Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty điện lực bến tre trong thị trường điện cạnh tranh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.17 MB, 160 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

LÊ THANH PHƯƠNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
BẾN TRE TRONG THỊ TRƯỜNG
ĐIỆN CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản Lý Năng Lượng
Mã số: 60340406

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG –HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Võ Ngọc Điều
Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS. Nguyễn Phúc Khải
Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. Dương Thanh Long
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Phân hiệu Đại học Quốc gia – HCM tại tỉnh
Bến Tre vào ngày 09 tháng 5 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: TS. Lê Kỷ
2. Thư ký: TS. Huỳnh Quốc Việt
3. Phản biện 1: TS. Nguyễn Phúc Khải
4. Phản biện 2: TS. Dương Thanh Long


5. Ủy viên: TS. Huỳnh Văn Vạn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Lê Kỷ

TRƯỞNG KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Lê Thanh Phương. MSHV:1770254
Ngày, tháng, năm sinh: 28/12/1979. Nơi sinh: Bến Tre.
Chuyên ngành: Quản Lý Năng Lượng. Mã số: 60340406
TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN
LỰC BẾN TRE TRONG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM
I. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết, lý luận, phân tích hoạt động và đánh
giá hiệu quả sản xuất kinh doanh điện; thị trường điện cạnh tranh.
- Phân tích các nguồn lực và kết quả sản xuất - kinh doanh đạt được giai
đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 của Công ty Điện lực Bến Tre.
- Đánh giá thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm phù hợp,
những bất hợp lý trong mơ hình Cơng ty Điện lực Bến Tre hiện nay.

- Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh điện năng
của Công ty Điện lực Bến Tre.
- Nội dung:
- Hệ thống hóa và hồn thiện một số vấn đề liên quan đến phân tích hoạt động
và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phân phối điện.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Cơng ty
Điện lực Bến Tre nói riêng, các Cơng ty Điện lực nói chung khi tham gia thị trường
bán lẻ điện.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : .....................................................................................
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ...................................................................
IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : PGS.TS. Võ Ngọc Điều

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 2020
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

PGS.TS. Võ Ngọc Điều
TRƯỞNG KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của
người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Võ Ngọc Điều trong suốt quá trình viết và
hồn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy cô trong Hội đồng khoa học

Trường Đại học Bách Khoa đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận
văn.
Xin được cảm ơn Ban lãnh đạo, các Phịng/Ban/Đội chun mơn, các đồng
nghiệp tại Công ty Điện lực Bến Tre và các anh chị học viên lớp Quản lý năng
lượng Khóa 2019 đã hỗ trợ tài liệu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả ln cố gắng tìm tịi nghiên cứu
để hoàn thành luận văn nhưng do thời gian và trình độ chun mơn cịn hạn chế nên
luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý
chân thành của q thầy cơ, các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn hoàn
thiện hơn, cũng như tiếp thu bổ sung kiến thức trong q trình cơng tác, nghiên cứu
tiếp các nội dung liên quan đến vấn đề này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 4 năm 2020
Học viên

Lê Thanh Phương


TÓM TẮT
Qua nhiều thập kỷ, ngành điện Việt Nam được hình thành theo cấu trúc
độc quyền liên kết dọc trong cả ba khâu phát điện – truyền tải – phân phối
điện năng, đã cản trở việc đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, tiêu dùng ngày
càng lớn của xã hội.
Để thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia phát điện, phân phối điện,
bán buôn điện và bán lẻ điện, ngành điện Việt Nam khơng có con đường nào
khác, phải nhìn thẳng vào sự thật để tìm mọi giải pháp hữu hiệu đẩy nhanh
phát triển thị trường điện cạnh tranh. Phát triển thị trường điện cạnh tranh là
xu hướng phát triển chung của các nước trên thế giới, là động lực cho hoạt
động hiệu quả trong sản xuất kinh doanh điện và phát triển kinh tế xã hội.

Đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Bến Tre
trong thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam” thực hiện thu thập số liệu hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Bến Tre trong giai đoạn 5
năm, phân tích và đánh giá thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, những
điểm phù hợp, những bất hợp lý trong mơ hình Cơng ty Điện lực Bến Tre
hiện nay. Từ đó, Tác giả đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Bến Tre trong thị trường điện
cạnh tranh.


ABSTRACT
Over the decades, Vietnam's electricity industry was formed according
to a vertical monopoly structure in all three stages of electricity generation transmission - distribution, which has hindered the satisfaction of electricity
demand for production and consumption increasing of society.
In order to attract all economic sectors to participate in generation,
distribution, wholesale and retail, Vietnam's electricity industry has no other
way, to look to the truth to find all effective solutions to push fast develop
competitive electricity market. Developing the competitive electricity market
is a common development trend of countries around the world, is a driving
force for efficient operation in electricity production and business and socioeconomic development.
The project "Enhancement of Business Effect of Ben Tre Power
Company in Vietnamese Competitive Market" collects data on production and
business activities of Ben Tre Power Company in a 5-years period, analyze
and assess the situation, the strengths, weaknesses, the suitable points, the
irrationalities in the model of Ben Tre Power Company today. Since then, the
author proposes solutions to improve the efficiency of electricity production
and trading of Ben Tre Power Company in the competitive electricity market.


LỜI CAM ĐOAN


Tôi tên là Lê Thanh Phương, học viên lớp cao học Quản lý năng lượng
Khóa 2017 – Trường Đại học Bách Khoa, niên khóa năm 2017 - 2019. Tơi xin cam
đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Võ Ngọc Điều. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực
hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đã
được chỉ rõ nguồn gốc, các số liệu, tài liệu; kết quả trong luận văn này là thực tế.
Tôi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung của đề tài này.
Tác giả

Lê Thanh Phương


1

MỤC LỤC
Mục lục

Trang

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục.............................................................................................................. 1
Danh mục viết tắt ............................................................................................... 7
Danh mục các bảng, biểu ................................................................................... 8
Danh mục các sơ đồ, hình vẽ ............................................................................. 9
Phần mở đầu .................................................................................................. 10
Chương 1. Thị trường điện cạnh tranh
1.1. Tổng quan xu hướng phát triển thị trường điện ......................................... 12
1.1.1. Mô hình ngành điện truyền thống....................................................... 12
1.1.2. Mơ hình ngành điện theo cơ chế thị trường điện ................................ 12

1.2. Quá trình hình thành và phát triển thị trường điện của một số nước trên thế
giới .................................................................................................................. 14
1.2.1. Tại Liên hiệp Anh .............................................................................. 14
1.2.2. Tại Australia ...................................................................................... 15
1.2.3. Tại Trung Quốc.................................................................................. 16
1.2.4. Tại Chile ............................................................................................ 17
1.2.5. Tại Singapore..................................................................................... 17
1.2.6. Đánh giá về phát triển thị trường điện tại các nước ............................ 18


2

1.3. Các mơ hình thị trường điện ...................................................................... 19
1.3.1. Mơ hình thị trường điện Poolco ......................................................... 20
1.3.2. Mơ hình các hợp đồng song phương (Bilateral contracts)................... 22
1.3.3. Mơ hình lai (Hybrid) ........................................................................ 24
1.4. Sự thao túng thị trường (Market power) .................................................... 25
1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Power Exchanger (PX) và Independent system
operator (ISO) .................................................................................................. 27
1.5.1. Chức năng, nhiệm vụ của PX ............................................................. 27
1.5.2. Cơ quan vận hành hệ thống độc lập ISO ............................................ 29
1.5.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của ISO..................................................... 29
1.5.2.2. Phân loại các dạng ISO ............................................................... 32
1.6. Lộ trình hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam ............ 35
1.6.1. Lộ trình phát triển thị trường điện lực ................................................ 35
1.6.2. Thị trường phát điện cạnh tranh ......................................................... 36
1.6.3. Thị trường bán buôn điện cạnh tranh.................................................. 38
1.6.4. Thị trường bán lẻ cạnh tranh .............................................................. 40
Chương 2. Cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh điện năng

2.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp................................ 44
2.1.1. Khái niệm kinh doanh và hiệu quả kinh doanh ................................... 44
2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh ...................................................... 45
2.1.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh ........................................................... 46
2.1.3.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh doanh xã hội ........ 46


3

2.1.3.2. Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp ....................... 47
2.1.3.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh (hay hiệu quả tương đối) 47
2.1.3.4. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .................... 47
2.1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh ................................. 56
2.1.5. Trình tự phân tích hiệu quả kinh doanh .............................................. 57
2.2. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh điện ..................... 58
2.2.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành điện ........................................ 58
2.2.1.1. Điện năng là mặt hàng chiến lược có sự điều tiết của Nhà nước .. 58
2.2.1.2. Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt ...................................... 59
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh điện .................................. 60
2.2.2.1. Nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra của hoạt động kinh doanh
điện ......................................................................................................... 60
2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu đặc thù của kinh doanh điện ................................. 61
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh điện ........................ 71
2.2.3.1. Nhân tố bên trong doanh nghiệp ................................................. 71
2.2.3.2. Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................. 74
2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ...................................... 76
2.3.1. Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh................................. 76
2.3.1.1. Khái niệm ................................................................................... 76
2.3.1.2. Đối tượng của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh.............. 76
2.3.1.3. Ý nghĩa ....................................................................................... 76

2.3.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh ............................................ 77
2.3.3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh ................... 77


4

2.3.4. Các phương pháp phân tích ................................................................ 77
2.3.4.1. Phương pháp so sánh .................................................................. 77
2.3.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn .................................................. 80
2.3.4.3. Phương pháp tính số chênh lệch .................................................. 81
2.3.4.4. Các phương pháp phân tích khác................................................. 82
2.4. Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện ................ 83
2.4.1. Mục tiêu............................................................................................. 83
2.4.2. Phương hướng và giải pháp................................................................ 83
Chương 3. Thực trạng hoạt động giai đoạn 2014-2018 của Công ty Điện lực
Bến Tre
3.2.1. Giới thiệu về Công ty Điện lực Bến Tre ................................................. 85
3.1.1. Giới thiệu chung ................................................................................ 85
3.1.1.1. Thơng tin .................................................................................... 85
3.1.1.2. Q trình hình thành và phát triển ............................................... 86
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh ............................... 86
3.1.3. Mơ hình tổ chức, bộ máy quản lý ....................................................... 87
3.1.4. Cơ chế và phân cấp quản lý................................................................ 87
3.2. Thực trạng hoạt động của Công ty Điện lực Bến Tre................................. 94
3.2.1. Đặc điểm sản phẩm và dây chuyền sản xuất ....................................... 94
3.2.2. Thị trường và đặc điểm khách hàng ................................................... 94
3.2.3. Hiện trạng nguồn lực lao động ........................................................... 96
3.2.4. Cơ cấu vốn và tài sản ...................................................................... 100
3.3. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018
của Công ty Điện lực Bến Tre ........................................................................ 102



5

3.3.1. Tình hình phát triển hạ tầng kỹ thuật hệ thống phân phối ................. 102
3.3.1.1. Phát triển hệ thống lưới điện ..................................................... 102
3.3.1.2. Phát triển, hiện đại hóa hệ thống đo đếm ................................... 102
3.3.2. Tình hình phát triển khách hàng ....................................................... 104
3.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 ........ 106
3.3.4 Tổng hợp kết quả đánh giá theo bộ tiêu chí đánh giá ......................... 109
3.4. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ................................................... 111
3.4.1. Hiệu quả về mặt tài chính................................................................. 113
3.4.1.1. Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lợi ........................................ 113
3.4.1.2. Các tỷ số về khả năng thanh toán .............................................. 114
3.4.1.3. Các tỷ số nợ .............................................................................. 114
3.4.2. Các tỷ số về hiệu quả hoạt động (Activity ratios) ............................. 114
3.4.3. Hiệu quả sử dụng lao động ............................................................... 115
3.4.4. Thu nhập của người lao động ........................................................... 116
3.5. Đánh giá chung về hoạt động của Công ty .............................................. 116
3.5.1. Những mặt mạnh ............................................................................. 116
3.5.2. Hạn chế............................................................................................ 122
Chương 4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công
ty Điện lực Bến Tre
4.1. Cơ hội và thách thức cho các Công ty Điện lực trong thị trường bán lẻ cạnh
tranh .............................................................................................................. 126
4.1.1. Vai trị của cơng ty bán lẻ trong thị trường điện cạnh tranh .............. 126
4.1.2. Cơ hội và thách thức khi tham gia thị trường ................................... 128
4.1.2.1. Cơ hội ....................................................................................... 128



6

4.1.2.2. Thách thức ................................................................................ 130
4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................. 131
4.2.1. Nhóm giải pháp về quản trị doanh nghiệp ........................................ 131
4.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý vận hành và kinh doanh điện ................. 134
4.2.2.1 Giảm tổn thất điện năng ............................................................. 134
4.2.2.2. Nâng cao độ tin cậy cấp điện, tăng thương phẩm ...................... 138
4.2.2.3. Kiểm soát áp dụng đúng giá bán điện cho đối tượng khách hàng .. 139
4.2.2.4. Nâng cao chất lượng dịch vụ điện ............................................. 140
4.2.3. Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ ............................................... 140
4.2.4. Hướng đi cho Công ty Điện lực Bến Tre trong thị trường cạnh tranh ... 142
4.2.4.1. Giải pháp giảm chi phí .............................................................. 142
4.2.4.2. Giải pháp tăng doanh thu .......................................................... 144
4.2.4.3. Giải pháp thu hút khách hàng .................................................... 145
4.3. Các kiến nghị .......................................................................................... 147
4.3.1. Đối với Nhà nước ............................................................................ 147
4.3.2. Đối với Tập Đoàn và Tổng công ty .................................................. 147
Chương 5. Kết luận và hướng phát triển đề tài
5.1. Kết luận .................................................................................................. 149
5.2. Hướng phát triển đề tài............................................................................ 149
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 151


7

DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH; BHYT : Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm Y tế.
BHTN
: Bảo hiểm thất nghiệp.

CBCNV
: Cán bộ Cơng nhân viên.
EVN
EVN SPC
ĐTXD
KPCĐ
MAIFI
SAIDI

: Tập đồn Điện lực Việt Nam.
: Tổng công ty Điện lực miền Nam.
: Đầu tư xây dựng.
: Kinh phí cơng đồn.
: Chỉ số về số lần mất điện thóang qua trung bình của lưới
điện phân phối.
: Chỉ số thời gian mất điện trung bình lưới điện phân phối.

SAIFI
SCTX

: Chỉ số về số lần mất điện trung bình lưới điện phân phối.
: Sửa chữa thường xuyên, xử lý sự cố.

SCL
SXKD

: Sửa chữa lớn.
: Sản xuất kinh doanh.

PCBTR

TSCĐ

: Công ty Điện lực Bến Tre.
: Tài sản cố định.

TBA, MBA

: Trạm biến áp, Máy biến áp.


8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1 Tình hình lao động Công ty Điện lực Bến Tre từ 2014-2018 ........... 96
Bảng 3.2 Bố trí lao động theo trình độ tại các đơn vị năm 2018 ..................... 98
Bảng 3.3 Cơ cấu vốn và tài sản Công ty từ 2014-2018 ................................. 101
Bảng 3.4 Phát triển lưới điện phân phối Công ty từ 2014-2018 ..................... 102
Bảng 3.5 Phát triển hệ thống đo đếm điện năng từ 2014-2018 ...................... 103
Bảng 3.6 Mức tăng trưởng khách hàng từ 2014-2018 ................................... 104
Bảng 3.7 Số liệu mức tăng trưởng điện thương phẩm và khách hàng theo 5
thành phần phụ tải từ 2014-2018 .................................................................. 105
Bảng 3.8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2014 – 2018 . .... 106
Bảng 3.9 Chỉ số độ tin cậy lưới điện 2014 – 2018 .. ...................................... 108
Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả đánh giá theo bộ tiêu chí đánh giá năm 2018 ... 109
Bảng 3.11 Tình hình thực hiện chi phí năm 2018 .. ....................................... 110
Bảng 3.12 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2014-2018..... 112
Bảng 3.13 Các tỷ số khả năng sinh lợi theo năm .. ........................................ 113
Bảng 3.14 Các tỷ số về khả năng thanh tốn của Cơng ty năm 2014 – 2018 .. 114
Bảng 3.15 Các tỷ số nợ của Công ty các năm 2014-2018 .. ........................... 114
Bảng 3.16 Các tỷ số về hiệu quả hoạt động của Công ty năm 2014-2018 .. ... 115

Bảng 3.17 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động Công ty năm 2014-2018 .. ... 115
Bảng 3.18 Thu nhập bình qn của lao động trong Cơng ty năm 2014-2018.. 116
Bảng 3.19 Thống kê thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng năm 2018
trong EVN SPC .. ......................................................................................... 119
Bảng 4.1 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Bến Tre
với Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa năm 2018.................................... 131
Bảng 4.2 So sánh các tỷ số khả năng sinh lợi của Công ty Điện lực Bến Tre với
Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa năm 2018.......................................... 139


9

Bảng 4.3 So sánh các tỷ số về khả năng thanh tốn của Cơng ty Điện lực Bến
Tre với Cơng ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa năm 2018.. ........................... 142

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Hình 1.1 Xu hướng phát triển thị trường điện ................................................ 13
Hình 1.2 Mơ hình thị trường chung Pooco ...................................................... 20
Hình 1.3 Mơ hình hợp đồng song phương ..................................................... 23
Hình 1.4 Mơ hình lai ...................................................................................... 25
Hình 1.5 Mơ hình Micro ISO .......................................................................... 33
Hình 1.6 Mơ hình Min ISO ............................................................................. 34
Hình 1.7 Mơ hình Max ISO ............................................................................ 35
Hình 1.8 Lộ trình phát triển thị trường điện lực............................................... 36
Hình 1.9 Cấu trúc thị trường phát điện cạnh tranh ......................................... 37
Hình 1.10 Cấu trúc thị trường bán bn điện cạnh tranh – giai đoạn thí điểm 39
Hình 1.11 Cấu trúc thị trường bán buôn điện cạnh tranh – giai đoạn hồn chỉnh 40
Hình 1.12 Cấu trúc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh – giai đoạn thí điểm .... 41
Hình 1.13 Cấu trúc thị trường bán lẻ điện cạnh tranh – giai đoạn hồn chỉnh 42

Hình 3.1 Mơ hình tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty Điện lực Bến Tre ..... 93


10

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh Ngành điện đang trong xu thế đa dạng hóa các thành phần
kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh, hình thành và phát triển thị trường điện cạnh
tranh là chiến lược phát triển dài hạn của ngành điện Việt Nam đã được quy định
trong Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định số 63/2013/QĐTTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình, các điều kiện hình
thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Theo đó, thị trường
điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo ba cấp độ:
[13]
- Thị trường phát điện cạnh tranh (2005-2014);
- Thị trường bán buôn cạnh tranh (2015-2021);
- Thị trường bán lẻ cạnh tranh (2021-2023).
Việc nghiên cứu, phân tích và đề xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công
ty Điện lực Bến Tre là yêu cầu tất yếu phải đặt ra, tạo sự chuyển biến thực sự về
chất lượng trong các mặt hoạt động. Đây được xem là nhiệm vụ và trách nhiệm
quan trọng của các Tổng công ty Điện lực và Công ty Điện lực trong việc đẩy mạnh
tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và triển khai phương án sắp xếp, đổi mới, cổ phần
hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo chủ trương của Chính phủ, góp phần
giữ gìn và nâng cao uy tín của Tập đồn Điện lực quốc gia Việt Nam trong cộng
đồng xã hội.
Với những lý do trên, nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
Điện lực Bến Tre trong thị trường điện cạnh tranh ở Việt Nam” là phù hợp và cấp
thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ cở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh điện năng và đổi mới mơ hình hoạt
động tại Cơng ty Điện lực Bến Tre để phù hợp với lộ trình phát triển thị trường điện
lực tại Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết, lý luận, phân tích hoạt động và đánh
giá hiệu quả sản xuất kinh doanh điện; thị trường điện cạnh tranh.
– Phân tích các nguồn lực và kết quả sản xuất - kinh doanh đạt được giai đoạn
từ năm 2014 đến năm 2018 của Công ty Điện lực Bến Tre.
– Đánh giá thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm phù hợp,
những bất hợp lý trong mơ hình Cơng ty Điện lực Bến Tre hiện nay.


11

– Đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh điện năng
của Công ty Điện lực Bến Tre.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng tại Công
ty phân phối điện.
– Phạm vi nghiên cứu: Công ty Điện lực Bến Tre.
5. Phương pháp nghiên cứu
– Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn
dịch... để trình bày các vấn đề lý luận và thực tiễn.
– Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh điện năng: phương pháp so
sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp thống kê.
6. Dự kiến những đóng góp mới
– Hệ thống hóa và hoàn thiện một số vấn đề liên quan đến phân tích hoạt
động và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phân phối
điện.
– Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Cơng ty

Điện lực Bến Tre nói riêng, các Cơng ty Điện lực nói chung khi tham gia thị
trường bán lẻ điện.

7. Nội dung
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được
chia ra làm 5 chương như sau:
Chương 1. Thị trường điện cạnh tranh.
Chương 2. Cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
kinh doanh điện năng.
Chương 3. Thực trạng hoạt động giai đoạn 2014-2018 của Công ty Điện lực
Bến Tre.
Chương 4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty
Điện lực Bến Tre.
Chương 5. Kết luận và hướng phát triển đề tài.


12

CHƯƠNG 1
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
1.1 Tổng quan xu hướng phát triển thị trường điện
1.1.1 Mơ hình ngành điện truyền thống
Qua nhiều thập kỷ, cấu trúc truyền thống của ngành điện được hình thành
theo kiểu độc quyền liên kết dọc (Vertically integrated utility – VIU), trong đó việc
mua bán và phân phối điện năng chỉ có thể được thực hiện trong một cơng ty điện
lực có quyền sở hữu và vận hành tất cả các nhà máy điện, lưới truyền tải và lưới
phân phối trên cùng một lãnh thổ nhất định. Theo cấu trúc độc quyền này thì mỗi
cơng ty điện lực quản lý ba khối chính: khối nguồn phát, khối truyền tải, khối phân
phối điện và các công ty này chủ yếu là thuộc chủ quyền của nhà nước với quan
điểm cho rằng hệ thống điện là cơ sở hạ tầng kỹ thuật và việc phối hợp một cách

đồng bộ cả ba khối trên sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất. Với cấu trúc ngành điện truyền
thống sẽ thuận tiện cho việc quản lý, đảm bảo tốt an ninh hệ thống [4].
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong mô hình liên kết dọc có nhiều hạn chế như:
khơng có yếu tố cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh điện; chi phí sản xuất lớn;
giá điện được xác định một cách chủ quan thiếu minh bạch; công nghệ lạc hậu gây
cản trở cho quá trình phát triển kinh tế; cần có sự kiểm sốt chặt chẽ của nhà nước
để ngăn ngừa tác hại độc quyền. Về phía khách hàng mua điện cũng khơng có cơ
hội lựa chọn người bán, không được đáp ứng các dịch vụ tốt nhất về điện và phải trả
chi phí sử dụng điện cao bất hợp lý. Để thúc đẩy q trình cạnh tranh, mơ hình độc
quyền liên kết dọc phải được tái cấu trúc lại từ nguồn phát cho đến phân phối theo
xu hướng thị trường điện cạnh tranh.
1.1.2 Mơ hình ngành điện theo cơ chế thị trường điện [14]
Từ những hạn chế như đã nêu trên, vào đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, xuất
hiện làn sóng tái cấu trúc lại mơ hình ngành điện liên kết dọc được nhiều nước trên
thế giới nghiên cứu và phát triển chuẩn bị cho việc đưa cạnh tranh vào khâu phát


13

điện và phân phối bán lẻ, riêng khâu truyền tải và phân phối là mang tính độc quyền
tự nhiên do qui mô độ lớn của ngành điện.
Việc thực hiện tái cấu trúc ngành điện theo cơ chế thị trường cạnh tranh sẽ
làm giảm chi phí vận hành mà khách hàng mua điện đã phải gánh chịu trong thị
trường độc quyền. Chi phí phát điện giảm sẽ làm giảm giá thành cho một đơn vị
cơng suất từ đó làm cho tính cạnh tranh được nâng cao, khách hàng sẽ có nhiều cơ
hội để lựa chọn cho mình một nhà cung cấp tốt nhất. Việc tái cấu trúc thị trường
điện sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, góp phần phát triển kinh tế và ổn định
chính trị.

Cơng ty 1 VI


Cơng ty 2 VI

Công ty 3 VI

Công ty 1HI

Phát điện

Phát điện

Phát điện

Công ty 2HI

Truyền tải điện

Truyền tải điện

Truyền tải điện

Công ty 3HI

Phân phối điện

Phân phối điện

Phân phối điện

Công ty 4HI


Bán lẻ điện

Bán lẻ điện

Bán lẻ điện

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

Hình 1.1: Xu hướng phát triển thị trường điện
Điều kiện cần thiết cho sự phát triển và duy trì cạnh tranh hiệu quả trong
cùng một lĩnh vực nói chung hay ngành điện nói riêng là sự tồn tại một lượng đủ
các đối thủ cạnh tranh. Sự tích hợp theo chuỗi liên kết của các cơng ty về thuộc
cùng một loại hình kinh doanh trong ngành điện đã dẫn đến giảm số lượng các đối


14

thủ cạnh tranh, xuất hiện độc quyền. Một trong những giải pháp được xem là hiệu
quả khi tách bạch các hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ thành các
cơng ty độc lập. Khi đó sẽ xuất hiện các công ty độc lập hoạt động ở các khâu phát
điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ.
Bảng tóm tắt các đặc tính của mơ hình ngành điện truyền thống và mơ hình
thị trường điện cạnh tranh hồn tồn
Đặc tính


Mơ hình ngành điện
truyền thống

Mơ hình thị trường điện
cạnh tranh hoàn toàn

Nhiệm vụ, mục tiêu
kinh doanh

Yếu tố chủ đạo là chi phí

Yếu tố chủ đạo là nhu cầu
của khách hàng

Dịch vụ cung cấp

Đảm bảo tiêu chuẩn

Được khách hàng tin dùng

Cơ cấu tổ chức

Tập trung

Phi tập trung

Kế hoạch kinh doanh Chống lại những thay đổi

Ủng hộ thay đổi


Cách tiếp cận của kế
hoạch

Chủ yếu là cung cấp

Kế hoạch hợp nhất nguồn
lực

Mục tiêu của thị
trường

Thị trường hỗn hợp

Phân đoạn và định ra thị
trường chiến lược

Chiến lược giá

Dựa trên phương pháp bù
đắp chi phí quá khứ là chủ
yếu và chi phí biên

Dựa trên sự đánh giá của
khách hàng

Cơ cấu giá

Không đa dạng

Nhiều loại giá để lựa chọn


1.2 Quá trình hình thành và phát triển thị trường điện của một số nước trên
thế giới
1.2.1 Tại liên hiệp Anh [4]:
Năm 1983, thông qua luật điện lực, khuyến khích xây dựng các IPP
(Independent Power Producer) bán điện cho Công ty điện lực trung ương CEGB
(Central Electricity Generating Board).


15

Năm 1989, ra đời luật điện mới tạo cơ sở cho cải cách. CEGB được tách
thành hai công ty phát điện National Power chiếm 46% và PowerGen chiếm 28%
tổng công suất đặt của hệ thống điện Anh và xứ Wales, một công ty truyền tải quốc
gia NGC (National Grid Company) có cổ đơng là 12 cơng ty điện lực vùng được
hình thành. Thị trường điện hình thành tại Anh và xứ Wales theo mơ hình cạnh
tranh bán bn, các giao dịch là bắt buộc thông qua thị trường. Tuy nhiên, vẫn có
một số lượng nhỏ giao dịch theo hình thức hợp đồng song phương. Các khách hàng
công nghiệp lớn và các công ty phân phối được quyền lựa chọn nhà cung cấp, tham
gia lưới điện theo hình thức có điều tiết. NGC đóng vai trị điều độ hệ thống và vận
hành thị trường. Cơ quan điều tiết điện lực OFFER (Office of Electricity
Regulatory) giữ vai trò điều tiết.
Từ năm 1998, các khách hàng mua điện, kể cả các hộ gia đình đều có quyền
lựa chọn người bán điện, như vậy thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã phát triển
hoàn toàn.
Năm 1999, cơ quan điều tiết điện lực và cơ quan điều tiết khí được sát nhập
thành cơ quan điều tiết khí - điện OFGEM (Office of Gas and Electricity
Regulatory).
Năm 2002, tại liên hiệp Anh bắt đầu tiến hành cải cách tổ chức của thị
trường điện, chuyển từ hình thức bắt buộc sang tự nguyện, hạn chế các rủi ro đối

với người mua điện trên thị trường.
1.2.2 Tại Australia [4]:
Năm 1994, công ty điện lực bang Victoria được chia thành 5 công ty phát
điện, 29 công ty phân phối cũ được sát nhập lại thành 5 công ty phân phối. Lưới
điện truyền tải được chia thành 2 vùng do 2 công ty quản lý. Cơ quan vận hành thị
trường Victorian Power Exchange được thành lập để vận hành thị trường bán buôn
điện và công ty lưới điện PowerNet Victoria quản lý lưới truyền tải điện. Mơ hình
ban đầu là cạnh tranh bán bn. Năm 1996, bắt đầu hình thành thị trường bán lẻ ở
ban Victoria, các khách hàng lớn được quyền lựa chọn mua điện từ 5 công ty phân
phối. Đến năm 2000, tất cả khách hàng được tự do lựa chọn nhà cung cấp.


16

Năm 1994, bắt đầu tái cơ cấu ngành điện bang New South Wales (NSW).
Phần truyền tải của công ty điện lực Pacific Power được tách ra và hình thành một
doanh nghiệp riêng thuộc sỡ hữu Nhà nước là công ty Trans Grid. Năm 1996, 25
công ty phân phối được sát nhập và tập đồn hố thành 6 cơng ty phân phối, thị
trường bán buôn bang NSW bắt đầu đi vào hoạt động.
Thị trường điện quốc gia NEM (National Electricity Market) của Australia
được thành lập theo từng giai đoạn trên cơ sở thị trường điện các bang. Giai đoạn 1
của thị trường hoạt động vào năm 1997 với sự liên kết của các bang Victoria, NSW
và khu hành chính thủ đơ. Đến cuối năm 1998, NEM bắt đầu đi vào hoạt động chính
thức với sự tham gia thêm của 2 bang là South Australia và Queensland. Giai đoạn
đầu thực hiện mô hình cạnh tranh bán bn. Từ năm 2002, bắt đầu thực hiện mơ
hình thị trường bán lẻ điện tồn phần, các hộ gia đình cũng có quyền lựa chọn nhà
cung cấp. Công ty quản lý thị trường điện quốc gia NEMMCO (National Electricity
Market Management Company) chịu trách nhiệm điều độ hệ thống và vận hành thị
trường, các nguồn phát từ 30MW trở lên đều bắt buộc phải bán điện lên thị trường.
Năm 1995, Cơ quan điều tiết điện lực quốc gia độc lập ACCC (Australian

Competition and Consumer Commission) được thành lập. Từng bang lại có các Cơ
quan điều tiết riêng cho thị trường điện từng bang. Từ đầu năm 2005, các Cơ quan
điều tiết liên bang và tiểu bang sẽ được thống nhất lại thành một Cơ quan điều tiết
duy nhất.
1.2.3 Tại Trung Quốc [4]:
Năm 1996, Luật Điện lực ra đời là cơ sở khuyến khích các nhà đầu tư xây
dựng các nhà máy điện độc lập IPP. Tính đến năm 1999, khoảng hơn 50% sản
lượng điện của Trung Quốc là do các IPP sản xuất.
Năm 1998, Trung Quốc bắt đầu tập trung nghiên cứu phát triển thị trường
điện, xây dựng thị trường điện thí điểm tại một số tỉnh Sơn Đông, Thượng Hải,
Triết Giang, Lianing...
Hiện tại Triết Giang và một số tỉnh đã đưa thị trường điện vào hoạt động như
Henan, Jiangu, Tứ Xuyên, Hunan. Thị trường điện thí điểm của Trung Quốc được


17

xây dựng trên theo mơ hình thị trường điện một người mua. Trong đó, cơng ty điện
lực tỉnh đóng vai trò người mua duy nhất trên thị trường.
Đồng thời với việc xây dựng thị trường điện, Trung Quốc đã thành lập Cơ
quan điều tiết điện lực quốc gia làm nhiệm vụ quản lý, giám sát hoạt động của thị
trường.
1.2.4 Tại Chile [4]
Năm 1982, Luật Điện lực ra đời. Ý tưởng đầu tiên được đưa ra để thực hiện
xây dựng thị trường là chia tách các công ty nguồn và phân phối ra khỏi truyền tải.
Sau khi đã chia tách các công ty điện liên kết dọc, một loạt các thị trường điện khu
vực đã được thành lập hoạt động theo điều khiển của các cơ quan vận hành hệ thống
độc lập ISO (Independent System Operator). Tiếp theo là thành lập cơ quan điều tiết
và tiến hành cải cách cơ bản về giá. Song song với việc cải tổ, quá trình tư nhân hố
cũng được tiến hành. Mơ hình thị trường của Chile hiện nay là mơ hình bán lẻ với

các khách hàng lớn được quyền lựa chọn nhà cung cấp.
1.2.5 Tại Singapore [4]
Năm 1995, ngành điện lực Singapore tiến hành cải tổ cơ cấu tổ chức phân
tách Cục Điện lực trước đây thành các doanh nghiệp hoạt động trong từng khâu của
dây chuyền kinh doanh điện. Hai công ty Power Senoko và Power Seraya chịu trách
nhiệm quản lý các nhà máy điện cũ, công ty Tuas Power là công ty con của công ty
Temasek Holding Pte.Lia thuộc sở hữu nhà nước. Trong khâu truyền tải, công ty
PowerGrid được giao trách nhiệm quản lý lưới điện phân phối và truyền tải, đồng
thời nhận nhiệm vụ quản lý thị trường điện. Trong khâu phân phối công ty Power
Supply là công ty chịu trách nhiệm trong khâu phân phối và bán lẻ.
Thị trường điện Singapore bắt đầu hoạt động từ tháng 8/1998 do công ty
PowerGrid điều hành và quản lý. Thị trường điện Singapore được tổ chức theo hình
thức thị trường bắt buộc, tất cả điện năng giao dịch mua bán đều phải tham gia thị
trường. Tham gia thị trường điện ngoài 3 cơng ty phát điện nêu trên cịn có sự tham
gia của công ty phát điện trực thuộc Bộ Môi trường, một số IPP trong nước, nước
ngồi và các cơng ty bán buôn điện.


18

Tháng 03/2000, Chính phủ Singapore thực hiện tiếp bước tái cơ cấu ngành
điện: Tách sở hữu giữa đơn vị trực tiếp tham gia thị trường với các đơn vị không
tham gia thị trường; Thành lập đơn vị vận hành hệ thống điện độc lập; Cho phép tự
do hóa việc cạnh tranh trong bán lẻ điện. Tháng 04/2001, thành lập cơ quan điều tiết
năng lượng EMA để thực hiện chức năng điều tiết về cơng nghiệp khí và điện.
Tháng 01/2003, thành lập cơ quan vận hành thị trường điện NEMS, thực hiện chức
năng vận hành thị trường bán buôn điện. Tháng 03/2008, bán phần vốn nhà nước do
Tập đoàn Temasek quản lý tại Tuas Power cho Tập đoàn Huaneng Trung Quốc,
Senoko Power cho Lion Consortium, Power Seraya cho YTL Power.
Singapore là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực cải cách ngành điện trong khu

vực Đơng Nam Á. Singapore có nhiều thuận lợi để triển khai vì hệ thống điện tương
đối gọn, với nhiều hộ tiêu thụ điện công nghiệp lớn. Bài học rút ra là sự kết hợp
đồng bộ giữa cải tổ mơ hình tổ chức ngành điện như phân tách cơng ty, cổ phần
hóa... khi xây dựng thị trường điện.
1.2.6 Đánh giá về phát triển thị trường điện tại các nước
Qua xem xét quá trình hình thành thị trường điện của một số nước trên thế
giới thấy rằng các giai đoạn phát triển thị trường chủ yếu dựa trên một số mơ hình
cơ bản và các biến thể liên quan. Việc đưa cạnh tranh vào thị trường điện là xu
hướng chung của các nước trên thế giới do các yếu tố thúc đẩy cạnh tranh, phát
triển thị trường điện phải bắt đầu từ chính sách cải tổ ngành điện. Mục tiêu của cải
tổ thường khác nhau đối với từng nước. Tại các nước công nghiệp phát triển, mục
tiêu của cải tổ tập trung chủ yếu vào nâng cao hiệu quả hoạt động, đối với các nước
đang phát triển vấn đề thu hút vốn đầu tư là ưu tiên hàng đầu. Ngồi ra, cịn phải đối
mặt với các vấn đề khác như: hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao, sự quản lý
khơng chặt chẽ, các qui trình qui tắt chưa rõ ràng, cơ chế giá chưa hợp lý, tốc độ
tăng trưởng phụ tải cao, tác động xấu đến môi trường. Cơ cấu ngành điện truyền
thống cho thấy khó có thể đáp ứng những yêu cầu phát triển ngành điện trong tương
lai với một nền kinh tế hội nhập.


×