Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Các yếu tố tác động đến việc tham gia tín dụng của hộ nông dân trường hợp nghiên cứu đối với các hộ dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện lâm hà tỉnh lâm đồng, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

*****

ĐẶNG THỊ THỦY TÂM

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ NƠNG DÂN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM:
TRƢỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CÁC HỘ DÂN
TRỒNG DÂU NUÔI TẰM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LÂM HÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM

FACTORS IMPACTING DEMAND AND ACCESS TO
BANK’ FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF
VIET NAM‘S CREDIT OF FARMER HOUSEHOLDS:
THE CASE OF SERICULTURE FARMER HOUSEHOLDS IN
LAM HA DISTRICT, LAM DONG PROVINCE, VIET NAM
Chuyên ngành
Mã số

: Quản trị kinh doanh
: 60 34 0102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2020


CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. Lê Hoành Sử
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp.HCM ngày 04 tháng 08 năm 2020.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS. TS Nguyễn Mạnh Tuân
2. Thƣ ký: TS. Nguyễn Vũ Quang
3. Phản biện 1: TS. Lê Hoành Sử
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
5. Ủy viên: PGS. TS Vƣơng Đức Hoàng Quân
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trƣởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã đƣợc sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỒI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐẶNG THỊ THỦY TÂM

MSHV: 1670915


Ngày, tháng, năm sinh: 28 tháng 12 năm 1993

Nơi sinh: Tỉnh Lâm Đồng

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 60340102

I. TÊN ĐỀ TÀI: Các yếu tố tác động đến nhu cầu và khả năng tiếp cận tín
dụng của hộ nơng dân tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: Trƣờng
hợp nghiên cứu đối với các hộ dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà,
tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Xây dựng và kiểm định mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu
và khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam của
hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
- Gợi ý chính sách tín dụng giúp ngân hàng phát triển sản phẩm đối với khách
hàng là hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Ngày 10 tháng 02 năm 2020
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 18 tháng 06 năm 2020
V. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS. TS Vƣơng Đức Hoàng Quân
Tp. HCM, ngày ..... tháng ..... năm 2020
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS Vƣơng Đức Hoàng Quân

TRƢỞNG KHOA



i

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn
chân thành đến PGS. TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân, Thầy đã tận tình hƣớng dẫn và
giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện đề cƣơng luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Quý thầy, cô Khoa Quản lý Công Nghiệp - Trƣờng
Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều
kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian và giúp
đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã động
viên và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt thời gian hồn thành chƣơng trình học vừa
qua./.
Lâm Đồng, ngày ..... tháng 08 năm 2020
NGƢỜI THỰC HIỆN

Đặng Thị Thủy Tâm


ii

TÓM TẮT
Những nghiên cứu về nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nơng dân
đƣợc thực hiện nhiều trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên
cứu đều tập trung vào khả năng tiếp cận tín dụng. Nghiên cứu này với mục tiêu
đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tham gia tín dụng của hộ nông dân trên địa

bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng thơng qua 2 khía cạnh nhu cầu và khả năng tiếp
cận tín dụng kết hợp cả hai phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đƣợc xây
dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc đó.
Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập thông qua 270 phiếu khảo sát, đối tƣợng khảo
sát là chủ hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm
Đồng. Mơ hình hồi quy Probit Bivariate đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của
các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Các mô hình Probit Bivariate đƣợc áp dụng khi
hai quyết định liên quan đƣợc đƣa ra bởi cùng một ngƣời hoặc những ngƣời khác
nhau. Trong bài viết này, nhu cầu và tiếp cận tín dụng có liên quan đến nhau. Đó là
hai quyết định là phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, mơ hình Probit Bivariate đƣợc sử dụng
thay vì mơ hình probit bình thƣờng là phù hợp cho nghiên cứu này. Phần mềm
STATA phiên bản 16 đƣợc lựa chọn để tiến hành phân tích với mẫu dữ liệu thu thập
đƣợc, bao gồm: phân tích thống kê mơ tả và phân tích hồi quy đa biến.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
hộ ni có mối tƣơng quan thuận với các yếu tố: tuổi, giới tính, tình trạng hơn nhân,
quy mơ của hộ, diện tích đất canh tác, tài sản thế chấp, thu nhập của hộ, quan hệ xã
hội, kinh nghiệm của hộ. Các yếu tố tác động đến nhu cầu tín dụng của hộ dân bao
gồm: tình trạng hơn nhân, tình trạng giáo dục, quy mơ hộ gia đình, tỷ lệ phụ thuộc,
thu nhập của hộ, quan hệ xã hội, kinh nghiệm của hộ, khoảng cách và uy tín của
ngân hàng.
Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp về mặt chính sách giúp
ngân hàng xây dựng và phát triển hiệu quả sản phẩm tín dụng nơng nghiệp nơng
thơn trên địa bàn.


iii

ABSTRACT
Many studies on demand and access to credit of famer households have been

carried out in recent years. However, most studies focused on access to credit. This
study aimed to evaluate the factors affecting the credit participation of farmer
households in Lam Ha district, Lam Dong province through two aspects of demand
and access to credit by combining qualitative and quantitative research methods.
Research model and research hypotheses were developed based on theory and
previous studies.
Primary data was collected through 270 survey forms; respondents were
decision makers. Probit Bivariate regression model is used to measure impacts of
independent variables on dependent variables. Bivariate probit models are applied
when two related decisions are made by the same person or different persons. In this
paper, demand for and access to credit are interrelated. That is the two decisions are
dependent each other. Thus, the bivariate probit model instead of a normal probit
model is appropriate for this study to determine factors jointly. STATA version 16
programs were applied to conduct analysis with collected data samples, including:
descriptive statistical analysis, and multivariate regression analysis.
The analysis results suggests that the access to formal credit of farmer
households is positively correlated with the following factors: age, gender, marital
status, size of the household, Cultivated land (farm) size, collateral, income of the
household, cooperative members, household’s experience. Factors affecting credit
demand of households include: marital status, educational status, household size,
dependency ratio, household income, members of cooperatives, the distance from
household to the nearest BIDV transaction office, household's experience and
competitive characteristics of the bank. In particular, there are 09 factors that are
correlated: marital status, education status, household size, dependency ratio,
household income, membership of the cooperative, household experience, distance
and bank’s reputation.
Based on the analysis results, propose policy solutions to help BIDV build
and develop rural agricultural credit products in the area effectively.



iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng tất cả các nội dung chi tiết của luận văn này là cơng
trình nghiên cứu của tôi. Tất cả những nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung
thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào. luận văn đƣợc thực
hiện có sự hỗ trợ từ giảng viên hƣớng dẫn PGS. TS Vƣơng Đức Hoàng Quân Trƣờng Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên./.
Lâm Đồng, ngày ..... tháng 08 năm 2020
NGƢỜI THỰC HIỆN

Đặng Thị Thủy Tâm


v

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Ferede, Kiros Habtu (2012) .............................. 14
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu Nguyễn Văn Vũ An, 2016 ....................................... 16
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..................................................................... 19
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 30


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt các giả thuyết .............................................................................. 28

Bảng 3.1: Thang đo sơ bộ ......................................................................................... 32
Bảng 3.2: Bảng chi tiết mẫu khảo sát ........................................................................ 34
Bảng 3.3: Bảng diễn giải và phân loại biến ............................................................ 36
Bảng 4.1: Thang đo sơ bộ hiệu chỉnh ....................................................................... 39
Bảng 4.2. Mã hóa dữ liệu .......................................................................................... 40
Bảng 4.3. Mô tả mẫu khảo sát đối với các biến thứ bậc ........................................... 41
Bảng 4.4 Bảng hộ gia đình có nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng ..................... 43
Bảng 4.5 Ngun nhân nơng hộ khơng có nhu cầu tín dụng từ BIDV ..................... 44
Bảng 4.6 Bảng ngun nhân khơng tiếp cận đƣợc tín dụng BIDV của nông hộ ...... 45
Bảng 4.7: Kết quả phân tích tƣơng quan Spearman.................................................. 47
Bảng 4.8: Bảng thống kê đa cộng tuyến ................................................................... 48
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mơ hình Probit Model 1 .............................................. 49
Bảng 4.10: Kết quả phân tích mơ hình Probit Model 2 ............................................ 53
Bảng 4.11: Bảng tóm tắt giả thuyết........................................................................... 57


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
AGRIBANK

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

BIDV

Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

TMCP

Thƣơng mại cổ phần



viii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
TÓM TẮT .................................................................................................................. ii
ABSTRACT .............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
MỤC LỤC ............................................................................................................... viii
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU.......................................................................................... 1
1.1 Lý do hình thành đề tài...................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 4
1.3 Phạm vi đề tài .................................................................................................... 4
1.4 Bố cục của Luận văn ......................................................................................... 4
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................... 6
2.1 Bối cảnh nghiên cứu.......................................................................................... 6
2.1.1 Tổng quan tỉnh Lâm Đồng ........................................................................ 6
2.1.2 Tổng quan huyện Lâm Hà .......................................................................... 7
2.1.3 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi
nhánh Đà Lạt ....................................................................................................... 8
2.2 Một số khái niệm thuộc bối cảnh nghiên cứu ................................................... 9
2.2.1. Khái niệm hộ sản xuất ............................................................................... 9
2.2.2 Thu nhập................................................................................................... 10
2.3 Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 11
2.3.1 Lý thuyết về nhu cầu tín dụng .................................................................. 11
2.3.2 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng .................................................................. 12

2.4 Tổng quan các nghiên cứu trƣớc ..................................................................... 13
2.5 Mơ hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 19


ix

2.5.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 19
2.5.2 Cơ sở lý thuyết của các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 20
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 30
3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 30
3.2 Thu thập và xử lý kết quả ................................................................................ 31
3.2.1 Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................... 31
3.2.2 Nghiên cứu chính thức ............................................................................. 33
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 39
4.1. Kết quả nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 39
4.2. Kết quả nghiên cứu chính thức ...................................................................... 40
4.2.1. Làm sạch và mã hóa dữ liệu.................................................................... 40
4.2.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................. 41
4.2.3. Kiểm định giả thuyết ............................................................................... 45
4.2.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 56
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 68
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính ................................................................... 68
5.2 Hàm ý quản trị ................................................................................................. 69
5.3 Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................... 70
5.3.1 Đóng góp về mặt lý thuyết ....................................................................... 71
5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ....................................................................... 71
5.3 Hạn chế và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................................. 72
5.3.1 Hạn chế của đề tài .................................................................................... 72
5.3.2 Hƣớng nghiên cứu tiếp theo ..................................................................... 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 73
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 75
Phụ lục 01: Tóm tắt các nghiên cứu trƣớc ............................................................ 75
Phụ lục 02: Thang đo sơ bộ chi tiết....................................................................... 96
Phụ lục 03: Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia ................................................100
Phụ lục 04: Kết quả nghiên cứu sơ bộ: ...............................................................102


x

Phụ lục 05: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức ....................................................107
Phụ lục 06: Kết quả phân tích .............................................................................109
PHẦN LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .........................................................................112


1

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do hình thành đề tài
Xuất phát từ thực tiễn tại các nƣớc đang phát triển việc sản xuất nông nghiệp
chƣa thực sự cải thiện sinh kế của ngƣời nghèo ở nông thôn, do nhiều yếu tố khác
nhau nhƣ: tham gia tín dụng, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, nắm giữ đất canh tác nhỏ
(Ogato et al, 2010). Việc tham gia tín dụng có thể làm tăng đáng kể khả năng của
các nông hộ để đáp ứng nhu cầu tài chính của nơng hộ nhƣ mua và sử dụng các đầu
vào nơng nghiệp cải tiến. Ngồi ra việc tham gia tín dụng nơng thơn có thể đẩy
nhanh tiến độ áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp tại các nông hộ
làm tăng thu nhập của nông hộ (Tenaw & Hồi giáo, 2019; Anyiro & Oriaku, 2011).
Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, nơng nghiệp vẫn là ngành
chiếm tỉ trọng lớn. Tính đến cuối năm 2017, ngành nơng lâm ngƣ nghiệp vẫn đóng
vai trị quan trọng trong đóng góp GRDP của cả tỉnh. Cụ thể tổng sản phẩm

(GRDP) trên địa bàn năm 2017 theo giá hiện hành đạt 70.417 tỷ đồng, tăng 10,85%
so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 32.261,4 tỷ đồng; khu vực II đạt 11.770,5
tỷ đồng; khu vực III đạt 23.909,1 tỷ đồng; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt
2.475 tỷ đồng. Tỷ trọng kinh tế khu vực I: 47,49%, khu vực II: 17,32%, khu vực III:
35,19% (Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng 2017).
Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, tính đến cuối năm
2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang có xu hƣớng chuyển dịch những cây trồng
có giá trị thấp nhƣ cây chè để chuyển sang những cây trồng có giá trị cao nhƣ cây
dâu tằm, cây ăn quả. Diện tích cho trồng cây dâu tằm đạt 7.407 ha chiếm 2,93%
diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; diện tích cho sản phẩm đạt
6.402,8 ha, năng suất đạt 198,87 tạ/ha, sản lƣợng lá dâu đạt 127.330,3 tấn, tăng
22,68% so với cùng kỳ, tính riêng trên địa bàn huyện Lâm Hà đạt gần 1.914,6 ha,
tăng 0,4% so với cùng kỳ chiếm 26% tổng diện tích cả tỉnh.
Trên địa bàn huyện Lâm Hà, hiện có nhiều nhà đầu tƣ trong nƣớc cũng nhƣ
nƣớc ngoài đầu tƣ các dây chuyền sản xuất tơ tự động, hiện đại giúp tăng năng suất
giảm tiêu hao, chi phí. Tính đến năm 2017 có khoảng 30 nhà máy ƣơm tơ dây


2

chuyền hiện đại (năng suất khoảng 33 tấn tơ/năm) và hàng loạt các hộ gia đình ƣơm
tơ thủ cơng khác. Trong tƣơng lai, nhờ sự phát triển của nguồn nguyên liệu, sự hỗ
trợ của chính quyền địa phƣơng ngày càng nhiều các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
gia đình đầu tƣ phát triển nghề ni tằm theo nhiều mơ hình phong phú, đa dạng và
bền vững. Các vùng chuyên canh dâu tằm, mơ hình sản xuất khép kín đƣợc đầu tƣ
và phát triển. Chất lƣợng tơ ngày càng đi lên, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang nhiều
thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, các nƣớc châu Âu…
Trong thời gian tới, nghề trồng dâu nuôi tằm tiếp tục đƣợc tỉnh Lâm Đồng
quan tâm, phát triển trở thành nghề mũi nhọn đem lại thu nhập chính của ngƣời dân
trong khu vực, vì vậy với quỹ đất còn nhiều, nguồn lao động dồi dào nghề trồng dâu

ni tằm cịn có nhiều cơ hội và tiềm năng để phát triển. Cụ thể theo Quyết định số
756/QĐ-UBND ngày 19/04/2017 của UBND Tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành kế
hoạch thực hiện nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh Ủy về Phát triển nơng nghiệp
tồn diện và hiện đại giai đoạn 2016-2020 và định hƣớng đến 2025 đã quy hoạch
diện tích cây dâu tằm: “Tăng diện tích trồng dâu từ 4.995 ha lên từ 6.200 - 6.500 ha
gắn với khôi phục và phát triển nghề chăn nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt lụa. Đƣa các giống
dâu mới có năng suất, chất lƣợng vào thay thế cho các giống dâu cũ (tập trung tại
các địa phƣơng có tiểu vùng khí hậu thích hợp, có tập qn canh tác truyền thống
trồng dâu nuôi tằm). Nghiên cứu và nhập nội những giống tằm chất lƣợng cao, thực
hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát nguồn trứng giống tằm nhập khẩu đảm bảo
nguồn gốc, chất lƣợng. Về lâu dài, cần tổ chức lại sản xuất ngành dâu tằm, thành lập
Hiệp hội Dâu tằm tơ Lâm Đồng; thơng qua đó, hình thành chuỗi sản xuất khép kín
của ngành dâu tằm tơ”. Tuy nhiên, hiện tại hầu nhƣ việc sản xuất phần lớn vẫn theo
kiểu manh mún, nhỏ lẻ, chƣa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chƣa đƣợc áp
dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Kỹ thuật nuôi tằm của ngƣời dân cịn chƣa đƣợc
cải thiện, sản xuất theo kiểu thủ cơng, lạc hậu dẫn đến sản lƣợng, năng suất chƣa
cao. Một trong những ngun nhân chính là do nguồn vốn khơng đủ để nâng cao
công nghệ, tay nghề cũng nhƣ diện tích sản xuất khiến năng suất của phần lớn hộ
dân chƣa đạt hiệu quả. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là “Hộ nơng dân ở đây có tham gia tín
dụng chính thức hay khơng? Yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc tham gia tín dụng


3

chính thức của nơng hộ?”.
Mặt khác, trong nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài
đƣa ra các quan điểm khác nhau về việc tham gia tín dụng của các hộ nông dân.
Trong nhiều nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam, việc nghiên cứu tập
trung vào khía cạnh: khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ nông dân. Trong nghiên
cứu của Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời (2013) về các nhân tố ảnh hƣởng đến

tiếp cận tín dụng chính thức của nơng hộ trên địa bàn tỉnh An Giang. Hay nghiên
cứu của Phan Đình Khơi (2013) về nhân tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng chính
thức và phi chính thức của nơng hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu về
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức ở nông thôn: trƣờng hợp của nông
hộ nuôi tôm tỉnh Trà Vinh của Bùi Văn Trịnh và Trƣơng Thị Phƣơng Thảo (2014).
Hầu hết các nghiên cứu trên đều mới chỉ tập trung về một góc độ: khả năng tiếp cận
tín dụng của các hộ nông dân.
Nghiên cứu của Ferede (2012) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến việc
tham gia tín dụng của các hộ gia đình nơng thơn thơng qua hai góc độ: nhu cầu tín
dụng và khả năng tiếp cận tín dụng trong các tổ chức tài chính vi mơ. Kết quả cho
thấy: nhu cầu tín dụng và khả năng tiếp cận tín dụng đều có tác động đến việc tham
gia tín dụng của các nơng hộ. Tuy nhiên, bài nghiên cứu của Ferede mới chỉ tập
trung vào các tổ chức tài chính vi mơ chƣa nghiên cứu trên các Ngân hàng thƣơng
mại.
Từ các nhận định trên, nhận thấy việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến
việc tham gia tín dụng thơng qua hai khía cạnh: khả năng tiếp cận tín dụng và nhu
cầu tín dụng là cần thiết. Đây sẽ là tiền đề để ngân hàng xây dựng và phát triển các
sản phẩm mới phù hợp với đối tƣợng hộ dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện
Lâm Hà. Bên cạnh đó, Việt Nam nói chung nguồn tín dụng chủ yếu đến từ các
Ngân hàng thƣơng mại, huyện Lâm Hà nói riêng chủ yếu đến từ hai ngân hàng
Agribank và BIDV. Trong đó, BIDV hiện là ngân hàng đang tập trung phát triển
phân khúc tơ tằm trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến
việc tham gia tín dụng thơng qua hai góc độ: khả năng tiếp cận và nhu cầu tín dụng
của hộ nơng dân tại BIDV là cần thiết.


4

Từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các
yếu tố tác động đến nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tại

ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trường hợp nghiên cứu đối với
các hộ dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, Việt
Nam” để nghiên cứu và phân tích. Từ đó, đƣa ra kiến nghị để chính quyền địa
phƣơng cũng nhƣ Ngân hàng trên địa bàn có những chính sách cấp tín dụng phù
hợp tạo điều kiện phát triển ngành dâu tằm trên địa bàn thông qua việc hỗ trợ nguồn
vốn chính thức đối với các hộ nông dân.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới việc tham gia tín dụng chính thức thơng
qua hai khía cạnh nhu cầu và khă năng tiếp cận tín dụng của nông hộ trồng dâu nuôi
tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà từ đó đề xuất các giải pháp giúp ngân hàng xây
dựng chính sách khách hàng cũng nhƣ sản phẩm tín dụng để tiếp cận đến ngƣời
nơng dân trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn đƣợc tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm:
- Nhận dạng các yếu tố tác động đến nhu cầu tín dụng của các nông hộ trồng
dâu nuôi tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà nhằm giúp ngân hàng thiết kế các sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Nhận dạng các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của các nơng
hộ trồng dâu ni tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà nhằm giúp các ngân hàng đề ra
chiến lƣợc phù hợp để tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các nơng hộ trên.
1.3 Phạm vi đề tài
- Phạm vi nghiên cứu: Các hộ nông dân trồng dâu tằm tại Huyện Lâm Hà
tỉnh Lâm Đồng.
- Đối tƣợng khảo sát: Ngƣời ra quyết định trong hộ nông dân trồng dâu tằm,
ngƣời quyết định trong hộ.
- Thời gian: 15/06/2019 đến 05/06/2020.
1.4 Bố cục của Luận văn
Luận văn cấu trúc thành 5 chƣơng, bao gồm:



5

- Chƣơng I: GIỚI THIỆU
Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm tính cấp thiết của đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu,
kết cấu nội dung nghiên cứu.
- Chƣơng II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến khả năng
tiếp cận tín dụng và nhu cầu tín dụng của nơng dân trồng dâu tằm tại huyện Lâm
Hà, qua đó đƣa ra giả thuyết và đề nghị mơ hình nghiên cứu.
- Chƣơng III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Xây dựng quy trình nghiên cứu, cách thức xây dựng thang đo, phƣơng pháp
chọn mẫu, quá trình thu thập dữ liệu, thông tin, công cụ xử lý dữ liệu và các kỹ
thuật phân tích thống kê đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.
- Chƣơng IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích kết quả của nghiên cứu định lƣợng, các kết quả phân tích thống kê
mơ tả mẫu, phân tích mơ hình hồi quy Probit Bivariate.
- Chƣơng V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trình bày những kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu này, đồng thời đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm nhận diện rõ khả năng tiếp cận tín dụng và nhu cầu
tín dụng của hộ nơng dân trồng dâu tằm tại huyện Lâm Hà. Đề nghị hƣớng thực
hiện cho các nghiên cứu tiếp theo.


6

CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chƣơng I đã trình bày tổng quan về cơ sở hình thành, mục tiêu, phạm vi và ý
nghĩa của nghiên cứu. Chƣơng II nhằm đƣa ra bối cảnh nghiên cứu và hệ thống cơ
sở lý thuyết về khái niệm nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng và một số khái

niệm thuộc bối cảnh nghiên cứu về nông hộ trồng dâu nuôi tằm. Đồng thời đƣa ra
một số mơ hình nghiên cứu trƣớc, từ những cơ sở lý thuyết này, mơ hình nghiên
cứu đƣợc hình thành.
2.1 Bối cảnh nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng là một trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, với diện tích
lớn thứ 7 cả nƣớc trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm
18-250C, thời tiết ơn hịa và mát mẻ, lƣợng mƣa và độ ẩm ổn định quanh năm. Vì
vậy với thiên nhiên ƣu đãi, đất đai và khí hậu của tỉnh Lâm Đồng rất thuận lợi cho
việc sản xuất nông nghiệp, các giống cây trồng có nguồn gốc ơn đới và á nhiệt đới,
thực hiện mùa vụ đa dạng, cho năng suất cao, chất lƣợng sản phẩm tốt. Ngoài ra,
tỉnh Lâm Đồng cịn nổi tiếng khơng chỉ với khí hậu ƣu đãi, quanh năm mát mẻ mà
còn với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài
nƣớc.
Tuy nhiên, theo Bảng xếp hạng PCI năm 2011 tỉnh Lâm Đồng chỉ xếp hạng
thứ 61/63, thứ 20/63 trong năm 2012. Cũng theo niên giám thống kê năm 2017, dân
số tỉnh Lâm Đồng đạt 1.295.649 ngƣời, mật độ dân số đạt 125 ngƣời/km². Trong đó
dân số sống tại thành thị đạt gần 508.709 ngƣời, chiếm 39,3% dân số tồn tỉnh, dân
số sống tại nơng thơn đạt 786.940 ngƣời, chiếm 60,7% dân số. Nhƣ vậy, phần lớn
dân số (60,7%) của tỉnh sinh sống tại khu vực nơng thơn. Tính đến cuối năm 2017,
ngành nơng lâm ngƣ nghiệp vẫn đóng vai trị quan trọng trong đóng góp GRDP của
cả tỉnh. Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn năm 2017 theo giá hiện hành đạt
70.417 tỷ đồng, tăng 10,85% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực I đạt 32.261,4 tỷ
đồng; khu vực II đạt 11.770,5 tỷ đồng; khu vực III đạt 23.909,1 tỷ đồng; thuế sản
phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 2.475 tỷ đồng. Tỷ trọng kinh tế khu vực I: 47,49%,


7

khu vực II: 17,32%, khu vực III: 35,19% (Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng 2017).

Nhƣ vậy, toàn tỉnh Lâm Đồng ngành nông lâm ngƣ nghiệp là ngành chiếm tỷ
trọng lớn nhất, tập trung dân số trong vùng lớn nhất và là ngành đem lại thu nhập
chính của vùng. Là địa phƣơng ứng dụng nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao
tạo ra chuỗi giá trị lớn mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và ổn định thu
nhập của nông dân, tuy nhiên năng suất lao động so với các khu vực khác còn thấp
cho nên vấn đề đặt ra của địa phƣơng trong chuyển dịch cơ cấu tiếp tục phát triển
nông nghiệp theo hƣớng hiện đại, bền vững và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi cho phù hợp với từng địa phƣơng, song song với phát triển ngành công nghiệp
chế biến sản phẩm nông sản. (Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội ƣớc năm 2017_Cục
thống kê tỉnh Lâm Đồng).
Trong tổng số diện tích canh tác nông nghiệp, cây công nghiệp lâu năm vẫn
chiếm phần lớn diện tích của vùng (252.384 ha – 66,5%), Trong đó cây cà phê, chè
chiếm diện tích nhiều nhất, cây dâu tằm chỉ đạt 6.402 chiếm 2.5%. Trong khi thu
nhập từ nghề dâu tằm đạt: 300 triệu/ha (cao hơn nhiều so với các loại cây khác nhƣ:
cà phê: 106 triệu/ha, chè: 180 triệu/ha, điều 105 triệu/ha, tiêu: 117 triệu/ha). Việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng cịn gặp nhiều khó khăn đối với nơng dân tại địa bàn vì
nhiều lý do: khả năng chấp nhận rủi ro, kinh nghiệm - kỹ thuật, vốn…Vốn đƣợc coi
là yếu tố quan trọng để mở rộng sản xuất và quyết định đến năng suất và thu nhập
của các hộ nông dân (Trịnh Thi Thu Hằng, 2015).
2.1.2 Tổng quan huyện Lâm Hà
Huyện Lâm Hà hiện có 16 đơn vị trực thuộc gồm 14 xã và 02 thị trấn. Diện
tích tự nhiên: 97.852,49 ha với dân số: 133.679 vào thời điểm điều chỉnh địa giới
hành chính tỉnh năm 2004. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trƣng, lƣợng nƣớc dồi
dào, đất đỏ Bazan huyện Lâm Hà rất thuận lợi cho việc trồng các cây lâu năm nhƣ:
cà phê, tiêu, dâu tằm và một số loại cây hàng năm.
Tại báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Lâm Hà 2017 (Cục thống kê tỉnh
Lâm Đồng): tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn huyện Lâm Hà: 43.890 ha,
trong đó cây dâu tằm chỉ đạt: 1.914 ha, chiếm 4.36%. chủ yếu diện tích vẫn là cây
cà phê: 40.405 ha chiếm 92%. Những năm gần đây nghề trồng dâu nuôi tằm tại



8

huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời
nông dân. Giá kén bình quân năm 2017 đạt: 160-170đ/kg, tƣơng ứng thu nhập từ 1
ha dâu tằm khoảng 300 triệu đồng trong khi thu nhập từ trồng cà phê chỉ vào
khoảng: 106 triệu/ha.
Trong 2 năm qua hiệu quả kinh tế của cây dâu, con tằm ở Lâm Hà đã đƣợc
khẳng định. Để tiếp tục là vùng dâu tằm tập trung lớn nhất tỉnh và cây dâu thực sự
là cây trồng mũi nhọn, từ nay tới năm 2020, Lâm Hà đang nỗ lực từng ngày để xây
dựng và phát triển làng nghề dâu tằm. Từ đầu năm 2019 đến nay, giá kén tằm khá
cao, ổn định trên 100.000 đồng/kg nên đây là nguồn thu nhập ổn định của ngƣời
nông dân, nhất là đối với các hộ gia đình nghèo, có diện tích đất canh tác nhỏ
(Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Lâm Hà, 2018). Tuy nhiên, nhìn chung năng
suất dâu tằm tại huyện Lâm Hà vẫn thấp hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực
nhƣ: Brasil, Ấn Độ, Trung Quốc…, bên cạnh đó việc sản xuất chỉ rất nhỏ lẻ, manh
mún và do đó, dâu tằm vẫn chƣa thực sự mang lại thu nhập cao của các hộ dân, do
nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: quyền truy cập hạn chế vào các dịch vụ tín dụng,
cơ sở hạ tầng nghèo nàn. Khơng thể có đƣợc hỗ trợ tín dụng chính thức đã hạn chế
khả năng của nông dân để mở rộng sản xuất và cải thiện điều kiện sống, áp dụng
công nghệ, dinh dƣỡng và sức khỏe (Bauchet et al, 2011).
2.1.3 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Đà Lạt
Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Đà Lạt đƣợc thành lập
ngày 15 tháng 05 năm 2015 đƣợc sáp nhập từ chi nhánh Ngân hàng TMCP Phát
triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Lâm Đồng. Với 2 phòng giao dịch trên địa
bàn huyện Lâm Hà (PGD Tân Hà và PGD Thăng Long) thuộc xã Tân Hà và thị trấn
Nam Ban. Trong thời gian gần 05 năm hoạt động và phát triển, BIDV Đà Lạt đã đạt
đƣợc những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực phát triển nơng nghiệp nơng thơn.
Tính đến tháng 12/2019 theo kết quả báo cáo hoạt động kinh doanh, chi nhánh đã

đạt 150% kế hoạch đề ra về cho vay phát triển khu vực nơng nghiệp nơng thơn.
Trong đó, chủ yếu đến từ 02 phòng giao dịch trên địa bàn huyện Lâm Hà (chiếm
70%) cả chi nhánh. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực dâu tằm tơ, số lƣợng khách hàng


9

vẫn còn khá khiêm tốn và chƣa đạt so với kế hoạch đã đề ra. Hiện dƣ nợ trong lĩnh
vực này chỉ chiếm 7% dƣ nợ cho vay lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn và 4% dƣ nợ
tồn chi nhánh. Mặc dù là một trong những ngành đƣợc đánh giá có nhiều tiềm
năng phát triển của vùng đem về thu nhập đáng kể cho ngƣời dân trong khu vực, tuy
nhiên hiệu quả cho vay trong lĩnh vực còn chƣa cao. Vì vậy, bài phân tích nhằm
đánh giá những yếu tố tác động đến nhu cầu và khả năng tiếp cận tín dụng của các
hộ dân trồng dâu ni tằm trên địa bàn huyện Lâm Hà nhằm hồn thiện chính sách
khách hàng đối với sản phẩm cho vay trong lĩnh vực này của BIDV.
2.2 Một số khái niệm thuộc bối cảnh nghiên cứu
2.2.1. Khái niệm hộ sản xuất
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ đƣợc xem nhƣ một
chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và đƣợc định nghĩa là một
đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế
chung. Một số thuật ngữ khác đƣợc dùng để thay thế thuật ngữ "hộ sản xuất" là
"hộ", "hộ gia đình". Trong nền kinh tế, hộ gia đình hay hộ sản xuất đƣợc hiểu nhƣ
sau: Hộ sản xuất (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế. Các
nguồn lực chung của hộ sản xuất đƣợc góp thành vốn chung, cùng chung một ngân
sách, cùng sống chung dƣới một mái nhà, cùng ăn chung, mọi ngƣời trong cùng một
hộ đƣợc hƣởng phần thu nhập và mọi quyết định đƣợc đƣa ra bởi những thành viên
lớn tuổi trong hộ.
Mối quan hệ giữa gia đình và nơng hộ đã đƣợc các nhà nhân chủng học
(Harris; Mackintosh; Barett; Whitehead) đề cập khá chi tiết, nơng hộ là một đơn vị
và gia đình là nhóm ngƣời có quan hệ huyết thống. Hộ là đơn vị đảm bảo quá trình

tái sản xuất lao động tiếp theo qua quá trình tổ chức thu nhập nhằm đảm bảo cho
các cá nhân chi tiêu và giúp họ đầu tƣ vào sản xuất.
Các nhà nghiên cứu kinh tế nông hộ đề cập đến khái niệm nông hộ dựa trên
thành phần, cấu trúc, các hoạt động và hành vi của nông hộ trong sản xuất và tiêu
dùng. Họ cho rằng hộ là một đơn vị hay là một nhóm các thành viên sở hữu chung
các nguồn lực, trong đó tất cả các thành viên đƣợc quyền lợi chia sẻ lợi ích từ việc
sử dụng nguồn lực đó. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng cần làm rõ thuật ngữ đơn vị


10

(unit) đƣợc sử dụng trong định nghĩa hộ: Đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng, đơn vị
đầu tƣ, đơn vị sở hữu hay đơn vị cƣ trú. Chúng ta cần thừa nhận sự khác nhau về
thành phần và cấu trúc của hộ theo mỗi khái niệm.
Những nghiên cứu kinh tế trong các lĩnh vực khác nhau, sẽ đƣa ra cách tiếp
cận và định nghĩa khác nhau về nông hộ. Trong thời gian qua, có ba xu hƣớng phát
triển chính trong phân tích kinh tế nơng hộ. Thứ nhất, việc dịch chuyển mơ hình
nơng hộ chia sẻ và hợp tác, phát sinh mơ hình nơng hộ có khả năng đàm phán, thậm
chí là xung đột. Thứ hai, chuyển từ nơng hộ nhƣ một đơn vị khép kín sang một đơn
vị mở trong nhiều đơn vị của xã hội, có khả năng quyết định việc sản xuất, tiêu
dùng và đầu tƣ và cuối cùng là quan điểm xem nông hộ là nhóm ngƣời trong xã hội
chia sẻ nguồn lực, ra quyết định và hƣởng lợi ích từ quyết định đó.
Trên góc độ ngân hàng: "Hộ nông dân trồng dâu tằm" là một thuật ngữ đƣợc
dùng trong hoạt động cung ứng dịch vụ vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế
chung của cả hộ, kinh tế chung ở đây đƣợc hiểu là hoạt động trồng dâu nuôi tằm.
Hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm đƣợc hiểu là kinh tế tự chủ độc lập, đảm bảo quyền
lợi và nghĩa vụ trƣớc pháp luật, bảo vệ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp
pháp từ trồng dâu tằm.
Từ những phân tích trên, trong phạm vi đề tài có thể hiểu hộ nông dân trồng
dâu nuôi tằm nhƣ sau: “Hộ nông dân trồng dâu nuôi tằm là một đơn vị kinh tế tự

chủ, trực tiếp trồng dâu nuôi tằm, là chủ thể trong mọi hoạt động sản xuất và tự chịu
trách nhiệm về kết quả trồng dâu ni tằm của mình”.
2.2.2 Thu nhập
Thu nhập của hộ gia đình là tồn bộ số tiền và hiện vật mà hộ và các thành
viên của hộ nhận đƣợc trong một thời gian nhất định, bao gồm: Thu từ tiền công,
tiền lƣơng; thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ vào chi phí sản xuất
và thuế sản xuất); thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thủy sản (đã trừ
chi phí sản xuất và thuế sản xuất); thu khác đƣợc tính vào thu nhập (khơng tính tiền
rút tiết kiệm, bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ và các khoản chuyển nhƣợng vốn
nhận đƣợc). (Niên giám thống kê, 2007).


11

2.3 Cơ sở lý thuyết
2.3.1 Lý thuyết về nhu cầu tín dụng
Điểm khởi đầu trong việc phân tích nhu cầu tín dụng và các yếu tố ảnh
hƣởng đến nhu cầu là Mơ hình vịng đời (Franco Modigliani, 1966). Ở các nƣớc
đang phát triển, các cá nhân khơng thể duy trì mức tiêu thụ ở mức chấp nhận đƣợc.
Với sự thay đổi về quy mơ gia đình và sự khơng chắc chắn trong tƣơng lai, một hộ
gia đình tiêu dùng giữa các thời kỳ trong “vòng đời” khác nhau. Giả thuyết vòng
đời cho rằng ngƣời tiêu dùng nên phân bổ lại theo thời gian thu nhập (tài nguyên)
để tối đa hóa tiện ích trọn đời (Morduch, 1995a) do hạn chế ngân sách. Ngƣời tiêu
dùng có thể làm giảm mức tiêu thụ của họ bằng cách sử dụng tiết kiệm từ thu nhập
hoặc đầu tƣ trong quá khứ nhƣng không thể sử dụng thu nhập của tƣơng lai trong
hiện tại vì nó khơng có thực. Do đó, ngƣời tiêu dùng có thể tiêu thụ hết và/hoặc tăng
tiện ích bằng cách truy cập vào tài khoản có thể đóng vai trị trung gian liên thời
gian giữa ngƣời cho vay trong tƣơng lai và ngƣời đi vay hiện tại. Tài khoản này là
tín dụng tiêu dùng hoặc vay. Tín dụng giúp các cá nhân thực hiện lựa chọn tiêu
dùng liên thời gian và trở thành sức mạnh chi tiêu bổ sung trong hiện tại để đổi lấy

việc trả nợ (tiền vay và tiền lãi) trong tƣơng lai (Soman & Cheema, 2002).
Modigliani (1986) cũng thảo luận về mơ hình liên thời gian của giả thuyết
vịng đời và giả thuyết thu nhập vĩnh viễn. Ông lập luận rằng những mơ hình này
giải thích hành vi tiêu dùng của các hộ gia đình - vấn đề phân chia tiêu dùng giữa
hiện tại và tƣơng lai. Nhƣng mô hình giả định rằng các hộ gia đình có cơ hội (thị
trƣờng hoàn hảo) để vay. Theo Chen và Chiivakul (2008) trong mơ hình vịng đời,
các hộ gia đình có thu nhập trong suốt thời gian sống và họ phải đối mặt với vấn đề
tối đa hóa tiện ích của họ bằng cách chọn mức tiêu thụ và tiết kiệm tối ƣu. Hơn nữa,
trong mơ hình này, mức tiêu thụ hiện tại phụ thuộc vào đặc điểm thời gian sống của
các hộ gia đình, nhƣng khơng phụ thuộc vào thu nhập hiện tại. Mặt khác, giả thuyết
thu nhập thƣờng trực của ngƣời khác cho rằng, tiêu dùng hiện tại của ngƣời tiêu
dùng phụ thuộc vào mức tiêu thụ dự kiến trong giai đoạn tƣơng lai (trƣớc tiên ngƣời
tiêu dùng ƣớc tính khả năng tiêu dùng của họ trong thời gian dài và sau đó đặt mức
tiêu thụ hiện tại ở mức phù hợp của ƣớc tính đó) mà sau này phụ thuộc vào đặc


12

điểm của các cá nhân (Hall, 1978).
Nhu cầu tín dụng cũng đƣợc mô tả từ lý thuyết đầu tƣ. Các cơng ty tối đa hóa
tiện ích theo chức năng sản xuất. Họ cần dòng chảy của sản lƣợng, lao động và tích
lũy vốn. Mặc dù các cơng ty biết rằng có cơ hội đầu tƣ sinh lời, họ khơng làm điều
đó vì họ thấy nếu khơng đầu tƣ có thể tiết kiệm rất nhiều (Jorgenson, 1967). Họ sẽ
đầu tƣ thay vì sử dụng tín dụng mà sau này phụ thuộc vào chi phí vốn (lãi suất) và
tỷ suất lợi nhuận dự kiến (Modigliani và Miller, 1958). Nhìn chung, cơng ty sẽ đầu
tƣ vào một dự án nhất định với điều kiện là khoản đầu tƣ vào dự án làm tăng giá trị
thị trƣờng của cổ phiếu của công ty.
Diagne (1999) định nghĩa nhu cầu tín dụng là: ngƣời vay lựa chọn số tiền
cho vay tối ƣu. Nhu cầu tín dụng cho trƣờng hợp của chúng tôi theo định nghĩa của
Balogun và Yusuf (2011) và Chen và Chiivakul (2008) đó là nhu cầu: xác suất mà

một cá nhân trả lời có cho câu hỏi: “Bạn đã đăng ký tín dụng trƣớc đó?” và nó bao
gồm cả những ngƣời khơng đƣợc chấp nhận vay. Trong các chủ đề sau đây, nghiên
cứu này tập trung vào việc xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu tín dụng hộ
gia đình nơng thơn.
2.3.2 Lý thuyết về tiếp cận tín dụng
Theo Jesse Ribot và Nancy Peluso (2013) cho rằng thuật ngữ tiếp cận đƣợc
định nghĩa là: “Khả năng hƣởng lợi từ cái gì đó”. Theo hai tác giả này tiếp cận nên
đƣợc hiểu là một tập hợp các quyền và quan hệ cho phép các cá nhân hay nhóm
“lấy đƣợc, quản lý và giữ đƣợc (khả năng hƣởng lợi)”.
Tiếp cận tín dụng thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ (Schumpeter
và Backhaus, 2003). Vì tiếp cận vốn tín dụng giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp
nhau, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cả ngƣời cho vay và ngƣời đi vay
đƣợc thuận lợi, qua đó rút ngắn đƣợc khoảng cách giữa sản xuất và tiêu thụ.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tiếp cận vốn tín dụng chính là việc các
hộ nơng dân trồng dâu ni tằm có thể tham gia vốn tín dụng hay khơng và họ có
đƣợc hƣởng lợi từ việc tham gia tín dụng hay có rào cản nào trong việc tham gia với
nguồn vốn đó.


×