Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Chủ đề kinh tế xã hội các nước châu á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 17 trang )

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN
TRƯỜNG THCS

-----------------

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Bài 7,8: Chủ đề: Kinh tế xã hội các nước châu Á

Họ và tên:
Tổ

:

Năm học 2020-2021

1


Ngày soạn:
Ngày dạy:
TUẦN 10: TIẾT ….

BÀI 7,8: CHỦ ĐỀ: KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á.
A. Mục tiêu chủ đề.
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm phát triển kinh tế xã hội các nước châu Á hiện nay.
- Hiểu rõ tình hình phát triển kinh tế ở các nước vùng lãnh thổ châu Á.
- Thấy rõ xu hướng phát triển hiện nay của các nước và vùng lãnh thổ của
châu Á: Ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ và nâng cao đời sống.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tíchcác bảng số liệu kinh tế, xã hội.


- Kỹ năng thu thập số liệu thống kê các thơng tin kinh tế xã hội.
- Đọc, phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế
nơi đây, đặc biệt ảnh hưởng tới sự phân bố cây trồng, vật ni.
3. Thái độ:
- Có ý thức, trách nhiệm, tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động chiếm
lĩnh tri thức.
- u thích mơn học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp,
hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử
dụng hình vẽ, tranh ảnh.
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên

2


- Xây dựng các phương pháp dạy học như: Đàm thoại, gợi mở, hoạt động
nhóm, vấn đáp, kiểm tra đánh giá.
- Đồ dùng: Giáo án powerpoint, sách giáo khoa, sách giáo viên, các hoạt
động đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, phiếu học tập, bút dạ…
2. Học sinh
- Dụng cụ, đồ dùng học tập, SGK.
- Đọc và chuẩn bị bài.
3. Phương pháp, kỹ thuật dạy học.
- Phương pháp: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học,
phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi, phương pháp dùng lời,...
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi, kỹ thuật cơng não, kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật trình
bày 1 phút....

C. Tiến trình tổ chức dạy học
* Ổn định tổ chức lớp
Lớp:

Sĩ số:

Vắng:

I. Hoạt động khởi động cho chủ đề:
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Phương pháp: Phương pháp đặt và giải
quyết vấn đề, phương pháp tự học, phương pháp trò chơi, phương pháp quan sát
trực quan. Kỹ thuật: đặt câu hỏi, kỹ thuật công não.
- Năng lực, phẩm chất: Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo,
sử dụng ngôn ngữ. Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ.
- Thời gian hoạt động: 7 phút.
- Hình thức tổ chức hoạt động: chung toàn lớp.
Bước 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Thử tải trạng nhí”
với các câu hỏi liên quan tới nội dung của bài học (mỗi câu hỏi giáo viên đưa ra
các bức hình về các quốc gia hoặc tự nhiên của châu Á). Ai trả lời được nhiều
câu hỏi nhất, người đó sẽ là người chiến thắng.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ.

3


Bước 3: Giáo viên có thể hỏi học sinh: Các bức hình trên giúp em liên tưởng
tới châu lục nào trên thế giới (châu Á)?
Bước 4: Giáo viên chốt và giới thiệu về bài. Châu Á là nơi có nền văn minh
cổ xưa. Vậy ngày nay trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia ra sao? Bài
ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về vấn đề này.

II. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của giáo viên, học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của các nước và lãnh thổ
chấu Á hiện nay.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học,
phương pháp trực quan.
+ Kỹ thuật: đặt câu hỏi, kỹ thuật cơng não, kỹ thuật chia nhóm...
- Năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng
số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
+ Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm.
- Thời gian hoạt động: 23 phút.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp đơi, nhóm
GV: u cầu học sinh nghiên cứu thông tin trong SGK I.
kết hợp kiến thức đã học cho biết:
- Đặc điểm kinh tế-xã hội các nước châu Á sau Chiến
tranh Thế giới thứ 2 như nào?

Đặc

điểm

phát

triển kinh tế-xã hội
của các nước và lãnh

thổ chấu Á hiện nay.

HS: Thực hiện nhiệm vụ.
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 7.2 bên dưới để thảo
luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ sau: (thời gian là 4

4


phút)
1. Nước có bình qn GDP đầu người cao nhất? Thấp
nhất? Mức thu nhập giữa hai nước chênh nhau
khoảng bao nhiêu lần? Nếu so với Việt Nam thì có
mức chênh lệch bao nhiêu?
2. Nguyên nhân?
3. Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP
của nước thu nhập cao khác nước thu nhập thấp ở chỗ
nào?
HS: Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, chia sẻ sản phẩm.
GV: Nhận xét.
Dự kiến sản phẩm.
1. GDP của Nhật gấp 105,4 lần Lào, gấp 80,5 lần Việt
Nam.
2. Nguyên nhân: Điều kiện tự nhiên, kinh tế và chính
sách phát triển khác nhau => trình độ phát triển KTXH khơng đều)
3. Nước có tỉ trọng nơng nghiệp trong GDP cao thì
GDP/người thấp, mức thu nhập trung bình kém và
ngược lại.
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi:
1.Nhận xét chung về thu nhập của các quốc gia ở

Châu Á?

- Hiên nay số lượng
các quốc gia có mức
thu nhập thấp và dưới
trung bình cịn chiếm tỉ

5


2. Nhận xét về tốc độ tăng trưởng của các quốc gia có

lệ cao

mức thu nhập cao và các quốc gia có mức thu nhập
thấp?
HS: Các quốc gia có mức thu nhập thấp nhưng lại có tỉ
lệ tăng trưởng GDP cao.
=> Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế các nước châu Á nói
chung và các nước TQ, VN, Lào,…đang có những
bước phát triển vượt bậc, rút ngắn khoảng chênh lệch
giàu và cách nghèo
GV: Mở rộng: Đây cũng là xu thế phát triển kinh tế
của các nước châu Á từ sau chiến tranh thế giới thư 2
đến nay: Nâng cao tỉ trọng khu vực công nghiệp và
dịch vụ ,giảm dần tỉ trọng nông nghiệp
Liên hệ: Hiện nay nền KT Việt Nam có sự thay đổi ra
sao? (Mức thu nhập? Tỉ trọng giá trị nông nghiệp
trong cơ cấu GDP tăng hay giảm so với năm 2001).
GV: Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hồn

thiện bảng sau:

Nhóm nước
Phát triển cao
Cơng nghiệp mới

Đặc điểm phát triển kinh tế

Tên nước và vùng

lãnh thổ
Nền Kinh tế - xã hội tồn diện.
Nhật Bản
Mức độ cơng nghiệp hóa nhanh, Xingapo,
Hàn

cao.
Quốc
Đang phát triển
Nơng nghiệp phát triển chủ yếu
Việt Nam, Lào…
Có tốc độ tăng Cơng nghiệp hóa nhanh. Nơng Trung Quốc, Ấn
trưởng kinh tế cao nghiệp có vai trị quan trọng.
Giàu, trình độ KT- Khai thác dầu khí để xuất khẩu

Độ, Thái Lan
A-rập
Xê-ut,

6



XH chưa phát triển

Brunây

cao
HS: Thực hiện, báo cáo chia sẻ sản phẩm.
GV: Nhận xét, chốt ý
GV: Dựa vào bảng trên, cho nhận xét về trình độ phát
triển kinh tế của các nước châu Á?
HS: Thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động 1: Tình hình phát triển kinh tế xã hội các nước châu Á.
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:
+ Phương pháp: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học,
phương pháp trực quan, phương pháp trò chơi.
+ Kỹ thuật: đặt câu hỏi, kỹ thuật công não, kỹ thuật chia nhóm...
- Năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp
tác, sử dụng ngôn ngữ.
+ Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng
số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
+ Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm.
- Thời gian hoạt động: 15 phút.
- Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp đơi, nhóm
GV: Cho HS tìm hiểu về ngành Nơng nghiệp (15p)

II. Tình hình phát

Yêu cầu học sinh quan sát hình 8.1. Tổ chức học sinh triển kinh tế xã hội

hoạt động theo nhóm để hồn thành phiếu học tập sau:

các nước châu Á.
1. Nông nghiệp.

7


Khu vực

Cây
trồng

Vật nuôi Nguyên nhân
phân bố

Đông Á,
Đông Nam
Á, Nam Á
Tây Nam
Á và các
vùng nội
địa
HS: Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo chia sẻ sản phẩm.
Giáo viên chốt ý.

8


- Sản xuất lương thực

giữ vai trò quan trọng
nhất.

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 8.2 và hoạt động
cặp đơi để:
Nhận xét về vai trị của sản xuất lương thực ở các
nước trong khu vực châu Á? Kể tên các nước châu Á
sản xuất lúa gạo nhiều và tỉ lệ so với thế giới là bao
nhiêu?
- Trung Quốc, Aabs Độ
là những nước sản xuất
nhiều lúa gạo.
- Thái Lan và Việt
Nam đứng thứ nhất,
thứ 2 về lúa gạo.
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hãy cho biết lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam
và Thái Lan? Các nước có thành tựu vượt bậc trong
sản xuất lương thực?
HS: Thực hiện nhiệm vụ.
GV: Chốt ý
Hết tiết 1
Chuyển tiết 2:

9


GV: Tổ chức cho học sinh hoạt động khởi động đầu giờ với trị chơi: Nghe nhìn
để ghi nhớ bằng cách: chia lớp ra làm 4 nhóm, các nhóm có nhiệm vụ nghe và nhìn
1 đoạn video có chứa các hình ảnh và ghi nhớ lại các hình ảnh có trong video. Nhóm

nào nhớ được nhiều hình ảnh nhất sẽ chiến thắng. (7 phút)

GV: Cho học sinh quay trở lại với các bức hình có trong video và u cầu học
sinh:
Những hình ảnh trên là hoạt động của những ngành kinh tế nào và ở đâu?
HS: Nông nghiệp, CN, dịch vụ ở các quốc gia trong khu vực Châu Á.
GV: Dẫn dắt học sinh vào bài.
Tìm hiểu về hoạt động công nghiệp (23 phút)

2. Công nghiệp

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và các bảng số
liệu sau, cùng với hệ thống kênh chữ trong SGK:

GV: Tổ chức hoạt động nhóm (4 phút) để hồn thành

10


bảng sau:

Ngành cơng nghiệp
1. Thuận
lợi, khó
khăn.
2.
Tình
hình phát
triển


Thuận lợi
Khó khăn
Về quy mơ,
cơ cấu
Các ngành
cơng nghiệp
chính, phân
bố

HS: Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, nhận xét.
GV: Chốt ý.

Ngành cơng nghiệp
1. Thuận
lợi, khó
khăn.

Thuận lợi

- Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa
dạng , trữ lượng lớn.
- Lao động dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ

Khó khăn

lớn.
- Tài ngun khống sản chưa được khai thác
hợp lý.

2. Tình

Về quy mơ, cơ cấu
hình phát
triển
Các ngành cơng

- Ơ nhiễm môi trường.
- Chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế các
nước.
- Cơ cấu: Đa dạng.
- CN khai khoáng: phát triển ở nhiều nước.

nghiệp chính, phân - CN: luyện kim, cơ khí chê tạo: Nhật Bản,
bố

Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc...
- CN: sản xuất hàng tiêu dùng (may mặc, dệt,
chế biến thực phẩm...) phát triểm ở hầu hết

các nước.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát bảng 8.1 và trả lời câu
hỏi.

11


1. Những nước nào khai thác than và dầu mỏ nhiều
nhất?
2. Những nước nào sử dụng các sản phẩm khai thác
chủ yếu để xuất khẩu?
HS: Thực hiện nhiệm vụ.

1. Khai thác than nhiều nhất là: Trung Quốc, Ấn Độ.
Khai thác dầu mỏ nhiều nhất: a-rập Xê-út, Cô – oét.
2. In-đô-nê-xi-a (than), A-rap Xê-ut, Co-oet (dầu mỏ)
GV: Vậy theo em, những nước này có đặc điểm phát
triển kinh tế xã hội như nào?
HS: Giàu nhưng trình độ phát triển kinh tế, xã hội chưa

Hầu hết các nước châu

cao.

Á đều ưu tiên phát

GV: Hãy nhận xét khái quát về tình hình phát triển

triển công nghiệp.

ngành công nghiệp ở hầu hết các nước châu Á?
HS: Hầu hết các nước châu Á đều ưu tiên phát triển
cơng nghiệp.
GV: Em có thể kể tên một số ngành công nghiệp tiêu

12


biểu ở nước ta và 1 số quốc gia châu Á không?
HS: Kể tên.
GV: Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đang
ưu tiên phát triển ngàn công nghiệp với rất nhiều ngành
như: Cơng nghiệp khai khống, chế biến lương thực,

thực phẩm…
GV: Chiếu hình ảnh các ngành cơng nghiệp ở các nước
trong khu vực châu Á:

GV: Trong cuộc sống, em và gia đình có sử dụng một
số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc không?

GV: Chuyển ý sang mục 3.

3. Dịch vụ.

13


Hoạt động dịch vụ (10 phút)
GV: Em hãy kể tên một số ngành dịch vụ ở các nước
châu Á?
HS: Kể tên.
GV: Quan sát bảng số liệu sau và hoạt động cặp đôi trả
lời câu hỏi:

1. Tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật
Bản, Hàn Quốc là bao nhiêu?
2. Mối quan hệ giữa tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ
cấu GDP với GDP theo đầu người của các nước nói
trên như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Chốt: Ta thấy: Ngành dịch vụ ở các quốc gia như
Nhật Bản, hàn Quốc chiếm tỉ trọng rất cao. Và thu nhập

bình quân theo đầu người ở các quốc gia này cũng rất
cao.
Trái lại, hãy quan sát 2 quốc gia là Lào, Việt Nam có tỉ
trọng ngành dịch vụ cịn thấp nên thu nhập bình quân
cũng thấp. Vậy: tỉ trọng ngành dịch vụ càng cao thì thu

14


nhập của ngườu dân càng cao và ngược lại.
GV: Vậy 1 bạn hãy khái quát lại:
1. Tình hình phát triển ngành dịch vụ ở các nước châu
Á? Và kể tên các quốc gia có ngành dịch vụ phát triển
cao?
HS: Khái quát và kể tên.
GV: Chiếu 1 số hình ảnh và hỏi: Vai trò của ngành dịch
vụ với sự phát triển kinh tế xã hội?
- Hoạt động dịch vụ
được các nước rất coi
trọng.
- Các quốc gia có
ngành dịch vụ phát
triển: Nhật Bản, XinGa-Po, Hàn Quốc.
Trong sản xuất:
+ Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm cho các ngành kinh tế.
+ Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất các vùng
trong nước, giữa nước ta với nước ngồi.
- Trong đời sống:
+ Tạo nhiều việc làm, góp phần quan trọng nâng cao

đời sống nhân dân, đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền
kinh tế.
GV: Chiếu thêm các hình ảnh về ngành dịch vụ.

15


GV: Hãy giới thiệu cho các bạn nghe về tình hình phát
triển kinh tế của Việt nam với bạn bè trên thế giới?
III. Hoạt động luyện tập.
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề,
phương pháp tự học... Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
- Năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp sử
dụng ngôn ngữ.
+ Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm.
- Thời gian: 3 phút.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp.
Phương án 1: Giáo viên cho học sinh giới thiệu về sự phát triển Kinh tế-xã hội
Việt Nam?
Phương án 2: Cho học sinh tham gia trò chơi ô chữ.
HS: Thực hiện nhiệm vụ.
HS: Báo cáo, chia sẻ.
GV: Bổ sung, nhận xét. Chốt
IV.Hoạt động vận dụng.
- Phương pháp, kỹ thuật: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp tự

16



học. Kỹ thuật: đặt câu hỏi.
- Năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo.
+ Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm.
- Thời gian: 1 phút.
- Hình thức tổ chức: Cả lớp .
GV: Hướng dẫn học sinh hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: “Viết 1 bài văn
giới thiệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước với bạn bè thế
giới?” HS: Thực hiện nhiệm vụ.
V. Hoạt động tìm tịi, mở rộng.
- Phương pháp: Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học.
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
- Năng lực, phẩm chất:
+ Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tự quản lý.
+ Phẩm chất: sống yêu thương, sống tự chủ, sống có trách nhiệm.
- Thời gian: 1 phút.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân
GV: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Về nhà sưu tầm 1 số hình ảnh, tư liệu liên
quan tới bài học.
HS: Thực hiện nhiệm vụ.
- Chuẩn bị: Bài 9: Khu vực Tây Nam Á.

17



×