Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá thực trạng chương trình đào tạo bậc đại học của khoa quản lý công nghiệp trường đại học bách khoa tp hcm theo tiêu chuẩn đầu ra cdio

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 85 trang )

ĐAI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------

NGUYỄN MINH LONG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
BẬC ĐẠI HỌC CỦA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HCM
THEO TIÊU CHUẨN ĐẦU RA CDIO
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

KHỐ LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 03 năm 2014


Cơng trình đư ợc hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS Bùi Nguyên Hùng
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Nguyễn Thanh Hùng

Khoá luận thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày……tháng 05 năm 2014
Thành phần hội đồng đánh giá khoá luận thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS. TS Bùi Nguyên Hùng.
2. Thư ký: TS Nguyễn Thanh Hùng
3. Ủy viên: TS Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá khóa luận và Trưởng khoa Quản lý
chuyên ngành sau khi khóa luận đã đư ợc sửa chữa (nếu có).


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA
QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

CỘNG HOÀ XÁ HỘI CHỦ NGHĨA VI ỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN THẠC SĨ

Họ tên học viên: NGUYỄN MINH LONG

MSHV: 12170919

Ngày, tháng, năm sinh: 19/08/1988

Nơi sinh: TP. HCM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
I. TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO T ẠO BẬC
ĐẠI HỌC CỦA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÁCH KHOA TP. HCM THEO TIÊU CHUẨN ĐẦU RA CDIO
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Xác định tầm quan trọng của các yếu tố về chuẩn đầu ra CDIO.

2. Phân tích thực trạng khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế của sinh viên Quản
lý Cơng Nghiệp về chương trình đào tạo bậc đại học theo chuẩn đầu ra
CDIO.
3. Xác định các yếu tố cần cải tiến đối với chương trình đào t ạo bậc đại học của
khoa Quản lý Công Nghiệp.
4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chương trình đào tạo khoa Quản lý
Cơng Nghiệp theo chuẩn đầu ra CDIO.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 25/11/2013
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 31/3/2014
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THÚY QUỲNH LOAN

Tp. Hồ Chí Minh, ngày
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

tháng

năm 2014

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CẢM ƠN
-------------Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô trường
trường Đại Học Bách Khoa TP. HCM, các Thầy Cô khoa Quản Lý Cơng Nghiệp đã
hết lịng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thuý Quỳnh Loan
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành tốt khóa luận này.

Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên đại học khoa Quản lý cơng nghiệp
khố 2009 và khố 2010 đã hỗ trợ trong q trình thực hiện khảo sát, thu thập thông
tin.
Sau cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình đã t ạo điều kiện tốt nhất cho tơi
được học tập và hồn thành khố luận.

TP, Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014

Nguyễn Minh Long


ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo bậc
đại học của khoa Quản Lý Công Nghiệp (QLCN), xác định các yếu tố tầm quan
trọng, kỳ vọng, thực tế sinh viên đạt được theo chuẩn đầu ra CDIO. Từ đó, đề ra
một số giải pháp để xây dựng chương trình đào t ạo mới theo chuẩn CDIO. Do giới
hạn về thời gian, khóa luận chỉ tập trung khảo sát đối tượng sinh viên, đây cũng
chính là đối tượng chính, liên quan trực tiếp đến chương trình đào t ạo của khoa
QLCN.
Với 199 mẫu hợp lệ thu được, kết quả khóa luận chỉ ra rằng 11 yếu tố cấp độ 2
chuẩn đầu ra CDIO là kiến thức giáo dục cơ bản – khoa học – xã hội (1.1), kiến
thức quản trị cốt lõi (1.2), kiến thức ngành quản lý công nghiệp (1.3), khả năng
phân tích và giải quyết vấn đề trong quản trị (2.1), thực nghiệm và khám phá tri
thức (2.2), tư duy có hệ thống (2.3), kỹ năng và thái độ cá nhân (2.4), kỹ năng và
thái độ chuyên nghiệp (2.5), làm việc theo đội nhóm (3.1), giao tiếp trong kinh
doanh (3.2), giao tiếp bằng ngoại ngữ (3.3), được sinh viên đánh giá ở mức “khá
quan trọng” với giá trị trung bình tầm quan trọng trong khoảng 2.807 ÷ 3.794,
chương trình đào tạo hiện hành của khoa QLCN chưa trang bị cho sinh viên như kỳ

vọng, thể hiện ở khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế dương (GAP>0), giá trị trung
bình của GAP trong khoảng 0.531 ÷ 1.467. Trong đó, yếu tố giao tiếp bằng ngơn
ngữ được đánh giá là “khá quan trọng” nhất (mean QT = 3.794), giá trị trung bình
của GAP lớn nhất (mean GAP 1.467), vượt trội hơn so với các yếu tố khác.
Dựa vào kết quả trên, và các câu trả lời của bảng khảo sát, tác giả kiến nghị một số
giải pháp nhằm cải tiến một số yếu tố chuẩn đầu ra CDIO.


iii

ABSTRACT
The purpose of the main theme is to survey the quality of the undergraduate
education of School of Industrial Management (SIM), the factors determine
importance, expectations, reality of students qualified according to the CDIO
learning outcomes standard. Thence, a number of solutions were proposed to build a
new training program to CDIO learning outcomes standards. Due to time limitation,
the thesis focused on observing students, whom were the main objects, directly
related to the department's training program SIM.
With 199 valid samples, the result pointed out that 11 second level of CDIO
standard were knowledge of underlying sciences (1.1), basic management
knowledge (1.2 ), industrial management knowledge (1.3 ), analysis and problem
solving abilities in administration (2.1), experimentation and knowledge discovery
(2.2), system thinking (2.3), personal skills and attitudes (2.4), professional skills
and attitudes (2.5), teamwork (3.1), business communications (3.2), communication
in foreign language (3.3). The students evaluated those at "high important" with the
importance medium in between 2,807 ÷ 3,794. The current curriculum of SIM has
not equip students as expectation, it showed in the difference between the
expectation and positive performance (GAP > 0), the average of GAP was in the
range of 0,531 ÷ 1,467. In which, communicate in foreign language was evaluated
as "most important" (mean of QT = 3,794), highest average value of GAP (mean of

1,467 GAP), which was superior to other factors.
Based on the above result and the response from the survey, the author proposed
solutions that can improve some of the element of output standard CDIO.


iv

LỜI CAM ĐOAN
--------------

Tơi xin cam đoan khóa luận cao học “Đánh giá thực trạng chương trình đào t ạo
bậc đại học của khoa Quản lý Công nghiệp trường Đại học Bách Khoa TP.
HCM theo tiêu chuẩn đầu ra CDIO” là cơng trình do chính bản thân tơi thực
hiện. Các thơng tin, số liệu trong khóa luận này được thu thập, xử lý một cách trung
thực. Toàn bộ kết quả khảo sát được trình bày trong khóa luận cũng chưa t ừng được
trình bày hay cơng bố ở bất kỳ cơng trình nghiên cứu hoặc tài liệu nào trước đây.

TP, Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2014
Tác giả khóa luận


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................... ii
ABSTRACT......................................................................................................... iii
LỜI CA M ĐOAN .................................................................................................iv
MỤC LỤC..............................................................................................................v
DANH SÁCH BẢNG BIỂU .............................................................................. viii

DANH SÁCH HÌNH ẢNH ...................................................................................ix
DANH SÁCH TỪ NGỮ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ......................................x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...................................................................................1
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ..........................................................................1
1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH Đ Ề TÀI....................................................................1
1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ......................................................................................3
1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI.........................................................................................3
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................4
1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI ..........................................................................................4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......6
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................6
2.1.1 Chất lượng giáo dục đại họ c....................................................................6
2.1.2 Cách tiếp cận nâng cao chương trình đào tạo giáo dục đại học. ...............8
2.2 KHUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ...........................................................15
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................16


vi
2.3.1 Phân tích định lượng .............................................................................16
2.3.2 Phân tích định tính ................................................................................17
2.3.3 Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................17
2.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 2...............................................................................19
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC
ĐẠI HỌC KHOA QLCN ....................................................................................20
3.1 GIỚI THIỆU KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP VÀ VẤN ĐỀ THỰC
TRẠNG.............................................................................................................20
Vấn đề thực trạng: .............................................................................................21
3.2 MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT..........................................................................21
3.2.1 Các bước xử lý dữ liệu: .........................................................................21
3.2.2 Mô tả mẫu khảo sát ...............................................................................22

3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC
KHOA QLCN ...................................................................................................23
3.3.1 Kiến thức giáo dục – cơ bản – khoa học – xã hội ..................................24
3.3.2 Kiến thức quản trị cốt lõi.......................................................................25
3.3.3 Kiến thức ngành Quản lý công nghiệp ..................................................26
3.3.4 Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề trong quản trị .........................29
3.3.5 Thực nghiệm và khám phá tri thức........................................................30
3.3.6 Tư duy có hệ thống ...............................................................................31
3.3.7 Kỹ năng và thái độ cá nhân ...................................................................32
3.3.8 Các kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp ..................................................33
3.3.9 Làm việc theo đội/nhóm........................................................................34


vii
3.3.10 Giao tiếp trong kinh doanh ..................................................................35
3.3.12 Đánh giá của SV về 11 yếu tố (second level) chuẩn đầu ra CDIO .......37
3.4 TÓM TẮT CHƯƠNG 3...............................................................................39
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .................................................................41
4.1 TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ CẦN XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ........................41
4.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...............................................................................41
4.2.1 Giải pháp cải thiện yếu tố giao tiếp bằng ngoại ngữ ..............................41
4.2.2 Giải pháp cải thiện yếu tố giao tiếp trong kinh doanh ............................43
4.3 TÓM TẮT CHƯƠNG 4...............................................................................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................46
5.1 CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI.......................................................46
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................47
5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................49
PHỤ LỤC.............................................................................................................50
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................................72



viii

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1 Các cấp độ chuẩn đầu ra CDIO (Carwley, 2007) ...................................13
Bảng 2. 2 Một số hiệu chỉnh so với bảng câu hỏi dành cho sinh viên của khoa
QLCN: ..................................................................................................................17
Bảng 3. 1 Tổng kết bảng câu hỏi phản hồi.............................................................22
Bảng 3. 2 Kết quả khảo sát yếu tố kiến thức giáo dục –cơ bản –khoa học–xã hội .. 24
Bảng 3. 3 Kết quả khảo sát yếu tố kiến thức quản trị cốt lõi ..................................25
Bảng 3. 4 Kết quả khảo sát yếu tố kiến thức ngành Quản lý công nghiệp ..............27
Bảng 3. 5 Thứ tự ưu tiên cải tiến của nhóm B ........................................................28
Bảng 3. 6 Kết quả khảo sát yếu tố khả năng phân tích và giải quyết vấn đề trong
quản trị..................................................................................................................29
Bảng 3. 7 Kết quả khảo sát yếu tố thực nghiệm và khám phá tri thức ....................30
Bảng 3. 8 Kết quả khảo sát yếu tố tư duy có hệ thống ............................................31
Bảng 3. 9 Kết quả khảo sát yếu tố kỹ năng và thái độ cá nhân...............................33
Bảng 3. 10 Kết quả khảo sát yếu tố các kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp ............34
Bảng 3. 11 Kết quả khảo sát yếu tố làm việc theo đội/nhóm..................................35
Bảng 3. 12 Kết quả khảo sát yếu tố giao tiếp trong kinh doanh.............................36
Bảng 3. 13 Kết quả khảo sát yếu tố giao tiếp bằng ngoại ngữ................................37
Bảng 3. 14 Kết quả đánh giá của sinh viên về 11 yếu tố chuẩn đầu ra CDIO ........38
Biểu đồ 3. 1 Tỷ lệ phân bố sinh viên phân loại theo niên khóa...............................22
Biểu đồ 3. 2 Sinh viên phân loại theo điểm TBTL ..................................................23
Biểu đồ 3. 3 Kết quả khảo sát quan hệ giữa 11 yếu tố chuẩn đầu ra CDIO ...........37


ix


DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Hình 2. 1 Khung nghiên cứu chuẩn đầu ra CDIO ..................................................15
Hình 3. 1 Sơ đồ tổ chức khoa QLCN......................................................................20


x

DANH SÁCH TỪ NGỮ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ACBSP

the Accreditation Council for Business Schools and Programs

BCH

Bảng câu hỏi

CDIO

Conceive - Design - Implement - Operate

GAPxQT

Tích số giữa khoảng cách kỳ vọng và thực tế với tầm quan trọng

GAP=KV-TT Khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế
KV

Kỳ vọng


MEAN

Giá trị trung bình

QLCN

Quản lý cơng nghiệp

QT

Quan trọng

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TQM

Total Quality Management

TT

Thực tế


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Do tác động của nền kinh tế thị trường, giáo dục đại học hiện nay đang hoạt động
theo định hướng môi trường thị trường, và là một ngành cơng nghiệp khơng khói
đối với một số quốc gia. Các trường đại học cần phải cung cấp các chất lượng dịch
vụ để đáp ứng nhu cầu cho một môi trường không ổn định và cạnh tranh phức tạp.
Chất lượng dịch vụ tốt có thể nâng cao giá trị và tác động tích cực đến thành cơng
của một trường đại học. Có ý kiến cho rằng chất lượng có thể được xác định bởi các
nhà hoạch định chính sách và quản lý cấp cao, tuy nhiên chất lượng giáo dục đào
tạo còn liên quan đến các sinh viên, giáo viên, nhân viên hành chính, các nhà lãnh
đạo và xã hội (Santana và cộng sự, 2010, dẫn theo Ritu, 2012). Ngày nay, sinh viên
được coi là đối tượng khách hàng chính của giáo dục đại học vì họ là người tham
gia trực tiếp vào toàn bộ quy trình dịch vụ và cũng là s ản phẩm của dịch vụ giáo
dục. Ngồi ra, cán bộ chun mơn, chính quyền và gia đình đư ợc coi là khách hàng
thứ. Do đó, đo kỳ vọng và nhận thức của sinh viên có thể hữu ích trong việc cải
thiện chất lượng của một trường đại học.

1.2 LÝ DO HÌNH THÀNH Đ Ề TÀI
Hiện tượng các bạn trẻ có xu hướng học tập và làm việc ở nước ngoài ngày càng
tăng trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều trường đại học
công lập và dân lập ngày càng tăng ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và
nghiên cứu của sinh viên. Tính cạnh tranh của môi trường giáo dục ngày càng bộc
lộ rõ nét hơn về các khía cạnh như chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, và đội ngũ
giảng viên có chuyên mơn cao. Chính vì vậy, để tạo ra vị thế riêng và cạnh tranh
với các trường đại học khác trong và ngoài nước, các trường đại học cần phải quan


2
tâm, cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, dịch vụ giáo dục của mình nhằm thu
hút và duy trì sinh viên.
Với mục tiêu đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006-2020, “Đến năm 2020, Việt Nam có hệ thống giáo dục đại học tiên tiến tiếp

cận các chuẩn mực quốc tế”. Bộ giáo dục và đào tạo đã đưa ra nhiều đề xướng đổi
mới nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội và giáo dục. Do đó, các
cơ sở giáo dục đào tạo cần áp dụng phương pháp tiếp cận tiên tiến để phát triển
chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế (Nguyễn và cộng
sự, 2012).
Trường đại học Bách Khoa TPHCM là một trong những trung tâm nghiên cứu và
đào tạo hàng đầu khu vực miền Nam, với hơn 55 năm kinh nghiệm trong việc đào
tạo cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ và ti ến sĩ. Trư ờng đại học Bách Khoa TPHCM với mục
tiêu trở thành một trong các trường đại học hàng đầu Việt Nam về nghiên cứu và
chuyển giao cơng nghệ, có thể sánh ngang tầm với các trường đại học danh tiếng
khác cùng khu vực về các phương diện trong đó có chương trình và chất lượng đào
tạo cao. Khoa QLCN trường đại học Bách Khoa TPHCM được thành lập từ năm
1990, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu
và quản lý ở Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Khoa QLCN cam kết tạo ra
giá trị về tri thức cho xã hội thông qua sự kết hợp các hoạt động Sáng tạo tri thức
(Nghiên cứu kh oa học), Chuyển giao tri thức (Đào tạo) và Sử dụng tri thức (Tư vấn
& Ứng dụng) trong lĩnh vực quản lý. Trong phạm vi ngành nghề đào tạo tại trường
Đại học Bách khoa, Khoa QLCN là đơn vị cầu nối giữa các khối kiến thức kỹ thuật
và khối kiến thức quản lý, tạo nên một chỉnh thể trong xu thế đào tạo liên ngành,
liên lĩnh vực ngày nay. Trong tầm nhìn dài hạn, Khoa QLCN cam kết phấn đấu xây
dựng một môi trường sinh hoạt tri thức với các chuẩn mực chất lượng cao về giảng
dạy, nghiên cứu và học tập theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Khoa QLCN
không ngừng thay đổi để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sinh viên và yêu cầu của xã
hội.


3
Khoa QLCN đang tiến hành cải tiến chương trình đào tạo bậc đại học theo chuẩn
CDIO và dự định sẽ thí điểm chương trình vào năm 2015. Th áng 8 năm 2013, khoa
tiến hành khảo sát sinh viên và cựu sinh viên về “Năng lực của Cử nhân tốt nghiệp

ngành Quản Lý Công Nghiệp (QLCN), Đại học Bách Khoa TpHCM (BK) để cải
tiến Chương trình đào t ạo theo CDIO”. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thu về chưa đủ
để làm cơ sở phân tích. Do vậy, khóa luận này sẽ kế thừa các kết quả khoa QLCN
đã làm đư ợc và tiếp tục thực hiện. Với mục đích đó, đề tài :"Đánh giá thực trạng
chương trình đào t ạo bậc đại học của khoa Quản lý công nghiệp trường đại
học Bách Khoa TPHCM theo tiêu chuẩn đầu ra CDIO" được hình thành.

1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Xác định tầm quan trọng của các yếu tố về chuẩn đầu ra CDIO.
 Phân tích thực trạng khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế của sinh viên
QLCN về chương trình đào t ạo bậc đại học theo chuẩn đầu ra CDIO.
 Xác định các yếu tố cần cải tiến đối với chương trình đào tạo bậc đại học của
khoa QLCN.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chương trình đào tạo khoa QLCN
theo chuẩn đầu ra CDIO.

1.4 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Kết quả khóa luận phản ánh chất lượng chương trình đ ào tạo bậc đại học hiện hành
của khoa QLCN theo chuẩn đầu ra CDIO, để làm cơ sở, tài liệu tham khảo cho khoa
QLCN đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng chương trình đào t ạo theo chuẩn đầu ra
CDIO.
Ngồi ra, kết quả khóa luận cịn là tài liệu để các khoa khác trong trường đại học
Bách Khoa và trường Đại Học khác tham khảo trong quy trình trình xây dựng
chương trình đào t ạo bậc đại học đạt chuẩn quốc tế.


4

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
CDIO bao gồm 12 tiêu chuẩn, tuy nhiên, do giới hạn về thời gian thực hiện khóa

luận, tác giả tập trung vào tiêu chuẩn chuẩn đầu ra CDIO.
Đối tượng để khảo sát chuẩn đầu ra CDIO là sinh viên, cựu sinh viên và doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trong khóa luận này, tác giả chọn khảo sát sinh viên, cụ thể là
sinh viên năm 4 (khóa 2010) và sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp (khóa 2009) khoa
QLCN trường Đại học Bách Khoa TPHCM. Tác giả chọn khảo sát những sinh viên
này vì các đối tượng đã ít nhất hồn thành hơn 3/4 chương trình đào tạo và đã có cơ
hội thực tập, có kinh nghiệm thực tế tại các nhà máy, xí nghiệp, cơng ty trong q
trình học. Do đó, các đối tượng được khảo sát sẽ đưa ra những đánh giá, nhận xét
chính xác và tồn diện hơn.
Nội dung của chuẩn đầu ra CDIO bao gồm 4 phần:
 Phần 1: Kiến thức và lập luận tư duy.
 Phần 2: Kỹ năng chuyên môn và tố chất cá nhân.
 Phần 3: Kỹ năng tương tác: - Làm việc theo nhóm và giao tiếp.
 Phần 4: Koạt động hình thành ý tư ởng, thiết kế, triển khai và vận hành trong
môi trường doanh nghiệp và xã hội.
Phần 4 của chuẩn đầu ra CDIO được đánh giá qua các cựu sinh viên và doanh
nghiệp. Do giới hạn của phạm vi nghiên cứu chỉ khảo sát đối tượng là sinh viên
năm 4 và sinh chuẩn bị tốt nghiệp, nên phần 4 của chuẩn đầu ra CDIO chưa được đề
cập đến trong khóa luận. Vì vậy, khóa luận chỉ tập trung vào 3 phần đầu của chuẩn
CDIO.
Thời gian thực hiện từ 25/11/2013 đến 31/03/2014.

1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Khóa luận được trình bày trong 5 chương với nội dung như sau:


5
1. GIỚI THIỆU
Tác giả giới thiệu tổng quan, các lý do hình thành đ ề tài, đề ra các mục tiêu cụ thể
và phạm vi thực hiện.

2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về chất lượng trong giáo dục và các hình thức, yếu
tố đo lường chất lượng trong giáo dục được áp dụng trên thế giới, các tiêu chuẩn về
đo lường chất lượng giáo dục như ACBSP và CDIO. Từ đó đề xuất khung nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và thang đo phù hợp với mục tiêu đề tài.
3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO T ẠO BẬC ĐẠI HỌC
KHOA QLCN
Chương này giới thiệu tổng quan về trường đại học Bách Khoa TPHCM và khoa
QLCN. Trình bày kết quả xử lý số liệu và đánh giá thực trạng chương trình đào tạo
bậc đại học khoa QLCN theo chuẩn đầu ra CDIO
4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Đề xuất các giải pháp để cải tiến các yếu tố được xác định ở chương 3, nhằm cải
thiện chương trình đào t ạo bậc đại học theo chuẩn đầu ra CDIO.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tác giả trình bày các kết quả chính đạt được của khố luận, kiến nghị các chính
sách hỗ trợ triển khai giải pháp, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1 Chất lượng giáo dục đại học
Chất lượng giáo dục đại học được đánh giá theo nhiều quan điểm khác nhau. Chất
lượng của một trường đại học có thể phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, tương tác với
ngành công nghiệp, xã hội, các hoạt động nghiên cứu (Mallesham, 2005). Nó liên
quan đến các mục tiêu được xác định trước cho giá trị đồng tiền bao gồm đầu vào,
quá trình và đầu ra. Ở đây, đầu vào bao gồm sinh viên, giảng viên, cơ sở hạ tầng và

nhân viên, quá trình là trong hình thức giảng dạy và học tập trong khi làm việc, kết
quả thi, sự hài lòng tạo ra (Ritu, 2012).
Sự khác biệt trong ý nghĩa của chất lượng giáo dục đã dẫn các nhà nghiên cứu để đo
lường nó bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số người sử dụng
quản lý chất lượng toàn diện (TQM) cho các trường học và giáo dục đại học trong
khi những người khác đã sử dụng quy mô SERVQUAL. Cơ sở giáo dục gồm TQM
đã áp dụng thực hành chất lượng như Quỹ châu Âu để quản lý chất lượng và giải
thưởng Chất lượng Quốc gia Malcolm Baldrige để cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên,
việc làm của TQM trong giáo dục chưa được coi là thích hợp vì TQM tập trung chủ
yếu vào việc tạo ra niềm vui của khách hàng mà các nhà nghiên cứu cảm thấy
khơng phải là mục đích của giáo dục (Ritu, 2012).
Nghiên cứu trước đó đã chỉ ra những khó khăn của việc tìm kiếm một cơng cụ tiêu
chuẩn để đo lường chất lượng dịch vụ (Carman năm 1990; Crosby, 1979, dẫn theo
Ritu,2012). Tuy nhiên, Parasuraman và cộng sự đã phát triển một quy mô
SERVQUAL để đo lường chất lượng dịch vụ. SERVQUAL và các phiên bản


7
chuyển thể của nó đã đư ợc sử dụng rộng rãi trong các dịch vụ khác nhau như ngân
hàng, bán lẻ, buôn bán, y tế, giáo dục trong cả nước phát triển và một số phạm vi
trong nước đang phát triển.
Cơng cụ này vẫn cịn phổ biến mặc dù những lời chỉ trích nặng. Ban đầu,
Parasuraman và cộng sự xác định mười yếu tố quyết định đặc trưng cho nhận thức
của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Những yếu tố quyết định giảm xuống còn
năm yếu tố trong các nghiên cứu tiếp theo của họ và hữu hình bao gồm, độ tin cậy,
đáp ứng, bảo đảm và đồng cảm. Công cụ SERVQUAL dựa trên những yếu tố quyết
định sử dụng 22 vật phẩm và một thang Likert bảy điểm khác nhau, từ "khơng đồng
ý" đến "hồn tồn đồng ý". Một số nghiên cứu đã được thực hiện thành công ở các
nước khác dựa trên phiên bản chuyển thể của SERVQUAL để đánh giá nhận thức
của sinh viên về chất lượng dịch vụ (Ritu, 2012).

Harvey và Green (1993) đề cập đến năm khía cạnh chất lượng giáo dục đại học và
đã được nhiều tác giả thảo luận, công nhận và phát triển:
 Chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc).
 Chất lượng là sự hoàn hảo (kết quả hồn thiện, khơng có sai sót).
 Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng).
 Chất lượng là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đáng giá để đầu tư).
 Chất lượng là sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái
khác).
Các định nghĩa về khái niệm chất lượng đều thể hiện: "chất lượng là sự phù hợp với
mục tiêu".


8
2.1.2 Cách tiếp cận nâng cao chương trình đào tạo giáo dục đại học.
Theo Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Quốc tế (INQUAHE International Network of Quality Assurance in Higher Education) thì chất lượng
giáo dục đại học là:
 Tuân theo các tiêu chuẩn quy định.


Đạt được các mục tiêu đề ra.

Như vậy, chất lượng giáo dục đại học hoặc là phải có một bộ tiêu chuẩn về tất cả
các lĩnh v ực phục vụ công tác kiểm định chất lượng; hoặc là dựa trên mục tiêu của
từng lĩnh vực để đánh giá. Kết hợp chúng lại, có thể nói rằng chất lượng giáo dục
đại học được đánh giá, kiểm định căn cứ vào các tiêu chuẩn được lựa chọn phù hợp
với mục tiêu kiểm định. Tiếp theo, tác giả trình bày một số bộ tiêu chuẩn được áp
dụng để đo lường chất lượng trong giáo dục đại học được áp dụng trên thế giới.
2.1.2.1 ISO 9000
Mặc dù bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ban đầu được áp dụng để thiết lập công nghiệp,
nhưng ngày nay, các tổ chức dịch vụ cũng sử dụng bộ tiêu chuẩn này để quản lý

chất lượng. Cuối năm 2008, hơn 40% giấy chứng nhận ISO 9001 cho các tổ chức
dịch vụ. Đặc biệt, các cơ sở giáo dục đang dần quan tâm đến việc thực hiện tiêu
chuẩn ISO 9000 vì các tổ chức giáo dục cạnh tranh lẫn nhau để thu hút và duy trì
sinh viên, do đó, thực hiện ISO như là một vũ khí cạnh tranh (Gamboa và cộng sự,
2012). Ngoài ra, các cơ quan quản lý đang yêu c ầu các trường đại học thực hiện quá
trình cải tiến chương trình đào t ạo để thúc đẩy chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu thực nghiệm về việc thực hiện ISO 9000 trong các
cơ sở giáo dục. Có một số tác giả tranh luận về sự liên quan của ISO 9000 đối với
giáo dục, một số khác nghiên cứu ISO 9000 giúp cải thiện thành tích học sinh, và có
một số cơng trình nghiên cứu kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn ISO 9000 trong


9
giáo dục, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tham khảo phiên bản 1994 của tiêu
chuẩn này chứ không phải phiên bản năm 2000 (Gamboa và cộng sự, 2012).
Gamboa và cộng sự (2012) đã nghiên c ứu những lợi ích, nhược điểm và các yếu tố
thành công của tiêu chuẩn ISO 9001:2000 ở các trường tại Bồ Đào Nha. Kết quả đạt
được là việc áp dụng ISO 9001:2000 đã giúp các sinh viên có những hiểu biết
phong phú và ý nghĩa về ngành nghề mình theo học. Nghiên cứu này còn giúp ban
quản lý nhà trường và giáo viên lập kế hoạch và giám sát quá trình thực hiện.
2.1.2.2 ACBSP (the Accreditation Council for Business Schools and Programs)
ACBSP (the Accreditation Council for Business Schools and Programs) là một hiệp
hội hàng đầu công nhận cho hỗ trợ giáo dục chuyên ngành kinh doanh. Trong năm
2011, ACBSP xác định mười bảy cơ sở giáo dục là các thành viên ở North Carolina.
Trong số này, chỉ có chín trường đại học được ACBSP cấp một hoặc nhiều chứng
nhận chương trình đào t ạo bậc đại học.
ACBSP trình bày sáu tiêu chuẩn và một số tiêu chí cho mỗi tiêu chuẩn để đo lường
và chứng minh sự phù hợp với tiêu chuẩn. Ở đây chúng tôi liệt kê các tiêu chuẩn.
Mỗi tiêu chuẩn được đo dựa trên một số tiêu chí để thực hiện:
Tiêu chuẩn 1: Lãnh đạo.

Tiêu chuẩn 2: Kế hoạch chiến lược.
Tiêu chuẩn 3: Tập trung vào sinh viên và các bên có liên quan.
Tiêu chuẩn 4: Đo lường và phân tích hiệu suất học tập của sinh viên.
Tiêu chuẩn 5: Tập trung vào giảng viên và nhân viên.
Tiêu chuẩn 6: Quy trình quản lý giáo dục và kinh doanh.
2.1.2.3 CDIO
CDIO là một hệ thống phương pháp tiếp cận phát triển chương trình đào tạo kỹ sư,
nhưng về cơ bản là quy trình đào t ạo chuẩn có thể áp dụng cho hầu hết các chuyên


10
ngành (Võ, 2012). Đề xướng CDIO được hình thành từ năm 2000 bắt nguồn từ viện
công nghệ MIT, USA và một số trường kỹ thuật hàng đầu thế giới (Nguyễn và cộng
sự, 2012). Trong những năm gần đây, hơn 50 trường đại học trên thế giới đã áp
dụng để xây dựng chương trình đào tạo. CDIO được viết tắt của cụm từ tiếng Anh
Conceive (hình thành ý tưởng) - Design (thiết kế ý tưởng) - Implement (thực hành)
- Operate (vận hành). Về bản chất CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào
tạo, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội trên cơ sở xác định các yếu tố đầu ra, từ đó
thiết kế chương trình và k ế hoạch đào tạo (Võ, 2012). Đề xướng CDIO xác định ba
mục tiêu chung là đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng (Crawley và
cộng sự, 2007):
 Am hiểu về kiến thức chuyên ngành và nền tảng kỹ thuật.
 Dẫn đầu trong việc kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới.
 Nhận định được tầm quan trọng và tác động chiến lược của nghiên cứu và
phát triển công nghệ đổi mới với xã hội.
Sáng kiến về định hướng CDIO nhấn mạnh một nền giáo dục phải tuân theo nguyên
tắc cơ bản, được thiết lập trong bối cảnh Conceive (hình thành ý tưởng) - Design
(thiết kế ý tưởng) - Implement (thực hành) - Operate (vận hành) sản phẩm, quy trình
và hệ thống. Các tính năng nổi bật của tầm nhìn này theo là:
 Giáo dục dựa trên các mục tiêu chương trình rõ ràng và kết quả học tập của

sinh viên, thiết lập thông qua sự tham gia của các bên liên quan
 Kết quả học tập được đáp ứng bằng cách xây dựng một chuỗi các tích hợp
trải nghiệm, một số trong đó là kinh nghiệm mà các kỹ sư sẽ gặp phải
trong nghề nghiệp của họ.
 Áp dụng đúng đắn của các kinh nghiệm học tập tích hợp sẽ làm cho chúng
có tác động kép kỹ năng giảng dạy và hỗ trợ học tập tốt hơn.
Nhằm thực hiện mục tiêu “đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội”, xây dựng chất lượng


11
đào tạo chuẩn mực quốc tế”, tiếp cận đề xướng CDIO là một trong những chương
trình trọng điểm đang được ĐHQG HCM áp dụng và triển khai như một khung
chuẩn để phát triển chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội, cũng như các
chuẩn mực đào tạo của quốc tế (Nguyễn và cộng sự, 2012).
Theo đó, đề xướng CDIO gồm 12 tiêu chuẩn (Hồ và cộng sự biên dịch, 2009):
Tiêu chuẩn 1: Bối cảnh: tiếp nhận nguyên lý rằng việc phát triển và triển khai vòng
đời của sản phẩm, quy trình và hệ thống - Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và
vận hành - là bối cảnh giáo dục kỹ thuật.
Tiêu chuẩn 2: Chuẩn đầu ra: Những chuẩn đầu ra cụ thể và chi tiết với những kỹ
năng mềm như giao tiếp, kỹ năng cá nhân và những kỹ năng phát triển sản phẩm,
quy trình và hệ thống, cũng như các ki ến thức chuyên mơn, phải được thống nhất
với mục tiêu của chương trình và đư ợc phê chuẩn bởi các bên liên quan của chương
trình.
Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào t ạo tích hợp: Các khoá học về kiến thức chuyên
ngành phải hỗ trợ lẫn nhau, có kế hoạch rõ ràng trong việc tích hợp các kỹ năng cá
nhân và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống.
Tiêu chuẩn 4: Giới thiệu về kỹ thuật: một mơn giới thiệu mang lại khung chương
trình cho thực hành kỹ thuật trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống, và
giới thiệu các kỹ năng cá nhân và kỹ năng giao tiếp thiết yếu.
Tiêu chuẩn 5: Các trải nghiệm thiết kế và triển khai: Một chương trình đào t ạo gồm

ít nhất hai trải nghiệm thiết kế - triển khai, bao gồm một ở trình độ cơ bản và một ở
trình độ nâng cao.
Tiêu chuẩn 6: Khơng gian làm việc kỹ thuật: Không gian làm việc kỹ thuật và các
phịng thí nghiệm hỗ trợ, khuyến khích học tập thực hành trong việc kiến tạo sản
phẩm, quy trình và hệ thống, kiến thức chuyên ngành, học tập xã hội.
Tiêu chuẩn 7: Các trải nghiệm học tập tích hợp: Đưa đến sự tiếp thu các kiến thức


12
chuyên ngành cũng như các k ỹ năng cá nhân và giao tiếp và các kỹ năng kiến tạo
sản phẩm, quy trình và hệ thống.
Tiêu chuẩn 8: Học tập chủ động: Giảng dạy và học tập dựa trên các phương pháp
trải nghiệm chủ động.
Tiêu chuẩn 9: Nâng cao năng lực về kỹ năng của giảng viên: Các hành động nâng
cao năng lực của giảng viên trong kỹ năng giao tiếp cá nhân, giao tiếp xã hội, các
kỹ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống.
Tiêu chuẩn 10: Nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên: Các hành động nâng
cao năng lực của giảng viên trong việc cung cấp các trải nghiệp học tập tích hợp,
trong việc sử dụng các phương pháp học tập trải nghiệm chủ động, và trong việc
đánh giá học tập của sinh viên.
Tiểu chuẩn 11: Đánh giá học tập: Đánh giá học tập của sinh viên về các kỹ năng cá
nhân và giao tiếp, các kỹ năng kiến tạo sản phẩm , quy trình và hệ thống, cũng như
kiến thức chuyên ngành.
Tiểu chuẩn 12: Kiểm định chương trình: một hệ thống kiểm định các chương trình
theo 12 tiêu chuẩn này, và cung cấp phản hồi đến sinh viên, giảng viên và các bên
có liên quan khác cho mục đích cải tiến liên tục.
Khóa luận này, tác giả tập trung khảo sát về chuẩn đầu ra CDIO (tiêu chuẩn số 2)
trong bộ các tiêu chuẩn CDIO về đánh giá chất lượng đào tạo. Do đó, sau đây tác
giả trình bày về các yếu tố trong chuẩn đầu ra CDIO.
Kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên tốt nghiệp là kết quả của quá trình giáo

dục tại trường đại học, được hệ thống hóa trong đề cương CDIO. Các kỹ năng và
kiến thức ở cấp độ 3 mà sinh viên có thể làm sau khi kết thúc chương trình đào t ạo
bậc đại học được trình bày ở bảng 2.1. Ngồi ra, kiến thức học tập kỹ thuật (Phần
1), các chương trình học quy định cụ thể kết quả học tập như cá nhân, và giữa các
cá nhân và sản phẩm, quá trình và xây dựng hệ thống. Kết quả học tập cá nhân


×