Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng công nghiệp của công ty xi măng vicem hà tiên giai đoạn 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 75 trang )

i

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................................1
1.1 Lý do hình thành đề tài ................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...............................................................................................3
1.3 Đối tƣợng và phạm vi thực hiện của đề tài.................................................3
1.3.1

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................4

1.3.2

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................4

1.3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................4
1.3.2.2 Phương pháp phân tích .......................................................................5
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................7
2.1 Khái niệm và vai trò của kế hoạch tiếp thị .................................................7
2.2 Kế hoạch thu thập thông tin ........................................................................7
2.3 Nội dung của kế hoạch tiếp thị: ...................................................................8
2.3.1

Nghiên cứu môi trường kinh doanh ........................................................8

2.3.1.1 Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp ..................................................8
2.3.1.2 Môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp ...........................................9
2.4 Lập kế hoạch Marketing ............................................................................10
2.4.1

Phân tích thị trường và kế hoạch Marketing hiện tại............................10



2.4.2

Phân tích SWOT ...................................................................................10

2.4.3

Xác định các mục tiêu Marketing .........................................................11

2.4.4

Lựa chọn chiến lược .............................................................................12

2.4.5

Phối thức Marketing: ............................................................................12

2.4.6

Nguồn lực và triển khai kế hoạch Marketing: ......................................12

CHƢƠNG 3. GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
TIẾP THỊ

......................................................................................................13

3.1 Tổng quan về công ty Vicem Hà Tiên .......................................................13
3.2 Giới thiệu về sản phẩm xi măng Cơng Nghiệp.........................................15
3.3 Xu hƣớng sử dụng các dịng sản phẩm xi măng rời : ..............................16



ii

3.4 Đặc điểm và năng lực chủ yếu của công ty ...............................................17
3.4.1

Sơ đồ tổ chức của công ty .....................................................................17

3.4.2

Mô tả sơ đồ tổ chức công ty .................................................................17

3.5 Thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing công ty Vicem Hà Tiên
......................................................................................................................20
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH MƠI TRƢỜNG ...................................................21
4.1 Phân tích mơi trƣờng bên trong ................................................................21
4.1.1

Sản lượng tiêu thụ xi măng Vicem Hà Tiên năm 2013 và 2014 ..........21

4.1.2

Chính sách giá.......................................................................................22

4.1.3

Định giá bán sản phẩm .........................................................................22

4.1.4


Điều chỉnh giá bán theo các nhóm khách hàng ....................................22

4.1.5

Chính sách chiết khấu ...........................................................................22

4.1.6

Những hạn chế trong chính sách giá của Cơng ty ................................23

4.1.7

Chính sách phân phối............................................................................23

4.1.8

Tổ chức và quản lý kênh phân phối ......................................................23

4.1.9

Chính sách truyền thơng và cổ động ....................................................24

4.1.10 Tổng hợp điểm mạnh yếu của cơng ty..................................................24
4.2 Phân tích mơi trƣờng bên ngồi ................................................................25
4.2.1

Mơi trường vĩ mơ ..................................................................................25

4.2.1.1 Yếu tố kinh tế....................................................................................25
4.2.1.2 Yếu tố chính trị, pháp lý ...................................................................27

4.2.1.3 Yếu tố văn hóa, xã hội ......................................................................28
4.2.1.4 Yếu tố công nghệ ..............................................................................29
4.2.1.5 Yếu tố môi trường tự nhiên ..............................................................29
4.2.2

Môi trường vi mô ..................................................................................29

4.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh ............................................................................29
4.2.2.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh: ......................................................31
4.2.2.3 Khách hàng .......................................................................................35
4.2.2.4 Nhà cung cấp ....................................................................................38


iii

4.2.2.5 Sản phẩm thay thế .............................................................................39
4.2.2.6 Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng ............................................................41
4.3 Ma trận SWOT thị trƣờng xi măng Công Nghiệp rời ............................42
CHƢƠNG 5. LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM XI
MĂNG CÔNG NGHIỆP RỜI CÔNG TY XI MĂNG VICEM HÀ TIÊN ....46
5.1 Xác định mục tiêu marketing ....................................................................46
5.2 Hoạch định kế hoạch marketing ...............................................................47
5.2.1

Chiến lược về sản phẩm........................................................................47

5.2.1.1 Đa dạng hóa sản phẩm xi măng ........................................................47
5.2.1.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm .........................................................48
5.2.2


Chiến lược giá .......................................................................................50

5.2.3

Chiến lược về chiêu thị .........................................................................50

5.2.4

Chiến lược phân phối ............................................................................53

5.3 Tổng kết các hoạt động marketing và ngân sách dự kiến.......................55
CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................60
6.1 Kết luận........................................................................................................60
6.2 Kiến nghị......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................61


iv

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Mơ hình ma trận SWOT ........................................................................11
Bảng 3.4 Sản lượng tiêu thụ năm 2013 – 2014 của Vicem Hà Tiên ....................21


v

MỤC LỤC HÌNH VẼ
Hình 2.2 Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh .....................9
Hình 3.1 Mơ hình phân phối của Vicem Hà Tiên ................................................23
Hình 4.1 Thị phần xi măng Cơng Nghiệp rời năm 2013 ......................................30

Hình 4.2 Thị phần xi măng Công Nghiệp rời năm 2014 ......................................30


Chương 1: Tổng quan

CHƢƠNG 1.

1

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

TỔNG QUAN

1.1 Lý do hình thành đề tài
Xi măng ln là loại vật liệu xây dựng cơ bản và thông dụng nhất được sử dụng
rộng rãi trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giáo
dục, quốc phòng ...
Tất cả các ngành nghề kinh tế đều cần tới xi măng và sự phát triển của ngành
công nghiệp xi măng kéo theo nhiều ngành nghề sản xuất dịch vụ khác phát triển
như xây lắp, sản xuất thiết bị phụ tùng, bê tơng, bao bì và các dịch vụ tư vấn
khảo sát thiết kế, thăm dò chất lượng và trữ lượng. Bên cạnh đó ngành cơng
nghiệp xi măng Việt Nam đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng của
tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 160 nước sản xuất xi măng, tuy nhiên các
nước có ngành cơng nghiệp xi măng chiếm sản lượng lớn của thế giới thuộc về
Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước như khu vực Đông Nam Á là Thái Lan và
Indonesia, Việt Nam.
Theo dự báo nhu cầu sử dụng xi măng từ nay đến năm 2020: Tăng hàng năm
3.6% năm nhu cầu sử dụng xi măng có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực trên
thế giới: (nhu cầu các nước đang phát triển 4.3% năm, riêng châu Á bình quân

5%/năm, các nước phát triển xấp xỉ 1%/năm)
Hiện nay đã xuất hiện tình trạng dư thừa công suất của các nhà máy là phổ biến ở
Đông Âu, Đông Nam Á. Các nước tiêu thụ lớn xi măng trong những năm qua
phải kể đến: Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật bản, Hàn Quốc, Nga, Tây Ban Nha,
Italya, Braxin, Iran, Mê hy cô, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Ai Cập, Pháp, Đức...
Thực trạng tình hình xi măng tại Việt Nam cho thấy, hiện nay có 105 doanh
nghiệp tham gia sản xuất và kinh doanh trong ngành xi măng, với tổng công suất
lên đến 70 triệu tấn/năm, trong đó gồm có: 68 dây chuyền lị quay với tổng công
suất thiết kế 68.82 triệu tấn/năm và 13 dây chuyền xi măng lị đứng với tổng
cơng suất thiết kế 1.18 triệu tấn/năm. Năm 2013, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ


Chương 1: Tổng quan

2

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

được khoảng 61 triệu tấn, đạt 107,5% so với kế hoạch năm, tăng 13,9% so với
năm 2012; trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 47 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 14
triệu tấn.Về cơ cấu tiêu thụ sản phẩm theo vùng miền thì thị trường miền Bắc
chiếm tỷ trọng lớn nhất 41 – 46%, miền Nam 31 -33 %, miền Trung chiếm tỷ lệ
thấp nhất 21 – 25%.
Bên cạnh đó, do tính chất ngành xây dựng có tính mùa vụ nên tiêu thụ xi măng
trong quý 2 và quý 4 là cao nhất (sau tết và mùa khơ ở miền Nam). Vì vậy ảnh
hưởng rất lớn đến lượng hàng tồn kho và doanh thu của công ty xi măng.
Ngành xi măng trong những năm gần đây đang trong giai đoạn rất khó khăn,
cung vượt cầu vì vậy mức độ cạnh tranh trong ngành khá khốc liệt trong khi thị
trường bất động sản lại đóng băng, nhiều dự án phải dừng hoạt giãn tiếp độ nên
nhu cầu tiêu thụ xi măng càng sụt giảm. Các nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng,

giá nguyên liệu đầu vào lại cao, chi phí lãi vay lớn do đầu tư xây dựng nhà máy
xi măng khá tốn kém, nhiều doanh nghiệp đứng bên bờ vực phá sản như XM
Đồng Bành, XM Hạ Long, XM Quang Sơn…
Đây là một khó khăn đối với ngành xi măng Việt nam nói chung, với Tổng cơng
ty xi măng Việt nam nói riêng, vì xét về khả năng cạnh tranh thì xi măng Việt
nam còn thấp kém hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, u
cầu quy hoạch đơ thị hóa ngày càng cao, kinh tế phát triển yêu cầu đáp ứng ngày
càng cao của cơ sở hạ tầng nhà cửa, kho tàng, bến bãi, nhu cầu về nhà ở trong
các tầng lớp dân cư ngày càng tăng, trước tình hình đó nhu cầu về xi măng ngày
càng tăng trong giai đoạn hiện nay bởi vì ngành cơng nghiệp xi măng luôn luôn
gắn liền với ngành xây dựng cơ bản.
Trước u cầu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, ngành công nghiệp xi măng cần
được chú trọng và phát triển để đáp ứng các nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng,
nhưng hiện nay ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đang đứng trước nhiều
thách thức to lớn, nhu cầu về sản lượng và chất lượng ngày càng khắt khe, sự
cạnh tranh trong thị trường xi măng cũng đang rất khốc liệt. Các sản phẩm xi
măng ngày càng đa dạng về chủng loại và sản phẩm khiến các doanh nghiệp, các


Chương 1: Tổng quan

3

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

công ty sản xuất sản phẩm này đã phải tìm cách thu hút, lơi kéo khách hàng về
phía mình, tìm cách gia tăng thị phần cho riêng mình. Chính bởi sự cạnh tranh
ngày càng gia tăng này đã làm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
này bên cạnh việc chú trọng hơn đến chất lượng sản phẩm thì các hoạt động
Marketing ngày càng được nghiên cứu và triển khai.

Là một doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, Công ty xi măng Vicem Hà
Tiên cũng khơng thể ngồi xu hướng chung đó của ngành. Bên cạnh đó, với
những đặc trưng riêng của cơng ty: sản phẩm xi măng bao đã có danh tiếng 50
năm trong miền Nam, đã trở nên quen thuộc với thị trường, chính vì vậy mà vấn
đề đầu ra cho sản phẩm xi măng bao không phải chịu nhiều áp lực. Thế nhưng
trong những năm gần đây, sản lượng xi măng bao đã bắt đầu có dấu hiệu bão hịa
khơng thể tăng trưởng mạnh như trước, để gia tăng thị phần, cơng ty hiện đang
phát triển dịng xi măng Công Nghiệp chuyên dụng cung cấp cho các dự án xây
dựng lớn.
Việc xây dựng hướng đi chung với ngành công nghiệp xi măng trong xu thế hội
nhập dưới áp lực phát triển và cạnh tranh trong thời điểm hiện nay là việc làm
cấp thiết. Xuất phát từ yêu cầu mang tính khách quan trên, tơi đã chọn đề tài
“Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm xi măng Công Nghiệp của công ty Xi
măng Vicem Hà Tiên trong giai đoạn 2015 - 2016”
1.2 Mục tiêu đề tài
Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạch định kế hoạch marketing cho sản phẩm xi
măng Công Nghiệp của Công ty xi măng Vicem Hà Tiên trong giai đoạn từ 2015
– 2016.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi thực hiện của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: bài nghiên cứu tập thực trạng hoạch định chiến lược
marketing cho sản phẩm xi măng Công Nghiệp của công ty Xi măng Vicem Hà
Tiên.


Chương 1: Tổng quan

4

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng


Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động marketing và kết quả kinh
doanh của sản phẩm xi măng Công Nghiệp của Công ty xi măng Vicem Hà Tiên.
Thời gian để khảo sát, đánh giá là giai đoạn từ năm 2013-2014, trên cơ sở đó
hoạch định kế hoạch marketing cho sản phẩm xi măng trên thị trường miền Nam
giai đoạn 2015-2016.
1.3.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Giúp Công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc triển khai
kế hoạch marketing trong chiến lược phát triển của Công ty; đồng thời đưa ra các
giải pháp nhằm phát huy hết năng lực và nâng cao hiệu quả cạnh tranh của sản
phẩm trên thị trường.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở tham khảo để Công ty Cổ phần Xi măng
Vicem Hà Tiên lựa chọn chính xác các phương án kinh doanh cho sản phẩm xi
măng Công Nghiệp để đứng vững và phát triển trong tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp được nêu ra trong đề tài là kết quả của sự đúc
kết, tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát chung trong việc xây dựng và triển
khai các chính sách marketing vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại các đơn vị sản
xuất và kinh doanh xi măng của Cơng ty và hồn tồn phù hợp với khả năng áp
dụng của Công ty.
1.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.2.1

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thứ cấp: ghi nhận từ các nguồn sau
o

Các báo cáo, tài liệu của công ty và các đối thủ cạnh tranh.

o


Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012, 2013, (phịng

Kế tốn – Tài chính)
o

Bản cáo bạch Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên năm 2013,

(phòng Kế tốn – Tài chính).


Chương 1: Tổng quan

o

5

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

Giới thiệu hồ sơ năng lực Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên năm

2014, (phòng Kinh doanh).
o

Báo cáo chi tiết về các tỷ số tài chính, như: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn

vốn,…, (phịng Kế hoạch – Tài chính).
o

Tài liệu hoạch định kế hoạch và phương hướng hoạt động của Cơng Ty


giai đoạn sau năm 2013, (phịng Kinh doanh, bộ phận Marketing).
o

Các tài liệu về khách hàng nhà cung cấp, đối tác, nhà tài trợ, (phòng Kinh

doanh, bộ phận Marketing).
Thu thập dữ liệu sơ cấp :
Phương pháp quan sát: chú ý các hoạt động diễn ra hằng ngày thông qua việc
tiếp xúc trực tiếp nhân viên trong công ty.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các trưởng phòng (phòng Kinh doanh,
Phòng Tổ chức, bộ phận Marketing) để tìm hiểu đối tượng khách hàng, nhà cung
cấp, các đối tác khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty cũng
như các chính sách về nhân sự mà Cơng ty đang thực hiện.
1.3.2.2

Phƣơng pháp phân tích

Phương pháp so sánh: so sánh hoạt động kinh doanh của công ty với kết quả
hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh.
Phương pháp phân tích xu hướng: phân tích, so sánh kết quả hoạt động
marketing của công ty qua các năm hoạt động, thị trường trong nước.
Phương pháp qui nạp: nhận định từ những vấn đề nhỏ, chi tiết đi đến kết luận
chung cho vấn đề cần phân tích.
Phương pháp phân tích ma trận: ma trận SWOT được sử dụng chủ yếu trong
việc xây dựng chiến lược nhằm xây dựng một tập hợp chiến lược có thể lựa chọn
từ việc kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp cũng như
những cơ hội nguy cơ từ mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng rất lớn đến doanh
nghiệp.



Chương 1: Tổng quan

6

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

Phân khúc thị trường và chọn thị trường mục tiêu: xây dựng kế hoạch marketing
cho sản phẩm xi măng Công Nghiệp giai đoạn 2015 – 2016 phù hợp với hướng
phát triển của công ty và luật pháp Việt Nam
- Cấu trúc đề tài
Chương 1: Phần tổng quan, trình bày các vấn đề: lý do hình thành đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu ý nghĩa và cấu
trúc đề tài, giới thiệu công ty và sản phẩm xi măng công nghiệp.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về xây dựng kế hoạch kinh doanh cho cơng ty.
Chương này trình bày tóm tắt lý thuyết cơ bản có liên quan đến đề tài.
Chương 3: Phân tích mơi trường hoạt động của công ty, các yếu tố tác động đến
hoạt động marketing tiêu thụ xi măng và thực trạng sử dụng các chính sách
marketing trong tiêu thụ xi măng của Cơng ty xi măng Vicem Hà Tiên.
Chương 4: Phân tích mơi trường bên ngồi cơng ty, các yếu tố kinh tế, chính trị
pháp luật, cơng nghệ, mơi trường…
Chương 5: Một số giải pháp marketing nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ dịng
sản phẩm xi măng Cơng Nghiệp rời của Cơng ty xi măng Vicem Hà Tiên.
Chương 6 : Kết luận và kiến nghị: đây là chương cuối cùng của báo cáo nghiên
cứu, trình bày những kết quả chính thu được từ đề tài, những hạn chế của nghiên
cứu, cuối cùng có thể đề xuất hay kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo để hoàn
thiện và phát triển đề tài ở mức độ cao hơn.
Bài nghiên cứu còn bao gồm phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung chính của
khóa luận.



Chương 2: Cơ sở lý thuyết

CHƢƠNG 2.

7

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm và vai trò của kế hoạch tiếp thị
Hoạch định chiến lược tiếp thị là việc lựa chọn chiến lược tiếp thị và các cách
thức thực hiện các chiến lược này nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đây là
chiến lược cấp chức năng, thường chi tiết và cụ thể, có mục tiêu rõ ràng, ngắn
hạn với mức ngân sách định trước. (Vũ Thế Dũng (2002) Tiếp thị giữa các tổ
chức.
Kế hoạch tiếp thị giúp xác định lại vị trí hiện tại của doanh nghiệp, hứơng đi và
kết quả mong muốn đạt được vào cuối kỳ kế hoạch. Đồng thời, kế hoạch tiếp thị
cũng trình bày những hoạt động chủ yếu cần thực hiện để giúp cho doanh
nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngồi ra, kế hoạch tiếp thị cịn giúp ban
quản trị doanh nghiệp có cái nhìn hệ thống và tồn diện hơn về tình hình hoạt
động kinh doanh cũng như nguồn lực của doanh nghiệp. (Phạm Ngọc Thúy
(2012) Kế hoạch kinh doanh.
2.2 Kế hoạch thu thập thông tin


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

8


GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

2.3 Nội dung của kế hoạch tiếp thị:
Kế hoạch tiếp thị vẫn có thể đươc điều chỉnh hay thay đổi khi có những thay đổi
về mơi trường kinh doanh cũng như những thay đổi trong nội bộ doanh nghiệp
so với thời điểm lập kế hoạch.
2.3.1 Nghiên cứu môi trƣờng kinh doanh
Việc nghiên cứu môi trường hoạt động của doanh nghiệp tập trung vào việc
nhận diện và đánh giá các xu hướng, sự kiện vượt q khả năng kiểm sốt của
một cơng ty duy nhất. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp được chia thành
hai loại: môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp.
2.3.1.1

Môi trƣờng vĩ mô của doanh nghiệp
 Yếu tố kinh tế: các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm: tỷ lệ lạm

phát, lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính
sách tài chính và tiền tệ.
 Yếu tố luật pháp, chính phủ và chính trị: ảnh hưởng của các yếu
tố luật pháp, chính phủ và chính trị ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, cho vay, an
toàn, giá cả, quảng cáo; các quy định về cạnh tranh; các luật thuế,..v..v..
 Yếu tố văn hóa, xã hội: văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến doanh
nghiệp chủ yếu ở các khía cạnh sau: quan điểm về mức sống, chuẩn mực đạo
đức, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ, thay đổi thói quen tiêu dùng,…Các
yếu tố xã hội thường biến đổi chậm nên khó nhận ra.
 Yếu tố tự nhiên: tự nhiên mang lại các ảnh hưởng chính như: vấn
đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của điều kiện địa lý, thiếu năng lượng, lãng
phí nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với nguồn
lực có hạn.



Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

9

 Yếu tố cơng nghệ: cơng nghệ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến
doanh nghiệp: một khi có nhiều công nghệ tiên tiến ra đời sẽ tạo nên cơ hội và cả
nguy cơ đối với tất cả các ngành và doanh nghiệp.
2.3.1.2

Môi trƣờng tác nghiệp của doanh nghiệp
Để phân tích mơi trường tác nghiệp (hay mơi trường vi mơ, mơi

trường ngành) của doanh nghiệp, ta áp dụng mơ hình năm tác lực của Michael
E.Porter (1980) thể hiện qua sơ đồ ở Phụ Lục:

Những yếu tố điều khiển đối thủ cạnh tranh

Những điều đối thủ cạnh tranh đang

Đối thủ cạnh tranh:

làm và có thể làm được

Mục tiêu tƣơng lai

Chiến lƣợc hiện tại


Ở tất cả các cấp quản trị và

Công ty đó đang cạnh tranh

theo nhiều giác độ

như thế nào?
Vài vấn đề cần trả lời nhanh về
đối thủ cạnh tranh
+ Đối thủ bằng lịng với vị trí hiện tại khơng?
+ Khả năng đối thủ chuyển dịch và đổi hướng chiến
lược như thế nào?
+ Điểm yếu của đối thủ cạnh tranh?

Các giả thiết

Các tiềm năng

Được đặt ra về bản thân và về

Các điểm mạnh và

ngành

điểm yếu

Hình 2.1 Các nội dung chủ yếu cần phân tích về đối thủ cạnh tranh
Người mua (khách hàng): Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị
nhất của cơng ty. Tuy nhiên, người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của



Chương 2: Cơ sở lý thuyết

10

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

ngành giảm xuống bằng cách ép giá hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải
cung cấp nhiều dịch vụ hơn.
 Người cung cấp: Người cung cấp bao gồm các đối tượng: người bán vật
tư, thiết bị; cộng đồng tài chính; nguồn lao động. Khi người cung cấp có ưu thế,
họ có thể gây áp lực mạnh và tạo bất lợi cho doanh nghiệp.
 Đối thủ tiềm ẩn: Đối thủ tiềm ẩn có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận
của công ty do họ đưa vào khai thác năng lực sản xuất mới, với mong muốn
giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết.
 Sản phẩm thay thế: sản phẩm thay thế hạn chế tiềm năng lợi nhuận của
ngành bằng cách khống chế mức giá cao nhất cho các cơng ty trong ngành.
2.4 Lập kế hoạch Marketing
2.4.1

Phân tích thị trƣờng và kế hoạch Marketing hiện tại

Mục đích của phân tích này là:


Đánh giá những đặc điểm chủ yếu của thị trường như quy mô, cơ cấu, xu

hướng biến động, tác động của môi trường Marketing đến nhu cầu mua sắm của
khách hàng.



Phân tích cạnh tranh: ưu nhược điểm cuả các đối thủ cạnh tranh, thị phần và

chiến lược của họ.


Phân tích kế hoạch Marketing hiện hành: Trong điều kiện mơi trường mới các

chiến lược Marketing mix có cịn phù hợp nữa khơng?
2.4.2

Phân tích SWOT

Phân tích SWOT là phân tích cơ hội và mối đe doạ (do môi trường mang lại),
điểm mạnh và điểm yếu của bản thân công ty. Trong điều kiện môi trường mới sẽ
xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới, đồng thời các nguy cơ đe doạ mới. Khi
công ty nhận thức được về các cơ hội và mối đe doạ, họ sẽ chủ động xây dựng kế
hoạch để nắm bắt, khai thác các cơ hội, đồng thời vượt qua các nguy cơ đe doạ.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

11

Tuy nhiên, điều này còn tuỳ thuộc vào các điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
Do vậy, cần xem xét các vấn đề cơ bản sau đây:
• Xác định các cơ hội và nguy cơ do môi trường mang lại cho cơng ty

• Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của cơng ty
• Xác định vị thế thị trường hiện tại của công ty
Ma trận SWOT giúp ta phát triển bốn loại chiến lược:
- Các chiến lược điểm mạnh – cơ hội (SO)
- Các chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO)
- Các chiến lược điểm mạnh – đe dọa (ST)
- Các chiến lược điểm yếu – đe dọa (WT)
Mục đích ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể chọn lựa,
chứ khơng quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong số các chiến lược
phát triển trong ma trận SWOT, chỉ một số chiến lược tốt nhất được chọn để thực
hiện.
Bảng 2.1 Mơ hình ma trận SWOT
SWOT

Cơ hội (Opportunities)

Đe dọa (Threats)

Điểm mạnh (Strengths)

Nhóm chiến lược SO

Nhóm chiến lược ST

Điểm yếu (Weaknesses)

Nhóm chiến lược WO

Nhóm chiến lược WT


2.4.3

Xác định các mục tiêu Marketing

Khi đặt ra các mục tiêu Marketing cần phải tuân theo các yêu cầu sau:
• Mục tiêu Marketing phải chịu sự chi phối của các mục tiêu của kế hoạch chiến
lược của công ty (phục vụ cho mục tiêu kế hoạch chiến lược).
• Mục tiêu Marketing phải cụ thể, rõ ràng và đo lường được.
• Mục tiêu phải gắn với thời gian cụ thể.


Chương 2: Cơ sở lý thuyết

12

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

• Các mục tiêu phải đồng bộ nhau và được sắp xếp theo thứ tự về tầm quan trọng
Thông thường mục tiêu Marketing là doanh số bán, lợi nhuận và thị phần chiếm
được, vị thế của công ty, vị thế của sản phẩm, mục tiêu tăng trưởng.
2.4.4

Lựa chọn chiến lƣợc

Công ty cần xác định rõ về chiến lược mới có thể đảm bảo toàn bộ các nỗ lực về
tiếp thị và bán hàng được phối hợp với nhau một cách có hiệu quả trong điều
kiện nguồn tài chính hữu hạn của doanh nghiệp.
2.4.5

Phối thức Marketing:


Sau khi lựa chọn chiến lược, doanh nghiệp cần tổ chức các hoạt động phối thức
marketing bao gồm: sản phẩm, giá bán, phân phối và chiêu thị.
2.4.6

Nguồn lực và triển khai kế hoạch Marketing:

Cho dù kế hoạch Marketing được chuẩn bị tốt đến đâu, nó sẽ trở nên vô nghĩa
nếu không triển khai ra thực tế. Để triển khai kế hoạch thành công, cần phải
chuẩn bị tốt kế hoạch nguồn lực- doanh thu và xây dựng cách thức theo dõi kiểm
sốt tiến trình.


Chương 3: Giới thiệu công ty

CHƢƠNG 3.

13

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

GIỚI THIỆU CÔNG TY VÀ THỰC TRẠNG HOẠT

ĐỘNG TIẾP THỊ
3.1 Tổng quan về công ty Vicem Hà Tiên
Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là Nhà máy Xi măng Hà Tiên do hãng
VENOT.PIC của Cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị. Năm 1964, Nhà máy chính
thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại
Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại Nhà máy Thủ Đức.
Năm 1974, Nhà máy Xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với

hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000
tấn xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm. Thỏa ước này sau giải
phóng được chính quyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977.
Năm 1981, Nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành Nhà máy xi măng
Kiên Lương và Nhà máy xi măng Thủ Đức. Và đến năm 1983, hai Nhà máy
được sáp nhập và đổi tên là Nhà máy Liên Hợp xi măng Hà Tiên.
Ngày 19/08/1986, Máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng
2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động đưa
công suất của toàn Nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm.
- Năm 1993, Nhà máy lại tách thành hai công ty là Nhà máy Xi măng Hà Tiên 2
(Cơ sở sản xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm và
500.000 tấn xi măng/năm; Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất tại Thủ
Đức - Tp HCM) với công suất là 800.000 tấn xi măng/năm.
Ngày 01/04/1993, Công ty Cung ứng Vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy Xi
măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây dựng.
Ngày 30/09/1993, Nhà máy Xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành Công ty Xi măng
Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng.
Ngày 03/12/1993, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh với tập
đoàn Holderbank - Thụy Sĩ thành lập Công ty Liên Doanh Xi măng Sao Mai có
cơng suất là 1.760.000 tấn xi măng/năm. Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn


Chương 3: Giới thiệu công ty

14

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

pháp định 112,4 triệu USD trong đó Cơng ty Xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35%
tương đương 39,34 triệu USD.

Tháng 04/1995, được thừa ủy nhiệm liên doanh giữa Tổng Công ty Xi măng
Việt Nam với Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), Công ty tham gia
Liên Doanh Bê Tông Hỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế
100.000m3 bê tông /năm. Vốn pháp định là 1 triệu USD trong đó Cơng ty xi
măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệu USD.
Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, Công ty đã xây dựng dự án đầu
tư cải tạo môi trường và nâng cao năng lực sản xuất.
Tháng 11/1994 dự án đã được Chính phủ phê duyệt với tổng kinh phí là
23.475.000 USD, cơng trình đã khởi cơng ngày 15/06/99 và đã hồn tất đưa vào
hoạt động từ 2001, nâng công suất sản xuất của Công ty thêm 500.000 tấn xi
măng/năm (Tổng công suất là 1.300.000 tấn xi măng/năm).
Ngày 21/01/2000, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hố Xí
nghiệp Vận tải trực thuộc Công ty thành Công ty Cổ phần Vận tải Hà Tiên, trong
đó Cơng ty Xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng.
Ngày 06/02/2007, Công ty Xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ cơng bố
chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo Quyết định số
1774/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và
chuyển Công ty Xi măng Hà Tiên 1 thành Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1
và chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
4103005941 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 18/01/2007 với vốn
điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng.
Ngày 29/12/2009, Với sự đồng ý của gần 78% số cổ phần có quyền biểu quyết,
phương án sát nhập Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) vào Công ty Cổ
phần Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã được thông qua. Sau khi sát nhập, doanh
nghiệp sẽ có tên mới – Cơng ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên. Trụ sở chính
của Cơng ty: 360 Bến Chương Dương, Phường Cầu Kho, Quận 1, Tp.HCM.
Ngày 08/06/2010, Chính thức giao dịch số lượng cổ phiếu chuyển đổi từ Công ty
CPXM Hà Tiên 2 sang Công ty CPXM Hà Tiên 1 tại sàn chứng khoán TPHCM



Chương 3: Giới thiệu công ty

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

15

Ngày 25/06/2010, Nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đánh dấu
bước khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới của Công ty CPXM Hà Tiên 1
sau sáp nhập.
Trụ sở chính của Cơng ty tại địa chỉ: 360 Bến Chương Dương, phường Cầu Kho,
Quận 1, Tp. HCM
Các chi nhánh mới được thành lập:
Trạm nghiền Phú Hữu, địa chỉ: phường Phú Hữu, quận 9 - TPHCM.
Trạm nghiền Thủ Đức, địa chỉ: Km 8, Xa lộ Hà Nội, Phường Trường Thọ,
Quận Thủ Đức – TPHCM.
Nhà máy xi măng Bình Phước, địa chỉ: Xã Thanh Lương, Huyện Bình Long,
Tỉnh Bình Phước.
Trạm nghiền Long An, địa chỉ: Khu Công nghiệp Long Định, Huyện Bến Lức,
Tỉnh Long An
Nhà máy xi măng Kiên Lương, địa chỉ:

Quốc Lộ 80, Thị trấn Kiên Lương,

Tỉnh Kiên Giang.
Ngày 23/01/2011, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (Vicem Hà Tiên) chính
thức tiếp quản Trạm nghiền Xi măng Cam Ranh từ Công ty Cổ phần Xây lắp Đà
Nẵng, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam. Địa
chỉ: Thơn Hịn Quy - xã Cam Thịnh Đơng - Tp.Cam ranh - Tỉnh Khánh Hịa.
Hiện nay công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết kế
7.300.000 tấn xi măng/năm với 2 Nhà máy và 4 Trạm nghiền.

3.2 Giới thiệu về sản phẩm xi măng Công Nghiệp
Xi măng công nghiệp Vicem Hà Tiên được hiểu là những loại xi măng khơng
đóng bao mà được chuyên chở bằng xe bồn tới các trạm trộn bê tơng của cơng
trình hoặc dự án cơng nghiệp. Xi măng công nghiệp sử dụng để sản xuất bê tông
chất lượng cao. Các khách hàng sử dụng xi măng công nghiêp Vicem Hà Tiên là
các trạm trộn bê tông thương phẩm, các đơn vị sản xuất bê tông dự ứng lực, các
đơn vị sản xuất cọc bê tông ly tâm, các đơn vị sản xuất vật liệu không nung, các


Chương 3: Giới thiệu công ty

16

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

dự án cầu đường, nhiệt điện, thủy điện… Xi măng xá công nghiệp Vicem Hà
Tiên được dùng để sản xuất các loại bê tơng thương phẩm có mác đến 90MPa.
Được sản xuất theo các tiêu chuẩn xi măng khác nhau, trong đó sản xuất chủ yếu
bằng cách nghiền mịn hỗn hợp clinker Portland, thạch cao và các loại phụ gia cải
thiện tính chất xi măng như: đá vơi, puzzolan, xỉ…Xi măng công nghiệp Vicem
Hà Tiên được sử dụng để sản xuất bê tơng phục vụ cho các cơng trình, dự án lớn
u cầu bê tơng có tính cơng tác tốt, cường độ sớm cao.
Vicem Hà Tiên sản xuất các dòng sản phẩm xi măng măng công nghiệp hiện nay
(Phụ lục)
3.3 Xu hƣớng sử dụng các dòng sản phẩm xi măng rời :
Nhu cầu về chủng loại XM rời hiện nay khá đa dạng theo u cầu của cơng trình,
khơng như các năm trước đây chủ yếu là XM PCB40 mác cao.
Các năm gần đây, các dự án cơng trình thường duyệt các loại XM như sau :
o Xi măng bền Sulphate type 2, type 5, PCsr40… cho các cơng trình
Cống, cảng khu vực Miền tây, Duyên Hải, xử lý nước thải đô thị…

o Xi măng XM PC40, PC50 cho các công trình cầu, đúc dầm, bê tơng
các nhà máy…
o Xi măng xỉ Cọc đất CDM : gia cố đất nền hầu hết các dự án khu vực
TP HCM, Tây Nam Bộ - đặc trưng vùng phù sa, nền đất yếu.


Chương 3: Giới thiệu công ty

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

17

3.4 Đặc điểm và năng lực chủ yếu của công ty
3.4.1 Sơ đồ tổ chức của cơng ty

TỔNG GIÁM ĐỐC

VĂN
PHỊNG
CHÍNH

NHÀ MÁY
KIÊN
LƯƠNG

NHÀ MÁY
BÌNH
PHƯỚC

TRẠM

NGHIỀN
THỦ ĐỨC

TRẠM
NGHIỀN
PHÚ HỮU

TRẠM
NGHIỀN
LONG AN

TRẠM
NGHIỀN
CAM RANH

XÍ NGHIỆP
TIÊU THỤ &
DỊCH VỤ

3.4.2 Mơ tả sơ đồ tổ chức công ty
Ban giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật cho công ty, quản lý và điều
hành mọi hoạt động cho công ty, định ra các chiến lược và sách lược kinh doanh
cho toàn cơng ty.
Phịng Thị Trƣờng: có chức năng:
 Nghiên cứu đề xuất phương thức lưu thông tiêu thụ các loại sản phẩm của
Vicem Hà Tiên
 Xây dựng mục tiêu sản lượng qua các năm.
 Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình tiếp thị, giới thiệu sản
phẩm, hỗ trợ bán hàng, quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ….Các chương trình
phát triển và bảo vệ thương hiệu Vicem Hà Tiên.

 Nghiên cứu thị trường.
Phịng Kế tốn – Tài Chính
 Hạch tốn tiêu thụ bao gồm hạch toán chi tiết và tổng hợp tình hình nhập,
xuất và tồn kho thành phẩm.


Chương 3: Giới thiệu công ty

18

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

 Hạch tốn các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt đơng của Xí nghiệp.
Hạch tốn các khoản phải thu phát sinh trong q trình hoạt động của Xí
nghiệp.
 Lập các báo cáo tài chính theo quy định.Lập ngân sách hoạt đơng của Xí
nghiệp. Lập báo cáo tình hình thực hiện ngân sách của Xí nghiệp.
 Phân tích đánh giá tình hình tài chính của Xí nghiệp và các đối tác bên
ngoài.
 Tham gia ký kết các hợp đồng mua, bán.
 Theo dõi và báo cáo kịp thời các khoản phải thu, phải trả phát sinh.
 Thực hiện công tác quyết tốn.
Phịng Tổ chức hành chánh:
 Căn cứ nhu cầu và tiêu chuẩn chức danh Cán bộ công nhân viên (CBCNV),
đề xuất kiện tồn tổ chức bộ máy Xí nghiệp và triển khai thực hiện quyết
định của Giám đốc Xí nghiệp về bố trí sắp xếp, điều động CBCNV.
 Đề xuất chương trình đào tạo, tổ chức thực hiện, tổng hợp và theo dõi cơng
tác đào tạo của Xí nghiệp theo phân cấp.
 Thực hiện các quy định về đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của Người Lao
động như: bảo hiểm, tiền lương, thưởng, bảo hộ lao động, thời gian làm

việc, nghỉ ngơi… theo pháp luật.
 Tổ chức triển khai thực hiện nội quy lao động của Công ty, theo dõi quản lý
lao động hàng ngày, lập bảng chấm công hàng tháng, đề xuất nâng lương
nâng bậc, khen thưởng và kỷ luật.
Phòng Dịch vụ khách hàng
 Tổ chức thực hiện các hoạt động trong giao dịch khách hàng, bán hàng,
giao hàng phục vụ cho công tác tiêu thụ.
 Tổ chức điều phối vận chuyển hàng hóa nhập, xuất kho và bán cho khách
hàng.


Chương 3: Giới thiệu công ty

19

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

 Theo dõi số lượng hàng được đặt, tình hình thanh tốn tiền, cơng nợ, phân
bổ tiền hàng theo địa điểm đặt hàng của khách hàng.
 Cấp mã số nhận hàng theo yêu cầu của khách hàng.
 Quản lý, điều hành, giám sát việc vận hành cầu cân.
 Lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu giao
hàng, phiếu nhập kho sản phẩm.
Phòng Dịch vụ kỹ thuật:
 - Tiếp nhận xem xét và giải quyết các phản ánh của khách hàng về sản
phẩm của Vicem Hà Tiên.
 Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm của
Vicem Hà Tiên.
 Phát hiện, tiếp nhận và xử lý những hành vi gian lận thương mại liên quan
đến sản phẩm Vicem Hà Tiên.

 Cung cấp cho khách hàng các tài liệu liên quan đến chất lượng các loại sản
phẩm của Cơng ty khi có yêu cầu.
 Kiến nghị cải tiến về mẫu mã chất lượng và tính đặc trưng khác biệt của sản
phẩm của Vicem Hà Tiên.
 Đề xuất tạo ra các sản phẩm mới.
 Quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động hệ thống mạng của Xí nghiệp và
các máy nối mạng với Xí nghiệp của các Nhà Phân Phối.
Các Trung tâm tiêu thụ:
 Có tổng cộng 7 Trung tâm, địa bàn trải dài từ Bình Định đến Cà Mau. Quản
lý kênh phân phối các loại sản phẩm của Vicem Hà Tiên tại địa bàn được
giao.
 Tham gia trong quá trình xây dựng mục tiêu sản lượng tiêu thụ, chính sách
bán hàng, các chương trình tiếp thị, hỗ trợ bán hàng, quảng cáo, khuyến
mãi, tài trợ.


Chương 3: Giới thiệu công ty

20

GVHD: TS. Vũ Thế Dũng

 Phối hợp hỗ trợ NPP tổ chức các hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Vicem
Hà Tiên
 Triển khai thực hiện các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, khảo sát thị
trường trên địa bàn phụ trách.
 Tổ chức thực hiện thăm viếng, chăm sóc khách hàng. Lập thẻ khách hàng
các đầu mối lớn và các cửa hàng kinh doanh Vật liệu xây dựng trên địa bàn
phụ trách.
 Điểm mạnh: Công ty Vicem Hà Tiên có đội ngũ nhân sự ổn định và

trình độ chun mơn cao, nhanh nhẹn, nhiệt tình nên khả năng tiếp
cận, xử lý tình huống, giao dịch với khách hàng rất chuyên nghiệp.
3.5 Thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing công ty Vicem Hà Tiên
Tổng cầu XM Công Nghiệp rời thị trường Nam bộ khoảng 3.555 triệu tấn năm
2014, tăng trưởng khoảng 22,41% so với năm 2013 (2.607 triệu tấn)
Mặc dù thị trường bất động sản đang đóng băng, cầu XM bao tăng chậm nhưng
tổng cầu XM Công Nghiệp rời năm 2014 tăng trưởng tốt hơn 2013:
o Mảng trạm bê tông thương phẩm vẫn cầm chừng và tăng trưởng không
cao phụ thuộc lớn vào bất động sản.
o Mảng cơng trình giao thơng tăng trưởng mạnh hơn so với 2012 : Cao tốc
Long thành Dầu Dây và tiến độ, tuyến vành đai ngoài của Tp HCM – sử
dụng lượng lớn XM Cọc đất CDM, Cầu lớn khu vực Đồng bằng Sơng
Cửu Long….
o Mảng Cơng trình lớn khởi động và vào tiến độ : Nhiệt điện Duyên Hải 2

(350 ngàn tấn XM cọc đất, 200 ngàn tấn XM bê tông), Nhiệt điện Vĩnh
Tân, cảng Vĩnh Tân chủ yếu dựa vào mảng mác cao do nhiều dự án lớn
vào tiến độ như : Dự án Nhiệt điện và Cảng Vĩnh Tân, Đại Quang Minh
(200 ngàn tấn XM Cọc đất), Thủy Điện Đồng nai 5, …..


×