thanh Xuân- HN................
Số tài khoản:………………………………………………………………….
Hình thức thanh toán: Ckhoản MS: 01001000790581………………………
STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị Số Đ.giá Thành tiền
CTY TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN I
Km 9 Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- HN
MST:0100100953 - 1

×