Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ súng bắn đại phun sơn tại khu du lịch thung lũng tình yêu (giai đọan 2014 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 68 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN NGỌC LAN

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ SÚNG BẮN
ĐẠN PHUN SƠN TẠI KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH
U (GIAI ĐOẠN 2014-2016)
Chun ngành: Quản trị kinh doanh

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2014


Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN NGỌC LAN

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ SÚNG BẮN
ĐẠN PHUN SƠN TẠI KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH
U (GIAI ĐOẠN 2014-2016)
Chun ngành: Quản trị kinh doanh

KHĨA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3 năm 2014



CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Nguyễn Hậu
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Trương Thị Lan Anh
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Trần Thị Kim Loan
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ/nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
KHÓA LUẬN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 15 tháng 05
năm 2014.
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. Trương Thị Lan Anh
2. Thư ký: TS. Trần Thị Kim Loan
3. Ủy viên: PGS. TS. Lê Nguyễn Hậu
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯƠNG THỊ LAN ANH

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

LÊ NGUYỄN HẬU


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Tp. HCM, ngày 31 tháng 03 năm 2014

NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: Trần Ngọc Lan

Giới tính

: Nữ

Ngày tháng năm sinh

: 10/09/1984

Nơi sinh

: Đà Lạt

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh

MSHV

: 10170783

Khoá (Năm trúng tuyển) : 2010

1. TÊN ĐỀ TÀI:
Lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ súng bắn đạn phun sơn tại Khu du lịch
Thung lũng Tình yêu (giai đoạn 2014 – 2016)
2. NHIỆM VỤ KHỐ LUẬN:
 Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết để làm tiền đề phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh dịch vụ súng bắn đạn phun sơn.
 Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
súng sơn tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu.
 Đề ra giải pháp và lập kế hoạch nhằm cải thiện kết quả kinh doanh dịch vụ súng
sơn giai đoạn 2014 – 2016.
 Thông qua kế hoạch kinh doanh đã lập, đánh giá tính khả thi của kế hoạch và đề
ra kế hoạch hành động
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 25/11/2013
4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/03/2014
5. HỌC VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
-

PGS.TS LÊ NGUYỄN HẬU

-

ThS. LẠI HUY HÙNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành khố luận, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các
bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn
chân thành tới:
Phòng đào tạo sau đại học, Văn phòng Khoa Quản lý Công Nghiệp
trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành khố luận.
Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Nguyễn Hậu, Thạc sĩ Lại Huy Hùng, đã
hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình
hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các anh/chị Phòng Kế toán, Phòng Kinh
doanh, Phòng Tổng hợp Cơng ty CPDL Thung lũng Tình u Đà Lạt đã cung
cấp tài liệu và tạo điều kiện để tơi hồn thành khố luận này.
Xin chân thành cảm ơn bố mẹ anh chị em đã luôn ở bên cạnh động viên
và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn.
Tp. Đà Lạt, ngày 31 tháng 3 năm 2014
Học viên

Trần Ngọc Lan


iii

TĨM TẮT NỘI DUNG KHỐ LUẬN
Nội dung của khố luận này tập trung tìm hiểu cơ sở lý thuyết việc lập kế

hoạch kinh doanh, nội dung cơ bản của một bản kế hoạch kinh doanh.
Phân tích thực trạng hoạt động của dịch vụ súng bắn đạn phun sơn tại Khu
du lịch Thung lũng Tình yêu Đà Lạt, tìm hiểu các yếu tố bên ngoài, bên trong doanh
nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu của dịch vụ so với các đối thủ. Từ đó, tìm ra
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ súng sơn, Dựa trên các kết
quả phân tích, giải pháp đặt ra để làm cơ sở lập kế hoạch kinh doanh cho dịch vụ
súng bắn đạn phun sơn tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu Đà Lạt trong giai đoạn
2014 – 2016.
Đánh giá tính khả thi của kế hoạch đồng thời đưa ra một số kiến nghị giúp
cải thiện kết quả kinh doanh cho dịch vụ súng sơn tại Khu du lịch Thung lũng Tình
yêu Đà Lạt.


iv

ABSTRACT
Contents of this minor thesis focused on understanding the theoretical basis of
the business plan, the basic contents of a business plan.
Analysing the business environment of enterprises, strengths, weaknesses,
opportunities and risks of the business environment, the inputs and outputs helps
providing the basis for planning business plan of paint-ball service at Da Lat’s
Valley of Love.
Evaluating the feasibility of the plan and make some recommendations to
improve business performance for the years 2014-2016.


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Doanh thu dịch vụ từ năm 2011 - 2013

Bảng 3.2: So sánh giá vốn hàng bán/doanh thu qua các năm 2011 – 2013
Bảng 3.3: Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2011 – 2013
Bảng 4.1: Doanh thu súng sơn 2012 (4 tháng)
Bảng 4.2: Doanh thu súng sơn 2013
Bảng 4.3: Tỷ lệ doanh thu súng sơn/ doanh thu vé cổng năm 2012 - 2013
Bảng 4.4: Chi phí súng sơn năm 2012-2013
Bảng 4.5: Lợi nhuận súng sơn năm 2012 - 2013
Bảng 4.6: Mục tiêu lượt khách năm 2014 – 2016
Bảng 4.7: Mục tiêu sản lượng đạn năm 2014 – 2016
Bảng 4.8: Mục tiêu doanh thu súng sơn năm 2014 - 2016
Bảng 4.9: Kế hoạch chi phí súng sơn năm 2014 - 2016
Bảng 4.10: Kế hoạch chi phí chiết khấu bán hàng súng sơn năm 2014 - 2016
Bảng 4.11: Kế hoạch chi phí quản lý chung súng sơn năm 2014 - 2016
Bảng 4.12: Kế hoạch chi phí dịch vụ mơi trường rừng năm 2014 - 2016
Bảng 4.13: Kế hoạch chi phí khấu hao súng sơn năm 2014 - 2016
Bảng 4.14: Kế hoạch giá vốn hàng bán súng sơn năm 2014 - 2016
Bảng 4.15: Kế hoạch chi phí nhân sự súng sơn năm 2014 - 2016
Bảng 4.16: Kết quả kinh doanh dự kiến dịch vụ súng sơn năm 2014 - 2016


vi

MỤC LỤC
NHIỆM VỤ KHOÁ LUẬN THẠC SĨ ............................................................ I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. II
TĨM TẮT NỘI DUNG KHỐ LUẬN ........................................................ III
MỤC LỤC ................................................................................................. VI
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ........................................................................... 1
1.1. Lý do hình thành đề tài: .................................................................. 1

1.2. Mục tiêu của khóa luận: .................................................................. 1
1.3. Đối tượng và phạm vi: .................................................................... 2
1.4. Phương pháp giải quyết vấn đề: ...................................................... 2
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ........................................................... 4
1.6. Bố cục của khóa luận ...................................................................... 4
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................. 6
2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh ...................................................... 6
2.2. Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh ........................................ 6
2.3. Nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh .................................... 7
2.3.1. Giới thiệu công ty ..................................................................................... 7
2.3.2. Mô tả sản phẩm/dịch vụ ........................................................................... 7
2.3.3. Phân tích thị trường .................................................................................. 8
2.3.3.1. Thị trường tổng thể: .......................................................................... 8
2.3.3.2. Phân khúc thị trường: ....................................................................... 8
2.3.3.3. Thị trường trọng tâm: ....................................................................... 9
2.3.3.4. Phân tích cạnh tranh: ........................................................................ 9
2.3.4. Phân tích SWOT ..................................................................................... 10
2.3.4.1. Cơ hội: ............................................................................................ 10
2.3.4.2. Đe dọa và rủi ro: ............................................................................. 10
2.3.4.3. Thế mạnh chính của doanh nghiệp: ................................................ 10
2.3.4.4. Điểm yếu chính của doanh nghiệp: ................................................ 10
2.3.5. Kế hoạch tiếp thị..................................................................................... 10


vii

2.3.5.1. Phối thức tiếp thị: ........................................................................... 11
2.3.5.2. Giá bán sản phẩm: .......................................................................... 11
2.3.5.3. Phương thức chiêu thị: .................................................................... 11
2.3.6. Kế hoạch hoạt động ................................................................................ 11

2.3.7. Kế hoạch nhân sự ................................................................................... 12
2.3.8. Kế hoạch về nguồn lực và tài chính ....................................................... 12
2.3.9. Phân tích rủi ro ....................................................................................... 13
2.4. Q trình lập bản kế hoạch kinh doanh........................................... 13
2.5. Tóm tắt chương II .......................................................................... 15
CHƯƠNG III. GIỚI THIỆU VỀ KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH U
ĐÀ LẠT .................................................................................................... 16
3.1. Giới thiệu về Cơng ty CPDL Thung lũng Tình yêu Đà Lạt: ............ 16
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................... 16
3.1.2. Giới thiệu về Công ty: ............................................................................ 16
3.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty: ..................................................... 17
3.2. Hoạt động kinh doanh: ................................................................... 17
3.2.1. Dịch vụ cảnh quan: ................................................................................. 17
3.2.2. Dịch vụ vui chơi giải trí: ........................................................................ 18
3.2.3. Dịch vụ nhà hàng:................................................................................... 18
3.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2011
– 2013: ................................................................................................. 18
3.3.1. Phân tích doanh thu: ............................................................................... 18
3.3.2. Phân tích giá vốn hàng bán: ................................................................... 20
3.3.3. Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: ................ 21
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty trong những năm gần đây: ................................................................ 24
3.5. Giới thiệu chung về trò chơi súng bắn đạn phun sơn: ..................... 25
3.6. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ súng bắn đạn phun sơn giai
đoạn tháng 9/2012 đến hết năm 2013 .................................................... 27


viii

3.6.1. Doanh thu: .................................................................................. 27

3.6.2. Chi phí: ...................................................................................... 29
3.6.3. Lợi nhuận: .................................................................................. 29
3.7. Tóm tắt chương III: ....................................................................... 29
CHƯƠNG IV. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH DỊCH VỤ SÚNG BẮN
ĐẠN PHUN SƠN TẠI KHU DU LỊCH THUNG LŨNG TÌNH YÊU ĐÀ LẠT
( GIAI ĐOẠN 2014 – 2016) ............................................................................ 30
4.1. Lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ súng bắn đạn phun sơn giai đoạn
2014 -2016 ........................................................................................... 30
4.1.1. Phân tích thị trường ................................................................................ 30
4.1.1.1. Thị trường tổng thể ......................................................................... 30
4.1.1.2. Phân khúc thị trường ...................................................................... 31
4.1.1.3. Phân tích cạnh tranh ....................................................................... 31
4.1.2. Phân tích SWOT ..................................................................................... 32
4.1.2.1. Điểm mạnh ..................................................................................... 32
4.1.2.2. Điểm yếu ......................................................................................... 33
4.1.2.3. Cơ hội ............................................................................................. 33
4.1.2.4. Thách thức ...................................................................................... 33
4.1.2.5. Chiến lược SWOT .......................................................................... 33
4.2. Kế hoạch bán hàng - tiếp thị .......................................................... 34
4.2.1. Định giá sản phẩm: ..................................................................... 34
4.2.2. Kế hoạch doanh thu: ................................................................... 35
4.2.3. Mục tiêu lượt khách: ................................................................... 35
4.2.4. Mục tiêu sản lượng: .................................................................... 36
4.2.5. Mục tiêu doanh thu bán hàng 3 năm 2014 – 2016: ....................... 36
4.2.6. Kế hoạch quảng cáo/khuyến mãi: ................................................ 37
4.3. Triển khai hoạt động kinh doanh: ................................................... 39
4.3.1. Tổ chức kinh doanh: ................................................................... 39
4.3.2. Tổ chức hoạt động thao trường: .................................................. 40



ix

4.3.3. Thiết bị phục vụ: ......................................................................... 41
4.3.4. Công tác quản lý thiết bị: ............................................................ 42
4.4. Kế hoạch chi phí: ........................................................................... 42
4.4.1. Chi phí quảng cáo ....................................................................... 42
4.4.2. Chi phí chiết khấu bán hàng ........................................................ 42
4.4.3. Chi phí quản lý ........................................................................... 43
4.4.4. Chi phí khấu hao tài sản .............................................................. 43
4.4.5. Giá vốn hàng bán ........................................................................ 44
4.5. Kế hoạch nhân sự .......................................................................... 44
4.6. Dự kiến kết quả hoạt động kinh doanh ........................................... 45
4.7. Tóm tắt chương IV: ....................................................................... 46
CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA KẾ HOẠCH VÀ ĐƯA RA
GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ..................................................................... 47
5.1. Đánh giá tính khả thi của kế hoạch ................................................. 47
5.2. Các giải pháp để thực hiện kế hoạch .............................................. 47
5.2.1. Giải pháp kinh doanh: ............................................................................ 47
5.2.2. Giải pháp khác: ....................................................................................... 48
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 49
6.1. Kết luận: ........................................................................................ 49
6.2. Kiến nghị:...................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 50
PHỤ LỤC .................................................................................................. 51
Phụ lục 1: Bảng kết quả hoạt động sản xuát kinh doanh Cơng ty CPDL
Thung lũng Tình u Đà Lạt 3 năm (2011 – 2013) ................................ 51
Phụ lục 2: Bảng cân đối kế tốn Cơng ty CPDL Thung lũng Tình yêu Đa
Lạt 3 năm (2011 – 2013). ...................................................................... 52
Phụ lục 3: Khấu hao tài sản năm 2012, 2013 ......................................... 55
Phụ lục 4: Chi tiết lương tháng năm 2014-2016 .................................... 55

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ......................................................................... 56


1

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU
1.1. Lý do hình thành đề tài:
Thành phố Đà Lạt là thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên
Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên: 393,29
km². Với nhiều cảnh quan đẹp, Đà Lạt là một trong những thành phố du lịch nổi
tiếng nhất của Việt Nam. Đà Lạt được mệnh danh là: thành phố Hoa, thành phố
Tình yêu, thành phố Mùa xuân, thành phố Sương mù…
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố Đà Lạt và Tỉnh Lâm Đồng.
Năm 2012, thành phố đón gần 2,5 triệu lượt khách (tăng 10,7% so với năm 2011),
tổng doanh thu dịch vụ đạt 3,475 tỷ chiếm 22,6% GDP toàn Tỉnh.
Hiện nay, toàn tỉnh Lâm Đồng có 32 khu du lịch, trong đó, Khu du lịch Thung
lũng Tình yêu là một trong những Khu du lịch nổi tiếng nhất thành phố, lượng
khách tham quan trung bình hàng năm trên 500.000 lượt khách.
Tuy nhiên, doanh thu chủ yếu của Khu du lịch là doanh thu vé, các dịch vụ bên
trong khu du lịch còn hạn chế và khơng có tính đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao, đa dạng của khách hàng, Khu du lịch đã triển khai dịch vụ súng bắn đạn
phun sơn (paint-ball) nhằm tạo ra một dịch vụ mới lạ, thu hút khách hàng và tạo ra
lợi thế cạnh tranh so với các Khu du lịch khác trong Tỉnh và trong cả nước.
Dịch vụ súng bắn đạn phun sơn được triển khai trong Khu du lịch từ tháng
9/2012, tuy nhiên, cho đến nay, dịch vụ không đạt được hiệu quả như mong đợi.
Doanh thu khơng bù được chi phí, Do đó, Ban giám đốc Công ty đang cân nhắc
vấn đề tiếp tục duy trì dịch vụ hay ngưng hoạt động này, thanh lý thiết bị để giảm
lộ. Nhận thấy đây là một dịch vụ mới mẻ, có khả năng phát triển nhưng chưa được
đầu tư đúng mức, tác giả chọn đề tài “Lập kế hoạch kinh doanh cho dịch vụ súng
bắn đạn phun sơn tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu giai đoạn 2014 - 2016”

nhằm tìm ra những nguyên nhân và đề ra giải pháp, lập kế hoạch kinh doanh cho
dịch vụ này.
1.2. Mục tiêu của khóa luận:


2

 Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
súng sơn tại Khu du lịch Thung lũng Tình yêu.
 Đề ra giải pháp và lập kế hoạch nhằm cải thiện kết quả kinh doanh dịch vụ súng
sơn giai đoạn 2014 – 2016.
 Thông qua kế hoạch kinh doanh đã lập, đánh giá tính khả thi của kế hoạch và đề
ra kế hoạch hành động
1.3. Đối tượng và phạm vi:
 Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ súng bắn đạn phun sơn
 Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ súng bắn đạn phun sơn tại Khu du lịch Thung
lũng Tình yêu
1.4. Phương pháp giải quyết vấn đề:
 Thu thập số liệu: phương pháp thu thập số liệu
 Tài liệu nội bộ Công ty: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
báo cáo kinh doanh …
 Phỏng vấn cấp quản lý và nhân viên phục vụ trực tiếp
 Phân tích số liệu: phương pháp phân tích số liệu
 Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu làm gốc) nhằm xác
định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu. Đây là phương pháp
đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh tế.
o Phương pháp số tuyệt đối: so sánh giữa kết quả thực hiện so với kế hoạch,
so sánh tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận … giữa các giai đoạn. Số

tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm phản ánh quy mô, khối lượng của
sự kiện, phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sự biến động về quy mô,
khối lượng.
So sánh bằng số tuyệt đối = chỉ tiêu kỳ sau - chỉ tiêu kỳ trước


3

o Phương pháp số tương đối (tỷ lệ %): Là kết quả của phép chia giữa trị số
của kỳ sau so với kỳ trước của các chỉ tiêu kinh tế, nhằm nghiên cứu tốc
độ phát triển, tỷ trọng trong cơ cấu tổng thể của các chỉ tiêu này.
Số tương đối hoàn thành kế hoạch
Chỉ tiêu thực
Mức độ hoàn thành kế
hoạch =

tế
Chỉ tiêu kế
hoạch

 Phân tích SWOT: đây là phương pháp quan trọng mà thơng qua đó nhìn thấy
được điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội hay nguy cơ để từ đó lựa chọn chiến lược
phù hợp để lập kế hoạch kinh doanh cho Công ty và phát triển 4 loại chiến lược
sau:
a. Chiến lược SO:
Là chiến lược sử dụng những điểm mạnh bên trong của doanh nghiệp để tận
dụng những cơ hội bên ngoài. Tất cả các nhà quản trị đều mong muốn tổ chức của
họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có thể được sử dụng để lợi dụng
những xu hướng và biến cố của mơi trường bên ngồi.
b. Chiến lược WO

Là chiến lược nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng
những cơ hội bên ngồi. Đơi khi những cơ hội lớn bên ngồi đang tồn tại, nhưng
doanh nghiệp có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ hội
này.
c. Chiến lược ST
Là chiến lược sử dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp để tránh khỏi hay giảm
đi ảnh hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này khơng có nghĩa là một tổ
chức hùng mạnh ln ln gặp phải những mối đe dọa từ bên ngồi.
d. Chiến lược WT
Là các chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh
khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài. Một tổ chức đối đầu với vô số mối đe dọa bên


4

ngồi và điểm yếu bên trong có thể khiến cho nó lâm vào hồn cảnh khơng an tồn
chút nào. Trong thực tế, một tổ chức như vậy phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn
chế chỉ tiêu, tuyên bố phá sản hay phải chịu vỡ nợ.
Lập ma trân SWOT
Ma trận SWOT

Những điểm mạnh

Những điểm yếu (W)
Liệt kê những điểm

(S)
Liệt kê những điểm yếu
mạnh
Các cơ hội (O)


Các chiến lược SO

Các chiến lược WO

Liệt kê các cơ hội

Sử dụng các điểm

Vượt qua những điểm

mạnh để tận dụng cơ hội

yếu bằng cách tận dụng
các cơ hội

Các mối đe dọa (T)

Các chiến lược ST

Các chiến lược WT

Liệt kê các đe dọa

Sử dụng các điểm

Tối thiểu hóa những

mạnh để tránh các mối đe điểm yếu và tránh các mối
dọa


đe dọa

 Lập kế hoạch hành động, dự báo kết quả kinh doanh: dựa trên kế hoạch hành
động đề ra, tình hình thực tế, lấy ý kiến của ban giám đốc, nhà quản lý trực tiếp,
dự báo kết quả kinh doanh trong giai đoạn nhất định.
1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
Tìm ra nguyên nhân dịch vụ súng bắn đạn phun sơn tại Khu du lịch Thung lũng
Tình u khơng đạt được kết quả như mong đợi đồng thời đề ra giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh của dịch vụ, lập kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn 3 năm tới.
1.6. Bố cục của khóa luận
Khố luận được chia thành sáu chương. Trong đó chương một là chương mở
đầu, giới thiệu lý do hình thành đề tài, mục tiêu đề tài, đối tượng, phạm vi và
phương pháp thực hiện và bố cụ của khoá luận. Cho người đọc một cái nhìn tổng
quan về khố luận. Chương hai làm rõ các cơ sở lý thuyết, khái niệm và ý nghĩa của
việc lập kế hoạch kinh doanh đồng thời thể hiện các nội dung cơ bản của một kế


5

hoạch kinh doanh. Chương ba giới thiệu về Công ty CPDL Thung lũng Tình yêu và
dịch vụ súng sơn tại khu du lịch; nêu khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty
trong ba năm gần nhất và kết quả kinh doanh của dịch vụ súng sơn từ khi mới đi
vào hoạt động đến nay. Chương bốn phân tích các yếu tố bên ngoài, bên trong ảnh
hưởng đến hoạt động của dịch vụ súng sơn, từ đó đưa ra kế hoạch bán hàng, kế
hoạch kinh doanh … Chương năm trình bày các đề xuất các biện pháp thực hiện.
Cuối cùng là chương sáu nêu những kết luận và kiến nghị để Công ty thực hiện kế
hoạch một cách hiệu quả.



6

CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh là bản tổng hợp các nội dung chứa trong các kế hoạch bộ
phận bao gồm kế hoạch tiếp thị, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài
chính mà doanh nghiệp dự kiến thực hiện trong thời đoạn 3-5 năm. Nội dung kế
hoạch kinh doanh nhằm mơ tả, phân tích hiện trạng hoạt động bên trong doanh
nghiệp và bên ngồi doanh nghiệp (mơi trường kinh doanh), trên cơ sở đó đưa ra
các hoạt động dự kiến trong tương lai nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Với các
phân tích về nguồn lực của doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh, về đối thủ
cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra các chiến lược/kế hoạch thực hiện cùng
các dự báo kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế hoạch.
2.2. Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh
Có thể liệt kê các lợi ích chính khi triển khai kế hoạch kinh doanh như sau:
 Có lợi ích cho việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận của doanh nghiệp, quá
trình này yêu cầu các thành viên chủ chốt trong doanh nghiệp phải phối hợp với
nhau để cùng xem xét, đánh giá và đưa ra phương án hoạt động cho doanh
nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc và toàn diện.
 Giúp doanh nghiệp tập trung được các ý tưởng và đánh giá tính khả thi của các
cơ hội triển khai của doanh nghiệp. Ngồi ra, q trình này còn được xem là q
trình kiểm tra tính thực tế của các mục tiêu đề ra trong các hoạt động của doanh
nghiệp.
 Là công cụ nhằm định hướng hoạt động của doanh nghiệp vì kế hoạch được lập
trên cơ sở đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp, dự kiến các hoạt động và các
kết quả doanh nghiệp có thể đạt được trong tương lai. Ngoài ra, sử dụng kế
hoạch kinh doanh như là một cơng cụ quản lý trong q trình hoạt động của
doanh nghiệp. Một bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái
nhìn tồn điện, có cách phân tích hợp lý, cân đối cho các vấn đề lớn cần giải
quyết. Qua đó, có thể vận dụng các điểm mạnh của doanh nghiệp, khai thác các

điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, nhằm hướng doanh nghiệp đến thành công.


7

 Là một công cụ truyền đạt thông tin nội bộ vì trong đó xác định rõ mục tiêu
doanh nghiệp cần đạt được, nhận dạng đối thủ cạnh tranh, cách tổ chức, lãnh
đạo và sử dụng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Trong môi trường hoạt động
đầy cạnh tranh như ngày hơm nay, các nhà đầu tư không còn xem kinh doanh là
hoạt động may rủi, mà một bản kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy có thể giúp họ
đạt được thành công.
 Là cơ sở cho công tác hoạch định tài chính của doanh nghiệp.
Tóm lại, một kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy và sử dụng kế hoạch này như
một cơng cụ quản lý trong q trình hoạt động.
2.3. Nội dung của một bản kế hoạch kinh doanh
2.3.1. Giới thiệu cơng ty
Mơ tả q tình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, kết quả hoạt động
những năm vừa qua, sản phẩm chính và các biến cố quan trọng.
Nhận dạng loại hình đang hoạt động và ngành nghề chính của doanh nghiệp, thị
trường mục tiêu. Trình bày các điểm cơ bản về mục tiêu của doanh nghiệp, mô tả
những điểm chính, ghi nhận các khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Phác thảo
nhanh về triển vọng phát triển của doanh nghiệp, bản nhiệm vụ hoặc phương châm
kinh doanh của doanh nghiệp.
Mơ tả về tình trạng tài chính của doanh nghiệp, cho người đọc cái nhìn tổng
qt về tình hình hình tài chính của doanh nghiệp.
Mơ tả mục tiêu tổng thể mà doanh nghiệp cần đạt được trong thời gian kế
hoạch, trình bày một cách ngắn gọn triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai,
các điểm khác biệt so với doanh nghiệp khác
2.3.2. Mô tả sản phẩm/dịch vụ
Mơ tả khái qt về sản phẩm/dịch vụ, sau đó trình bày chi tiết về thuộc tính và

các đặc trưng riêng biệt của sản phẩm được xem là quan trọng đối với người mua
hoặc khác biệt của sản phẩm/dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh, các ứng dụng và lợi
ích của sản phẩm/dịch vụ. Trình bày cụ thể các lợi ích mà người mua nhận được từ


8

sản phẩm/dịch vụ và nhu cầu mà sản phẩm/dịch vụ đó đáp ứng bao gồm các lợi ích
trực tiếp và gián tiếp, hữu hình và vơ hình.
Phần này giúp nhận dạng nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng, từ đó
doanh nghiệp có thể tạo ra một thị trường riêng cho sản phẩm/dịch vụ của doanh
nghiệp hoặc triển khai một chương trình tiếp thị khác biệt.
Định vị sản phẩm/dịch vụ, tập trung làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ được
nhận biết bởi khách hàng tiềm năng. Các thuận lợi và khác biệt về sản phẩm/dịch
vụ.
Đánh giá tính cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ, nêu ra những khác biệt cạnh
tranh quan trọng của sản phẩm/dịch vụ, phân tích giảm dần theo tính chất quan
trọng giảm dần của sự khác biệt.
Sản phẩm/dịch vụ tương lai, trình bày các thay đổi có thể có đối với sản
phẩm/dịch vụ hiện có để duy trì cạnh tranh và phải được cập nhật thường xuyên
2.3.3. Phân tích thị trường
2.3.3.1. Thị trường tổng thể:
Xác định và mô tả thị trường tổng thể mà doanh nghiệp đang hoạt động, ước
lượng quy mô thị trường và tốc độ tăng trưởng của nó. Sự hiểu biết về thị trường
tổng thể giúp doanh nghiệp xác định phạm vi hoạt động của doanh nghiệp và kế
hoạch kinh doanh. Việc phân tích kỹ thị trường hoặc ngành có thể dẫn đến cơ hội
kinh doanh hoặc mở rộng thị trường của sản phẩm. Việc này có thể được thực hiện
bằng cách tổng hợp xu hướng hoặc những thay đổi đang diễn ra trên thị trường tổng
thể nhưng có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chú ý đến các thị trường mới, các thay
đổi lớn của đối thủ cạnh tranh, sự vững chắc của các đối thủ cạnh tranh, khách

hàng, nhà cung cấp, các chuyển biến về dân số học trên thị trường và sự xuất hiện
của các sản phẩm thay thế. Một phân tích cẩn trọng về những thay đổi trên thị
trường có thể rất quan trọng để định dạng các phần khác trong kế hoạch kinh doanh
như đánh giá cơ hội, kiểm tra các rủi ro có thể có, đánh giá đối thủ cạnh tranh, xác
định chiến lược, định vị sản phẩm/dịch vụ ...
2.3.3.2. Phân khúc thị trường:


9

Chia thị trường tổng thể ra thành từng nhóm khách hàng khác nhau, những
nhóm này có những đặc trưng khác nhau về hành vi mua hàng hoặc những mong
muốn hay thị hiếu cụ thể riêng của mỗi nhóm. Những khác biệt này có thể do địa lý,
tuổi tác, nghề nghiệp hay hoàn cảnh sử dụng ... Việc chọn yếu tố nào làm căn cứ
cho việc phân khúc tùy thuộc vào mức độ khác biệt về cách tiếp thị cho các phân
khúc khác nhau. Sau khi nhận dạng được phân khúc, cần mô tả khái quát phân khúc
bao gồm quy mô, sức tăng trưởng, khả năng sinh lợi, yêu cầu thị hiếu của khách
hàng, tình trạng cạnh tranh trong mỗi phân khúc ... Việc xác định phân khúc là rất
quan trọng cho việc thiết lập và xem xét chiến lược của doanh nghiệp và chiến lược
tiếp thị.
2.3.3.3. Thị trường trọng tâm:
Xác định và mô tả phân khúc thị trường trọng tâm mà doanh nghiệp đang nhắm
vào, mơ tả q trình ra quyết định mua của khách hàng bao gồm các bước và q
trình diễn tiến (về lý trí cũng như tâm lý) mà người mua trải qua khi ra quyết định
mua hàng. Xác định rõ quá trình ra quyết định mua hàng, doanh nghiệp có thể biết
được cách thức để tác động, ảnh hưởng và thay đổi quyết định mua đó.
2.3.3.4. Phân tích cạnh tranh:
Trình bày ngắn gọn một cách tổng thể về ngành hoạt động, các thơng tin hữu
ích bao gồm cấu trúc ngành, mức độ cạnh tranh, khả năng thu lợi nhuận, xu hướng
hay những chuyển biến đang diễn ra trong ngành và các đặc trưng quan trọng khác.

Đối thủ cạnh tranh chính: chủ yếu tập trung vào đối thủ cạnh tranh trực tiếp với
doanh nghiệp, đặc biệt chú ý vào các đối thủ đang dẫn đầu thị trường, cố gắng giải
thích vì sao doanh nghiệp này thành cơng, xác định xem đối thủ đã định vị sản
phẩm của họ như thế nào và họ đang nhắm tới những phân khúc thị trường nào. Có
thể xếp hạng đối thủ theo mức độ cạnh tranh hoặc liệt kê ra vài đối thủ mà doanh
nghiệp cho là cần quan tâm nhất. Tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi
doanh nghiệp cạnh tranh và những điểm then chốt để dự đốn kế hoạch tương lai
của họ hoặc mơ tả cách ứng phó với các hành vi cạnh tranh. Cố gắng xác định và
tóm tắt chiến lược của đối thủ cạnh tranh.


10

2.3.4. Phân tích SWOT
2.3.4.1. Cơ hội:
Phân tích và so sánh hiện trạng cũng như những chuyển biến về môi trường
kinh doanh, thị trường và nhu cầu sản phẩm, đặc điểm khách hàng ... nhằm nhận ra
cơ hội thị trường. Điều này giúp doanh nghiệp kịp thời nhận ra cơ hội mới.
2.3.4.2. Đe dọa và rủi ro:
Nhận dạng rủi ro lớn nhất mà doanh nghiệp có thể gặp phải, bao gồm đe dọa về
cạnh tranh, những thay đổi thị trường có chiều hướng bất lợi, những cách thức từ
phía sản phẩm/dịch vụ thay thế, phản ứng cạnh tranh đối với những dịch chuyển của
doanh nghiệp, thay đổi trong và ngoài ngành... để doanh nghiệp có những biện pháp
đối phó với rủi ro làm tăng tính thuyết phục cho kế hoạch kinh doanh.
2.3.4.3. Thế mạnh chính của doanh nghiệp:
Liệt kê và mơ tả các điểm mạnh chính giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh
so với đối thủ và có tính thuận lợi trong việc thõa mãn khách hàng. Giải thích tại
sao các điểm này quan trọng và đem lại những thuận lợi gì cho doanh nghiệp.
2.3.4.4. Điểm yếu chính của doanh nghiệp:
Liệt kê và mô tả điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Giải

thích một cách trung thực và khách quan các điểm yếu này và những ảnh hưởng của
chúng đến khả năng cạnh tranh hay sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
2.3.5. Kế hoạch tiếp thị
Mục tiêu tiếp thị: gồm 2 phần là định tính và định lượng
 Định tính: phát biểu về các lĩnh vực trọng tâm được nhấn mạnh hoặc các trạng
thái doanh nghiệp muốn đạt đến ở cuối thời kỳ kế hoạch.
 Định lượng: con số cụ thể như doanh thu, thị phần lợi nhuận ...
Doanh nghiệp có thể đặt ra và theo đuổi 1 hoặc cả 2 mục tiêu đồng thời. Cần
phải đảm bảo mục tiêu và chiến lược tiếp thị phải phù hợp với mục tiêu và chiến
lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.
Chiến lược tiếp thị: định hướng mang tính nguyên tắc cho các hoạt động tiếp thị
nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Nêu các lựa chọn làm nguyên tắc cho các nỗ lực tiếp


11

thị cho doanh nghiệp, bao gồm lựa chọn chiến lược trọng tâm, về phối thức tiếp thị
và về mức ngân sách hay nguồn lực sẽ sử dụng.
2.3.5.1. Phối thức tiếp thị:
Sau khi xác định mục tiêu chiến lược tiếp thị và các hoat động cụ thể của phối
thức tiếp thụ bao gồm sản phẩm, giá bán, cách phân phối và cách chiêu thị sẽ được
đề xuất.
Phương thức phân phối sản phẩm/dịch vụ: mô tả các phương pháp/kênh bán
hàng khác nhau hiện doanh nghiệp đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng để bán sản
phẩm/dịch vụ. Mơ tả chi tiết các khía cạnh nào của phương thức bán hàng đặc biệt
có ý nghĩa đối với sự thành công của doanh nghiệp. Chỉ ra điểm khác biệt so với đối
thủ cạnh tranh.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: đưa ra những dịch vụ hỗ trợ khách hàng, giá trị của
những dịch vụ hỗ trợ đó, phương thức thực hiện.
2.3.5.2. Giá bán sản phẩm:

Nêu chính sách giá và cấu trúc giá bán sản phẩm/dịch vụ, hình thức, mục đích
và mức chiết khấu. Mơ tả phương thức thanh toán tiền. So sánh giá bán của doanh
nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Trình bày mức độ linh hoạt trong quyết định giá
và người phụ trách về định giá.
2.3.5.3. Phương thức chiêu thị:
Mô tả mục tiêu, mức độ/ngân sách và hình thức của các hoạt động chiêu thị mà
doanh nghiệp dự định sẽ thực hiện gồm quảng cáo, khuyến mãi, giao tiếp bán hàng
và quan hệ xã hội. Mô tả chủ đề thông tin mà doanh nghiệp sử dụng. Có thể ghép
nhóm và mơ tả các chương trình chiêu thị theo nhóm sản phẩm/dịch vụ, thị trường
mục tiêu hoặc phương tiện truyền thông.
2.3.6. Kế hoạch hoạt động
Kế hoạch hoạt động nêu các công việc cần thiết cho việc sản xuất, chuyển giao
các sản phẩm/dịch vụ và chọn người thực hiện. Nội dung của kế hoạch hoạt động
phụ thuộc vào bản chất hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp
dịch vụ, thương mại cần nêu chi tiết người thực hiện công việc bán hàng/cung cấp


12

dịch vụ, phương pháp bán hàng/ tiếp xúc khách hàng (qua internet, điện thoại, gửi
mẫu, quảng cáo ...) người thực hiện giám sát, kiểm tra lực lượng bán hàng. Ngoài ra
cần mơ tả q trình thực hiện làm sao để cho một người từ chưa biết sản phẩm/dịch
vụ của doanh nghiệp thành khách hàng của doanh nghiệp. Việc nhận dạng những
người ra quyết định, nêu các giải pháp để vượt qua những trở ngại nhằm đạt được
thõa thuận cuối cùng.
Xác định nguồn lực cần thiết: nguyên vật liệu cần thiết, số lượng, chất lượng,
giá mua, nhà cung cấp ... từ đó lập dự tốn chi phí, lao động cần thiết, yêu cầu về kỹ
năng, số lượng nhân sự và mức lương dự kiến.
Xác định chi phí cần thiết: xác định doanh thu, sản lượng, mức tồn kho nguyên
vật liệu, dự tốn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm/dịch vụ. Lập bảng dự tốn

chi phí sản xuất thơng qua bảng kế hoạch sản lượng, chi phí lao động, chi phí
nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung ... Vị trí và phương tiện sử dụng trong q
trình kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng cần xem xét. Có thể mơ tả các thuận
lợi, bất lợi về vị trí, loại phương tiện, thiết bị vận chuyển, cơ sở hạ tầng ...
2.3.7. Kế hoạch nhân sự
Nêu vắn tắt về năng lực, kinh nghiệm của người chịu trách nhiệm chính của
doanh nghiệp nhằm chứng minh lãnh đạo của doanh nghiệp có đủ năng lực và kinh
nghiệm để điều hành doanh nghiệp làm ra lợi nhuận.
Cấu trúc tổ chức: sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp, xác định rõ ràng trách nhiệm
của từng người sẽ tránh được những xung đột về việc vượt quyền hoặc thực hiện
công việc chồng chéo lẫn nhau.
Kế hoạch về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực: Trình bày chiến lược nhân
sự tổng qt, giải thích nét văn hóa/ phong cách riêng của doanh nghiệp cần xây
dựng, quan điểm nhân sự của doanh nghiệp hoặc mô tả sự khác biệt về chính sách
hay quan điểm nhân sự so với doanh nghiệp khác. Trình bày các vấn đề cụ thể liên
quan đến nhân sự cần thiết, quy trình và hình thức tuyển dụng nhân viên, chính sách
đánh giá, đãi ngộ và chính sách bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ.
2.3.8. Kế hoạch về nguồn lực và tài chính


13

Tổng hợp các nguồn lực cần thiết: dự báo cụ thể nguồn lực cần thiết để đạt mức
doanh thu dự báo bao gồm nhu cầu thiết bị, tiện ích, nguồn hàng tồn kho, chi phí
ban đầu, lượng vốn lưu động cần thiết ... kế hoạch cũng như thời điểm cần những
nguồn lực đó.
Dự báo kết quả tài chính: xác định và cân đối nguồn lực đảm bảo hoạt động đạt
được mục tiêu đề ra, trong kế hoạch tài chính sẽ xác định lượng vốn cần thiết,
nguồn tài trợ và thời điểm cần tài trợ. Đây là giai đoạn thực hiện các hiệu chỉnh cần
thiết cho các nội dung khác đã đề cập ở trên. Nội dung kế hoạch tài chính trình bày

kết quả hoạt động dự kiến, dòng tiền trong tương lai, dự báo lãi lỗ. Các dự báo tài
chính dự kiến được trình bày tương ứng với thời gian lập kế hoạch từ 3 đến 5 năm,
nêu kết quả theo tháng cho năm đầu tiên, theo quý cho năm thứ 2 và sau đó là kết
quả theo năm.
2.3.9. Phân tích rủi ro
Về thực chất, mọi kế hoạch đều dựa trên cơ sở dự đoán tương lai, những thay
đổi thực tế so với kế hoạch lập ra được gọi là rủi ro. Trong thực tế, điều này luôn
xảy ra đối với mọi doanh nghiệp nên thực hiện phân tích rủi ro là nội dung không
thể thiếu trong một bản kế hoạch kinh doanh có chất lượng tốt. Phân tích rủi ro giúp
người lập kế hoạch kinh doanh xem xét các thay đổi của các thông tin đầu vào ảnh
hưởng đến kết quả dự báo, qua đó làm cơ sở đề ra biện pháp phòng ngừa hoặc ra
quyết định khi cần thiết và kịp thời trong trường hợp có những thay đổi so với kế
hoạch. Trình bày các kết quả phân tích tài chính để đánh giá tình trạng của doanh
nghiệp theo kế hoạch cũng như trường hợp có những thay đổi, rủi ro có thể có để
đưa ra các giải pháp dự phòng, tránh bị bất ngờ, lúng túng và chậm trễ khi ra quyết
định trong quá trình thực hiện.
2.4. Quá trình lập bản kế hoạch kinh doanh
2.4.1. Chuẩn bị
Bao gồm việc hình thành nhu cầu, ý tưởng, mục đích và xác định người chịu
trách nhiệm thực hiện và nguồn lực cần thiết để triển khai công việc.
2.4.2. Thu thập thông tin


×