Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các trường đại học, cao đẳng tại tp đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------------

NGUYỄN TIẾN TRUNG

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI SINH VIÊN
TỐT NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH CỦA CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI TP. ĐÀ LẠT

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Thúy Quỳnh Loan
Cán bộ chấm nhận xét 1: …………………………………………………………
Cán bộ chấm nhận xét 2: …………………………………………………………
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP. Hồ Chí
Minh ngày …….tháng …….năm 2014.
Thành phần hội đồng đánh giá Luận văn thạc sĩ gồm:
1. …………………………………………….…………………….………………
2. …………………………………………….…………………….………………
3. …………………………………………….…………………….………………
4. …………………………………………….…………………….………………


5. …………………………………………….…………………….………………
Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA QLCN


i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Tiến Trung

MSHV: 12801047

Ngày, tháng, năm sinh: 8/9/1980

Nơi sinh: Ninh Thuận

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 603406

I. TÊN ĐỀ TÀI: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động
đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các Trường đại học, cao đẳng tại

thành phố Đà Lạt.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nhận dạng được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng
lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các Trường đại học, cao
đẳng tại Thành phố Đà Lạt.
- Đo lường được mức độ tác động đến sự hài lòng của người sử dụng lao
động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các trường đại học, cao đẳng tại
Thành phố Đà Lạt.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao sự hài lòng của người sử
dụng lao động trong ngành du lịch tại Thành phố Đà Lạt.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/02/2014
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 10/7/2014
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (100%)

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2014
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP
(Họ tên và chữ ký)


ii

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trong khoa
Quản lý Công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã tận

tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện để tơi được tham gia và hồn
thành khóa học cao học Quản trị kinh doanh tại Lâm Đồng.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn TS.
Nguyễn Thúy Quỳnh Loan đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin được cảm ơn tất cả bạn bè, đồng nghiệp, những người đã giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến gia đình tơi, những
người đã bên cạnh động viên, chia sẻ, giúp đỡ tơi cả về vật chất lẫn tinh thần để tơi
có thể hoàn thành luận văn này.
Tác giả

Nguyễn Tiến Trung


iii

TĨM TẮT
Q trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử
dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp được tiến hành qua hai bước chính là
nghiên cứu sơ bộ định tính và nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng.
Tiến trình nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các cơ
sở lý thuyết trước đây, tìm hiểu và kế thừa từ các nghiên cứu, điều tra trong và
ngoài nước để đề xuất nên mơ hình nghiên cứu sơ bộ cho nghiên cứu. Mơ hình sơ
bộ gồm 4 nhân tố: Kiến thức chuyên môn; kỹ năng chuyên môn; khả năng thực
hiện; thái độ làm việc với giả thuyết những yếu tố này có tác động tích cực tới sự
hài lịng của người sử dụng lao động.
Q trình nghiên cứu định lượng được bắt đầu bằng việc phát hành bảng
khảo sát với 21 biến quan sát và các biến phân loại. Kết quả thu được 152 mẫu hợp
lệ được đưa vào phân tích dữ liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 21. Các phương

pháp phân tích số liệu được sử dụng gồm: kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ
số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá để hiệu chỉnh mơ hình, phân tích
hồi quy đa biến để kiểm định những giả thuyết thống kê. Kết quả phân tích đã rút
trích ra được ba nhân tố với tổng cộng 16 biến quan sát. Trong đó hai nhân tố thuộc
thành phần kiến thức và kỹ năng chuyên môn, khả năng thực hiện và thái độ làm
việc có 12 biến quan sát; một nhân tố thuộc sự hài lòng có 4 biến quan sát.
Kết quả kiểm định giả thuyết cho thấy các giả thuyết đều được khẳng định và
được nhóm thành 2 nhân tố gồm: Kiến thức & kỹ năng chuyên môn và Khả năng
thực hiện & thái độ làm việc đều có những ảnh hưởng tích cực tới sự hài lòng của
người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch trong đó nhân tố
khả năng thực hiện & thái độ làm việc của sinh viên tốt nghiệp ngành Du lịch có tác
động mạnh hơn (β = 0.614).
Đề tài đã đề xuất một số hàm ý quản lý nhằm nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực từ sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch dưới góc độ trường Đại học, Cao
đẳng và Doanh nghiệp.


iv

ABSTRACT
The studying of the factors, which affect the satisfaction of graduated
students, was carried out through two major steps: Step one: Preliminary qualitative
study and Step two: Official quantitative study.
The Preliminary qualitative study was implemented by studying the
fundamental theories and inheriting from existing studies and surveys in Vietnam as
well as abroad to recommend a preliminary studying model for this study. The
model includes 4 factors: specific knowledge; skills; performance abilities; work
attitudes, presume that the mentioned factors have active impact to the satisfactory
of the employers.
The quantitative study was commenced by delivering the questionnaires with

21 observational and categorized variables. 152 qualified samples were data analyzed by statistic software SPSS 21. The methods which were used to analyze
data include: Scale Credibility Verified by coefficient Cronbach Alpha, Discovered
– factor Analyzed to adjust the model, Multi – variable regression analyzed to verify
the statistic theories.
The study’s results showed that all commencement theories were confirmed
and grouped under 2 categories: Knowledge & Specific skills and Performance
ability & Work attitude. The two categories have active impact on the satisfactory
of employers with graduated tourism students, of which, Performance ability &
Work attitude have a stronger impact (β = 0.614).
The study’s results have recommended several management implications in
order to improve human recourse quality in graduated students from the view
of colleges and universities and businesses


v

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các
Trường đại học, cao đẳng tại thành phố Đà Lạt” là cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tơi, có sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn. Tất cả những nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào.
Tác giả

Nguyễn Tiến Trung


vi


MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
ABTRACT ..................................................................................................................... iv
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... v
MỤC LỤC ...................................................................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... x
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ xii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1 Lý do hình thành đề tài ............................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu........................................................................................... 4
1.5. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................... 6
2.1 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu ................................................................................. 6
2.1.1 Sự hài lòng ............................................................................................................ 6
2.1.2 Người sử dụng lao động ......................................................................................... 6
2.1.3 Mối quan hệ giữa đào tạo và người sử dụng lao động .......................................... 8
2.1.4 Năng lực ............................................................................................................... 9
2.1.5 Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học ......................................................... 10


vii

2.2 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 13
2.2.1 Nghiên cứu của Azevedo và cộng sự (2012) ....................................................... 13
2.1.2 Nghiên cứu của New Brunswic University Canada (2012) ................................. 14

2.2.3 Nghiên cứu của Nghi và cộng sự (2011) ............................................................. 15
2.1.4 Nghiên cứu của Loan (2005) ................................................................................ 16
2.3 Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết .................................................................... 16
2.3.1 Các giả thuyết của mơ hình .................................................................................. 16
2.3.2 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ................................................................................ 21
2.4 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 23
3.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................. 23
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ................................................................................................. 24
3.1.2 Nghiên cứu chính thức ......................................................................................... 24
3.2. Xây dựng thang đo sơ bộ ....................................................................................... 24
3.2.1 Thang đo sơ bộ về kiến thức chuyên môn ........................................................... 25
3.2.2 Thang đo sơ bộ về kỹ năng chuyên môn.............................................................. 25
3.2.3 Thang đo sơ bộ về khả năng thực hiện................................................................. 26
3.2.4 Thang đo sơ bộ về thái độ làm việc ..................................................................... 26
3.2.5 Thang đo sơ bộ về sự hài lịng ............................................................................. 27
3.3 Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 28
3.3.1 Q trình nghiên cứu định tính ............................................................................ 28
3.3.2 Hiệu chỉnh thang đo từ kết quả nghiên cứu định tính .......................................... 29


viii

3.4. Nghiên cứu định lượng........................................................................................... 34
3.4.1 Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................................... 34
3.4.2 Thiết mẫu và thu thập dữ liệu .............................................................................. 35
3.4.3 Kỹ thuật phân tích dữ liệu .................................................................................... 35
3.5. Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 39
4.1 Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................................... 39

4.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo ......................................................................... 42
4.2.1 Các tiêu chí đánh giá ............................................................................................ 42
4.2.2 Kết quả phân tích ................................................................................................. 42
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................................ 45
4.2.1 Các tiêu chí đánh giá ............................................................................................ 45
4.2.2 Kết quả phân tích EFA ......................................................................................... 46
4.2.3 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh ........................................................................... 51
4.4 Phân tích hồi quy đa biến ....................................................................................... 51
4.4.1 Phân tích tương quan............................................................................................ 51
4.4.2 Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................................... 53
4.4.3 Kiểm định các giả thuyết ..................................................................................... 55
4.5 Bình luận kết quả phân tích hồi quy ....................................................................... 55
4.5.1 Tóm tắt kết quả phân tích hồi qui ....................................................................... 55
4.5.2 Bình luận kết quả phân tích hồi qui ................................................................... 55
4.6 So sánh với các nghiên cứu trước .......................................................................... 58
4.7 Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 60


ix

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................61
5.1 Các kết quả chính của đề tài .................................................................................... 61
5.2 Hàm ý quản lý ......................................................................................................... 62
5.3 Đóng góp của nghiên cứu ...................................................................................... 72
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 74
PHỤ LỤC 1 - CÁC THANG ĐO GỐC SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU .......... 77
PHỤ LỤC 2 - BẢNG PHỎNG VẤN SÂU ................................................................. 79
PHỤ LỤC 3 - BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ........................................................... 84
PHỤ LỤC 4 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 87

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG ........................................................................................ 103


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ về kiến thức chuyên môn..............................................25
Bảng 3.2: Thang đo sơ bộ về kỹ năng chuyên môn .................................................25
Bảng 3.3: Thang đo sơ bộ về khả năng thực hiện.....................................................26
Bảng 3.4: Thang đo sơ bộ về thái độ làm việc ........................................................27
Bảng 3.5: Thang đo sơ bộ về sự hài lịng ................................................................27
Bảng 3.6: Thang đo chính thức về kiến thức chun mơn......................................30
Bảng 3.7: Thang đo chính thức về kỹ năng chun mơn ........................................31
Bảng 3.8: Thang đo chính thức về khả năng thực hiện............................................32
Bảng 3.9: Thang đo chính thức về thái độ làm việc ................................................33
Bảng 3.10: Thang đo chính thức về sự hài lịng ......................................................33
Bảng 4.1: Thống kê mẫu theo giới tính....................................................................40
Bảng 4.2: Thống kê mẫu theo nhóm tuổi.................................................................40
Bảng 4.3: Thống kê mẫu theo vị trí cơng tác...........................................................40
Bảng 4.4: Thống kê mẫu theo theo đánh giá sinh viên của một trường được tuyển
dụng nhiều nhất ………………………………………….......................................41
Bảng 4.5: Kết quả phân tích Cronbach Alpha lần thứ nhất .....................................42
Bảng 4.6: Kết quả phân tích Cronbach Alpha lần thứ hai .......................................44
Bảng 4.7: Bảng liệt kê hệ số tải nhân tố ở lần phân tích nhân tố lần thứ hai ..........47
Bảng 4.8: Bảng liệt kê hệ số tải nhân tố sự hài lòng của người sử dụng lao động...48
Bảng 4.9: Kết quả phân tích tương quan Pearson.....................................................52
Bảng 4.10: Kết quả phân tích hồi quy đa biến .........................................................53
Bảng 4.11: Bảng tóm tắt kết quả so sánh với các nghiên cứu khác……..................59



1

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
Chương 1 trình bày những lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề tài
nghiên cứu, từ đó trình bày mục tiêu của nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi
nghiên cứu cũng như những ý nghĩa thực tiễn mà nghiên cứu có thể đạt được.
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng khơng chỉ có tiềm năng to lớn về sản xuất
chế biến rau hoa, được mệnh danh là "Thành phố ngàn hoa", mà còn là vùng đất có
tài nguyên du lịch phong phú, nhiều tiềm năng để phát triển ngành cơng nghiệp
khơng khói - du lịch.
Thành phố Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng là nơi có hơn 3.000 biệt thự kiểu Pháp,
mỗi căn biệt thự là một kiến trúc độc đáo, nằm xen lẫn hài hòa với thiên nhiên.
Thành phố Đà Lạt cũng là một vùng sinh thái đặc biệt, truyền thống văn hóa xã
hội của các bộ tộc thiểu số. Người dân Đà Lạt mến khách và cởi mở ln ln chào
đón du khách đến với thành phố của cao nguyên, thành phố của mùa xuân vĩnh cửu.
Trong chương trình định hướng phát triển ngành du lịch của Tổng cục Du lịch
Việt Nam được chính phủ phê duyệt đến năm 2020, Thành phố Đà Lạt được xác định
là một trung tâm nghỉ dưỡng lớn của cả nước; là một cực của tam giác hoạt động du
lịch sơi động: Thành phố Hồ Chí Minh – Đà Lạt – Nha Trang; Nha Trang – Ninh
Chữ - Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt được xác định là một trong 10 đô thị du lịch của cả
nước, là một trong 10 đô thị của miền núi được chú trọng phát triển. Do đó, việc phát
triển ngành du lịch sẽ mang ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển kinh tế của Đà Lạt
- Lâm Đồng.
Ngành du lịch Đà Lạt phát triển đã góp phần thu hút và giải quyết việc làm cho
hơn 8000 lao động trực tiếp và hơn 14000 lao động gián tiếp tham gia phục vụ du
lịch. Tính đến tháng 7/2014 trên địa bàn thành phố Đà Lạt có 617 doanh nghiệp đang
kinh doanh dịch vụ lưu trú, 32 Khu điểm du lịch, 37 công ty và đại lý lữ hành (Sở
Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Lâm Đồng).



2

Hiện nay tại Thành phố Đà Lạt có các trường đào tạo du lịch tiêu biểu là:
Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Trường Cao đẳng nghề Đà
Lạt, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Lâm Đồng và Trường Cao đẳng nghề Du lịch
Đà Lạt. Hàng năm các cơ sở đào tạo du lịch cũng đã cung cấp khoảng 2000 lượt học
sinh, sinh viên được học tập bài bản cho thị trường lao động.
Đối với các doanh nghiệp, là những người sử dụng “sản phẩm” của quá trình
đào tạo đại học, nên ý kiến phản hồi của người sử dụng lao động về sự hài lòng đối
với sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học, cao đẳng có một ý nghĩa nhất định.
Đây là một kênh thông tin quan trọng và khách quan, giúp cho các trường đại học,
cao đẳng có những sự điều chỉnh hợp lý theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguồn
nhân lực và nhu cầu xã hội.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, ngành du lịch đã có những bước
phát triển mạnh. Tuy nhiên bài toán nan giải cho sự phát triển của ngành du lịch vẫn
là “chất lượng nguồn nhân lực”. Trước thực trạng đó, nhiều năm qua, các Trường đại
học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Đà Lạt đã tích cực đào tạo và cung cấp nguồn
nhân lực cho ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng và các khu vực lân cận nói
chung. Nhưng thực tế có đến 94% nhân viên mới (sinh viên mới ra trường đi làm) cần
được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp (Ánh, 2011). Theo
nghiên cứu của Tài (2009), khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các Trường dạy
nghề và Trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi được tuyển dụng, một số
doanh nghiệp cần đào tạo lại ít nhất 6 tháng đến 1 năm cho khoảng 80 - 90% những
sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng. Còn đối với nghiên cứu của Nghi và cộng
sự (2011) có đến 66,7% sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch khi ra trường làm việc tại
các đơn vị kinh doanh du lịch tham gia các lớp tập huấn bổ sung để nắm bắt kiến
thức thực tế và văn hóa doanh nghiệp. Trong đó đào tạo kỹ năng chun mơn chiếm
53,8 %, kiến thức chuyên môn là 38,5 %.



3

Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp giảm thời gian đào tạo lại cho sinh viên mới tốt
nghiệp, làm thế nào nâng cao được sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với
sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, tác giả đã lựa
chọn đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối
với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các Trường đại học, cao đẳng tại
Thành phố Đà Lạt” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:
- Nhận dạng được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao
động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các Trường đại học, cao đẳng tại
Thành phố Đà Lạt.
- Đo lường được mức độ tác động đến sự hài lòng của người sử dụng lao động
đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các Trường đại học, cao đẳng tại
Thành phố Đà Lạt.
- Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao sự hài lịng của người sử
dụng lao động trong ngành du lịch tại Thành phố Đà Lạt.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được giới hạn trong các phạm vi và đối tượng nghiên cứu sau:
- Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng
lao động đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch của các trường Đại học, Cao đẳng
tại Thành phố Đà Lạt.
- Đối tượng khảo sát: là người sử dụng lao động (có chức vụ từ Phó trưởng bộ
phận trở lên) làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch (cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơng
ty lữ hành,…) có sử dụng sinh viên đã tốt nghiệp chính quy ngành du lịch tốt nghiệp
giai đoạn 2011-2013 của các Trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Đà Lạt.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi Thành phố Đà Lạt.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 24/2/2014 đến ngày 10/7/2014



4

1.4. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Đề tài là một kênh thông tin quan trọng và khách quan thể hiện được hiện
trạng giáo dục ở các Trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Đà Lạt. Nó cho thấy các
hạn chế trong chiến lược đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, năng
lực & tay nghề của đội ngũ giáo viên, giảng viên. Do đó các Trường đại học, cao
đẳng tại Thành phố Đà Lạt cần có những điều chỉnh hợp lý theo hướng đáp ứng tốt
hơn nhu cầu xã hội nhằm góp phần nâng cao sự hài lịng của người sử dụng lao động
đối với sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch.
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các doanh nghiệp ngành du lịch thấy được các
hạn chế trong chương trình đào tạo của các Trường đại học, cao đẳng tại Thành phố
Đà Lạt, từ đó họ có nhiều hoạt động liên kết thiết thực với các Trường đại học, cao
đẳng tại Thành phố Đà Lạt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du
lịch.
Bên cạnh đó, kết quả của nghiên cứu có thể làm cơ sở cho công tác thu thập
minh chứng phục vụ cho kiểm định chất lượng hàng năm của các Trường đại học,
cao đẳng tại Thành phố Đà Lạt.
1.5. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương:
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Chương này giới thiệu lý do hình thành đề tài, tính cấp thiết của đề tài, qua đó
nêu lên mục tiêu của đề tài hướng đến. Từ đó định hướng đối tượng, phạm vi nghiên
cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này giới thiệu cơ sở lý thuyết của đề tài, những nghiên cứu có liên
quan đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp trong
và ngoài nước, dựa trên những mơ hình tham khảo đó để đưa ra mơ hình nghiên cứu

các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên
tốt nghiệp.


5

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu mà tác giả tiến hành
với đề tài đã chọn, quy trình nghiên cứu, những phương pháp nghiên cứu định tính và
q trình xây dựng thang đo từ sơ bộ đến chính thức, những kỹ thuật phân tích định
lượng cùng những tiêu chuẩn về các tham số thống kê.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu định lượng với việc mơ tả dữ
liệu thu thập được, từ đó thực hiện đánh giá và kiểm định thang đo, kiểm định sự phù
hợp của mơ hình nghiên cứu cũng như kiểm định các giả thuyết của mơ hình nghiên
cứu đã đề ra.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu chính của đề tài, từ đó đưa ra các đề xuất
giúp cho các Trường đại học, cao đẳng tại Thành phố Đà Lạt nghiên cứu, xây dựng
chiến lược đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm góp phần nâng cao sự
hài lịng của người sử dụng lao động trong ngành du lịch. Ngoài ra, luận văn cũng
nêu lên những đóng góp cũng như hạn chế của đề tài và đề ra các hướng nghiên cứu
trong tương lai.


6

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương 2 trình bày nền tảng lý luận và tổng quan tài liệu của nghiên cứu, nêu
lên các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện trước đây cùng với những mơ

hình mà nghiên cứu tham khảo. Từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng lao động đối với sinh viên tốt nghiệp
ngành du lịch
2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA NGHIÊN CỨU
2.1.1 Sự hài lịng
Có rất nhiều định nghĩa về sự hài lòng như:
Theo Oliver (1997), sự hài lòng là mức độ đáp ứng được yêu cầu của khách
hàng.
Theo Tse và Wilto (1988), sự hài lòng là phản ứng của khách hàng về sự khác
biệt giữa mong muốn và mức độ cảm nhận sau khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ.
Theo Kotler (2001), sự hài lòng là sự khác biệt kết quả thu được từ sản phẩm
với những kỳ vọng.
Theo Spreng (1996), sự hài lòng của khách hàng được xem là nền tảng trong
khái niệm của marketing về việc thỏa mãn nhu cầu và mong ước của khách hàng.
Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác
của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi
của người đó. Theo đó, sự hài lịng có ba cấp độ sau:
+ Nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận
không thỏa mãn.
+ Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thỏa mãn.
+Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là thỏa mãn hoặc
thích thú.


7

Theo Halstead và cộng sự (1996) coi sự hài lòng là một phản ứng cảm xúc, đi
vào việc so sánh kết quả của sản phẩm với một số tiêu chuẩn đặt ra trước khi mua,
được đo lường trong và sau khi tiêu dùng.
Theo Giese và Cote (2000) qua nghiên cứu của mình đã kết luận rằng sự hài

lịng bao gồm ba yếu tố chính:
(1) Một phản ứng xúc cảm thay đổi theo cường độ của nó,
(2) Tập trung vào sự chọn lựa sản phẩm, mua hoặc tiêu dùng,
(3) Thời điểm quyết định, thay đổi theo những tình huống khác nhau và
khoảng thời gian có giới hạn.
Qua ý kiến của các chun gia, có thể nhận thấy sự hài lịng có vai trò tác
động đối với mục tiêu, chiến lược phát triển của tổ chức, doanh nghiệp. Việc thỏa
mãn khách hàng trở thành một chỉ tiêu quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng
dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp. Thỏa mãn được
khách hàng là một yếu tố quan trọng để duy trì được thành công lâu dài trong kinh
doanh và các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và duy trì khách hàng
(Zeithaml và ctg, 1996).
2.1.2 Người sử dụng lao động
Khái niệm sử dụng lao động: Theo quy định tại Điều 6 Bộ luật lao động thì
người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá
nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có th mướn, sử dụng và trả cơng lao động.
Như vậy người sử dụng lao động: là người sử dụng và quản lý lao động trên
các mặt như tiền lương, các điều kiện làm việc của người lao động, thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của bản thân được ghi trong hợp đồng lao động. Như vậy người
quản lý lao động sẽ giao công việc cho các sinh viên tốt nghiệp và yêu cầu họ phải
hoàn thành đảm bảo tiến độ và chất lượng, hiệu quả công việc được giao. Mặt khác,
nhà quản lý lao động cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như đảm bảo tiền lương, điều


8

kiện làm việc và tạo môi trường tốt để sinh viên tốt nghiệp phát huy hết khả năng của
bản thân.
Trong luận văn tiến hành khảo sát các cán bộ quản lý lao động là người sử
dụng lao động (có chức vụ từ phó trưởng bộ phận trở lên) làm việc tại các cơ sở kinh

doanh du lịch (cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơng ty lữ hành) có sử dụng sinh viên đã tốt
nghiệp chính quy ngành du lịch tốt nghiệp giai đoạn 2011-2013 của các trường Đại
học, Cao đẳng tại Thành phố Đà Lạt.
2.1.3 Mối quan hệ giữa đào tạo và người sử dụng lao động
Mối quan hệ giữa thị trường lao động và đào tạo: Giữa đào tạo với thị trường
lao động ln có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đào tạo và thị trường liên hệ chặt chẽ sẽ
tạo ra sản phẩm tốt cho xã hội. Thị trường lao động ln có nhu cầu cần các sinh viên
tốt nghiệp nên chương trình đào tạo thường xuyên cập nhật thông tin từ thị trường lao
động để cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người học
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: “Thị trường lao động là thị trường
trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thơng qua q trình để xác định
mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”. Khái niệm này nhấn
mạnh đến các dịch vụ lao động được xác định thông qua việc làm được trả công
(Ngọc, 4/2006).
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “ Thị trường mà đảm bảo việc làm cho người
lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi là thị trường lao
động” (Ngọc, 4/2006)
Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam thì “Thị trường lao động là tồn bộ
các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm
các quan hệ lao động cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và
tiền công, bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động...),ở đó diễn ra sự trao đổi, thoả thuận
giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động (Ngọc,
4/2006)


9

Qua các khái niệm ta nhận thấy: Thị trường lao động là nơi thực hiện các quan
hệ xã hội giữa người lao động và người sử dụng lao động, thông qua các hình thức
thỏa thuận về giá cả (tiền cơng, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở

một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp
đồng hay thỏa thuận khác.
Như vậy các yếu tố cấu thành nên thị trường lao động là nguồn cung và cầu.
Nguồn cung ở đây là lượng nhân lực mà các trường học cung cấp cho thị trường lao
động. Cầu ở đây là nhu cầu của thị trường lao động. Thị trường lao động cần nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công việc trên tất cả các mặt kiến thức chuyên môn, kỹ
năng chuyên môn, khả năng thực hiện và thái độ làm việc.
2.1.4 Năng lực
Theo Thuỷ & Uẩn (1998), năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của
cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm
đảm bảo việc hồn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy. Còn nhà tâm lý
học người Pháp – Denyse Tremblay thì quan niệm rằng năng lực là khả năng hành
động, đạt được thành công và chứng minh sự tiến bộ nhờ vào khả năng huy động và
sử dụng hiệu quả nhiều nguồn lực tích hợp của cá nhân khi giải quyết các vấn đề của
cuộc sống.
Theo tham luận tại Hội thảo Tồn cầu hố - Thời cơ và thách thức đối với giáo
dục đại học, TP. HCM (2004), Tổ chức các nước kinh tế Phát triển đã thực hiện một
nghiên cứu lớn về những năng lực cần đạt của người lao động trong thời kỳ kinh tế tri
thức. Nghiên cứu này xác định năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu
phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể.
Tóm lại, năng lực được quan niệm là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu
phức hợp và thực hiện thành cơng cơng việc của mình. Nói cách khác năng lực là tổ
hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động có hiệu
quả. Khi mơ tả năng lực cá nhân người ta hay dùng các động từ chỉ hành động như:
hiểu, biết, phân tích, khám phá, sử dụng, xây dựng, vận hành,... Muốn đánh giá năng


10

lực cá nhân phải xem xét chúng trong hoạt động. Năng lực của người lao động đáp

ứng với yêu cầu của cơng việc là sự tổng hợp tồn bộ kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm được tích luỹ trong q trình học tập tại trường đại học, cao đẳng và trong
thời gian làm việc thực tế được biểu hiện qua mức độ hồn thành cơng việc của họ.
Năng lực được thể hiện thơng qua hoạt động có kết quả. Năng lực dưới dạng tổng thể
giúp cá nhân nắm bắt và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cấu trúc các thành tố của
năng lực linh hoạt, dễ chuyển hố khi mơi trường và yêu cầu hoạt động thay đổi.
Năng lực được đánh giá thơng qua việc theo dõi tồn bộ tiến trình hoạt động của cá
nhân ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây chính là cách mà các nhà quản lý nhân sự
dùng để đánh giá năng lực nhân viên của mình.
2.1.5 Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học
a) Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu giáo dục
Năng lực của người tốt nghiệp đại học bao gồm 4 thành tố: 1/ Khối lượng, nội
dung và trình độ kiến thức được đào tạo; 2/ Năng lực vận hành (kỹ năng, kỹ xảo thực
hành) được đào tạo; 3/ Năng lực nhận thức và năng lực tư duy được đào tạo và 4/
Năng lực xã hội (phẩm chất nhân văn) được đào tạo. Đây là những thành tố cơ bản
mà từ đó mỗi nhà nghiên cứu lại chia nhỏ hơn thành các kỹ năng hoặc các cấp độ
năng lực đo đếm được (Ngọc, 2004).
Theo Thiệp (2003), chất lượng đào tạo đại học được phân loại theo năng lực,
với các mức như sau:

Kỹ năng, kỹ xảo : Bắt chước

Thao tác

Chuẩn hóa

Phối hợp

Tự động hóa.
Năng lực nhận thức : Biết Hiểu

hợp

Đánh giá

Phân tích

Tổng

Chuyển giao Sáng tạo.

Năng lực tư duy : Tư duy logic
phán

Vận dụng

Tư duy sáng tạo.

Tư duy trừu tượng

Tư duy phê


11

Phẩm chất nhân văn: Khả năng hợp tác

Khả năng thuyết phục

Khả năng quản lý
Theo Hiệp hội các trường đại học trên thế giới có các tiêu chí rất rõ ràng để đo

lường năng lực của người lao động tốt nghiệp đại học, bao gồm 10 tiêu chí : 1/ Có sự
sáng tạo và thích ứng cao trong mọi hồn cảnh, chứ khơng chỉ học để đảm bảo tính
chuẩn mực; 2/ Có khả năng thích ứng với cơng việc mới; 3/ Biết đặt những câu hỏi
đúng; 4/ Có kỹ năng làm việc theo nhóm; 5/ Có hồi bão để trở thành những nhà
khoa học lớn; 6/ Có năng lực tìm kiếm và sử dụng thơng tin; 7/ Biết kết luận, phân
tích đánh giá; 8/ Chấp nhận sự đa dạng; 9/ Biết phát triển, chứ không đơn thuần là
chuyển giao; 10/ Biết vận dụng những tư tưởng mới (Ngọc, 4/2006).
b) Theo quan điểm của người sử dụng lao động
Đây là cách phân tích các thành tố của năng lực mà nghiên cứu này quan tâm
nhất. Người sử dụng lao động không phải lúc nào cũng có những tiêu chí/tiêu chuẩn
về năng lực của người lao động giống với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, một số kỹ
năng có thể trùng nhau.
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ, người lao động cần có 7 năng lực
then chốt: 1/ Thu thập, phân tích và tổ chức thông tin; 2/ Truyền bá những tư tưởng
và thơng tin; 3/ Kế hoạch hố và tổ chức các hoạt động; 4/ Làm việc với người khác;
5/ Sử dụng những ý tưởng và kỹ thuật toán học; 6/ Giải quyết vấn đề và 7/ Sử dụng
công nghệ. Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng người lao động cần hội tụ đủ các
năng lực này và mức độ đạt được năng lực tổng hợp của bảy năng lực thành tố sẽ tạo
nên mức độ thành đạt khác nhau của người lao động. Việc đạt được tốt hơn thành tố
này hay thành tố khác trong năng lực sẽ tạo nên người lao động với sự thích ứng khác
nhau trong cơng việc (Ngọc, 4/2006).
Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng có những tiêu chí khá rõ ràng khi đánh giá
người lao động, bao gồm: 1/ Nhiệt tình trong cơng tác; 2/ Sự hợp tác; 3/ Sự sáng tạo;
4/ Kiến thức chuyên môn; 5/ Có cá tính; 6/ Kiến thức thực tế; 7/ Thứ hạng học tập và
8/ Uy tín trường đào tạo. Các doanh nghiệp Nhật Bản là một trong số ít doanh nghiệp


12

quan tâm đến thứ hạng học tập và uy tín trường đào tạo trong khi đánh giá năng lực

của người lao động. Điều này có vẻ gần hơn cả với tâm lý của người tuyển dụng lao
động ở Việt Nam, tuy nhiên, những người sử dụng lao động ở các doanh nghiệp Việt
Nam cho rằng đó khơng phải là điều quyết định mức độ đáp ứng với công việc của
người lao động (Ngọc, 4/2006).
Sinh viên tốt nghiệp đại học chính là những sản phẩm của giáo dục đại học
được "lưu hành" trong xã hội. Sản phẩm của giáo dục đại học rất đặc biệt, đó là con
người, là nhân lực hiện đại. Việc đánh giá chất lượng của loại sản phẩm đặc biệt này
khơng dễ, bởi có những yếu tố thấy kết quả ngay nhưng cũng khơng ít điều cần thời
gian kiểm nghiệm, thử thách. Không thể chỉ đo chất lượng giáo dục đại học thông
qua số lượng sinh viên tốt nghiệp, số sinh viên đi làm hay thất nghiệp sau khi tốt
nghiệp, mặc dù đây cũng là những chỉ số của chất lượng, mà cịn phải đo lường thơng
qua mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường, mức độ hài lòng của
người chủ cơ sở sử dụng lao động.
Sản phẩm của giáo dục đại học được thể hiện cụ thể ở tiêu chí "Chất lượng
sinh viên tốt nghiệp", Theo Thanh (2005), Chất lượng sinh viên tốt nghiệp: Gồm 12
chỉ số cụ thể là: 1/ Kết quả tốt nghiệp của sinh viên (điểm tốt nghiệp, phân loại tốt
nghiệp); 2/ Hiệu quả đào tạo (tỷ lệ tốt nghiệp so với số sinh viên năm cuối, tỷ lệ tốt
nghiệp so với số sinh viên nhập học từ năm thứ nhất, tỷ lệ tốt nghiệp đúng thời hạn,
thời gian hồn thành khố học); 3/ Phẩm chất chính trị đạo đức của sinh viên tốt
nghiệp; 4/ Năng lực chung của sinh viên tốt nghiệp (khả năng tư duy sáng tạo, sự tự
tin, kiến thức liên quan, khả năng làm việc độc lập, khả năng làm việc theo nhóm,
khả năng tiếp nhận những tư tưởng mới, tinh thần hợp tác, khả năng giao tiếp, khả
năng thích ứng, khả năng phân tích và đánh giá, biết tìm kiếm, khai thác và sử dụng
thông tin, khả năng tiếp tục học cao hơn); 5/ Kiến thức chuyên môn, năng lực thực
hành nghề nghiệp và khả năng giải quyết vấn đề về chuyên môn tương xứng với trình
độ được đào tạo; 6/ Sự liên quan giữa đào tạo và việc làm chuyên môn sau khi tốt
nghiệp 1 năm, 5 năm và 10 năm; 7/ Thời gian trung bình tìm được việc làm đầu tiên
phù hợp với chuyên môn được đào tạo kể từ khi tốt nghiệp; 8/ Thu nhập bình quân



13

của sinh viên tốt nghiệp sau 1 năm, 5 năm và 10 năm công tác trong ngành được đào
tạo; 9/ Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp khơng có việc làm theo ngành được đào tạo (sau 1
năm, 5 năm); 10/ Tỷ số sinh viên tốt nghiệp tiếp tục theo học cao hơn: chuyển tiếp
sinh, tiếp tục theo học bậc cao hơn sau 1 năm, 5 năm và 10 năm tốt nghiệp; 11/ Mức
độ sinh viên tốt nghiệp đáp ứng yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của thị trường lao
động; 12/ Mối quan hệ giữa khả năng đào tạo của trường và nhu cầu sử dụng của thị
trường lao động.
2.2 TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.2.1 Nghiên cứu của Azevedo và cộng sự (2012)
Nghiên cứu liên quan Azevedo và cộng sự (2012) “Nghiên cứu về sự hài
lòng với kiến thức và khả năng thực hiện công việc của sinh viên tốt nghiệp.
MISLEM (tên dự án nghiên cứu), một dự án được tài trợ bởi ủy ban Châu Âu
(European Commission) bao gồm 9 đối tác từ các nước Úc, Anh, Slovenia và
Romania. Một trong những thông tin quan trọng được kết luận từ dự án này là những
người sử dụng lao động và những sinh viên vừa tốt nghiệp ngành kinh tế trong thời
gian gần đồng ý về tầm quan trọng của sự phát triển những khả năng thực hiện cơng
việc quan trọng (key competencies), ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, khả năng nhìn
nhận và phân tích vấn đề.
Nghiên cứu được chia thành 3 giai đoạn chính: Nghiên cứu khám phá, nghiên
cứu mơ tả và giai đoạn phân tích đánh giá. Giai đoạn 1 bao gồm việc chuẩn bị, tổng
thuật lý thuyết, nghiên cứu khám phá bằng phương pháp định tính (phỏng vấn những
người sử dụng lao động và những sinh viên kinh tế mới tốt nghiệp. Giai đoạn 2 là
thiết kế và triển khai các bản khảo sát (questionaire) đến 4 nước (Autralia, England,
Slovenia, Romania). Bảng khảo sát được triển khai đến các sinh viên kinh tế mới tốt
nghiệp (những người mới hồn thành chương trình học trong vòng 5 năm) và đến
những người sử dụng và quản lý trực tiếp những sinh viên này. Giai đoạn 3 bao gồm
các cơng việc phân tích dữ liệu và diễn dịch các kết quả nghiên cứu tìm được.



×