Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 82 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

HỒ LÊ MAI UYÊN

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
FACTORS AFFECTION THE INTENTION
TO START A BUSINESS OF UNIVERSITY STUDENTS
IN HO CHI MINH CITY

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2020


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Cao Hào Thi
Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
Cán bộ chấm nhận xét 2: PGS. TS. Phạm Quốc Trung
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Ngày 28 tháng 8 năm 2020
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuân


2. Thư ký: TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
3. Phản biện 1: PGS. TS. Vương Đức Hoàng Quân
4. Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Quốc Trung
5. Ủy viên: TS. Lê Hoành Sử
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tp, Hồ Chí Minh, Ngày

Tháng

Năm

2020

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên:
Ngày,tháng,năm sinh:

Hồ Lê Mai Uyên

17/03/1990

Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Lâm Đồng

Chun ngành:

Quản trị kinh doanh

MSHV: 1670454

Khóa (Năm trúng tuyển):

2016

TÊN ĐỀ TÀI:

I.

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại

-

Thành phố Hồ Chí Minh
II.

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:

-


Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Xác định độ mạnh tác động của các nhân tố đến ý định khởi sự kinh doanh.

-

Gợi ý giải pháp cho các nhà quản lý trường Đại học và cho sinh viên nhằm tăng
cường tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên.

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 10/02/2020
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/09/2020
V.

HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Cao Hào Thi

Nội dung và Đề cương Luận văn đã được Hội đồng chuyên ngành thông qua
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS. TS. CAO HÀO THI
TRƯỞNG KHOA


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này, tác giả nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía
nhà trường, thầy cơ, bạn bè và gia đình.

Lời đầu tiên, tôi chân thành cảm ơn Thầy PGS. TS. Cao Hào Thi đã dành nhiều thời
gian quý báu để tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong
suốt thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi trân trọng gởi lời cảm ơn đến các Thầy cô của Khoa Quản lý Công nghiệp –
Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức quý giá cho tơi trong suốt khóa học thạc sĩ.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên của 04 Trường đại học và bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ trong việc tìm kiếm ý tưởng định hướng đề tài và chia sẻ tài liệu, đóng góp ý
kiến, thu thập dữ liệu giúp tơi có thể hồn thiện đề tài.
Cuối cùng tơi gửi lời cảm ơn gia đình và những người thân đã động viên tinh thần và
hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày tháng
Tác giả

Hồ Lê Mai Uyên

năm 2020


TĨM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi
sự kinh doanh của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai là xác định
độ mạnh tác động của các nhân tố đến ý định khởi sự kinh doanh. Cuối cùng là gợi ý
giải pháp cho các nhà quản lý trường Đại học và cho sinh viên nhằm tăng cường tiềm
năng khởi sự kinh doanh của sinh viên.
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 434 sinh viên đại học của 04 Trường bao gồm
Đại học Ngân hàng TPHCM, Đại học Bách khoa TPHCM, Đại học Công nghệ Sài
Gòn, Đại học Kinh tế TPHCM. Thang đo dựa trên nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thu Thủy (2015). Ban đầu có 30 biến thuộc 6 nhân tố được khảo sát, sau khi phân
tích tương quan, phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố thì cịn lại 28 biến được giữ

lại để phân tích ở các bước tiếp theo. Kết quả phân tích hồi quy xác định được 5 nhân
tố bao gồm “Ý kiến của người xung quanh”, “Vị trí xã hội chủ doanh nghiệp”, “Học
môn khởi sự kinh doanh”, “Kinh nghiệm kinh doanh”, “Truyền cảm hứng khởi sự
kinh doanh” tác động đến ý định khởi sự kinh doanh đạt mức ý nghĩa Sig. = 0.000
giải thích được 39.5% biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại nhân tố phương thức học
qua thực tế không tác động đến ý định KSKD do β = -0.040 và Sig. = 0.336 >5%.
Kết quả phân tích ANOVA cho thấy khơng có sự khác biệt ý định khởi sự kinh doanh
giữa nam và nữ, ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên có bố mẹ tự kinh doanh
nhiều hơn bố mẹ làm công ăn lương, ý định KSKD của sinh viên ngành kinh tế quản
trị nhiều hơn sinh viên ngành kỹ thuật và sinh viên có biết đến chủ doanh nhân thành
đạt có ý định KSKD nhiều hơn sinh viên không biết đến doanh nhân thành đạt. Tuy
còn một số hạn chế nhưng nghiên cứu có thể cung cấp một tài liệu tham khảo cho
một số cá nhân có sự quan tâm đến khởi sự kinh doanh và các Trường Đại học có
những chương trình hỗ trợ, bổ sung thêm kiến thức cần thiết cho sinh viên.


ABSTRACT
The purpose of this study is to identify factors that influence the intention of starting
a business for university students in Ho Chi Minh City. The second is to determine
the strength of the impact of factors on the intention to start a business. Finally, it is
suggested solutions for university managers and students to enhance the potential of
starting a business of students.
The research data was collected from 434 university students of 04 universities
including HCMC Banking University, Ho Chi Minh City University of Technology,
Saigon University of Technology, and Ho Chi Minh City University of Economics.
The scale is based on research by Nguyen Thu Thuy (2015). Initially, 30 variables of
6 factors were surveyed, after correlation analysis, reliability analysis, factor analysis,
the remaining 28 variables were retained for analysis in the next steps. The regression
analysis results identify five factors including "Opinions of people around", "Position
of business owners' society", "Business start-up subject", "Business experience", "

Inspire entrepreneurship ”influences the intent of starting a business to achieve Sig
significance. = 0,000 to explain 39.5% of the variation of the dependent variable, the
remainder of the method of learning through practice does not affect the intention of
operating business due to β = -0.040 and Sig. = 0.336> 5%.
ANOVA analysis results show that there is no difference in the intention to start a
business between men and women, the intention to start a business of students whose
parents are more self-employed than their parents working as a wage earner, business
registration of business students with more management than engineering students
and students who know that successful business owners are more likely to do business
than students who are not aware of successful entrepreneurs. Although there are some
limitations, the study can provide a reference for some individuals who are interested
in starting a business and the University has programs to support and supplement the
necessary knowledge set for students.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình nghiên cứu
độc lập của cá nhân tơi.
Ngồi những thơng tin tham khảo thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích
nguồn, tồn bộ kết quả trình bày trong luận án được phân tích từ nguồn dữ liệu điều
tra do cá nhân tôi thực hiện. Tất cả các dữ liệu đều trung thực và nội dung luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi sẽ chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Tp. Hồ Chí Minh, Ngày tháng
Tác giả

Hồ Lê Mai Uyên

năm 2020



MỤC LỤC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
ABSTRACT
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do hình thành đề tài.................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4

1.5.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4


1.6.

Bố cục của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.

Cơ sở lý thuyết ................................................................................................ 5

2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................... 5
2.1.2. Những thách thức khi khởi sự kinh doanh ....................................................... 6
2.1.3. Các loại hình khởi sự kinh doanh..................................................................... 7
2.1.4. Ý định khởi sự kinh doanh ............................................................................... 8
2.2.

Các nghiên cứu liên quan .............................................................................. 9

2.2.1. Một số nghiên cứu nước ngoài ......................................................................... 9
2.2.2. Một số nghiên cứu trong nước ....................................................................... 14
2.2.3. Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 17
2.2.4. Các giả thuyết ................................................................................................. 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 23

3.2.


Xây dựng thang đo ....................................................................................... 24

3.3.

Chọn mẫu và thu thập dữ liệu .................................................................... 27


3.4.

Phương pháp phân tích dữ liệu................................................................... 27

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.

Thống kê mô tả mẫu .................................................................................... 29

4.2.

Kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố ................................................ 33

4.2.1. Kiểm định độ tin cậy bằng Cronbach’s alpha ................................................ 33
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................... 34
4.3.

Kiểm định mơ hình hồi quy và giả thuyết.................................................. 36

4.3.1. Kiểm định mối quan hệ giữa các biến ............................................................ 38
4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính .......................................................................... 38
4.3.4. Kết quả kiểm định giả thuyết ......................................................................... 39
4.4.


Phân tích ANOVA ........................................................................................ 41

4.4.1. Ý định khởi sự kinh doanh giữa nam và nữ ................................................... 41
4.4.2. Ý định KSKD giữa sinh viên có bố mẹ tự kinh doanh và bố mẹ làm công ăn
lương .............................................................................................................. 42
4.4.3. Ý định KSKD giữa ngành kinh tế quản trị và ngành kỹ thuật ....................... 42
4.4.4. Ý định khởi sự kinh doanh giữa sinh viên có biết đến chủ doanh nhân thành
đạt và sinh viên không biết chủ doanh nhân thành đạt .................................. 43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.5.

Kết luận nghiên cứu ..................................................................................... 45

4.6.

Một số kiến nghị ........................................................................................... 46

4.7.

Một số hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo ................................ 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

LỊCH
TRÍCH
NGANG
.....................................................................................................................................
71 .................................................................................................................................



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KSKD

: Khởi sự kinh doanh

EFA

: Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa

HMDN : Hình mẫu chủ doanh nghiệp
CDN

: Chủ doanh nghiệp

SPSS

: Phần mềm Statistic Packages for Social Sciences

ANOVA : Phân tích ANOVA (Analysis of Variance)

24


DANH MỤC CÁC BẢNG & HÌNH

Bảng 2.1: Các nghiên cứu liên quan đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Bảng 3.1: Bộ thang đo điều tra
Bảng 4.1: Thông tin về đối tượng điều tra
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s alpha
Bảng 4.3: Kết quả phân tích hồi quy đa biến
Bảng 4.4: Kết luận và giả thuyết nghiên cứu
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Luthje & Franke (2003)
Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Shapero và Sokol (1982)
Hình 2.3: Mơ hình nghiên cứu của Shapero & Krueger (2000)
Hình 2.4: Mơ hình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 4.1: Tỉ lệ sinh viên thống kê theo trường
Hình 4.2: Tỉ lệ sinh viên thống kê theo ngành học
Hình 4.3: Tỉ lệ sinh viên thống kê theo giới tính
Hình 4.4: Tỉ lệ sinh viên thống kê theo năm học


CHƯƠNG 1: PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Trong nhiều năm qua, lĩnh vực khởi sự kinh doanh đang rất được các nhà nghiên cứu
trên thế giới quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự của một cá nhân. Lee & cs (2006), Thurik & Wennekers (2004), cho rằng
tinh thần khởi sự kinh doanh được chú trọng ở nhiều quốc gia và được xem là cách
thức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Sobel & King (2008) nhận định
khởi sự kinh doanh là chìa khóa quan trọng để tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy việc
thúc đẩy giới trẻ khởi sự kinh doanh là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà
chính sách.

Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh nghiệp mới cũng là một động lực để
phát triển kinh tế. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự phát triển về cả số lượng
và chất lượng của các doanh nghiệp. Những nơi có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao
thường có tốc độ phát triển kinh tế cao. Các doanh nghiệp mới thành lập ngồi việc
đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, và làm giàu
cho bản thân chủ doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó chính phủ các nước phát triển cũng
như đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi
sự kinh doanh trong giới trẻ, đặc biệt trong giới sinh viên khuyến khích họ khơng đi
làm th mà hãy tự tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp cho phát triển kinh
tế. Lý do có sự quan tâm đặc biệt này nhằm thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong giới
sinh viên bởi vì các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những doanh nhân được đào tạo tốt
sẽ tạo ra các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh hơn doanh nghiệp của những
người có trình độ thấp. Khởi sự kinh doanh đã và đang được coi là động lực thúc đẩy
phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều các doanh nghiệp được
thành lập, bên cạnh đó là các cơng việc mới được tạo ra và có thu nhập, đời sống của
người dân ngày càng tốt hơn như nghiên cứu của Drucker (1985), Gorman & cộng
sự (1997).
Những năm gần đây phong trào khởi sự kinh doanh ở Việt Nam diễn ra rất sôi động
và nhận được nhiều sự giúp đỡ, nhưng không phải ai cũng thành công. Tỷ lệ thành
1


công của các doanh nhân khởi sự kinh doanh là 1:9, một con số không hề khả quan,
liệu phong trào khởi sự kinh doanh ở Việt Nam có thể tiếp tục như vậy hay không?
(kinhnghiemkhoinghiep.net). Với bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 bùng nổ vừa là cơ hội và cũng là thách thức cho thanh niên hiện nay khởi sự kinh
doanh. Ở Việt Nam mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng và một số trường
đại học cũng đã xuất hiện chương trình về KSKD nhưng ảnh hưởng của nó đến với
sinh viên cũng như xã hội chưa cao vì chỉ giải quyết được phần ngọn là tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp tương lai thể hiện ý tưởng kinh doanh mà chưa xem xét đến

động cơ hình thành ý định khởi sự. Sinh viên ngày càng có vai trị quan trọng trong
sự phát triển kinh tế đất nước. Sinh viên có ý định KSKD mạnh mẽ thì thường có xu
hướng tự mình kinh doanh lập công ty riêng trong tương lai gần. Vậy điều gì làm nên
những ý định KSKD đầy mạnh mẽ, táo bạo, đầy nhiệt huyết, đam mê trong mỗi sinh
viên? Đó thực sự là một vấn đề không đơn giản đối với nền giáo dục Việt Nam hiện
tại. ().
Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích, thúc đẩy thành lập doanh nghiệp và
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự tích cực triển khai các hoạt
động trợ giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ tín dụng
nhân dân... ở một số địa phương nhằm tạo điều kiện cho các doanh nhân vay vốn để
khởi sự kinh doanh và phát triển. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính
phủ, hiệp hội… cũng có các chương trình tư vấn hỗ trợ, đào tạo quản trị doanh
nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm thúc đẩy và khuyến khích thành lập doanh nghiệp.
Việt Nam sở hữu một môi trường kinh doanh thuận lợi cho khởi sự kinh doanh như
nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số đông. Tuy nhiên, khởi sự kinh doanh ở sinh
viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đi đăng ký
tuyển dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi sự kinh doanh.
Lý giải cho tình trạng chỉ thích làm th, khơng thích làm chủ của sinh viên, có ý
kiến cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông và đại học hiện nay chưa đáp ứng
được nhu cầu kiến thức về khởi nghiệp tại Việt Nam, giáo trình chú trọng vào lý
thuyết, chưa đề cao thực hành và kiến thức thực tiễn. Trên thị trường cũng vắng bóng
những đơn vị đào tạo về khởi sự kinh doanh dành cho sinh viên đại học và các dịch
2


vụ cơng cụ hỗ trợ khởi sự. Chính vì những lý do đó, sinh viên Việt Nam thiếu kiến
thức, thiếu tự tin và tầm nhìn cần thiết để khởi sự kinh doanh.
Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên tại
những thời điểm và bối cảnh khác nhau. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy
(2015) cho rằng nhìn nhận của cá nhân về tính hấp dẫn của KSKD chịu ảnh hưởng

mạnh mẽ bởi quan niệm và sự ủng hộ của những người gần gũi như người thân, bạn
bè và những người sinh viên cho là quan trọng hơn là tác động từ các tác động của
hình mẫu chủ doanh nghiệp, các trải nghiệm có liên quan tới kinh doanh hay từ truyền
cảm hứng từ các thầy cơ. Nghiên cứu của Đồn Thị Thu Trang (2018) khẳng định xu
hướng sinh viên các trường đại học phía Nam, sinh viên ở các trường đại học quy mô
nhỏ và các trường đại học địa phương có ý định khởi sự kinh doanh cao hơn so với
sinh viên ở các trường trung tâm và các trường đại học lớn, ý định KSKD của nhóm
sinh viên được trải nghiệm các chương trình KSKD trong trường đại học là cao hơn,
khẳng định vai trò quan trọng của đào tạo KSKD cho sinh viên. Còn nghiên cứu của
Nguyễn Thị Phương Ngọc (2019) lại cho rằng ý định KSKD của sinh viên chịu ảnh
hưởng từ các yếu tố văn hóa vùng miền và địa vị xã hội khi trở thành doanh nhân
thành đạt có tác động trực tiếp ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên. Vậy thì
câu hỏi được đặt ra là sinh viên đang theo học tại các trường đại học tại Thành phố
Hồ Chí Minh có ý định KSKD như thế nào và những nhân tố nào ảnh hưởng tác động
đến ý định KSKD của sinh viên. Xuất phát từ câu hỏi này, đề tài “nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên Đại học ở Thành phố Hồ
Chí Minh” được hình thành nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định KSKD
của sinh viên đang theo học tại Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó đưa ra gợi ý các
biện pháp thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp và lập nghiệp của sinh viên đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đáp ứng các mục tiêu sau đây:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại
học tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3



- Xác định độ mạnh tác động của các nhân tố đến ý định khởi sự kinh doanh.
- Gợi ý giải pháp cho các nhà quản lý trường Đại học và cho sinh viên nhằm tăng
cường tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên.
1.3.

Câu hỏi nghiên cứu

Các câu hỏi sau đây được đặt ra để làm rõ cho mục tiêu nghiên cứu ở trên:
- Có những nhân tố nào trong mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Nhân tố nào trong mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Để tăng cường tiềm năng và ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh thì các nhà quản lý của các trường Đại học nên có những
giải pháp gì?
1.4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại các Trường đa ngành, đa lĩnh vực, đa hệ về Công
nghệ và Quản trị ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát là sinh viên đang theo học tại một số Trường Đại học ở Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên đang theo học tại một số Trường Đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
1.5.

Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng, dùng kỹ thuật thu thập
thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn với các đối tượng nghiên cứu thông qua bảng
câu hỏi phát trực tiếp. Thông tin thu được từ nghiên cứu này sẽ được sử dụng trong
việc đánh giá sơ bộ các thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) sẽ trình bày trong phương
pháp nghiên cứu ở Chương 3. Sau đó là phân tích ANOVA. Cuối cùng là sử dụng
phân tích hồi quy đa biến để xác định độ mạnh của các nhân tố.
1.6.

Bố cục của đề tài nghiên cứu

4


Đề tài nghiên cứu được chia làm 5 Chương. Chương 1 sẽ trình bày vấn đề nghiên cứu
bao gồm lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi
và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và bố cục của đề tài nghiên cứu.
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu và mơ hình của các nghiên cứu đã
được thực hiện trước đây, từ đó xây dựng các giả thuyết. Chương 3 trình bày phương
pháp nghiên cứu để đánh giá thang đo và kiểm định các giả thuyết đề ra, các phương
pháp phân tích được sử dụng trong bài nghiên cứu bao gồm phương pháp phân tích
nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến và phân tích ANOVA. Chương 4 trình bày
các phân tích dữ liệu, kết quả phân tích của các nghiên cứu và thảo luận kết quả.
Chương 5 sẽ trình bày kết luận và kiến nghị một số định hướng giải pháp.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 trình bày một số khái niệm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, đồng thời
xem xét tổng quan các nghiên cứu trước đó, được xem là có liên quan đến ý định khởi
sự kinh doanh của sinh viên. Từ đó, đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết
cho mơ hình nghiên cứu.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm
Khởi sự theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là bắt đầu làm một việc gì mới. Nên cụm từ
“Khởi sự kinh doanh” được hiểu là sự bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới.
Trong lĩnh vực nghiên cứu học thuật đó là một khái niệm đa chiều. Khởi sự kinh
doanh là việc mở một doanh nghiệp mới có thể là (“start a new business”; hay là “new
venture creation”, “tinh thần doanh nhân- entrepreneurship”, hay là tự làm chủ, tự
kinh doanh (self- employment). Trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, thì Khởi sự
kinh doanh được gắn với các thuật ngữ và lĩnh vực nghiên cứu rất khác nhau. Khởi
sự kinh doanh được gắn chủ yếu với 2 nghĩa và 2 hướng nghiên cứu chính sau:
- Trong lĩnh vực kinh tế lao động thì cho rằng khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn
nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình nên gắn
khởi sự kinh doanh với thuật ngữ “tự tạo việc làm – self employment” và các nghiên
cứu về lựa chọn nghề nghiệp. Theo hướng nghiên cứu này Khởi sự kinh doanh là lựa
chọn nghề nghiệp của những người chấp nhận rủi ro tự làm chủ cơng việc kinh doanh
của chính mình và th người khác làm cơng cho mình. Làm th được hiểu là cá
nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ. Như
vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê,
là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp và thuê người khác làm việc cho mình.
- Trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, khởi sự kinh doanh gắn với thuật ngữ
“tinh thần doanh nhân- entrepreneurship” và các nghiên cứu trong lĩnh vực này.
“Entrepreneurship- tinh thần doanh nhân” cũng được hiểu và định nghĩa khác nhau.

6



Nếu hiểu theo nghĩa hẹp “tinh thần doanh nhân” là việc một cá nhân bắt đầu khởi sự
công việc kinh doanh của riêng mình, hay là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo
lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu, hoặc là việc bắt
đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa
hàng kinh doanh. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tinh thần doanh nhân lại là một thái
độ làm việc đề cao tính tự chủ, sáng tạo, đổi mới và chấp nhận rủi ro tạo ra các giá trị
mới trong các doanh nghiệp hiện tại, là sự đổi mới, là một phong cách nhận thức và
suy nghĩ, là dự định được phát triển nhanh.
Giữa khởi sự kinh doanh theo nghĩa tự tạo việc làm và theo khái niệm tinh thần doanh
nhân có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ
chính mình, khơng đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo nghĩa tinh
thần doanh nhân cịn có thể bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để
tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không trực tiếp quản trị doanh nghiệp mà thuê
người khác làm việc cho mình nên vẫn có thể đi làm th cho doanh nghiệp khác.
Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh (KSKD) đều đề cập tới việc một cá
nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một cơng việc kinh doanh mới.
2.1.2. Những thách thức khi khởi sự kinh doanh
Khởi sự kinh doanh là một bước đi dài và có thể thay đổi cuộc đời. Người khởi sự
kinh doanh (Entrepreneur) phải chịu trách nhiệm đưa việc kinh doanh của mình đạt
được thành cơng, nghĩa là sẽ có nhiều khó khăn, vất vả nhưng kết quả đạt được có
thể mang lại lợi nhuận và niềm vui cho họ. Có nhiều lý do khác nhau để khởi sự kinh
doanh (KSKD), ví dụ như một số người trước đây là nhân viên ở các doanh nghiệp
hoặc cơ quan nhà nước, cũng có những người bị thất nghiệp và quyết định bước vào
kinh doanh. Khi khởi sự kinh doanh sẽ có được quyền tự chủ, khi là ơng chủ thì khơng
phải tn thủ mệnh lệnh nữa mà làm việc với nhịp độ của chính mình, có khả năng
tự kiểm sốt cuộc sống của họ hơn và vì thế tự bản thân phải có trách nhiệm với tương
lai. KSKD có vơ vàn cơ hội để trưởng thành và hoàn thiện bản thân. Các doanh nghiệp
trẻ thành đạt thường là những người sáng tạo, năng động, táo bạo, quyết đốn, hiểu
biết, chun nghiệp và có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Họ có được những điều này
7



nhờ q trình tơi luyện trên thương trường… Tuy nhiên, KSKD khơng phải dễ dàng
vì khi bắt đầu một cơng việc kinh doanh mới sẽ có nhiều thách thức đối với việc
KSKD:
- Nếu có ý định tự bản thân xây dựng và phát triển sự nghiệp để đi đến thành cơng thì
gần như khơng thể đồng thời quản lý một cơng việc khác. Nhiều CDN có kinh nghiệm
nhưng khơng dễ dàng gì huy động được vốn khi họ muốn tham gia vào một lĩnh vực
kinh doanh mới, và họ có một vài lợi thế so với những người mới bắt đầu KSKD. Đó
là vốn đóng góp từ việc kinh doanh trước đó hoặc nguồn doanh thu ổn định dùng làm
vốn cho hoạt động kinh doanh mới. Thậm chí cả khi việc kinh doanh đầu tiên của họ
bị thua lỗ, họ vẫn có thể góp vốn đầu tư hoặc kết nối với những khách hàng cần thiết
để tìm một vị trí trong doanh nghiệp mới.
- Là một doanh nhân mới, người KSKD sẽ bắt đầu từ vạch xuất phát, điều này có
nghĩa là họ cần phải hồn thành cơng việc một cách điên cuồng. Khi KSKD vấn đề
khó khăn nhất vẫn là nguồn vốn, khi chưa có nhà đầu tư đồng hành lâu dài, họ buộc
phải cắt giảm chi phí từ những chi tiêu cá nhân, những nhu cầu vui chơi giải trí… để
tập trung phát triển dự án kinh doanh. Độc lập xây dựng một dự án và đi theo đến lúc
nó phát triển khơng phải là một việc dễ dàng. Khó khăn tìm kiếm nguồn nhân lực,
khó khăn về tài chính, khó khăn về những bất cập của dự án… người KSKD phải tự
xoay sở. Dù cho có nhà đầu tư đi chăng nữa, chung quy mọi quyết định về tầm nhìn
và định hướng kinh doanh họ cũng phải tự mình cân nhắc.
2.1.3. Các loại hình khởi sự kinh doanh
Khởi sự kinh doanh (KSKD) qua việc tạo lập một doanh nghiệp mới có thể có các
đặc điểm, mục đích, phạm vi khác nhau. Vì vậy, có thể phân biệt các dạng khởi sự
theo các tiêu chí sau đây:

2.1.3.1. Theo mục đích khởi sự kinh doanh
Có thể phân biệt khởi sự của người tạo lập doanh nghiệp theo hai mục đích
- Khởi sự vì mục tiêu lợi nhuận


8


- Khởi sự khơng vì mục tiêu lợi nhuận (nhân đạo hoặc xã hội).
2.1.3.2. Theo động cơ
KSKD để nắm bắt cơ hội (opportunities driven entrepreneurship), Shane và
Venkatraman (2000) quan niệm KSKD là lĩnh vực học thuật nghiên cứu cách thức
con người và kết quả của việc phát hiện, tạo ra và khai thác các cơ hội kinh doanh
chuyển chúng thành các hàng hóa và dịch vụ tương lai.
KSKD vì cần thiết (necessity driven entrepreneurship): KSKD bắt nguồn từ những
khó khăn trong cuộc sống như thất nghiệp, mất việc làm, hoàn cảnh gia đình xơ đẩy…
dẫn đến việc phải khởi sự để duy trì sự sống, thốt cảnh nghèo đói. Thường thì những
người KSKD này kinh doanh những sản phẩm/dịch vụ đã có trên thị trường và nó
đơn giản, thơng thường, khơng có sự cải tiến nhiều.
2.1.3.3. Theo loại hình sản phẩm/dịch vụ
Khởi sự kinh doanh sản phẩm/dịch vụ hoàn toàn mới là hình thức mà người tạo lập
doanh nghiệp trên cơ sở sẽ sản xuất và cung cấp loại sản phẩm/dịch vụ hồn tồn
mới, chưa hề có trên thị trường. Nó chứa đựng tính rủi ro rất cao vì phải gắn với người
có tính sáng tạo và nguồn kinh phí cho nghiên cứu rất lớn.
Khởi sự kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đã có là hình thức mà người tạo lập doanh
nghiệp trên cơ sở sẽ sản xuất và cung cấp loại sản phẩm/dịch vụ đã có trên thị trường.
Nó chứa đựng tính rủi ro khơng cao vì khơng cần gắn với người có tính sáng tạo cao
mà chỉ cần trình độ sao chép kết hợp với cải tiến, nâng cao giá trị cho khách hàng.
2.1.4. Ý định khởi sự kinh doanh
Theo từ điển tiếng Anh của Đại học Cambridge (Cambridge Dictionary, 2011), dự
định hay ý định (intention) là những ý tưởng, những công việc mà người ta lên kế
hoạch từ trước và mong muốn thực hiện.
Theo Ajzen (1991), Krueger & cộng sự (2000), KSKD là một loại hành vi có kế
hoạch. Mặc dù các doanh nhân KSKD là để khai thác, tận dụng cơ hội của thị trường

nhưng trước khi đi tới quyết định thành lập doanh nghiệp, một doanh nhân đã phải
nghĩ tới, u thích và có ý định KSKD, từ đó họ mới tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm tài

9


chính và đối tác.
Theo Davidsson (1995), Barringer & Ireland (2010) một cá nhân muốn tự tạo lập
doanh nghiệp khi họ nhận định được ý định khởi sự kinh doanh là một hướng đi thích
hợp cho họ trong tương lai, họ muốn đạt được mục tiêu cá nhân, theo đuổi những ý
tưởng, niềm đam mê của mình và mong muốn nhận được nhiều lợi nhuận.
Ý định khởi sự kinh doanh được định nghĩa như một cá nhân đang sẵn sàng thực hiện
hành vi kinh doanh, tham gia vào các hoạt động kinh doanh, để tự tạo việc làm, hoặc
thành lập doanh nghiệp mới (Dell, 2008). Nó bị tác động từ những yếu tố bên trong,
khát vọng và cảm giác được tự đứng bằng đơi chân mình theo nghiên cứu của Zain,
Akram & Ghani (2010).
Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và
được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo theo
Schwarz và cộng sự (2009).
Từ các khái niệm cơ bản và nền tảng trên, có thể hiểu, ý định khởi sự kinh doanh của
sinh viên là tiền đề, là sự sẵn sàng thực hiện hành vi kinh doanh có chủ ý của sinh
viên với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu của
xã hội.
2.2. Các nghiên cứu liên quan
2.2.1. Một số mơ hình nghiên cứu nước ngồi
2.2.1.1. Mơ hình nghiên cứu của Luthje & Franke (2003)
Mơ hình nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh của Luthje & Franke (2003) xác định
việc khuyến khích ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên là yếu tố quan trọng nhằm
nâng cao năng lực phát triển nền kinh tế đất nước. Mơ hình cho thấy ý định khởi sự
kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp từ thái độ đối với kinh doanh cùng các tác động từ

môi trường bên ngồi như giáo dục và thị trường tài chính. Luthje & Franke (2003)
cho rằng sinh viên được học môn học KSKD (hoặc được học môn học về quản trị
kinh doanh đối với sinh viên kỹ thuật) có tác động tích cực tới ý định KSKD. Các
nghiên cứu khác nhau của Luthje & Franke đã chỉ ra vai trò quan trọng của các

10


trường đại học trong việc phát triển ý tưởng kinh doanh của sinh viên.
Nghiên cứu của Luthje & Franke (2003) cho thấy đặc điểm tính cách tác động mạnh
đến thái độ đối với kinh doanh (Attitude towards entrepreneurship) và thái độ cũng
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định bắt đầu một doanh nghiệp mới. Do đó, đặc điểm
tính cách của sinh viên có tác động gián tiếp đến ý định khởi sự kinh doanh, ý định
khởi sự kinh doanh bị ảnh hưởng trực tiếp bởi những rào cản nhận thức (Perceived
barriers) và các yếu tố hỗ trợ nhận thức (Perceived support) trong bối cảnh kinh doanh
có liên quan. Bởi vậy, các trường đại học và chính phủ cần xây dựng những chính
sách nhằm thúc đẩy tinh thần kinh doanh trong giới sinh viên. Tuy nhiên, Luthje &
Franke (2003) cũng nhấn mạnh rằng, các yếu tố hồn cảnh sẽ kích thích nhiều đến ý
định khởi sự kinh doanh của sinh viên có xu hướng mạo hiểm, chấp nhận rủi ro và
năng lực kiểm sốt bản thân cao. Vì thế, cần xác định những sinh viên này và tạo điều
kiện, khuyến khích, giới thiệu cho họ các chương trình kinh doanh nhằm kích thích
những ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên trong các trường đại học. Mơ hình
nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh của Luthje & Franke (2003) được thể hiện ở
Hình 2.1.
Rào cản
nhận thức

Hỗ trợ
nhận thức


Ý định khởi sự
kinh doanh

Thái độ đối với
kinh doanh

Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu của Luthje & Franke (2003)
2.2.1.2. Mơ hình nghiên cứu của Shapero & Sokol (1982)
Mơ hình nghiên cứu của Shapero & Sokol (1982) là mơ hình được áp dụng khá phổ
biến trong các nghiên cứu về hành vi khởi sự kinh doanh, nó phát triển dựa trên quan

11


điểm là nếu một người đang làm việc gì đó, thì họ vẫn tiếp tục làm điều đó và chỉ bị
gián đoạn khi bị tác động bởi yếu tố bên ngồi. Các tác động tiêu cực hoặc tích cực
buộc cá nhân đó phải quyết định lựa chọn cơ hội sẵn có tốt nhất hoặc phải lựa chọn
cơ hội khác. Ý định khởi sự kinh doanh sẽ xuất hiện khi cá nhân phát hiện ra một cơ
hội mà họ thấy khả thi và mong muốn nắm lấy cơ hội đó. Tuy nhiên để ý định biến
thành hành động thành lập doanh nghiệp mới thì cần có chất xúc tác, đó là những
thay đổi trong cuộc sống con người, cũng như trong quá trình lao động và học tập
hàng ngày. Như vậy, một cá nhân thực hiện hành động khởi sự kinh doanh khi và chỉ
khi tồn tại hai điều kiện tạm gọi là yếu tố kéo đẩy (sự kiện thay đổi cuộc sống) và
nhận thức của cá nhân về năng lực khởi nghiệp của bản thân cùng mong muốn, khát
khao khởi sự kinh doanh. Thiếu đi một trong hai điều kiện trên, hoạt động khởi sự
kinh doanh sẽ không thể diễn ra.
Shapero và Sokol (1982) cho rằng việc KSKD thành lập một doanh nghiệp mới là
một sự kiện bị tác động bởi những thay đổi trong đời sống của con người. Theo nghiên
cứu này, quyết định một cá nhân khi lựa chọn để thành lập một doanh nghiệp mới
phụ thuộc vào những thay đổi quan trọng trong cuộc sống của cá nhân đó và thái độ

của cá nhân đó đối với việc KSKD thể hiện bằng 2 khía cạnh cảm nhận mong muốn
(Perceived Desirability) và cảm nhận về tính khả thi (Perceived Feasibility) khi
KSKD, là những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến dự định của một cá nhân để
bắt đầu một doanh nghiệp mới. Theo đó, mong muốn KSKD sẽ ảnh hưởng đến thái
độ, giá trị và cảm xúc của cá nhân đó, cảm nhận về tính khả thi KSKD có liên quan
đến nhận thức của một cá nhân về các nguồn lực sẵn có. Hay nói cách khác nó đo
lường khả năng nhận thức của cá nhân khi thực hiện các hành vi nhất định, khuynh
hướng hành động của cá nhân theo quyết định của người đó, điều này phản ánh các
khía cạnh tính quyết tâm, ý chí của dự định KSKD. Mơ hình nghiên cứu khởi sự kinh
doanh của Shapero & Sokol (1982) được thể hiện ở Hình 2.2.
Cảm nhận về
mong muốn

12


Những sự kiện
làm thay đổi
cuộc sống

Ý định khởi sự
kinh doanh

Cảm nhận về
tính khả thi

Hình 2.2: Mơ hình nghiên cứu của Shapero & Sokol (1982)
2.2.1.3. Mơ hình nghiên cứu của Shapero & Krueger (2000)
Mơ hình nghiên cứu của Shapero & Krueger (2000) được xây dựng dựa trên nền tảng
mơ hình tổ chức sự kiện kinh doanh của Shapero (1975) và mô hình TPB của Ajzen

(1991).
Mơ hình Lý thuyết hành vi kế hoạch TPB của Ajzen (1991) dựa trên mơ hình Hành
động hợp lý (TRA), nó đề cập đến hành vi thực sự của một người được quyết định
bởi ý định thực hiện hành vi đó. Ý định hành vi được giải thích bằng ba yếu tố. Thứ
nhất, các thái độ được hiểu như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện,
nó chịu ảnh hưởng của niềm tin của cá nhân đó đối với kết quả hành động và việc cá
nhân đó đánh giá kết quả hành động ra sao. Yếu tố thứ hai là ảnh hưởng xã hội, nó
đề cập đến việc cảm nhận sức ép xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi đó,
nó chịu ảnh hưởng của niềm tin mà những người xung quanh ảnh hưởng tới và sự
thúc đẩy làm theo ý muốn của họ. Yếu tố thứ ba là nhận thức kiểm sốt hành vi, nó
đề cập đến nhận thức về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, thể hiện nhận
thức của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành vi hay
khơng. Việc kiểm sốt hành vi chịu sự chi phối của nhận thức ở mỗi cá nhân.
Mơ hình tổ chức sự kiện kinh doanh của Shapero (1975) là mơ hình đề cập đến giá
trị hành vi, hành vi kinh doanh là một kết quả của ý định khởi sự kinh doanh. Theo
nghiên cứu của Krueger (1993) và Shapero (1975) đã giải thích ý định bắt đầu một
doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của hoạt động thay thế và xu hướng
hành động theo cơ hội. Trong đó, mức độ hấp dẫn của hành vi được giải thích bởi hai
13


yếu tố là nhận thức mong muốn và nhận thức tính khả thi. Shapero (1975) cho rằng
mong muốn nhận thức là sự hấp dẫn của việc bắt đầu kinh doanh đối với một cá nhân
và nó có tầm quan trọng trong việc dự đốn dự định hành vi. Cịn nhận thức tính khả
thi là mức độ mà một con người cảm thấy cá nhân có khả năng bắt đầu một doanh
nghiệp. Đồng thời nhấn mạnh rằng các doanh nhân tiềm năng thường phát hiện ra ý
định khởi sự kinh doanh khi tương tác với môi trường kinh doanh thực tế.
Krueger & cộng sự (2000) cho rằng, hoạt động khởi sự kinh doanh là hành vi có kế
hoạch, một hành vi có kế hoạch tốt nhất có thể được dự đốn bằng cách quan sát
những ý định đối với nó chứ không phải quan sát bằng thái độ, niềm tin, cá tính hoặc

các yếu tố nhân khẩu học. Nhóm nghiên cứu này đã thử nghiệm và so sánh hai mơ
hình TPB của Ajzen (1991) và SEE mơ hình tổ chức sự kiện kinh doanh của Shapero
(1975) về hiệu quả của chúng trong việc dự đoán ý định khởi sự kinh doanh, trên cơ
sở đó đã phát triển mơ hình Shapero thành mơ hình Shapero & Krueger được thể hiện
ở Hình 2.3. Trong đó:
+ Cảm nhận về mong muốn (Perceived Desirability) thể hiện tính hấp dẫn của hành
vi kinh doanh đối với cá nhân bắt đầu khởi sự kinh doanh. Nó tương tự như thái độ
đối với hành vi trong mơ hình của Ajzen (1991) và được mô tả như là thái độ cá nhân
đối với các kết quả của hành vi.
+ Cảm nhận về tính khả thi (Perceived Feasibility) thể hiện mức độ mà một người
cảm thấy cá nhân có khả năng khởi sự kinh doanh. Có nghĩa là, nhận thức tính khả
thi cũng tương tự như nhận thức kiểm sốt hành vi trong mơ hình của Ajzen (1991).
+ Xu hướng hành động (Propensity to Act) là những sự kiện làm thay đổi cuộc sống,
khuynh hướng của cá nhân thực hiện hành động dựa trên quyết định của người khác
theo nghiên cứu của Shapero (1975).
Mơ hình nghiên cứu của Krueger & cộng sự (2000) nhận thấy rằng, ý định khởi sự
kinh doanh có tương quan đáng kể với cảm nhận về việc mong muốn khởi sự kinh
doanh và cảm nhận về tính khả thi đối với khởi sự kinh doanh được thể hiện ở Hình
2.3.

14


×